Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, một số đặc điểm GIẢI PHẪU, SINH lí của LOÀI vẹt HAIESII (bruguiera hainesii rog ) và vẹt dù (bruguiera gymnorrhiza (lour ) poir ) TRỒNG THÍ NGHIỆM tại xã GIAO lạc, HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.44 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ MAI

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
GIẢI PHẪU, SINH LÍ CỦA LOÀI VẸT HAIESII (Bruguiera hainesii Rog.)
VÀ VẸT DÙ (Bruguiera gymnorrhiza (Lour.) Poir.) TRỒNG THÍ NGHIỆM
TẠI XÃ GIAO LẠC, HUYỆN GIAO THUỶ, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Sinh thái học

Mã số: 60 42 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀO VĂN TẤN

HÀ NỘI – 2015


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Sinh thái học “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, một số đặc điểm giải phẫu, sinh lí của loài vẹt hanesii (Bruguiera
hainesii Rog.) và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (Lour.) Poir.) trồng thí nghiệm
tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Đã hoàn thành vào tháng
10 năm 2015. Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia
đình.
Trước hết tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS.
Đào Văn Tấn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu
và hoàn thành luận văn này.


Tác giả cũng chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo bộ môn Thực vật
học, Khoa Sinh học, phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã
hỗ trợ rất nhiều để luận văn được hoàn thành.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ động viên trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Trong khuôn khổ một luận văn, do sự giới hạn về thời gian và kinh
nghiệm nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả

Trần Thị Mai


MỤC MỤC
MỤC MỤC

3

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................
MỞ ĐẦU

11

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
thảm thực vật rừng ngập mặn đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về
diện tích, cấu trúc và chất lượng. Sự gia tăng dân số đã dẫn đến việc
phải chuyển đổi diện tích rừng ngập mặn thành vùng phát triển nông

nghiệp và đô thị hóa; sự tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể khiến
rừng ngập mặn suy thoái và không có khả năng phục hồi [11]...........12
Với vị trí địa lý nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt
Nam có hệ sinh thái RNM phát triển phong phú và đa dạng. Song do
sự tàn phá của chiến tranh, do việc phá hủy RNM phục vụ cho nhu cầu
trước mắt của cuộc sống như khai thác rừng lấy gỗ, than, củi, phá rừng
làm đầm nuôi tôm quảng canh... đã làm diện tích và sự đa dạng rừng
ngập mặn nước ta bị thu hẹp nhanh chóng. Trước đây, RNM nước ta
có khoảng 408 500 ha (Maurand, 1943 – trích Phan Nguyên Hồng,
2000) [49], đến năm 2002 chỉ còn khoảng 15 290 ha (Viện Quy hoạch
nông nghiệp, 2002) [37] và chủ yếu là rừng thứ sinh. Ngoài ra, theo số
liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết,
năm 1943 Việt Nam có trên 400 000 ha diện tích rừng ngập mặn, đến
năm 2006 giảm còn 279 000 ha; hiện cả nước chỉ còn khoảng trên 155
290 ha - giảm hơn 100 000 ha so với trước năm 1990........................12
Việc khai thác quá mức rừng ngập mặn dẫn đến nhiều hậu quả xấu,
làm mất đi những nguồn gen quý giá, môi trường sống bị huỷ hoại
nghiêm trọng và nguy cơ hiểm họa của thiên tai (gió bão, sóng biển,
triều cường...) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân ven
biển. Vì vậy việc trồng, khôi phục và tăng độ đa dạng rừng ngập mặn
là việc làm cần thiết, cấp bách [6].......................................................12
Ý nghĩa khoa học.................................................................................13
Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về di thực cây ngập mặn ở Việt
Nam.....................................................................................................13


Góp phần cung cấp dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, cấu tạo giải phẫu
lá, tương quan giữa kích thước và hình thái trụ mầm trong chi Vẹt
(Bruguiera) từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển và khôi
phục rừng ngập mặn thông qua việc chọn lựa loài cây thích hợp trong

việc trồng và khôi phục rừng ngập mặn..............................................13
Bổ sung thêm dẫn liệu cho việc giảng dạy các chuyên đề liên quan về
giải phẫu và thích nghi của cây ngập mặn...........................................13
Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................13
Bước đầu khẳng định được khả năng di thực loài vẹt hainesii vào khu
vực rừng ngập mặn miền Bắc Việt Nam, nơi chịu tác động của sự dao
động lớn về nhiệt độ giữa các mùa trong năm....................................13
Góp phần nâng cao đa dạng loài thực vật ngập mặn tại trạm Nghiên
cứu Rừng ngập (MERS), cũng như sự đa dạng thực vật ngập mặn tại
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên
cứu tiếp theo về rừng ngập mặn..........................................................13
2.Mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài.................................................................................
2.1.Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................14

Phân tích được mối liên quan giữa kích thước và khối lượng của trụ
mầm của hai loài vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và vẹt hainesii
(Bruguiera hainesii).............................................................................14
Đánh giá được mức độ liên quan giữa khối lượng trụ mầm và sinh
trưởng ban đầu của hai loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) và vẹt hainesii (B.
hainesii)...............................................................................................14
So sánh tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng của loài vẹt dù (B.
gymnorrhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii)
di thực từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) bản địa trồng tại bản
địa xã Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ....................................................14
So sánh một số đặc điểm cấu trúc giải phẫu lá của loài vẹt dù (B.
gymnorhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii)


di thực từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã
Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ...............................................................14

So sánh một số đặc điểm sinh lí của loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) di
thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii) di thực từ
Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã Giao Lạc huyện Giao Thuỷ.................................................................................14
2.2.Nội dung của đề tài................................................................................................................14
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................................
1.KẾT LUẬN

83

2.KIẾN NGHỊ

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................Error: Reference source not found
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
MỤC MỤC

3

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................
MỞ ĐẦU

11

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
thảm thực vật rừng ngập mặn đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về

diện tích, cấu trúc và chất lượng. Sự gia tăng dân số đã dẫn đến việc
phải chuyển đổi diện tích rừng ngập mặn thành vùng phát triển nông
nghiệp và đô thị hóa; sự tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể khiến
rừng ngập mặn suy thoái và không có khả năng phục hồi [11]...........12
Với vị trí địa lý nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt
Nam có hệ sinh thái RNM phát triển phong phú và đa dạng. Song do
sự tàn phá của chiến tranh, do việc phá hủy RNM phục vụ cho nhu cầu
trước mắt của cuộc sống như khai thác rừng lấy gỗ, than, củi, phá rừng
làm đầm nuôi tôm quảng canh... đã làm diện tích và sự đa dạng rừng
ngập mặn nước ta bị thu hẹp nhanh chóng. Trước đây, RNM nước ta
có khoảng 408 500 ha (Maurand, 1943 – trích Phan Nguyên Hồng,
2000) [49], đến năm 2002 chỉ còn khoảng 15 290 ha (Viện Quy hoạch
nông nghiệp, 2002) [37] và chủ yếu là rừng thứ sinh. Ngoài ra, theo số
liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết,
năm 1943 Việt Nam có trên 400 000 ha diện tích rừng ngập mặn, đến
năm 2006 giảm còn 279 000 ha; hiện cả nước chỉ còn khoảng trên 155
290 ha - giảm hơn 100 000 ha so với trước năm 1990........................12
Việc khai thác quá mức rừng ngập mặn dẫn đến nhiều hậu quả xấu,
làm mất đi những nguồn gen quý giá, môi trường sống bị huỷ hoại
nghiêm trọng và nguy cơ hiểm họa của thiên tai (gió bão, sóng biển,
triều cường...) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân ven
biển. Vì vậy việc trồng, khôi phục và tăng độ đa dạng rừng ngập mặn
là việc làm cần thiết, cấp bách [6].......................................................12
Ý nghĩa khoa học.................................................................................13
Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về di thực cây ngập mặn ở Việt
Nam.....................................................................................................13


Góp phần cung cấp dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, cấu tạo giải phẫu
lá, tương quan giữa kích thước và hình thái trụ mầm trong chi Vẹt

(Bruguiera) từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển và khôi
phục rừng ngập mặn thông qua việc chọn lựa loài cây thích hợp trong
việc trồng và khôi phục rừng ngập mặn..............................................13
Bổ sung thêm dẫn liệu cho việc giảng dạy các chuyên đề liên quan về
giải phẫu và thích nghi của cây ngập mặn...........................................13
Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................13
Bước đầu khẳng định được khả năng di thực loài vẹt hainesii vào khu
vực rừng ngập mặn miền Bắc Việt Nam, nơi chịu tác động của sự dao
động lớn về nhiệt độ giữa các mùa trong năm....................................13
Góp phần nâng cao đa dạng loài thực vật ngập mặn tại trạm Nghiên
cứu Rừng ngập (MERS), cũng như sự đa dạng thực vật ngập mặn tại
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên
cứu tiếp theo về rừng ngập mặn..........................................................13
2.Mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài.................................................................................
2.1.Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................14

Phân tích được mối liên quan giữa kích thước và khối lượng của trụ
mầm của hai loài vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và vẹt hainesii
(Bruguiera hainesii).............................................................................14
Đánh giá được mức độ liên quan giữa khối lượng trụ mầm và sinh
trưởng ban đầu của hai loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) và vẹt hainesii (B.
hainesii)...............................................................................................14
So sánh tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng của loài vẹt dù (B.
gymnorrhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii)
di thực từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) bản địa trồng tại bản
địa xã Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ....................................................14
So sánh một số đặc điểm cấu trúc giải phẫu lá của loài vẹt dù (B.
gymnorhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii)



di thực từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã
Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ...............................................................14
So sánh một số đặc điểm sinh lí của loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) di
thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii) di thực từ
Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã Giao Lạc huyện Giao Thuỷ.................................................................................14
2.2.Nội dung của đề tài................................................................................................................14
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................................
1.KẾT LUẬN

83

2.KIẾN NGHỊ

84


DANH MỤC HÌNH
MỤC MỤC

3

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................
MỞ ĐẦU

11

Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
thảm thực vật rừng ngập mặn đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về
diện tích, cấu trúc và chất lượng. Sự gia tăng dân số đã dẫn đến việc

phải chuyển đổi diện tích rừng ngập mặn thành vùng phát triển nông
nghiệp và đô thị hóa; sự tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể khiến
rừng ngập mặn suy thoái và không có khả năng phục hồi [11]...........12
Với vị trí địa lý nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt
Nam có hệ sinh thái RNM phát triển phong phú và đa dạng. Song do
sự tàn phá của chiến tranh, do việc phá hủy RNM phục vụ cho nhu cầu
trước mắt của cuộc sống như khai thác rừng lấy gỗ, than, củi, phá rừng
làm đầm nuôi tôm quảng canh... đã làm diện tích và sự đa dạng rừng
ngập mặn nước ta bị thu hẹp nhanh chóng. Trước đây, RNM nước ta
có khoảng 408 500 ha (Maurand, 1943 – trích Phan Nguyên Hồng,
2000) [49], đến năm 2002 chỉ còn khoảng 15 290 ha (Viện Quy hoạch
nông nghiệp, 2002) [37] và chủ yếu là rừng thứ sinh. Ngoài ra, theo số
liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết,
năm 1943 Việt Nam có trên 400 000 ha diện tích rừng ngập mặn, đến
năm 2006 giảm còn 279 000 ha; hiện cả nước chỉ còn khoảng trên 155
290 ha - giảm hơn 100 000 ha so với trước năm 1990........................12
Việc khai thác quá mức rừng ngập mặn dẫn đến nhiều hậu quả xấu,
làm mất đi những nguồn gen quý giá, môi trường sống bị huỷ hoại
nghiêm trọng và nguy cơ hiểm họa của thiên tai (gió bão, sóng biển,
triều cường...) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân ven
biển. Vì vậy việc trồng, khôi phục và tăng độ đa dạng rừng ngập mặn
là việc làm cần thiết, cấp bách [6].......................................................12
Ý nghĩa khoa học.................................................................................13
Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về di thực cây ngập mặn ở Việt
Nam.....................................................................................................13


Góp phần cung cấp dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, cấu tạo giải phẫu
lá, tương quan giữa kích thước và hình thái trụ mầm trong chi Vẹt
(Bruguiera) từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển và khôi

phục rừng ngập mặn thông qua việc chọn lựa loài cây thích hợp trong
việc trồng và khôi phục rừng ngập mặn..............................................13
Bổ sung thêm dẫn liệu cho việc giảng dạy các chuyên đề liên quan về
giải phẫu và thích nghi của cây ngập mặn...........................................13
Ý nghĩa thực tiễn.................................................................................13
Bước đầu khẳng định được khả năng di thực loài vẹt hainesii vào khu
vực rừng ngập mặn miền Bắc Việt Nam, nơi chịu tác động của sự dao
động lớn về nhiệt độ giữa các mùa trong năm....................................13
Góp phần nâng cao đa dạng loài thực vật ngập mặn tại trạm Nghiên
cứu Rừng ngập (MERS), cũng như sự đa dạng thực vật ngập mặn tại
Vườn Quốc gia Xuân Thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên
cứu tiếp theo về rừng ngập mặn..........................................................13
2.Mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài.................................................................................
2.1.Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................................14

Phân tích được mối liên quan giữa kích thước và khối lượng của trụ
mầm của hai loài vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và vẹt hainesii
(Bruguiera hainesii).............................................................................14
Đánh giá được mức độ liên quan giữa khối lượng trụ mầm và sinh
trưởng ban đầu của hai loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) và vẹt hainesii (B.
hainesii)...............................................................................................14
So sánh tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng của loài vẹt dù (B.
gymnorrhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii)
di thực từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) bản địa trồng tại bản
địa xã Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ....................................................14
So sánh một số đặc điểm cấu trúc giải phẫu lá của loài vẹt dù (B.
gymnorhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii)


di thực từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã

Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ...............................................................14
So sánh một số đặc điểm sinh lí của loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) di
thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii) di thực từ
Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã Giao Lạc huyện Giao Thuỷ.................................................................................14
2.2.Nội dung của đề tài................................................................................................................14
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................................................................
1.KẾT LUẬN

83

2.KIẾN NGHỊ

84

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Rừng ngập mặn (RNM) là một hệ sinh thái rừng đặc trưng, quan trọng
phát triển trên vùng đất ngập nước dọc theo các bờ biển ở những khu vực
nhiệt đới và cận nhiệt đới, nơi có thủy triều ra vào hàng ngày. Đó là vùng
chuyển tiếp giữa môi trường biển và đất liền nên chịu tác động trực tiếp của
thủy triều và có những tính chất thích nghi hết sức đa dạng và độc đáo với
môi trường đất lầy mặn. Hệ sinh thái RNM có tầm quan trọng vô cùng cả về
mặt sinh thái và kinh tế - xã hội [12].
Rừng ngập mặn nước ta có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ bờ
biển, ngăn chặn gió bão, hạn chế xói lở, mở rộng diện tích đất liền và điều
hòa khí hậu, là nguồn tài nguyên quý của vùng ven biển nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Rừng ngập mặn là lá phổi xanh giúp điều hòa khí hậu trong vùng, làm
khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ nhiệt, giúp hạn chế sự
bốc hơi nước vùng đất RNM, giữ ổn định độ mặn lớp đất mặt, hạn chế sự xâm
nhập mặn vào đất liền. RNM hấp thụ CO 2, thải ra O2 làm không khí trong

lành, giảm hiệu ứng nhà kính. Rừng ngập mặn 1 năm tuổi có thể hấp thụ 8 tấn
CO2/héc ta/năm và khả năng hấp thụ của khí CO2 tăng theo độ tuổi của cây


[6]. Ngoài ra, sự phát triển của RNM và mở rộng diện tích đất bồi là hai quá
trình luôn đi kèm nhau. Ở những vùng đất mới bồi có độ mặn cao có các thực
vật tiên phong là loài mắm trắng, bần đắng; vùng cửa sông với độ mặn thấp
hơn có bần chua, mắm trắng. RNM còn có tác dụng hạn chế xói lở và các quá
trình xâm thực bờ biển [31].
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng
thảm thực vật rừng ngập mặn đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về diện tích,
cấu trúc và chất lượng. Sự gia tăng dân số đã dẫn đến việc phải chuyển đổi
diện tích rừng ngập mặn thành vùng phát triển nông nghiệp và đô thị hóa; sự
tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể khiến rừng ngập mặn suy thoái và
không có khả năng phục hồi [11].
Với vị trí địa lý nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt
Nam có hệ sinh thái RNM phát triển phong phú và đa dạng. Song do sự tàn
phá của chiến tranh, do việc phá hủy RNM phục vụ cho nhu cầu trước mắt
của cuộc sống như khai thác rừng lấy gỗ, than, củi, phá rừng làm đầm nuôi
tôm quảng canh... đã làm diện tích và sự đa dạng rừng ngập mặn nước ta bị
thu hẹp nhanh chóng. Trước đây, RNM nước ta có khoảng 408 500 ha
(Maurand, 1943 – trích Phan Nguyên Hồng, 2000) [49], đến năm 2002 chỉ
còn khoảng 15 290 ha (Viện Quy hoạch nông nghiệp, 2002) [37] và chủ yếu
là rừng thứ sinh. Ngoài ra, theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cho biết, năm 1943 Việt Nam có trên 400 000 ha diện tích
rừng ngập mặn, đến năm 2006 giảm còn 279 000 ha; hiện cả nước chỉ còn
khoảng trên 155 290 ha - giảm hơn 100 000 ha so với trước năm 1990.
Việc khai thác quá mức rừng ngập mặn dẫn đến nhiều hậu quả xấu, làm
mất đi những nguồn gen quý giá, môi trường sống bị huỷ hoại nghiêm trọng
và nguy cơ hiểm họa của thiên tai (gió bão, sóng biển, triều cường...) sẽ ảnh

hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân ven biển. Vì vậy việc trồng, khôi
phục và tăng độ đa dạng rừng ngập mặn là việc làm cần thiết, cấp bách [6].


Xuất phát từ thực tế đó, với mục đích làm tăng độ đa dạng sinh học về
thực vật cho rừng ngập mặn ở miền Bắc, nâng cao năng suất rừng ngập mặn,
hiện nay hướng nhập nội một số loài cây ngập mặn đang được các nhà khoa học
và các chuyên gia về RNM quan tâm. Theo hướng nâng cao tính đa dạng thực
vật rừng ngập mặn Việt Nam thông qua việc nhập nội các loài cây ngập mặn,
vào tháng 4 năm 2014, trụ mầm của loài vẹt hainesii (Bruguiera hainesii) đã
được nhập từ Myanmar vào Việt Nam. Đây là loài được đưa vào danh sách có
nguy cơ tuyệt chủng cao Duke (2010) & cs [44]. Để đánh giá khả năng thính
ứng của loài cây ngập mặn này trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng vùng ven
biển sông Hồng và so sánh khả thích ứng của chúng với loài bản địa cùng chi
Bruguiera, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, một số đặc điểm giải phẫu, sinh lí của loài vẹt hanesii (Bruguiera
hainesii Rog.) và vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza (Lour.) Poir.) trồng thí
nghiệm tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”.
Ý nghĩa khoa học
- Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu về di thực cây ngập mặn ở Việt Nam.
- Góp phần cung cấp dữ liệu về đặc điểm sinh trưởng, cấu tạo giải phẫu
lá, tương quan giữa kích thước và hình thái trụ mầm trong chi Vẹt
(Bruguiera) từ đó cung cấp cơ sở khoa học cho việc phát triển và khôi phục
rừng ngập mặn thông qua việc chọn lựa loài cây thích hợp trong việc trồng và
khôi phục rừng ngập mặn.
- Bổ sung thêm dẫn liệu cho việc giảng dạy các chuyên đề liên quan về
giải phẫu và thích nghi của cây ngập mặn.
Ý nghĩa thực tiễn
- Bước đầu khẳng định được khả năng di thực loài vẹt hainesii vào
khu vực rừng ngập mặn miền Bắc Việt Nam, nơi chịu tác động của sự

dao động lớn về nhiệt độ giữa các mùa trong năm.
- Góp phần nâng cao đa dạng loài thực vật ngập mặn tại trạm Nghiên


cứu Rừng ngập (MERS), cũng như sự đa dạng thực vật ngập mặn tại Vườn
Quốc gia Xuân Thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu tiếp theo về
rừng ngập mặn.
2. Mục tiêu nghiên cứu và nội dung của đề tài
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích được mối liên quan giữa kích thước và khối lượng của trụ mầm
của hai loài vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza) và vẹt hainesii (Bruguiera
hainesii).
- Đánh giá được mức độ liên quan giữa khối lượng trụ mầm và sinh
trưởng ban đầu của hai loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) và vẹt hainesii (B.
hainesii).
- So sánh tỉ lệ sống sót và khả năng sinh trưởng của loài vẹt dù (B.
gymnorrhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii) di thực
từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) bản địa trồng tại bản địa xã Giao
Lạc - huyện Giao Thuỷ.
- So sánh một số đặc điểm cấu trúc giải phẫu lá của loài vẹt dù (B.
gymnorhiza) di thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii) di thực
từ Myanmar với vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã Giao Lạc huyện Giao Thuỷ.
- So sánh một số đặc điểm sinh lí của loài vẹt dù (B. gymnorrhiza) di
thực từ Quảng Ninh và loài vẹt hainessi (B. hainesii) di thực từ Myanmar với
vẹt dù (B. gymnorrhiza) trồng tại bản địa xã Giao Lạc - huyện Giao Thuỷ.
2.2. Nội dung của đề tài
Đề tài gồm các nội dung sau
- Xác định thành phần dinh dưỡng, độ mặn, đo độ ngập triều của đất
khu vực nghiên cứu.
- Đo khối lượng và kích thước trụ mầm vẹt dù và vẹt hainesii và xác

định mối tương quan giữa kích thước và khối lượng của trụ mầm.
- Theo dõi sinh trưởng của vẹt dù di thực Quảng Ninh, lấy từ tại trạm


MERS, xã Giao Lạc, và vẹt hainessi di thực từ Myanmar trồng tại vườn thực
nghiệm MERS qua các tháng trong năm.
- Xây dựng hàm tương quan giữa chỉ số đường kính, chiều cao cây vẹt
dù và sinh khối trên trụ mầm của chúng.
- Xác định mức độ liên quan của khối lượng trụ mầm vẹt dù và vẹt
hainessi tới sinh trưởng ban đầu của chúng thông qua phân tích hàm hồi quy.
- Giải phẫu cấu trúc lá của vẹt dù di thực Quảng Ninh, lấy từ tại trạm
MERS và vẹt hainesii di thực từ Myanmar trồng tại vườn thực nghiệm MERS.
- Xác định hàm lượng một số ion, diệp lục trong lá của vẹt dù di thực
Quảng Ninh, lấy từ tại trạm MERS và vẹt hainesii di thực từ Myanmar trồng
tại vườn thực nghiệm MERS.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu tác động của độ mặn và các yếu tố sinh thái lên sự
sinh trưởng của thực vật ngập mặn
Hệ sinh thái rừng ngập mặn đã cuốn hút sự chú ý của nhiều nhà khoa
học trên thế giới và Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu ở giai đoạn đầu (vào
những năm 1960) đều tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các thành phần
dinh dưỡng trong đất, kiểu đất, mức độ ngập mặn và độ mặn khác nhau của
môi trường tới quá trình tăng trưởng đường kính, chiều cao và trọng lượng
khô của cây.
Từ những năm 1970 đến nay có rất nhiều nghiên cứu về hệ sinh thái
rừng ngập mặn ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong các lĩnh vực
khác nhau.
Độ mặn
Trong môi trường ngập mặn, đất có nhiều muối hòa tan, đặc biệt có

nhiều ở lớp đất mặt. Những loại muối tan thường thấy trong đất mặn là: NaCl,


Na2SO4, CaCl2, MgCl2, MgSO4. Các loại muối này có nguồn gốc từ quá trình
khoáng hóa của quả đất, từ biển, từ cơ thể sinh vật... Trong quá trình hình
thành và vận động địa chất, các loại muối này hòa tan, di chuyển và tập trung
ở các bãi lầy ven biển... Các loại muối này có thể tồn tại ngay trên bề mặt
hoặc lắng xuống, hòa tan trong các mạch nước ngầm gây mặn cho đất.
Có nhiều loại đất mặn khác nhau. Dựa vào hàm lượng muối tổng số
trong đất, một số tác giả chia đất mặn thành 3 loại:
- Đất mặn yếu: hàm lượng muối trong đất từ 0,25% - 0,5%
- Đất mặn trung bình: hàm lượng muối trong đất từ 0,5% - 0,7%
- Đất mặn mạnh: hàm lượng muối trong đất từ 0,7% - 1%
(Theo Labova và Rozanov – Trích Võ Minh Thứ [27] )
Theo Lê Xuân Khoa và cs [15], đất ngập mặn gồm hai nhóm:
- Đất mặn có chứa muối ở toàn bộ phẫu diện đất, kể cả lớp trên cùng
- Đất mặn có chứa muối ở lớp đất sâu hơn
- Dựa vào thành phần và tỷ lệ các ion trong đất, các tác giả lại chia đất
thành các loại: mặn Na, mặn Ca, mặn Mg, mặn Ca – Na... (dựa vào thành
phần cation), đất mặn chlo, mặn sulfate, mặn chlo – sulfate... (dựa vào thành
phần, tỷ lệ các anion).
Đất mặn là đất có độ dẫn điện lớn (EC) hơn 4 hos/cm (Marscher, 1986
- Trích Võ Minh Thứ, 1998 [27] ).
Theo Phan Nguyên Hồng (1976) [8], đất RNM là một loại đất bùn do
phù sa các sông mang ra ở các vùng cửa sông, ven biển, bị ngập triều hằng
ngày. Do vậy đất RNM là một loại đất mặn. Đất ngập mặn đặc biệt có nhiều
loại muối như: NaCl, Na 2SO4, CaCl2, MgCl2, MgSO4, MgCO3, Mg(HCO3)2,
CaCO3, Ca(HCO3)2... Trừ các loại muối sunfat, nhìn chung các loại muối trên
đều gây độc đối với thực vật nói chung và đối với cây ngập mặn nói riêng.
Nhiều tác giả cho rằng độ mặn tác động đến thực vật và nhất là thực vật



ngập mặn theo 2 hướng (Flowers, 1977) [47].
- Độ mặn tạo ra áp suất thẩm thấu trong đất cao, phá vỡ sự cân bằng
trao đổi nước của cây
- Muối với nồng độ cao có tác dụng gây độc đối với tế bào thực vật.
Strogonov (1964) [68] cho rằng khi áp suất thẩm thấu của dung dịch
đất từ 10 – 12 atm thì cản trở sự hút nước của rễ, ở áp suất 40 atm thì cây
không thể hút được nước. Có thể nói độ mặn cao ở môi trường là điều kiện
bất lợi cho nước và các chất tan xâm nhập vào tế bào thực vật, gây ra hiện
tượng “hạn sinh lí” của đất.
Có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về mối quan hệ giữa độ mặn
và sự phát triển của cây ngập mặn. Các loài ngập mặn khác nhau có cơ chế
thích ứng với độ mặn khác nhau, Scholander (1968) [55] nghiên cứu khả năng
cản muối của thực vật ngập mặn, theo tác giả thực vật cản muối bằng một cơ
chế rất hiệu quả đó là hệ thống vi lọc ở rễ qua đó nước thì được hút vào mà
một phần muối bị cản lại.
Đất mặn làm ngăn cản sự xâm nhập của nước vào cây, ảnh hưởng tới
khả năng cảm ứng giống như những thực vật sống trên đất liền trải qua hạn
hán (Clough, 1982) [42]
Nghiên cứu của Blasco (1984) [40] cho thấy độ mặn là một trong
những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỷ lệ sống của
các loài và phân bố rừng ngập mặn. Rừng ngập mặn phát triển tốt nơi có nồng
độ muối trong nước khoảng từ 10 – 25%. Kích thước cây và số loài giảm đi
khi độ mặn cao (40; 80% độ mặn nước biển)
Werner và cs (1990) [62] đã nghiên cứu sự sinh trưởng của Rhizophora
mangle trong trường hợp có và không có NaCl và nhận thấy rằng quang hợp
bị ức chế khi môi trường không có NaCl
Mai Sỹ Tuấn (1995) [33] đã nghiên cứu mối quan hệ giữa độ mặn và sự



cân bằng nước ở loài mắm biển (A. marina) cho rằng muốn hút được nước,
cây ngập mặn phải giữ được cân bằng nước dương, nghĩa là phải có cơ chế
điều chỉnh bên trong tế bào để đảm bảo cho thế năng nước trong các mô có
giá trị thấp hơn thế năng áp suất thẩm thấu của môi trường ngoài. Tác giả đã
công bố kết quả nghiên cứu tác động của 7 loại độ mặn khác nhau (0, 25, 50,
75, 100, 125, 150% độ mặn nước biển) lên quá trình nảy mầm, tăng trưởng và
quang hợp của cây con mắm biển (A. marina) trong điều kiện thí nghiệm. Kết
quả cho thấy ở độ mặn thấp, tỷ lệ nảy mầm cao, tốc độ nảy mầm nhanh, khả
năng nảy mầm và sinh trưởng tốt nhất ở 25% độ mặn nước biển. Nghiên cứu
này cho thấy độ mặn càng cao làm tăng sự rụng lá cây.
Nghiên cứu tác động của các ion trong đất đối với cây, nhiều tác giả
cho rằng, các ion từ đất đi vào có thể gây độc cho cây. Các cation gây đông tụ
keo sinh học của tế bào chất, làm giảm tính thấm của chất nguyên sinh đối với
muối 7], [38].
Theo Phan Nguyên Hồng, 1976 [8], đất lầy ven biển giàu các loại muối
đã nêu ở trên, trừ các muối sulfate, còn lại các loại muối khác đều gây hại ít
nhiều cho cây. Chính vì vậy nhiều loài cây không sống được trên loại đất này.
Mức độ ngập mặn và độ mặn khác nhau của môi trường có ảnh hưởng tới quá
trình tăng trưởng đường kính, chiều cao và trọng lượng khô của cây. Phương
pháp đo tăng trưởng của Lugo và Snedaker (1975) [51] đã được Nguyễn
Hoàng Trí và Phan Nguyên Hồng sử dụng nghiên cứu tăng trưởng của cây
ngập mặn tại một số địa điểm ở Cà Mau.
Theo Phan Nguyên Hồng (1991) [9] các nhân tố sinh thái, trong đó có
độ mặn có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố của các loài cây ngập
mặn Việt Nam.
Nước mặn là yêu cầu sinh thái cho cây ngập mặn và ngăn cản sự xâm
nhập của những loài thực vật không chịu mặn (Snedaker, S. C., 1979) (P. N.



Hồng dẫn, 1991) [9].
Theo Nguyễn Thị Tuyến (2000) [35] nghiên cứu về ảnh hưởng độ mặn
môi trường tới sự nảy mầm và sinh trưởng của cây bần chua (Sonmeratia
caseolaris). Theo tác giả hạt bần chua có tỷ lệ nảy mầm cao ở các môi trường
từ 0 – 100% độ mặn nước biển. Cây bần con sinh trưởng tốt ở độ mặn thấp
(25% độ mặn nước biển).
Như vậy có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự sinh trưởng, phát triển của
cây ngập mặn chịu tác động mạnh bởi yếu tố độ mặn trong đất và nước biển.
Vì vậy cần thiết phân tích độ mặn trong đất và nước khi tiến hành các nghiên
cứu về đặc điểm sinh trưởng, phát triển, thích nghi của các loài cây ngập mặn.
Nhiệt độ
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chỉ ra rằng nhiệt độ tác động lên
các quá trình quang hợp, hô hấp, điều chỉnh phần lớn các quá trình trao đổi
chất và năng lượng nội tại trong cơ thể thực vật. Ở những vùng có nhiệt độ
bình quân trong năm cao, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm, giữa các mùa thấp
(đồng thời có độ ẩm cao) thì rừng ngập mặn phát triển về kích thước và số
loài cao. Số loài cây ngập mặn giảm hẳn khi nhiệt độ xuống quá thấp. Ngược
lại, khi nhiệt độ lên cao quá (trên 35ºC) cũng ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý
của cây vì đốt nóng lá, khiến cho cây thoát hơi nước nhiều, hô hấp tăng,
quang hợp giảm và năng suất sơ cấp giảm (Phan Nguyên Hồng, 1991) [9].
Theo Chapman (1977) [41] rừng ngập mặn chỉ phát triển khi biên độ
nhiệt ở tháng lạnh nhất cao hơn 20ºC và biên độ dao động mùa không quá
10ºC. Sự phân bố của rừng ngập mặn trên thế giới ở giới hạn Bắc và Nam bán
cầu trùng với đường đẳng nhiệt không khí 16ºC vào tháng lạnh nhất. Saenger
(1987) cho thấy mối quan hệ khá rõ giữa tăng trưởng của lá cây ngập mặn và
nhiệt độ không khí khi nghiên cứu sự tăng trưởng của lá cây ngập mặn ra


hàng tháng của 9 loài cây ngập mặn ở Glastone (vĩ độ 24º nam) (Nguyễn
Hoàng Trí dẫn, 1999) [30].

Theo nghiên cứu của Phan Nguyên Hồng và cs tại huyện Tiên Yên,
tỉnh Quảng Ninh, khi nhiệt độ xuống dưới 10°C thì lá cây vẹt dù (Bruguiera
gymnorhiza) bị khô và chết [1].
Các thí nghiệm tại Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy các hoạt
động sinh lý như quang hợp và thoát hơi nước của cây đước đôi (R. apiculata)
chỉ duy trì ở mức tối thiểu khi nhiệt độ lên cao tới 42 °C vào ngày 18/ 4/ 1990
(Hong, San, 1993) [50].
Chuyển một loại thực vật đến một khu vực mới, cần thiết phải xem xét
tác động của nhiệt độ của một năm lên chúng.
Độ ẩm
Mặc dù cây ngập mặn có mặt ở cả vùng khí hậu ẩm ướt cũng như vùng
khô hạn nhưng sinh trưởng và sự phân bố tối ưu của loài cây là ở những vùng
xích đạo ẩm như: Trung Mỹ, Malaysia, các quần đảo Indonesia. Ở Bắc bán
cầu cây ngập mặn phát triển tốt ở nơi có lượng mưa hàng năm từ 1800 – 3000
mm (Aksornkoae, 1993) [38].
Theo Phan Nguyên Hồng rừng ngập mặn phát triển ở nơi có lượng mưa
nhiều. Ở Việt Nam, Thái Lan và Autralia rừng ngập mặn phát triển tại những
nơi có lượng mưa trong năm cao (1800 – 2500 mm/ 1 năm). Vùng có ít mưa
số lượng loài và kích thước của cây giảm (Phan Nguyên Hồng, 1991) [9].
Ven biển Nam bộ, trong điều kiện nhiệt độ bình quân năm ở Cà Mau và
Vũng Tàu chênh lệch rất ít (chỉ 0,7 °C) nhưng lượng mưa cả năm của Cà Mau
trung bình (2000 – 2.200 mm/ 1 năm với 120 - 150 ngày mưa), lớn hơn so với
Vũng Tàu (1 357 mm/ năm) nên rừng ngập mặn ở Cà Mau phong phú hơn và
kích thước cây cũng lớn hơn (Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [30].
Lượng mưa có ảnh hưởng tới nguồn nước ngọt cung cấp cho cây ngập


mặn đồng thời ảnh hưởng tới độ ẩm không khí. Như vậy ta thấy cây ngập mặn
phong phú và sinh trưởng tốt ở nơi có độ ẩm không khí tương đối cao.
1.2. Nghiên cứu khả năng di chuyển cây ngập mặn từ vùng này

sang vùng khác
Mỗi loài sinh vật nói chung đều có khả năng sinh trưởng và phát triển
tốt trong những điều kiện sinh thái nhất định như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,
nước, các chất dinh dưỡng... Nếu các yếu tố vật lý, điều kiện sinh thái vượt ra
ngoài giới hạn chống chịu của sinh vật thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh
trưởng và phát triển của chúng. Phạm vi chống chịu đối với các nhân tố sinh
thái của sinh vật xác định sự hiện hữu và độ nhiều của chúng ở một nơi nào
đó [20]. Chính vì vậy, việc chuyển một loài cây từ vùng này tới vùng khác
luôn phải tuân thủ theo quy luật sinh thái này. Nghiên cứu về việc chuyển cây
ngập mặn từ vùng này đến vùng khác và việc nhập nội một số loài cây ngập
mặn đã được một số tác giả nghiên cứu. G.S. Maxwel (1975) đã nghiên cứu
việc chuyển cây trang (Kandelia candel) từ Brunei và Thái Lan về trồng ở
MaiPo, Hồng Kông. Theo tác giả điều kiện khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ thấp
vào mùa đông ảnh hưởng khá rõ tới kích thước lá. Nhiệt độ xuống thấp làm
cho lá có kích thước nhỏ (dẫn theo Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [30].
Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn đã đưa giống đước từ miền Nam
ra trồng thử ở miền Bắc nhưng đều chết do giá lạnh của mùa đông [10].
Nguyễn Thị Mỹ Hằng và Phan Nguyên Hồng (1995) [7] đã tiến hành thí
nghiệm trồng đâng (Rhizophoza stylosa) lấy ở Cẩm Phả, Quảng Ninh; cây
đước (R.apiculata) lấy ở Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh và Surat Thani,
Thái Lan đem trồng ở bãi triều Thạch Hà, Hà Tĩnh. Một số trụ mầm trồng
trong chậu dọc hành lang nhà ở, một số trồng trong nhà che bằng mái
polyetylene, có bóng đèn giữ nhiệt vào mùa đông. Kết quả cho thấy cây có
nguồn gốc ở miền Nam do có quá trình thích nghi lâu với môi trường nóng


ẩm nên khi mang ra miền Bắc trong điều kiện nhiệt độ cao của mùa hè và
mùa thu cây sinh trưởng bình thường và tăng trưởng cao hơn các loài cây ở
miền Bắc. Cây thường chết vào mùa đông, rét kéo dài. Muốn giữ cây đó
không bị chết cần giữ cây con trong nhà kính vào thời kỳ rét [7].

Hoàng Công Đãng đã trồng cây trang (Kandelia candel) có nguồn
gốc từ Hồng Kông trên bãi lầy ngập mặn xã Hoàng Tân, Yên Hưng, Quảng
Ninh [4]. Kết quả cho thấy vào thời kì khí hậu ấm áp cây trang Hồng Kông
sinh trưởng nhanh hơn cây trang ở Quảng Ninh. Vào mùa Đông giá lạnh, rét
kéo dài trong nhiều ngày, nhiệt độ không khí hạ xuống thấp (14,2°C) cây con
héo ngọn, rụng lá và chết dần [4].
Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn đã đưa cây đước đôi (R.
apiculata) từ miền Nam ra trồng thử ở miền Bắc [7]. Nguyễn Thị Mến
(2000) [19] nghiên cứu khả năng chuyển hai loài mắm trắng (Avicennia alba)
và vẹt khang (Bruguiera sexangula) từ miền Nam ra trồng trên trên bãi lầy
ngập mặn ven biển Thái Thụy, Thái Bình. Phan Thị Bích Hà (2002) [17] đã
nghiên cứu khả năng chuyển cây dừa nước (Nypa fyruticans) từ miền Nam ra
trồng trên một số vùng rừng ngập mặn ở miền Bắc.
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tĩnh cho thấy cây bần không
cánh (Sonneratia apetala) mang từ Myanmar về trồng ở Việt Nam sau hơn 2
năm vẫn sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao [25]
Việc chuyển cây ngập mặn từ vùng này tới vùng khác gặp những khó
khăn nhất định, cho nên khả năng thành công chưa cao. Mặc dù vậy, với mong
muốn tăng tính đa dạng hệ sinh thái rừng ngập mặn miền Bắc Việt Nam, chúng
tôi đã cố gắng di chuyển cây vẹt hainessi (B. hainessi) mang từ Myanmar về
trồng ở ở khu vực miền Bắc Việt Nam và theo dõi sinh trưởng cũng như một số
đặc điểm sinh lí và giải phấu của chúng trong thời gian 1 năm.
1.3. Nghiên cứu về chi Vẹt (Bruguiera)


Vẹt (Bruguiera) là chi lớn nhất trong họ Rhizophoraceae (Hou, (1958);
Tomlinson, (1986); Hogarth, (1999); Saenger, (2002); Sheue, (2003)) (dẫn
theo Duke, Ge (2011) [45] và tất cả 6 loài vẹt phân bố chủ yếu ở rừng ngập
mặn Ấn Độ - Malaysia, Đông Phi, Australia và Tây Thái Bình Dương. Loài
vẹt exaritata (Bruguiera exaritata) được tìm thấy ở miền Bắc Australia và

Nam New Guinea (Hou, 1958), năm loài vẹt còn lại có thể tìm thấy được ở
Malaysia.
Dựa vào kích thước hoa và các tác nhân thụ phấn nhiều tác giả đã chia chi
vẹt thành hai nhóm: nhóm có kích thước lớn, hoa cong và tác nhân thụ phấn là
chim (B. gymnorhiza, B. sexangula, B. exaritata, B. hainesii); nhóm còn lại nhỏ,
hoa thẳng đứng, thụ phấn nhờ côn trùng (B. cylindrica, B. parviflora) [62].
Các nghiên cứu về phân loại, phân bố, cấu tạo giải phẫu và sinh thái
của chi vẹt (Bruguiera) đã được nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu, như
Sheue, Yong và Yang (2005) đã mô tả hình thái, môi trường sống, phân bố
các loài vẹt có ở Singapore và lập khóa phân loại năm loài vẹt này [42]. Wan
Juliana và cs (2014) [61] cũng nghiên cứu về sự phân bố và độ hiếm gặp của
các loài họ đước (trong đó có các loài thuộc chi Vẹt) phân bố tại bán đảo
Malaysia.
Sự đa dạng và phân bố của các loài của chi Vẹt trong Quần đảo
Tambelan, biển Natuna, Indonesia cũng được Setyawan và cs (2012) [56]
nghiên cứu. B. gymnorrhiza mọc trên năm hòn đảo, trong khi B. sexangula chỉ
thấy mọc trên một đảo. B. gymnorrhiza có khả năng sinh trưởng và phát triển
được trong điều kiện nghiên cứu là sự kết hợp việc tái tạo, cạnh tranh và sự
thích ứng của B. gymnorrhiza. Cả hai hai loài đều phân bố trên vùng triều
ngập từ trung đến cao; phát triển tốt trên cát trắng hoặc trầm tích bùn.
Những năm gần đây nghiên cứu về di truyền giữa các loài trong chi vẹt
cũng được nhiều nhà khoa học chú ý và nghiên cứu. Ge (2001), Ge và cs


(2004) [46] đã nghiên cứu sơ bộ về sự đa dạng di truyền ba quần thể vẹt
(Bruguiera) ở Trung Quốc, biến dị di truyền và mối quan hệ của các loài
trong chi vẹt, thử nghiệm về sự lai tạo giống giữ các loài vẹt. Duke, Ge (2011)
[45] đã nghiên cứu di truyền, mô tả đầy đủ ba loài vẹt (B. exaristata, B.
gymnorhiza, B. sexangula) và loài vẹt lai (B. gymnorhiza x B. sexangula) và
đưa ra kết luận về mối quan hệ phát sinh loài trong chi vẹt.

Sahoo và cs (2007) [53] phân tích, nghiên cứu DNA và RAPD đã được
thực hiện nhằm tìm ra mối quan hệ phát sinh của bốn loài trong chi Vẹt tại
rừng ngập mặn Bhitarkanika, Orissa, Ấn Độ. Kết quả phân tích bộ nhiễm sắc
thể lần lượt ở các loài là 2n = 34 (B. cylindrica) và 2n = 36 (B. gymnorrhiza)
và 2n = 34 (B. parviflora và B. sexangula). Ở Việt Nam, Võ Thị Xuân Dung
đã bước đầu tiến hành nghiên cứu các đặc điểm hình thái giải phẫu các loài
của chi Vẹt (Bruguiera) sống trong rừng ngập mặn [3].
Trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về loài vẹt hainesii (B.
hainesii), chỉ có một số tác giả quan tâm và nghiên cứu đến sự phân bố, mô tả
đặc điểm cấu tạo của loài này. Duke, Ngoc Nam và cs (2010) [44] đã nghiên
cứu sự phân bố, quá trình sinh sản và nguy cơ tuyệt chủng của vẹt hainesii,
nhóm tác giả thấy rằng đây là một loài sinh trưởng chậm, phân bố phân tán và
nguy cơ tuyệt chủng rất cao, hiện nay chỉ tìm thấy khoảng trên 200 cá thể
trưởng thành.
Bên cạnh đó, vẹt dù (B. gymnorrhiza) rất được các tác giả và các nhà
nghiên cứu quan tâm. Khi nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngập úng trên
tăng trưởng và phản ứng sinh lý của hai loài cây ngập mặn Bruguiera
gymnorrhiza và Kandelia candel đã được thực hiện bởi Ye và cs (2002) [65].
Tốc độ tăng trưởng tương đối của B. gymnorrhiza giảm đáng kể trong thời
gian ngập nước, tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt được trong điều kiện ráo
nước và thấp nhất trong điều kiện ngập úng 12 tuần. Năm 2003 nhóm tác giả


Ye và cs (2003) [64] cũng tiếp tục nghiên cứu phản ứng sự tăng trưởng và
sinh lý của hai loài cây ngập mặn Bruguiera gymnorrhiza và Kandelia candel
với nước thải chăn nuôi.
Sudirman và cs (2014) [54] đã thực hiện nghiên cứu nhằm xác định các
sản phẩm, hợp chất có hoạt tính sinh học và chất chống oxy hóa từ trụ mầm
vẹt dù (B. gymnorrhiza) được tách chiết bằng methanol. Kết quả thu được
hàm lượng carbohydrate cao là 29,28%, 66,39% nước, 2,11% protein, 1,07%

chất béo và 1,15% chất khô. Năng suất trụ mầm già lớn hơn trụ mầm non với
giá trị 9,94% và 6,83%, tương ứng trụ mầm già có một chất chống oxy hóa
hoạt động hiệu quả hơn (13,47 ppm) so với trụ mầm non (81,60 ppm) và được
xem như là một chất chống oxy hóa rất mạnh (IC50 <50 ppm).


×