Tải bản đầy đủ (.doc) (113 trang)

DIỄN NGÔN PHỐ TRONG TIỂU THUYẾT TRẦN dần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.85 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
--------

PHÙNG THỊ BÍCH HẠNH

DIÔN NG¤N PHè TRONG TIÓU THUYÕT TRÇN DÇN
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam hiện đại
Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Phượng

HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN

Xin đặc biệt cảm ơn sự gợi ý, hướng dẫn quý báu của thầy giáo tiến sĩ Nguyễn Phượng cùng sự góp ý tận tình của các Thầy Cô trong
Hội đồng đã giúp tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô khoa Ngữ văn – Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội đã hết lòng dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong suốt khóa học...
Cảm ơn những người thân thiết đã luôn ở bên.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Phùng Thị Bích Hạnh


MỤC LỤC


8. George Dutton, Hí họa Lý Toét : Cuộc hôn nhân bắt buộc với nền văn
minh, .............................................105
9. Nam Dao, Xổ bụi, www.talawas.org.....................................................105
10. Nguyễn Văn Dân,(2013) Chủ nghĩa hiện đại trong văn học nghệ
thuật, Nxb KHXH, Hà Nội.........................................................................105


MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
1.1.Trần Dần là một nhà văn tự lĩnh nhận sứ mạng là nhà sáng tạo,
nhà cách tân nghệ thuật. Nếu trong địa hạt thơ ca, Trần Dần là người tuyên
ngôn cho một quan niệm thơ thuần túy “làm thơ là làm chữ”, thì trong tiểu
thuyết ông cũng là nhà văn nỗ lực đưa ra những thể nghiệm mới để “kể cái
không thể kể”. Bao trùm lên sự nghiệp sáng tác Trần Dần là một “văn
cách” của một nhà văn, nhà thơ muốn đề xuất những giá trị mĩ học mới khi
văn học nước nhà vẫn chủ yếu chịu ảnh hưởng của thi pháp sử thi. Tuy
nhiên đằng sau đó vẫn còn đó những khen chê, những vấn đề bỏ ngỏ là
tiềm năng cho nghiên cứu.
1.2. Phố là một kiến tạo của con người thể hiện ý thức cải tạo, kháng cự
tự nhiên, nơi đối lập lại trật tự tự nhiên. Trong lịch sử thành văn của nó, phố
luôn được kiến tạo lại, được viết lại liên tục bởi những khung tri thức nhất
định. Phố không chỉ là một thưc thể vật chất mà đi vào văn học như một kí
hiệu chồng lấp những ý nghĩa biểu tượng. Trong mỗi một lĩnh vực sáng tạo,
mỗi thời đoạn và mỗi suy tư nghệ thuật của người nghệ sĩ Phố lại được “mã
hóa” lại, lên tiếng cho tư tưởng và cảm quan của người kiến tạo đồng thời chi
phối nhận thức của người đọc. Phố thoát dần ý niệm vật chất ban đầu và mang
nhiều ý niệm mới: hiện thân cho văn minh, thể hiện ý thức ngưỡng vọng về
thánh thần, quyền lực gắn liền với những thành phố trên cao như thành phố
như nước Chúa Jerusalem, thành phố của Thánh Augustine. Phố trong tiểu
thuyết Trần Dần là một ám ảnh khôn nguôi. Nó trở đi trở lại trang viết của

ông, đặc biệt ở tiểu thuyết như một thông điệp riêng của người nghệ sĩ.
Không phải một phố xa lạ trong cái nhìn của người thôn quê lạc giữa thị
thành, cũng không hẳn là phố với tất cả những thực tại tha hoá, hay ánh sáng
kinh kì ứa đọng bản sắc riêng của kẻ thị dân sinh ra từ phố coi phố là cả một

1


niềm thơ, là cả thân phận mình. Phố trong tiểu thuyết Trần Dần được viết lại
dưới cảm quan của chủ nghĩa hiện đại, huyên náo mà buồn bã.
1.3. Xem phố trong tiểu thuyết Trần Dần như một diễn ngôn là đặt văn
bản vào trường giao tiếp, luôn có đích và có chiến lược. Hướng nghiên cứu
này có khả năng tìm hiểu những quy tắc mã hóa hình tượng của nó, giúp
khám phá, giải mã những thông điệp khuất lấp của văn bản, trả lời cho những
câu hỏi còn bỏ ngỏ về giá trị thực sự của tiểu thuyết Trần Dần. Đó cũng là
một cách định giá lại những sáng tác của Trần Dần, để hiểu rằng dấn thân
kiến tạo nghệ thuật với một mĩ cảm, ý niệm khác biệt là một hành trình đơn
độc nhưng không bao giờ là vô nghĩa.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Nghiên cứu về đô thị trong khoa học nhân văn đã trở thành một
chủ điểm cơ bản. Những nghiên cứu này thường được đề cập từ giác độ: Cảm
quan đô thị, cảm hứng thành thị. Cũng có khi đối tượng đô thị được xác định
rõ ràng: Hà Nội hay Huế... Có nghiên cứu tiếp cận vấn đề từ điểm nhìn văn
hóa có nghiên cứu tiếp cận từ góc nhìn của lí thuyết kí hiệu, biểu tượng. Tiếp
cận Phố trong tiểu thuyết Trần Dần từ điểm nhìn của lí thuyết diễn ngôn cho
phép tìm kiếm quy luật, cơ chế cũng như áp lực tạo nghĩa hình tượng trong
sáng tác của cá nhân nhà văn.
2.2. Về sáng tác Trần Dần đã có nhiều nghiên cứu, phong phú và nhiều
màu sắc từ thơ ca đến tiểu thuyết. Tựu trung lại có hai luồng ý kiến trái ngược
nhau. Luồng ý kiến từ các nhà phê bình chính thống như Tố Hữu, Hữu Mai,

Huy Vân chủ yếu cho rằng những sáng tác của Trần Dần chạy theo chủ nghĩa
hình thức không có nội dung và thể hiện tinh thần không tích cực đối với chế
độ. Nhưng những ý kiến này chủ yếu ở giai đoạn trước 1988. Chẳng hạn tác
giả Huy Vân có bài viết “Trần Dần một tâm hồn đồi trụy”, đăng trên báo
Nhân Dân năm 1958. Trong bài viết này, tác giả kịch liệt phê phán Trần Dần:

2


“Trần Dần cũng đi vào kháng chiến nhưng không chịu từ bỏ những quan
điểm nghệ thuật sa đọa...” Tố Hữu trong một số bài viết của mình cũng bày tỏ
thái độ phê phán quyết liệt đối với những cách tân văn nghệ của Trần Dần và
nhóm Nhân văn. Ngay kể cả sau khi hiện tượng Trần Dần được “cởi trói”,
những nhìn nhận phủ định, đánh giá thấp về Trần Dần vẫn chưa hẳn kết thúc.
Nhiều nhà phê bình, thậm chí đồng nghiệp của Trần Dần đã bày tỏ thái độ
“hẫng hụt” khi tác phẩm của Trần Dần được công bố sau nhiều năm chìm
khuất. Nguyễn Ly cho rằng, giai thoại của Trần Dần khiến người ta thán phục
hơn là do chính văn bản của ông: “Ông được kính trọng vì nhân cách và bị
khước từ vì văn cách”. Lê Dã Thảo cũng cảm thấy không thỏa mãn với tác
phẩm của Trần Dần.
Song song với ý kiến phủ định hiện tượng Trần Dần, một luồng ý kiến
khác, nhất là ở những nhà phê bình trẻ lại khẳng định sáng tác của Trần Dần
như những thể nghiệm mang tính hiện đại với những nỗ lực cách tân từ quan
niệm thi ca “làm thơ là làm chữ” đến những dấn thân mở lối cho một kiểu
tiểu thuyết thơ, tiểu thuyết với hương vị trinh thám. Những nhà phê bình như
Thụy Khuê, Phạm Thị Hoài khẳng định Trần Dần ở vị trí “thủ lĩnh trong
bóng tối”. Nguyễn Trọng Tạo trong một bài viết gọi Trần Dần là “nhà cách
tân số một”, “người mở đường đi trước một thế kỉ”. Vương Trí Nhàn, người
đã đề cập việc xuất bản đầy đủ thơ ca Trần Dần coi “Trần Dần là nhà thơ có
nhiều hơn những nhà thơ đương thời.”

Như vậy về vị trí văn học sử, Trần Dần ít nhiều hiện nay đã được đánh
giá trở lại nhất là ở vai trò của người tiên phong trong sáng tạo để làm mới,
làm hiện đại hóa thơ ca. Đó là việc làm mà các nhà văn hiện đại Việt Nam
vẫn đang tiếp tục.
Tuy nhiên, từ góc độ tiếp cận của đề tài luận văn, chúng tôi chủ yếu
quan tâm đến những nghiên cứu có liên quan đến lí thuyết diễn ngôn, và

3


những ý kiến quan tâm đến biểu tượng Phố trong sáng tác của Trần Dần đặc
biệt là hai thể nghiệm tiểu thuyết: Cổng Tỉnh, Những ngã tư và những cột
đèn.
2.3. Tiểu thuyết Trần Dần chủ yếu được nghiên cứu từ những thể
nghiệm, cách tân về mặt thể loại, trong đó có một số bài viết có nhắc đến biểu
tượng phố.
Với bài tiểu luận nhỏ “Trần Dần và bài thơ Phố”, nhà văn Thuận thực
hiện một thao tác lịch sử, điểm lại tất cả các sáng tác của Trần Dần để nhận
thức Phố là cả một thế giới với Trần Dần, một nguồn thi hứng chưa bao giờ
dứt. Bắt đầu từ bài thơ “Nhất định Thắng” phố gắn với thân phận cô gái Hà
Nội nhẫn nhục, đến Cổng tỉnh Thuận nhận ra đây là “những khám phá mới
của Trần Dần về đề tài Phố.” “Phố ở đây giống như một ám ảnh thường
trực, chạy suốt một trăm bảy mươi trang, mỗi lần xuất hiện mỗi khác” [70;1]
Mùa Sạch, được công chúng đón nhận dè dặt và bị phê phán kịch liệt bởi một
số nhà phê bình. Tuy nhiên, tập thơ dài 117 trang này được mở đầu bằng một
câu thơ hai chữ: “phố trong”, “Hà Nội hiện ra ngỡ ngàng đèn đường và
Phố” [70;5]. Còn ở, tập thơ 63 – 64, sáng tác trước đó một năm, câu đầu tiên
cũng là Phố “Phố mới – nước sơn tươi/ Người đi dùng dằng cửa sổ”. Và Jờ
joạcx, “mở toang một thế giới khác của thơ ca, thế giới của nhục dục”[70;8].
Nhưng trong tác phẩm “thơ – tiểu thuyết một bè đệm này,” [70;8] Phố được

chọn làm một trong bốn địa điểm chính, đặc biệt có mặt ở hai thiên X và XV.
Thuận cũng cho rằng, “Những ngã tư và những cột đèn” được viết một năm
sau, cũng lànơi gặp gỡ của Phố. “Ám ảnh của Phố sẽ chẳng bao giờ chấm dứt
trong ông, giống như một món nợ truyền kiếp, giống như khao khát, về một
tuổi thơ chẳng bao giờ quay lại, về một vẻ đẹp chẳng bao giờ với tới mà từ
“Cổng tỉnh” nhà thơ đã nghiệm trước cho mình”. Sổ bụi 1989 gồm những ghi
chép cuối cùng của Trần Dần. Có thể đọc được ở đây những dòng xúc động

4


của con người đã gần về “ga cuối” của đời... vẫn dành những dòng xao xuyến
nhất cho Phố: “Hoa soi ? hoa sói. Hoa sòi. Hoa khói? ga cuối của lòng? tim
cuối? hai bàn chân cuối? đây rồi phố cuối? – khóc đi thôi?”
Từ việc điểm lại những sáng tác của Trần Dần, Thuận kết luận “Nỗi
niềm Phố của Trần Dần chỉ có thể ví với sự tận tâm mà Bùi Xuân Phái trong
công cuộc tìm kiếm hội họa đã dành cho Phố”. [70;11] Trong đó đáng kể đến
là kết luận: Với Trần Dần, “Phố chính là Thơ”. Phố là sự lên tiếng của con
người hoài nghi.
Nhà phê bình Thụy Khuê, ở tiểu luận “Trần Dần – mỹ học đau khổ”
cũng dành khá nhiều trang viết khám phá hình ảnh phố trong tác phẩm
“Cổng Tỉnh”. Trên nền tảng khẳng định có một mỹ học khổ đau trong sáng
tác Trần Dần, Thụy Khuê coi Cổng Tỉnh là “một liên khúc bi đát: đói, đau,
cùm, xích... vượt thời gian theo đuổi mãi con người”[38; 17]. “Cổng tỉnh” là
những chân dung hôm qua và hôm nay, chập vào nhau như hai giọt nước:
chân dung người, chân dung chó, chân dung phố, chân dung gió, chân dung
mưa, chân dung bom, chân dung thành phố, chân dung lãnh tụ. Từ đó, ông
đặc biệt nhận diện, lí giải thành phố trong “Cổng Tỉnh” như một thân phận,
như một thế giới khổ đau, hỗn loạn: “Thành Nam trong Cổng tỉnh, được
dựng nên bằng những chân dung hôm qua và hôm nay như thế: những chân

dung hò hét của bom đạn chiến tranh; những chân dung rên la, đói rét, chết
lịm, của con người; những chân dung anh hùng, đồng chí; những chân dung
nhà lao, cùm xích; những chân dung im lìm rũ xuống, những chân dung gậy
gộc đứng lên; những chân dung hoan hô, đả đảo... trên một bản đồ chằng
chịt phố: những con phố Dần ” [38]. Người viết cho rằng “nếu có một phố
Phái trong hội hoạ thì cũng có phố Dần trong Cổng tỉnh - những con phố
sinh ra, lớn lên, đứng dậy mà đi như người, những con phố vàng úa, chết
già, những con phố thanh xuân chết yểu, những con phố trúng đạn, bị

5


thương, những con phố què quặt, những “con phố hoang có ngọn đèn thắt
cổ.” [38;19] Nhận diện này đã bước đầu chỉ ra Trần Dần đã kiến tạo một
thành phố theo ý niệm mỹ học khổ đau: “Phố Dần cũng sinh ra, lớn lên,
trưởng thành”, yêu đương, tàn tạ, đổ nát. Phố Dần cưu mang cả một thời
trong Cổng tỉnh. Phố Dần muôn mặt, đầy hình sắc, đầy tâm sự, đổ ngược đi
xuôi, phổ phận vào những sinh linh như ta phổ nhạc.
Đồng thời trong tiểu luận này, nhà phê bình Thụy Khuê cũng chỉ ra
những phương thức mà Trần Dần sử dụng để tạo nên “chuyển động Phố”,
gương mặt phố trong tiểu thuyết này: “Để lập chuyển động phố, Cổng tỉnh
chôn vùi chữ cũ, ăn mừng chữ mới, tạo những chữ sơ sinh, trần truồng, chưa
mặc áo lọt lòng, chưa ô nhiễm bụi bậm. Cổng tỉnh mở ra, về phía tỉnh, đánh
thức kho ngôn từ bất tận đang ngủ yên trong mỗi con đường, mỗi hàng cây,
mỗi phố, mỗi nhà, của một cõi nhân sinh chưa ai tìm đến.” [38; 21]. Ông
cũng nhận thấy vai trò của nhân vật trữ tình trong việc kiến tạo một không
gian đầy ẩn ức thân phận: “Nhà thơ đi trong Cổng tỉnh, vừa đi vừa kể chuyện
đời người, đời phố, kể những cô đơn, bất hạnh, trong chiến tranh, đói khát,
trong cách mạng vùng lên, trong con người đổ xuống, dầm trong mưa máu.
Phố Dần cũng chuyển động theo người.” [38;23]

Trong luận văn “Thơ Trần Dần – nhìn từ lí thuyết diễn ngôn của Michel
Foucaul”, Đinh Thị Minh Hằng khám phá những cách thức tạo diễn ngôn trong
thơ Trần Dần. Từ góc nhìn của lí thuyết diễn ngôn, tác giả này đi tìm kiếm những
diễn ngôn khuất lấp trong thơ Trần Dần đồng thời tìm kiếm những thủ pháp kiến
tạo nên những diễn ngôn đó. Luận văn chỉ ra một trong những giải pháp tạo hình
trong thơ Trần Dần là “nghệ thuật sắp đặt”. Về mặt bản chất đó là cách sáng tạo
lại bản thân hình tượng trong những kết hợp mới để tạo ra những ý nghĩa tạo sinh,
khả nhận cho chính hình tượng. Tác giả luận văn đặc biệt lí giải sâu về cách thức
tạo hình thực thể nghệ thuật Phố, hình tượng xuyên suốt sáng tác thơ của Trần

6


Dần. Phố luôn được sắp đặt trong những kết hợp lạ hóa. Trên cơ sở phân tích
những kết hợp, sắp đặt mới lạ giữa thực thể Phố và những kiến trúc ngôn từ khác,
người viết tìm kiếm những ý nghĩa sáng tạo mới của hình tượng phố: Phố là
không gian, Phố là cả đời sống tâm trạng “Phố là kí ức, là tâm trạng, là Tôi trong
trạng thái nguyên bản nhất, sâu kín nhất” [26; 93]. Kết luận quan trọng nhất của
luận văn khi khám phá Phố từ góc nhìn nghệ thuật sắp đặt đó là: “minh chứng
cho quan niệm sáng tạo thơ, không lặp lại mình của Trần Dần”,“Những cách kết
hợp ấy đã xóa đi ý nghĩa, tính chất mặc định ban đầu của sự vật, chỉ còn lại hình
ảnh trong kết hợp tự thân của nó, vào thời thời điểm đó, được hiểu với ý nghĩa
như thế. Với ý nghĩa này hoàn toàn có thể thay đổi khi tái kết hợp hình ảnh với
các sự vật khác, hoặc đọc nó trong một tâm thức, một hoàn cảnh khác....”
[ 26;97]
Luận văn Tiểu thuyết Trần Dần (Khảo sát qua Cổng tỉnh, Những ngã
tư và những cột đèn) của Nguyễn Thị Thúy lại nhận diện những đặc trưng và
cách tân tiểu thuyết Trần Dần trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật
với một gương mặt hiện đại. Trên cơ sở lí giải về hệ thống những biểu tượng
hòa kết tạo nên cấu trúc tiểu thuyết đa thanh của Trần Dần, luận văn khẳng

định Phố là một trong những “biểu tượng đầy chất thơ”, giàu sức ám gợi
nhất. Người viết chủ yếu vận dụng thao tác lịch sử để đánh giá tần số xuất
hiện của biểu tượng này trong tiểu thuyết Trần Dần. Song bước đầu đã nhận
diện ý nghĩa cụ thể của biểu tượng Phố trong từng tác phẩm. Nếu “Phố trong
Cổng Tỉnh không phải là những con phố vô hồn, không chỉ đơn thuần là
những kí hiệu ngôn ngữ, phố đã trở thành những sinh linh, có tim, óc, đột
biến, dung nhan, tâm sự khác nhau” [66;83] thì trong “Những ngã tư và
những cột đèn” Phố “là không gian giải thoát, không gian sinh tồn của cái
tôi hiện đại”, cái tôi tự do, đa ngã của tác giả. [66 ,84]
Tất cả những khám phá này đã chạm đến, nhận diện Phố là ám ảnh
khôn nguôi của thơ văn Trần Dần. Phố là biểu tượng đầy chất thơ. Tuy nhiên
7


chủ yếu vẫn là khám phá rải rác và trên cơ sở những cảm niệm thuần túy chưa
thực sự lí giải từ những căn cứ khoa học.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Phố trong tiểu thuyết Trần Dần
dưới lí thuyết diễn ngôn của M.Foucault. Từ góc độ này chúng tôi tìm hiểu
Phố như một diễn ngôn, một văn bản được thiết lập với một chiến lược giao
tiếp trong một khung tri thức văn hóa có tính cá biệt của nhà văn và nhằm
kiến tạo một hệ giá trị riêng, đối thoại với đương thời...
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn khảo sát 2 tác phẩm chính của Trần Dần giai đoạn:
- Cổng tỉnh (Thơ – tiểu thuyết (Dạ khúc trường thiên)- 1959) NXB Hội
nhà văn, Hà Nội, 1994.
- Những ngã tư và những cột đèn (tiểu thuyết), NXB Hội nhà văn, 2010.
Ngoài ra, chúng tôi còn mở rộng khảo sát thêm một số sáng tác khác của
nhà văn – nhà thơ Trần Dần và một số sáng tác của nhà văn khác cùng thời.

- Trần Dần ghi (1954 - 1960), Biên tập và hiệu đính Phạm Thị Hoài,
Xuất bản tdmémoire, Paris 2001.
- Trần Dần Thơ, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2008.
- Đi, Đây Việt Bắc (Hùng ca – lụa - 1957), NXB Hội nhà văn, 2009
- Người người lớp lớp (Tiểu thuyết- 1954), NXB Kim Đồng, 2009
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phuơng pháp phổ biến trong nghiên cứu khoa học, luận văn sử
dụng tổng hợp các phương pháp, trong đó chú trọng đến các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp quan trọng, dựa vào những
khảo sát cụ thể để chứng minh cho những nhận định, đánh giá. Chúng tôi xác
định và thống kê các kí hiệu, tín hiệu Phố trong hai tập tiểu thuyết Cổng tỉnh,
Những ngã tư và những cột đèn cùng với tần số xuất hiện.
- So sánh đối chiếu: Phương pháp so sánh được chúng tôi vận dụng
trong quá trình xác lập dòng mạch diễn ngôn Phố để làm rõ tính chất kiến tạo
8


của những diễn ngôn này đồng thời thấy được sự song song tồn tại, liên tục
tương tranh của những ý thức hệ ngầm ẩn đằng sau các diễn ngôn. Đồng thời
soi chiếu, đối sánh hình tượng Phố qua các diễn ngôn chính thống và bên lề
để tìm hiểu những trật tự thay đổi; đối chiếu con người thị dân trong kiến tạo
diễn ngôn phố của Trần Dần với các diễn ngôn lãng mạn hoặc diễn ngôn sử
thi để tìm ra sự tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng.
- Liên ngành: Từ việc ý thức được những tác động của văn hóa, lịch sử
đối với sáng tác của một nhà văn, chúng tôi vận dụng phương pháp liên
ngành. Theo đó, tác phẩm của Trần Dần được đặt trong tương quan với nhiều
ngành nghiên cứu để tìm ra đặc trưng của đối tượng: Tìm hiểu bối cảnh văn
hóa lịch sử để thấy được những tác động của hoàn cảnh lên nhãn quan của tác
giả; tìm hiểu khái niệm về Phố từ góc nhìn lịch sử văn minh, kiến trúc, đô thị
học, xã hội học để xác định vấn đề cơ bản của Phố; tìm hiểu văn học, hội họa,

âm nhạc, báo chí để khám phá những kiến tạo về Phố trong tương tác với
những sáng tác của tác giả… Đây là phương pháp được sử dụng khá thường
xuyên do luận văn đi theo hướng nghiên cứu văn hóa – văn học.
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để hình thành
những xu hướng chung trong diễn ngôn phố cùng thời kì cũng như định hình
diện mạo phố trong tiểu thuyết của nhà văn.
- Phương pháp thi pháp học: Do luận văn sử dụng lí thuyết diễn ngôn
của Foucault làm điểm tựa để nghiên cứu, một lí thuyết tiếp cận văn bản từ
cái nhìn bên ngoài vì thế việc sử dụng phương pháp thi pháp học, phương
pháp phân tích văn bản từ góc độ cấu trúc nhằm có những bổ trợ cho quá
trình bóc tách văn bản được thấu đáo hơn.
5. Đóng góp của luận văn
- Trên cơ sở phân tích diễn ngôn phố ở tiểu thuyết Trần Dần, chỉ ra

9


những cơ chế, quy luật kiến tạo ý niệm hiện đại về thành phố cũng như về con
người thị dân, chúng tôi muốn khẳng định vị trí cũng như đóng góp của Trần
Dần đến đối với quá trình hiện đại hóa văn học. Trần Dần là người đã giữ vai
trò nối tiếp một dòng văn chương đô thị tưởng chừng đứt đoạn từ tiền chiến
trong suốt thời đại sử thi.
- Lí giải những khung tri thức – quyền lực hình thành diễn ngôn phố ở
tiểu thuyết Trần Dần nhằm thấu hiểu bi kịch của nhà văn và những đóng góp
cũng như tư tưởng của nhà văn.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Các khái niệm chính và lược sử về diễn ngôn Phố trong văn học
Việt Nam hiện đại
Chương 2: Kiến tạo những ý niệm hiện đại về thành phố

Chương 3: Ý niệm về thị dân

10


NỘI DUNG
Chương 1
CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH VÀ LƯỢC SỬ VỀ DIỄN NGÔN PHỐ
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Nhận thức khái niệm
1.1.1. Khái niệm diễn ngôn của M.Foucault
Diễn ngôn là thuật ngữ được sử dụng thường xuyên nhất trong công trình
nghiên cứu của M.Foucault. Thuật ngữ này được Foucault hiểu không đồng
nhất. Với quan niệm chân lí không phải số ít, M. Foucault không chủ trương giới
hạn khái niệm trong một trường nghĩa duy nhất: “Thay vì giảm dần các nét
nghĩa đã khá mơ hồ của từ diễn ngôn, tôi tin rằng thực tế tôi đã bổ sung thêm ý
nghĩa của nó: lúc thì tôi coi nó như khu vực chung của tất cả cả lời phát biểu,
lúc thì coi nó như một nhóm các lời phát biểu cá thể hóa, và đôi khi lại xem nó
như một thực tế được quy ước tạo nên vô số các lời phát biểu” [82]. Dựa vào
phát biểu này có thể thấy M. Foucault đưa ra ba cách hiểu về diễn ngôn.
Theo nghĩa rộng nhất, ông hiểu diễn ngôn (discourse) là “một tập hợp
các nhận định, đánh giá nói chung, hoặc nhóm nhận định đánh giá đã được
cá thể hóa, hoặc thực tiễn các đánh giá, nhận định nói chung được tạo ra
mang một ý nghĩa và có hiệu lực nào đó đối với thế giới hiện thực”. [82] Cách
hiểu này của Foucault phản ánh nhận thức của ông về mối quan hệ hai chiều
giữa diễn ngôn và hiện thực. Foucault không phủ nhận thực tế khách quan
nhưng khẳng định ý nghĩa của thực tế khách quan ấy chỉ có được thông qua
diễn ngôn. Đồng thời nó đặt ra vấn đề: liệu con người có tư duy không hay bị
chính các diễn ngôn dẫn dắt. Mặc dù ở định nghĩa này, Foucault chưa có gì
đột phá nhưng rõ ràng đã đặt ra được vấn đề diễn ngôn có quyền lực nhất định

trong việc dẫn dắt tri thức, tư duy của con người. Nó không thuần túy là cái
vỏ phản ánh hiện thực, phản ánh nhận thức.
11


Cách hiểu thứ hai, ông hiểu diễn ngôn “là một nhóm các nhận định,
đánh giá được cá thể hóa, nghĩa là các phát ngôn có thể được phân loại vào
một nhóm, ví dụ diễn ngôn về nữ tính, diễn ngôn về phân biệt chủng tộc”
[82]. Cách hiểu diễn ngôn này lại chỉ ra một thực tế trong quá trình lưu thông,
có diễn ngôn được khẳng định, được trợ giúp phổ biến nhưng có những nhóm
diễn ngôn không được phổ biến cũng như lựa chọn. Có sự bất cần bằng trong
việc sản sinh cũng như lưu thông các diễn ngôn. Nơi nào có trấn áp nơi đó có
diễn ngôn. Chẳng hạn diễn ngôn nữ quyền sinh ra khi xã hội có vấn đề bạo
lực nam quyền. Mặt khác, định nghĩa này cũng đặt ra một vấn đề: mỗi diễn
ngôn luôn đòi hỏi được thừa nhận trong một tinh thần đối thoại. Có diễn ngôn
chủ lưu và có diễn ngôn bên lề. Chúng ta thừa nhận sự tồn tại các diễn ngôn
đối lập đương nhiên chúng ta sẽ chấp nhận việc có nhiều chân lý. Đồng thời
nó chỉ ra một nguyên tắc đọc diễn ngôn phải nhận thấy tinh thần đối thoại
trong đó. Diễn ngôn tính dục sinh ra trên cơ sở khoa học nhưng nó nhằm
hướng tới đối thoại với diễn ngôn đạo đức đã cấm kị nó.
M. Foucault còn đưa ra cách hiểu thứ ba về diễn ngôn:“Diễn ngôn
được xem như một hành động có tính quy ước nhằm tạo nên các statement –
nhận định.” Hay nói cách khác diễn ngôn là “cách mà các phát ngôn, nhận
định, đánh giá nhất định được tạo nên trong thực tế.” [82]. Định nghĩa thứ ba
cho thấy Faucault nhận ra luôn có một quy tắc, cơ chế tạo sinh, điều chỉnh,
phân phối, lưu thông diễn ngôn. Diễn ngôn không đơn thuần là phát biểu, là
ngôn ngữ dù ở dạng tĩnh hay động. Nó là một kiến tạo. Ông đặc biệt quan tâm
đến cái cách mà diễn ngôn ấy được hình thành, lựa chọn và phát tán. Rộng
hơn ông quan tâm đến thời điểm, phương thức nào mà diễn ngôn đó được phổ
biến còn diễn ngôn khác thì không. Như vậy, định nghĩa này chính là một

định hướng trong việc nghiên cứu những tác phẩm văn học ở những thời điểm
lịch sử có vấn đề và quan tâm tới việc lí giải vì sao văn bản trở thành tác

12


phẩm văn học. Lý giải sự tồn tại bất bình đẳng của việc lưu thông diễn ngôn,
tại sao những diễn ngôn được lưu thông rộng rãi và có những diễn ngôn thì bị
hạn chế, M. Foucault đưa ra một bằng chứng về sự phát tán, truyền bá của
Kinh thánh ở phương Tây. Nhà bình luận chính trị có trích dẫn kinh thánh để
minh họa cho quan điểm, luận điểm của họ. Các trường đại học có chuyên
khoa nghiên cứu Kinh thánh. Các tạp chí chú ý đăng tải những ý kiến về kinh
thánh... Đó chính là dung môi, là cách thức hỗ trợ để diễn ngôn Kinh thánh
được phổ biến, lưu truyền trong phạm vi toàn xã hội và tạo ra một quyền lực
nhất định đến đời sống tinh thần phương Tây. Trong khi đó nhiều diễn ngôn
tôn giáo khác không được lưu hành và cũng không được hỗ trợ có tính hệ
thống như Kinh Thánh. Một ví dụ khác, trong giai đoạn 1945 - 1975 diễn
ngôn sử thi đóng vai trò chính thống, các vấn đề cộng đồng được đặt lên hàng
đầu, đương nhiên nó đẩy những vấn đề cá nhân sang diễn ngôn dòng ngầm.
Trong bối cảnh này, các vấn đề nông thôn, người nông dân được đặt ra như
một nhu cầu cách mạng, báo chí, văn học nghệ thuật đều hướng tới tụng ca,
khẳng định sức mạnh của người nông dân. Đường lối văn nghệ của Đảng với
tiêu chí “đại chúng hóa” văn nghệ, đến sự hỗ trợ của báo chí, từ báo Nhân
Dân, báo Cứu Quốc, đã hợp thành một cơ chế tạo nên một diễn ngôn về thôn
dân, làng quê trong suốt thời đại. Nó được thể hiện ra ở ngôn ngữ biểu tượng,
ngôn ngữ lời nói. Những biểu tượng búa liềm, những panô, áp phích cổ động
luôn khắc tạo hình ảnh của người nông dân vùng dậy. Văn chương cũng kiến
tạo hình tượng quần chúng lao động một cách sôi nổi, nhiệt thành. Trong môi
trường đó, các vấn đề của giai tầng tư sản, tiểu tư sản, đi đôi với nó là đời
sống đô thị trở thành tiếng nói bên lề yếu ớt hoặc tắt dần.

Như vậy, cách hiểu trên cho chúng ta nhận thấy diễn ngôn luôn có một
mối quan hệ nhất định với quyền lực nó được hình thành từ quyền lực và có
khả năng sinh tạo quyền lực. Theo Sara Mill, trong tác phẩm “lịch sử tính
dục”, Foucault đã tuyên bố:“diễn ngôn lúc là công cụ quyền lực lúc chống
13


đối lại quyền lực” [82]. Diễn ngôn chuyển tải và sản sinh quyền lực. Trong
“Cấu trúc diễn ngôn”(1981), Foucault nhấn mạnh việc không nên coi diễn
ngôn đơn thuần chỉ là một tập hợp các nhận định, phát ngôn có tính mạch lạc
mà nên nhìn nhận nó một cách sống động qua các cách mà các nhận định,
phát ngôn được đưa vào đời sống, hoặc các quy tắc phân biệt phát ngôn này.
Ở “Khảo cổ học tri thức”(1972), Foucault cũng nhấn mạnh rằng diễn ngôn
có liên hệ nhất định với sức mạnh quyền lực. Tuy nhiên cần lưu ý, Foucault
chỉ ra cái cơ chế chi phối diễn ngôn khác với khái niệm “hệ tư tưởng” của
nhiều nhà lí luận Mác xít. Bởi lẽ, theo Foucault diễn ngôn không đơn thuần là
sự áp đặt một hệ thống tư tưởng lên các cá nhân. Đôi lúc diễn ngôn là công cụ
của quyền lực, lúc lại chống đối quyền lực. Nó chuyển tải và cũng đồng thời
sinh sản quyền lực. Điều này có nghĩa là diễn ngôn vừa là công cụ áp bức vừa
là công cụ phản kháng. Trong tác phẩm “cấu trúc diễn ngôn”, Foucault mô tả
quy trình hình thành diễn ngôn - khung tri thức và quyền lực trong quá trình
bao gồm các bước: loại trừ ngoại vi; loại trừ bên trong. Trên cơ sở đó, nhà
nghiên cứu này chỉ ra mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực trong việc kiến
tạo nên các diễn ngôn.
Tóm lại, quan điểm của Foucaut về diễn ngôn linh hoạt song từ góc
nhìn nào cũng thấy cách hiểu của ông rộng mở, có tính đối lập so với cách
hiểu nghiêng về cấu trúc học của F.Saussure về ngôn ngữ. Với Foucault, diễn
ngôn không chỉ là ngôn ngữ. Nó được hiểu như một phát ngôn. Chỉ có thể
hiểu được đầy đủ ý nghĩa của khi đặt nó và hoàn cảnh, chiến lược giao tiếp
trong mối quan hệ tương tác với người phát ngôn và người tiếp nhận. Nếu chỉ

dừng ở ngôn ngữ nghĩa là chỉ quan tâm đến nghĩa và cái biểu nghĩa. Tách rời
ngôn ngữ ra khỏi trường phát ngôn không thể có thể thấy hết bản thân đời
sống. Nói cách khác, nếu F.Saussure nhìn ngôn ngữ từ bên trong thì Foucault
đề xuất một cách nhìn từ bên ngoài vào bản thân ngôn ngữ. Khi hướng ngoại

14


là phương pháp sẽ thấy sự hình thành, lưu thông, phát tán của diễn ngôn
không hoàn toàn tự nhiên. Nó là sản phẩm của lịch sử, trước sau nó là một
kiến tạo. Và ngôn ngữ chỉ là một phần của diễn ngôn. Do đó, quan niệm của
Foucault về diễn ngôn đưa ra nhiều gợi ý cho nghiên cứu khoa học xã hội.
Văn bản không phải là căn cứ duy nhất để hiểu các thông điệp. Nó đòi hỏi
chúng ta phải nhìn văn bản rộng hơn trong một trường diễn ngôn có người nói
người nghe, có chiến lược phát ngôn để kiến tạo những thông điệp với một ý
thức phát tán quyền lực.
Hướng nghiên cứu diễn ngôn của M. Foucault có sự gặp gỡ với hướng
nghiên cứu diễn ngôn của M. Bakhtin. Trong một số công trình nghiên cứu của
Bakhtin như: Diễn ngôn sinh hoạt và diễn ngôn nghệ thuật, Thi pháp tiểu
thuyết... ta thấy ông rất linh hoạt khi gọi tên đối tượng nghiên cứu liên quan
đến ngôn ngữ. Khi thì ông quan tâm đến hoạt động nói/ viết thực tiễn. Khi thì
ông gọi là văn bản. Hay trong Bakhtin trong công trình mấy vấn đề về thi pháp
Dostoievxki ông sử dụng thuật ngữ ngôn từ/ lời văn, trong công trình “Mĩ học
sáng tạo ngôn từ”, ông đặt ra vấn đề thể loại lời nói. Cách sử dụng thuật ngữ
của Bakhtin đã cho thấy không đồng nhất diễn ngôn với ngôn ngữ. Theo ông ý
nghĩa của diễn ngôn, phương thức diễn ngôn không chỉ do cấu trúc ngôn ngữ
hay do cá tính người phát ngôn quy định mà còn do ngữ cảnh, các quan hệ lời
nói quy định. Như vậy, vì là nhà tư tưởng, nhà triết học nên quan niệm, phương
thức nghiên cứu về diễn ngôn của M.Bakhtin hay của M.Foucaul đều ở góc độ
quan hệ xã hội, nhận thấy ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng hệ, hoàn cảnh

lịch sử, khung tri thức của con người, thiết chế quyền lực.
Tóm lại, diễn ngôn được nhìn nhận là một thuật ngữ tổng thể bao gồm các
biểu đạt, quy tắc hình thành nên những biểu đạt đó cũng như quá trình truyền
đạt chúng và loại trừ những biểu đạt khác. Luận văn vận dụng linh hoạt khái
niệm diễn ngôn của M. Foucaut. Song đặc biệt chú ý sử dụng cách hiểu thứ ba

15


của Foucaut để tìm hiểu Phố vừa như một diễn ngôn được cá thể hóa. Đó là một
diễn ngôn văn học nhưng nó là sản phẩm của một sinh thái xã hội, lịch sử văn
hóa và đầy ắp tư tưởng hệ. Chúng tôi chú ý tìm hiểu lí giải, tìm hiểu khung tri
thức, hệ tư tưởng đã tác động, dẫn lối góp phần kiến tạo nên diễn ngôn phố của
Trần Dần. Đó cũng là hành trình tìm kiếm câu trả lời về sự hạn chế lưu thông
của diễn ngôn Trần Dần trong lịch sử. Với mục đích đó chúng tôi hi vọng có
được những nhận xét đúng đắn về giá trị văn học của Trần Dần.
1.1.2. “Thành phố như một văn bản”
- Phố/ đô thị
Theo định nghĩa từ điển đô thị “Thành phố là khái niệm được dùng để
chỉ một khu định cư đô thị có số dân lớn. Thành phố đòi hỏi có một cơ chế
hành chính, pháp lí và vị thế lịch sử. Những vấn đề của thành phố gồm có: nhà
ở, vệ sinh, đường xá giao thông công cộng, đất đai, cư dân đô thị.” [83] Thành
phố thường liên quan đến vùng đô thị. Sự phân biệt giữa thành phố và đô thị có
tính chất tương đối. Thành phố là điểm xác định còn đô thị chỉ cả một khu vực
song tính chất giống nhau. Một thành phố bao giờ cũng là một đô thị. Đôi khi
vùng đô thị có thể có hơn một thành phố. Khi một thành phố mở rộng đủ xa để
đến một thành phố khác, khu vực này có thể được coi là một siêu đô thị. Trong
từ điển tiếng Việt thành phố, thành thị, đô thành, thành thị gần như trùng khớp
với nhau về nghĩa, đều chỉ khu vực tập trung dân cư quy mô lớn, là trung tâm
thương nghiệp và có thể cả công nghiệp. Riêng chữ đô thành là cách gọi cũ

hơn giành cho thành phố được lựa chọn làm kinh đô, thủ đô.
Triết giải những khái niệm này cho phép chúng tôi dùng khái niệm phố
khái niệm đô thị linh hoạt trong luận văn.
- “Thành phố như một văn bản.”[78]
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu hiện nay xem phố như là một văn bản
được cấu thành bởi một cấu trúc vật chất và một thông điệp xã hội. Trong đó

16


việc viết nên ý nghĩa của các thành phố chủ yếu là các diễn ngôn nghệ thuật,
thi ca. Trong tiểu luận thành phố và thơ ca, tác giả Anneli Mihkelev đã lược
thuật lại các ý kiến suy tư về thành phố. Đáng kể là một số ý kiến sau:
-Marie Klapp cho rằng “kí hiệu đô thị là sự sáp nhập của một thông
điệp xã hội vào cấu trúc vật chất của đô thị” [78;2].
-Vladimir Toporov thì chỉ ra hai văn bản cơ sở của “văn bản thành
phố”: “cái thứ nhất được định hình bởi những văn bản văn học cụ thể viết về
thành phố, cái thứ hai dựa trên vật liệu và văn hóa tinh thần, những vật liệu
tự nhiên và lịch sử.” [78;2]
Những cách hiểu này đều chỉ ra một thành phố không chỉ tồn tại trên
dạng thức vật chất với các công trình kiến trúc cụ thể, hay biểu hiện ra ở đời
sống đô thị mà còn là những ý niệm về thành phố được kiến tạo bằng ngôn từ,
tồn tại như một tri thức, một quyền lực trong tâm thức người đọc. Ví như có
một Hà Nội đã thay da đổi thịt quay cuồng theo đời sống kinh tế thị trường
nhưng cũng đồng thời có một Hà Nội như mảnh đất kinh kì, hào hoa thanh
lịch còn tồn tại nguyên vẹn gần như chưa bao giờ phôi phai trong tâm thức
những người yêu Hà Nội. Hay ý niệm một Paris mục ruỗng, trụy lạc trong
cảm quan hiện thực của những người như Banzac, Standal chưa bao giờ có
thể phế truất một Paris hoa lệ, gợi tình được tạo sinh bởi các diễn ngôn lãng
mạn trong lòng người yêu mến Paris.

Do đó, từ khi có thành phố thì cũng có một dòng văn học về đô thị. Và
khái niệm thành phố, đô thị liên tục được viết lại, tái tạo dịch chuyển theo thời
gian và không gian. Thành phố được hình thành với nhu cầu định cư chống lại
du cư, do đó khởi thủy nó đã mang nghĩa là một trật tự nhân tạo, ổn định,
kháng cự lại trật tự tự nhiên. Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, thành phố,
đô thành thường “được kiến tạo ở điểm trung tâm của thế giới, chúng phản
ánh trật tự trên trời và tiếp nhận ảnh hưởng của trật tự đó” [8; 307]. Nên

17


thành phố có thể là biểu tượng của quyền lực trung tâm. Ý niệm này gắn với
hình ảnh thành Heliopolis nguyên thủy - thành phố mặt trời, Salem - thành
quốc hòa bình. Nhưng phân tâm học hiện đại lại cho rằng thành thị là một
trong những biểu tượng của người mẹ, với hai khuôn mặt chở che và giới hạn.
Thành thị quan hệ thân thuộc với giới nữ. Cũng như phụ nữ có những đứa
con, đô thị có những cư dân của mình. Sách Tân Ước, thư gửi những người
dân thành Galatie có ghi: “thành Jerusalem ở trên cao là tự do và đấy là mẹ
của chúng ta; vì đã có lời chép: Hãy vui mừng lên, hỡi kẻ vô sinh, chưa hề
biết sinh hạ, hãy thét lên vì sướng vui...” [37 ] Nhưng cũng có thành phố lại
tượng trưng cho một thực thể tôn giáo chứ không phải thực thể chính trị. Sách
khải huyền của Tân ước nhìn nhận Ba-by-lon lớn như một người đàn bà ác tà.


Một trong bảy thiên sứ có bảy cái chén đến nói với tôi. Hãy đi cùng tôi, tôi sẽ

cho anh thấy ả kỹ nữ lừng danh ngồi trên nhiều dòng nước bị phán xét như
thế nào. Người đàn bà mà anh thấy tượng trưng cho thành lớn cai trị các vua
trên đất”.[37] Cứ thế trải qua nhiều giai đoạn lịch sử ý niệm về thành phố đã
biến chuyển rất nhiều, không thuần nguyên mang tính vật chất nữa.

Như vậy, thành phố liên tục được kiến tạo lại trong các diễn ngôn dưới
áp lực của tri thức- quyền lực nhất định.
1.2. Diễn ngôn phố trong văn học Việt Nam hiện đại
Hiểu thành phố là một ý niệm được kiến tạo dưới một khung lịch sử, tư
tưởng hệ nhất định, cho nên chúng tôi nhận thấy cần thiết phải khảo sát tìm
hiểu dòng chảy diễn ngôn phố trong lịch sử văn học hiện đại để tìm hiểu hành
trình, quy luật nó được vận hành. Tuy nhiên luận văn chỉ tập trung khảo cứu
dòng chảy diễn ngôn đô thị, phố từ đầu thế kỉ XX. Vì thực sự Phố mang tính
hiện đại có lẽ chỉ thực sự xuất hiện ở giai đoạn thế kỉ XX gắn liền với sự xác
lập của văn minh phương Tây trên đất Việt. Đồng thời đây mới là trường lực
có ảnh hưởng, tương tranh và liên hệ ở mức độ nhất định đến diễn ngôn phố
của Trần Dần.
18


1.2.1. Chặng nửa đầu thế kỉ XX
- Hoài niệm kẻ chợ, kinh kì
Trong văn học truyền thống, thành phố hiếm khi là một sự lựa chọn
hàng đầu cho sáng tác của các nhà văn Việt Nam cho đến đầu thế kỷ 20. Đây
là một đặc điểm rất trái ngược với văn học Phương Tây. Ở các nước Phương
Tây, hành trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, văn minh đô thị đã trở thành
lịch sử của chính bản thân đất nước. Do đó diễn ngôn phố trở thành một dòng
chảy trung tâm của văn học phương Tây. Chẳng hạn nói về văn học đô thị
Hoa Kì, có thể điểm qua những gương mặt hiện đại từ Francis Scott
Fitzgerald của New York, đến Nathaniel West của Los Angeles, và hai đại
diện hậu hiện đại là Thomas Pynchon, Paul Auster. Trong khi đó, ở Việt
Nam, không gian văn học Việt Nam đã có xu hướng đồng quê hóa. Dòng chủ
lưu trong văn chương Việt Nam khởi nguồn từ ca dao dân ca đến nay là
khung cảnh làng quê gắn với hình ảnh con người thôn dân. Điều này là một
tất yếu vì Việt Nam vốn là đất nước nông nghiệp, cuộc sống hình thành gắn

với bờ bãi của những dòng sông. Điều kiện địa lí này không cho phép sự xuất
hiện của những đô thị. Trần Đình Hượu lí giải không gian văn hóa làng bám
chặt ở người Việt Nam là một căn nguyên để đô thị xuất hiện muộn. Khi dân
di chuyển cư, ngay kể cả ngày nay trong việc hình thành kinh tế mới “bao
giờ cái làng cũ cũng đi theo bà con và cuối cùng đến nơi thì người ta cũng
lặp lại cái làng y như cũ”, “đến vùng đất mới họ sẽ lập lại toàn bộ cái cũ và
tên gọi đúng như vậy”.[ 35; 254]. Do đó, trong quá khứ đã hình thành thành
thị. Nhưng Thành không đồ sộ và kiên cố. Thị thường chỉ là những dãy phố.
Và thị dân, hôm trước còn là thôn dân, dựng nhà sát kề để làm hàng và bán
hàng, chung sống trong hình thái cư dân đặc thù là sự chuyển tiếp từ thiết chế
làng sang thiết chế đô thị. Thị rèn đúc nếp sống của thị dân, đa phần là tiểu
thương. Thị thành ấy đổ bóng trong văn chương qua hình ảnh của một kinh đô

19


Thăng Long ám ảnh trong thơ Hồ Xuân Hương, trong thơ ca Nguyễn Du.
Nhưng đó chưa thực sự là Phố.
Đô thị chỉ thực sự đặt dấu ấn rõ ràng ở Việt Nam ở đầu thế kỉ XX, cùng
với cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Đô thị hình thành từ Bắc chí
Nam: Thành Nam - Nam Định, Hà Nội, Phố Hiến, Hội An... Kéo theo sau sự
hình thành của đô thị, là sự biến đổi của cơ cấu các giai tầng trong đời sống
xã hội. Xã hội Việt Nam xuất hiện tầng lớp thị dân, tư sản, tiểu tư sản thành
thị - chủ thể làm nên những diễn ngôn đô thị. Đó là thời điểm người dân thành
thị Việt Nam nhận thức rõ mình đang sống trong một thời đại của những đổi
thay to lớn, một thời đại trong đó quá khứ và “truyền thống” tương phản rõ rệt
với hiện tại và “hiện đại”, một thời đại phương tiện liên lạc và giao thông, cơ
sở hạ tầng, cách biểu đạt... đều đang thay đổi chóng vánh.
Ở ngoài Bắc, việc người Pháp hoàn toàn giành được quyền bảo hộ đối
với Bắc kì và xây dựng Hà Nội thành “nơi đặt trụ sở của chính quyền bảo

hộ” (từ năm 1885) và chính quyền thành phố thuộc Pháp (từ năm 1888), biến
Hà Nội trở thành thủ phủ của toàn Đông Dương (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ,
Lào, Campuchia) từ 1922. Người Pháp đầu tư xây dựng hàng loạt công trình
kiến trúc, trong đó có nhiều công trình công cộng lớn. Qua không gian đó,
đằng sau sự khuếch trương quyền lực của chế độ thuộc địa người ta thấy thấp
thoáng có bóng ảnh của Paris trong lòng Hà Nội. Ít nhiều công trình kiến trúc
có tính mô phỏng những công trình ở Paris như nhà hát lớn hay Phố Tràng
Tiền... Đất Thăng Long từ đó giũ bỏ diện mạo kinh đô lột xác trở thành một
thành phố theo đúng nghĩa. Cùng với Hà Nội, Nam Định cũng được công
nhận thành thành Phố năm 1921, quy mô nội thành nhỏ hơn Hà Nội, Hải
Phòng nhưng một không gian đô thị đã thực sự được xác lập rõ ràng. Pháp
cho xây dựng trung tâm nghiên cứu tơ lụa – nhà máy Dệt lớn nhất Đông
Dương (1898) tại đây cùng nhiều công trình với lối kiến trúc Pháp, khiến

20


thành Nam thay da đổi thịt: có quán hoa, nhà Kèn, nhà thờ Lớn cùng với các
khu phố cổ xưa từ thế kỷ 18-19.
Gắn với sự hình thành của văn minh đô thị đời sống xã hội cũng biến
đổi mạnh mẽ. Con người hôm trước là thôn dân hôm nay hóa thành thị dân
cũng không khỏi ngỡ ngàng. Nếp sống, đạo đức, trật tự nghìn năm nay đóng
băng nay bị phá vỡ. Con người sống lâu trong nếp cũ bỗng thấy mình lạc loài,
thấy u hoài về cái xưa, thảng thốt trước cái mới. Dòng diễn ngôn hoài niệm
được xác lập trong ý thức đó, nó viết về phố nhưng bằng cái nhìn xa lạ với
Phố, bằng cảm thức khước từ những giá trị hiện đại. Có lẽ dòng cảm thức
hoài cổ, xa lạ với văn minh phố xá đã bắt đầu từ khi Tú Xương thảng thốt
nhận ra Phố đã lấp sông:
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(Sông lấp)
Cho đến thời hiện đại, khi đô thị đặt dấu ấn rõ ràng và mạnh mẽ, diễn
ngôn hoài cổ mới đã nổi lên như một chủ lưu cự lại đô thị với những tác giả
tiêu biểu: Nguyễn Tuân với “Vang bóng một thời”, Thạch Lam với “Hà nội
băm sáu phố phường”.
Với “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân “phục cổ” lại một không
gian văn hóa kinh kì gắn với lớp người tinh anh thuở vàng son nay chỉ còn là
dư tàn trong kí ức. Trở về với những giá trị cổ truyền, gợi lại những cái đẹp
khuất lấp, ẩn chìm thuở trước thực chất là cách Nguyễn tạo lập một diễn ngôn
“cưỡng chống lại làn sóng” văn minh vật chất phương Tây đang có nguy cơ
trùm lấp và đè bẹp bản sắc văn hóa dân tộc dưới chế độ nửa thửa dân phong
kiến. Đi qua mười hai truyện ngắn là lội dòng theo dấu chân một người nặng

21


lòng với cái đẹp thoát khỏi không khí đô thị “ối a ba phèng” trở về với một
Hà Nội xưa trầm mặc, cổ kính không thể bị xâm lấn bởi vàng son, gặp lại
ngày xưa, người xưa. Đó là thuở những ông đồ, cụ Kép lạc thời nhàn nhã chơi
lan thưởng cúc, ẩm tửu với hương cuội, thả thơ, đánh thơ, cho chữ. Đó là thuở
người ta còn thong thả nhâm nhi một chén trà trong sương sớm. Kẻ giang hồ
về dấu mình dềnh dàng trong một ván cờ chiều. Ông đồ thất thế tìm thú vui
nơi chiếu thơ. Họ kiêu hãnh giữ lấy nếp nhà, đắm mình trong những thú chơi
văn hóa xưa để kháng cự lại một cách yếu đuối cả thực tại “Tây tàu nhố
nhăng”. Nghe trong nỗi lòng của cụ Kép trong truyện Hương Cuội bao ý vị
của kẻ sĩ hiện đại Nguyễn Tuân đang hoài cổ, bảo lưu lại một Hà Nội rất xưa:
“Xưa kia, cụ cũng muốn có một vườn cảnh để sớm chiều ra đấy tự tình.
Nhưng nghĩ rằng mình chỉ là một anh nhà nho vào giữa buổi Tây Tàu nhố

nhăng làm lạc mất cả quan niệm cũ, làm tiêu hao mất bao nhiêu giá trị tinh
thần; nhưng nghĩ mình chỉ là một kẻ chọn nhầm thế kỷ với hai bàn tay không
không có lợi khí mới, thì riêng lo cho thân thế, lo cho sự mất còn của mình
cũng chưa xong, nói chi đến chuyện chơi hoa”. [74] Tùy bút “Chiếc lư đồng
mắt cua” viết về những ngày tháng phóng túng hình hài của Nguyễn Tuân
giữa năm tháng, không gian tù đọng. Nhưng vượt lên trên một câu chuyện cá
nhân là cả đời sống phố thị trong cuộc chuyển giao Á – Âu, cũ – mới. Vẳng
lên trong không khí uế tạp của đời sống phồn hoa vẫn là tiếng gọi của cái đẹp
về với quá vãng với một “tiếng còi tàu hụ, một tiếng trống chầu, một thoáng
giao mùa, một thời khắc chuyển năm” [73] Tất cả đều thức dậy một Hà Nội
rất xưa trong tình yêu tha thiết cháy bỏng của nhà Nguyễn khi mà tình người
tình đời đang bị lung lạc, phôi pha cùng với cơn biến thiên của đất nước.
Với “Hà Nội Ba sau phố phường”, Thạch Lam lại kiến tạo một “làng
trong phố”. Điều đó có nghĩa là diễn ngôn của Thạch Lam không hoàn toàn
quay lưng lại với văn minh đô thị nhưng rõ ràng ông cũng đã nhìn thấy sự mất đi

22


×