B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI
LA TH MAI LOAN
NGHIÊN CứU ĐA DạNG SINH HọC, SINH THáI
CủA CáC LOàI THựC VậT Có KHả NĂNG CHữA BệNH
CAO HUYếT áP TạI Xã HữU LIÊN, HUYệN HữU LũNG, TỉNH LạNG SƠN
Chuyờn ngnh: Sinh thỏi hc
Mó s: 60 42 01 20
LUN VN THC S KHOA HC SINH HC
Ngi hng dn khoa hc: TS Bựi Thu H
H NI 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu
trong luận văn là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả
La Thị Mai Loan
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ, Chuyên ngành
Sinh thái học, khoa sinh học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tôi đã nhận được sự ủng
hộ, giúp đỡ của các thầy - cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Thu Hà người cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệp quý báu
để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo khoa Sinh, khoa
sau Đại học - trường đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh
vật đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm đề tài. Tôi
cũng xin trân trọng cảm ơn đề tài KRIBB đã bổ sung dữ liệu cho luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ủy ban nhân dân huyện Hữu Lũng, phòng Tài
nguyên và Môi trường, phòng Thống kê huyện Hữu Lũng, Ủy ban nhân dân xã Hữu
Liên, Hội Đông Y xã Hữu Liên, Ban quản lí rừng đặc dụng Hữu Liên, đặc biệt là
các ông lang, bà mế người dân tộc ở khu vực nghiên cứu!
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua!
Chắc chắn rằng sự động viên, giúp đỡ của gia đình, các bạn động nghiệp, cán
bộ trong các đơn vị trên đã giúp tôi thêm nghị lực để cố gắng hoàn thành luận văn
này. Một lần nữa tôi xin vô cùng cảm ơn về mọi sự giúp đỡ quí báu đó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
Tác giả
năm 2015
La Thị Mai Loan
MỤC LỤC
4.2. Phương pháp điều tra tài nguyên cây thuốc.....................................................................15
Bao gồm điều tra theo tuyến trên thực địa.............................................................................15
4.3. Phương pháp nghiên cứu giá trị sử dụng của cây thuốc...................................................16
4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật...................................................................................16
Callisia fragrans (Lindl.) Woodson....................................................................................................44
Imperata cylindrica (L.) Raeusch.....................................................................................................53
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
TCN
SCN
NXB
WHO
(
Organization)
VU ( Vulnerable)
KVNC
World
Trước công nguyên
Sau công nguyên
Nhà xuất bản
Heath Tổ chức Y tế thế giới
Sẽ nguy cấp
Khu vực nghiên cứu
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, địa hình đa dạng,
lãnh thổ hẹp và dài nên có mức độ đa dạng sinh học cao và độc đáo. Nền khí hậu,
chế độ thủy văn của nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật nói chung và
thực vật nói riêng. Tổng kết các công bố về hệ thực vật Việt Nam, Nguyễn Nghĩa
Thìn (1999) đã ghi nhận có 13.766 loài thực vật, trong đó có 2.393 loài thực vât bậc
thấp và 11.373 loài thực vật bậc cao. Nhiều loài đã và đang dược sử dụng làm dược
liệu. theo số liệu thống kê đến năm 2000 thì Việt Nam có tới 3.800 loài cây thuốc
thuộc khoảng 270 họ thực vật.
Cao huyết áp được coi là “kẻ giết người thầm lặng”. Một thống kê cho thấy,
người bị bệnh cao huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 7 lần người có huyết áp
bình thường, và 79-88% người bị tai biến mạch máu não là do huyết áp cao.
Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa cao huyết áp khác nhau và thầy
thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người.
Tuy nhiên khi sử dụng một số loại thuốc hạ áp có thể gây ra một số biến chứng như
choáng váng mặt mày, mệt mỏi, nhức đầu, thay đổi trong sinh lý. Cách chữa bệnh
hiệu quả nhất hiện nay là kết hợp giữa điều chỉnh lối sống và y học cổ truyền. Với
nguồn đa dạng thực vật như trên chúng ta có tiềm năng rất lớn trong việc tìm ra các
phương thuốc chữa bệnh cao huyết áp hữu hiệu hơn
Ở xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, theo số liệu năm 2013, toàn xã có 110 lượt
người vào khám bệnh cao huyết áp trong tổng số 3 421 người dân của xã. Tuy nhiên,
còn một số lượng lớn người bị cao huyết áp chưa được theo dõi và điều trị kịp thời.
Để giúp chính quyền và nhân dân địa phương hiểu rõ hơn về tài nguyên sinh
vật của địa phương, đồng thời cung cấp thêm nguồn dữ liệu về nguồn tài nguyên
chữa bệnh cao huyết áp, làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn
tài nguyên thực vật tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, chúng tôi đề xuất thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu đa dạng sinh học, sinh thái của các loài thực vật có khả năng
chữa bệnh cao huyết áp tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.”
1
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại một số nước trên thế giới
Từ thời nguyên thủy, tổ tiên chúng ta trong quá trình lao động, sản xuất, đấu
tranh với thiên nhiên, đã phải tự tìm thức ăn, thức uống để sống. Trong quá trình đó
có khi gặp phải cây cỏ có chất độc, hoặc cây cỏ có tính giải độc, hoặc ăn vào thấy
khỏe. Dần dần con người có nhận thức phân biệt, tích lũy kinh nghiệm và lợi dụng
những tính chất đó nghiên cứu chữa bệnh. Như vậy, lịch sử nghiên cứu và sử dụng
thực vật làm thuốc đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm.
Ngày nay, nhiều nước trên thế giới nói chung (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều
Tiên, Ấn Độ…) và Việt Nam nói riêng đã chú ý, quan tâm và sử dụng nhiều hơn
cây thuốc trong phòng và chữa bệnh. Theo thống kê của WHO, đến năm 1985 trên
thế giới có khoảng 20.000 loài thực vật (bao gồm cả thực vật bậc cao và thực vật
bậc thấp) trong số các loài đã biết, được sử dụng trực tiếp làm thuốc hoặc là nguyên
liệu để cung cấp các hoạt chất tự nhiên dùng làm thuốc [45]. Hiên nay, số loài cây
được sử dụng làm thuốc trên thế giới ước tính từ 30.000 đến 70.000 loài [7]. Các
vùng nhiệt đới trên thế giới, bao gồm lưu vực sông Amazon của châu Mỹ, Đông
Nam Á, Ấn Độ, Tây Phi, … là kho tàng chứa đựng số lượng loài cây cỏ khổng lồ,
cũng như giàu có về tri thức sử dụng. Ở vùng nhiệt đới châu Á có khoảng 6.500 loài
thực vật có hoa dùng được dùng làm thuốc, riêng ở Ấn Độ có 6.000 loài, ở Trung
Quốc là 5.136 loài [1].
Các tài liệu cổ về cây cỏ làm thuốc hiện còn lại không nhiều, tuy nhiên có
thể coi năm 2838 trước Công nguyên (TCN) là năm hình thành bộ môn nghiên cứu
cây thuốc và dược liệu. Trung Quốc là Quốc gia có truyền thống trong việc sử dụng
cây cỏ làm thuốc và có sự đa dạng về cây thuốc lớn nhất Châu Á. Cuốn “Kinh Thần
Nông” (Shen’ nong Bencaoing là cuốn sách được đặt theo tên của Thần Nông, vào
thế kỷ I SCN) đã ghi chép 364 thảo dược của Trung Quốc; bao gồm 252 loại bộ
phân của cây, 67 bộ phận của động vật và 46 loại khoáng sản làm thuốc, trong đó
cũng đã mô tả tác dụng của chúng. Đây là cuốn sách tạo nền tảng cho sự phát triển
liên tục của nền y học dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay [1].
Nền Đông y truyền thống của Trung Quốc có lịch sử lâu đời, từng xuất hiện
2
nhiều nhà Đông y Đông dược nổi tiếng. Trong đời nhà Minh thế kỷ XVI, nhà dược
học nổi tiếng Lý Thời Trân đã viết cuốn “Bản thảo cương mục” trở thành tác phẩm
kinh điển trong lịch sử y dược Trung Quốc. Cuốn sách này là kết tinh tâm huyết 30
năm của ông. Tác giả đã mô tả và giới thiệu 1.094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ.
Đây được coi là một bộ dược điển [55]. Năm 1977 trong cuốn “Từ điển bách khoa
về các phương thuốc cổ truyền Trung Quốc” thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo
mộc. Cuốn sách "Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các
loài cây cỏ chữa bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới nay [54].
Nền Y học cổ truyền Ấn Độ được gọi là Ayurveda, nó được ghép từ hai từ có
nghĩa: “Ayur” có nghĩa là ‘sống’ hay ‘trường thọ’, còn ‘Veda’ có nghĩa là ‘khoa
học’ hay là ‘tri thức’. Gần đây, y học cổ truyền Ấn Độ - Ayurveda đã phát triển rất
mạnh, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá và sử dụng có hiệu quả,
trong đó có khoảng 2.000 cây cỏ làm thuốc [53]. Hiện nay ở đất nước Ấn Độ, lĩnh
vực dược phẩm đang rất phát triển.
Thảo dược ở Châu Âu cũng rất đa dạng và phần lớn dựa vào nền tảng của y
học truyền thống cổ điển. Một trong những người đầu tiên phải kể đến đó là
Thephrastus (371 – 287 TCN), nhà bác học nổi tiếng trong lịch sử Hy Lạp, là cha đẻ
của ngành thực vật học, ông có công lớn trong việc mô tả thực vật nói chung và cây
thuốc nói riêng. Ông là tác giả của hai cuốn sách “De causis planetarium” và “De
Historia planetarium” trong đó có đề cập tới hơn 500 loài cây thuốc [62]. Ở thế kỷ
thứ 1 SCN, một thầy thuốc của Hoàng đế La mã Marcus Aurelius có tên là Galen
(131 – 200 SCN) đã viết hàng trăm cuốn sách và được áp dụng hơn 1500 năm trong
Y học châu Âu [1]. Thầy thuốc người Hy Lạp Dioscorides năm 60 – 20 TCN đã viết
cuốn sách thảo dược có tên “De material Medica” thống kê hơn 600 loài thực vật
làm thuốc. Cuốn sách được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau như: tiếng Anh, tiếng
Ba Tư, Hebrew, tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp …[55].
Châu Úc được coi là cái nôi của nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới.Tuy
nhiên phần lớn kiến thức bản địa bị mất khi người châu Âu đến định cư. Hiện nay
đa phần thảo dược ở châu Úc là sự di nhập từ phương Tây, Ấn Độ, Trung Quốc và
các nước ven Thái Bình Dương [56].
3
Châu Phi là nơi có ngành thảo dược lớn nhất trong các Châu lục. Việc sử
dụng liệu pháp điều trị bằng cây thuốc ở châu Phi mang một dấu ấn mạnh mẽ giống
như những thần dược. Những bản viết tay ghi lại có từ thời Ai Cập cổ đại (1950
TCN) đã liệt kê hàng chục loài cây thuốc và công dụng của chúng. Trong bản giấy
cói viết tay của tộc người Ebers (khoảng 1500 TCN) đã ghi lại hơn 780 toa thuốc và
công thức sử dụng, 700 loại thảo dược và các chứng bệnh. Vào thế kỷ thứ XIII, nhà
thực vật học Ibn El Beitar đã xuất bản quấn “Các vấn đề y học” thống kê chủng loại
các loài cây thuốc ở Bắc Phi [53].
Các nền văn minh cổ đại ở Châu Mỹ như Maya, Aztec, Inca đều có nền y
học cổ truyền phát triển và những kiến thức uyên thâm về tri thức bản địa. Cuốn
sách đầu tiên viết về thảo dược của Châu Mỹ là cuốn “Badianus” do tác giả Martin
de la Cruz viết năm 1552, cuốn sách đã liệt kê 251 loài thảo dược của Mexico dùng
để điều trị bệnh và cuốn sách đã chỉ ra người Aztec có các bác sĩ giàu kinh nghiệm
với nhiều truyền thuyết y học của người da đỏ [58]. Hiện nay ở Châu Mỹ người ta
tập trung đi sâu nghiên cứu các loại thảo dược bản xứ để sản xuất các loại thuốc
chữa bệnh, trong đó nổi tiếng là trung tâm Belem ở Đông Bắc Brazil và Bogota ở
Colombia [53].
Như vậy, lịch sử nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên thế giới gắn liền với
sự phát triển của văn minh nhân loại. Việc sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh
được đúc rút từ kinh nghiệm rồi được truyền lại cho các thế hệ sau. Ngày nay với sự
phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ đã tập trung đi sâu nghiên cứu làm rõ
vai trò của cây cỏ làm thuốc như thử hoạt tính, tách các hợp chất, …điều đó đã
khẳng định được chắc chắn vai trò của thực vật trong việc điều trị bệnh. Đồng thời
việc kết hợp giữa tri thức bản địa truyền thống với kiến thức y học hiện đại đã, đang
và sẽ góp phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.
2.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng cây thuốc tại Việt Nam
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu đời. Cùng với 4000
năm dựng nước và giữ nước, người Việt Nam đã phải đấu tranh với thiên nhiên,
bệnh tật và chiến tranh, dần dần đã tích luỹ được kinh nghiệm và tri thức trong sử
4
dụng cây thuốc. Vì vậy, Việt Nam có nền Y học cổ truyền giàu truyền thống, phong
phú về các cây thuốc, bài thuốc và vị thuốc.
Từ những buổi đầu dựng nước, dưới thời các vua Hùng, ông cha ta đã biết sử
dụng hành, tỏi, gừng, riềng … làm gia vị kích thích sự ngon miệng trong những bữa
ăn hàng ngày. Thế kỷ XI TCN, nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm
miệng, uống nước chè xanh cho mát, uống nụ vối cho dễ tiêu … Điều đó nói lên
những hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc [38]. Thế kỷ II TCN,
hàng trăm loại thuốc đã được phát hiện như: sắn dây, khoai lang, mơ, quýt … và
trong thời kỳ Bắc thuộc, nhiều vị thuốc của ta đã được xuất sang Trung Quốc [23].
Dưới triều vua nhà Lý (1010 – 1244) có nhiều lương y nổi tiếng, trong đó có
nhà sư Minh Không (Nguyễn Chí Thành) ở chùa Giao Thủy đã có công chữa bệnh
cho Lý Thần Tông. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc) trao đổi
thuốc Nam lấy thuốc Bắc [23].
Dưới triều Trần (1244 – 1399), đã có kế hoạch tự túc thuốc Nam để kháng
chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng
Đạo – Chí Linh – Hải Dương) để cung cấp cho quân y [22]. Tuệ Tĩnh, tên thực là
Nguyễn Bá Tĩnh (vào thế kỷ XIV) đã mở nhiều cơ sở chữa bệnh làm phúc ở các
chùa và gây dựng phong trao trồng cây thuốc ở gia đình. Ông là một đại sư nước
Việt dùng thuốc Nam, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phương châm: “Thuốc
Nam chữa bệnh người Nam”, ông đã truyền bá y dược cổ truyền cho nhân dân trong
các tác phẩm:
- “Nam dược thần hiệu”: gồm 499 vị và 3.932 phương thuốc trị 184 loại
bệnh, chia làm 10 khoa (năm 1725). Đây là tập sách thứ hai xuất hiện trong lịch sử
nghiên cứu cây thuốc ở nước ta sau tập “Bản thảo thực vật toàn yếu” do Phan Chu
Tiên biên soạn (1429) là tập cây thuốc và dược liệu đầu tiên của Việt Nam.
- “Các bài thuốc Nam và thập tam phương gia giảm”: chép 13 cổ phương với bổ
âm đơn do ông sáng chế để chữa các bệnh gia giảm theo chứng. Các tài liệu nay được
in lại trong “Hồng Nghĩa Giác tư y thư” (1717 - 1723) và được lưu truyền đến nay
[51].
Thế kỷ XVIII, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1729 - 1791) đã thừa kế
5
dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo”, nội dung gồm 496 vị
thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm 300 vị nữa. Tư liệu vĩ đại
nhất của ông là bộ sách: “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển viết về lý
luận cơ bản, phương pháp chẩn đoán, trị bệnh [21]. Ngoài các bộ sách nói trên, còn
kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8
tập, xuất bản năm 1763. Tập “Nam bang thảo mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả
100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858 [23].
Triều Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam Dược” với
620 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền [22].
Triều Nguyễn (1802 – 1845) có quyển “Nam dược tập nghiệm quốc âm” của
Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian [22].
Sau cách mạng tháng 8 – 1945, y dươc học cổ truyền đạt được những thành
tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ Y tế cùng y học hiện đại, sức khỏe của người
dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Khi nước nhà thống nhất (năm 1975),
việc nghiên cứu cây thuốc ở nước ta được quan tâm nhiều. Có nhiều tác giả đi sâu
nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện thêm nhiều loài cây thuốc mới.
Dược điển Việt Nam tập 2 (1983) của NXB Y học do nhiều thành viên và
các cơ quan tham gia xây dựng, đã mô tả và nêu công dụng của hơn 430 loài cây
thuốc [8].
Trần Đình Lý (1995) đã xuất bản “1900 loài cây có ích” cho biết trong số các
loài thực vật bậc cao có mạch đã biết ở Việt Nam, có 76 loài cho nhựa thơm, 160
loài có tinh dầu, 260 loài cho dầu béo, 600 loài chứa tanin, 50 loài cây gỗ có giá trị,
40 loài tre nứa, 40 loài song mây [37].
Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với tác phẩm “Cây thuốc
Việt Nam” (1995) đã mô tả hơn 830 loài cây thuốc và giới thiệu cách trồng, thu hái,
chế biến và cách trị bệnh ban đầu [23].
Đỗ Tất Lợi (1970 - 2005) khi nghiên cứu các loài cây thuốc và vị thuốc Việt
Nam đã công bố 793 loài thuộc 164 họ ở hầu hết các tỉnh nước ta. Trong tài liệu
này, tác giả cũng tiến hành mô tả từng cây, cách thu hái và chế biến, thành phần hóa
học, công dụng và liều dùng. Tuy nhiên, nơi phân bố của các loài tác giả giới thiệu
6
rất khái quát [35].
Võ Văn Chi (1996) với bộ sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” đã giới thiệu
3.200 loài cây mọc hoang và được trồng ở Việt Nam. Tác giả đã mô tả khá chi tiết từng
loài, bộ phận dùng, nơi sống và thu hái, tính vị, công dụng của chúng. Ngoài ra, sách
còn có hình vẽ và ảnh chụp một số loài cây nên thuận lợi cho việc tra cứu [11].
Đặng Quang Châu (2001) đã công bố một số dẫn liệu về cây thuốc của dân
tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149 chi, thuộc 71 họ
khác nhau [14].
Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2003), khi điều tra các loài cây thuốc của
dân tộc Thái ở huyện Qùy Châu (Nghệ An) đã thu được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ [15].
Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh ngoài
da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương…
Lưu Đàm Cư, Hà Tuấn Anh, Trương Anh Thư (2004), khi điều tra các loài
cây có ích của dân tộc H’Mông ở vùng núi cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm
theo công dụng: cây lương thực – thực phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để
nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm cây làm thuốc, các tác giả đã thống kê được
657 loài thuộc 118 họ mà người H’Mông sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người
và gia súc [19].
Nguyễn Thị Thủy, Lưu Đàm Cư, Phạm Văn Thính, Bùi Văn Thanh (2005),
khi nghiên cứu việc thu hái và sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Tày khu vực
Việt Lâm (Vị Xuyên, Hà Giang) đã cho biết: Có hơn 400 loài cây thuốc thường
xuyên bị thu hái thuộc 104 họ thực vật, trong đó những họ có số loài được sử dụng
nhiều nhất là Fabaceae (25 loài), Euphorbiaceae (19 loài), Asteraceae (18 loài),
Rutaceae (12 loài)… [49].
Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thủy, Phạm Văn Thính (2005), đã
điều tra các nhóm cây có ích trong cộng đồng dân tộc Mường và Dao tại xã Chiềng
Yên (Mộc Châu, Sơn La), cho biết: Người Mường đã khai thác và sử dụng thường
xuyên 12 nhóm cây tài nguyên, trong đó nhóm cây thuốc gồm 198 loài… Người
Dao thường xuyên khai thác và sử dụng 165 loài cây thuốc, bao gồm 22 loài cây rau
7
ăn, 10 loài cây ăn quả, 9 loài cây lấy gỗ, 5 loài cây độc…[43].
Lưu Đàm Cư, Trương Anh Thư, Hà Tuấn Anh (2005), đã điều tra việc sử
dụng cây thuốc hoang dại của người H’Mông ở xã SaPa (huyện SaPa, tỉnh Lào Cai)
cho thấy họ thường xuyên thu hái và sử dụng 251 loài cây thuốc thuộc 148 chi, 72
họ để điều trị 86 chứng bệnh của 21 nhóm bệnh. Trong đó, các nhóm bệnh sử dụng
nhiều loài cây thuốc để điều trị gồm: bệnh về tiêu hóa (18 loài), các bệnh phụ nữ
(18 loài), các bệnh tiết niệu (15 loài), các bệnh cơ – xương (12 loài)… Các tác giả
còn xác nhận có 38 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam [20].
Lê Ngọc Công, Nguyễn Văn Hoàn (2006), nghiên cứu các loài cây thuốc ở
khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (Bắc Giang) đã thống kê được 152 loài, 133
chi thuộc 72 họ có tác dụng chữa trị 19 nhóm bệnh khác nhau. Các tác giả chưa mô
tả được đặc điểm hình thái từng loài cũng như chưa chỉ rõ sự phân bố của các loài
làm thuốc trong các kiểu thảm thực vật khác nhau [17].
Lê Ngọc Công, Bùi Thị Dậu, Đinh Thị Phượng (2007), nghiên cứu sự đa
dạng các loài cây có ích ở Phú Lương (Thái Nguyên), trong đó nhóm cây làm thuốc
có 296 loài, 90 học thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch [18].
Cùng với sự ra đời của các công trình nghiên cứu, nhiều tổ chức về y học dân
tộc được thành lập: Hội Đông Y Việt Nam, Viện nghiên cứu Đông Y… đã thành
công trong việc điều tra, sưu tầm dược liệu: sưu tầm được 1.863 loài cây thuốc
thuộc 238 họ thực vật, thu thập 8.000 tiêu bản của 1.296 loài [15].
Trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình mới nghiên cứu về cây
thuốc và đã đúc rút thành những cuốn sách có giá trị. Cuốn “Cây thuốc, bài thuốc
và biệt dược” của tác giả Phạm Thiệp, Lê Văn Thuần và Bùi Xuân Chương, xuất
bản năm 2000, đề cập đến 327 cây thuốc thường dùng trong thực tế cùng với các
bài thuốc kèm theo được sử dụng [43]. Đến năm 2002, công trình nghiên cứu của
Đỗ Huy Bích và cộng sự đã được công bố trong 2 tập “Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam” [6]. Đồng thời, nhằm đào tạo và nâng cao kiến thức cho nghiên
cứu sinh và thực tập sinh về điều tra, bảo tồn và tạo nguồn nguyên liệu chất lượng
cao làm thuốc phòng và chữa bệnh, Viện Dược liệu, năm 2006, đã cho ra đời cuốn
8
“Nghiên cứu thuốc từ thảo dược” [6]. Cùng năm, cuốn “Cây có vị thuốc ở Việt
Nam” của Phạm Hoàng Hộ đã góp phần quan trọng cho việc điều tra về y dược
thiên nhiên và y dược dân tộc của nước ta [24]. Gần đây nhất, Tào Duy Cần và Trần
Sỹ Viên (2007) đã thống kê trên 500 vị thuốc Nam – Bắc thường dùng với hàng
chục ngàn bài thuốc trong cuốn “Cây thuốc, vị thuốc, bài thuốc Việt Nam” [14].
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về y học cổ truyền bản địa của các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam còn ít đề cập đến, có thể nói công trình đầu tiên của Võ Thị
Thường (1986) đã nghiên cứu các loài cây ăn được của đồng bào Mường. Trong đó,
tác giả đã giới thiệu 89 loài thuộc 38 họ, đồng thời đưa ra một số nhận xét về mối
quan hệ giữa việc sử dụng cây thuốc của đồng bào Mường với điều kiện sống và
nơi ở của họ [50]. Năm 1994, Lê Nguyên Khanh và Trần Thiện Quyền đã xuất bản
cuốn “Những bài thuốc kinh nghiệm bí truyền của các ông lang bà mế miền núi”
[30]. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Hạnh và Ngô
Trực Nhã (2001) về vấn đề Thực vật học dân tộc: Cây thuốc của đồng bào Thái ở
Con Cuông – Nghệ An. Trong đó, các tác giả đã đánh giá tính đa dạng nguồn tài
nguyên cây thuốc, vấn đề sử dụng cây thuốc và đặc biệt là đánh giá tính hiệu quả
của cây thuốc mà đồng bào dân tộc Thái sử dụng [48]. Gần đây, năm 2003, Trần
Văn Ơn trong luận án Tiến sĩ Dược học “Góp phần nghiên cứu bảo tồn cây thuốc ở
Vườn Quốc Gia Ba Vì”, ông đã điều tra được 503 loài cây thuốc được người Dao sử
dụng thuộc 321 chi, 118 họ của 5 ngành thực vật [39].
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều đánh giá cao sự phong phú, ý nghĩa
thực tiễn, giá trị khoa học cũng như giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên cây thuốc.
Cây thuốc dân tộc và đặc biệt tri thức y học dân tộc cổ truyền Việt Nam đã góp
phần không nhỏ trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc
của dân tộc ta từ xa xưa đến nay. Việc ứng dụng những kinh nghiệm dân gian và
nghiên cứu Thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung, và các dân tộc thiểu số nói
riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc. Vì
vậy, để phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp cũng như góp phần bảo tồn đa dạng
sinh học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn những kinh nghiệm phong phú và quý báu của
đồng bào dân tộc thì vấn đề điều tra, thu thập cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng của
9
cộng đồng là hoạt động quan trọng nhất trong công tác bảo tồn
2.3.Tổng quan một số công trình nghiên cứu về bệnh huyết áp cao
Huyết áp cao (hay còn được gọi là tăng huyết áp động mạch) là một bệnh mạn
tính trong đó áp lực máu trong hệ thống động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo
bằng hai chỉ số là: Huyết áp tâm thu (systolic) được đo ở giai đoạn tim co bóp và huyết
áp tâm trương (diastolic) được đo ở giai đoạn tim giãn. Tương ứng với áp lực cao nhất
và áp lực thấp nhất của máu trong động mạch. Bình thường khi không hoạt động mạnh
thông số huyết áp nằm trong khoảng 100-140mmHg tâm thu và 60-90mmHg tâm
trương. Tăng huyết áp được xác định nếu như ở bình thường chỉ số huyết áp của bệnh
nhân cao hơn 140/90 mmHg. Cao huyết áp được phân loại thành nguyên phát hay thứ
phát. Có khoảng 90–95% số ca được phân loại "tăng huyết áp nguyên phát", dùng để
chỉ các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân gây tăng huyết áp (vô căn). Chỉ có
khoảng 5–10% số ca là tăng huyết áp thứ phát gây ra bởi các bệnh tại các cơ quan khác
như thận, động mạch, tim, và hệ nội tiết
WHO cho biết tới năm 2025 sẽ có tới 1,56 tỷ người mắc bệnh cao huyết áp.
Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển
và 32% ở các nước đang phát triển. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, có khoảng trên 50
triệu người Mỹ bị tăng huyết áp (năm 1991) chiếm tỷ lệ 20% dân số nói chung và
chiếm trên 30% trong số người lớn trên 18 tuổi. Nhưng tới năm 2006, đã có khoảng
74,5 triệu người Mỹ bị tăng huyết áp, tức là cứ khoảng 3 người lớn lại có 1 người bị
tăng huyết áp. Nghiên cứu của các tác giả khác trên thế giới về bệnh tăng huyết áp ở
người trưởng thành cho thấy: Tại Canada (1995) tỉ lệ tăng huyết áp là 22%; Mêhicô
(1998) 19,4%; Tây Ban Nha (1996) 30%; Cu Ba (1998) 44%; Trung Quốc (2001)
27%; Thái Lan (2001) 20,5%; Singgapo (1998) 26,6%; Châu Phi (2007) 21,3% [65]
[66]. Tỉ lệ kiểm soát tốt huyết áp bằng thuốc trên thế giới chỉ đạt từ 25 – 40%. Tại
Việt Nam, tần suất tăng huyết áp ở người lớn ngày càng gia tăng. Theo điều tra 1982,
tỉ lệ tăng huyết áp chung là 1,95% và ở người trên 60 tuổi tỉ lệ tăng huyết áp là 9,2%
[32]. Năm 1999 theo điều tra của Phạm Gia Khải và cộng sự, tỉ lệ tăng huyết áp là
16,05% [28]. Năm 2002, theo điều tra của Viện tim mạch Trung Ương, tỉ lệ tăng
10
huyết áp là 23,2% [29]. Theo số liệu điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 của Việt
Nam, tỉ lệ tăng huyết áp ở nam giới từ 16 tuổi trở lên là 15,1% và nữ giới là 13,5%
[64]. Điều tra của Viện tim mạch Việt Nam về tần suất tăng huyết áp và các yếu tố
nguy cơ tại các tỉnh miền Bắc Việt Nam năm 2001-2002 (trên 5012 người) cho thấy
tần suất tăng huyết áp ở người trưởng thành là 16,5%. Tỉ lệ được điều trị thuốc hạ áp
chỉ chiếm 11,5%; trong số đó kiểm soát huyết áp tốt (đưa huyết áp về bình thường)
chỉ chiếm 19,1% [30]. Với dân số hiện nay của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì
ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp. Nhưng một điều đáng lưu tâm
hơn là tỷ lệ những người bị tăng huyết áp còn đang gia tăng một cách nhanh chóng ở
cả các nước đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi.
Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Đây thực sự là mối đe doạ rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân
gây tàn phế và tử vong hàng đầu đối với những người lớn tuổi. Chính vì vậy, tăng
huyết áp đang trở thành một vấn đề thời sự vì sự gia tăng nhanh chóng của căn bệnh
này trong cộng đồng. Huyết áp cao đã và đang là đề tài được nhiều người quan tâm,
nghiên cứu để tìm ra phương thuốc phòng và chữa trị hiệu quả nhất.
Ngày nay, cùng với các nghiên cứu về tăng huyết áp các nhà khoa học đã tìm
ra các loại thuốc để điều trị tăng huyết áp như: Thuốc lợi tiểu thiazide, Beta
blockers, Ức chế men chuyển (ACE), chặn thụ thể Angiotensin II, Chẹn kênh canxi,
… Tuy nhiên, huyết áp sẽ tăng lại ngay nếu bệnh nhân quên hoặc dừng thuốc. Bên
cạnh đó việc lệ thuộc thuốc, tác dụng phụ khi dùng thuốc dài ngày như gây tăng
đường huyết, nhức đầu, mệt mỏi, sụt cân,… đang là vấn đề nan giải của các bác sỹ
và bệnh nhân khi sử dụng thuốc hóa dược trị tăng huyết áp.
Khác với Tây Y, Đông Y nhận thức bệnh cao huyết áp từ rất sớm và đã có
nhiều nghiên cứu cũng như hướng trị bệnh. Theo Đông Y bệnh huyết áp cao thuộc
chứng huyền vựng, đầu thống, can dương… do thận, tỳ, tâm, can mất bình thường
gây ra và cũng căn cứ vào thực trạng các tạng ấy mà điều hòa bằng thuốc để cân
bằng lại, chữa vào gốc bệnh. Vì vậy khi chưa có Tây Y, các cụ nhà ta chỉ dùng
Đông Y cũng hoàn toàn kiểm soát được bệnh, thậm chí tỷ lệ biến chứng do cao
11
huyết áp khi điều trị bằng thuốc Nam thấp hơn nhiều so với dùng Tây y hiện nay.
Đông Y xác định rõ ràng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng huyết áp ở người cao
tuổi là do can dương vượng (gan nóng), thận tinh giảm do tuổi cao. Việc điều trị lấy
bình can làm gốc, bổ can thận âm, ắt bệnh sẽ thuyên giảm [67].
Trong y văn có ghi rằng tỏi được dùng để trị bệnh cao huyết áp ở Trung Hoa
từ nhiều thế kỷ trước đây. Giới chức y tế Nhật Bản cũng chính thức thừa nhận tỏi là
thuốc trị huyết áp cao. Năm 1948, bác sĩ F.G. Piotrowski ở Geneve khẳng định công
dụng của tỏi để trị cao huyết áp. Theo ông, tỏi làm giãn mở những mạch máu bị
nghẹt hay bị co hẹp, nhờ đó máu lưu thông dễ dàng và áp lực giảm. Nhà sinh học V.
Petkov thực hiện nhiều nghiên cứu ở Bulgarie cho hay tỏi có thể hạ huyết áp tâm
thu từ 20-30 độ, huyết áp tâm trương từ 10 tới 20 độ. Thạc sỹ - lương y đa khoa Vũ
Quốc Trung, phòng chẩn trị Y học cổ truyền chùa Cảm Ứng, Hà Nội (Hội Đông y
Hà Nội) cho rằng cách đơn giản nhất để sử dụng tỏi để chữa bệnh cao huyết áp là
dưới dạng rượu tỏi hoặc giấm tỏi [67].
Tóm lại, huyết áp cao là căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của con người
nói chung và đặc biệt đối với người cao tuổi nói riêng. Căn bệnh này đã và đang
được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về cây thuốc và bệnh huyết
áp cao tại xã Hữu Liên
Toàn xã Hữu Liên có 12 thôn, bản có 688 hộ với 3382 nhân khẩu gồm 6 dân
tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và H ’Mông, Sán dìu; Có tổng diện tích tự nhiên là 6.658
ha, chủ yếu là rừng núi đá vôi [41]. Hầu hết các thôn bản đều tập trung ven đường
giao thông, nơi bằng phẳng, có điều kiện canh tác lúa nước. Cư dân trong khu vực
chủ yếu sinh sống bằng nghề nông, với tập quán canh tác là làm lúa nước, làm rẫy,
săn bắn và chăn nuôi. Trong khu vực xã đã có trạm y tế tại trung tâm xã, các thôn
bản đều có cán bộ y tế. Tuy nhiên trang thiết bị của cơ sở y tế còn thiếu và nghèo nàn,
trình độ cán bộ y tế còn chưa cao nên chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh
của bà con nhân dân. Người dân trong xã nếu bị huyết áp cao thường tìm đến các
ông lang, bà mế để bốc thuốc. Chính vì vậy huyết áp cao đã và đang được quan tâm
12
nhiều, đồng thời các ông lang, bà mế dân tộc cũng đã và đang tìm tòi, nghiên cứu
các cây thuốc bản địa có khả năng chữa huyết áp cao. Một số ông lang, bà mế ở xã
đã có một số bài thuốc chữa huyết áp cao sử dụng cây thuốc bản địa. Ngoài ra, ở xã
Hữu Liên có Hội Đông Y xã thuộc Hội Đông Y huyện Hữu Lũng, Hội Đông Y tỉnh
Lạng Sơn. Hội Đông y xã có sự tham gia của 20 thầy thuốc tâm huyết với nghề
thuốc nam chữa bệnh cho cộng đồng, trong đó có nhiều người là lương y gia truyền.
Nhóm thầy thuốc Nam truyền thống dưới sự giúp đỡ của tổ chức Cirum đã xây
dựng được tài liệu lưu hành nội bộ “265 cây thuốc Nam bản địa và 35 bài thuốc dân
gian các dân tộc huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn”. Tài liệu này có đề cập tới các
cây thuốc Nam và bài thuốc dân gian ở huyện Hữu Lũng nói chung, ở xã Hữu Liên
nói riêng. Trong tài liệu lưu hành nội bộ có đề cập một số cây thuốc chữa huyết áp
cao như Mã đề, Ích mẫu,… và một số bài thuốc chữa huyết áp cao của các ông lang,
bà mế bản địa, ví dụ: bài thuốc chữa huyết áp sử dụng Mã đề, rễ Cỏ tranh (lấy phần
dưới mặt đất ), Thảo quyết minh (hạt muồng) đã sao có khói màu vàng bốc lên. Mỗi
loại 1 nắm, đun nước uống thay nước hàng ngày (áp dụng với trường hợp huyết áp
cao thể nhẹ)…[27]
Tóm lại, hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc và bệnh
huyết áp cao tại xã Hữu Liên. Các tài liệu mà chúng tôi tìm được chủ yếu mới dừng
ở mức độ sưu tầm những cây thuốc của địa phương và ghi lại một số bài thuốc dân
gian được người dân sử dụng. Chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ
thống về những cây thuốc, bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp từ cây thuốc nam - đó
cũng chính là nội dung nghiên cứu mà nội dung luận văn đề cập đến.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Xác định sự phân bố của các loài thực vật có khả năng chữa bệnh huyết áp
cao trong các kiểu thảm thực vật tại xã Hữu Liên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Đánh giá mức độ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc chữa
bệnh huyết áp cao tại khu vực nghiên cứu.
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn , phát triển bền vững nguồn tài nguyên cây
13
thuốc có khả năng chữa bệnh huyết áp cao.
3.2. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật có khả năng chữa huyết áp cao phân
bố ở xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thu thập được trong các đợt điều
tra thực địa và các tiêu bản khô được lưu giữ tại phòng Tiêu bản của Khu bảo tồn và
Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật có phân bố ở KVNC.
- Địa điểm nghiên cứu: xã Hữu Liên huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 11/2014 đến tháng 10/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng danh lục của loài và các kiểu thảm thực vật ở xã Hữu Liên huyện
Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn dựa trên các công trình nghiên cứu và tài liệu đã có.
- Xác định các loài thực vật có khả năng chữa bệnh huyết áp cao tại khu vực
nghiên cứu và sự phân bố của chúng trong các kiểu thảm thực vật tại khu vực
nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của các loài có khả năng chữa bệnh huyết áp
cao tại khu vực nghiên cứu
- Nghiên cứu khả năng sử dụng làm thuốc và một số bài thuốc truyền thống
có khả năng chữa bệnh huyết áp cao tại khu vực nghiên cứu
- Đánh giá mức độ khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên cây thuốc chữa
bệnh huyết áp cao tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững các loài cây thuốc có
khả năng chữa huyết áp cao tại khu vực nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp kế thừa
Nguồn tài liệu bao gồm: Số liệu của dự án hợp tác “Tiềm năng sinh học của
nguyên liệu sinh học ở Việt Nam” giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Viện Nghiên cứu sinh học và Công
nghệ sinh học Hàn Quốc (KRIBB); Các công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo
của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng, Lạng Sơn; sách, tạp chí, các
bản báo cáo của Trung ương, địa phương có liên quan đến các loài cây thuốc ở xã
Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được coi là nguồn thông tin quan trọng,
14
định hướng cho các hoạt động nghiên cứu.
4.2. Phương pháp điều tra tài nguyên cây thuốc
Được thực hiện theo Quy trình điều tra dược liệu của Viện Dược liệu [6],
bao gồm:
Công tác chuẩn bị
Thu thập, kế thừa tài liệu liên quan, bản đồ hiện trạng rừng, điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu….
Chuẩn bị dụng cụ:
Máy ảnh kỹ thuật số
Mẫu biểu điều tra
Ngoại nghiệp
Bao gồm điều tra theo tuyến trên thực địa.
Phương pháp điều tra cây thuốc trên tuyến
Bước 1: Điều tra sơ bộ
Căn cứ vào bản đồ, tài liệu và các thông tin liên quan để sơ bộ đánh giá, điều
tra xây dựng danh lục các loài tại xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Bước 2: Điều tra tỉ mỉ trên tuyến
Dựa vào kết quả điều tra sơ bộ, đề tài tiến hành lập các tuyến điều tra. Các tuyến
này phân bố trên các dạng địa hình, đai cao và các dạng sinh cảnh khác nhau của xã Hữu
Liên. Quá trình điều tra trên tuyến có định hướng đi, chiều dài tuyến điều tra nhằm xác
định sự phân bố của các loài thực vật có khả năng chữa huyết áp cao trong các kiểu thảm
thực vật tại khu vực nghiên cứu; đồng thời có sự tham gia hỗ trợ của người dân địa
phương để nhận mặt cây thuốc. Tiến hành chụp ảnh cây thuốc bằng máy ảnh kỹ thuật số.
Trên tuyến tiến hành ghi chép các thông tin về độ cao, dạng sinh cảnh, sự
xuất hiện và tình hình sinh trưởng, khai thác và sử dụng cây thuốc.
Phương pháp điều tra cây thuốc:
Trên các tuyến điều tra, điển hình cho từng trạng thái, từng kiểu rừng. Chụp
ảnh cây thuốc,… Trong ô tiêu chuẩn thống kê các loài cây được dùng làm thuốc.
Sau mỗi chuyến điều tra, các thông tin từ phiếu điều tra được tập hợp thành
một bảng kết quả. Thông tin cụ thể có được do giữa những người cung cấp tin khác
15
nhau và ghi chép thông tin trực tiếp từ các đợt điều tra thực địa.
Các thông tin thu được, xử lý, chỉnh lý lại, phân nhóm,... Bảng kết quả tổng
hợp của mỗi chuyến thực địa sẽ được mang đi kiểm tra, đối chiếu và thu thập thông
tin trong các đợt thực địa tiếp theo.
4.3. Phương pháp nghiên cứu giá trị sử dụng của cây thuốc
Điều tra nghiên cứu tri thức bản địa cây thuốc và các bài thuốc ở xã Hữu
Liên, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn được tiến hành theo các phương pháp nghiên
cứu thực vật học dân tộc của Gary J. Martin [24] .
Phương pháp RRA (RRA – Rurla Rapid Appraisal – Phương pháp đánh giá
nhanh nông thôn): nghiên cứu, tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các thông
tin liên qua đến cây thuốc tại các thôn thuộc xã Hữu Liên, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Phương pháp PRA (PRA – Participatory Rapid/Rural Appraisal – Phương pháp
đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân): phát phiếu điều tra, tiến hành phỏng
vấn các ông lang, bà mế; những cá nhân, tổ chức có kinh nghiệm về cây thuốc tại khu
vực nghiên cứu. Ngoài ra, chụp ảnh một số hoạt động sản xuất của cộng đồng địa
phương gắn với cây thuốc. Các câu hỏi được thiết kế trong phiếu điều tra (Phụ lục 7)
4.4. Phương pháp nghiên cứu thực vật
Các bước từ thu mẫu, ghi chép thông tin, xử lý mẫu, định tên, lập danh lục được
thực vật hiện. Để đánh giá tính đa dạng của nguồn tài nguyên cây thuốc, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn [46] [47].
Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên được sự phối hợp, giúp đỡ của các
cán bộ Phòng Thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [20].
Mẫu vật (tiêu bản) thu được gồm cành, lá, hoa, quả,... và các bộ phận cần
thiết để nghiên cứu, phân tích, xác định tên loài theo tiêu chí thực vật (gồm các bộ
phận: cành mang lá và hoa hoặc quả, một số bộ phận đặc trưng..). Công tác điều tra,
thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo quản mẫu thực vật phải tuân thủ theo qui trình kỹ thuật
làm tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật.
Phỏng vấn về hiện trạng cây thuốc, bài thuốc chữa bệnh huyết áp cao và tình
hình sử dụng cây thuốc ở khu vực nghiên cứu theo các tuyến nghiên cứu.(Dùng
16
hình thức phát phiếu đến từng hộ gia đình đại diện cho các thôn và sau 10 ngày đến
thu lại phiếu, mỗi người sử dụng 1-10 phiếu, mỗi phiếu dùng cho một loài; ngoài ra
để điều tra thông tin về các loài cây làm thuốc còn có thể sử dụng máy thu âm).
5. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
5.1. Điều kiện tự nhiên
5.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở phía tây nam của tỉnh Lạng Sơn, xã Hữu Liên có phía nam và đông
nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên, phía bắc giáp huyện Bắc
Sơn, Văn Quan, phía đông bắc giáp huyện Chi Lăng. Vị trí địa lí của xã Hữu Liên,
huyện Hữu Lũng nằm chuyển tiếp giữa các vùng ở miền núi cao xung quanh và
vùng đồng bằng sông Hồng ở phía Nam. Quốc lộ 1A và đường sắt liên vận quốc tế
chạy dọc theo chiều bắc – nam đã giúp cho huyện giao lưu kinh tế, trao đổi hàng
hóa với các tỉnh đồng bằng sông Hồng, thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên và các
địa phương giáp biên của Trung Quốc.
KVNC
Ảnh 5.1. Vị trí địa lý của rừng đặc dụng Hữu Liên
17
(Nguồn: Ban quản lý Rừng đặc dụng Hữu Liên)
Xã Hữu Liên thuộc vùng núi đá của huyện Hữu Lũng, nằm cách tuyến quốc
lộ 1A hơn 20 km theo hướng Bắc, giáp với các huyện Văn Quan, Chi Lăng và Bắc
Sơn của tỉnh. Tại xã có khu rừng đặc dụng Hữu Liên đã được đưa vào danh lục hệ
thống rừng đặc dụng của Việt Nam theo Quyết định số 194/CT ngày 09/08/1986
của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
Khu rừng đặc dụng Hữu Liên nằm trong vùng núi đá vôi Cao Bằng - Lạng
Sơn, thuộc địa giới hành chính của toàn bộ xã Hữu Liên, một phần xã Yên Thịnh,
một phần xã Hoà Bình huyện Hữu Lũng; một phần xã Hữu Lễ huyện Văn Quan và
một phần xã Vạn Linh huyện Chi Lăng tỉnh Lạng Sơn.
Có toạ độ địa lý:
- Từ 21030' đến 21046'20'' độ vĩ Bắc.
- Từ 106035'48'' đến 106048'15'' độ kinh Đông.
Phía Bắc giáp xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn
Phía Nam giáp phần còn lại của xã Yên Thịnh, Hoà Bình huyện Hữu Lũng.
Phía Đông giáp phần còn lại của xã Hữu Lễ, huyện Văn Quan và Vạn Linh,
huyện Chi Lăng.
Phía Tây giáp xã Nhất Tiến huyện Bắc Sơn.
Hệ sinh thái khu rừng đặc dụng Hữu Liên là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi
có giá trị cao về đa dạng sinh học, với 776 loài thực vật bậc cao và 409 loài động
vật. Trong đó, có 30 loài thực vật và 61 loài động vật quý hiếm được ghi trong sách
đỏ Việt Nam năm 2007 cần được bảo tồn như: Voọc đen má trắng (Trachipithecus
francoisi), Khỉ mặt đỏ (Macaca arctoides), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Cu li lớn
(Nycticebus bengalensis), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus)... đặc biệt là loài Hươu
xạ (là loài hẹp sinh cảnh, chỉ ở núi đá vôi có độ cao 400-1000 m trên mặt biển, nơi
có độ dốc lớn và hiểm trở. Hươu xạ ưa rừng thưa, có tầng cỏ quyết phát triển, ít ở
rừng già, hoạt động chủ yếu vào chiều hôm và rạng sáng,…). Các loài thực vật quý
hiếm như Hoàng đàn (cây mọc rải rác đôi khi thành đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt
đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên núi đá vôi, ở độ cao 300 - 700m, mọc hỗn giao
với các loài Trai lý (Garcinia fagraeoides A. Chev.), Nghiến (Excentrodendron
18
tonkinense (Gagnep.) Chang & Miau), hay Thích (Acer ssp.)...). Đây là nguồn tài
nguyên rất quan trọng cần được lưu giữ, bảo tồn và phát triển. Ban quản lý rừng đặc
dụng Hữu Liên đã có thực hiện tốt hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, từ
khi thành lập đến nay chưa xảy ra vụ cháy rừng lớn nào trong khu bảo vệ nghiêm
ngặt. Bên cạnh việc bảo vệ rừng hiện có, công tác phục hồi phát triển rừng đã được
quan tâm với việc tập trung công tác khoanh nuôi tái sinh tự nhiên nhằm đẩy nhanh
quá trình phục hồi hệ sinh thái rừng [3 ].
5.1.2. Về địa hình
Xã Hữu Liên thuộc Hữu Lũng nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng ở miền
núi cao xung quanh và vùng đồng bằng. Địa hình được phân định rõ rệt làm 2 vùng :
Ở phía bắc, phần lớn diện tích là vùng núi đá vôi với độ cao trung bình
khoảng 450 – 500m so với mực nước biển, bộ phận này chiếm 46,6% diện tích tự
nhiên toàn huyện. Các dãy núi đá vôi theo hướng Đông Bắc – Tây Nam hoặc hướng
Bắc – Nam thuộc cánh cung Bắc Sơn, càng về phía nam càng thấp dần. Trong vùng
đá vôi này diễn ra các quá trình cacxtơ hóa với mức độ khác nhau, tạo thành các
dạng địa hình như đá tai mèo, các hang động cacxtơ, các cánh đồng ngoại vi cacxtơ
rộng lớn… tạo điều kiện tập trung dân cư và phát triển nông nghiệp.
Sông Thương từ phía bắc xuống và sông Trung từ phía tây sang gặp nhau tại
Na Hoa – Sơn Hà như ranh giới tự nhiên phân chia hai phần địa hình núi đá vôi phía
Bắc và vùng đồi núi dạng bát úp ở phía Nam, vùng này chiếm 53,4% diện tích. Độ
cao trung bình là 200 – 300m, có nhiều nơi độ cao dưới 100m. Đây là vùng đồi thấp
xen lẫn với các ruộng và bãi ven sông thích hợp cho việc trồng lúa, cây ăn quả và
cây công nghiệp.
Đa số diện tích đồi núi của xã Hữu Liên, huyện Hữu Lũng thuộc loại địa
hình dốc : địa hình dốc trên 25 0 chiếm 23 nghìn ha, dưới 25 0 chiếm 21,9 nghìn ha,
dưới 150 chiếm 13,6 nghìn ha.
Như vậy, huyện Hữu Lũng nói chung, xã Hữu Liên nói riêng có địa
hìnhnúi đá vôi hiểm trở. Rừng đặc dụng Hữu Liên có núi cao nhất là đỉnh Kheng
639m, xã Hữu Liên nằm trong rừng đặc dụng thuộc địa hình núi đá vôi, độ cao
19
trung bình 300m, có nhiều đỉnh cao trên 500m.
Độ dốc bình quân 350 - 500 có nhiều vách đá dốc dựng đứng.
Khu vực có địa hình núi đá vôi hiểm trở, hiện tượng Karst rất đặc trưng thể
hiện ở các suối ngầm, suối cụt và các hang động.
Địa hình toàn khu vực như hình một lòng chảo, bao bọc xung quanh là các
đỉnh, các dãy núi đá vôi trùng điệp, xen kẽ có núi đất, trung tâm là vùng đồi đất, lân
bãi, làng bản, khu sản xuất nông nghiệp. Khu vực xa đường quốc lộ, xa vùng dân
cư, giao thông đi lại khó khăn, nhưng đây là một thuận lợi cho việc khoanh nuôi
bảo vệ rừng cũng như bảo vệ động vật rừng.
5.1.3. Về thổ nhưỡng
Được phát triển trên nền địa chất cách đây khoảng 200 triệu năm, trải qua
các biến động kiến tạo và các quá trình phong hóa đã hình thành nên các nhóm đất
có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn đá vôi và nhóm đất dốc tụ phù sa
sông suối. Xã Hữu Liên có 9 loại đất, trong đó có 4 loại chính là đất đỏ vàng trên đá
sét, đất vàng nhạt trên đá cát, đất vàng đỏ trên đá macma axit, đất đỏ nâu trên đá
vôi. Loại đất phù sa do dốc tụ, bồi tụ bên song suối chỉ chiếm 2,3% tổng diện tích
vùng đồi đất.
Tại xã Hữu Liên nói riêng, rừng đặc dụng Hữu Liên nói chung có đá mẹ gồm
hai loại chính là đá vôi và phiến thạch, trong đó chủ yếu là đá vôi (chiếm 80%), có
hiện tượng Karst đặc trưng, mức độ phong hoá mạnh. Vùng núi đất có đá mẹ là
phiến thạch sét. Ở đây đất thường xen với đá trên những diện tích hẹp, càng lên
đỉnh núi tỷ lệ đất càng ít, xuống chân núi thì ngược lại tỷ lệ đá ít đi là do địa hình
dốc cao, nhiều chỗ đá lởm chởm, gồ ghề. Đất trên núi đá vôi thường có thành phần
cơ giới nặng từ loại thịt nhẹ đến trung bình, tầng đất mỏng, thường không có cấu
trúc thành tầng rõ rệt trong mặt cắt, vì chủ yếu đất được tích luỹ do quá trình
chuyển dời từ các độ cao xuống.
- Trong khu vực điều tra gồm có các loại đất chính:
+ Đất Rendeine màu đen, trung tính (pH = 6,5 - 7,5) đến hơi kiềm, tầng đất
mỏng trong các hang hốc, kẽ đá.
20