1
Sự phát triển lý luận giá trị thặng dư và các hình thức biểu hiện của giá trị
trặng dư trong lịch sử các học thuyết kinh tế
I. Học thuyết giá trị thặng dư và sự phát triển lý luận giá trị trặng dư
của C. Mác.
1. Học thuyết giá trị trặng dư của C. Mác.
Trước Mác, nhà kinh tế học Thom sơn đã nêu ra phạm trù giá trị thặng dư.
Song Ông lại cho rằng, nếu tồn tại phạm trù giá trị thặng dư thì sẽ vi phạm quy
luật giá trị. Vì vậy, Ông chỉ thừa nhận quy luật giá trị, mà không thừa nhận
phạm trụ giá trị thặng dư.
- C. Mác là người đầu tiên xây dựng hoàn chỉnh học thuyết giá trị thặng dư và
khẳng định rằng giá trị thặng dư tòn tại và phát triển hoàn toàn tuân theo quy
luật giá trị.
- C. Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản
khả biến và hoàn thành việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư
bản lưu động, Lý luận về hàng hoá sức lao động.
- C. Mác phát triển lý luận giá trị thặng dư đi từ trừu tượng đến cụ thể, thấy
được sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong việc giành giật lợi nhuận với nhau
thông qua nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, lợi nhuận bình
quân và giá cả sản xuất.
2. Sự phát triển lý luận giá trị thặng dư của C. Mác.
a. Về địa tô:
+ Đã phân biệt được địa tô tư bản chủ nghĩa và địa tô phng kiến. Cho rằng, sự
hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa là cơ sở hình thành địa tô tư bản
chủ nghĩa.
+ Địa tô tư bản chủ nghĩa chính là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã trừ
đi phần lợi nhuận bình quân mà các nhà tư bản kinh doanh trng nông nghiệp
phải nộp cho địa chủ
+ Phân biệt được hai hình thức địa tô: Chênh lệch và tuyệt đối ( Địa tô chênh
lệch là một phần của giá trị thặng dư do công nhân nông nghiệp tạo ra được biểu
hiện thành lợi nhuận siêu ngạch mà địa chủ thu được trên những ruộng đất có
1
2
điều kiện sản xuất thuận lợi. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản xuất chung
được quyết định bởi điều kiện sản xuất trên ruộng đất bất lợi nhất và giá cả sản
xuất cá biệt trên ruộng đất có điều kiện thuận lợi. Loại địa tô này được hình
thành do đặc điểm vận động của quy luật giá trị trong nông nghiệp và do độc
quyền kinh doanh ruộng đất tư bản chủ nghĩa. Ông phân biệt R chênh lệch I và
địa tô chênh lệch II. Khẳng định địa tô chênh lệch I, địa chủ chỉ thu được khi
cho thuê kinh doanh các mảnh đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, còn R chênh
lệch II lại xuất hiện trên các khu đất đã được thâm canh.
R tuyệt đối là một phần của giá trị thặng dư, biểu hiện thành lợi nhuận siêu
ngạch mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ để được
quyền thuê đất trong một thời gian. Khác với địa tô chênh lệch, loại địa tô này
địa chủ thu được trên tất cả các loại ruộng đất sau khi cho thuê kinh doanh. Cơ
sở của loại địa tô này do cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp< trong công nghiệp
làm cho cùng lượng tư bản và tỷ suất giá trị thặng dư như nhau nhưng kinh
doanh trong nông nghiệp lại thu được lợi nhuận siêu ngạch. Phần siêu ngạch này
phải nộp cho địa chủ do chế độ tư hữu độc quyền ruộng đất quy định.
- Ngoài ra, C. Mác còn phát hiện ra địa tô đất xây dựng, địa tô hầm mỏ và địa
tô độc quyền ( Là hình thức đặc biệt của địa tô tư bản chủ nghĩa, có thể tồn tại
trong nông nghiệp, công nghiệp khai thác và ở các khu đất trong thành thị. Chỉ
ra nguồn gốc của các loại địa tô này cũng là lợi nhuận siêu ngạch do giá cả độc
quyền của sản phẩm thu được trên đất đai ấy mà nhà tư bản phải nộp cho địa
chủ.
- Trên cơ sở lý luận địa tô, C. Mác đã xây dựng lý luận giá cả ruộng đất.
+ Giá cả ruộng đất là hình thức địa tô tư bản hoá. Bởi ruộng đất đem lại địa
tô, tức là đem lại một thu nhập ổn định bằng tiền nên nó được xem như một loại
tư bản đặc biệt. Còn địa tô chính là lợi tức của tư bản đó. Do vậy, giá cả ruộng
đất chỉ là giá mua địa tô do ruộng đất mang lại theo tỷ suất lợi tức hện hành. Nó
tỷ lệ thuận với địa tôvà tỷ lệ nghịch với tỷ suất lợi tức tư bản gửi vào ngân hàng.
Ví dụ: Một mảnh đất hàng năm đem lại một địa tô là 200 USD, tỷ suất lợi tức
gửi vào ngân hàng là 5%, thì giá cả mảnh đất là: 200X 100/ 5 = 4000 USD.
2
3
Với số tiền 4000 USD đó đem gửi vào ngân hàng với lãi suất 5%/ năm cũng
thu được một lợi tức 200 USD ngang bằng địa tô thu được khi cho thuê ruộng
đất.
b. Lý luận về lợi nhuận
- Lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư
bản ứng trước. Nếu ký hiệu lợi nhuận là P thì công thức G = c + v + m sẽ chuển
thành G = k + P ( tức là giá trị hàng hốa tư bản chủ nghĩa bằng chi phí sản xuất
tư bản chủ nghĩa cộng với lợi nhuận). Như vậy P là hình thức biến tướng của M,
nó phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản
- Khi giá trị thặng dư chuyển thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư
chuyển thành tỷ suất lợi nhuận.
- Nghiên cứu sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, do cạnh tranh giữa
các ngành. Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân thì giá trị hàng hoá chuển
thành giá cả sản xuất.
- Giá trị là cơ sở của giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất là phạm trù kinh tế tương
đương với giá cả. Nó cũng là cơ sở của giá cả thị trường. Giá cả sản xuất điều
tiết giá cả thị trường. Giá cả thị trường xoay quanh giá cả sản xuất. Khi giá trị
hàng hoá chuển thành giá cả sản xuất thì quy luật giá trị biểu hiện thành quy luật
giá cả sản xuất.
II. Sự phát triển lý luận giá trị thặng dư và hình thức biểu hiện M của kinh tế
chính trị học cổ điển.
C. Mác " Tất cả các nhà kinh tế học đều phạm phải cái sai lầm là đã không xét
giá trị thặng dư dưới dạng thuần tuý, với tư cách là giá trị thặng dư, mà xét dưới
hình thái đặc thù là lợi nhuận và địa tô. ( c. Mác và Ph. Ăng ghen, tàn tập , tập
26 phần 1, NXB chính trị quốc gia, 1995, Tr. 15).
- Trước phái trọng nông người ta chỉ lấy trao đổi để giải thích giá trị thặng dưtức là lợi nhuận, giá trị thặng dư dưới hình thái lợi nhuận, - chỉ giải thích giá trị
thặng dư bằng việc bán hàng hoá cao hơn giá trị của nó.
- C. Mác phê phán chủ nghĩa trọng thương cho rằng, lợi nhuận sinh ra trong
lưu thông từ việc bán hàng hoá với giá cả cao hơn giá trị của nó.
3
4
- Xtiu-át cho rằng, Trong giá cả hàng hoá có hai yếu tố tồn tại và khác hẳn
nhau: Giá trị thực tế của hàng hoá và lợi nhuận do chuyển nhượng. Như vậy là
giá cả hàng hoá gồm hai yếu tố hoàn toàn khác nhau: Một là, giá cả thực tế, hai
là, lợi nhuận do chuyển nhượng, tức là " Lợi nhuận thực hiện được khi chuyển
nhượng", khi bán hàng hoá đó ra. Như vậy, có được lợi nhuận do chuyển
nhượng, đó là do giá cả hàng hoá cao hơn giá trị thực tế của nó, hay nói cách
khác, là do hàng hoá được bán cao hơn giá trị của nó. Ở đây, cái mà bên này
được bao giờ cũng là cái bên kia mất. Không có một sự " Tăng thêm nào vào
tổng số của của cải cả. ( Tr20).
- C. Mác cho rằng kinh tế chính trị khoa học bắt đầu với việc phân tích lĩnh
vực sản xuất. Người đầu tiên đi theo hướng đó là chủ nghĩa trọng nông. Cống
hiến của phái trọng nông là xem xét nguồn gốc giá trị thặng dư trong lĩnh vực
sản xuất. Quan niệm coi địa tô là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư. ( Họ sai
lầm khi xem lao động nông nghiệp là lao động sản xuất duy nhất, chỉ có lao
động trong nông nghiệp mới tạo ra giá trị thặng dư và địa tô là hình thái duy
nhất của giá trị thặng dư). Trong công nghiệp thì "chỉ có tiêu dùng chứ hoàn
toàn không có sản xuất". Công nghiệp chẳng qua là chế biến lại nguyên liệu của
nông nghiệp. Trong công nghiệp người ta không tạo ra chất mới, chỉ là sự kết
hợp nhiều nguyên tố của các chất khác nhau đã tồn tại từ trước. Trong nông
nghiệp không có sự kết hợp mà chỉ có sự tăng thêm về chất, tạo ra sản phẩm
thuần tuý mới. Chính vì vậy, ở phái trọng nông không có lợi nhuận của tư bản,
lợi nhuận theo đúng nghĩa của chữ ấy, mà bản thân địa tô chỉ là một nhánh mà
thôi. ( Mi ra bô, số người trong phái trọng nông, đã coi giá trị thặng dư dưới
hình thái lợi tức tiền tệ- Một chi nhánh khác của lợi nhuận- là cho vay nặng lãi,
là ngược lại với tự nhiên. Trái lại, Tuyếc gô lại cho lợi tức tiền tệ là chính đáng,
với lý do là nhà tư bản tiền tệ có thể mua được ruộng đất, nghĩa là địa tô, và do
đó tư bản tiền tệ của hắn phải mang lại cho hắn một giá trị thặng dư ngang với
cái giá trị thặng dư mà hắn có thể nhận được nếu hắn đem số tư bản tiền tệ đó
biến thành ruộng đất.
4
5
Như vậy, theo quan điểm này, lợi tức tiền tệ cũng không phải là giá trị mới
được tạo ra, không phải là giá trị thặng dư, ở đây chỉ giải thích tại sao một bộ
phận của giá trị thặng dư do những kẻ sở hữu ruộng đất nhận được lại chuyển
sang tay các nhà tư bản tiền tệ dưới hình thái lợi tức, cũng như giải thích bằng
những nguyên nhân khác.
- Tại sao Kê nê lại cho rằng M chỉ hình thành trong nông nghiệp:
+ Ông xuất phát từ chỗ cho rằng, tất cả những người có liên quan đến công
nghiệp đều nhận được thu nhập dưới hình thức tiền lương. Ông đã gộp nhà tư
bản chủ xí nghiệp với công nhân thành một nhóm người sản xuất. Nhưng có sự
khác nhau ở chỗ: Công nhân nhận được lương từ chủ xí nghiệp, còn chủ xí
nghiệp tự trả lương cho mình. Thường thường tiền lương của chủ xí nghiệp phải
phù hợp với giá trị tư liệu sinh hoạt của họ.
Do đó Kê nê cho rằng lợi nhuận
hình thành là do thu nhập vượt quá tiền lương. Như vậy, số trội hơn đó có thể có
trong trường hợp đặc biệt do vị trí lũng đoạn hay là do thuế quan cao, Trong 2
trường hợp đều hình thành trong điều kiện không có tự do cạnh tranh. Quan
điểm đó của Kênê về lợi nhuận phản ánh trình độ chưa phát triển của phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, khi mà các chủ xí nghiệp nhỏ kiểu công trường
thủ công chiếm địa vị thống trị và các quan hệ phong kiến còn có ảnh hưởng
lớn.Vì thế, Kê nê coi giá trị thặng dư về thực chất chỉ là địa tô. Điều này làm cho
Kênê gần với quan điểm của Petty.
Tại sao Kê nê cho rằng P chủ yếu thu được từ địa tô:
+ Căn cứ vào lý luận giá trị sẽ giải thích được điều đó. Lý luận giá trị của
Kênê Rất sơ lược.
- Kênê xuất phát từ sự tồn tại của 2 quy luật quyết định giá trị. giá trị của
hàng hoá công nghiệp được quy định trên những cơ sở khác với giá trị hàng hoá
nông nghiệp. Khi nói đến công nghiệp: có gía cả cơ bản ( bao gồm giá thành
hàng hoá) và giá bán. Giá bán bao gồm giá cả cơ bản và phần đài thọ cho nhà tư
bản công nghiệp ( tiền lương).
Đối với giá trị nông sản phẩm, nó hình thành một cách độc lập với chi phí sản
xuất, bởi vì nó bao gồm một yếu tố nữa là R. Từ đó, nếu giảm chi phí sản xuất
5
6
thì giá trị hàng công nghiệp giảm xuống chứ giá trị nông sản phẩm không giảm
mà chỉ làm tăng thêm địa tô thôi, bởi vì số cầu về lương thực luôn cao hơn số
cung về lương thực ( Kê nê xác định giá trị trong nông nghiệp trên cơ sở độc
quyền của nông nghiệp, Ông lấy tính đặc thù trong nông nghiệp làm chỗ dựa
chủ yếu). Trong nông nghiệp không có sự kết hợp, mà chỉ có sự tăng thêm về
chất. Do đó xuất hiện chủ nghĩa tự nhiên trong việc giải thích nguồn gốc của sản
phẩm thuần tuý, và tựa hồ như đất đai là nguồn gốc của sản phẩm thuần tuý và
tựa hồ như đất đai là nguồn gốc của sản phẩm thuần tuý.
* Vì sao có sai lầm ấy:
- Học thuyết sản phẩm thuần tuý được đề ra trong những năm 50 của thế kỷ
XVIII, trước khi có những phát minh vĩ đại trong lĩnh vực hoá học cuối thế kỷ
XVIII, trước khi Lô-Mô-Nô-Xốp, La- Voa- Di-e tìm ra định luật bảo toàn trọng
lượng.
Trên thực tế, nông nghiệp cũng không tạo ra chất mới. Ví dụ, cây
đậu lớn lên là do một phần vật chất chuyển từ đất lên cây. Ngoài ra, Kê nê
không thấy có nhiều thứ lực lượng tự nhiên cũng tham gia vào sản xuất công
nghiệp như: Mặt trời, không khí, nước, điện). Vì thế Kê nê đã đặt một cách giả
tạo nông nghiệp vào những điều kiện đặc biệt. Hơn nữa, nếu trong nông nghiệp
thực sự có sự tạo ra mọt sản phẩm mới ấy có một giá trị nào đó, vì đó là lực
lượng tự nhiên không mất tiền mua. Như vậy sự giải thích của Kê nê có tính
chất thuần tuý tự nhiên chủ nghĩa, vì rốt cục nguồn gốc cuói cùng của giá trị là
lực lượng tự nhiên.
* Giải thích sự ra đời của M có giá trị khoa học:
- Trong lý luận về giá trị thặng dư, quyển I, Mác đã vạch rõ nội dung khoa
học của học thuyết Kê nê. Theo học thuyết của ông thì " Sản phẩm thuần tuý"
không phải thu được trong bất cứ nền nông nghiệp nào, mà cần phải có sự trồng
trọt quy mô lớn, đại xí nghiệp nông nghiệp, đồn điền tư bản chủ nghĩa. Theo Kê
nê thì kinh tế tiểu nông không thu được sản phẩm thuần tuý, do đó Ông đi đến
kết luận, sản phẩm thuần tuý do lao động tạo ra, nhưng chỉ sản xuất trong đại
công nghiệp mới tạo ra sản phẩm thuần tuý. Kê nê coi chi phí sản xuất chỉ là tiền
lương. Đó chính là hạt nhân hợp lý. Sản phẩm thuần tuý bằng số chênh lệch giữa
6
7
toàn bộ lao động với lao động cần thiết, tức là bằng lao động thặng dư. Mác
vạch ra rằng không nên hiểu Kê nê theo quan điểm thuần tuý tự nhiên chủ nghĩa,
đôi khi Kê nê có những ý kiến hợp lý, Ông cho rằng lao động của công nhân
công nghiệp là lao động không sinh lời, nhưng công nhân công nghiệp không
sống nhờ vào giá trị của người khác mà tự tạo ra giá trị cho mình. Như vậy, Ông
đã thấy mối liên hệ giữa lao động sản xuất và giá trị thặng dư ( sản phẩm thuần
tuý). Lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thặng dư.
Pét ty: - Có nhiều cố gắng trong việc giải thích về giá trị thặng dư và là người
đặt nền móng cho việc nghiên cứu vấn đề này.
- Tuy nhiên, Ông chưa thể nghiên cứu bản chất của giá trị thặng dư, mặc dù
đã cố gắng nêu ra khá rõ nét hai hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư là: Địa
tô TBCN và lợi tức cho vay
* Lý luận về địa tô: Petty phân tích địa tô trên cơ sở lý luận giá trị lao động.
Theo Ông, địa tô là một phần của giá trị sau khi đã trừ đi các khoản chi phí về
tiền lương và giống má( Thấy nguồn gốc của địa tô trong sản xuất. Theo Ông,
địa tô là số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm và chi phí sản xuất, bao gồm: Chi
phí tiền công và cây con, giống); Về chất: địa tô là giá trị dôi ra ngoài tiền công,
là sản phẩm của lao động thặng dư. Ông không rút ra được P của kinh doanh
ruộng đất, không trực tiếp đề cập đến bóc lột. Nhưng theo lôgíc phân tích của
Ông, ta rút ra: Công nhân chỉ nhận được tiền công tối thiểu, số còn lại là P của
địa chủ. Lôgic bên trong của quan niệm đó thừa nhận có sự bóc lột. C.Mác:
Petty là người nêu ra mầm mống của lý luận về chế độ bóc lột, dự đoán đúng
đắn bản chất của giá trị thặng dư.
- Ông đã nghiên cứu địa tô chênh lệch và cho rằng, các mảnh ruộng gần xa
khác nhau có mức địa tô khác nhau. Ông chưa biết đến địa tô tuyệt đối.
* Lý luận về lợi tức
- Coi lợi tức là tô của tiền và cho rằng, nó lệ thuộc vào mức địa tô ( Trên đất
mà người ta có thể dùng tiền vay để mua). Trong cuốn bàn về tiền tệ, Ông coi
lợi tức là số tiền thưởng trả cho sự nhịn ăn tiêu, coi lợi tức cũng như tiền thuê
ruộng. Mức lợi tức phụ thuộc vào những điều kiện tự phát và những điều kiện
7
8
này quyết định vệnh mệnh của sản xuất nông nghiệp. ( Petty: Nông nghiệp là cơ
sở của thu nhập tiền tệ. Lợi tức là thu nhập do cho vay bằng tiền. Nó bằng với
địa tô trong nông nghiệp. Ông cho rằng lợi tức cũng như tiền cho thuê ruộng đất,
nó là số tiền trả cho việc nhịn ăn tiêu và thưởng cho sự mạo hiểm. Người có tiền
có thể mua ruộng đất hoặc cho vay, đều mang lại thu nhập như nhau. Theo ông,
việc mua ruộng đất là khả năng sử dụng tiền tệ tốt hơn hết. Ông cho rằng, lợi tức
phụ thuộc vào những điều kiện tự phát của sản xuất nông nghiệp và phản đối
việc nhà nước quy định mức lợi tức. Như vậy, Ông coi trọng quy luật tự nhiên
chứ không coi trọng ý trí của con người.
- Về giá cả ruộng đất: Đây là vấn đề khó đối với nghiên cứu lý luận giá trị lao
động.
+ Ông dùng lý luận giá trị để giải thích giá cả ruộng đất. Ông khẳng định một
cách đúng đắn: Giá cả ruộng đất phải được quy định một cách đặc biệt, vì người
ta không sản xuất ra được đất đai. Quan điểm cho rằng, nông nghiệp là cơ sở của
thu nhập tiền tệ, mua đất đai là khả năng sử dụng tiền tệ tốt nhất. Ông gắn giá cả
ruộng đất với mức sinh lợi của ruộng đất và kết luận: Giá cả ruộng đất ngang với
lượng địa tô hàng năm nhất định.
* Sai lầm: - Ông cho rằng giá cả ruộng đất là địa tô x 20
Ông giải thích: Lấy một gia đình trung bình có 3 thế hệ: Ông 50, con trai 27,
cháu 7 tuổi, những người này có thể sống chung với nhau 20 năm. Vì thế Ông
lấy con số 20 làm cơ sở tính giá cả ruộng đất. Đây là sai lầm của Petty, vì Ông
không thấy vai trò của lợi tức đối với giá cả ruộng đất. Ông chưa thấy giá cả
ruộng đất chính là địa tô tư bản hoá.
A. S.Mith: Đã phát triển lý luận này
- Trọng nông đã xem xét nguồn gốc giá trị thặng dư trong sản xuất, nhưng họ
sai lầm khi xem xét lao động trong nông nghiệp mới tạo ra giá trị thặng dư và
địa tô là hình thái duy nhất của giá trị thặng dư.
- S. Mith cho rằng, R cũng giống như lợi nhuận công nghiệp, chỉ là một bộ
phận của lao động mà người công nhân gia thêm vào vật liệu, là cái bộ phận mà
" anh ta nhường lại" cho người sở hữu ruộng đất mà không đòi phải trả lại tiền.
8
9
- Như vậy, giá trị thặng dư, tức là lao động thặng dư- phần thặng ra của lao
động đã được thực hiện và đã vật há trong hàng hoá so với lao động đã được trả
công- giá trị thặng dư đó, S.Mith coi như phạm trù chung, mà lợi nhuận theo
đúng nghĩa của danh từ và R chỉ là những chi nhánh. Nhưng S. Mith không tách
bản thân giá trị thặng dư thành một phạm trù đặc biệt mà nó đã khoác lấy trong
lợi nhuận và địa tô.
- A. S.Mith: Tiến bộ hơn, trên cơ sở lý luận giá trị cho rằng, lao động sản xuất
nói chung tạo ra giá trị và giá trị thặng dư
+ Khi ruộng đất bị tư hữu thì địa tô là khoản khấu trừ thứ nhất vào sản phẩm
của lao động. Như vậy Ông đã thấy bản chất bóc lột của địa tô.. Ông đã phát
hiện ra điều quan trọng: Độc quyền tư hữu ruộng đất là điều kiện chiếm hữu địa
tô.
- Quy mô địa tô nhiều hay ít phụ thuộc vào giá cả sản phẩm, địa tô là giá cả
của độc quyền. ( Tức là giá cả sản phẩm nông nghiệp được bán ra khong theo
giá trị mà được bán ra theo giá lũng đoạn do cầu cao hơn cung. Đều này không
đúng vì nó không giải thích được tình hình trong khi có khủng hoảng nông
nghiệp.
- Phân biệt được địa tô chênh lệch do độ mầu mỡ của đất đai và vị trí của
ruộng đất đưa lại.
- Phát triển lớn của Ông là: Chỉ ra mức địa tô trên một` mảnh ruộng là do thu
nhập của mảnh ruộng đó đưa lại, những mảnh ruộng tốt thu được nhiều thu nhập
hơn. Phát hiện ra địa tô trên những ruộng canh tác cây chủ yếu quyết định địa tô
trên ruộng trồng cây khác.
- Phân biệt dứt khoát giữa địa tô với tiền tô. Địa tô gồm có địa tô và lợi tức
của tư bản chi phí vào việc cải tạo đất đai. Đó là điều mới so với chủ nghĩa trọng
nông. Trọng nông không không thấy lợi tức của tư bản và cho toàn bộ thu nhập
từ ruộng đất là do thiên nhiên đưa lại, không có gì liên quan đến lao động của
người lao động.
Như vậy, theo S. Mith địa tô trở thành hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư.
* Hạn chế:
9
10
- Coi địa tô là phạm trù vĩnh viễn
- Chưa hiểu đúng sự chuyển hoá của P thành địa tô ( Ông bị hạn chế bởi tư
duy sai là giá cả tự nhiên của hàng hoá do các nguồn thu nhập quyết định. Kết
luận này trái ngược nhau ( trước kia địa tô được coi là yếu tố cấu thành của giá
cả tự nhiên, sau lại coi nó là hậu quả của giá cả)
- Chưa hiểu địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối
- Còn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng nông khi cho rằng năng suất lao
động nông nghiệp cao hơn công nghiệp, do nông nghiệp có sự trợ giúp của tự
nhiên. Trong công nghiệp thu nhập được chia thành tiền lương và lợi nhuận;
còn trong nông nghiệp thu nhập được chia thành tiền lương, lợi nhuận, địa tô
* Lý luận về lợi nhuận:
- Khoản khấu trừ thứ hai vào sản phẩm của lao động. S. Mith cho rằng: P, R,
lợi tức chỉ là những hình thái khác nhau của giá trị thặng dư.
- P là một phần lấy vào cái giá trị mà công nhân đã gia thêm vào vật liệu lao
động.
C.Mác: Đánh giá cao S. Mith " Nêu được nguồn gốc thật sự của giá trị thặng
dư đẻ ra từ lao động"
- S. Mith cho rằng, không chỉ có lao động nông nghiệp mà cả lao động trong
công nghiệp cũng tạo ra P ( Khác với chủ nghĩa trọng nông).
- P tăng hay giảm tuỳ thuộc vào sự giầu có tăng hay giảm của xã hội. Thừa
nhận sự đói lập giữa tiền công và lợi nhuận
- Thấy khuynh hướng thường xuyên đi đến chỗ ngang nhau của " Tỷ suất lợi
nhuận" trên cơ sở sự cạnh tranh giữa các ngành và khuynh hướng tỷ suất lợi
nhuận giảm sút. Theo ông, tư bản đầu tư càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng
thấp.
Hạn chế: - Về lý luận lợi nhuận như: Không thấy sự khác nhau giữa P và giá
trị thặng dư. Bởi vì, Ông không phân biệt tư bản bất biến và tư bản khả biến và
Ông cho rằng nguồn gốc của lợi nhuận là do toàn bộ tư bản đẻ ra. Ông không
gắn liền lợi nhuận với việc bóc lột công nhân làm thuê ( S. Mith lẫn lộn là: Chỉ
coi lợi nhuận và địa tô là những hình thái đặc thù của M nói chung, là " những
10
11
khoản khấu trừ vào lao động mà người công nhân đã nhập thêm vào vật liệu". Vì
vậy giá trị mà người công nhân nhập thêm vào vật liệu giờ đây được chia thành
hai bộ phận, trong đó một bộ phận trả cho tiền công của họ, còn bộ phận kia trả
cho lợi nhuận của nhà kinh doanh tính theo tổng số tư bản đã ứng trước dưới
hình thái tiền công và vật liệu dùng việc chế biến. Như vậy phần thặng dư đó chỉ
là phát sinh từ bộ phận tư bản đã đã chi phí cho tiền công.
- Không phân biệt được lĩnh vực sản xuất và lưu thông, tư bản trong sản xuất
cũng như trong lưu thông đều đẻ ra lợi nhuận như nhau.
- Coi P trong phần lớn trường hợp chỉ là món tiền thưởng cho việc mạo hiểm
và cho lao động khi đầu tư tư bản. P là một trong những nguồn gốc đầu tiên của
mọi thu nhập cũng như mọi giá trị trao đổi.
* Lợi tức của tư bản, lợi tức cho vay ( lợi tức của tiền), là một hình thái phái
sinh của M, chỉ là một bộ phận của lợi nhuận , hay của địa tô, do đó, lợi tức chỉ
là một bộ phận lao động thặng dư không được trả công.
* Ri cacđô:
Về địa tô: - Bác bỏ luận điểm cho rằng, những lực lượng tự nhiên hoặc năng
suất lao động đặc biệt trong nông nghiệp mang lại và đã giải thích địa tô trên cơ
sở lý luận giá trị lao động
- R Được hình thành theo quy luật giá trị. Giá trị nông sản được hình thành
trên điều kiện ruộng đất xấu nhất, vì diện tích ruộng đất có hạn nên xã hội phải
canh tác cả trên ruộng đất xấu. Do tư bản kinh doanh trên ruộng đất tốt và trung
bình thu được P siêu ngạch, khoản này nộp cho địa chủ gọi là địa tô
- Phân biệt được địa tô và tiền tô và cho rằng chúng phục tùng những quy luật
khác nhau và thay đổi theo chiều hướng ngược chiều nhau. Ông cho rằng tiền tô
là khái niệm rộng hơn địa tô, ngoài địa tô ra tiền tô còn bao gồm lợi nhuận của
tư bản đầu tư vào ruộng đất.
- Công lao của Ricácđô là, Ông đã nêu ra vai trò của độc quyền sở hữu ruộng
đất trong việc chiếm hữu địa tô và sự tồn tại của địa tô phụ thuộc vào lợi nhuận.
- Địa tô cao gây thiệt hại cho người tiêu dùng và nó chỉ có lợi cho địa chủ.
Lợi ích của người chiếm hữu ruộng đất mâu thuẫn với lợi ích của toàn xã hội.
11
12
Sai lầm:
- Gắn lý luận địa tô và tiền tô với quy luật độ mầu mỡ của đất đai ngày càng
giảm sút
- Chưa biết đến địa tô chênh lệch II và phủ nhận địa tô tuyệt đối, cho rằng
thừa nhận địa tô tuyệt đối là vi phạm quy luật giá trị ( Ông phủ nhận địa tô tuyệt
đối là vì ông không biết đến cấu tạo hữu cơ C/V, không thấy tính quy luật cấu
tạo hữu cơ trong công nghiệp > cấu tạo hữu cơ trong nông nghiệp, do đó thừa
nhận R tuyệt đối là phủ nhận quy luật giá trị).
* Lý luận lợi nhuận:
- P là phần giá trị thừa ra ngoài tiền công. Ông chưa biết đến phạm trù giá trị
thặng dư, nhưng trước sau cho rằng: Giá trị là do công nhân tạo ra> số tiền công
mà họ nhận được
C.Mác nhận xét: So với S. Mith thì Ri cacđô đã đi xa hơn nhiều " Ông coi lao
động không được trả công của công nhân
- Ông có những nhận xét tiến gần đến P bình quân. Ông cho rằng: Những tư
bản có đại lượng bằng nhau thì đem lại lợi nhuận như nhau. Nhưng Ông không
chứng minh được vì ông không hiểu được giá cả sản xuất. Theo ông sự chênh
lệch giữa giá trị và giá cả sản xuất chỉ là ngoại lệ. Trên thực tế chỉ có giá trị chứ
không có giá cả sản xuất.
Thiếu sót:
+ Mô tả lợi nhuận căn cứ vào năng suất lao động, cho đó là quy luật vốn có
của mọi nền sản xuất, chứ không căn cứ vào quy luật đặc thù của phương thức
sản xuất tư bản chủ nghĩa: quy luật giá trị thặng dư.
+ Không phân biệt được lợi nhuận với giá trị thặng dư, chỉ nhìn thấy có hình
thức giá trị thặng dư tương đối không nhìn thấy giá trị thặng dư tuyệt đối
+ Không phân biệt tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận lại giảm sút,
Ông giải thích là do tăng tiền lương.
+ Không chú ý đến cấu tạo hữu cơ của tư bản
II. Lý luận M của các nhà kinh tế tầm thường và tiểu tư sản
1. Lý luận của kinh tế chính trị học tầm thường
12
13
- Lý luận về lợi nhuận của Man tuýt
+ Man tuýt đã lợi dụng yếu tố tầm thường của S. Mith về việc quy định giá trị
lao động. Cái mới của Mantuýt là: giải thích thước đo giá trị. Theo Ông, lao
động có thể mua được bằng hàng hoá là do chi phí để sản xuất ra hàng hoá đó
quyết định. Chi phí đó bao gồm: lao động sống và lao động vật hoá đã chi phí để
sản xuất ra hàng hoá cộng với lợi nhuận của tư bản ứng trước. Như vậy,
Mantuýt phủ nhận vai trò của lao động là nguồn gốc tạo ra giá trị và coi lợi
nhuận là yếu tố cấu thành khác của giá trị. Từ đó Ông giải thích lợi nhuận như là
khoản thặng dư ngoài số lao động đã hao phí để sản xuất hàng hoá. Theo cách
giải thích này, lợi nhuận chỉ là khoản cộng thêm danh nghĩa vào giá cả; lưu
thông là lĩnh vực trong đó lợi nhuận xuất hiện, nhờ bán hàng hoá đắt hơn khi
mua.
2. Lý luận lợi nhuận của kinh tế chính trị học tư sản
* Lý luận của SiSMonĐi về lợi nhuận, địa tô
- Về địa tô: Đó là sự cướp bóc công nhân. Ông đã phê phán Ricacdo về ruộng
đất xấu không đưa lại địa tô. Đó là một tiến bộ. Ông hiểu sâu sắc độc quyền sở
hữu ruộng đất và cho rằng, ruộng đất xấu cũng phải nộp tô. Điều đó thể hiện
SisMonđi có tư tưởng địa tô tuyệt đối.
- Sai lầm: Lặp lại luận điểm của S. Mith về lợi nhuận doanh nghiệp, coi đó
gần gíng như tiền công.
- Nghi ngờ ý kiến đúng đắn của Ricácđô về mức lợi nhuận trung bình, lặp lại
luận điểm sai lầm của S. Mith về tặng thưởng của tự nhiên cho hoạt động sản
xuất, thậm chí còn tạo ra giá trị phụ thêm, và đưa ra luận điểm cho rằng hình
như địa to từ dưới đất mọc lên.
- Không hiểu nguồn gốc địa tô tuyệt đối và bộ máy chiếm hữu địa tô.
Tài liệu tham khảo:
1. C. Mác và Ph. Ăng Ghen, Toàn tập, Tập 26. NXB chính trị quốc gia. HN.
1995. Phần 1,2,3.
2. Lịch sử các học thuết kinh tế, NXB giáo dục, 1993.
13
14
3. Giáo trình lịch sử các học thuết kinh tế, NXB thống kê. HN. 2003
14