Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề thi Ngữ văn học kì II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.58 KB, 3 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II -
Môn : Ngữ Văn - Khối : 10 - Thời gian làm bài : 90’
Ngày kiểm tra :

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 điểm )
HS chọn đáp án đúng cho các câu hỏi sau :
1. Kết cấu của văn bản là gì ?
a. Là quan hệ giữa các đoạn trong văn bản.
b. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vò thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghóa.
c. Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản theo chủ đề chung của văn bản.
2. Để lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh, ta cần phải làm gì ?
a. Nắm vững các kiến thức về dàn ý và các kó năng xây dựng dàn ý.
b. Có đầy đủ những tri thức cần thiết và chuẩn xác về đề tài cần thuyết minh.
c. Tìm được cách sắp xếp những tri thức đó thành một hệ thống hợp lí, chặt chẽ.
d. Cả a, b và c.
3. Yêu cầu đầu tiên cũng là yêu cầu quan trọng nhất của một văn bản thuyết minh là gì ?
a. Khách quan
b. Hấp dẫn
c. Sinh động
d. Chuẩn xác
4. Trong các câu văn dưới đây, câu văn sai là câu nào ?
a. Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn
b. Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
c. Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn
d. Ngôi nhà đã mang lại niềm hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
5. Khi nói và viết, việc dùng từ ngữ phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây ?
a. Đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ trong tiếng Việt.
b. Đúng ý nghóa của từ, đúng các đặc điểm ngữ pháp của từ.
c. Phù hợp với phong cách ngôn ngữ của văn bản.
d. Cả a, b, c đều đúng.
6. Ở những từ cùng vò trí trong bản thảo Di chúc của Hồ Chủ tòch, từ nào mang tính chính xác và tính


biểu cảm trong câu văn sau :
“ Năm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là ………..(lớp, hạng, loại ) người xưa nay hiếm “
a. Lớp
b. Hạng
c. Loại
d. Cả a, b, c đều đúng
7. Ngôn ngữ nghệ thuật mang đặc điểm gì sau đây ?
a. Tính đơn nghóa
b. Tính đa nghóa
c. Tính hàm súc
d. Cả b và c đều đúng
8. Tại sao nói “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một công trình sáng tạo ?
a. Được sáng tác trên cơ sở cốt truyện của tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc “Kim Vân Kiều truyện”.
b. Nguyễn Du không chuyển dòch tác phẩm mà sáng tạo nên một tác phẩm hoàn toàn mới, với cảm hứng
mới, nhận thức lí giải theo cách của riêng ông.
c. Lựa chọn thể loại truyện thơ khác hẳn “Kim Vân Kiều truyện“ là tác phẩm tự sự văn xuôi.
d. Cả a, b, c đều đúng.
9. Cảm hứng chủ đạo trong “Truyện Kiều” là cảm hứng về thân phận con người, đặc biệt là thân phận
của người phụ nữ trong xã hội cũ. Đúng hay sai ?
a. Đúng b. Sai
10 Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là cơ bản nhất của phong cách ngôn ngữ nghệ thuật?
a. Tính hình tượng
b. Tính truyền cảm
c. Tính cá thể hóa
d. Cả a, b, c đều đúng
11. Đặc sắc về nghệ thuật của trích Trao duyên là :
a. Tả cảnh
b. Tả tình
c. Miêu tả nội tâm nhân vật
d. Tả cảnh ngụ tình

12. Dòng nào sau đây không đúng với đoạn trích “Nỗi thương mình” ?
a. Tình cảnh trớ trêu mà Kiều đã gặp phải khi rơi vào lầu xanh.
b. Sự đau khổ của Kiều sau khi trao duyên cho em
c. Nỗi niềm thương thân xót phận của Kiều.
d. Ý thức sâu sắc của Kiều về phẩm giá.
II- PHẦN TỰ LUẬN : ( 7 điểm )
Em hãy phân tìch diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “ Nỗi thương mình” (Trích Truyện
Kiều – Nguyễn Du)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI KIỂM TRA HK II
MÔN : NGỮ VĂN - KHỐI 10

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 đ )
Mỗi câu trả lời đúng : Cho 0,25điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
b d c c d a d d a d c b
II-PHẦN TỰ LUẬN : (7 điểm )
I-Yêu cầu về kó năng :
-Học sinh phải biết làm một bài nghò luận văn học có kết cấu rõ ràng , lập luận chặt chẽ bố cục logic ,diễn đạt tốt , không
sai lỗi chính tả , dùng từ ...
II-Yêu cầu về kiến thức :
Hs nêu được các ý cơ bản sau :
* Hoàn cảnh sống của Thúy Kiều : ở lầu xanh của Tú Bà
-Cuộc sống nhơ nhuốc, ê chề, hỗn tạp, đằng đẵng, không làm chủ được bản thân.
* Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều :
-Xót xa thân phận :
Khi tỉnh rượu/ lúc tàn canh,
Giật mình/mình lại thương mình/xót xa.
+Nhòp thơ thay đổi uẩn khúc, quặn thắt.
+Khoảnh khắc thời gian đặc biệt, thấm thía dễ khơi gợi tâm trạng.
+Ý thức thương thân da diết , ba từ mình lặp lại chua chát, đơn độc.

+Giật mình chứa đựng nhiều ý nghóa : ấy là thái độ sám hối, sự xót xa của con người biết ý thức sâu sắc về phẩm giá của
bản thân.
-Suy ngẫm cuộc đời của bản thân :
Khi sao phong gấm rủ là
…………………………………………………………………
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
+Quá khứ hạnh phúc nhưng quá ư ngắn ngủi-Hiện tại nhục nhã, ê chề cứ kéo dài lê thê và không có lối thoát.
+Bốn câu thơ, bốn câu hỏi khoan sâu tâm trạng trước một hiện thực phũ phàng, phi lí.
+Nhiều ẩn dụ tạo trường liên tưởng về kiếp sống đau đớn vì bò vùi dập tàn nhẫn.
+Cách tổ chức ngôn từ đan chéo đầy sáng tạo của Nguyễn Du càng tăng thêm sự giày vò vànỗi niềm chua xót thân phận.
+Nghệ thuật độc thoại nội tâm độc đáo, thấm thía.
-Thực tại nghiệt ngã của cuộc sống nàng Kiều.
+Đối lập với cuộc sống của khách làng chơi. Kiều sống trong nhạt nhẽo, vô vò.
+Tìm vui trong cảnh vật nhưng cảnh vật tê tái, tàn tạ và mang tâm trạng sầu muộn như con người.
+Tìm khuây trong những thú vui tao nhã nhưng cuộc sống chỉ là sự gượng gạo, xót đau vì không có tri âm.
+Những hình ảnh ước lệ, đối lập đã cụ thể hóa cuộc sống đơn côi nghiệt ngã của Kiều và nỗi niềm chua xót, bẽ bàng cho
thân phận của người con gái tội nghiệp.
Biểu điểm
-Điểm 7 : Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên , bài mạch lạc , bố cục chặt chẽ , có thể sai một số lỗi nhỏ
-Điểm 5 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu , diễn đạt mạch lạc , bố cục chặt chẽ , sai không quá 5 lỗi nhỏ
-Điểm 3 : Đáp ứng một nửa số ý , phân tích còn sơ sài , diễn đạt chưa mạch lạc ,sai một số lỗi dùng từ và ngữ pháp
-Điểm 2 : Ý sơ sài , diễn đạt còn yếu , sai nhiều lỗi
-Điểm 1 : Bài qúa kém , sai lạc cả nội dung và phương pháp

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×