Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH HUYỆN TAM ĐƯỜNG và HUYỆN tân UYÊN TỈNH LAI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.77 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

VIÊN THỊ THANH HUYỀN

ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH HUYỆN TAM ĐƯỜNG
VÀ HUYỆN TÂN UYÊN TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành:Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số:60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hiệu

SƠN LA, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Địa danh hành chính
huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu” là
công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, không có sự sao
chép, trùng lặp từ bất kỳ luận văn hay công trình khoa
học nào đã công bố của các tác giả khác.
Người cam đoan

Viên Thị Thanh Huyền


MỤC LỤC
VIÊN THỊ THANH HUYỀN....................................................................................................................1
SƠN LA, NĂM 2015............................................................................................................................1




DANH MỤC BẢNG
VIÊN THỊ THANH HUYỀN....................................................................................................................1
SƠN LA, NĂM 2015............................................................................................................................1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Địa danh học là một phân ngành của ngôn ngữ học. So với vốn từ của
một ngôn ngữ, địa danh chiếm một tỉ lệ không lớn nhưng lại có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt. Bởi vì khi đi tìm hiểu
địa danh, nhất là địa danh hành chính của một vùng đất nào đó chúng ta
không chỉ hiểu một cách cụ thể về con người, văn hóa của vùng đất đó… mà
còn hiểu rõ hơn về ngôn ngữ qua cách sử dụng từ vựng để gọi tên các sự vật,
hiện tượng và cơ chế định danh của sự vật, hiện tượng ấy.
Địa danh là những đơn vị cấu tạo từ chất liệu ngôn ngữ nên chịu sự tác
động của quy luật ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Vì thế nghiên cứu địa danh
giúp ta hiểu thêm lớp từ cổ, từ địa phương… từ đó chúng ta thấy được bức
tranh về sự tiếp xúc ngôn ngữ giữa các tộc người.
Ngoài chức năng định danh sự vật, địa danh còn có chức năng cá thể hóa
đối tượng ngay cả khi nhiều nét nghĩa của nó đã bị mờ hay mất đi. Điều đó có
thể hiểu được khi ta gọi tên một làng, xã nào đó, mặc dù không hiểu được nguồn
gốc hay ý nghĩa tên gọi nhưng chỉ xét tên gọi đó có thể nhận diện và phân biệt
với tên gọi khác hay không. Việc xem xét những nét nghĩa đã mờ nhòa ấy cũng
giúp ích chúng ta rất nhiều trong việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
Không chỉ chịu tác động bởi những tác nhân ngôn ngữ mà địa danh
còn chịu tác động của các tác nhân ngoài ngôn ngữ như đặc điểm văn hóa,
sự thiên di, tiếp xúc ngôn ngữ…của các tộc người. Nó ghi dấu ấn đậm nét
về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng của cư dân một vùng

đất. Chính vì thế, mỗi địa danh luôn có sự liên quan chặt chẽ đến lịch sử,
văn hóa, địa lí, dân cư của vùng. Do đó, việc nghiên cứu địa danh sẽ cung
cấp thêm cho chúng ta kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử của vùng
đất mà ta nghiên cứu.
1


Lai Châu là tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, là địa
bàn có con người đến cư trú từ rất sớm. Tại các di chỉ khảo cổ học đã tìm thấy
các công cụ của thời đồ đá cũ, đồ đá giữa và đồ đá mới. Theo các tài liệu đã
nghiên cứu, trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, Lai Châu đã có rất nhiều
thay đổi. Thời Hùng Vương, Lai Châu thuộc bộ Tân Hưng; thời Lý thuộc lộ
Đà Giang; thời Trần thuộc châu Ninh Viễn; thời Lê thuộc trấn Gia Hưng.
Năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 đã đặt kế hoạch đánh
chiếm tỉnh Hưng Hóa (tỉnh Hưng Hóa nằm trong Quân khu miền Tây, tiếp đó
nằm trong Đạo quan binh thứ 4. Sau đó, Đạo quan binh thứ 4 tách thành Tiểu
quân khu Vạn Bú và Tiểu quân khu Lai Châu). Năm 1909, Toàn quyền Đông
Dương ra Nghị định về thành lập tỉnh Lai Châu gồm Đạo Lai và châu Điện
Biên với phủ Tuần Giáo, dân số khoảng 4 vạn người.
Lai Châu có đường biên giới với tỉnh Vân Nam- Trung Quốc dài
265,095km, thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại. Lai Châu có vị trí chiến
lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh bảo vệ chủ quyền biên giới
quốc gia và phòng hộ đầu nguồn sông Đà.
Trên địa bàn tỉnh có 20 dân tộc anh em cùng sinh sống với tinh thần
đoàn kết, yêu quê hương, đất nước. Vì thế, Lai Châu có nền văn hóa rất phong
phú, đa dạng với những bản sắc riêng độc đáo của từng dân tộc... Tất cả tạo
nên một Lai Châu đặc sắc, đa sắc màu.
Trong khóa luận này chúng tôi chọn địa danh hành chính huyện Tam
Đường và Tân Uyên là hai trong 08 huyện, thành phố của tỉnh Lai Châu, làm
đối tượng khảo sát, nghiên cứu. Từ đó chỉ ra những đặc điểm cơ bản về cách

đặt tên, cơ chế định danh, đặc điểm cấu tạo và sự tri nhận về văn hóa, lịch sử,
con người của những vùng đất này. Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ góp
phần nào đó trong việc mang lại những giá trị lí luận hay thực tiễn giúp ích
cho việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam nói chung.
2


2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận đi vào nghiên cứu địa danh hành chính huyện Tam Đường
và huyện Tân Uyên của tỉnh Lai Châu từ góc độ cấu tạo, nguồn gốc, ý nghĩa
gắn với những đặc trưng văn hóa vùng miền để thấy được sự giao thoa giữa
ngôn ngữ và văn hóa ở những vùng này.
Dựa trên kết quả khảo sát về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa, nguồn gốc và
sự biến đổi địa danh hành chính ở huyện Tam Đường và Tân Uyên, chúng tôi
sẽ rút ra một vài nhận xét sơ lược liên quan đến sự phát triển của tiếng Việt
và sự giao thoa, tiếp xúc ngôn ngữ chủ yếu ở một số vùng phương ngữ. Cũng
qua đó nhằm khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò, giá trị và mối quan hệ hữu cơ
giữa địa danh học với từ vựng học; giữa địa danh với lịch sử học, văn hóa
học, địa lý học… Từ đó chúng tôi hy vọng có thề góp một phần tư liệu về việc
tìm hiểu địa danh Việt Nam nói chung và Tam Đường, Tân Uyên nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận này chúng tôi lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hệ thống địa
danh hành chính ở huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Để có cứ liệu nghiên cứu về đối tượng, chúng tôi tập trung nghiên cứu
địa bàn huyện Tam Đường gồm 1 thị trấn, 13 xã, huyện Tân Uyên gồm 1 thị
trấn và 09 xã. Chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu tất cả các địa danh hành chính
trong 02 huyện như bản , xã.
4. Lịch sử vấn đề
4.1. Lịch sử nghiên cứu địa danh trên thế giới và Việt Nam
Vấn đề nghiên cứu địa danh được phát triển rất sớm trên thế giới. Đến

đầu thế kỷ XX, nghiên cứu địa danh được quan tâm, chú trọng và phát triển
sâu rộng. Các nhà nghiên cứu địa danh không chỉ thuần túy đi tìm hiểu nguồn
gốc địa danh mà còn đi tìm sự gắn kết giữa địa danh với lịch sử, địa lý, ngôn
ngữ…Trên thế giới phải kể đến các công trình tiêu biểu của các nhà địa danh
3


học ở Liên Xô như: Iu.A.Kapenco (1964) “Bàn về địa danh học đồng đại”;
A.I. Popov (1964) với “Những nguyên tắc cơ bản của việc nghiên cứu địa
danh”; E.M. Muzaev (1964) có “Những khuynh hướng cơ bản của việc
nghiên cứu địa danh” ...
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu địa danh cũng được quan tâm từ khá
sớm nhưng chủ yếu dưới góc độ địa lý và lịch sử.
Dưới góc độ địa lý có các bộ sử, địa chí như: Dư địa chí của Nguyễn
Trãi (thế kỷ XV), Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV), Gia
Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, Lịch triều hiến chương loại chí của
Phan Huy Chú, Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí, Phương
Đình dư địa chí của Nguyễn Siêu...
Từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có các công trình như Tên làng xã
Việt Nam đầu thế kỷ XIX (thuộc các tỉnh từ Nghệ An trở ra) do Dương Thị
The và Phạm Thị Thoa biên soạn; tên làng xã địa dư các tỉnh Bắc Kỳ của Ngô
Vi Liễn (1999). Từ góc độ lịch sử có công trình Đất nước Việt Nam qua các
đời của Đào Duy Anh (1994); Việt Nam- những thay đổi về địa danh và địa
giới hành chính 1945- 2002 của Nguyễn Quang Ân (2003); Những vấn đề về
địa danh học Việt Nam của Nguyễn Văn Âu, Sổ tay địa danh Việt Nam của
Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam của Nguyễn Dược- Trung Hải, Từ
điển bách khoa địa danh Hải Phòng của Ngô Đăng Lợi...
Vấn đề nghiên cứu địa danh ở Việt Nam thực sự được chú trọng và có
những bước tiến đáng kể từ năm 1960, trong đó Mối quan hệ về ngôn ngữ cổ
đại ở Đông Nam Á qua một vài tên sông của Hoàng Thị Châu (1964) được

xem là công trình đầu tiên đi tiên phong cho lĩnh vực nghiên cứu địa danh
dưới góc độ ngôn ngữ học.
Ngoài ra còn phải kể đến các luận án Tiến sĩ nghiên cứu địa danh như:
của Lê Trung Hoa với Những đặc điểm chính của địa danh ở thành phố Hồ
4


Chí Minh; Nguyễn Kiên Trường có Những đặc điểm chính của địa danh Hải
Phòng (sơ bộ so sánh với một số vùng khác);Từ Thu Mai với Nghiên cứu địa
danh Quảng Trị...
Tác giả Trần Trí Dõi có những nghiên cứu về địa danh học như Ngôn
ngữ và sự phát triển văn hoá xã hội ; Về địa danh Cửa Lò, Về một vài tên gốc
Nam Đảo trong vùng Hà Nội xưa, Về địa danh biên giới Tây Nam...
4.2. Vấn đề nghiên cứu địa danh hành chính ở huyện Tam Đường và
huyện Tân Uyên
Huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên cho đến nay vẫn là những địa
bàn mới mẻ cho nghiên cứu địa danh học. Chúng tôi mới chỉ tìm thấy một số
công trình nghiên cứu mang tính thống kê như Lịch sử đảng bộ tỉnh Lai
Châu, Lịch sử đảng bộ huyện Tam Đường, Lịch sử Đảng bộ huyện Than
Uyên… Những công trình này hầu hết chỉ được đề cập dưới góc độ lịch sử,
văn hóa, du lịch mà chưa có nghiên cứu nào về địa danh Tam Đường, Tân
Uyên được đề cập dưới góc độ ngôn ngữ học.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu
Để có được tư liệu một cách đầy đủ và trung thực về địa danh hành
chính huyện Tam Đường, chúng tôi đã sưu tầm, tập hợp tên gọi của đối tượng
được phân bố rộng trong địa danh hành chính.
- Tư liệu thành văn: Nguồn tư liệu lấy từ sách, báo, từ điển, địa chí viết
về địa phương từ phòng văn hóa, ủy ban nhân dân, thư viện…
- Tư liệu điền dã: đây là nguồn tư liệu quan trọng được khai thác từ cán

bộ và nhân dân địa phương.
- Sau khi thu thập xong địa danh hành chính chúng tôi tiến hành thực
hiện thao tác thống kê ngôn ngữ học (định tính và định lượng) để phân loại,
chia nhóm các địa danh như sau:
5


+ Địa danh (Tên gọi đối tượng)
+ Loại hình đối tượng (danh từ chung chỉ đối tượng)
+ Số lượng các yếu tố cấu tạo nên địa danh.
+ Phương thức cấu tạo địa danh (cấu tạo đơn, cấu tạo phức theo các
quan hệ chính phụ, chủ vị, đẳng lập).
+ Nguồn gốc ngôn ngữ của các yếu tố (Tày- Thái, Hán Tây Nam, thuần
Việt, Hán Việt, dân tộc thiểu số khác, hỗn hợp).
+ Cấu tạo ý nghĩa của các địa danh ( thành tố chung, địa danh theo
nguồn gốc ngôn ngữ, các phương diện văn hóa)
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Hai phương pháp được sử dụng chính trong khóa luận là phương pháp
quy nạp và phương pháp miêu tả. Từ những dữ liệu đã phâp loại, chúng tôi
tiến hành mô tả về đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa tên gọi. Trên cơ sở dữ liệu được
thu thập và xử lí đó, chúng tôi sử dụng phương pháp quy nạp, đưa ra một số
nhận định, đánh giá về vấn đề được nghiên cứu.
Ngoài ra chúng tôi cũng sử dụng thao tác nghiên cứu của các khoa học
thuộc các ngành khác như Lịch sử học, Địa lý học… để đưa ra những kiến
giải ban đầu về nguồn gốc, ý nghĩa địa danh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Một vài giới thiệu chung
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.2. Vài nét về địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu

1.3. Vài nét về địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu
1.4. Tiểu kết
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo địa danh hành chính huyện Tam Đường
và huyện Tân Uyên
6


2.1. Kết quả thu thập và phân loại địa danh hành chính huyện Tam
Đường, huyện Tân Uyên
2.2. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh hành chính huyện Tam Đường
và huyện Tân Uyên
2.3. Tiểu kết
Chương 3: Đặc điểm ý nghĩa của địa danh hành chính huyện Tam
Đường và huyện Tân Uyên
3.1. Mối quan hệ giữa ý nghĩa của địa danh và hiện thực được phản ánh.
3.2. Tính rõ ràng về nghĩa của các yếu tố trong địa danh được thể hiện
qua nguồn gốc ngôn ngữ
3.3. Phân loại nhóm ý nghĩa thể hiện qua các yếu tố cấu tạo địa danh
3.4. Ý nghĩa địa danh hành chính huyện Tam Đường và huyện Tân Uyên
3.5. Đặc trưng văn hóa thể hiện trong địa danh
3.6. Tiểu kết

7


NỘI DUNG
Chương 1
MỘT VÀI GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm địa danh

Khái niệm địa danh bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp topomina hay toponoma
có nghĩa là “tên gọi điểm địa lý”. Trong đó, topos nghĩa là địa điểm,
onoma/onima nghĩa là tên gọi.
Tuy có lịch sử nghiên cứu khá lâu nhưng các nhà địa danh học vẫn
chưa đi đến một khái niệm thống nhất.
Trong cuốn “Địa danh học là gì?” tác giả A.V. Superanskaja cho rằng
“Tên gọi các địa điểm được biểu thị bằng những từ riêng. Đó là tên gọi địa lý,
địa danh hay toponimia”, và cũng chỉ rõ “Những địa điểm, mục tiêu địa lý đó là
những thể tự nhiên hay nhân tạo với sự định vị xác định trên bề mặt trái đất”.
Các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng đưa ra các định nghĩa khác nhau
về địa danh.
Tác giả Hoàng Thị Châu cho rằng “Địa danh hay là tên địa lý
(toponym, gegraphicalname) là tên vùng, tên sông, tên núi, là tên gọi các đối
tượng địa hình khác nhau, tên nơi cư trú, tên hành chính…được con người
đặt ra. Địa danh chứa những thông tin về tinh thần, văn hóa, xã hội, lịch sử,
ngôn ngữ và chính trị” [5;14].
Theo Nguyễn Văn Âu, “Địa danh là tên đất, gồm tên sông, tên núi, tên
mạc hay tên địa phương, các dân tộc” [3; 15]. Lê Trung Hoa khi nghiên cứu
về địa danh thành phố Hồ Chí Minh lại cho rằng: “Địa danh là những từ
hoặc ngữ cố định được dùng làm tên riêng của các địa hình tự nhiên, các đơn
vị hành chính, các vùng lãnh thổ (không có ranh giới rõ ràng) và các công
trình xây dựng thiên về không gian hai chiều. Trước địa danh, ta có thể đặt
8


một danh từ chung chỉ tiểu loại danh từ đó: sông Sài Gòn, đường Ba Tơ, ấp
Bàu Trăn, vùng Bà Quẹo…” [18;28].
Còn Nguyễn Kiên Trường thì cho rằng “Địa danh là tên riêng của các
đối tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”
[37;16].

Từ những định nghĩa trên chúng tôi thấy, về cơ bản có thể thấy các
thuộc tính của địa danh như sau:
Thứ nhất, địa danh là lớp từ vựng của một ngôn ngữ, không chỉ gọi tên
các đối tượng địa lí gắn với từng vùng đất cụ thể mà còn là tên gọi của tất cả
các đối tượng địa lí tồn tại trên trái đất như đối tượng địa lí tự nhiên, đối
tượng địa lí cư trú, công trình do con người tạo nên… Nó hoạt động và chịu
tác động chi phối của các quy luật ngôn ngữ nói chung về các mặt ngữ âm,
ngữ pháp, ngữ nghĩa và từ vựng.
Thứ hai, về mặt cấu tạo, địa danh gồm hai thành tố: thành tố chung và
tên riêng (tên địa danh)
Thứ ba, địa danh có chức năng cơ bản là định danh và cá thể hóa đối
tượng, phản ánh hiện thực, làm công cụ giao tiếp.
Thứ tư, về ý nghĩa, địa danh có tính lí do; trong nhiều trường hợp người
ta có thể giải thích nguyên nhân đặt tên cho đối tượng cũng như những dấu ấn
văn hóa của nó.
Như vậy, chúng ta có thể thấy việc xác định khái niệm địa danh là một
vấn đề khá phức tạp. Trong luận văn này chúng tôi xin chọn cách hiểu về địa
danh của tác giả Nguyễn Kiên Trường “Địa danh là tên riêng của các đối
tượng địa lí tự nhiên và nhân văn có vị trí xác định trên bề mặt trái đất”
[37;16] để làm cơ sở cho việc khảo sát địa danh huyện Tam Đường, huyện
Tân Uyên của tỉnh Lai Châu.

9


1.1.2.Cách phân loại địa danh
Phân loại địa danh kà một vấn đề khá phức tạp, tùy theo cách tiếp cận,
đối tượng, phương pháp, mục đích nghiên cứu mà các nhà địa danh học đưa
ra những cách phân loại khác nhau.
- Cách phân loại của A. V Superanskaja

1) Tên gọi của các địa điểm dân cư 2)Tên gọi của các con sông 3) tên
gọi của núi non 4) Tên gọi các công trình trong thành phố 5) Tên gọi đường
phố 6) Tên gọi quảng trường 7) Tên gọi mạng lưới giao thông 8) Tên gọi
những địa điểm dân cư nhỏ.
- Cách phân loại của Nguyễn Văn Âu
Nguyễn Văn Âu dựa trên những đặc tính cơ bản về địa lí - xã hội để
phân chia địa danh, kiểu địa danh và dạng địa danh
Loại địa danh: địa danh tự nhiên và địa danh kinh tế - xã hội.
Kiểu địa danh: thủy danh; sơn danh; lâm danh; làng xã; huyện thị; tỉnh/
thành phố; quốc gia.
Dạng địa danh: sông ngòi; hồ đầm; đồi núi; hải đảo; rừng núi; truông,
trảng; làng xã; huyện, quận; thị trấn; tỉnh; thành phố; quốc gia.
- Cách phân loại của Lê Trung Hoa
Bằng những tiêu chí khác nhau, tác giả Lê Trung Hoa đã đưa ra hai
bảng phân loại. Theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên địa danh được chia
thành hai nhóm lớn: Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và Địa danh chỉ các
đối tượng nhân tạo. Trong đó, địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên gồm có tên
các địa hình núi, đồi, gò, sông, rạch... Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo lại
có thể chia thành ba loại nhỏ: địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về
không gian hai chiều; địa danh chỉ các đơn vị hành chính; địa danh chỉ các
vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng. Theo tiêu chí ngữ nguyên, tác giả
phân chia địa danh Việt Nam thành bốn nhóm lớn: 1) Địa danh thuần Việt; 2)
10


Địa danh Hán Việt; 3) Địa danh bằng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số; 4) Địa
danh bằng các ngoại ngữ. Tác giả cũng chỉ rõ, nhóm thứ 3 là các địa danh có
nguồn gốc các ngôn ngữ dân tộc thiểu số như: Chăm, Khmer, Bana, Êđê, Gia
rai... Nhóm thứ 4 chủ yếu là các địa danh gốc Pháp, một số là địa danh gốc
Inđônêsia, Malaysia... [17;11]

- Cách phân loại của tác giả Nguyễn Kiên Trường
Tác giả Nguyễn Kiên Trường, khi phân loại địa danh Hải Phòng, bên
cạnh việc tiếp thu hai tiêu chí phân loại của Lê Trung Hoa còn đưa thêm một tiêu
chí là: dựa vào chức năng giao tiếp. Theo tiêu chí này, tác giả đã phân chia địa
danh thành các nhóm: tên chính thức, tên cổ, tên cũ hay các tên gọi khác.
Trong những cách phân loại trên chúng tôi nhận thấy cách phân loại
cuả tác giả Lê Trung Hoa là hợp lí. Việc phân loại đia danh theo nguồn gốc
ngữ nguyên là cần thiết vì từ đó chúng ta sẽ hiểu thêm sự tiếp xúc giữa ngôn
ngữ và văn hóa; hơn nữa một trong những nội dung cơ bản của địa danh học
là nghiên cứu nguồn gốc địa danh.
1.1.3. Về địa danh hành chính
Địa danh hành chính là địa danh do chính quyền hoặc người dân đặt
tên cho các đơn vị hành chính trong một khu vực nhằm cá thể hóa địa danh đó
và phục vụ cho Nhà nước trong việc quản lý.
Các đơn vị hành chính của Lai Châu gồm có Tỉnh, thành phố, huyện,
xã, thị trấn, các tổ dân phố và các bản. Trong đó:
Huyện là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh, trong huyện có nhiều xã và
thị trấn.
Xã là đơn vị hành chính cơ sở ở nông thôn trực thuộc huyện, một xã
gồm có nhiều thôn, bản.
Thị trấn là trung tâm hành chính của huyện tương đương với một xa,
trong một thị trấn có nhiều bản hoặc tổ dân phố.
11


Thôn, bản, tổ dân phố được coi là đơn vị hành chính cơ sở nhỏ nhất
trong hệ thống đơn vị hành chính ở nước ta hiện nay trực thuộc xã thị trấn.
Có thể nói, địa danh hành chính là tên riêng của các đơn vị hành chính có
ranh giới rõ ràng, có thể xác định được diện tích và nhân khẩu; đồng thời ra đời
thông qua các văn bản, quyết định của chính quyền Trung ương và địa phương.

1.2. Vài nét về địa bàn huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu
1.2.1. Về điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Về vị trí địa lý
Tam Đường là một huyện vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Lai
Châu. Tọa độ địa lý từ 22°10’00” đến 22°30’00” độ vĩ Bắc; từ 103 °18’ đến
103 °46’ kinh độ Đông. Vị trí tiếp giáp: phía Bắc giáp huyện Phong Thổ tỉnh
Lai Châu và huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai; phía Tây giáp huyện Sìn Hồ và
thành phố Lai Châu; phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai; phía Nam
giáp huyện Sìn Hồ và huyện Tân Uyên. Tính đến tháng 4/2008 tổng diện tích
của huyện là 68.472,56 ha diện tích tự nhiên.
Tam Đường có vị trí khá thuận lợi so với các huyện khác trong tỉnh
Lai Châu có quốc lộ 4D chạy qua, cách trung tâm thành phố Lai Châu 25 km
vì thế việc đi lại của người dân cũng như giao thương giữa các xã, bản trong
huyện cũng như với thành phố Lai Châu và các huyện lân cận cơ bản thuận
lợi. Huyện cũng có các điểm du lịch như Động Tiên Sơn, thác Tác Tình, và
các địa điểm du lịch cộng đồng, hàng năm cũng thu hút một lượng khách nhất
định đến tham quan, huyện có 01 làng nghề là làng nghề làm miến dong Bình
Lư... Những yếu tố trên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, dịch vụ
du lịch của địa phương. Như vậy, với vị trí địa lý đó, huyện Tam Đường có
các điều kiện để phát huy các nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2.1.2. Về địa hình, đất đai
Tam Đường có địa hình phức tạp, được cấu tạo bởi các dãy núi chạy
12


dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Phía Đông Bắc là dãy Hoàng Liên Sơn
kéo dài hơn 80km với đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143m. Phía Đông Nam là dãy
Pu Sam Cáp dài khoảng 60km. Xen kẽ giữa các dãy núi cao là các lòng chảo
và sông suối như: Lòng chảo Tam Đường- Bản Giang có diện tích khoảng
3.500ha, dốc thoải đều từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình 900m; Lòng

chảo Tam Đường- Thèn Sin chạy dài theo suối Nậm So, diện tích khoảng
500ha; Lòng chảo Bình Lư- Nà Tăm- Bản Bo diện tích 1800ha, độ cao từ
600- 800m. Đây là các vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là
trong cây lương thực, cây công nghiệp.
Tam Đường có trên 68.000ha đất tự nhiên, chiếm 8,1% diện tích tự
nhiên của tỉnh Lai Châu với nhiều nhóm đất khác nhau như nhóm đất phù sa,
nhóm đất đen, nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi... Trong
đó, có trên 9000ha (trong tổng số 33.000ha chưa sử dụng) đất rừng có thể
phát triển trồng rừng kinh tế với các loại cây ăn quả ôn đới, trồng keo lấy gỗ,
trồng cây lấy quả sản xuất dầu sinh học, trồng các loại hoa xứ lạnh, các loại
dược liệu quý hiếm... Với ưu thế là diện tích đất chưa sử dụng tương đối lớn
nên trong thời gian qua, đã có nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đến
đăng ký thuê đất để trồng rừng, trồng cây ăn quả và dược liệu... Đặc biệt Tam
Đường có hàng trăm ha đất nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn có nguồn nước
sạch, độ lạnh trung bình dưới 20°C rất thích hợp nuôi các loại cá nước lạnh có
giá trị kinh tế cao như cá tầm, cá hồi,...
1.2.1.3. Về khí hậu, thủy văn
Tam Đường nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt. Mùa
mưa từ tháng 4 đến tháng 9, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8 chiếm 7580% tổng lượng mưa trong năm, trung bình từ 1800- 2000mm/năm, cao nhất
là 2500mm/năm. Vào mùa này thường xuất hiện mưa đá, trung bình 1,6
lần/năm; giông xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5, kèm theo gió xoáy. Mùa khô
13


kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết khô hanh, ít mưa, lạnh và
thường xuất hiện sương mù, sương muối vào tháng 12, tháng 01 ở vùng cao
như đèo Hoàng Liên Sơn, đèo Giang Ma...
Số giờ nắng trung bình trong năm ở Tam Đường từ 2100- 2300 giờ. Độ
ẩm không khí trung bình là 83%, độ ẩm thấp nhất là 56%. Hướng gió chính là
hướng Đông Nam, tốc độ gió trung bình từ 1-2m/s. Lượng bốc hơi trung bình

năm là 889,6mm.
Do diện tích rộng và địa hình phức tạp nên biên độ dao động nhiệt ở
Tam Đường khá mạnh, trung bình khoảng 8- 9°C, vào mùa đông lên tới 910°C, có nơi 11- 12°C. Tuy nhiên, ở một số nơi có độ cao trên 1000m, trị số
biên độ ngày đêm giảm, trung bình khoảng 7- 8°C, vào mùa đông nhiệt độ
khoảng 8- 9°C. Nhiệt độ trung bình năm từ 22- 26°C, nhiệt độ cao nhất 35°C,
nhiệt độ thấp nhất có thể xuống dưới 0°C.
Hệ thống sông suối- thủy văn của Tam Đường được phân bố tương đối
đều với 2 hệ thống chính: Sông Nậm Mu chảy qua Nà Tăm, Bản Bo và suối
Nậm So từ Tả Lèng qua xã San Thàng (thành phố Lai Châu), xã Thèn Sin hòa
vào dòng Nậm Na. Những con suối là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chủ yếu
cho người dân trên địa bàn huyện. Do địa hình bị chia cắt mạnh, các con sông có
độ dốc lớn nên có nhiều tiềm năng để xây dựng các trạm thủy điện nhỏ và vừa.
1.2.1.4. Về tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện có một số mỏ khoáng sản có giá trị kinh tế cao như:
mỏ đất hiếm Đông Pao; mỏ vàng, vàng đa kim ở xã Khun Há, Tả Lèng, Thèn
Sin; mỏ sắt, chì, kẽm ở xã Khun Há, Bình lư, Sơn Bình; đất sét ở xã Bình Lư;
nước khoáng ở xã Bình Lư, mỏ đá vôi ở xã Bản Bo có chất lượng tốt để làm
xi măng và hàng chục điểm khai thác cát, đá, sỏi trên dòng sông Nậm Mu,
Nậm Đích,... Với nguồn khoáng sản khá phong phú, trữ lượng lớn, Tam
Đường có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp.
14


1.2.2. Về dân số
Theo số liệu thống kê, dân số của huyện Tam Đường, dân số huyện
Tam Đường đến tháng 12/ 2009 là 46.767 nhân khẩu, trong đó khu vực đô thị
có 5.651 người, chiếm 12,09% dân số toàn huyện, khu vực nông thôn có
41.116 người, chiếm 87,91% dân số toàn huyện. Quy mô bình quân 5,68
người/hộ, mật độ dân số bình quân 58 người/km2. Huyện Tam Đường có 12
dân tộc cùng sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số như Lào, Lự, Dao,

Mông, Giấy,... chiếm trên 84% dân số.
1.2.3. Lịch sử và địa giới hành chính
Ở Tam Đường, Phong Thổ, dấu tích sinh sống của con người có từ khá
sớm. Nhiều dấu vết về khảo cổ học đã được tìm thấy như ở Thẩm Cung
(Mường Xo), trống đồng ở Bản Giang,... Ngoài ra, các tài liệu khảo sát về dân
tộc cũng chứng minh sự cư ngụ từ khá sớm của người Thái, người Mông và
người Dao trên vùng đất này.
Vào thời Lý, vùng đất Tam Đường nằm trong châu Đăng. Sang thời
Trần- Hồ kéo đến tận Lê- Nguyễn, châu Đăng đổi tên là châu Chiêu Tấn
(hoặc Châu Tiến) thuộc Hưng Hóa. Người Thái gọi vùng này là Mường Xo,
khi họ di cư từ Mường Xo Luông tới (thế kỷ VX- thời Tà Ngần). Trong bộ sử
thi “Quắm tố Mường” (Kể chuyện bản Mường) cho biết, người địa phương
còn gọi là Mường Pá Phạn (mường miệng trời) hoặc Mường Pá Phạng
(mường trời thét) vì nơi này hay có sấm sét, cũng có khi được gọi là Mường
Tiến (“tiến” là tiếng tượng thanh chỉ tiếng sét trong ngôn ngữ Thái).
Theo Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” và Hoàng Trọng Chính
trong “Hưng Hóa Phong Thổ lục” thì Chiêu Tấn có thổ âm là Mường Thu
hoặc Mường Xo, phía trên giáp huyện Kiến Thủy nước Thanh, phía dưới giáp
châu Quỳnh Nhai, phía đông giáp với Lai Châu, phía tây giáp Thủy Vĩ, gồm
14 động, số đinh 201 xuất, địa thế rộng rãi, ruộng đất màu mỡ, dân cư đông
15


đúc; thôn Lâm (tục gọi là Mường Khóa) có kim sa, thổ sản, nhiều cá, đàn ông
đàn bà đều thạo việc săn, bắn, bơi lội, đan lát, thêu thùa,...
Nguyễn Thiên Tích trong lời cẩn án cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn
Trãi cho biết châu Chiêu Tấn thuộc phủ Yên Tây của thừa tuyên Hưng Hóa.
Đến thời Nguyễn, triều đình đặt châu lỵ tại Dương Đạt (có tài liệu gọi là
Dương Quỳ). Châu Chiêu Tấn hay Mường Tiến được tạo thành bởi nhiều
mường nhỏ gộp lại như: mường chiêu (chiềng pung), mường than, mường

kim, mường cang, mường mả (lương tiên), mường sát (dương đạt), mường
bo, san thàng (tam đường), mường kim, mường khóa (thông lâm).
Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, ghi châu
Chiêu Tấn có 14 động, còn sách “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm” lại ghi có 11
động, trại, thôn, nhưng khi thống kê chỉ có 10, gồm: Thanh Quỳ, Minh Lang,
Phong Thu, Ngo Phúc, Làng Nam, Li Bô, Dương Đạt, Than Nguyên. Sách
“Đại Nam nhất thống chí” cho biết năm Minh Mệnh thứ 19 (1824) mới đặt lưu
quan, đổi động làm xã và đặt tên tổng, nay lãnh 2 tổng, 5 xã, 2 trại và 4 thôn.
Dưới thời Pháp thuộc, châu Chiêu Tấn nằm dưới chế độ quân quản bắt
nguồn từ chính sách “Thực dân bằng quân sự” (Colonissation militaire) của
Galiêni, chủ trương không lập chế độ cứng rắn càng lâu càng tốt. Sau một
thời gian nằm trong Quân khu Tây, đến ngày 24- 5- 1886, châu Chiêu Tấn
được cắt khỏi tỉnh Hưng Hóa, sáp nhập vào tỉnh Lào Cai (nguyên tên là Lão
Nhai- tức phố cũ) thành lập cùng ngày, đặt dưới quyền tài phán quân sự, đứng
đầu là một phó công sứ quân sự.
Ngày 15- 4- 1888, theo Nghị định của toàn quyền Đông Dương, Lào
Cai trở thành Quân khu 1, do thiếu tá Vanhken Mayê chỉ huy. Ngày 23- 11890, Lào Cai được quay trở lại chế độ cai trị dân sự, đứng đầu là một công
sứ người Pháp. Hơn một năm sau, ngày 20- 8- 1891, Lào Cai lại bị đưa vào
Đạo quan binh (Tereitoiri militaire), trở thành tiểu quân khu Lào Cai, sáp
16


nhập với tiểu quân khu Yên Bái thành Đạo quan binh 4. Ngày 01- 4- 1900,
tỉnh Yên Bái được thành lập, Đạo quan binh 4 chỉ còn lại Lào Cai (Thủy Vĩ,
Chiêu Tấn, Văn Bàn, Lục Yên). Ngày 28- 3- 1903, Đạo quan binh 4 chia làm
3 tiểu quân khu gồm Lào Cai, Cố Lừu, Bảo Hà. Ngày 28- 2- 1904 chỉ còn lại
Lào Cai, Cố Lừu và ngày 20- 6- 1905 chỉ còn lại Lào Cai, do đó Đạo quan
binh 4 đổi thành Đạo quan binh Lào Cai gồm châu Chiêu Tấn, Thủy Vĩ. Ngày
12- 7- 1907, tỉnh Lào Cai được thành lập. Phần lớn đất đai của châu Chiêu
Tấn chuyển thành Đại Lý Phong Thổ nằm dưới chế độ quân quản, do một sĩ

quan cấp úy phụ trách.
Ngày 9- 3- 1944, theo Nghị định do Thống sứ Bắc Kỳ ký, Đại Lý
Phong Thổ được đổi tên thành châu Phong Thổ trên cơ sở phủ Thủy Vĩ trả lại
một số vùng trước đây Chiêu Tấn nhập vào. Theo đó, châu Phong Thổ gồm 4
xã: Phong Thổ (Mường Xo), Tam Đường (San Thàng), Dào San, Bình Lư
(Mường Lự), bao gồm 193 bản mường, 4085 đinh xuất với diện tích là
1400km2, lỵ sở đặt tại Phong Thổ. Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945
thành công cho đến khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc, Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn công nhận Phong Thổ là đơn vị cấp
huyện nằm trong tỉnh Lào Cai.
Ngày 24- 12- 1962 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa II quyết định thành
lập lại tỉnh Sơn La, Lai Châu và thành lập tỉnh mới Nghĩa Lộ. Phong Thổ lúc
này trở thành một trong 8 huyện của tỉnh Lai Châu.
Ngày 14- 1- 2002, Chính phủ ra Nghị định số 08/2002/NĐ- CP về việc
điều chỉnh địa giới huyện Mường Tè, huyện Mường Lay để thành lập huyện
Mường Nhé và chia tách huyện Phong Thổ để thành lập huyện Tam Đường,
tỉnh Lai Châu. Theo Nghị định này, huyện Phong Thổ được chia thành 2
huyện Tam Đường và Phong Thổ ngày nay. Huyện Tam Đường gồm 82.
843,7ha diện tích đất tự nhiên và 52.567 nhân khẩu.
17


Tháng 11- 2003, Quốc hội ra Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia
và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Trong đó chia tỉnh Lai Châu
thành tỉnh Lai Châu (mới) và tỉnh Điện Biên; huyện Tam Đường thuộc tỉnh Lai
Châu mới, thị trấn Phong Thổ thuộc huyện Tam Đường đồng thời là tỉnh lỵ.
Tháng 10- 2004, Chính phủ ra Nghị định số 176/2004/NĐ- CP về việc
thành lập thị xã Lai Châu và thành lập các thị trấn thuộc các huyện Tam
Đường, Phong Thổ. Theo Nghị định này, một phần diện tích và dân số của
huyện Tam Đường được tách ra để thành lập thị xã Lai Châu mới, đồng thời

thị trấn Tam Đường cũng được thành lập. Huyện Tam Đường còn lại 75. 760,
70ha diện tích tự nhiên và 42.131 nhân khẩu.
Tháng 12- 2006, Chính phủ ra Nghị định số 156/2006/NĐ-CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã, huyện; thành lập xã thuộc các huyện Than
Uyên, Tân Uyên, Sìn Hồ và Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Nghị định quyết định
thành lập xã Sơn Bình thuộc huyện Tam Đường, đồng thời chuyển xã Lả Nhì
Thàng thuộc huyện Tam Đường về huyện Phong Thổ. Huyện Tam Đường
thời điểm này có 68. 656,56ha diện tích đất tự nhiên và 40. 685 nhân khẩu.
Tháng 4- 2008, Chính phủ ra Nghị định số 41/2008/NĐ- CP về việc
điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Than
Uyên, Tam Đường và Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Quyết định thành lập xã
Giang Ma thuộc huyện Tam Đường. Huyện Tam Đường lúc này có
68.472,56ha diện tích tự nhiên và 46. 271 nhân khẩu.
1.2.4. Truyền thống văn hóa
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước cũng như trong lao
động, sản xuất, các dân tộc Tam Đường đã tạo ra một nền văn hóa, nghệ thuật
đa dạng và phong phú. Những thành tựu to lớn nhất đã được đúc kết là: Trồng
lúa nước, làm nhà sàn, đúc trống đồng.
Người Lự thường làm nhà sàn hai mái, mái sau ngắn, mái trước dài che
18


khoảng không ở cầu thang và hàng hiên. Người Lự còn có nghề dệt thổ cẩm,
trang phục của họ thường có hoa văn trang trí sặc sỡ trên nền vải nhuôm
chàm. Người Lự thích ăn cơm nếp hơn cơm tẻ, thích ăn ớt, uống nước chè và
đàn ông thường hút thuốc lào. Người Thái cũng có truyền thống văn hóa rất
độc đáo: ăn cơm nếp, uống rượu cần, ở nhà sàn, mặc xửa cóm, nghệ thuật
đánh đàn tính cùng các tác phẩm viết về luật tục, tập quán như: nọn xứa (ngủ
đệm), xư nạng (chữ nàng), lạng cụn (dạy người); trong sản xuất, đời sống sinh
hoạt, hát (tiếng Thái là khắp) khắp sứ, khắp sao, tức là đọc, là ngâm, là hát

những tác phẩm dân tộc, đã đóng góp cho kho tàng nghệ thuật và tri thức Việt
Nam một phần đáng kể. Điệu múa khèn và tiếng khèn lá của người Mông ở
Hồ Thầu, Tả Lèng, tiếng kèn pí kẻo của người Giấy ở Tam Đường, cùng với
điệu múa chông của người Dao... càng làm phong phú các sắc thái văn hóa
của dân tộc Việt Nam.
Tam Đường có nhiều lễ hội độc đáo như Lễ hội té nước Bun Vốc Nậm
của bà con dân tộc Lào được tổ chức vào dịp thu hoạch lúa. Lễ hội Tủ Cải của
người Dao Đầu Bằng (là sự kết hợp giữa đạo giáo và tín ngưỡng bản địa, gắn ý
niệm tâm linh với sự kiện đánh dấu tuổi trưởng thành của người nam giới dân
tộc Dao). Bên cạnh đó, Tam Đường còn nổi tiếng với nhiều lễ tết của người
Môn như Tết Soong Síp (Tết Cơm mới), Tết Kim Lao Mao (Tết uống rượu), tết
ông Táo. Đặc biệt, Tết Nen- Bươn- Tiền (Tết Nguyên Đán) là lễ hội lớn nhất
của người Mông, được tổ chức giữa mùa đong (trước hoặc sau tết Dương lịch).
Trong đêm giao thừa, các gia đình thường cử người con trai đi lấy nước ngoài
sông, suối đem về nhà cúng tổ tiên. Vào ngày đầu năm, người Mông đem dao,
rựa phát quang đường đi để năm mới thông thoáng. Trong hội chơi núi mùa
xuân, người Mông thích các trò chơi bắn súng, bắn nỏ, hát giao duyên, múa
khèn, múa võ, ném pa páo, biểu diễn khèn,... Ngoài ra, Tam Đường còn có lễ
mừng măng mọc (Kin Lẩu Nó) của người mảng, Kháng, Thái diễn ra vào đầu
19


mùa mưa, khi những búp măng đâm chồi, đây là thời điểm bắt đầu mùa sản
xuất trong năm. Người Lự có lễ hội Xên Mường (cúng Mường) tổ chức vào
tháng 2 âm lịch để tưởng nhớ đến các vị thần đã khai sáng ra Mường. Trong lễ
hội, người dân dâng trâu, ném còn, múa các điệu dân gian.
Những giá trị văn hóa truyền thống cùng các tri thức bản địa phong phú
đã tạo nên một miền quê Tam Đường giàu bản sắc, là nguồn vốn văn hóa quan
trọng của nhân dân trong huyện nói riêng và của tỉnh Lai Châu nói chung.
1.3. Vài nét về địa bàn huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu

1.3.1. Về điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Về vị trí địa lý
Huyện Tân Uyên là huyện mới được thành lập, có vị trí địa lý: nằm ở
phía Đông Nam của tỉnh Lai Châu. Phía Đông giáp huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.
Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. Phía Nam giáp huyện Than Uyên
tỉnh Lai Châu. Phía Bắc giáp huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. Sau khi được
thành lập, huyện Tân Uyên có diện tích tự nhiên 90.319,65 ha.
Huyện Tân Uyên có trục đường Quốc lộ 32, là tuyến đường huyết mạch
nối liền các huyện, thị trong tỉnh và các tỉnh lân cận, nơi chung chuyển hàng
hoá từ cửa khẩu Ma Lù Thàng đi Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội và tuyến đường
Lào Cai đi Than Uyên, Sơn La. Đặc biệt trong tương lai có sân bay dân dụng
tạo diện mạo khu đô thị mới với nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển kinh
tế - xã hội của huyện.
Huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông
- lâm nghiệp, hiện nay toàn huyện có 1.200 ha chè, với các giống chủ
lực là Tuyết San, Bát Tiên và Thanh Tâm, sản lượng chè búp tươi
của toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn. Đây là những điều kiện
quan trọng để Tân Uyên phát triển bền vững và toàn diện trong
tương lai không xa.
20


1.3.1.2. Về địa hình, đất đai
Tân Uyên có địa hình chia cắt rất phức tạp, phổ biến là kiểu địa hình núi
cao trung bình có độ dốc lớn, trên 60% diện tích tự nhiên của huyện có độ cao
trên 800m, hơn 90% địa hình có độ dốc lớn hơn 20 - 25o và bị chia cắt mạch
bởi các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều dãy núi có độ
cao từ 1500 - 2000m so với mực nước biển. Về cơ bản, địa hình phức tạp bị
chia cắt bởi đồi núi, sông, suối, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn. Tân Uyên
có 2 loại đất cơ bản là đất Feralít đỏ vàng và đất Feralít vàng đỏ...

1.3.1.3. Về khí hậu, thủy văn
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao
Tây Bắc, ngày nóng đêm lạnh. Khí hậu chia thành 02 mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9, có nhiệt độ, độ ẩm cao; mùa khô từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau vào mùa này khí hậu lạnh, độ ẩm, lượng mưa
thấp, có gió Lào. Nhiệt độ bình quân hàng năm ở Tân Uyên khoảng 22,25oc.
Về chế độ mưa và độ ẩm: Lượng mưa bình quân 1.800 - 2.200 mm/năm
và phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 6, 7, 8, lựơng mưa
hàng năm phân bố không đều do vậy thường xảy ra lũ lụt vào mùa mưa, hạn
hán, cháy rừng vào mùa khô. Độ ẩm hàng năm 80%.
1.3.1.4. Về tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên đất
Tổng diện tích tự nhiên là 90.319,65 ha trong đó gồm các loại đất, đất
nông nghiệp 7.325,12 ha, đất lâm nghiệp 25.430,44 ha, đất phi nông nghiệp
2.184,95 ha, đất chưa sử dụng 55.379,14 ha. Chủ yếu là nhóm đất đỏ phù hợp
cho sản xuất lâm nghiệp và phát triển cây chè.
Tài nguyên rừng
Huyện có 20.320,1 ha rừng gồm 17.646,68 ha rừng tự nhiên, 2.673,42 ha
rừng trồng. Trong đó 1.180,02 ha rừng phòng hộ, 1.493,4 ha rừng sản xuất. Độ
21


×