Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giúp học sinh lớp 5 học tốt mon tap lam van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.68 KB, 13 trang )

LI CAM OAN
Tụi xin cam oan gii phỏp: Giỳp hc sinh lp 5 hc tt hơn môn tập
làm vn m tụi trỡnh by sau õy l nhng suy ngh, tỡm tũi ca riờng bn
thõn tụi. Nu sai tụi xin hon ton chu trỏch nhim.
LI CM N
Tụi xin trõn thnh cm n Phũng Giỏo Dc o To, ban giỏm hiu,
cỏc ng chớ ng nghip v cỏc em hc sinh lp5A1 và lớp 5A2 trng
Tiu hc Yên Lạc huyn Yờn Thu tnh Ho Bỡnh ó giỳp tôi trong quỏ
trỡnh thực nghiệm v hon thin.
Do kh nng cũn hn ch ,thi gian ngn ,ti liu thiu nờn khụng trỏnh
khi nhng thiu sút. Tụi rt mong c s gúp ý, giỳp ca quý thy cụ
v bn bố ồng nghip gii phỏp :Giỳp hc sinh lp 5 hc tt hơn môn
Tập làm vn. đợc tìm hiểu kĩ hơn và đợc áp dụng nhiều hơn .Để có nhiều
học sinh không ngại học môn Tập làm văn và có kết quả cao hơn ở môn học
này.
Tụi xin trõn thnh cm n.


MỤC LỤC

Trang
Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Phần 2: Nội dung

3

2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn


3

2.2 Quá trình thực nghiệm

3

Phần thứ 3: KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT

10


Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Như chúng ta đã biết trẻ em sinh ra chưa đi học ở một trường nào, lớp
nào nhưng đã biết nói tiếng mẹ đẻ . Điều đó cho thấy tiếng mẹ đẻ có vai trò
vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người.Do đó khi bước vào
trường học trẻ em cần được học tiếng mẹ đẻ một cách có khoa học. Thông
qua các giờ học Tiếng Việt. Tiếng mẹ đẻ được trẻ em sử dụng làm công cụ
để học các môn học khác và tiếng mẹ đẻ còn là công cụ để tư duy và giao
tiếp bên cạnh đó tiếng mẹ lại là đối tượng học tập của học sinh .
Vậy làm thế nào để học sinh sử dụng tốt tiếng mẹ đẻ để học các môn
học khác đạt kết quả cao. Có thành thạo tiếng mẹ đẻ để nói và viết thành
thạo thì các em mới học tốt được các môn học khác như phân môn Toán,Tự
nhiên xã hội, Đạo đức…
Lớp 5 là lớp cuối cấp các em được học đầy đủ các môn học với một
lượng
kiến thức tương đối lớn và khó .Trong đó môn Tập Làm Văn là 1 môn học
khó vì vậy rất nhiều học sinh ngại học và kết quả học tập chưa cao .Các tiết
học tập làm văn diễn ra không sôi nổi .Bài thực hành các em làm sơ sài ,
cách dùng từ đặt câu chưa chính xác ,chưa hay .Khả năng quan sát tưởng

tượng của các em còn nhiều
hạn chế.
Ở lớp 2, lớp 3 thì các em mới chỉ viết những đoạn văn ngắn , lớp 4 các
em được làm quen với cấu tạo của một bài văn . Sang lớp 5 là lớp cuối cấp
các em luyện tập, ôn tập lại và yêu cầu viết được những bài văn hoàn chỉnh
. Để có được những bài văn hay các em phải sử dụng thành thạo tiếng mẹ


đẻ để dùng từ đặt câu miêu tả và trình bày bài văn sao cho cuốn hút người
đọc và người nghe . Thường thì môn Tập làm văn các em có kết quả thấp
hơn môn các môn khác như môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu…
Vậy làm thế nào để cho các em không còn thấy ngại viết văn và khi viết sẽ
viết được những bài văn hay thu hút người đọc và người nghe là một giáo
viên trực tiếp dạy lớp 5 tôi luôn trăn trở và suy nghĩ vì vậy sau một thời
gian tìm hiểu thực tiễn tôi đã chọn giải pháp “Giúp học sinh lớp 5 học tốt
hơn môn Tập Làm Văn. ”


Phần 2
Nội dung
2.1 Cơ sở lí luận và thực tiễn
Bước sang thế kỉ XXI, điều kiện kinh tế nước ta có những thay đổi lớn.
Đất nước ta bước vào thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu kinh tế
trình độ phát triển sản xuất, khoa học kĩ thuật, nhu cầu xã hội, thu nhập
quốc dân,…có những bước phát triển quan trọng. Vấn đề hội nhập, giữ gìn
và phát huy bản sác văn hoá dân tộc, vấn đề kinh tế tri thức, công nghệ
thông tin, xu hướng quốc tế hoá, toàn cầu hoá trong kinh tế đang thường
xuyên đặt ra và ngày càng cấp bách. Những thay đổi đó trong kinh tế xã
hội, trong giáo dục đã dẫn tới những yêu cầu mới trong dạy tiếng việt nói
chung và dạy tập làm văn nói riêng

Tập làm văn là môn học mà các em ở lớp 4,5 học yếu hơn các môn như
Toán Tập đọc, Tự nhiên xã hội … Bởi vậy giáo viên là người giúp học sinh
có năng lực nói, viết và sử dụng tiếng việt vào viêc tư duy và hình thành
nhân cách. Để giúp các em có những kiến thức tiếng việt để vận dụng vào
bài Tập làm văn viết được một bài văn hay người giáo viên phải có phương
pháp dạy Tập làm văn cụ thể
2.2 Quá trình thực nghiệm
Sáng kiến được áp dụng lớp 5A1 và lớp 5A2 thuộc trường Tiểu học
Yên Lạc. Đầu năm học các em còn ngại học và không có hứng thú học môn
Tập Làm Văn. Tôi đã mở một cuộc khảo sát đối với lớp 5A1 và lớp
5A2.Tôi đã ra cùng 1 đề bài thì kết quả như sau
Lớp 5A1
Sĩ số

25

Lớp 5A2
25


Điểm 9-10

0

0

Điểm 7-8

12


13

Điểm 5-6

10

9

Điểm 4

3

3

Trên đây là một kết quả không được khả quan mà là một giáo viên
trực tiếp dạy lớp 5 phải suy nghĩ và tôi đã nghiên cứu phương pháp dạy tập
làm văn để những tiết Tập làm văn cuốn hút học sinh hơn tiết học diễn ra
sôi nổi hơn.
Để có một bài văn hay trước hết tôi yêu cầu học sinh thực hiện các bước
+ Đọc kĩ đề để nắm vững ý nghĩa của từng từ ,của từng câu và tự trả
lời được các câu hỏi sau :
- Đề bài thuộc thể loại văn nào?
- Đề bài đòi hỏi ta giải quyết những vấn đề gì ?
- Phạm vi bài làm đến đâu ?
- Trọng tâm đề bài ở chỗ nào?
+ Tìm ý ( lập dàn ý )
- Sau khi nắm chắc đề bài các em không được vội vàng viết ngay
vào bài làm, vì như thế ý tưởng sẽ lộn xộn khó sắp xếp. Cần lập 1
dàn bài chi tiếp gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Một bầi văn hay phải là một bài văn có cách sắp xếp chặt chẽ.

Mặc dù mở bài, thân bài, kết bài là ba phần riêng rẽ song chúng
phải có sự thống nhất về ý nhằm giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài.
- Phần mở bài giống như một lời thân ái mời chào của chúng ta đối
với người khách đến thăm “ vườn văn của mình ”.Lời mời chào ấy
phải hấp dẫn, cởi mở, mới gây được ấn tượng ban đầu và nêu
được ý muốn diễn đạt ở phần thân bài. Ta có thể dùng cánh mở
bài trực tiếp là giới thiệu ngay đối tượng hoặc mở bài gián tiếp là
nói chuyện khác rồi liên tưởng và giới thiệu đến đối tượng.


- Ví dụ về mở bài trực tiếp : Gia đình em, ai cũng yêu quý nội.
Riêng em lại càng yêu quý nội hơn vì nội đã chăm sóc em từ lúc
mới lọt lòng, nội du em ngủ bằng những lời ru êm ái ngọt ngào.
- Ví dụ về mở bài gián tiếp :Năm tháng rồi cũng trôi qua đi, chỉ có
thời gian là thước đo chính xác nhất tình cảm của con người. Bây
giờ, tuy tôi đã học lớp cuối của bậc tiểu học, sắp từ biệt mái
trường thân yêu để bước vào bậc trung học, nhưng với quãng thời
gian năm năm học ở đây, đâu phải là ít. Mỗi lần nghe gọi tên
Nhung, tôi khẽ giật mình, bởi một lẽ tự nhiên, đó là tên cô giáo đã
dạy dỗ tôi trong những ngày đầu chập chững cắp sách tới trường.
- Phần thân bài chính là phần trọng tâm của một bài văn. Một bài
văn có phần mở bài hấp dẫn nhưng phần thân bài lại sáo rỗng, hời
hợt, không giải quyết được các yêu cầu được đặt ra ở phần đề bài
thì chưa phải là một bài văn hay. Để khắc phục khuyết điểm này,
khi lập dàn ý của bài văn, chúng ta cần tách phần thân bài thành
các ý lớn cho đầy đủ, rồi từ các ý lớn đó, viết thàng các đoạn văn
hoàn chỉnh. Tuỳ vào yêu cầu của đề, các em có thể trình bày phần
thân bài thành 2 hoặc 3 đoạn dài ngắn khác nhau. Mỗi đoạn có thể
trình bày từ 2 đến 12 câu, tuỳ theo nội dung của từng ý, Ý nào
trọng tâm nên nói kĩ hơn dài hơn

- Ví dụ :Nêu các ý phải có ở phần thân bài để giải quyết đề văn sau:
Tả một cây bóng mát mà em thích.
. Tả bao quát:Nhìn từ xa, cây có nét gì dễ nhận ra? Nó được trồng từ
bao lâu?…
.Tả từng bộ phận cụ thể: Gốc cây, thân cây có hình dáng gì? To cao
trừng nào? Mầu sắc thế nào? Trơn nhẵn ra sao khi sờ tay vào?
.Vài nét cảnh vật xung quanh cây và ích lợi của cây.
- Từ các ý trên học sinh dễ dàng giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài.
Các em viết phần thân bài thành các đoạn hoàn chỉnh có sự liên


kết giữa các đoạn. Phần trọng tâm ở đây là tả các bộ phận của cây
cần nói kĩ.
+ Viết thành một bài văn cụ thể
- Đây là bước quan trọng nhất và cũng là khâu khó nhất. Trên cơ sở
giàn bài vừa lập các em viết thành 1bài văn hoàn chỉnh gồm 3 phần mở bài
,thân bài, kết bài nối tiếp nhau tạo nên 1 văn bản thống nhất từ đầu đến cuối
để giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài .
+ Đọc lại bài làm
Sau khi viết sau cần đọc lướt lại bài văn để sửa các lỗi nếu có thể viết
thêm các nét được
Các bước trên được dậy theo các tiết:
+ Quan sát lập dàn ý
+Tập làm văn miệng
+ Tập làm văn viết
+ Tập làm văn trả bài.
a.Đối với tiết quan sát lập dàn ý giáo viên phải giúp học sinh nắm vững
yêu cầu của tiết học cần quan sat kĩ để làm bài văn theo đề bài đã cho, hình
thành cho các em các kĩ năng quan sát, quan sát bằng tất cả các giác quan
để nhận biết sự vật một cách đầy đủ và nhận ra những nét nổi bật của sự

vật. Trong khi quan sát phải có sự so sánh liên tưởng , tưởng tượng .Sau
khi quan sát đựơc giáo viên giúp học sinh sử dụng từ ngữ để miêu tả vẽ lại
sinh động những gì quan sát được. Giáo viên hướng dẫn các em quan sát
theo trình tự từ xa đến gần, từ bao quát đến bộ phận ,…quan sát những nét
nổi bật .Giáo viên phải hướng cho học sinh quan sát bằng tất cả các giác
quan để cảm nhận hết hình dạng, màu sắc, đường nét, mùi vị, tiếng động
….của sự vật cần quan sát.
Ví dụ:Khi tả cây bàng ngoài việc dùng mắt để quan sát cành cây, lá
cây, quả…thì kết hợp dùng tay sờ vào thân cây để cảm nhận được thân cây
sù sì hay là nhẵn…


Học sinh phải được quan sát trực tiếp và ghi chép những gì mình quan
sát đượcvào vở
Trước hết học sinh đọc kĩ đề xác định
- Đề bài thuộc thể loại văn nào ?
- Đề bài đòi hỏi ta giải quyết những vấn đề gì ?
- Phạm vi bài làm đến đâu ?
- Trọng tâm đề bài ở chỗ nào ?
Giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi để sau khi nắm chắc dề bài các em sẽ
nhớ lại những gì đã quan sát được ghi chép lại thành một bài cụ thể vào
một mặt của tờ giấy để quan sát được ý chính của bài.Ghi sẵn 3 phần lớn
của bài văn xong mỗi phần để cách 4,5 dòng để nhập các ý cần phải có ở
mỗi phần vào.Nhớ lại những đặc điểm về thể loại, nhớ lại đặc điểm của dàn
bài chung của thể loại, dựa vào ý chính của đề lập một dàn ý chi tiết cho
bài văn mình chuẩn bị viết
Ta có thể ví dàn bài của một bài văn giống như một cái sườn nhà. Có
dựng được sườn thì mới có thể lợp mái, đóng vách, ráp cửa, tô quét…
Trong dàn bài, ta sắp xếp các ý có thứ tự, điều gì đáng nói trước, điều
gì nên để sau. Tránh những ý nhắc đi nhắc lại. Phần mở bài có những ý gì?

Thân bài có mấy đoạn? đoạn nào trọng tâm?( trong những ý lớn có những ý
nhỏ nào?).Phần kết bài nên có những ý gì? Ghi nhanh xong dàn bài, đọc lại
để sửa và thêm những ý cần thiết, bỏ những ý thừa.
b.Trong tiết Tập làm văn miệng học sinh phải trình bày trước lớp
những gì mình quan sát được theo trình tự . Khi trình bày phải lôi cuốn
người nghe bằng cách phát âm đúng, dùng từ đặt câu chính xác kèm theo
cử chỉ điệu bộ để thể hiện nội dung . Trong khi học sinh nói thì giáo viên
và học sinh là những người nghe và sau đó chỉnh sửa để cho các em có
những câu văn đầy đủ và hay.
Ví dụ:Đề bài “ Tả cây bóng mát mà em thích ”


Một học sinh trình bày “ Em thích cây bàng ở sân trường em. ” sau khi
nghe giáo viên giúp em trình bày “ Trước cửa lớp em có một cây bàng. Cô
giáo chủ nhiệm cho biết là nó được trồng từ rất lâu rồi.’’
Một học sinh nói : “Thân cây hơi sần sùi và cao cây có nhiều tầng lá,
cây hướng thẳng lên trời. Tán lá to …” Sau khi lắng nghe giáo viên sẽ giúp
học sinh trình bày lại như sau “ Cây bàng khá cao, hướng thẳng lên bầu
trời. Thân cây hơi sần sùi, khoác chiếc áo màu nâu trầm tĩnh. Gốc cây vững
chắc bám sâu vào lòng đất. Cây bàng có nhiều tầng lá. Tán lá xoè rộng ra,
nhìn từ xa như một cây dù xanh khổng lồ.”
Một học sinh khác lại nêu “ Trên cành những chú chim hót líu lo. gió
thổi rì rào …” Giáo viên sẽ bổ sung để em cỏ thể nêu được “ Mỗi sáng
sớm, ẩn mình trong cái dù ấy, những cô chim hoạ mi cất giọng hót véo von.
Các cành cây vươn ra xa với những chiếc lá to, xanh ngắt. Vào mùa thu,
một cơn gió nhẹ thổi qua cũng làm những chiếc lá bàng nhè nhẹ rơi xuống
đất. ”
Có học sinh nói “ Cây bàng che nắng cho chúng em vào giờ ra chơi. ”
Giáo viên sẽ giúp em mở rộng hơn “ Mỗi giờ ra chơi, chúng em lại thường
ngồi dưới gốc cây bàng hóng gió và chơi những trò chơi yêu thích như bắn

bi, nhảy dây…
Có học sinh nói “ Gìơ tan học cây bàng còn lại một mình buồn thiu.”
Giáo viên bổ sung để em nói được “ Khi tan học, cây bàng lặng lẽ đứng
một mình, nhìn buồn thiu.Nhưng em luôn nhớ những giờ phút được vui
chơi dưới bóng mát của cây bàng. Cây bàng như một người bạn lớn hiền từ
và tốt bụng của tuổi học trò chúng em.”
c. Đối với tiết viết đây là bước quan trọng nhất và cũng là khâu khó
nhất.Trên cơ sở dàn đã lập và được cô giáo và các bạn chỉnh sửa bổ sung
trong tiết bài làm miệng học sinh sẽ viết thành một bài văn hoàn chỉnh
gồm3 phần
( Mở bài, thân bài, kết bài), 3 phần này nối tiếp nhau tạo nên một văn bản
thống nhất từ đầu đến cuối để giải quyết vấn đề nêu ra ở đề bài. Khi viết


phải dùng từng câu, nghĩ 2,3 câu liền rồi mới viết để các câu đứng cạnh
nhau không bị khập khiễng về cách diễn đạt ý.Khi đặt lời văn để diễn tả các
ý ( Đã trình bày ở dàn bài chi tiết ), giáo viên lưu ý cho các em cách diễn
đạt có hình ảnh, gợi cảm và sinh động bằng cách sử dụng các biện pháp tu
từ, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, các từ tượng thanh, tượnh hình ...
Ý hay là nhờ lời văn rõ ràng, mạch lạc. Vì vậy phải đặt câu đúng ngữ
pháp, tránh viết câu quá dài, tạo ra những câu văn có nhiều ý, ý luẩn quẩn,
lộn xộn hoặc không rõ ràng. Đặc biệt trong khi trình bày cần đặt các dấu
câu đúng chỗ, thể hiện đúng nội dung đang trình bày. Sử dụng dấu câu hợp
lí, đúng chỗ cũng là một yế tố quan trọng giúp cho bài văn của các ẻmtở
nên rõ ràng, rành mạch, quyết định tới sự thành công của bài văn. Khi trình
bày không viết tắt, không viết chữ số, trừ những số về đo lường và ngày,
tháng, năm.
Sau khi viết xong, cần đọc lướt lại bài văn để sửa các lỗi thiếu nét chính
tả, dấu câu,…
Khi soát lại bài trên giấy kiểm tra, tuyệt đối không tẩy xoá, sửa chữa

hoặc chèn thêm từ hoặc câu vào, vì như thế bài viết trở nên lem nhem,
thiếu thẩm mĩ. Do vậy, ở khâu viết bài, các em cần trình bày cẩn thận, tránh
viết cẩu thả, tránh bỏ từ, bỏ tiếng khi viết nhất là với những học sinh hay
viết ngoáy, viết vội vàng thì giáo viên cần theo dõi nhắc nhở sát sao.
d.Trong tiết trả bài học sinh được trình bày lại một lần bài viết của mình
các em được sửa chữa rút kinh nghiệm được bạn nhân xét và nhận xét cho
bạn để có những bài viết hay hơn.
Để tiết trả bài thành công thì giáo viên cần chấm bài trước và chấm kĩ,
chính xác thống kê lỗi và có nhận xét bài của học sinh để giúp các em tự
phát hiện những mặt hạn chế và phát huy những mặt mạnh trong bài viết
của mình để về nhà viết lại hay hơn.


Phần thứ 3
KẾT LUẬN CHUNG VÀ ĐỀ XUẤT
Để học sinh lớp 5 học tốt môn Tiếng Việt ,đặc biệt là môn Tập Làm Văn
người
giáo viên cần chuẩn bị thật tốt cho mỗi bài dạy .Quan sát và sửa cho các em
từng lỗi nhỏ thì sẽ giúp các em học tốt hơn tất cả các môn học kể cả môn
học khó , các em không còn ngại học môn Tập làm văn. Hơn nữa thông qua
môn Tập làm văn tôi còn rèn cho các em về viết chính tả, khi viết các em ít
mắc lỗi hơn. Đồng thời tôi còn rèn kĩ năng nói cho các em.Điểm tổng kết
môn tiếng việt học kì I của các em chắc chắn sẽ có nhiều em đạt kết quả
cao.
Để đáp ứng với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì người giáo viên
phải tự học hỏi hơn vè kiến thức cũng như về phương pháp giảng dạy.
Trong đó môn Tập làm văn là một môn đòi hỏi người giáo viên phải có sự
nhiệt tình cộng thêm kiến thức sâu rộng và phương pháp phù hợp sẽ thu hút
học sinh yêu môn Tiếng việt và đặc biệt là môn Tập làm văn hơn.
Ngày 25 tháng 12 năm 2012

Người viết


Trương Thị Hương



×