Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần naviteso việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.43 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
------- -------

BÁO CÁO THỰC TẬP
Đơn vị thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn

: ThS. Lê Thị Thủy

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thùy Dương

Mã sinh viên

: 11D00917

Lớp

: Ql 16.03


HÀ NỘI - 2016


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ..........................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................7


CHƯƠNG 1................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO VIỆT NAM........1
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.......................................................................................................................1
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam.............1
2.1. Chức năng ......................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................2
3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam........................3
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam...............................................................................................................3
4. Đặc điểm về sản phẩm, quy trình sản xuất tại công ty cổ phần Naviteso
Việt Nam...............................................................................................................5
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng................5
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm đại trà bán ra thị trường.......6
CHƯƠNG 2 ...............................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO VIỆT NAM........7
I. Đặc điểm các nguồn lực của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam..........7
1. Vốn......................................................................................................7
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu vốn của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam 8
2. Nhân lực.............................................................................................9
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
.....................................................................................................................10
3. Cơ sở vật chất ..................................................................................11
Bảng 2.3: Máy móc thiết bị của của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.............................................................................................................12
II. Tình hình các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.....................................................................................................................13


1. Hoạt động bán hàng........................................................................13

2. Công tác quản lý vật tư, hàng hóa..................................................14
3. Công tác nhân sự.............................................................................15
CHƯƠNG 3..............................................................................................17
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI................................................17
I. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam.17
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.............................................................................................................18
II. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam.....19
1. Phương hướng chung......................................................................19
2. Kế hoạch trong 5 năm tới ...............................................................20
KẾT LUẬN.................................................................................................1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................2


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ..........................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................7
CHƯƠNG 1................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO VIỆT NAM........1
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.......................................................................................................................1
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam.............1
2.1. Chức năng ......................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ ........................................................................................2
3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam........................3
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam...............................................................................................................3
4. Đặc điểm về sản phẩm, quy trình sản xuất tại công ty cổ phần Naviteso
Việt Nam...............................................................................................................5

Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng................5
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm đại trà bán ra thị trường.......6
CHƯƠNG 2 ...............................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO VIỆT NAM........7
I. Đặc điểm các nguồn lực của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam..........7
1. Vốn......................................................................................................7
Bảng 2.1: Bảng cơ cấu vốn của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam 8
2. Nhân lực.............................................................................................9
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
.....................................................................................................................10
3. Cơ sở vật chất ..................................................................................11
Bảng 2.3: Máy móc thiết bị của của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.............................................................................................................12
II. Tình hình các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.....................................................................................................................13
1. Hoạt động bán hàng........................................................................13
2. Công tác quản lý vật tư, hàng hóa..................................................14
3. Công tác nhân sự.............................................................................15


CHƯƠNG 3..............................................................................................17
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI................................................17
I. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam.17
Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam.............................................................................................................18
II. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam.....19
1. Phương hướng chung......................................................................19
2. Kế hoạch trong 5 năm tới ...............................................................20
KẾT LUẬN.................................................................................................1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................2


LỜI MỞ ĐẦU
Sản xuất các sản phẩm nội thất văn phòng, nội thất công nghiệp, nội thất
trường học, nội thất công cộng–thiết bị y tế sản phẩm inox, thép … từ lâu đã là
một ngành nghề kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp
trong điều kiện kinh tế xây dựng đang phát triển hiện nay. Tuy nhiên trong bối
cảnh canh tranh gay gắt trên thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường phía Bắc
nói chung thì các doanh nghiệp sản xuất nội thất đang phải gặp những thách
thức không nhỏ.
Với kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nội thất, công ty cổ
phần Naviteso Việt Nam đã và đang liên tục hoàn thiện phát triển các sản phẩm
phục vụ đông đảo các khách hàng trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận; từng
bước khắc phục khó khăn để vươn lên trở thành một trong những công ty sản
xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam.
Với một khoảng thời gian thực tập ngắn và do kiến thức còn hạn chế của
em, báo cáo này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong thầy cô giáo
nhận xét và góp ý để em hoàn thiện tốt hơn bản báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo ThS. Lê Thị Thủy đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập.
Em xin chân thành cám ơn các cô chú, anh chị trong công ty cổ phần
Naviteso Việt Nam đã giúp đỡ và cung cấp số liệu để em hoàn thành tốt báo cáo
thực tập.
Báo cáo thực tập của em gồm 3 phần:
Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
Phần 2: Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam
Phần 3: Kết quả hoạt động kinh doanh và phướng hướng phát triển trong
tương lai của Công ty Cổ phần Naviteso Việt Nam

Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên

Nguyễn Thùy Dương


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO VIỆT NAM
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Naviteso Việt
Nam
Công ty cổ phần Naviteso Việt Nam là một trong những công ty sản xuất
công nghiệp tư nhân có uy tín trên thị trường Việt Nam.
Tên công ty: Công ty cổ phần Naviteso Việt Nam .
Địa chỉ: Trụ sở chính: 13 Phúc Diễn, Xuân Phương, Nam Từ Liêm, Hà
Nội.
Mã số thuế: 0104539011.
Nơi cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố
Hà Nội.
Ngày cấp: 12/02/2011
Vốn điều lệ: 22 tỷ đồng
ĐT: 043. 6282011 - Fax: 043. 9747748
Tầm nhìn: Trở thành công ty sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam
hoạt động đa ngành với thế mạnh là sản xuất mặt hàng nội thất.
Hiện nay, công ty cổ phần Naviteso Việt Nam đang là một trong những
công ty sản xuất các mặt hàng nội thất có uy tín tại địa bàn thành phố Hà Nội và
các tỉnh lân cận. Sản phẩm kinh doanh của công ty phong phú về chủng loại, đa
dạng về mẫu mã, đạt tiêu chuẩn an toàn trong thi công công trình và sử dụng tại
gia đình. Bằng uy tín và chất lượng, phong cách phục vụ hiện đại và chuyên
nghiệp, các mặt hàng nội thất của công ty đã có mặt ở khắp địa bàn Hà Nội và
một số tỉnh thành lân cận khu vực phía Bắc.

2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
2.1. Chức năng
Công ty cổ phần Naviteso Việt Nam là một doanh nghiệp hạch toán kinh
tế độc lập, chức năng cụ thể như sau:
1


- Sản xuất nội thất phục vụ văn phòng
- Nội thất phục vụ gia đình
- Nội thất phục vụ trường học
- Nội thất phục vụ khu công cộng
- Ống thép bao gồm: ống thép mạ kẽm, ống thép đen hàn
Công ty cổ phần Naviteso Việt Nam: Sản phẩm gồm nhiều chủng loại
như; bàn ghế phục vụ gia đình, bàn ghế tủ phục vụ văn phòng, sản phẩm nội thất
gia đình làm từ gỗ tự nhiên, két sắt chống cháy, két bạc an toàn, các sản phẩm
phục vụ trường học, hệ thống vách ngăn văn phòng, các loại sản phẩm phục vụ
công trình công cộng, công trình thể thao như ghế ngồi sân vận động, ghế VIP…
2.2. Nhiệm vụ
Công ty cổ phần Naviteso Việt Nam là một doanh nghiệp có tư cách pháp
nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được
pháp luật bảo vệ. Công ty có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề
ra, sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành
lập doanh nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình
thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh
với các bạn hàng trong và ngoài nước.
- Quản lý và sử dụng vốn theo đúng quy định và đảm bảo có lãi.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động
cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên

thị trường trong và ngoài nước.
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có
thẩm quyền theo quy định của Pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người
lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát
triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng
cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.
2


3. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam

Đại hội
đồng cổ
đông
Hội đồng
quản trị

Ban kiểm
soát

Giám đốc

Phó giám đốc tài
chính nhân sự

Phòng tổ chức hành chính


Phó giám đốc
kinh doanh

Phòng tài chính
kế toán

Phòng kinh
doanh

Phòng quản lý
chất lượng

Phân xưởng sản xuất
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính của Công ty)
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty như sau:
a) Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là
cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định
những vấn đề được Luật pháp và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông
sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân sách tài chính
cho năm tiếp theo.
b) Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân
3


danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT
có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý
khác. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ công ty, các quy
chế nội bộ của công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

c) Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại
hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp
pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban
kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
d) Ban giám đốc : Gồm Giám đốc và 2 Phó giám đốc : Giám đốc điều
hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công
ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và
nhiệm vụ được giao. Các Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết
những công việc đã được Giám đốc uỷ quyền và phân công theo đúng chế độ
chính sách của Nhà nước và Điều lệ của công ty.
e) Phòng Tổ chức – Hành chính : Có chức năng xây dựng phương án
kiện toàn bộ máy tổ chức trong công ty, quản lý nhân sự, thực hiện công tác
hành chính quản trị.
g) Phòng Tài chính – Kế toán : Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử
dụng và quản lý nguồn tài chính của công ty, phân tích các hoạt động kinh tế, tổ
chức công tác hạch toán kế toán theo đúng chế độ kế toán thống kê và chế độ
quản lý tài chính của Nhà nước.
h) Phòng kinh doanh : Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các mã hàng, làm
các thủ tục xuất hàng, vận chuyển hàng hoá, quản lý các kho tàng của công ty.
Tìm kiếm khách hàng, ký hợp đồng phân phối sản phẩm với các đại lý…
i) Phòng quản lý chất lượng : Quản lý kiểm soát chất lượng các sản
phẩm của công ty trước khi đi tiêu thụ. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
k) Các phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp sản xuất, gia công
các sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn và chất lượng của sản phẩm mẫu. Các phân
4


xưởng sản xuất chịu sự quản lý của Giám đốc Công ty.
4. Đặc điểm về sản phẩm, quy trình sản xuất tại công ty cổ phần Naviteso

Việt Nam
Các sản phẩm chính của công ty bao gồm: bàn ghế phục vụ gia đình, bàn
ghế tủ phục vụ văn phòng, sản phẩm nội thất gia đình làm từ gỗ tự nhiên, két sắt
chống cháy, két bạc an toàn, các sản phẩm phục vụ trường học, hệ thống vách
ngăn văn phòng….
Công ty có quy trình công nghệ sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai
đoạn công nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là sản
xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất hàng loạt để bán ra thị trường.
Trong trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng thì quy trình công nghệ thực
hiện theo hai bước:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và kích thước mẫu mã theo yêu cầu của
khách hàng, phòng kĩ thuật sẽ nghiên cứu tài liệu và sản xuất sản phẩm mẫu sau
đó khách hàng kiểm tra, nhận xét góp ý.
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng
Tài liệu kỹ
thuật

kích thước
mẫu

khách hàng
gửi đến

Bộ phận kỹ
thuật
nghiên cứu
và thiết kế
sản phẩm
mẫu


Sản
xuất
sản phẩm
mẫu

kiểm soát
chất lượng

Gửi
sản
phẩm mẫu
cho khách
hàng kiểm
tra và duyệt

(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng của công ty)
Bước 2: Sau khi được khách hàng chấp nhận và các yếu tố của sản phẩm
mẫu mới đưa xuống các xí nghiệp để sản xuất sản phẩm theo mẫu hàng. Đơn đặt
hàng được khách hàng duyệt theo kế hoạch và hợp đồng được đã được kí kết.
Trường hợp sản xuất hàng loạt bán ra thị trường, quy trình công nghệ
được thực hiện theo sơ đồ 1.3. Quy trình cụ thể như sau :
Bước 1: Nghiên cứu thị trường và hình thành ý tưởng sản phẩm mới
Đây là bước đầu tiên của quá trình phát triển sản phẩm mới. Để tránh sai
lầm, các ý tưởng sản phẩm mới phải theo định hướng chiến lược của công ty,
5


phục vụ cho mục tiêu chiến lược mà công ty theo đuổi.
Bước 2: Thiết kế sản phẩm
Sau khi đã chốt ý tưởng sản phẩm mới, bộ phận phát triển sản phẩm mới

thuộc phòng quản lý chất lượng sẽ tiến hành thiết kế chi tiết bảng mô tả sản
phẩm về kích cỡ, mẫu mã, đặc tính kỹ thuật…
Sơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất sản phẩm đại trà bán ra thị trường
Nghiên cứu thị trường
Thiết kế sản phẩm
Kỹ thuật hướng dẫn

Sản xuất

Kho nguyên vật liệu

Hoàn thiện sản phẩm
KCS kiểm tra
Phân phối sản phẩm
(Nguồn: Phòng Quản lý chất lượng của công ty)
Bước 3: Sản xuất sản phẩm mẫu và hoàn thiện sản phẩm
Bộ phận sản xuất sẽ sản xuất sản phẩm mẫu theo sự hướng dẫn của bộ
phận thiết kế sản phẩm.
Bước 4: Sản xuất hàng loạt
Sau khi trải qua thử nghiệm, sản phẩm mới được chấp thuận, được điều
chỉnh và tiến hành sản xuất đại trà theo kế hoạch kinh doanh của Công ty.
Bước 5: Phân phối sản phẩm
Sản phẩm sau khi sản xuất được phân phối qua các đại lý, cửa hàng…
đồng thời phòng kinh doanh xây dựng chiến dịch Marketing để quảng cáo.

6


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NAVITESO VIỆT NAM

I. Đặc điểm các nguồn lực của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
1. Vốn
Nguồn vốn và cơ cấu vốn của công ty được thể hiện qua bảng số liệu 2.1.
Từ bảng số liệu ta có nhận xét sau:
- Về tổng nguồn vốn: tổng nguồn vốn của doanh nghiệp phản ánh khả
năng đáp ứng nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp. Năm 2014, tổng nguồn vốn
là: 55.151 triệu đồng, đạt tốc độ tăng trưởng là 37,82% so với năm 2013. Năm
2015 tổng nguồn vốn là 67.713 triệu đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 22,78%.
Trong cả thời kì từ năm 2013 – 2015 tốc độ tăng trưởng vốn bình quân đạt 30%.
Như vậy nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên tạo điều kiện cho công ty
mở rộng quy mô sản xuất. Trong đó:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh: năm 2013 nguồn vốn chủ sở hữu là
15.629 triệu đồng thì sang đến năm 2014 tăng 42,48%, đạt 22.268 triệu đồng.
Đến năm 2015, nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng trưởng, với tốc độ tăng
trưởng là 23,97%, đạt 27.605 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2014, công ty
tăng vốn điều lệ lên thêm 5 tỷ, năm 2015 tiếp tục tăng vốn thêm 4 tỷ đồng. Mặt
khác, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng trưởng qua từng năm và công ty đã tập
trung đầu tư vốn vào kinh doanh cũng là nguyên nhân tăng vốn chủ sở hữu. Qua
đó chứng tỏ sức mạnh tài chính của công ty ngày càng tăng lên.
+ Bên cạnh đó, có thể nhận thấy tốc độ tăng trưởng vốn vay (nợ phải trả)
tăng khá nhanh. Cụ thể: năm 2014 nợ phải trả tăng 8.494 triệu đồng so với năm
2013 tương đương tốc độ tăng là 34,83%. Năm 2015, nợ phải trả tăng với tốc độ
là 21,97% so với năm 2014, đạt 40.108 triệu đồng. Nguyên nhân là do công ty
chậm thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp dẫn đến tăng các
khoản nợ vay. Tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn năm 2015, ở mức 59,23% trên
50%, cho thấy mức độ rủi ro về an toàn tài chính tại công ty đang ở mức cao.

7



Bảng 2.1: Bảng cơ cấu vốn của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
Tiêu chí

Tổng vốn

Năm 2013

- Vốn vay

Năm 2015

Số

Tỷ trọng

Số

Tỷ trọng

Số

lượng
40.01

(%)

lượng
55.15


(%)

lượng
67.71

8
Chia theo sở hữu
- Vốn chủ sở hữu

Năm 2014

100

15.629

39,05

24.389

60,95

Chia theo tính chất
- Vốn cố định

28.43

- Vốn lưu động

3
11.58


1
22.26
8
32.88
3

100

40,38
59,62

42.08
71,1%

2

3
27.60
5
40.10
8

So sánh tăng,

giảm 2014/2013
Tỷ trọng Số tuyệt Tỷ lệ

So sánh tăng,
giảm 2015/2014

Số tuyệt Tỷ lệ

(%)

đối

(%)

đối

(%)

100

15.133

37,82

12.562

22,78

40,77

6.639

42,48

5.337


23,97

59,23

8.494

34,83

7.225

21,97

78,2%

13.649

48,0%

10.936

26,0%

53.01
76,3%

8

5
28,9% 13.069
23,7%

14.765 21,8%
1.484
12,8%
1.696
13,0%
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2015)

8


Qua việc tính toán ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty tăng dần qua các
năm, cụ thể như sau: Năm 2013 là 0,39, năm 2014 là 0,403 và năm 2015 là
0,407. Điều này chứng tỏ khả năng tự chủ về vốn tăng dần qua các năm. Tuy
nhiên, với tỷ suất tự tài trợ vốn của công ty vẫn thấp hơn mức 50% - mức chưa
an toàn đối với công ty tự chủ về kinh doanh.
- Về cơ cấu vốn theo tính chất: Vốn cố định tại công ty đang chiếm tỷ
trọng lớn (trên 70% tổng nguồn vốn). Năm 2013, vốn cố định tại công ty đạt
28.433 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 71,11% tổng vốn và tỷ lệ này tăng qua các năm.
Đến năm 2015, vốn cố định đạt 53.018 triệu đồng (chiếm 78,2% tổng vốn);
trong khi đó vốn lưu động năm 2015 đạt 14.765 triệu đồng (chiếm 21,8% tổng
vốn). Cơ cấu vốn là đặc trưng phản ánh đặc thù kinh doanh sản xuất đồ nội thất
của công ty. Nhà xưởng và máy móc thiết bị có giá trị lớn trong tổng vốn cố
định của Công ty. Vốn lưu động chủ yếu tập trung vào công nợ khách hàng,
hàng tồn kho….
2. Nhân lực
Số liệu nhân lực của công ty được thể hiện qua bảng số liệu 2.2. Ta thấy
số lượng nhân sự của công ty tăng dần qua các năm với tỷ lệ ổn định (năm sau
bằng 1,2 lần sao với năm trước) do công ty mở rộng thị trường kinh doanh cũng
như việc phát triển quy mô. Trong đó, lao động trực tiếp chiếm khoảng 50%
trong tổng số lao động của công ty. Tỷ lệ số lượng lao động nam và lao động nữ

cũng không quá chênh lệnh mỗi năm, luôn ở mức xấp xỉ 50%.
Trình độ lao động cũng có đóng góp rất lớn trong những thành công mà
doanh nghiệp đã đạt được trong những năm qua. Ta có thể thấy điều đó khi ở
công ty trên 50% nhân sự có trình độ đại học và trên đại học, 25% lao động ở
trình độ cao đẳng, trung cấp. Từ năm 2013 – 2015, lao động phổ thông ở mức
thấp (dưới 25%), và có xu hướng giảm.

9


Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu

So sánh tăng, So sánh tăng,
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
giảm
giảm
2014/2013
2015/2014
Số
Tỷ
Số
Tỷ
Số
Tỷ trọng
Số
Tỷ trọng

Số
Tỷ trọng
tuyệt trọng tuyệt trọng
lượng
(%)
lượng
(%)
lượng
(%)
đối
(%)
đối
(%)
133
100
160
100
200
100
27
20,30 40
25,00

Tổng số lao động
Phân theo tính chất lao động
- Lao động trực tiếp
67
50,38
83
51,88

110
55,00
16
23,88 27
32,53
- Lao động gián tiếp
66
49,62
77
48,13
90
45,00
11
16,67 13
16,88
Phân theo giới tính
- Nam
70
52,63
85
53,13
107
53,50
15
21,43 22
25,88
- Nữ
63
47,37
75

46,88
93
46,50
12
19,05 18
24,00
Phân theo trình độ
- ĐH và trên ĐH
70
52,63
90
56,25
109
54,50
20
28,57 19
21,11
- CĐ và Trung cấp
30
22,56
35
21,88
51
25,50
5
16,67 16
45,71
- PTTH và THCS
33
24,81

35
21,88
40
20,00
2
6,06
5
14,29
Phân theo độ tuổi
- Trên 45 tuổi
20
15,04
22
13,75
25
12,50
2
10,00 3
13,64
- Từ 35 tuổi đến 45 tuổi
33
24,81
40
25,00
54
27,00
7
21,21 14
35,00
- Từ 25 tuổi đến 35 tuổi

45
33,83
65
40,63
84
42,00
20
44,44 19
29,23
- Dưới 25 tuổi
35
26,32
33
20,63
37
18,50
-2
-5,71 4
12,12
(Nguồn: Báo cáo nhân sự của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2015)
10


Đội ngũ lao động lành nghề khá đông, có tinh thần lao động tốt kỉ luật lao
động nghiêm. Đặc biệt đội ngũ cán bộ thuộc bộ phận kinh doanh bán hàng có
trình độ cao, chuyên môn giỏi, có tinh thần học hỏi kinh nghiệm cao. Tuy nhiên
đây cũng là một thách thức lớn với nhà quản trị, vì nếu lực lượng lao động có
trình độ đào tạo cao mà không được bố trí hợp lý thì rất lãng phí, do phải trả
lương cao cho người lao động để thực hiện những công việc đòi hỏi trình độ đào
tạo thấp hơn với chi phí tiền lương thấp hơn. Hiện tượng này đôi khi gây ra sự

phản ứng tiêu cực từ phía người lao động do họ không được thỏa mãn về công
việc.
Trong năm 2015, độ tuổi trung bình trên 45 chiếm 12,5%, từ 35-45 chiếm
27%, từ 25-35 chiếm 42% và dưới 25 chiếm 18,5%. Dễ nhận thấy đội ngũ lao
động của công ty phần lớn đang ở độ tuổi có nhiều kinh nghiệm, đã có thâm
niên trong thị trường và có nhiều mối quan hệ cũng như đã có những thành tựu
cao trong cuộc sống cũng như công việc. Đây là lợi thế của công ty, vì độ tuổi
lao động ảnh hưởng đến những thành công mà công ty sẽ đạt được trong tương
lai. công ty có thể hưởng lợi rất nhiều từ những kinh nghiệm của sự thành công,
cũng như những nguyên nhân dẫn đến thất bại mà họ đã trải qua. Bên cạnh đó,
chính những kinh nghiệm đó còn tạo ra môi trường cho những lao động trẻ tuổi
học hỏi kinh nghiệm.
Công tác quản lý nhân sự khá tốt, hiệu quả kinh doanh trong công ty ngày
được nâng cao, dịch vụ ngày càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu khách
hàng. Điều này làm cho việc kinh doanh cũng như thực hiện các hợp đồng kinh
doanh một cách nhanh chóng.
3. Cơ sở vật chất
Công ty có rất nhiều máy móc, trang thiết bị phục vụ cho việc kinh doanh.
Số liệu các máy móc thiết bị của công ty được thể hiện qua bảng số liệu sau:

11


Bảng 2.3: Máy móc thiết bị của của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
Tên máy
STT
móc thiết bị
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12

Xe tải
Huyndai 10
tấn
Xe con
Xe tải hạng
nhẹ
Máy hàn
Máy soi
tubin
Máy phay
CNC
Dây chuyền
sơn UV Nhật
Máy cưa các
loại
Máy bào,
máy tiện
Máy tính để
bàn hiệu Dell
Laptop Vaio

Điều hòa
Samsung
Tổng

Số
lượng
(chiếc)

Năm
Giá trị còn lại
sản xuất
(đồng)

SL lắp SL đã sử
đặt
dụng
(chiếc) (chiếc)

5

2009

3.980.000.332

5

5

4


2010

3.500.600.000

4

4

6

2012

2.850.000.121

6

6

24

2012

1.450.000.000

24

24

10


2013

2.526.008.192

10

10

14

2014

1.489.010.872

14

14

5

2014

1.983.021.666

5

5

26


2012

771.012.976

26

26

8

2011

567.890.000

8

8

12

2013

130.000.000

12

12

2


2014

20.000.000

2

2

12

2014

224.000.000

12

12

19.491.544.15
128
128
9
(Nguồn: Tài liệu “Sổ theo dõi tài sản cố định” của công ty)
128

Như vậy có thể thấy trang thiết bị máy móc mà công ty cổ phần Naviteso
Việt Nam đầu tư để kinh doanh rất đầy đủ và còn mới, có giá trị sử dụng còn lại
cao.
Từ bảng số liệu trên ta có tỷ lệ lắp đặt số thiết bị hiện có là 128/128 tức là
100%; tỷ lệ sử dụng số thiết bị đã lắp đặt là 128/128 tức là 100.

Ngoài những trang thiết bị máy móc và vận tải trên, công ty cũng có
Xưởng sản xuất đặt tại khu công nghiệp Từ Sơn, Bắc Ninh và 600m 2 diện tích
kho chứa hàng hóa tại đường Khương Thượng, quận Thanh Xuân.
12


II. Tình hình các hoạt động chủ yếu của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
1. Hoạt động bán hàng
Hoạt động kinh doanh chính của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam là
tập trung vào mảng sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm đồ nội thất. Công ty tập
trung vào thị trường chính là thị trường Hà Nội, ngoài ra công ty còn kinh doanh
với các tỉnh miền Bắc và một số tỉnh miền Trung. Công ty thực hiện chào hàng
đến tất cả các cá nhân, đơn vị tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu về đồ nội thất
(gỗ, inox…) thông qua các đại lý, cửa hàng bán buôn, bán lẻ trong cả nước dưới
sự quản lý phòng kinh doanh của công ty. Với sự xuất hiện gia tăng của nhiều
đơn vị, tổ chức hiện nay đang tham gia kinh doanh đồ nội thất trên thị trường
khiến công ty gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh sản phẩm mà đặc biệt là giá
bán và mẫu mã sản phẩm.
Thông thường, để việc tiêu thụ sản phẩm có doanh số và hiệu quả cán bộ
nhân viên của công ty cần làm những công việc sau:
*) Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Nghiên cứu thị trường là được công ty coi là việc làm cần thiết đầu tiên
với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn chiếm lĩnh được thị trường. Công tác
nghiên cứu tiếp cận thị trường của công ty luôn được thực hiện dựa trên tiêu chí
là chỉ sản xuất các sản phẩm mà thị trường đang cần, đang nhắm đến.
*) Thiết kế sản phẩm
Thiết kế sản phẩm theo các khía cạnh sau:
+ Xác định chủng loại mặt hàng, mẫu mã, kích cỡ, công dụng, chất lượng,
giá cả, thời vụ, những đặc điểm tính năng riêng của từng mặt hàng.
+ Các yêu cầu của thị trường về những chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật hay

không?
+ Nội dung phù hợp với văn hóa người Việt, phù hợp với lứa tuổi sử dụng
ấn phẩm
+ Lợi nhuận thu được sau khi trừ đi giá mua và chi phí khác là bao nhiêu?
*) Lập kế hoạch sản xuất sản phẩm
Sau khi đã thu thập được những thông tin cần thiết về sản phẩm, những
13


nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, công ty sẽ phải lập phương án sản
xuất, trong đó có các điểm sau:
- Xác định số lượng tiêu thụ .
- Lựa chọn thị trường , khách hàng, phương thức giao dịch.
- Lựa chọn thời điểm, thời gian giao dịch…
- Các biện pháp để đạt được mục tiêu như: Mời khách, quảng cáo…
*) Tổ chức sản xuất và phân phối sản phẩm
Dựa trên khối lượng hàng hoá được dự toán tiêu thụ, công ty sẽ tiến hành
sản xuất sản phẩm mẫu. Phòng quản lý chất lượng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra
chất lượng hàng hóa trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt. Hàng hóa sau khi sản
xuất sẽ được chuyển đến các đại lý, điểm bán cung cấp đến tay người tiêu dùng.
2. Công tác quản lý vật tư, hàng hóa
Việc kiểm soát vật tư, hàng hóa là một công việc rất cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp, nó bao gồm nhiều công việc khác nhau từ lập yêu cầu cung cấp
vật tư, theo dõi quá trình cung cấp vật tư, theo dõi tồn kho, lên kế hoạch phân bổ
hàng hóa cho các đại lý, nhà phân phối, kiểm kê, điều chỉnh… Việc kiểm soát
tốt sẽ tránh được các vấn đề phát sinh như tránh thất thoát hàng hóa đồng thời có
thể lập kế hoạch phân bổ vật tư, hàng hóa đúng và kịp tiến độ. Đây là công việc
quan trọng quyết định đến lợi nhuận của công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất.
Tại công ty cổ phần Naviteso Việt Nam đã áp dụng công nghệ thông tin

thông qua phân hệ quản lý kho (iBom.S). Với iBom.S toàn bộ dữ liệu vật tư,
hàng hóa tại các kho, đại lý đều được lưu trữ trên cùng một hệ thống và rất
thuận lợi cho việc tổng hợp các báo cáo nhanh chóng. Người quản lý có thể theo
dõi nắm bắt được tình hình nhập xuất tồn của kho bất cứ khi nào mà họ muốn
chỉ cần có một thiết bị kết nối internet. Nhân viên kho sẽ không phải báo cáo
theo từng file excel riêng lẻ nữa mà sẽ báo cáo trực tiếp trên hệ thống phần
mềm, từ đó toàn bộ các thay đổi sẽ được cập nhật trực tiếp lên hệ thống và việc
tổng hợp các báo cáo nhập/xuất tồn kho cũng chỉ cần vài thao tác là sẽ có báo
cáo chi tiết theo yêu cầu.
14


Ngoài ra bộ phận vật tư cũng có thể lập kế hoạch phân phối sản phẩm,
hàng hóa dựa vào mức độ tiêu thụ của đại lý,…phục vụ có hiệu quả nhu cầu của
nhà quản trị trong việc kiểm soát hàng hóa.
3. Công tác nhân sự
*) Công tác tuyển dụng nhân sự
Việc tuyển dụng cán bộ công nhân viên trong công ty luôn được thực
hiện theo nguyên tắc: đúng người đúng việc, đủ về số lượng, đảm bảo nguồn lao
động có chất lượng. Cụ thể:
- Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
- Trình độ tay nghề, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công việc, nhiệm vụ
được giao.
- Đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, có nguyện vọng phục vụ lâu dài, gắn bó
với công ty. Đối với từng vị trí công việc cụ thể phải có cam kết làm việc và
chấp nhận điều kiện ràng buộc của công ty.
- Có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có tính kỷ luật, sáng tạo, khả
năng làm việc theo nhóm.
Vì vậy, nguồn nhân lực luôn được đảm bảo cả về chất lượng lẫn số lượng
và năng suất lao động của công ty không ngừng được cải thiện.

*) Công tác đào tạo nhân sự
Công ty luôn tạo điều kiện để người lao động có cơ hội được đào tạo phát
triển nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên nghiệp trong phong cách
làm việc, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp, nhiệt tình
phục vụ khách hàng.
Đào tạo theo các nguyên tắc sau:
- Đào tạo xuất phát từ nhu cầu, nhiệm vụ công tác; đảm bảo đúng người,
đúng việc; phải đảm bảo tính kế thừa, liên tục giữa các cấp độ và nội dung đào
tạo.
- Đào tạo của công ty luôn tính đến yếu tố hiệu quả, phù hợp giữa chi phí
bỏ ra và kết quả cuối cùng, cán bộ sau đào tạo phải đáp ứng tốt hơn yêu cầu
công việc.
15


- Công ty khuyến khích người lao động tự đào tạo nâng cao trình độ, đặc
biệt là các thợ trực tiếp sản xuất sản phẩm.
*) Chính sách đãi ngộ
- Người lao động làm việc tại công ty được trả lương và nâng bậc lương
theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo công khai, công bằng, minh bạch,
thể hiện được chính sách phát triển của công ty trong từng giai đoạn, tạo đòn
bảy khuyến khích lợi ích vật chất, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công
tác, phát huy sức sáng tạo của cán bộ nhân viên công ty, giúp đời sống cán bộ
nhân viên không ngừng được nâng cao.
- Công ty còn áp dụng chính sách thưởng nhằm động viên, khuyến khích
cán bộ nhân viên toàn hệ thống nỗ lực cống hiến và phấn đấu hết mình trên mọi
vị trí công tác để xây dựng công ty ngày càng phát triển. Những tập thể, cá nhân
đạt thành tích xuất sắc sẽ được tôn vinh và khen thưởng xứng đáng, kịp thời.
Hình thức khen thưởng kết hợp khen thưởng tinh thần và khen thưởng vật chất
(Giấy khen, tiền mặt, tham quan du lịch trong hoặc ngoài nước)

- Chế độ bảo hiểm: Tất cả CBNV ký Hợp đồng lao động chính thức với
công ty đều được hưởng các chế độ BHXH, BHYT phù hợp với Luật Lao động
và bảo hiểm kết hợp con người, Phúc An Sinh theo qui định của công ty.

16


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG TƯƠNG LAI
I. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
được thể hiện qua bảng 3.1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các
năm không ngừng tăng lên. Năm 2014 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
đạt 116.682 triệu đồng, đạt tốc độ phát triển 29,46% so với năm 2013. Năm
2015, doanh thu tăng mạnh đạt tốc độ tăng 33,47%. Tốc độ phát triển bình quân
cả thời kì 2013-2015 đạt 30%. Điều này chứng tỏ công ty kinh doanh ngày càng
phát triển và quy mô mở rộng hơn so với trước.
Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 2013 lợi
nhuận sau thuế của công ty mới chỉ đạt mức 4.159 triệu đồng thì năm 2014 đã
tăng lên 5,94%, đạt 4.406 triệu đồng. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của công ty
tăng vượt bậc so với năm 2014, tăng lên 5.598 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng lợi nhuận là 27,05%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng lợi nhuận sau thuế
đến từ sự tăng trưởng của doanh thu (như đã phân tích ở trên) và chi phí được
kiểm soát một cách hiệu quả. Mặc dù công ty tăng cường mở rộng quy mô kinh
doanh, tuy nhiên công ty lại kiểm soát được các chi phí bán hàng và chi phí quản
lý do công ty thực hiện tiết kiệm chi phí không cần thiết, tập trung các chi phí
bán hàng vào các hạng mục đem lại hiệu quả cao. Điều này làm chi phí của công
ty được kiểm soát và có tỷ lệ tăng nhỏ hơn hẳn so với tỷ lệ tăng trưởng doanh
thu. Do vậy điều này làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty.

Kết quả hoạt động kinh doanh tăng lên liên tục nên chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp cũng tăng lên hay doanh nghiệp ngày càng đóng góp nhiều hơn
cho ngân sách Nhà nước. Năm 2013, công ty nộp ngân sách cho Nhà nước là
904 triệu đồng thì năm 2015 con số này là 1.996 triệu đồng, tăng hơn hai lần so
với năm 2013. Nộp ngân sách tăng là tín hiệu tích cực cho thấy sự đóng góp của
công ty với nền kinh tế của đất nước.
17


Bảng 3.1: Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam
STT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị tính

1

Doanh thu

2

Tổng số lao động

3

Tổng vốn kinh doanh bình quân

Triệu đồng


4
5

Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách

6

Thu nhập BQ của 1 lao động

Triệu đồng
Triệu đồng
1.000đ/thán
g

7
8
9
10

Triệu đồng
Người

26.552

29,46

27

20,30


So sánh tăng,
giảm
2015/2014
Số
tuyệt
%
đối
39.05
33,47
8
40
25,00

67.713

15.133

37,82

12.562 22,78

4.406
1.684

5.598
1.996

247
780


5,94
86,28

1192
312

27,05
18,53

4.546

5.103

745

19,60

557

10,92

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015


90.13
0
133
40.01
8
4.159
904

116.68
2
160

155.74
0
200

55.151

3.801

So sánh tăng,
giảm
2014/2013
Số
tuyệt
%
đối

Năng suất lao động bình quân năm

Triệu đồng
678
729
779
52
7,61
49
6,78
(7)=(1)/(2)
Tỷ suất lợi nhuận/ Doanh thu tiêu thụ
Chỉ số
0,046
0,038
0,036 -0,008 -18,17 -0,002 -4,81
(8)=(4)/(1)
Tỷ suất lợi nhuận/ Vốn kinh doanh
Chỉ số
0,104
0,080
0,083 -0,024 -23,13 0,003 3,48
(9)=(4)/(3)
Số vòng quay vốn lưu động
Vòng
2,41
2,34
2,50
-0,066 -2,73 0,164 6,99
Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty cổ phần Naviteso Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2015
18



×