Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CÁCH RA ĐỀ KT PHẦN TRẮC NGHIỆM MÔN NGỮ VĂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.04 KB, 5 trang )

Chuyên đề: Cách ra đề kiểm tra phần trắc nghiệm môn Ngữ văn
chuyên đề:
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Một trong những cách thiết thực nhất của việc thực hiện đổi mới
chương trình, đổi mới phương pháp là đổi mới cách đánh giá. Trong thực tế
giảng dạy theo chương trình đổi mới SGK mấy năm qua, GV cũng đã thực
hiện đổi mới phương pháp đánh giá bằng việc ra đề kiểm tra có hai phần: trắc
nghiệm và tự luận. Nhưng việc ra đề phần trắc nghiệm của GV còn gặp nhiều
hạn chế, mà nhiều nhất là bò hạn chế về các dạng trắc nghiệm. Để khắc phục
tình trạng này, chúng tôi xin trình bày một số dạng ra đề kiểm tra phần trắc
nghiệm. Đó cũng là lí do chính mà người viết chọn đề tài này.
II. NỘI DUNG:
1. Thực tế việc ra đề kiểm tra phần trắc nghiệm của bộ môn Ngữ Văn:
Việc ra đề kiểm tra (phần trắc nghiệm) đã được SGK gợi ý thực hiện
ngay từ khi mới thay sách, nó đã giúp HS một phần nào cải tiến cách học tập
và lónh hội tất cả các đơn vò kiến thức. Tuy nhiên việc gợi ý đề kiểm tra
(phần trắc nghiệm) ở SGK chỉ có một dạng là chọn ý trả lời đúng. Điều này
nó cũng hạn chế việc ra đề của GV và sự học tập của HS.
Thực tế các năm học qua GV dạy Ngữ văn ở Trường THCS Ngũ Lạc
cũng đã thực hiện việc ra đề kiểm tra (phần trắc nghiệm) nhưng vẫn bám sát
theo các dạng gợi ý của SGK và GV cũng đã nhận thấy sự yếu kém của một
bài kiểm tra trắc nghòêm chỉ có một dạng này.
2. Các dạng kiểm tra trắc nghiệm:
Xuất phát từ những hạn chế nêu trên và theo đề cương hướng dẫn về
“ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN” của SGD -ĐT Trà
Vinh, chúng tôi thấy phần trắc nghiệm khách quan gồm 04 dạng sau: Chọn
Nguyễn Tài Đức - Năm học: 2007-2008 1
Chuyên đề: Cách ra đề kiểm tra phần trắc nghiệm môn Ngữ văn
trả lời, Đúng - sai, Ghép đôi, Điền khuyết (trả lời ngắn) cần tham khảo,
nghiên cứu và thực hiện.
3. Ưu điểm của việc thực hiện trắc nghiệm khách quan (04 dạng) này là :


- Đề kiểm tra có thể phủ kín nội dung chương trình học;
- HS ít có sự rủi may do trúng tủ trật tủ;
- Giúp HS có năng lực giải quyết vấn đề;
- GV ít tốn công chấm bài;
- GV khách quan trong chấm bài;
- Áp dụng được công nghệ mới trong chấm bài và phân tích kết quả
bài làm.
4. Qui trình soạn một đề kiểm tra phần trằc nghiệm:
Theo đề cương chuyên đề:“ĐỔI MỚI CÔNG TÁC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
MÔN NGỮ VĂN” của SGD -ĐT Trà Vinh, qui trình biên soạn một đề kiểm tra
trắc nghiệm gồm 05 bước như sau:
Bước 1: Xác đònh mục đích (mục tiêu) của đề trắc nghiệm :hình thức
kiểm tra, phạm vi kiến thức cho từng hình thức kiểm tra (theo từng khối lớp).
Bước 2: Xác đònh nội dung kiến thức, kỹ năng cơ bản cần kiểm tra.
Bước 3: Xây dựng một cấu trúc hợp lý các câu hỏi của đề kiểm tra (số
lượng câu hỏi, thời lượng, điểm số, dạng câu hỏi, mức độ nhận thức của mỗi
nội dung cần kiểm tra).
Bước 4: Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 5: Biên soạn đáp án và biểu điểm.
5. Đề xuất soạn đề kiểm tra (phần trắc nghiệm).
Với những ưu điểm và hạn chế nêu trên, chúng tôi đề xuất một đề kiểm
tra (phần trắc nghiệm) như sau:
- Phần trắc nghiệm có tỉ lệ từ 30% đến 40% trong tổng số nội dung toàn
đề kiểm tra.
- Số lượng câu hỏi từ 10 câu đến 16 câu.
- Lưu ý 04 dạng kiểm tra trắc nghiệm phải chia đều số câu và điểm số.
6. Ví dụ minh hoạ :
Sau đây chúng tôi xin đưa ra môt ví dụ về việc ra đề kiểm tra một tiết
phần trắc nghiệm:
a/. ĐỀ:

Nguyễn Tài Đức - Năm học: 2007-2008 2
Chuyên đề: Cách ra đề kiểm tra phần trắc nghiệm môn Ngữ văn
Tuần 15 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Tiết 60 Khối 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. ( 4đ).
A.Chọn câu trả lời đúng nhất (khoanh tròn câu trả lời đúng nhất):
Câu 1: Các từ sau đây, từ nào mang nghóa rộng? ( 0,25đ)
a. Vũ khí b. Bom c. Súng
Câu 2: Ý nào sau đây đúng với khái niệm trường tự vựng? ( 0,25đ)
a. Là đơn vò ngôn ngữ nhỏ nhất có nghóa dùng để cấu tạo câu.
b. Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghóa.
c. Là tập hợp của những từ không có nét chung về nghóa.
Câu 3: Từ “ Than ôi!” trong câu sau đây thuộc tự loại gì?.
“ Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu”.
( Thế Lữ ) ( 0,25đ)
a.Trợ từ b. Thán từ c. Phó từ
Câu 4: Câu ghép là câu có cấu tạo như thế nào? ( 0,25đ)
a. Câu có một cụm C – V
b. Câu có cụm C – V nhỏ nằm trong cụm C –V lớn.
c. Câu có các cụm C – V không bao chứa nhau.
B.Chọn đúng sai (đánh dấu X vào ô thích hợp):
Câu 5: Cách diễn đạt sau đây sử dụng biện pháp nói quá. (0.25đ)
“ Con dạo này không được ngoan lắm!”
Đúng Sai
Câu 6: Dấu ngoặc kép trong câu sau đây dùng với hàm ý mỉa mai. (0.25đ)
Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lí” yếu hơn chò chàng con mọn, hắn bò
chò này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.
( Ngô Tất Tố )
Đúng Sai
Câu 7. Quan hệ ý nghóa giữa các vế trong câu ghép sau là quan hệ đồng thời.

(0.25đ)
“ Bởi tôi cố gắng học tập nên tôi được thầy cô khen”.
Đúng Sai
Câu 8: Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích. (0.25đ)
Đúng Sai
C. Điền khuyết (chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống):
Câu 9. Chọn một trong hai thành ngữ sau điền vào chỗ trống:
Bầm gan tím ruột; nở từng khúc ruột.
Nguyễn Tài Đức - Năm học: 2007-2008 3
Chuyên đề: Cách ra đề kiểm tra phần trắc nghiệm môn Ngữ văn
Nhìn thấy tội ác của giặc, ai ai cũng / ........................................./ (0.25đ)
Câu 10: Thêm vế câu phù hợp để tạo các vế câu ghép chỉ quan hệ ý nghóa
nguyên nhân? ( 0,25đ).
.......................................... nên cha mẹ vui lòng.
Câu 11. Điền thêm dấu phẩy (,) vào chỗ thích hợp cho câu sau: (0.25đ)
“ Cam quýt bưởi xoài là đặc sản ở quê tôi.”
Câu 12. Tìm từ đòa phương tương ứng với từ toàn dân sau: (0.25đ)
Từ toàn dân: ngô
Từ đòa phương: ................
D. Vẽ sơ đồ , ghép đôi
Câu 13: Lập sơ đồ cấp độ khái quát của nghóa các từ ngữ sau:
cam, ổi, thực vật, mía ( 0,25đ)
Câu 14:Viết mẫu tự tương ứng vào khoảng trống với các khái niệm đã cho ở
cột bên trái.(0.75đ)
............ 1.Từ mô phỏng âm thanh của
tự nhiên, của con người.
a. Biệt ngữ xã hội
............2.Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ
của sự vật
b. Từ tượng thanh

............3. Từ ngữ chỉ được dùng cho
cho một tầng lớp xã hội nhất đònh.
c. Từ tượng hình
b/. ĐÁP ÁN:
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4đ)
A.Chọn câu trả lời đúng nhất:
Câu Đáp án Điểm
1 a 0.25đ
2 b 0.25đ
3 b 0.25đ
4 c 0.25đ
B. Chọn đúng sai:
Câu Đúng Sai Điểm
5 X 0.25đ
6 X 0.25đ
7 X 0.25đ
8 X 0.25đ
C. Điền khuyết:
Nguyễn Tài Đức - Năm học: 2007-2008 4
Chuyên đề: Cách ra đề kiểm tra phần trắc nghiệm môn Ngữ văn
Câu Đáp án Điểm
9
Bầm gan tím ruột
0.25đ
10
Vì em cố gắng học
0.25đ
11 Cam ,quýt,bưởi,xoài 0.25đ
12
Bắp (bẹ)

0.25đ
D.Vẽ sơ đồ, ghép đôi:
Câu 13: sơ đồ cấp độ khái quát của nghóa các từ ngữ sau:(0.25đ)
Câu 14:Ghép đôi:
b - 1 ; c - 2 ; a - 3
Đúng mỗi cặp đạt 0.25đ tổng cộng 0.75đ
III. KẾT LUẬN:
Trên đây là vài ý kiến được rút ra từ thực tế giảng dạy và việc soạn đề
kiểm tra có sự tham khảo tiếp thu đề cương chuyên đề:“ĐỔI MỚI CÔNG TÁC
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ MÔN NGỮ VĂN” của SGD -ĐT Trà Vinh. Hi vọng rằng
với chuyên đề này sẽ giúp ích cho những người làm công tác giảng dạy môn
Ngữ văn trong việc soạn đề kiểm tra. Rất mong sự đóng góp của quý đồng
nghiệp để chuyên đề mang tính khả thi hơn.
TỔ CHUYÊN MÔN ĐÁNH GIÁ: Ngũ Lạc, ngày 13 tháng 12 năm 2007
Người báo cáo
Nguyễn Tài Đức
Nguyễn Tài Đức - Năm học: 2007-2008 5
Thực vật
Cam Ổi Mía

×