BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN THỊ LIÊN HƯƠNG
NGHIÊN CỨU SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ
NGÀNH THỦY SẢN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI”
Chuyên ngành: Địa lý học
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Thông
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian nghiên cứu, làm việc, luận văn tốt nghiệp của em đã
được hoàn thành. Qua đây, em xin phép được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới GS.TS. Lê Thông, người đã tận tình giúp đỡ em về tài liệu,
định hướng nghiên cứu cũng như những nhận xét, góp ý khoa học để em hoàn
thành khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn chân thành tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Hà Nội, phòng đọc khoa Địa lý, thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tạo điều kiện cung cấp cho em những tài liệu quý báu để thực hiện đề tài.
Trong quá trình nghiên cứu do những hạn chế nhất định về nguồn tài
liệu, thời gian cũng như trình độ nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì
vậy, em rất mong được các thầy cô góp ý cho báo cáo của em được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 08 năm 2016
Học viên
Trần Thị Liên Hương
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................8
DANH MỤC HÌNH........................................................................................11
DANH MỤC BẢN ĐỒ...................................................................................14
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài...........................................................................................4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
4.1. Quan điểm nghiên cứu.......................................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn..............................................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................................9
Chương 1...........................................................................................................9
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển.............................................................9
và phân bố thủy sản...........................................................................................9
1.1.1.1. Ngành thủy sản góp phần cung cấp thực phẩm cho con người ..................................10
1.1.1.2. Góp phần thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn......11
1.1.1.3. Ngành thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước ..........................13
1.1.1.4. Ngành thủy sản góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả
sử dụng đất đai........................................................................................................................14
1.1.1.5. Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng........................................................................15
1.1.2.1. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế ............................................15
1.1.2.2. Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước ...................................................16
1.1.2.3. Sản xuất có tính thời vụ..............................................................................................18
1.1.2.4. Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. 19
1.1.2.5. Các hình thức NTTS.....................................................................................................19
1.1.3.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................21
1.1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
và phân bố thủy sản................................................................................................................21
1.1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành thủy
sản...........................................................................................................................................24
Chương 2.........................................................................................................42
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển........................................................42
và phân bố ngành thủy sản ở Tp Hà Nội.........................................................42
2.2.1.1. Hệ thống sông ngòi.....................................................................................................44
2.2.1.2. Hệ thống ao, hồ..........................................................................................................47
2.2.2. Địa hình, đất......................................................................................................................48
2.3.2.1. Hệ thống đường giao thông........................................................................................53
2.3.2.2. Hệ thống thủy lợi........................................................................................................54
2.3.2.3. Hệ thống điện phục vụ sản xuất.................................................................................55
2.3.2.4. Hệ thống sản xuất và cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản......................55
Chương 3.........................................................................................................64
Thực trạng phát triển và phân bố ....................................................................64
ngành thủy sản ở Tp Hà Nội...........................................................................64
Chương 4.........................................................................................................98
Định hướng và giải pháp phát triển ................................................................98
ngành thủy sản Tp Hà Nội...............................................................................98
4.1. Quan điểm................................................................................................98
4.2. Mục tiêu....................................................................................................98
4.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................................98
4.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................100
4.3. Định hướng.............................................................................................101
4.4. Một số giải pháp phát triển ngành thủy sản...........................................104
KẾT LUẬN...................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................109
PHỤ LỤC......................................................................................................112
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
Nội dung viết tắt
BĐKH
: Biến đổi khí hậu
BTB
: Bắc Trung Bộ
CBTS
: Chế biến thủy sản
CNH
: Công nghiệp hóa
ĐBSCL
: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH
: Đồng bằng sông Hồng
ĐNB
: Đông Nam Bộ
DHMT
: Duyên hải miền Trung
ĐTH
: Đô thị hóa
DT
: Diện tích
KTTS
: Khai thác thủy sản
NTTS
: Nuôi trồng thủy sản
NN & PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
SL
: Sản lượng
TDMNPB
: Trung du miền núi phía Bắc
TĐTBQ
: Tốc độ tăng bình quân
TS
: Thủy sản
TP
: Thành phố
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................8
DANH MỤC HÌNH........................................................................................11
DANH MỤC BẢN ĐỒ...................................................................................14
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài...........................................................................................4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
4.1. Quan điểm nghiên cứu.......................................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn..............................................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................................9
Chương 1...........................................................................................................9
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển.............................................................9
và phân bố thủy sản...........................................................................................9
1.1.1.1. Ngành thủy sản góp phần cung cấp thực phẩm cho con người ..................................10
1.1.1.2. Góp phần thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn......11
1.1.1.3. Ngành thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước ..........................13
1.1.1.4. Ngành thủy sản góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả
sử dụng đất đai........................................................................................................................14
1.1.1.5. Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng........................................................................15
1.1.2.1. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế ............................................15
1.1.2.2. Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước ...................................................16
1.1.2.3. Sản xuất có tính thời vụ..............................................................................................18
1.1.2.4. Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. 19
1.1.2.5. Các hình thức NTTS.....................................................................................................19
1.1.3.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................21
1.1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
và phân bố thủy sản................................................................................................................21
1.1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành thủy
sản...........................................................................................................................................24
Chương 2.........................................................................................................42
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển........................................................42
và phân bố ngành thủy sản ở Tp Hà Nội.........................................................42
2.2.1.1. Hệ thống sông ngòi.....................................................................................................44
2.2.1.2. Hệ thống ao, hồ..........................................................................................................47
2.2.2. Địa hình, đất......................................................................................................................48
2.3.2.1. Hệ thống đường giao thông........................................................................................53
2.3.2.2. Hệ thống thủy lợi........................................................................................................54
2.3.2.3. Hệ thống điện phục vụ sản xuất.................................................................................55
2.3.2.4. Hệ thống sản xuất và cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản......................55
Chương 3.........................................................................................................64
Thực trạng phát triển và phân bố ....................................................................64
ngành thủy sản ở Tp Hà Nội...........................................................................64
Chương 4.........................................................................................................98
Định hướng và giải pháp phát triển ................................................................98
ngành thủy sản Tp Hà Nội...............................................................................98
4.1. Quan điểm................................................................................................98
4.2. Mục tiêu....................................................................................................98
4.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................................98
4.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................100
4.3. Định hướng.............................................................................................101
4.4. Một số giải pháp phát triển ngành thủy sản...........................................104
KẾT LUẬN...................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................109
PHỤ LỤC......................................................................................................112
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG.........................................................................................8
DANH MỤC HÌNH........................................................................................11
DANH MỤC BẢN ĐỒ...................................................................................14
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................................................2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài...........................................................................................4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu...................................................................................5
4.1. Quan điểm nghiên cứu.......................................................................................................5
4.2. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................8
5. Đóng góp của luận văn..............................................................................................................9
6. Cấu trúc luận văn.......................................................................................................................9
Chương 1...........................................................................................................9
Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển.............................................................9
và phân bố thủy sản...........................................................................................9
1.1.1.1. Ngành thủy sản góp phần cung cấp thực phẩm cho con người ..................................10
1.1.1.2. Góp phần thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn......11
1.1.1.3. Ngành thủy sản tham gia vào xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước ..........................13
1.1.1.4. Ngành thủy sản góp phần khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng hiệu quả
sử dụng đất đai........................................................................................................................14
1.1.1.5. Góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng........................................................................15
1.1.2.1. Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế ............................................15
1.1.2.2. Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong nước ...................................................16
1.1.2.3. Sản xuất có tính thời vụ..............................................................................................18
1.1.2.4. Sản xuất phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và có tính hỗn hợp, tính liên ngành cao. 19
1.1.2.5. Các hình thức NTTS.....................................................................................................19
1.1.3.1. Vị trí địa lý...................................................................................................................21
1.1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
và phân bố thủy sản................................................................................................................21
1.1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành thủy
sản...........................................................................................................................................24
Chương 2.........................................................................................................42
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển........................................................42
và phân bố ngành thủy sản ở Tp Hà Nội.........................................................42
2.2.1.1. Hệ thống sông ngòi.....................................................................................................44
2.2.1.2. Hệ thống ao, hồ..........................................................................................................47
2.2.2. Địa hình, đất......................................................................................................................48
2.3.2.1. Hệ thống đường giao thông........................................................................................53
2.3.2.2. Hệ thống thủy lợi........................................................................................................54
2.3.2.3. Hệ thống điện phục vụ sản xuất.................................................................................55
2.3.2.4. Hệ thống sản xuất và cung cấp giống, thức ăn và thuốc thú y thủy sản......................55
Chương 3.........................................................................................................64
Thực trạng phát triển và phân bố ....................................................................64
ngành thủy sản ở Tp Hà Nội...........................................................................64
Chương 4.........................................................................................................98
Định hướng và giải pháp phát triển ................................................................98
ngành thủy sản Tp Hà Nội...............................................................................98
4.1. Quan điểm................................................................................................98
4.2. Mục tiêu....................................................................................................98
4.2.1. Mục tiêu chung..................................................................................................................98
4.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................100
4.3. Định hướng.............................................................................................101
4.4. Một số giải pháp phát triển ngành thủy sản...........................................104
KẾT LUẬN...................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................109
PHỤ LỤC......................................................................................................112
DANH MỤC BẢN ĐỒ
1.
Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội (năm 2014)
2.
Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển và phân bố thủy
sản ở thành phố Hà Nội.
3.
Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển và phân bố
thủy sản ở thành phố Hà Nội.
4.
Bản đồ thực trạng phát triển và phân bố thủy sản ở thành phố Hà Nội
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thủy sản là một trong những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong
việc cung cấp thực phẩm cho con người, không những thế nó còn là ngành tạo
một lượng lớn việc làm cho lao động, đặc biệt là ở nông thôn và ven biển. Với
xu thế phát triển hiện nay trên thế giới, lương thực thực phẩm hiện đang là
mặt hàng có ý nghĩa chiến lược và ngành thủy sản có vai trò hết sức quan
trọng. Phát triển thủy sản ở những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là
giải quyết nhu cầu tại chỗ mà còn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi
xuất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, với những lợi thế sẵn có của mình, ngành
thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển nhanh, duy trì được nhịp độ
tăng trưởng cả về chất lượng và số lượng. Ngành thủy sản đã trở thành ngành
kinh tế quan trọng, chiếm 24,4% (năm 2014) [18] trong giá trị sản xuất nông
– lâm – thủy sản, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Thủy sản còn là nguồn xuất khẩu thu ngoại tệ lớn, góp phần đáng kể vào tái
đầu tư cho quá trình CNH, HĐH.
Song song với CNH thì ĐTH là một quá trình tất yếu khách quan. ĐTH
trong điều kiện tiền CNH ít gắn với các yếu tố nội tại làm động lực cho kinh
tế đô thị đã làm trầm trọng thêm các khó khăn lớn của các đô thị như: Một bộ
phận nông nghiệp mất đất sản xuất, gia tăng các nhu cầu về lương thực thực
phẩm, vấn đề vệ sinh môi trường cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là các
yếu tố đe dọa đến sự phát triển nhanh, bền vững của các đô thị hiện nay.
Trong nhiều giải pháp thì phát triển nông nghiệp ngay chính tại các đô thị
được xem là một hướng đi tối ưu có tính khả thi cao để giải quyết các bất cập
liên quan trong tiến trình ĐTH. Trong đó, việc phát triển thủy sản tại các
thành phố là một hướng đi tích cực, vừa đảm bảo nguồn thực phẩm tại chỗ,
vừa góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên.
Nhắc đến Thủ đô Hà Nội, chúng ta thường nghĩ đến một trong hai
1
trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, là đô thị với các hoạt động công nghiệp và
dịch vụ phát triển sôi động. Song song với đó, nông nghiệp và thủy sản của
thành phố cũng được quan tâm.
Mặc dù không phải là ngành có nhiều lợi thế vượt trội nhưng thủy sản
Hà Nội trong những năm qua đã có những bước phát triển không ngừng.
Ngày 6 tháng 7 năm 2011, Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020 và tầm nhìn
đến năm 2030. Theo đó Hà Nội được xây dựng trở thành một đô thị văn minh,
hiện đại, phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Trong đó ngành thủy sản
Hà Nội được định hướng phát triển hiện đại, hiệu quả, chất lượng cao theo
hướng thâm canh và bền vững.
Xuất phát từ thực tiễn phát triển của ngành thủy sản thành phô Hà Nội,
những đề tài nghiên cứu đã được thực hiện ở những khía cạnh khác nhau,
nhưng những nghiên cứu về ngành thủy sản thành phố vẫn chưa nhiều và đầy
đủ. Việc nghiên cứu vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn dưới góc độ địa lí học
để đánh giá các điều kiện và tình hình phát triển và phân bố ngành thủy sản
của thủ đô có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn.
Với tất cả lí do trên, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển
và phân bố ngành thủy sản ở thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình Tôi hi vọng kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp một bức tranh
cụ thể hơn về ngành thủy sản Hà Nội, một ngành khá nhỏ bé nhưng có vai trò
vô cùng quan trọng đối với thành phố Hà Nội.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Thủy sản là một ngành quan trọng trong hệ nhóm ngành nông, lâm,
thủy sản. Ngành đã khẳng định là một trong những ngành sản xuất hàng hóa
xuất khẩu thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực vào
công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở Việt Nam. Vì vậy thủy sản và những
vấn đề liên quan đến thủy sản được đề cập và nghiên cứu ở rất nhiều tài liệu.
2
Có nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về thủy sản, trong đó “Giáo
trình Kinh tế thủy sản” do Nguyễn Đình Thắng và Nguyễn Viết Trung chủ biên
[14], “Vai trò ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân” của Đại học Kinh
tế quốc dân [8] là những tài liệu viết về thủy sản dưới góc độ chuyên sâu về
ngành thủy sản và kinh tế thủy sản. “Giáo trình Kinh tế thủy sản” trình bày khá
đầy đủ về ngành thủy sản: vị trí của ngành trong nông nghiệp và nền kinh tế quốc
dân, đặc điểm của ngành thủy sản nói chung và ngành thủy sản Việt Nam nói
riêng, quan hệ sản xuất, những vấn đề kinh tế về sử dụng nguồn lợi thủy sản ở
Việt Nam, kinh tế học về khai thác, nuôi trồng, chế biến, thị trường tiêu thụ thủy
sản ở Việt Nam, vấn đề quản lí Nhà nước đối với ngành thủy sản. Trong khi đó,
“Vai trò ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc dân” lại đi sâu vào phân tích
vai trò của thủy sản đối với nền kinh tế quốc dân. Các vấn đề được trình bày
dưới góc nhìn của kinh tế học, tác giả cũng chỉ giới hạn ở những khía cạnh
quan trọng nhất.
Ngoài ra, các nghiên cứu chuyên sâu về ngành thủy sản và kinh tế thủy
sản được đăng tải trên Tạp chí Thủy sản, Tuyển tập các công trình nghiên cứu
nghề cá biển….
Dưới góc độ Địa lí học, thủy sản và những vấn đề liên quan được đề cập
trong “Giáo trình kinh tế - xã hội Việt Nam” do Nguyễn Viết Thịnh và Đỗ Thị
Minh Đức chủ biên [21], “Địa lý Kinh tế - xã hội đại cương” do Nguyễn Minh
Tuệ chủ biên [22]. Hai cuốn giáo trình trên đều đề cập đến ngành thủy sản là
một bộ phận của ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng ở mức độ khái quát cao.
Gần đây nhất là cuốn “Địa lí nông – lâm – thủy sản” Nguyễn Minh
Tuệ - Lê Thông đồng chủ biên [23]. Đây được xem là tài liệu trình bày về
ngành thủy sản dưới góc độ địa lí học tương đối chi tiết, tập trung vào các
khía cạnh của ngành thủy sản Việt Nam; từ vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh
hưởng, thực trạng phát triển và phân bố, định hướng ngành thủy sản Việt
Nam đến năm 2020. Cuốn sách này là nguồn tài liệu vô cùng quan trọng cho
3
tác giả trong quá trình viết luận văn.
Theo hướng nghiên cứu về ngành thủy sản dưới góc độ địa lí học có một
số luận văn thạc sĩ địa lí đã bảo vệ, tiêu biểu là “Thủy sản Việt Nam trên con
đường hội nhập và phát triển” của Nguyễn Thị Thu [16]; “Địa lí ngành thủy
sản Việt Nam” của Hà Thị Liên [7], “Địa lí ngành thủy sàn tỉnh Thanh Hóa”
của Lê Thị Hoa [6]. Các luận văn này đã đúc kết cơ sở lí luận và thực tiễn về
ngành thủy sản thế giới cũng như ở Việt Nam và một số địa phương, làm rõ
được bức tranh về phát triển và phân bố thủy sản, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển có hiệu quả ngành thủy sản tại địa bàn nghiên cứu. Đây là
các tài liệu hữu ích để tác giả tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài.
Về ngành thủy sản trên địa bàn Tp Hà Nội, luận văn “Nghiên cứu nông
nghiệp Hà Nội sau thời điểm 1.8.2008” của Lê Mỹ Dung [4] đã đề cập đến
ngành thủy sản của thành phố với tư cách là một ngành trong hệ thống các
ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng. Ngành thủy sản thành phố Hà Nội vẫn
chưa được nghiên cứu sâu sắc với tư cách là một ngành kinh tế riêng.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở lí luận và thực tiễn về địa lí nông – lâm – thủy sản nói
chung và ngành thủy sản nói riêng, đề tài có mục tiêu là đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng, phân tích dưới góc độ Địa lí học thực trạng phát triển và phân bố
ngành thủy sản của thành phố Hà Nội. Từ đó đề ra các giải pháp phát triển
bền vững và có hiệu quả trong tương lai.
3.2. Nhiệm vụ
Đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển và phân bố
ngành thủy sản.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
thủy sản của thành phố Hà Nội.
- Phân tích thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở thành
4
phố Hà Nội.
- Đề xuất cá c giải pháp phát triển ngà nh thủ y sả n củ a Hà Nộ i đến
năm 2020.
3.2. Giới hạn
- Về nội dung nghiên cứu:
+ Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành
thủy sản thành phố Hà Nội: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên (mặt nước và chất lượng nước, khí hậu, địa hình, đất, sinh vật), điều
kiện kinh tế - xã hội (dân cư – lao động, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, vốn,
khoa học công nghệ, thị trường, chính sách)
+ Tập trung vào phân tích thực trạng phát triển ngành nuôi trồng và
khai thác thủy sản ở thành phố Hà Nội. Có đề cập đến tình hình chế biến và
tiêu thụ sản phẩm.
- Về lãnh thổ nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu trên phạm vi toàn
thành phố Hà Nội theo ranh giới từ 1/8/2008, có chú ý tới sự phân hoá theo
các huyện, các khu vực tập trung phát triển.
- Về thời gian nghiên cứu: đề tài chủ yếu tập trung phân tích, sử dụng
số liệu, tư liệu chính thống của tổng cục thống kê và các cơ quan chức năng
trong giai đoạn 2008 – 2014 theo phạm vi thành phố Hà Nội mở rộng và định
hướng đến năm 2020.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ
Quan điểm tổng hợp – lãnh thổ là quan điểm đặc trưng của khoa học
Địa lí. Khi nghiên cứu mỗi sự vật, hiện tượng của quá trình phải đặt nó trong
một không gian lãnh thổ nhất định. Trên một lãnh thổ, các yếu tố tự nhiên và
kinh tế - xã hội không giống nhau và không tách biệt nhau mà có mối quan hệ
hữu cơ, đồng thời có sự khác biệt giữa lãnh thổ này với lãnh thổ khác.
5
Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu Địa
lí nói chung và Địa lí kinh tế - xã hội nói riêng. Quan điểm này đòi hỏi việc
phân tích đối tượng nghiên cứu trong sự vận động biến đổi, trên cơ sở mối
quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành chúng và với hệ thống khác.
Thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng, có mối liên hệ mật thiết với
các ngành kinh tế khác. Vì vậy, khi nghiên cứu cần chú ý đến sự tác động, ảnh
hưởng giữa các ngành kinh tế và sự phát triển của ngành thủy sản, bên cạnh
đó còn chú ý tới cả các yếu tố tự nhiên có tác động tới quá trình phát triển
ngành thủy sản phạm vi toàn thành phố.
Bên cạnh đó, ngành thủy sản Hà Nội còn là một bộ phận trong ngành
thủy sản của ĐBSH và cả nước. Khi nghiên cứu ngành thủy sản Hà Nội phải
đặt nó trong mối quan hệ với ngành thủy sản cả nước và ĐBSH và một số
thành phố để có sự nhìn nhận toàn diện, khách quan và chính xác.
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Một vấn đề nảy sinh trong bất cứ lĩnh vực nào, thời điểm nào đều được
quy định bởi hoàn cảnh, sự vật, sự việc xung quanh. Hay nói khác đi, bản chất
sự vật là không riêng lẻ, mà nó là bộ phận của toàn thể, điều đó cho thấy
không thể kéo riêng sự vật, vấn đề ra để nghiên cứu mà phải nghiên cứu trong
mạng lưới với các mối liên hệ ràng buộc.
Thủy sản là một bộ phận quan trọng trong khu vực nông – lâm – thủy
sản. Trong hệ thống ngành thủy sản lại bao gồm hai lĩnh vực là nuôi trồng và
khai thác thủy sản. Các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản có quan hệ
mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau và có mối liên hệ với các hoạt động khác
như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,.. Vì vậy, khi nghiên cứu ngành thủy sản
thành phố Hà Nội cần đặt nó trong hệ thống nông – lâm – thủy sản và trong
toàn ngành kinh tế, đồng thời cũng phải tìm ra mối quan hệ, sự thay đổi, tác
động lẫn nhau giữa lĩnh vực nuôi trồng và khai thác thủy sản.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
6
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh và phát triển, có
nghĩa là nó luôn vận động, biến đổi không ngừng. Đặc biệt, các vấn đề kinh tế
- xã hội biến đổi rất nhanh chóng và mạnh mẽ, ngành thủy sản cũng không
tránh khỏi những tác động của nền kinh tế vì vậy sự phát triển của ngành thủy
sản đòi hỏi phải nhìn nhận trong sự phát triển theo thời gian gắn với cả quá
khứ và định hướng tương lai.
Ngành thủy sản thành phố Hà Nội đã hình thành và phát triển từ lâu với
những đặc điểm riêng. Sư phát triển ngành thủy sản Hà Nội như hiện nay là
kết quả của các quá trình trước đó, đồng thời là cơ sở phát triển của tương lai.
Do đó cần xem xét sự phát triển của nó qua các thời kì để thấy rõ sự thay đổi
trong từng giai đoạn đồng thời có những định hướng cho sự phát triển trong
tương lai.
4.1.4. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Phát triển bền vững là nhu cầu đặt ra cho mọi ngành sản xuất, đảm bảo
sự hài hòa giữa ba phương diện: kinh tế, xã hội và môi trường. Thủy sản là
ngành gắn bó chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, sử dụng môi trường tự
nhiên là một nguồn lực quan trọng của sự phát triển và sự phát triển của thủy
sản tác động không nhỏ tới môi trường tự nhiên.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, là một trong hai trung tâm kinh tế, du
lịch, dịch vụ và có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí cao, nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, do vậy nhu cầu của thị trường ngày càng
gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Vì vậy cần phải phát triển ngành thủy
sản một cách hiện đại, quy mô đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân,
góp phần nâng cao thu nhập và bảo vệ môi trường sinh thái.
Sự phát triển ngành thủy sản trong chừng mực nhất định sẽ có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, song cần quan tâm, xem xét trong các
mối quan hệ với các ngành kinh tế khác như công nghiệp chế biến, thương
mại, dịch vụ nông nghiệp và các yếu tố xã hội như việc làm, môi trường sao
7
cho đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội – môi trường.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, tác giả vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lí tài liệu
Trong nghiên cứu Đại lí kinh tế - xã hội, việc thu thập tài liệu, số liệu là rất
quan trọng. Để đánh giá đúng đắn và đầy đủ thực trạng phát triển ngành thủy sản
ở Hà Nội hiện nay, cần phải thu thập, xử lí số liệu từ một số nguồn khác nhau:
+ Thứ nhất là nguồn số liệu từ cơ quan chức năng là Bộ NN & PTNT,
Sở NN & PTNN thành phố Hà Nội, Vụ kế hoạch – Bộ NN & PTNT.
+ Số liệu từ niên giám thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam và
Cục thống kê thành phố Hà Nội.
+ Các nghị quyết, dự án, quy hoạch về phát triển ngành thủy sản của
thành phố Hà Nội đến năm 2020, đinh hướng đến năm 2030.
+ Các giáo trình, đề tài nghiên cứu về nông nghiệp và thủy sản của các
trường Đại học, các Bộ, ngành liên quan.
4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp
Thu thập tài liệu, số liệu là cơ sở cho bước phân tích, so sánh, đánh giá,
tổng hợp tài liệu. Từ tư liệu và số liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đánh giá, phát hiện vấn đề. Tác giả tiến
hành sắp xếp các tài liệu theo hệ thống logic theo mục đích khai thác tài liệu
phục vụ cho luận văn. Sau đó phân tích, so sán, tổn hợp, đánh giá và phát iện
ra các vấn đè mới.
4.2.3. Phương pháp khảo sát thực tế địa
Để có những đánh giá, nhìn nhận khách quan về vấn đề nghiên cứu, tác
giả tiến hành các cuộc khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội như các khu
NTTS tập trung, hồ Tây, các khu NTTS kết hợp du lịch sinh thái. Qua đó tác
giả bổ sung thêm kiến thức thực tế và sưu tầm tranh ảnh minh hoạ cho luận
văn thêm phong phú và có tính thuyết phục.
8
4.2.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lí
Trong quá trình nghiên cứu, để phân tích rõ và thể hiện trực quan sự
tay đổi của hiện tượng theo thời gian và không gian, tác giả sử dụng
phương pháp được xem là lợi thế của Địa lí học là trực quan hóa số liệu
bằng biểu đồ và bản đồ, ứng dụng GIS thông qua các phần mềm Mapinfo
và ArcGis để thành lập bản đồ hành chính Hà Nội, bản đồ các nhân tố tự
nhiên, bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội, đặc biệt là bản đồ hiện trạng
phát triển thủy sản thành phố Hà Nội.
5. Đóng góp của luận văn
- Kế thừa, bổ sung và cập nhật các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
và phân bố ngành thủy sản để vận dụng vào trường hợp của Hà Nội.
- Làm rõ những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng tới sự
phát triển và phân bố ngành thủy sản của địa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra được thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở thành phố Hà
Nội giai đoạn 2008 – 2014.
- Nêu được các giải pháp phát triển ngành thủy sản của thành phố Hà
Nội theo hướng hiệu quả và bền vững trong giai đoạn tới.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 phần chính: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Phần nội dung gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển và phân bố ngành thủy sản
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành
thủy sản ở thành phố Hà Nội
Chương 3: Thực trạng phát triển và phân bố ngành thủy sản ở thành
phố Hà Nội
Chương 4: Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản thành
phố Hà Nội
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
VÀ PHÂN BỐ THỦY SẢN
9
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Vai trò của ngành thủy sản trong nền kinh tế
Thủy sản là một ngành quan trọng trong hệ thống các ngành nông
nghiệp theo nghĩa rộng. Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt là đối với nước có vùng biển và vùng
nước nội địa phong phú như Việt Nam. Vai trò những của ngành thủy sản với
nền kinh tế quốc dân được thể hiện ở nhiều khía cạnh sau:
1.1.1.1. Ngành thủy sản góp phần cung cấp thực phẩm cho con người
Các Mác đã khẳng định, ăn là nhu cầu đầu tiên của con người. Để tồn
tại, con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác.
Cùng với các hoạt động trong nông nghiệp, thủy sản góp phần quan trọng
trong việc đáp ứng nhu cầu cơ bản cho con người.
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng đã khẳng
định, hầu hết các loại thủy sản đều là các loại thực phẩm giàu đạm, dễ tiêu
hóa, phù hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản càng
được tin tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh tật (tim mạch, béo phì,
ung thư…). Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: So với các loại thịt, các
loại thực phẩm là thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng hơn.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong một số loại thực phẩm
Đơn vị: %
Tỉ lệ chất
khoáng
Thịt bò
16,2-19,2
11-28
0,8-1
Cá thu
18,6
0,4
1,2
Cá hồng
17,8
5,9
1,4
Nguồn [14]
Không những thế, nhiều thực phẩm thủy sản còn chứa nhiều chất có lợi
Loại thực phẩm
Tỉ lệ đạm
Tỉ lệ mỡ
cho sức khỏe như: cải thiện thị giác, ngăn ngừa bệnh trầm cảm, tốt cho phổi,
cải thiện hen suyễn, duy trì sức khỏe tim mạch, giữ da sáng và khỏe mạnh…
Chính vì vậy nhu cầu về thủy sản trên thế giới những năm qua tăng
mạnh. Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), bình
10
quân tổng nhu cầu thủy sản thế giới giai đoạn 2011 - 2015 tăng 3%/năm, dự
báo giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 3,1%/năm. Trong đó trên 80% được
sử dụng làm thực phẩm cho con người.
Tại Việt Nam, ngành thủy sản cũng góp phần đáng kể trong việc cung
cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho người dân. Theo tổng điều tra dinh
dưỡng 2009 - 2010 của viện dinh dưỡng thì trong khi mức tiêu thụ gạo có xu
hướng giảm từ 452g/người/ngày (1985) xuống 355g/người/ngày (2009) thì
mức tiêu thụ cá các loại lại liên tục tăng từ 40g/người/ngày lên
60g/người/ngày. Do đó, có thể nói thực phẩm từ thủy sản góp phần thay đổi
thành phần bữa ăn, chất lượng bữa ăn và bổ sung nguồn dinh dưỡng đáng kể
cho người Việt [26]
Xu hướng sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc thủy sản đang diễn ra
ngày càng mạnh mẽ trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Cùng với
đó là vị thế và vai trò ngành thủy sản ngày càng được củng cố và nâng cao.
1.1.1.2. Góp phần thúc đẩy kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn
Thủy sản cho đến nay vẫn được coi là một trong những ngành kinh tế
cơ bản. Đây là ngành chiếm một lượng lớn lao động và đóng góp đáng kể vào
GDP đất nước, đặc biệt là ở khu vực nông thôn.
Trong những năm qua, sự phát triển của ngành thủy sản đã tạo công ăn
việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn, góp phần tăng thu nhập và xóa đói
giảm nghèo. Theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm
2014, cả nước hiện có khoảng 1,2 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực thủy
sản, chiếm 3,93% tổng lao động cả nước. Thủy sản vẫn là ngành tạo ra thu
nhập chính của rất nhiều hộ dân.
Lao động thừa và thu nhập bình quân thấp là nét nổi bật trong kinh tế nông
thôn Việt Nam hiện nay. Để có thể xóa đói giảm nghèo, cần nhanh chóng đa dạng
hóa nông nghiệp, cả cây trồng, vật nuôi và các ngành nghề truyền thống nhằm
thay đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. NTTS có ưu thế riêng để phát triển bởi các
11