Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

VẤN đề địa lý – LỊCH sử TRONG tác PHẨM GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ và sử học bị KHẢO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (835.44 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM H NI

TH THU HNG

VấN Đề ĐịA Lý LịCH Sử TRONG TáC PHẩM
GIA ĐịNH THàNH THÔNG CHí Và Sử HọC Bị KHảO
Chuyờn ngnh: Lch s Vit nam
Mó s : 60220313

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Tố Uyên


HÀ NỘI - 2016

2

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự quan tâm của nhiều đơn vị, thầy cơ, gia đình và bạn bè. Tôi xin chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng sau đại học,
Ban chủ nhiệm khoa Lịch sử và tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cùng quý thầy
cô tham gia giảng dạy lớp Cao học khóa 24. Đặc biệt tơi xin bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc tới PGS.TS Đào Tố Uyên đã trực tiếp quan tâm, hướng dẫn, giúp
đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài với tất cả sự
nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm.


Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn Phịng Tư liệu khoa Lịch sử trường Đại
học Sư phạm Hà Nội, Thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Thư viện
Quốc gia, đã tạo điều kiện giúp tơi tìm kiếm nguồn tư liệu hoàn thành đề tài.
Xin gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ tôi trong
thời gian tôi thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Tác giả

Đỗ Thị Thu Hương


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đầu thế kỷ XIX, đất nước được thống nhất, nội chiến chấm dứt, cương
vực và lãnh thổ nước ta rộng lớn hơn bao giờ hết. Vấn đề biên cương và vấn đề
quan hệ với các nước láng giềng phức tạp hơn các thời kỳ trước đó. Trong bối
cảnh như vậy, mơn địa lý nói chung và địa lý hành chính nói riêng phát triển
mạnh mẽ như là sự đòi hỏi của công cuộc trị nước. Một loạt các sách địa lý, địa
lý - lịch sử có quy mô lớn ra đời.: Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của Lê
Quang Định; Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức; Bắc Thành dư địa
chí, sách vốn do Lê Chất, tổng trấn Bắc Thành và nhiều người cùng tham gia
biên soạn dưới thời Minh Mạng, về sau năm 1845, Nguyễn Văn Lý hiệu đính và
bổ sung; Đại Nam nhất thống chí, do Q́c sử quán triều Nguyễn biên soạn,
Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú - ra đời vào năm 1819; Đại
Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ; Sử học bị khảo của

Đặng Xuân Bảng …..
Trong những bộ sách địa lý và địa lý – lịch sử tiêu biểu ra đời dưới thời
Nguyễn thì tác phẩm Gia Định thành thơng chí của Trịnh Hồi Đức và Sử học
bị khảo của Đặng Xuân Bảng là hai bộ sách ghi chép công phu về địa lý, lịch
sử, về thiên văn của Việt Nam. Trong đó chứa đựng một nguồn sử liệu phong
phú, đa dạng và rất đáng quý về nhiều phương diện: từ diên cách địa lý, thành
trì, khí hậu tới văn hóa dân gian, kinh tế, chính trị, qn sự, xã hội, quan
chế…. của Việt Nam thời trung đại. Việc nghiên cứu những vấn đề địa lý –
lịch sử của hai bộ sử này góp phần làm rõ tính toàn diện về giá trị địa lý cũng
như giá trị sử học của các tác phẩm và giúp cho bạn đọc thấy được một khối
tri thức lớn về các lĩnh vực địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa,
phong tục, tập qn… mà ơng bà ta đã xây dựng, phát triển liên tục trong
nhiều thế kỷ qua.

5


Từ khi ra đời, Gia Định thành thơng chí và Sử học bị khảo được người
đương thời và người đời sau đánh giá cao bởi độ tin cậy vào sử liệu của
nó.Nội dung hai bộ sách đề cập đến nhiều vấn đề, viện dẫn nhiều sách cổ
Trung Quốc, lại xen lẫn khơng ít chữ Nơm, thêm vào đó là nói đến nhiều tên
riêng, thổ ngữ, tập tục của các địa phương. Đó là một trong những lý do thơi
thúc chúng tơi tìm hiểu đề tài “Vấn đề địa lý – lịch sử trong tác phẩm Gia
Định thành thơng chí và Sử học bị khảo”.
Gia Định thành thơng chí và Sử học bị khảo có giá trị sử học và địa lý
học rất lớn; nhất là trong bối cảnh hiện nay khi vấn đề cương vực của Việt
Nam đang trở thành vấn đề nóng, được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực. Đó cũng là lý do thơi thúc tơi, với tư cách là một giáo viên dạy Lịch
sử trong tương lai đi tìm giá trị lịch sử - địa lý của Gia Định thành thơng chí
và Sử học bị khảo.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những “vấn đề địa lý – lịch sử trong tác phẩm Gia Định thành thơng
chí và Sử học bị khảo” tuy hiện nay chưa cómột tác phẩm riêng biệt hoặc các
bài viết chuyên sâu, song cũng có được đề cập đến một mức nhất định trong
một số cơng trình nghiên cứu:
Năm 1994, tác giả Đinh Xuân Lâm viết bàiTrịnh Hoài Đức với “Gia
Định thành thơng chí”một hiện tượng hội nhập văn hóa Việt – Hoa tiêu biểu,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 6. Bài viết đề cập đến nhiều nội dung trong
tác phẩm Gia Định thành thơng chí, từ đó làm nổi bật tình u đất nước Việt
Nam của Trịnh Hồi Đức – một người Việt gốc Hoa.
Tác giả Dương Bảo Vận công bố bài viếtMột vài nghiên cứu về sách
Gia Định thành thơng chí, Tạp chí Xưa và Nay, số 53B/1998. Bài viết cung
cấp các tư liệu về thời điểm biên soạn của sách Gia Định thành thơng chí.
Bài viết Trịnh Hồi Đức và tác phẩm “Gia Định thành thơng chí” của

6


Nguyễn Minh Tường in trên Tạp chí Xưa và Nay, số chuyên đề tháng 4, năm
2002. Tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về tác giả Trịnh Hoài Đức và nội dung
của Gia Định thành thơng chí.
Vào cuối năm 2010, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà sử
học Đặng Xuân Bảng (1910 - 2010), Hội Sử học Hà Nội, phối hợp với Trung
tâm bảo tồn khu di tích Cổ Loa – thành cổ Hà Nội, Trung tâm khoa học Văn
Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội, Ban liên lạc dòng họ Đặng Xuân (Hành Thiện,
Xuân Trường, Nam Định) đã tổ chức Hội thảo khoa học tại nhà Bái Đường
Văn miếu Quốc Tử Giám. Hội thảo đã tập trung được 21 bài viết của các Giáo
sư, Tiến sĩ, các nhà khoa học và con cháu dòng họ Đặng. Trong đó có cụm bài
viết liên quan đến đóng góp trên lĩnh vực sử học, địa lý của Đặng Xuân Bảng.
Chúng tôi xin được liệt kê những bài viết phản ánh nội dung đó: Cuộc đời và

sự nghiệp của nhà nho Đặng Xuân Bảng (1828 - 1910) của Nhà giáo Nhân dân
Đặng Xuân Đĩnh. Tiễn sĩ Đặng Xuân Bảng vị học giả uyên bác, nhà sử học
xuất sắc của Việt Nam cuối thế kỷ XIX của PGS. TS Nguyễn Minh Tường.
Những đóng góp của Đặng Xuân Bảng về quan chế qua sách Sử học bị khảo
của TS Đặng Kim Ngọc. Tuyên Quang tỉnh phú – một chuẩn mực về nghiên
cứu địa phương của Đặng Xuân Bảng của PGS. TS Nguyễn Đức Nhuệ….
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu kể trên ở những mức độ khác nhau vẫn
chưa đặt vấn đề xem xét một cách cụ thể nội dung địa lý và lịch sử của Gia
Định thành thơng chí và Sử học bị khảo và việc rút ra từ đó các nguồn sử liệu.
Rất có thể do đối tượng nghiên cứu của họ trên một bình diện rộng hơn, bao
trùm và khái quát, nên chưa có điều kiện khảo cứu kỹ vấn đề này.
Có thể nói rằng cho đến nay, dạng đề tài nghiên cứu về vấn đề địa lý –
lịch sử qua các bộ sử còn chưa được nghiên cứu đầy đủ và phổ biến, đây là
một khó khăn khơng nhỏ cho việc nghiên cứu Luận văn của chúng tôi. Tuy
vậy, chúng tôi vẫn tiếp thu được nhiều nội dung kiến thức, phương pháp tiếp

7


cận hoặc những gợi mở của các tác giả đi trước về đề tài địa lý – lịch sử qua
các tác phẩm lịch sử, để tiếp tục mở rộng suy nghĩ, tập trung giải quyết vấn đề
của Luận văn đặt ra. Một điều khá thuận lợi cho chúng tôi là một số nhà sử
học như Đào Duy Anh, Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Quang Ngọc, Hà Văn Tấn,
Nguyễn Minh Tường, Chương Thâu khi nghiên cứu về Gia Định thành thơng
chí và Sử học bị khảo cũng có đề cập đến các vấn đề địa lý, lịch sử cũng như
đánh giá về giá trị sử học cũng như địa lý học trong Gia Định thành thơng chí
và Sử học bị khảo. Các tác giả đều khẳng định rằng trong hai bộ sử này có
nguồn sử liệu về địa lý và lịch sử vô cùng quý báu. Dù mới chỉ dừng lại ở
việc nêu vấn đề, chưa đi sâu chứng minh và lý giải về nguồn sử liệu này, cũng
như đặc trưng của chúng, cũng giúp chúng tơi có cơ sở nhận thức tương đối

đầy đủ vấn đề của Luận văn và cách giải quyết vấn đề.
Trên đây chúng tôi chỉ nêu lên những cơng trình của các nhà nghiên
cứu đi trước chun sâu hoặc không chuyên sâu nghiên cứu về Gia Định
thành thơng chí và Sử học bị khảo đã cung cấp cho chúng tơi những tài liệu
tham khảo có giá trị để sử dụng cho việc hoàn thành luận văn của mình.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Gia Định thành thơng chí và Sử học bị khảo với
tư cách là một nguồn sử liệu, hai cuốn địa lý – lịch sử ở hai thời kỳ khác nhau.
Gia Định thành thơng chí ra đời ở đầu thế kỷ XIX, đất nước thống
nhất, lãnh thổ được mở rộng hơn rất nhiều so với các triều đại trước đó.
Sử học bị khảo ra đời vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi đất nước
ta đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Vì vậy, vị trí địa lý, diên
cách có rất nhiều thay đổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: tìm hiểu vấn đề địa lý – lịch sử trong tác
phẩm Gia Định thành thơng chí và Sử học bị khảo.
4. Mục đích nghiên cứu

8


Góp phần tìm hiểu những vấn đề về địa lý và lịch sử vùng đất Nam Bộ
nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung được đề cập đến trong tác phẩm
Gia Định thành thơng chí và Sử học bị khảo. Đánh giá giá trị sử liệu của hai
bộ sách, đặc biệt đối với việc nghiên cứu về địa lý và lịch sử vùng đất phía
Nam của đất nước ta.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Để hồn thành đề tài này chúng tơi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau:
Trước hết là:Bản dịch bộ Gia Định thành thơng chí– bản dịch của Viện
Sử học hợp tác với Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1998; bộ Sử học bị

khảo– bản dịch của Viện Sử học hợp tác với Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin
Hà Nôi xuất bản năm 2014.
Để đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử trong Gia Định thành thơng
chí và Sử học bị khảo, chúng tơi có tham khảo các bộ địa lý – lịch sử ở những
thời kỳ trước: Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Thiên Nam dư hạ tập của Thân
Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Kiến Văn tiểu lục của Lê Q Đơn, Đại Nam nhất
thống chí của Quốc Sử qn triều Nguyễn.
Một số cơng trìnhđề cập đến nhiều khía cạnh trong hai bộ sử của các
tác giả trong lĩnh vực sử học trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Xưa và
Nay và một số tạp chí khoa học chuyên ngành khác .
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Vấn đề địa lý – lịch sử trong tác phẩm Gia Định thành thơng chí và Sử
học bị khảo, trên cơ sở nguồn tư liệu đã thu thập được, chúng tơi dựa trên
quan điểm phương pháp luận Mác –xít trong nghiên cứu lịch sử và sử dụng
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu.
Ngoài ra chúng tơi cịn sử dụng phương pháp thu thập tài liệu, phương pháp
phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích sử liệu.

9


6. Đóng góp của luận văn
Thứ nhất: Lần đầu tiên nghiên cứu có hệ thống những vấn đề địa lý –
lịch sử trong hai bộ sử Gia Định thành thông chí và Sử học bị khảo.
Thứ hai: Góp phần nhận thức đầy đủ, toàn diện và sâu sắc hơn về giá trị địa
lý và giá trị sử học của hai tác phẩm Gia Định thành thơng chí và Sử học bị khảo.
Thứ ba: Nhìn nhận, đánh giá những đóng góp của Trịnh Hoài Đức và
Đặng Xuân Bảng trong lĩnh vực địa lý và lịch sử.
Thứ tư: Đóng góp thêm nguồn tư liệu bổ sung cho việc dạy, học Lịch
sử Việt Nam trong các trường đại học và cao đẳng. Đặc biệt trong việc đổi

mới nội dung, phương pháp dạy học Lịch sử mới hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận
văngồm có ba chương:
Chương 1: Khái quát về tác phẩm Gia Định thành thơng chí và Sử học bị
khảo.
Chương 2: Vấn đề địa lý – lịch sử trong tác phẩm Gia Định thành thơng chí.
Chương 3: Vấn đề địa lý – lịch sử trong tác phẩm Sử học bị khảo.

10


NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ TÁC PHẨM
GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ VÀSỬ HỌC BỊ KHẢO
1.1. Khái quát về tác phẩm Gia Định thành thơng chí
1.1.1. Tác giả Trịnh Hồi Đức
Trịnh Hồi Đức (1765 - 1825) có tên gọi khác là An, tên tự Chỉ Sơn,
hiệu Cấn Trai; tổ tiên gốc người Trường Lạc, Phúc Kiến (Trung Quốc). Đầu
đời nhà Thanh, ông nội là Trịnh Hội (hiệu Sư Khổng) di cư qua Việt Nam,
ngụ tại Trấn Biên (Biên Hòa ngày nay).
Cha Trịnh Hoài Đức là Trịnh Khánh, đời Vũ vương Nguyễn Phúc
Khoát (1738 - 1765) được bổ làm cai thu, sau được thăng Cai đội. Khi cha
mất, Trịnh Hoài Đức mới 10 tuổi, sau theo mẹ vào Phiên Trấn (Gia Định – TP.
Hồ Chí Minh ngày nay). Tại đây ơng theo học Xử sĩ Võ Trường Toản và là
bạn học với Lê Quang Định và Ngô Nhân Tĩnh.
Ba ông bạn đồng song này đã lập ra Bình Dương thi xã (Bình Dương là
tên huyện lỵ của Gia Định, nơi sinh hoạt của ba nhà thơ) và được liệt vào
hàng “Gia Định tam gia thi” của miền Nam.

Năm Mậu Thân (1788), khi Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, Trịnh Hồi
Đức cùng nhóm Lê Quang Định ra ứng cử, được bổ làm Hàn lâm viện Chế
cáo. Năm 1789, ông nhận chức Điền Tuấn sứ huyện Tân Bình. Sau đó ơng
qua bộ Hình, kế nhiệm chức Thị giảng Đông cung.
Năm 1794, ông được bổ làm Ký lục dinh Trấn Định (Mỹ Tho ngày
nay). Năm 1801, Trịnh Hoài Đức là Tham tri bộ Hộ.
Năm 1802, Trịnh Hoài Đức được thăng làm Thượng thư bộ Hộ, làm

11


Chánh sứ sang Trung Quốc về việc dâng trả ấn, sách của nhà Thanh trước đã
ban cho Tây Sơn và giao nộp những hải phỉ bắt được ở miền biển phía Bắc.
Khi về nước ơng đã mang về nộp cho triều đình hai bộ sách Lịch đại kỷ
nguyên và Khang tế lục.
Năm 1804, ông hộ giá Gia Long về Phú Xuân, vẫn đảm nhiệm chức
Thượng thư bộ Hộ.
Năm 1812, Trịnh Hoài Đức được triệu về kinh, cải nhiệm Thượng thư
bộ Lễ, kiêm quản Khâm Thiên giám. Năm sau (1813), ông được chuyển sang
làm Thượng thư bộ Lại. Đến năm 1816, ông lại được nhiệm chức Hiệp Tổng
trấn Gia Định thành.
Sau khi Gia Long mất, Minh Mạng lên ngôi vẫn tin dùng Trịnh Hồi
Đức. Năm Minh Mạng thứ nhất (1820), ơng tạm lãnh chức Tổng trấn Gia
Định thành, sau đó được triệu về kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại.
Năm 1821, Minh Mạng thăng cho Trịnh Hoài Đức hàm Hiệp biện Đại
học sĩ, lãnh Thượng thư bộ Lại kiêm Thượng thư bộ Binh, trở thành nguyên
lão của triều đình.
Tháng 3 năm 1822, ông được sung làm Chánh chủ khảo trường thi Hội;
tháng 11, ông kiêm lãnh Thượng thư bộ Lễ.
Tháng 7 năm 1823, Trịnh Hoài Đức xin về Gia Định nghỉ vì sức khỏe.

Đến tháng 9 cùng năm, ơng trở lại kinh lãnh chức Thượng thư bộ Lại và bộ
Lễ. Tháng 10 cùng năm, ông trở về Gia Định liệu việc nhà.
Tháng 3 năm 1824 trở ra kinh, lãnh chức Thượng thư bộ Lại kiêm quản
Lễ bộ sự vụ. Tháng 7 cùng năm, ông được sung chức Tổng tài và quyền lãnh
công việc ở ty Thương Bạc. Chẳng bao lâu, do bệnh nặng, tuổi cao, ông từ
trần tại Quỳ Viên (3/1825), thọ 61 tuổi.
Khi ơng mất, triều đình cho bãi triều 3 ngày, truy tặng ông hàm Thái
bảo, Cần Chánh điện Đại học sĩ (hàm Chánh nhất phẩm), đặt tên Thụy là Văn
Khác. Thi hài ông được đưa về chôn tại quê nhà: làng Bình Trước, huyện

12


Phước Chánh, phủ Phước Long (nay là phường Trung Dũng, TP. Biên Hịa).
Tác phẩm của Trịnh Hồi Đức gồm có:
Cấn Trai thi tập gồm 3 tập: Thối thực truy biên tập, Quan quang tập,
Khả dĩ tập.
Gia Định thành thơng chí.
Bắc sứ thi tập (có ý kiến cho rằng Bắc sứ thi tập chính là Quan quang
tập trong Cấn Trai thi tập).
Gia Định tam gia thi tập: chung với Lê Quang Định, Ngô Nhơn Tĩnh
Đương thời, ông cùng với Lê Quang Định và Ngô Nhơn Tĩnh được mọi
người tôn làm Gia Định tam gia.
1.1.2. Tác phẩm Gia Định thành thơng chí
Gia Định thành thơng chílà tác phẩm ghi chép rất cơng phu tỉ mỉ về núi
sơng, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập qn, tính
cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh
vào kinh lược đất này (năm 1698) cho đến những năm đầu thế kỷ XIX. Gia
Định hay Gia Định thành ban đầu vốn là tên gọi để gọi toàn bộ khu vực miền
Nam Việt Nam. Cho nên bộ sách viết về cả miền Gia Định hay Nam Bộ xưa.

Nguyên bản hiện nay không thấy, nhưng theo bản chép tay lưu tại thư
viện Viện Sử học Việt Nam (ký hiệu HV. 151 (1-6)) thì sách gồm tồn bộ sáu
quyển, đóng làm 3 tập khổ 17 × 30 cm, chữ hàng 8 (8 cột), mỗi hàng 21 chữ.
Về hồn cảnh ra đời của Gia Định thành thơng chíthì các nhà nhiên cứu
có nhiều quan điểm khác nhau. Theo GS. Đào Duy Anh thì “sách ấy chắc là
được hồn thành trong đời Gia Long” [3; 9]. Cùng quan điểm trên, Hoài Anh,
Huỳnh Văn Tới cho rằng: “Vào tháng sáu năm Gia Long thứ tư (1805), khi
Trịnh Hoài Đức được điều về Gia Định làm Hiệp lưu trấn, vua sai ông “kê
khảo sự tích, cương vực, thổ sản trong địa hạt và đo xem đường xá xa gần,
núi sông chỗ nào hiểm yếu hay bình thản, vẽ vào bản đồ, ghi chép biên bản
theo từng khoản, cước chú rõ ràng, dâng lên để làm hình lục. Từ cơng việc đó,

13


ông đã viết sách Gia Định thành thông chí”” [17; 41].
Aubaret thì cho rằng sách này được biên soạn trong thời kỳ Minh Mạng
(820 - 1841). Cadière, Pelliot tán thành quan điểm này. Các nhà nghiên cứu
Nhật Bản đề nghị theo các ghi chép gần đây, cuốn sách này có ghi các sự kiện
của năm Gia Long thứ 17 (1818) và Trịnh Hoài Đức mất năm 1825, nên thời
gian biên soạn cuốn sách này phải giữa các năm 1820 và 1825 [26; 3].
Nhưng học giả Trần Kinh Hòa lại cho rằng ý kiến này là rất mơ hồ.
Và ông viện dẫn sách Đại Nam thực lục chính biên nói rằng Nguyễn Phúc
Hiệu có cơng bố một Nghị định vào tháng 5, năm Minh Mạng thứ 1 (1820)
về việc sưu tập các tác phẩm cổ và “Trịnh Hồi Đức đã cơng bố bản Gia
Định thành thơng chígồm ba tập” [85; 18]. Rồi ơng kết luận: “Sự trích dẫn
nguồn gốc lịch sử này chứng tỏ rằng Gia Định thành thơng chí đã được
biên soạn vào năm Minh Mạng thứ nhất và cuốn sách này được viết theo
lệnh của triều đình” [85; 18].
Theo Tiến sĩ sử học Yang Baoyun (Dương Bảo Vận), một nhà nghiên cứu

của trường Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc), khơng đồng ý với kết luận này. Ơng
đưa ra chứng cứ, cho là Trịnh Hoài Đức đáng lẽ ghi chú trong tác phẩm của mình
là vào năm 1818, nhưng lại ghi ngày thứ 15, tháng 3, năm Minh Mạng thứ nhất
(1820). Thứ nữa, là Trịnh Hoài Đức đã cai trị trong thời gian tạm quyền Gia Định
đến tháng 5 của năm đó và ơng chỉ được phong Thượng thư bộ Lại ở tháng tiếp
sau. Nguyễn Phúc Hiệu công bố Nghị định của mình vào tháng 5 của năm đó.
Như vậy, Trịnh Hồi Đức khó lịng mà biên soạn được một cuốn sách với nội
dung rất súc tích chỉ trong vịng vài tháng.
Theo ghi chú của Đại Nam thực lục chính biên, sau Nghị định thì việc
sưu tập các tác phẩm cổ được cơng bố “nhiều người ở trong và ngồi triều
đình xin dâng tác phẩm của mình. Thượng thư Trịnh Hồi Đức đã dâng tác
phẩm Gia Định thành thơng chígồm 3 tập ” [85; 20].

14


Dương Bảo Vận cho rằng sự trích dẫn đó khơng chính xác, nếu như
Trịnh Hồi Đức cơng bố tác phẩm của mình trong cùng năm với Nghị định.
Ơng cũng lưu ý là Thực lục bao giờ cũng được biên soạn sau khi vua mất.
Một chứng cứ nữa được Dương Bảo Vận đưa ra, cho là khả năng biên soạn
của Gia Định thành thơng chí khơng vượt q năm Minh Mạng thứ 3 (1822).
Trong phần chiêm tinh học của tác phẩm này có câu: “An Quảng sản xuất ngọc
trai”. Theo Đại Nam quốc cương giới hội biên, tỉnh này có tên là “An Quảng Trấn
năm 1802 và tên này đổi thành Quảng An Trấn năm 1822” [85; 18 - 19].
Cuối cùng, ông kết luận một cách thận trọng, việc biên soạn Gia Định
thành thơng chí được tiến hành vào khoảng giữa các năm 1820 đến 1822.
Cao Tự Thanh cho là Gia Định thành thơng chí hồn thành vào năm
1821 [73; 3].
Nguyễn Minh Tường đốn định Gia Định thành thơng chí có thể được
viết trong khoảng thời gian Trịnh Hoài Đức làm Hiệp tổng Trấn Gia Định

thành, tức vào các năm 1805 – 1808, 1816, dưới triều vua Gia Long [84; 9].
Theo chúng tơi đây có lẽ là ý kiến hợp lý hơn cả.
Gia Định thành thơng chí ghi chép về 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Định
Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên thuộc Gia Định thành dưới triều vua Gia Long
(1802 - 1819). Chí là lối văn ký sự, là sự ghi chép, khảo tả về thiên nhiên, văn
hóa, lịch sử ở một địa phương hay một vấn đề nào đó. Vậy Gia Định thành
thơng chí là một tác phẩm được viết theo lối văn ký sự, ghi chép, khảo cứu về
thành Gia Định.
Sách gồm 6 quyển, với nội dung:
Quyển 1: Tinh dã chí (khu vực các ngơi sao), 6 tờ.
Tác giả căn cứ vào thiên văn chí và địa lý chí của các sách chính sử
Trung Quốc như Hán thư, Đường thư nhận định vị trí các đất Ngơ Việt hay
Dương Châu đối với các vì sao để suy luận về vị trí của đất Việt Nam và đất

15


Gia Định.
Quyển 2: Sơn xun chí (chép về núi sơng), 90 tờ.
Trịnh Hoài Đức phân biệt theo từng trấn của đất Gia Định mà mô tả các
núi sông. Lúc này Gia Định chia làm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Định
Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Đến năm Minh Mạng thứ 13 (1832), trấn Vĩnh
Thanh mới chia làm 2 tỉnh là Vĩnh Long và An Giang. Sách Phủ biên tạp lục
của Lê Q Đơn trước kia chưa nói đến núi sơng của đất Gia Định. Gia Định
thành thơng chí là cuốn sách đầu tiên mô tả núi vùng này, các sách địa chí
được biên soạn về sau như Đại Nam nhất thống chí của đời vua Tự Đức cũng
khơng miêu tả kỹ càng.
Quyển 3: Cương vực chí (Chép về bờ cõi), 85 tờ.
Phần đầu chép lịch sử khai thác đất Gia Định, tác giả thường dẫn sách
Phủ biên tạp lục của Lê Q Đơn và sách Việt Nam khai quốc chí truyện của

Nguyễn Bảng Trung, có những tài liệu hay về quan hệ ngoại giao giữa các
chúa Nguyễn với các vua chúa nước Cao Miên.
Phần thứ hai chép về cương vực chung của đất Gia Định và cương vực
từng phần với vị trí, giới hạn hình thể của trấn và danh sách các phủ, huyện, tổng,
xã, thôn, lân. Đây là tài liệu mô tả kỹ càng nhất về các khu vực hành chính của đất
Gia Định thời Gia Long. Về các trấn Định Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên, tác giả
có chép thêm những sự kiện liên quan đến sự khai thác các trấn đó. Về trấn Hà
Tiên có nhiều tài liệu liên quan đến đất Cao Miên và Xiêm La.
Quyển 4: Phong tục chí (chép về phong tục, tập quán), 18 tờ.
Sách ghi chép về phong tục, trang phục, nhà cửa,tín ngưỡng, lễ tết, hội
hè… của Gia Định, nét văn hóa riêng của mỗi trấn. Phần này cung cấp tài liệu
quý về văn hóa xưa của đất Gia Định.
Quyển 5: Sản vật chí (chép về sản vật), 25 tờ
Phần đầu nói về nơng sản, ruộng đất của cả trấn, của một số huyện,

16


tổng, thời gian cấy gặt ở mỗi nơi, các giống lúa và các giống hoa màu.
Phần thứ hai tác giả nêu lên các sản vật địa phương, từ lâm sản, thổ sản
đến thủy sản.
Đây là những tài liệu quý về tài nguyên thiên nhiên của đất Gia Định.
Quyển 6: Thành trì chí (chép về thành qch), 45 tờ.
Sách ghi chép về thời gian xây dựng, các cơng trình trong thành và
cuộc sống kinh tế - văn hóa của con người nơi đây.
1.2. Khái quát về tác phẩm Sử học bị khảo
1.2.1. Tác giả Đặng Xuân Bảng
Đặng Xuân Bảng (1828 – 1910), tự là Hy Long, hiệu là Thiện Đình và
Văn Phủ. Ông sinh ngày 7 tháng 6 năm Mậu Tý, niên hiệu Minh Mệnh thứ 8,
tức ngày 18 tháng 7 năm 1828, tại xã Hành Thiện, huyện Giao Thủy, phủ

Xuân Trường. Nay là xóm 7 thơn Hành Thiện, xã Xn Hồng, huyện Xuân
Trường, tỉnh Nam Định.
Đặng Xuân Bảng sinh ra trong một gia đình nhà nho. Ơng nội của Đặng
Xn Bảng là Đặng Nguyên Quế, tức Xã Quế, vốn là nhà Nho chuyên dạy
học. Cụ Đặng Viết Hòe, tục gọi là Mền Hòe (1807 - 1877) là cha của Đặng
Xuân Bảng. Cụ Hịe kiên trì học tập và thi cử, bảy lần thi Hương liên tiếp đỗ
Tú tài vào các năm 1828, 1831, 1846, 1847, 1848, 1850, 1852. Đến năm 1852
khi Đặng Xuân bảng thi đỗ, cụ mới từ bỏ nghiệp thi cử. Cụ Hòe từng mở
trường dạy học ở làng, nhiều môn sinh đỗ đạt, hai người con của cụ một
người đỗ Tiến sĩ, một người đỗ Cử nhân.
Tất cả những truyền thống đó đã tác động đến quá trình học tập, trưởng
thành của Đặng Xuân Bảng. Ngay từ thuở nhỏ, Đặng Xuân Bảng nổi tiếng
thông minh, ham học. Năm 1846, ông đi thi ân khoa đỗ Tú tài, đến năm 1848,
lại đi thi và đỗ Tú tài một lần nữa, người đời gọi ông là Kép Bảng.
Năm 1850, dưới triều vua Tự Đức, Đặng Xuân Bảng thi đỗ Cử nhân.
Năm 1852, được cử làm giáo thụ Ninh Giang (Hải Dương), ơng rất chịu khó

17


tranh thủ thời gian quan sát, ghi chép tài liệu, chuẩn bị viết về phong tục, tập
quán của nơi đang làm việc. Đồng thời, ông vẫn không từ bỏ việc say mê học
tập để tham gia thi Hội.
Năm 1856, Đặng Xuân Bảng đỗ Tiến sĩ. Sau khi đỗ Tiến sĩ, ông được
vào làm việc ở Nội Các, tham gia chỉnh lý bộ sách Nhân sự kim giám bàn về
đạo trị nước của các bậc đế vương.
Năm 1860, nhận chức tri phủ n Bình (Tun Quang), ơng bắt đầu tìm
hiểu dân tình, dị hỏi những tay trộm cướp, thầy cúng, thầy kiện, nhũng nhiễu dân
để tìm cách trừng trị. Trong thời gian tại Tuyên Quang, Đặng Xuân Bảng viết
Tuyên Quang tỉnh phú để nói về lịch sử, văn hóa và con người xứ Tuyên.

Năm 1861, Đặng Xuân Bảng vào Kinh nhận chức Giám sát Ngự sử.
Ông được tham gia bàn luận những việc trọng yếu như thăng bổ quan lại, vấn
đề tài chính. Trong thời gian giữ chức Ngự sử, ơng đã 3 lần dâng sớ thẳng
thắn khuyên can nhà vua.
Năm 1863, ông được thăng chức Chưởng Ấn Lại khoa với nhiệm vụ
duyệt các giấy tờ trước khi dâng lên vua. Tính ơng cương trực, thẳng thắn, kể
cả trong việc cất nhắc, bổ quan. Thượng thư bộ Lại Thân Văn Nhiếp và
Thượng thư bộ Binh Trần Tiễn Thành đều hiềm khích với ơng về vấn đề này,
vì thế cùng dâng tấu đưa ơng thay Phạm Hữu Thước vì đánh giặc thua chạy,
bị cách chức.
Năm 1864, nhân lúc Án sát Quảng yên bị cách chức vì đánh giặc
Khách (Trung Quốc) và giặc Thổ bị thua, hai ông Thượng thư họ Lại và
Thượng thư họ Thân lại tiếp tục đề nghị cử ông ra Quảng Yên cầm quân đánh
giặc. Ông vâng lệnh vua nhận chức Án sát Quảng Yên. Ông vốn là quan văn,
khơng am hiểu việc qn, nhưng tn lệnh triều đình, gấp rút tìm đọc sách về
quân sự, tiếp xúc với các quan võ đã từng xông pha trận mạc để học hỏi họ
kinh nghiệm. Sau đó ơng đã hiến kế đánh thắng giặc. Cuối năm 1865, vùng

18


đất Quảng Yên được yên bình trở lại. Để ghi nhớ công lao dẹp giặc của ông,
năm 1867, vua Tự Đức ban cho 2 cụ thân sinh của ông khi đó đã trên 70 tuổi
hàm Hàn Lâm thị giảng Học sĩ (tòng tứ phẩm) [1; 118].
Năm 1868, vua Tự Đức cử ơng ra làm Bố chính Tun Quang để trấn
n vùng biên cương.
Năm 1869, ông lại trở về làm Bố chính Thanh Hóa lần 2 do triều đình
đánh giá ơng chỉ “bàn luận xuông, không hiểu thời cuộc”. Trong bản tâu lên
Tực Đức của Tổng đốc Hoàng Tá Viêm khi khảo xét chính tích của các quan
trị nhậm tại các tỉnh biên giới cho biết: Bố chính Tuyên Quang là Đặng Xuân

Bảng thì coi thường giấy tờ chỉ ngồi bàn luận không hiểu thời cục. Xin đem
quan này điệu về chức, để khuyết ở bộ, ở quán…. Vua đều theo lời (sau Xn
Bảng đổi làm Bố chính Thanh Hóa).
Năm 1870, ông được thăng làm Tuần phủ Hưng Yên. Năm ấy vỡ đê
Hưng n, dân bị đói, ơng bàn với các quan Án sát, Bố chính cần phải mở
kho phát chẩn cho dân. Hai ông bảo phải tâu lên vua, đợi lệnh sẽ làm theo.
Ơng nói: “Nếu đợi lệnh dân đói gần chết đến nơi thì cứu vào đâu. Việc lấy
thóc kho thì xin cứ lấy, tơi xin chịu một mình. Chỉ xin nhờ các ông nghĩ việc
phát chẩn như thế nào cho chu tuất”.
Năm 1876, Đặng Xuân Bảng nhận sắc ra Đồn Vàng ( tức đồn Thụ
Luyện, tỉnh Hưng Hóa) theo quan đại thần Hoàng Kế Viêm khai hoang. Cùng
lúc ấy tỉnh Nam Định, Hà Nội, Ninh Bình đều rơi vào tay Pháp. Khi xét tội,
ơng nói với vua Tự Đức: “Kẻ hạ thần xin thề trước Hoàng thượng rằng, hạ
thần và con cháu không bao giờ chịu đầu hàng trước giặc Tây. Muốn đánh
Tây và chống ngoại xâm thì xin củng cố quân ngũ, luyện tập thường xuyên,
chuẩn bị qn lương vũ khí cho tốt, dựa vào dân thì mới mong đánh thắng
giặc Tây”. Sau đó, ơng cùng một số quan lại được giảm án.
Năm 1878, ở Đồn Vàng được hai năm thì có chiếu mời ơng về Kinh,
nhưng cũng từ đây Đặng Xn Bảng tỏ ra khơng cịn thiết tha với con đường

19


hoạn lộ nữa, muốn lui về sống an nhàn ở quê nhà.
Năm 1882, thân phụ của ông ra Hưng Yên chơi và tạ thế. Ông xin vua
tự Đức cho nghỉ 3 năm để cư tang và đưa thi hài về quê an táng, vua cho ông
1 năm. Nhưng chưa được nửa năm, Đặng Xuân Bảng được cử làm Tuần phủ
Hải Dương. [1; 119].
Năm 1886, Đặng Xuân Bảng được cử làm Đốc học Nam Định.
Năm 1888, Đặng Xuân Bảng xin về nghỉ an dưỡng tại quê nhà và ông qua

đời ngày 7 tháng 2 năm 1910, tức ngày 01 tháng 11 năm Canh Tuất, thọ 83 tuổi.
Đặng Xuân Bảng đã đểlại hàng chục tác phẩm bao gồm nhiều lĩnh vực
sử học, văn học, ngôn ngữ học, giáo dục.
Về văn học, ngôn ngữ học: Như Tuyên thi tập, Nam phương danh vật
bị khảo, Huấn tục quốc âm ca…..
Về sử học: Việt sử cương mục tiết yếu, Sử học bị khảo….
Về địa lý, lịch sử địa phương có: Tuyên Quang tỉnh phú.
Sách giáo dục: Cổ nhân ngôn hành lục, Thánh tổ hạnh thực diễn âm ca…
1.2.2. Tác phẩm Sử học bị khảo
Sử học bị khảo là cơng trình nổi tiếng về lĩnh vực khoa học lịch sử của
Đặng Xuân Bảng. Cho đến ngày nay, giới khoa học cũng chưa khẳng định
được chính xác thời gian ra đời mà chỉ đoán định vào cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX. Chúng tôi xin đưa ra ý kiến cá nhân, nhằm góp thêm một giả thuyết
về thời điểm xuất hiện của Sử học bị khảo.
Năm 1897, con rể ông là Nguyễn Xuân Chức đầu tiên công bố danh mục
1 tác phẩm của Đặng Xuân Bảng, trong đó, lưu ý chỉ có 2 quyển viết về lĩnh vực
lịch sử học là Độc sử bị khảo và San bổ thông giám tập lãm tiện độc sử. Cuốn
San bổ thông giám tập lãm tiện độc sử là sách do Đặng Xuân Bảng san định và
bổ sung bộ Thông giám tập lãm để thuận tiễn cho nhà Nho Việt Nam đọc và tra
cứu, xuất bản năm 1897. Thông giám tập lãm (hay cịn gọi là Ngự phê Thơng

20


giám tập lãm) là bộ sách thông sử thể biên niên do Sử quan đời Thanh biên soạn
năm Càn Long thứ 32 (1767), gồm 160 quyển. Nội dung bộ sách viết về lịch sử
từ Thượng cổ Trung Quốc đến cuối đời Minh (1368 - 1644).
Như vậy, chỉ còn cuốn Độc sử bị khảo có khả năng liên quan đến lịch
sử Việt Nam, vì ngay tên gọi cũng đã chứng tỏ được phần nào nội dung mà
tác giả muốn đề cập. Độc sử bị khảo có thể thích nghĩa là: Khảo cứu bổ sung

đầy đủ khi đọc sử (nước nhà). Có khả năng Độc sử bị khảo chính là bản phác
thảo ban đầu để Đặng Xuân Bảng bổ sung, chỉnh lý, hoàn thiện cuốn Sử học
bị khảo sau này.
Sau khi Đặng Xuân Bảng từ trần 15 năm, vào năm 1925 con trai trưởng
là Đặng Xuân Viện (hay Đặng Nguyên Khu) đưa ra danh mục 8 tác phẩm,
trong đó lần đầu tiên xuất hiện tên gọi sách Sử học bị khảo. Như vậy việc
công bố tác phẩm này khá muộn vào những năm 20 của thế kỷ XX, nhưng
chắc chắn sách được Đặng Xuân Bảng biên soạn từ trước đó nhiều năm.
Chúng ta đều biết, sau khi Đặng Xuân Bảng về hưu, bên cạnh việc tham
gia các công tác xã hội của làng như: giữ việc Tư văn với vai trò Tiên chỉ, dạy
học để gây dựng “học phong” trong làng và huyện… Ơng vẫn tập trung thời
gian và cơng sức cho niềm đam mê từ tuổi trẻ của mình là khảo cứu, biên soạn
lịch sử. Thời gian về hưu trở đi, thích hợp cho việc viết các trước tác lớn như
Sử học bị khảo. Như vậy, theo chúng tơi đốn định, cuốn Sử học bị khảo được
hoàn thành vào trước năm 1900, tức là sau khi ông về nghỉ hưu.
Khi nhận xét về tác phẩm Sử học bị khảo nhà thư mục học Trần Văn
Giáp đã viết trong tác phẩm Tìm hiểu kho sách Hán Nôm – nguồn tư liệu văn
học sử học “Tên sử học nghĩa đen là khảo cứu bổ sung cho sử học Việt Nam”
[22; 188]. Tác phẩm chuyên khảo về ba vấn đề chính:
1. Thiên văn khảo, gồm 22 mục: Cửu trùng thiên; Chu thiên độ;
Khoảng cách nhau của 28 sao; Mười hai “thứ” quanh bầu trời; Những sao

21


thường hiện không ẩn; Phương đông 7 sao Thương long; Phương tây 7 sao
Bạch hổ; Phương nam 7 sao Chu tước; Hồng cực và xích cực; Xích đạo,
hồng đạo, bạch đạo; Tả hữu đồn; Đo bóng mặt trời; Tính độ đi của mặt trời;
Ngắm tính trung tinh; Phương vị mặt trời mọc và lặn; Giờ mặt trời mọc và
lặn; Độ mặt trời đi thừa, thiếu; Tuế thực; Tiết, khí; Độ mặt trăng đi chậm, đi

nhanh; Thời khắc mặt trời mọc và lặn; Phép định ngày sóc đầu tháng; Phép
đặt tháng nhuận; Nhật thực, nguyệt thực; Năm sao; Tứ dư; Tinh dã.
2. Địa lý khảo:
Địa lý khảo thượng: Núi sông; Đầm hồ to; Đường bộ, đường thủy xưa
nay; Đường biên giới; Những nơi đô hội xưa nay; Đô thành nước ta.
Địa lý khảo hạ: Diên cách tên đất xưa nay; Đồng trụ; Hà đê.
3. Quan chế khảo: Quan chế diên cách, phẩm cấp, Giai huân tước.
Vào năm 1997, Viện Sử học đã cho công bố bản dịch Sử học bị khảo
với 690 trang, bản dịch khổ 14,5 × 20,5 để bạn đọc cùng giới nghiên cứu
trong cả nước có điều kiện tiếp cận, tìm hiểu một tác phẩm sử học chuyên
khảo của Đặng Xuân Bảng. Năm 2014, tác phẩm này được nhà xuất bản Văn
hóa Thơng tin tái bản.

22


Tiểu kết
Trịnh Hồi Đức và Đặng Xn Bảng khơng chỉ là những đại thần mà
còn là nhà sử học, nhà địa lý với những tác phẩm có giá trị sử học, địa lý, văn
hóa lớn của triều Nguyễn. Tác phẩm của Trịnh Hồi Đức và Đặng Xn Bảng
có giá trị sử liệu ở mọi thời đại, đặc biệt trong thời đại ngày nay khi nhu cầu
phục dựng, trùng tu lại các dấu tích của cha ơng trong q trình dựng nước và
giữa nước trở thành vấn đề cần thiết. Với ý nghĩa, vị trí quan trọng, Trịnh Hồi
Đức và Đặng Xuân Bảng cùng những trước tác của mình xứng đáng được giới
hậu học tôn vinh.

23


Chương 2

VẤN ĐỀ ĐỊA LÝ – LỊCH SỬ
TRONG TÁC PHẨM GIA ĐỊNH THÀNH THƠNG CHÍ
2.1. Về địa thế của vùng đất Nam Bộ, đất nước Việt Nam.
Khi tìm hiểu về địa thế của vùng đất Nam Bộ nói riêng và đất nước
Việt Nam nói chung, tác giả Trịnh Hồi Đức đã khai thác, vận dụng khá triệt
để các sách cổ của Trung Quốc nói về thiên văn, về tinh tú.
Sách Xuân Thu nguyên mạnh bào chép: “Sao Khiên Ngưu chiếu làm
địa phận Dương Châu đó là nước Việt” [19; 15].
Sách Chu Lễ sớ chép: “Phân dã của Ngô Việt vào Dương Châu:sao
Nam Đẩu ở hạ lưu ngân hà, vào khoảng Hồi Hải, làm địa phận nước Ngơ,
sao Khiên Ngưu cách ngân hà hơi xa, từ Dự Chương đến Cối Kê, về phía nam
quá Ngũ Lĩnh, làm địa phận nước Việt”; “Các châu ở Việt Nam, thuộc về phía
đơng của thượng nguyên Ngân hà nên thuộc sao Thuần Hỏa, mà sao Liễu sao
Tinh sao Trương, đầu chiếu vào trung châu, không được liền với các miền ven
biển, cho nên lệ vào sao Thuần Vĩ” [19; 15].
Sách Tiền Hán thư (Địa lý chí) chép: “Đất Việt thuộc vào phân dã của
sao Khiên Ngưu và sao Vụ Nữ. Sao Khiên Ngưu có 6 ngơi, ngơi thứ nhất và
ngơi thứ nhì chủ Nam Việt” [73; 15].
Tác giả Thẩm Hồi Viễn đời Ngơ chép ở sách Nam Việt chí rằng: “Đất
Nam Việt ở vào phân dã sao Ngưu sao Nữ” [19; 15].
Đường thư thiên văn chí chép: “Sao Nam Đẩu thuộc về phần nước
Ngơ, sao Khiên Ngưu thuộc về phần nước Việt” [19; 15].
Sách Sơn Đường khảo sách viết rằng: “Sao Ngưu, sao Nữ là phân dã
của nước Việt” [19; 15].
Sách Sử ký, Thiên Quan thư chép: “Sao Hồ thẳng sao Lang, gần sao Lang

24


có sao lớn, gọi tên là sao Lão Nhân ở Nam cực, sao Lão Nhân trơng thấy sang tỏ

thì nước trị yên, thường về tiết thu phân thì ở Nam Giao” [19; 16].
Tinh Kinh viết: “sao Hà Mậu có 6 ngôi giáp với sao Đông Tỉnh, ở chỗ
hai bờ sông nam bắc, mỗi bên có 3 ngơi, 3 ngơi Nam hà gọi là nam tuất, gần
với sao Lão nhân chủ về cửa nước Việt” [19; 16].
Từ các tài liệu cổ của Trung Quốc, Trịnh Hoài Đức đã xác định được vị
trí của nước Việt Nam “Muốn xem sao của Việt Nam, thì xem sao Nam Tuất,
xem sao Nam Tuất tức là xem sao Nam Đẩu. Xét 6 ngôi sao Nam Đẩu, thì
ngơi thứ 3 ở về phương tây cách Nam cực 119 độ, chủ Nam Việt” và vị trí của
đất Gia Định “Vậy ranh giới Gia Định gần sao Ngưu, đó là phía nam sao Nam
Tuất, ngơi thứ nhất ở dưới sao Nam cực Lão nhân, kề bên phân sao Tỉnh, mà
sao Tỉnh lại khơng có chủ quyền được chi phối, vì rằng đất Gia Định tuy ở
phía Nam nhưng nó lại có cái thế tiến lên phía Đơng” [19; 16].
Xác định được vị trí địa lý, tác giả khẳng định ưu thế về mặt địa thế của
đất nước Việt Nam “Nước Việt Nam ta, nền gây ở vùng trời nóng, rồng cuộn
ở miền biển thơm, thánh nối thần truyền dân giàu vật thịnh, vàng tốt sản ở
Thăng Điện, kỳ nam sinh ở đất Khánh Hịa, n Quảng, có trai châu, Thanh
Hoa có nhục quế, của nhiều đất báu, núi quý biển giàu, hóa vật đầy rẫy. Đó là
do ở trên trời ứng với văn thái của các vị tinh tú, khí thiêng ngưng kết, điềm
lành tụ tập, góp lại, dung hòa mà sinh ra vậy” [19; 15].
Từ việc xác định được địa thế của đất nước mà tác giả của Gia Định
thành thơng chí đã cho độc giả biết khí hậu, đất đai, giải thích các hiện tượng
thiên tai của thiên nhiên nước ta “Nước Việt khí hậu nóng nực, mà đất thì ẩm
thấp, âm hỏa đúc lại, khí biển nhanh mạnh, nhiều khi hoạt động thành sấm,
cho nên hễ mưa thì sấm chớp liền theo. Đất đai ở ven biển lại mỏng, khơng
thể bền giữa hơi lửa, khí dương thịnh q, khi gặp khí âm xơng lên, thì nghi
ngút chạm nhau mà làm thành sấm sét, những cột buồm và cây cao hay ngăn

25



×