Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

BIỂU TƯỢNG nước, lửa TRONG SÁNG tác của một số NHÀ văn nữ ĐƯƠNG đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.27 KB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ DUYÊN

BIỂU TƯỢNG NƯỚC, LỬA
TRONG SÁNG TÁC CỦA
MỘT SỐ NHÀ VĂN NỮ ĐƯƠNG ĐẠI
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã ngành: 60220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Quang Hưng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Lê Quang Hưng –
người thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Ngữ Văn - trường
Đại học Sư phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn phòng Sau Đại học, Thư viện trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Kho tư liệu khoa Ngữ Văn - trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo
điều kiện giúp đỡ và cung cấp cho tôi nguồn tài liệu quý giá.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều
kiện, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2015


Tác giả luận văn

Nguyên Thị Duyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...…………………………………………………………………
1. 1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………….
2. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………………
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu ……………………………...
4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………….
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………
6. Bố cục luận văn …………………………………………………………..
NỘI DUNG …………………………………………………………….......
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU

1
1
2
12
12
13
14
15
15

TƯỢNG NƯỚC, LỬA ……………………………………………..
1.1. Giới thuyết về biểu tượng …………………………………………….
1.1.1. Khái niệm …………………………………………………………….
1.1.2. Quá trình chuyển hóa biểu tượng …………………………………….

1.1.3. Sự khác biệt giữa biểu tượng với kí hiệu và hình tượng, hình ảnh trong

15
16
21
24

tác phẩm nghệ thuật …………………………………………………..
1.1.4. Một số đặc trưng cơ bản của biểu tượng nghệ thuật …………………
1.1.5. Chức năng của biểu tượng nghệ thuật ………………………………..
1.2. Giới thuyết về biểu tượng nước và lửa ………………………………
1.2.1. Biểu tượng nước ……………………………………………………...
1.2.1.1. Nước và ý nghĩa biểu tượng ………………………………………..
1.2.1.2. Biểu tượng nước trong Văn học Việt Nam ………………………...
1.2.2. Giới thuyết về biểu tượng lửa ………………………………………..
1.2.2.1. Lửa và ý nghĩa biểu tượng …………………………………………
1.2.2.2. Biểu tượng lửa trong văn học Việt Nam …………………………...
CHƯƠNG 2: CÁC HƯỚNG NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG NƯỚC, LỬA

28
30
32
32
32
34
37
37
39
43


TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO, VÕ THỊ XUÂN HÀ,
NGUYỄN NGỌC TƯ ……………………………………………………...
2.1. Biểu tượng nước trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà,

43

Nguyễn Ngọc Tư …………………………………………………………...
2.1.1. Biểu tượng dòng sông ………………………………………………..
2.1.1.1. Dòng sông – dòng chảy vô thường của cuộc đời …………………..
2.1.1.2. Dòng sông – nguồn sống và nguồn chết …………………………..
2.1.1.3. Dòng sông – sức mạnh thanh tẩy và khả năng tái sinh, vẻ đẹp của

43
44
52
56

thiên tính nữ ………………………………………………………………...
2.1.2. Biểu tượng biển ………………………………………………………
2.1.2.1. Biển – nơi con người sinh ra và trở về ……………………………..
2.1.2.2. Biển – khát vọng tìm kiếm cuộc sống và hành trình đi tìm cái đẹp ..
2.1.2.3. Biển – sức mạnh thanh tẩy, cứu rỗi ………………………………...
2.1.3. Biểu tượng mưa ………………………………………………………
2.1.3.1. Mưa – sức mạnh thanh tẩy, tái sinh ………………………………..

58
59
61
64
65

65


2.1.3.2. Mưa – những hiểm họa bất trắc tiềm ẩn trong đời sống …………...
2.2. Biểu tượng lửa trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà,

68
71

Nguyễn Ngọc Tư …………………………………………………………...
2.2.1. Lửa gắn với chết chóc ………………………………………………..
2.2.1.1. Lửa – thiêu đốt, hủy diệt …………………………………………...
2.2.1.2. Lửa – oán hận, căm thù …………………………………………….
2.2.1.3. Lửa – dục vọng, cháy bỏng ………………………………………...
2.2.2. Lửa gắn với sự sống…………………………………………………..
2.2.2.1. Lửa – hơi ấm tình yêu ……………………………………………...
2.2.2.2. Lửa – sức mạnh tái sinh, giác ngộ ………………………………….
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG NƯỚC, LỬA

71
71
74
77
79
79
86
90

TRONG SÁNG TÁC CỦA VÕ THỊ HẢO, VÕ THỊ XUÂN HÀ,
NGUYỄN NGỌC TƯ ……………………………………………………...

3.1. Nghệ thuật tổ chức kết cấu tạo biểu tượng ………………………….
3.1.1. Vài nét về kết cấu nghệ thuật ………………………………………...
3.1.2. Kết cấu tạo biểu tượng trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân

90
90
91

Hà, Nguyễn Ngọc Tư ……………………………………………………….
3.1.2.1. Kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại ………………………….
3.1.2.2. Kết cấu ghép mảnh …………………………………………………
3.1.2.3. Kết cấu xâu chuỗi …………………………………………………..
3.2. Không gian nghệ thuật chứa biểu tượng …………………………….
3.2.1. Vài nét về không gian nghệ thuật …………………………………….
3.2.2. Không gian chứa biểu tượng trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị

91
96
101
104
104
105

Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư ………………………………………………...
3.2.2.1. Không gian huyền ảo ………………………………………………
3.2.2.2. Không gian chuyển dịch …………………………………………...
3.3. Ngôn ngữ tạo biểu tượng ……………………………………………..
3.3.1. Hệ thống từ ngữ biểu tượng cho văn hóa vùng miền ………………...
3.3.2. Ngôn ngữ giàu sức gợi tả …………………………………………….
KẾT LUẬN ………………………………………………………………...

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………...
PHỤ LỤC …………………………………………………………………..

105
108
110
111
113
119
122
128


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1.

Mỗi dân tộc trên thế giới đều có những đặc sắc riêng về văn hóa. Biểu

tượng chính là một trong những yếu tố tạo nên sắc diện riêng đó. Biểu tượng
có khả năng biểu đạt, hàm chứa nội dung rộng lớn, vì thế nghiên cứu biểu
tượng cũng chính là khám phá con đường trở về cội nguồn văn hóa, là hành
trình tìm kiếm những giá trị chân, thiện, mỹ của dân tộc và cũng là để hiểu
được cảm quan nghệ thuật sâu sắc của nhà văn. Nói như Jean Chevalier, tác
giả cuốn Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới thì tìm hiểu biểu tượng chính
là tìm ra “chìa khóa của những con đường đẹp đẽ... vượt qua cái dáng vẻ bên
ngoài ta thấy được những chân lý, niềm vui, những ý nghĩa ẩn kín và thiêng
liêng của mọi điều trên mặt đất quyến rũ và kinh khủng này” [2; 66].
1.2.


Văn học hiện đại, hậu hiện đại được xem là văn học của các ẩn dụ, biểu

tượng huyền thoại. Nói như vậy không có nghĩa biểu tượng là đặc sản duy
nhất chỉ có ở văn học hiện đại, hậu hiện đại, nó “cổ xưa như ý thức của nhân
loại vậy”. Văn chương từ xưa tới nay tồn tại nhiều biểu tượng. Trong đó, biểu
tượng là những cổ mẫu như: nước, lửa, đất, trời, … xuất hiện rất nhiều trong
văn học. Trong số những biểu tượng là cổ mẫu đó thì nước và lửa là hai biểu
tượng quen thuộc, mang tính khởi nguyên cổ mẫu, tồn tại trong đời sống của
con người từ xưa đến nay.
1.3.

Văn học Việt Nam sau năm 1975 đã có những bước chuyển mình to lớn

về mọi mặt với một đội ngũ ngày càng đông đảo các nhà văn nữ. Bên cạnh
các nhà văn nữ trưởng thành từ trước năm 1975 như Dạ Ngân, Lê Minh Khuê,
... thì phải kể đến một lượng các cây bút nữ trưởng thành và sáng tác sau năm
1975, nhất là từ năm 1986 trở đi như Võ Thị Hảo, Thùy Dương, Trầm Hương,
Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Xuân Hà, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư,
Di Li, ... Trong số các nhà văn nữ đó thì Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà,
Nguyễn Ngọc Tư là những cây bút tràn đầy năng lượng, nổi lên như những

1


hiện tượng. Tuy sinh ra ở những miền quê khác nhau trên dải đất hình chữ S
(Võ Thị Hảo - Nghệ An, Võ Thị Xuân Hà, quê ở Huế nhưng sinh ra và lớn lên
ở Hà Nội, Nguyễn Ngọc Tư – Cà Mau), thậm chí chênh nhau cả về độ tuổi,
khác nhau cả về môi trường sống và làm việc cùng cả lối tư duy song bạn đọc
vẫn nhận thấy ở ba nhà văn này những điểm chung tạo nên cái đồng điệu
trong cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ về con người và cuộc sống. Tác phẩm

của họ gây ấn tượng mạnh với bạn đọc không chỉ bởi những thông điệp được
gửi gắm đằng sau mỗi câu chữ mà còn bởi sự xuất hiện của hàng loạt biểu
tượng: nước, lửa, đất trời, mây, mưa, màu sắc, bóng đêm, … Nhiều tác
phẩm đã khước từ những hình ảnh quá rõ ràng mà sử dụng biểu tượng như
một phương thức để giải mã đời sống bên trong con người. Với họ thì hệ biểu
tượng đã trở thành một thủ pháp và tư duy biểu tượng đã trở thành một phong
cách riêng độc đáo.
1.4.

Từ các lí do trên, nghiên cứu Biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của

một số nhà văn nữ đương đại giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về tự
nhiên, tìm ra được những giá trị tiềm ẩn khuất lấp sau từng biểu tượng cũng
như mối liên hệ giữa chúng, hiểu được quan niệm nghệ thuật của nhà văn
cùng những thông điệp mà họ gửi gắm qua đó khẳng định tính nhân văn của
tác phẩm.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng
Biểu tượng là vấn đề có tính chất liên ngành và ngày càng thu hút được
sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, nhiều ngành khoa học như:
Triết học, Phân tâm học, Tâm lý học, Ngôn ngữ học, Văn hóa, Văn học, …
Trên thế giới, việc nghiên cứu biểu tượng từ lâu đã được nhiều ngành
khoa học quan tâm, vì thế mà lý thuyết về biểu tượng là vô cùng phong phú
và đa dạng.

2


Biểu tượng trước hết là đối tượng khảo cứu của Triết học.
Nhà Triết học Trung Quốc nổi tiếng đời Tống, Chu Hy (1131 - 1200)

khi bàn về biểu tượng trong Dịch thuyết cương lĩnh đã viết: “Tượng là lấy
hình này để bày tỏ nghĩa kia” tức là dùng cái “có thể hiểu biết” để nói lên cái
điều “khó có thể hiểu biết”, hay dùng cái cụ thể để nói cái trừu tượng, dùng
cái tĩnh để nói cái động, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình.
Biểu tượng còn là đối tượng phân tích trong Mỹ học của F. Heghen
[18].
Nhà Phân tâm học người Thụy Sĩ C. G. Jung khi viết tác phẩm
L’Homme et ses symbols (Con người và những biểu tượng của nó), (1964)
đã lấy biểu tượng làm đối tượng nghiên cứu của Phân tâm học.
Tâm lý học thì cũng đã có cả một cuộc hội thảo liên ngành về đề tài
Tâm lý học và biểu tượng được tổ chức tại Hoa Kỳ vào năm 1965.
Trong khi đó thì nhà ngôn ngữ học F.D. Saussure lại lấy biểu tượng
làm đối tượng phân tích của ngôn ngữ học cấu trúc.
Tác giả E. M. Meletinsky trong cuốn Thi pháp của huyền thoại,
(1976) đã khẳng định tiếp cận từ biểu tượng là một trong những lý thuyết mới
về cách tiếp cận văn học từ góc độ nghi lễ, huyền thoại [17].
Alain Gheerbrant và Jean Chavelier người Pháp đã tập hợp biểu tượng
và xây dựng thành công cuốn Biểu tượng văn hóa thế giới, (1997) [2].
Tác giả Jame Geogre Frazer trong cuốn Cành vàng – Bách khoa thư
về văn hóa nguyên thủy, (Bản dịch năm 2007) đã đề cập tới tín ngưỡng của
các dân tộc trên thế giới biểu hiện trong các biểu tượng: đất, lửa, cây, các con
vật, … [42].
Ở Việt Nam, tiếp nối tư tưởng của các nhà nghiên cứu đi trước trên thế
giới thì khoa học nghiên cứu về biểu tượng cũng ngày càng thu hút được đông
đảo sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu và giới phê bình ở nhiều lĩnh vực
khác nhau:

3



Nhìn từ phương diện văn hóa, tác giả Tạ Đức trong công trình Nguồn
gốc và sự phát triển của kiến trúc biểu tượng và ngôn ngữ Đông Sơn,
(1999) đã đề cập tới biểu tượng trong kiến trúc cổ truyền Việt Nam – Đông
Nam Á, nguồn gốc và sự phát triển của các biểu tượng trong kiến trúc Đông
Sơn [16].
Năm 1999, tác giả Chu Thị Quỳnh Giao trong công trình nghiên cứu
Biểu tượng rùa trong văn hóa Việt Nam và thế giới đã kết luận “rùa là con
vật mang ý nghĩa biểu trưng khá độc đáo trong văn hóa của nhiều dân tộc
trên thế giới” [19; 22].
Các tác giả Phạm Đức Dương với bài viết Thế giới biểu tượng tiếp cận
từ góc độ văn hóa học, (2002) [13]. Hồ Sĩ Vịnh với bài Biểu tượng hình học
trong thần thoại là gì, (2004) [76]. Phan Đăng Nhật với bài viết Ngữ nghĩa
của hệ thống biểu tượng trong nghi lễ Ê Đê, (2004) [50] … Các bài viết này
nhìn chung đã nghiên cứu biểu tượng trên nhiều phương diện khác nhau: có
bài viết nghiên cứu về ý nghĩa biểu trưng của các biểu tượng đặc thù trong các
nền văn hóa, có bài viết lại nghiên cứu về mặt lý thuyết hoặc đưa ra những
cách thức để tiếp cận biểu tượng văn hóa.
Trên phương diện văn học, biểu tượng cũng được các nhà nghiên cứu
đề cập trong một số công trình, bài báo khoa học.
Trong công trình Tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam, (1956) của tác giả
Vũ Ngọc Phan có đề cập đến một số hình ảnh tiêu biểu có đặc tính tượng
trưng trong ca dao như: lan, huệ, trúc, đào, … đặc biệt là hình ảnh con cò, con
bống: “Người lao động Việt Nam đem hình ảnh con cò và con bống vào ca
dao, dân ca là đưa ra một nhận thức đặc biệt về một khía cạnh của đời sống
vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật trên để tượng trưng vài nét đời
sống của mình, đồng thời cũng dùng hình ảnh ấy để khơi gợi hồn thơ” [55;
57].

4



Tác giả Vũ Anh Tuấn trong bài viết Về một số biểu tượng văn học dân
gian miền núi, (1984) đã nghiên cứu về một số biểu tượng trong văn học dân
gian dân tộc Tày [64].
Tác giả Phạm Thu Yến, trong phần viết Vấn đề nghiên cứu biểu
tượng thơ ca dân gian (1988) trích trong cuốn Những thế giớ nghệ thuật ca
dao [78] bên cạnh việc đưa ra một số nhận xét về việc nghiên cứu biểu tượng
ca dao của một số tác giả trong và ngoài nước thì tác giả đã đi vào nghiên cứu
biểu tượng trong thơ ca trữ tình dân gian ở ba lĩnh vực: Xác định ranh giới
giữa biểu tượng và ẩn dụ, biểu tượng thơ ca dân gian với đặc trưng thể loại,
sự hình thành và phát triển của biểu tượng trong thơ ca dân gian.
Tác giả Bùi Công Hùng trong công trình Biểu tượng thơ ca, (1988) đã
nhận định: “Biểu tượng là yếu tố quan trọng hợp thành các rung động, cảm
xúc, phương tiện có hiệu lực để điều khiển các trạng thái cảm xúc của con
người. Biểu tượng có liên quan đến tính biến dị để tạo hình ảnh mới” [40;
71].
Năm 2002, GS.TS. Phạm Đức Dương trong công trình Từ văn hóa đến
văn học đã đưa ra một số vấn đề lý thuyết và bước đầu đi giải mã một số biểu
tượng. Theo ông: “Biểu tượng bao giờ cũng là tín hiệu thẩm mĩ hai mặt: cái
biểu thị (signifiant) là những dạng thức tồn tại của ý niệm dưới dạng vật thể
nằm trong thế giới thực tại; cái được biểu thị (signifrie) là những ý nghĩa,
những giá trị, những thông điệp thuộc thế giới ý niệm ẩn giấu trong biểu
tượng” [14; 154].
Năm 2004, trong công trình Văn hóa học của tác giả Đoàn Văn Chúc
đã đưa ra luận điểm: “Để tri giác cái bất khả tri giác người ta dùng một loại
môi vật, gọi là biểu tượng. Nói cách khác, biểu tượng là ngôn ngữ của cái bất
khả tri giác” [7; 69]. Tác giả đã chứng minh vấn đề này trong một số truyền
thuyết về nhân vật sáng tạo như Hữu Sào, Toại Nhân, Thần Nông, …

5



Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong khoảng thời gian từ 2001 - 2006
với các bài viết: Biểu tượng chiếc áo trong đời sống tinh thần người Việt
qua thơ ca; Biểu tượng đôi giầy trong văn hóa và ngôn ngữ thơ ca Việt
Nam cùng luận án tiến sỹ Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang
phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam đã nghiên cứu biểu tượng ca dao
trong tính chỉnh thể, chú ý đến những biến thể, những hình thái cũng như ý
nghĩa của biểu tượng, đặc biệt là mối quan hệ giữa các biểu tượng làm nổi bật
chiều sâu của đặc trưng văn hóa và cảm xúc thẩm mĩ của biểu tượng.
Năm 2008, trong chuyên luận Nghiên cứu Văn học dân gian từ mã
văn hóa dân gian tác giả Nguyễn Thị Bích Hà đã khẳng định “Biểu tượng là
một loại tín hiệu ra đời từ rất cổ, cùng với sự xuất hiện của loài người, ngay
từ buổi bình minh của sự hình thành nhân loại” [22;13].
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu biểu tượng còn được lồng ghép trong
nhiều công trình nghiên cứu văn hóa. Trên đây, chúng tôi chỉ điểm qua vài
công trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam. Những công trình này thật sự là
định hướng quan trọng để chúng tôi làm căn cứ triển khai đề tài Biểu tượng
nước, lửa trong sáng tác của một số nhà văn nữ đương đại.
2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng nước, lửa trong Văn học Việt Nam và
trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư
2.2.1. Tình hình nghiên cứu biểu tượng nước, lửa trong Văn học Việt Nam
Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng là một phương thức
đắc dụng đã và đang được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để giải mã tác phẩm
văn chương của các nhà văn, nhà thơ.
Nghiên cứu về biểu tượng nước:
Năm 2002, TS. Nguyễn Văn Chiến trong bài viết Nước - biểu tượng
văn hóa đặc thù trong tâm thức người Việt và từ nước trong tiếng Việt cho
rằng nước là yếu tố cơ bản, đặc thù trong văn hóa tâm thức, tín ngưỡng
nguyên thủy của người Việt. Tác giả đã đi vào khảo sát và mô tả cấu trúc ngữ


6


nghĩa của văn hóa nước trên các phương diện khác nhau: đời sống hàng ngày,
truyền thuyết, tục ngữ, thành ngữ, … [8].
Năm 2004, Tác giả Ngô Thị Diễm Hằng với luận văn Bước đầu khảo
sát biểu tượng nước và các biến thể của nước trong truyện cổ tích người
Việt đã tìm hiểu các biến thể của hệ biểu tượng nước và các hướng nghĩa biểu
trưng cơ bản bộc lộ trong các truyện cổ tích người Việt [32].
Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Thanh Lưu trong bài viết Biểu tượng
nước trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại các dân tộc ít người, đã căn
cứ vào xu hướng có khả năng mở rộng nghĩa của biểu tượng để khảo sát biểu
tượng nước trong thơ ca dân gian và thơ ca hiện đại của các dân tộc Tày,
Mường, Giáy. Tác giả đã khám phá ra mạch nghĩa liên tục trong biểu tượng
này cũng như sự phát sinh ra những lớp nghĩa mới và hy vọng có thể từng
bước tiếp cận được với khả năng truyền dẫn lối tư duy của văn học dân gian
tới văn học viết trong bộ phận các dân tộc thiểu số Việt Nam [47].
Năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết Phê bình Cổ
mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam đã dùng quan niệm và
phương pháp phê bình cổ mẫu của C. G. Jung; Gaston Bachchelard và
Northrop Frye như những căn cứ quan trọng để khám phá cổ mẫu nước trong
các tác phẩm văn chương Việt Nam. Dựa vào đặc điểm nổi bật, linh hoạt, lan
tỏa cùng với tần số xuất hiện bài viết chọn khảo sát một số cổ mẫu nước từ
văn học dân gian đến văn học thành văn, đặc biệt tập trung vào tác phẩm của
các tác giả Hồ Xuân Hương, Nguyễn Huy Thiệp, Trần Dần [77; 169].
Năm 2010, tác giả Lê Thị Hồng Hạnh trong bài viết Biểu tượng nước
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp đã giải mã các hướng nghĩa biểu trưng
cơ bản của biểu tượng nước ở ba biến thể dòng sông, biển và mưa. Tác giả
cho rằng đây là những biến thể tiêu biểu của biểu tượng nước, nó có sức ám

ảnh lớn và có vai trò quan trọng trong kết cấu tác phẩm và trong việc truyền
tải các thông điệp thẩm mĩ của nhà văn [28].

7


Nghiên cứu về biểu tượng lửa:
Tác giả Bùi Công Hùng với bài viết Biểu tượng thơ ca đăng trên tạp
chí văn học số 1/1998 có viết: “Thời trẻ, thời thơ ấu sản sinh và gìn giữ trong
kí ức nhiều biểu tượng đẹp về mái nhà, ngọn lửa, em bé, mẹ già, bầu vú, ngọn
đèn,…” [40; 74]. Tác giả đề cập đến nhiều biểu tượng trong đó có biểu tượng
lửa, ngọn đèn và xem đó như những biểu tượng đẹp.
Năm 2001, tác giả Nguyễn Đức Hạnh với bài viết Một số biểu tượng
thơ ca dân gian trong thơ Việt Nam hiện đại đi vào khảo sát biểu tượng non,
thuyền, bến, lửa, đèn trong thơ cách mạng và kháng chiến Việt Nam để thấy
rằng quá trình vận động của biểu tượng, của thơ ca dân gian đến thơ hiện đại
cũng đồng thời là quá trình liên tục mở ra những khả năng biểu đạt mới của
chúng trong sự sáng tạo của các nhà thơ [29].
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà trong luận văn thạc sĩ Trường nghĩa
lửa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và thơ Tố Hữu, sau khi đi khảo sát
trường nghĩa lửa trong hệ thống từ vựng Tiếng Việt đã chỉ ra một số hướng
nghĩa cơ bản của lửa trong Truyện Kiều Nguyễn Du và thơ Tố Hữu.
Nguyễn Thị Thanh Xuân trong bài viết Đi tìm cổ mẫu trong Văn học
Việt Nam, (2006) sau khi nói về vai trò của mẫu gốc trong văn học, tác giả
bàn về hai mẫu gốc nước và lửa trong Văn học Việt Nam “Chúng ta thấy lửa
được xem là một trong ngũ hành trong quan niệm của người phương Đông và
người Việt lại khá hiu hắt trong tác phẩm cổ kim”.
Trên đây là những công trình nghiên cứu tiêu biểu về hai cổ mẫu nước
và lửa mà chúng tôi đề cập đến và đó thật sự là những định hướng để chúng
tôi triển khai luận văn Biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của một số nhà

văn nữ đương đại.

8


2.2.2. Tình hình nghiên cứu biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của Võ Thị
Hảo, Võ Thị Xuân Hà và Nguyễn Ngọc Tư
Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà và Nguyễn Ngọc Tư nổi lên trong làng
văn như những hiện tượng. Sự xuất hiện của ba cây bút nữ đầy nhiệt năng này
đã làm tốn không ít công sức, giấy mực của các nhà nghiên cứu và giới phê
bình. Song cho tới nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
công phu và có hệ thống về biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của ba cây
bút nữ này.
Nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị Hảo có khá nhiều công trình luận
văn thạc sĩ khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Nguyễn Thị Hoa
Nhân vật nữ trong truyện ngắn Y Ban, Võ Thị Hảo và Nguyễn Thị Thu
Huệ; Đào Thị Thu Huyền Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị
Hảo (2006); Yếu tố kì ảo trong truyện ngắn Võ Thị Hảo của Lê Thị Thi
(2011); … Nhìn chung các công trình này nghiên cứu về sáng tác của Võ Thị
Hảo ở những phương diện nội dung, nghệ thuật khác nhau chứ chưa đi vào
giải mã biểu tượng nghệ thuật.
Nghiên cứu về biểu tượng lửa trong sáng tác của Võ Thị Hảo có khóa
luận tốt nghiệp Biểu tượng lửa trong tiểu thuyết Giàn thiêu của sinh viên
Trương Thị Thanh nhìn từ góc độ Phong cách học. Với cách tiếp cận này tác
giả đã chỉ ra những hướng nghĩa tiêu biểu của biểu tượng lửa qua đó đi vào
tìm hiểu thế giới nghệ thuật của nhà văn.
Báo Văn nghệ đăng ngày 17/4/2003 đã nhận xét về cuốn tiểu thuyết
“Giàn thiêu - ấn tượng chói bỏng rát, ngột và xót xa đã xâm chiếm lòng
người … Viết, với Võ Thị Hảo là truyền lửa từ trái tim mình tới bạn đọc …”.
Trên tạp chí Người đại biểu nhân dân (2005) cuốn tiểu thuyết Giàn

thiêu được đánh giá:“Mặc dù rất hấp dẫn nhưng là cuốn tiểu thuyết không dễ
đọc. Cũng như những truyện ngắn của Võ Thị Hảo cuốn tiểu thuyết này đang
đi theo con đường riêng của nó, ngấm dần vào trái tim người ta và những

9


tầng lớp ngữ nghĩa cũng như hình tượng nghệ thuật này thường trở đi trở lại
và ám ảnh người đọc. Tác giả bài viết đã có những cảm nhận tinh tế khi phát
hiện ra tầng lớp ngữ nghĩa xâu xa của những hình tượng nghệ thuật. Nếu
nhắc đến hình tượng nghệ thuật trở đi trở lại và ám ảnh người đọc chắc rằng
người phê bình cũng không quên được hình tượng lửa”.
Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đánh giá Giàn thiêu “là xứ
sở của lối văn chương mê hoặc và huyền bí” với “nhiều tầng hình tượng mà
mỗi lần tiếp cận người đọc lại ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một lớp ý
nghĩa khác ẩn mình sau những câu chữ”.
Đối với các sáng tác của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, giới nghiên cứu,
phê bình cũng có không ít những bài nghiên cứu về các tác phẩm của chị. Đó
là những bài phân tích từ những tác phẩm riêng lẻ, tiêu biểu là các bài phân
tích tác phẩm Đàn sẻ ri bay ngang rừng của nhà lý luận phê bình Cao Việt
Dũng đã chỉ ra một số vấn đề như: kết cấu, nhịp điệu, biểu tượng, … trong tác
phẩm này từ đó đi đến nhận xét đặc trưng cho cách viết của Võ Thị Xuân Hà
là “một giọng văn điềm đạm, nhiều nhận xét, ít tình cảm, đậm nét cay đắng”.
Tác giả Lê Thị Hường trong bài viết Tư duy biểu tượng trong văn
xuôi nữ đăng trên tạp chí Văn nghệ Quân đội ngày 25/10/2013 đã đề cập đến
một số biểu tượng như: biển, ngọn lửa, mưa, màu máu, … trong các tác phẩm
của chị.
Luận văn thạc sĩ Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Võ Thị Xuân
Hà (2011) của tác giả Bùi Tuấn Ninh đã đi vào khai thác một số nội dung như
cảm hứng nghệ thuật, thế giới nhân vật và một số phương diện nghệ thuật

khác từ đó phác họa nên phong cách truyện ngắn của tác giả.
Phan Thị Huyền trong luận văn thạc sĩ Thi pháp truyện ngắn Võ Thị
Xuân Hà (2012) đã nghiên cứu truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà dưới góc nhìn
thi pháp.

10


Ngoài ra, theo thông tin internet chúng tôi được biết còn có hai đề tài
luận văn thạc sĩ của khoa Ngữ Văn trường Đại học Vinh mang tên: Đặc
trưng truyện ngắn Võ Thị Xuân Hà và Nghệ thuật trần thuật truyện ngắn
Võ Thị Xuân Hà (nhưng do điều kiện địa lý nên chúng tôi chưa có dịp được
tiếp xúc tìm hiểu).
Nghiên cứu về biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của Nguyễn Ngọc
Tư thì tác giả Lê Huy Bắc trong cuốn Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và
tiếp nhận có bài Tính dục (sexuality) trong Cánh đồng bất tận, tiếp cận tác
phẩm dưới góc nhìn tính dục, tác giả đã chỉ ra rằng Cánh đồng bất tận hấp
dẫn người đọc bởi cách sử dụng các chi tiết biểu tượng dày dặc.
Trong bài Tư duy biểu tượng trong văn xuôi nữ, Lê Thị Hường đề cập
tính chất “nhị nguyên của biểu tượng lửa” trong truyện ngắn Cánh đồng bất
tận của Nguyễn Ngọc Tư.
Đánh gía về tiểu thuyết Sông, Nguyễn Thị Việt Nga có bài Khát vọng
tìm kiếm muôn thuở. Chị đã phát hiện trong Sông mang hơi hướng hiện sinh.
“Sông Di, con sông có tên, có những vùng đất cụ thể mà nó chảy qua, có
những số phận cụ thể mà nó gắn với, thực chất cũng chỉ là một dòng sông
khát vọng”.
Ngoài ra còn những công trình luận văn thạc sĩ của học viên khoa Ngữ
văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn
Ngọc Tư (2006) của Nguyễn Kiều Oanh; Hoàng Thị Thu Nga với Thế giới
nghệ thuật tiểu thuyết “Sông” của Nguyễn Ngọc Tư (2013), … và rất nhiều

công trình khác được nhìn dưới các góc độ khác nhau như: Ngôn ngữ, Phong
cách học, Lí luận văn học, …
Trong những bài viết, công trình trên các tác giả dù ít, nhiều đều có đề
cập đến vấn đề nghiên cứu của đề tài. Chúng tôi coi những công trình đi trước
như những gợi dẫn qúy báu trong quá trình thực hiện luận văn. Cho đến nay
chưa có công trình nào nghiên cứu về biểu tượng nước, lửa trong sáng tác

11


của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà và Nguyễn Ngọc Tư. Lựa chọn đề tài này
chúng tôi hi vọng đóng góp một cách nhìn mới, toàn diện hơn về nghệ thuật
sử dụng biểu tượng trong sáng tác của ba cây bút nữ tiêu biểu.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là biểu tượng nước và lửa trong
sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một luận văn cao học chúng tôi không có điều kiện
khảo sát biểu tượng nước và lửa trong sáng tác của nhiều nhà văn nữ đương
đại mà chỉ tập trung vào sáng tác của ba cây bút nữ Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân
Hà, Nguyễn Ngọc Tư với những tác phẩm cụ thể sau.
Võ Thị Hảo:
Người sót lại của rừng cười, Nxb Phụ Nữ, 2005 (tập truyện)
Giàn thiêu, Nxb Phụ Nữ, 2005 (tiểu thuyết)
Góa phụ đen, Nxb Phụ Nữ, 2006 (tập truyện)
Võ Thị Xuân Hà:
Đàn sẻ ri bay ngang rừng, Nxb Quân Đội Nhân Dân, 2005 (tập truyện)
Chuyện của con gái người hát rong, Nxb Hội nhà văn, 2006 (tập
truyện)

Nguyễn Ngọc Tư:
Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, 2007 (tập truyện)
Sông, Nxb Trẻ, 2012 (tiểu thuyết)
Giao thừa, Nxb Trẻ, 2013 (tập truyện)
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài Biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của một số nhà văn nữ
đương đại, luận văn nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau:

12


- Xác định rõ khái niệm biểu tượng, đặc trưng, chức năng của biểu
tượng, khái quát ý nghĩa của biểu tượng nước và lửa trong văn hóa thế giới và
vị trí của hai biểu tượng này trong văn học Việt Nam.
- Xác định và phân tích ý nghĩa biểu tượng nước, lửa cùng những biến
thể phong phú của nó trong các tác phẩm tiêu biểu của Võ Thị Hảo, Võ Thị
Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư.
- Phân tích và làm rõ những thủ pháp nghệ thuật cơ bản mà các nhà văn
Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư sử dụng trong quá trình xây
dựng biểu tượng nước và lửa.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
sau:
5.1. Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại
Khảo sát các tập truyện mà luận văn sử dụng để thấy được tần số xuất
hiện của hai biểu tượng nước, lửa cùng những biến thể của nó. Qua đó phân
loại biểu tượng để đưa về các hệ thống nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
phân tích, giải mã biểu tượng.
5.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống
Hệ thống hóa các quan điểm, ý kiến khác nhau về biểu tượng và về các

tập truyện, tiểu thuyết mà luận văn đã chọn để hình thành nên cơ sở lí luận và
tiện cho việc theo dõi, đánh giá.
Biểu tượng bao giờ cũng tồn tại trong hệ thống tạo thành một chỉnh thể
nhất định, chỉnh thể ấy chính là toàn bộ tác phẩm và thế giới nghệ thuật của
nhà văn. Vì vậy, khi nghiên cứu biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của Võ
Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà và Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi luôn đặt chúng
trong hệ thống hình ảnh của từng tác phẩm, xâu chuỗi chúng trong thế giới
nghệ thuật của mỗi nhà văn.

13


5.3. Phương pháp so sánh
Mỗi biểu tượng không phải là xác ép khô cứng mà hoàn toàn sống
động. So sánh, đối chiếu biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của ba cây bút
nữ và so sánh với biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của các nhà văn khác
cùng thời để thấy được điểm giống và khác nhau trong sự sáng tạo.
5.4. Phương pháp phân tích – tổng hợp
Đây là phương pháp mang tính quyết định tạo nên cơ sở khoa học và
tính thuyết phục cho những kết luận của luận văn. Việc giải mã biểu tượng
dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa bề mặt ngôn từ và ý nghĩa biểu
trưng. Trong quá trình phân tích, luận văn tập trung làm rõ các hướng nghĩa
cũng như các biến thể của biểu tượng nước, lửa để từ đó tổng hợp và rút ra
những kết luận mang tính khái quát và khách quan nhất.
5.5. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Biểu tượng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Vì vậy,
nghiên cứu đề tài này chúng tôi có vận dụng kiến thức về Tâm lý, Văn hóa,
Văn học, Triết học, Ngôn ngữ, … để lý giải các hướng nghĩa biểu trưng của
biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà và
Nguyễn Ngọc Tư.

Trong quá trình triển khai luận văn chúng tôi không sử dụng các
phương pháp nghiên cứu một cách biệt lập, đơn lẻ mà sử dụng một cách hài
hòa để đạt hiệu quả cao nhất.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Nội dung
chính của luận văn có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về biểu tượng và biểu tượng nước, lửa.
Chương 2: Các hướng nghĩa của biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của Võ
Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng nước, lửa trong sáng tác của Võ
Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư

14


NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG
VÀ BIỂU TƯỢNG NƯỚC, LỬA
1.1. Giới thuyết về biểu tượng
Vũ trụ được cấu thành bởi những yếu tố mà con người có thể tri giác
được và cả những yếu tố mà con người không thể tri giác được. Để tri giác cái
bất khả tri giác thì người ta dùng một loại môi vật (vật môi giới) gọi là biểu
tượng. Biểu tượng là ngôn ngữ của cái bất khả tri. Theo đó, tất cả những gì là
huyền bí, khó nắm bắt được biểu tượng hóa giải mà trở nên cụ thể, gần gũi và
dễ tiếp nhận hơn.
Từ xưa biểu tượng đã có mặt trong đời sống văn hóa của con người,
trong văn học và trong nhiều lĩnh vực khác. Biểu tượng ngày càng trở nên đầy
ắp trong vốn văn hóa của mỗi người. Vì thế, nghiên cứu biểu tượng chính là
con đường “làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, của hành động, khai mở trí

tuệ về cái chưa biết và cái vô tận”. Nghiên cứu văn hóa, văn học từ biểu
tượng là một hướng tiếp cận khoa học, thú vị và ngày càng trở nên phổ biến.
Tiếp thu các thành tựu khoa học nghiên cứu về biểu tượng của những
người đi trước, chúng tôi muốn nhìn nhận lại một cách có hệ thống lý thuyết
về biểu tượng – cơ sở để tiến hành nghiên cứu làm sáng tỏ đề tài của mình
một cách khoa học và có sức thuyết phục cao trên các phương diện sau:
- Khái niệm
- Quá trình chuyển hóa biểu tượng
- Một số đặc trưng cơ bản của biểu tượng
- Sự khác biệt giữa biểu tượng với kí hiệu, hình ảnh và hình tượng
trong tác phẩm nghệ thuật.

15


1.1.1. Khái niệm
Từ lâu biểu tượng đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu
trong đời sống tinh thần của nhân loại. Nó vừa mang những đặc trưng văn hóa
chung của từng nền văn minh, tôn giáo lại vừa mang những màu sắc riêng của
mỗi quốc gia, dân tộc. Vì thế “giải mã” ngôn ngữ biểu tượng vừa là cách để
mở rộng trường nhận thức, vừa để khám phá ra những giá trị văn hóa truyền
thống còn chìm khuất trong lòng đời sống cộng đồng – xã hội, vừa nhằm làm
chủ một “năng lượng tinh thần” của một loại hình ngôn ngữ đặc biệt.
Thuật ngữ biểu tượng (symbol) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp. Symbol có
nghĩa là “dấu hiệu nhận nhau”, có ý nghĩa tương đương với từ kí hiệu
“sigual”.
Cũng có lý thuyết cho rằng chữ symbol bắt nguồn từ động từ Hy Lạp
“symballo” có nghĩa là “ném vào một vị trí”, “liên kết”, “suy nghĩ về”, “thỏa
thuận”, “ước hẹn”, …
Trong tiếng Hán biểu tượng được chiết tự: “Biểu” có nghĩa là “dấu

hiệu”, “tỏ rõ”, “bày ra” để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. “Tượng” có
nghĩa là “hình tượng”. Theo cách chiết tự này thì biểu tượng được hiểu là một
hình ảnh nào đó được phô bày ra để trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng
trưng nhằm diễn đạt một ý nào đó mang tính trừu tượng.
Biểu tượng (symbol) là một thuật ngữ được nhiều ngành khoa học sử
dụng với những nội hàm khác nhau:
Khởi nguyên, biểu tượng là một “vật được cắt làm đôi”, mảnh sứ, gỗ
hay kim loại. Hai người mỗi người giữ một phần (có thể là chủ và khách,
người cho vay và kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau
lâu dài, …). Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình
xưa hoặc món nợ cũ, tình bạn ngày trước. Biểu tượng chia ra và lại kết lại với
nhau như vậy nên nó chứa hai ý tưởng phân ly và tái hợp. Điều này cũng có

16


nghĩa mọi biểu tượng đều chứa đựng “dấu hiệu bị đập vỡ”, ý nghĩa của biểu
tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ, vừa là nối kết những phần của nó.
Sau này, khi khoa học về biểu tượng hình thành và phát triển, có rất
nhiều quan điểm khác nhau đưa ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu tượng và
vai trò của nó trong đời sống con người.
Biểu tượng (tiếng Anh: “symbol”, tiếng Pháp: “symbole”), theo chúng
tôi thì có thể hiểu một cách chung nhất: Biểu tượng là khái niệm dùng để chỉ
một thực thể bao gồm hai mặt: mặt tồn tại cảm tính trong hiện thực khách
quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người (cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa
có mối quan hệ nội tại, tất yếu với mặt tồn tại cảm tính đó nhưng không bị rút
gọn trong những đặc điểm bản thể của sự tồn tại này (cái được biểu đạt).
Từ những hình dung ban đầu về biểu tượng, càng về sau người nghiên
cứu càng làm dày hơn, đầy đủ hơn hệ thống lý thuyết về biểu tượng.
Có nhiều cách hiểu khác nhau về biểu tượng, tùy theo góc độ và phạm

vi tiếp cận. Ở đây, chúng tôi đưa ra những cách hiểu cơ bản nhất:
Trên thế giới
Trong Triết học, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã định nghĩa
biểu tượng là “hình thức phản ánh cao nhất và phức tạp nhất của giai đoạn
trực quan sinh động. Đó là hình ảnh cảm tính và tương đối hoàn chỉnh còn
lưu lại trong bộ óc con người về sự vật khi sự vật đó không còn trực tiếp tác
động vào các giác quan” [54; 302].
Alain Gheerbrant và Jean Chevalier cho rằng: “Tự bản chất của biểu
tượng, nó phá vỡ các khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong
cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay, đứng im mà biến
ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải dùng các từ để gợi ra
một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng” [2].
Georges Gurvitch thì lại cho rằng: “Các biểu tượng tiết lộ mà che giấu
và che giấu mà tiết lộ” [2].

17


Còn Freud lại quan niệm: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp,
bóng gió và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biểu
tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư
tưởng, mọi lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [2].
Trong khi đó C. G. Jung lại cho rằng: “Biểu tượng không phải là một
phúng dụ, cũng chẳng phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình
ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản chất ta mơ hồ nghi hoặc của tâm
linh” [2].
Ở góc độ ngôn ngữ thì C. G. Jung lại cho rằng “biểu tượng là một danh
từ, một tên gọi hay một đồ vật tuy đã quen thuộc với ta hằng ngày, nhưng còn
gợi thêm những ý nghĩa khác bổ sung vào ý nghĩa ước định, hiển nhiên và
trực tiếp của nó”.

Ở Việt Nam
Biểu tượng là lĩnh vực đã và đang thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều
nhà nghiên cứu trên nhiều phương diện:
Từ phương diện văn học và ngôn ngữ các nhà khoa học cũng có nhiều
cách nhìn nhận về biểu tượng
Theo Từ Điển Tiếng Việt do GS. Hoàng Phê chủ biên thì “biểu tượng
là một hiện tượng tâm sinh lí do một số sự việc ở ngoại giới tác động vào
giác quan khiến ý thức nhận biết được sự vật kích thích hoặc nhìn thấy hình
ảnh của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [56].
Là một hiện tượng tâm sinh lý nên biểu tượng luôn gắn với trí tưởng
tượng của con người. Tưởng tượng là qúa trình tâm lý phản ánh những cái
chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng cách xây dựng hình ảnh mới
trên cơ sở biểu tượng đã có.
Tác giả Nguyễn Thị Ngân Hoa trong luận án tiến sỹ Ngôn ngữ học đã
quan niệm: “Biểu tượng nghệ thuật là các biến thể loại hình ảnh của biểu
tượng văn hóa trong những ngành nghệ thuật khác nhau (hội hoa, âm nhạc,

18


văn học, …). Biểu tượng ngôn từ là sự chuyển hóa sáng tạo lại biểu tượng
nhận thức trong đời sống tâm lý thành biểu tượng biểu đạt – trong phạm vi
nghệ thuật” [37; 43].
Từ điển thuật ngữ Văn học thì lại đĩnh nghĩa: “Biểu tượng là một
phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt
có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hình tượng
nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về
con người và cuộc đời” [30; 24].
Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Điệp trong bài viết Tìm hiểu nguồn gốc
biểu tượng trong ca dao Việt Nam đã cho rằng: “Biểu tượng nghệ thuật bao

gồm mọi dạng thức hình ảnh tĩnh cũng như động và những biểu tượng này có
thể được tạo nên từ các loại hình nghệ thuật khác nhau như hội họa, điêu
khắc, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh. Trong văn học chất liệu để xây dựng biểu
tượng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Với ca dao không có ngôn ngữ thì
không có biểu tượng” [15].
Từ góc độ tâm lí học “biểu tượng là hình ảnh các vật thể, cảnh tượng
và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri giác
biểu tượng có thể mang tính khái quát. Nếu tri giác chỉ liên quan đến hiện tại
thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai” [11].
Như vậy, xét ở phạm trù tâm lí thì biểu tượng có hai cấp độ sau:
Cấp độ thứ nhất, biểu tượng là kết quả của hoạt động nhận thức, cao
hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu lại trong tư duy khi còn các
kích thích trực tiếp (biểu tượng trực quan).
Nếu cảm giác mang lại cho ta từng đặc điểm cụ thể riêng biệt của sự
vật, hiện tượng thì biểu tượng cho ta những dấu hiệu chung nhất, một tên gọi
đơn giản nhất. Nếu tri giác là sự phản ánh trung thực tiếp toàn bộ sự vật trong
một trường hợp cụ thể thì biểu tượng phản ánh khái quát và trừu tượng hơn.

19


Ở cấp độ thứ hai, những ý nghĩa được hình thành thông qua quá trình
tưởng tượng dựa trên khả năng nhận thức về những đặc điểm bản chất của đối
tượng
Như thế, ở mỗi biểu tượng còn bao hàm yếu tố của một sự đánh giá tùy
theo chủ thể. Biểu tượng “đất” trong cách nhìn của người nông dân lại khác
với cách nhìn của nhà địa chất và khác với cách nhìn của nhà văn, nhà thơ.
Dưới góc nhìn văn hóa, biểu tượng là những thực thể vật chất hoặc tinh
thần có khả năng biểu hiện những ý nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính
của nó, tồn tại trong một tập hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn

hóa nhất định (trang phục, tín ngưỡng, hành vi, kiêng kỵ, thần linh, …) Mỗi
dân tộc có nền văn hóa riêng. Mỗi nền văn hóa lại có những biểu tượng thể
hiện tín ngưỡng riêng. Theo quan niệm của người Nhật Bản “muối” là biểu
tượng cho lực lượng thần linh xua đuổi tà ma. Còn người Trung Quốc cho
rằng “nến” là ánh sáng nối giao với tổ tiên. Một quan niệm khá phổ biến của
người phương Đông cho rằng “hoa sen” là biểu tượng cho sự thanh khiết của
cõi phật.
Biểu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện xã hội, mang tính phổ quát
của các biểu tượng phi trực quan. Nó có các biến thể loại hình như: tín
ngưỡng, lễ hội, phong tục, nghệ thuật. Biểu tượng được hình thành trong một
quá trình lâu dài, có tính ước lệ và bền vững, là cảm quan, nhận thức được
lắng đọng, kết tinh, chắt lọc trải qua thời gian với bao biến cố, thăng trầm vẫn
không bị phai mờ mà ngày càng được khắc sâu hơn vào tâm khảm con người.
Và biểu tượng còn là “vật môi giới giúp ta tri giác cái bất khả tri giác. Biểu
tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng, được cả cộng đồng dân
tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài, song giữa biểu
tượng và cái được biểu trưng nhiều khi có mối quan hệ đứt nối, gián đoạn
khiến người ta khó nhận ra. Nó chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu
dẫn ta đến với cái khó có thể nhìn thấy được, nhưng nếu đã là biểu tượng

20


chắc chắn nó đại diện cho các khía cạnh bản chất nào đó của văn hóa một
cộng đồng. Thời gian và không gian làm cho cái được biểu trưng bị mờ đi,
khuất lấp. Khi cái được biểu trưng xa rời quy ước ban đầu đó, nó mở đường
cho sự hình dung và giải thích chủ quan, bay bổng của con người. Phải tìm
ra chìa khóa (mã) mới khai mở được biểu tượng và hầu như không thể giải
mã biểu tượng một lần mà xong” [21].
Như vậy, nhìn từ góc độ văn hóa thì khái niệm biểu tượng đã được xác

định với những tầng ý nghĩa. Vượt qua ý nghĩa miêu tả, biểu tượng đã vươn
lên biểu đạt chiều sâu cảm xúc mang lại hơi thở dân tộc, thời đại.
Từ những khái niệm về biểu tượng nêu trên, chúng tôi thấy các nhà
khoa học đã căn cứ vào đặc trưng của các chuyên ngành của họ để định nghĩa
về biểu tượng. Trong mỗi định nghĩa về biểu tượng bên cạnh những nét
chung, cơ bản (dấu hiệu – biểu trưng, vật biểu trưng mang một ý nghĩa lớn
hơn nó, … ) đều có những nét riêng phụ thuộc vào từng lĩnh vực chuyên
ngành, trong từng thời kì lịch sử (từ khi nó mới phát sinh, phát triển đến ngày
nay) và ở từng nền văn hóa. Đặc biệt biểu tượng nghệ thuật ngôn từ không là
biểu tượng trực quan mà phải được chuyển hóa thành một biểu tượng phi trực
quan, nó không thể hiện những hình ảnh cụ thể của sự vật hiện tượng mà là sự
tổng hòa và thẩm thấu toàn bộ những biểu hiện ngẫu nhiên và cá biệt để đạt
đến cái bản chất, cái tất yếu của đối tượng.
1.1.2. Quá trình chuyển hóa biểu tượng
Biểu tượng tồn tại và đến với chúng ta không phải bằng một hằng số
bất biến mà dưới dạng biến thể, vô vàn những biến thể. Đó là kết quả của quá
trình chuyển hóa không ngừng giữa các cấp độ của biểu tượng, là sự biến đổi
ý nghĩa của biểu tượng trong những phạm vi khác nhau như: đời sống văn
hóa, văn học, nghệ thuật, …
Khởi nguyên những biểu tượng xuất hiện sớm nhất được gọi là “mẫu
gốc”. Mẫu gốc (archetype, còn được gọi là “siêu mẫu”, “cổ mẫu” ).

21


×