Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh doanh của khách sạn amore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (318.58 KB, 46 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

MỤC LỤC
CHƯƠNG I............................................................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ VAI TRÒ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
KHÁCH SẠN..........................................................................................................................................1
I TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN..................................................................................1
1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch..............................2
1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn...........................................................3
1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn...............................3
1.2.4. Kinh doanh khách sạn mang tính chất quy luật............................................................................3
1.6. Ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh khách sạn...............................................................................5
II. Vị trí vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với phát triển kinh doanh khách sạn................6
1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn...............................................................6
2.1.Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp....................................................................................................6
1.4. Sự phát triển các nguồn lực của khách sạn Amore........................................................................18
1.5. Thực trạng phát triển nguồn vốn kinh doanh................................................................................20
1.6.Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật..............................................................................................20
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH
KHÁCH SẠN AMORE..........................................................................................................................21
2.1. Một số biện pháp phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Amore
đã và đang áp dụng..............................................................................................................................21
2.2. Thực trạng phát triển kinh doanh của khách sạn Amore...............................................................23
2.2.1. Thực trạng phát triển nguồn khách............................................................................................23
2.2.2 Thực trạng phát triển tổng doanh thu..........................................................................................24
2.3. Thực trạng hiệu quả kinh doanh Amore........................................................................................25
2.3.1. Thực trạng phát triển lợi nhuận.................................................................................................25
2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng các nguồn lực...............................................................................26
2.4. Thực trạng hiệu quả sử dụng buồng..............................................................................................28


III.Đánh giá tổng hợp về nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn..............................................29
3.1. Những thành tựu mà khách sạn Amore đã đạt được .....................................................................29
CHƯƠNG III........................................................................................................................................29
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QỦA KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN AMORE.. .29
1. Dự báo phát triển ngành du lịch và kế hoạch phát triển du lịch trong những năm tới (2014- 2016)
............................................................................................................................................................. 29
1.1 Dự báo tình tình phát triển ngành du lịch nói chung và thế giới....................................................29
1.2. Dự báo tình tình phát triển ngành du lịch Việt Nam......................................................................30
1.3. Định hướng phát triển khách sạn đến năm 2016...........................................................................34
1.3.1. Mục tiêu tổng quát......................................................................................................................34
1.3.2 Mục tiêu chụ thể của từng chỉ tiêu chủ yếu..................................................................................34

Sinh viên: Phương Hoa

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

II. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách.........................................................36
2.1 Hoàn thiện chiến lược sản phẩm....................................................................................................36
2.2 Nghiên cứu các nhu cầu tiêu dùng của khách................................................................................37
2.3 Hoàn thiện cơ chế quản lý nhân lực...............................................................................................37
2.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý chi phí.................................................................................................38
2.5. Đầu tư quảng cáo du lịch..............................................................................................................39
2.6. Thiết lập quan hệ chặt chẽ với các công ty lữ hành.......................................................................40
............................................................................................................40


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................2

Sinh viên: Phương Hoa

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

LỜI MỞ ĐẦU
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã thông qua nghị quyết phát triển
kinh tế xã hội, trong đó đã nêu rõ phát triển du lịch nhanh và bền vững làm cho
“Du lịch thực sự trở thành một nghành kinh tế mũi nhọn”. Thực tế đã chứng
minh rằng trong những năm qua , du lịch Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh ,
từng bước nâng cao hình ảnh và vị thế của mình trên thị trường du lịch trong
khu vực và quốc tế, đồng thời khẳng định vị trí của nó trong nền kinh tế quốc
dân.
Ngành kinh doanh khách sạn ở nước ta phát triển mạnh mẽ từ những năm
90 trở lại đây. Với sự ổn định về chính trị, cùng với chính sách mở cửa ưu đãi đã
thu hút được rất nhiều nhà đầu tư từ nước ngoài vào thị trường du lịch Việt
Nam, tạo cơ hội cho nhành du lịch phát triển và bước sang một giai đoạn mới,
trong đó phải kể đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh khách sạn. Vì
lễ đó các nhà đầu tư đang đặc biệt chú trọng tới mảng kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là một “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát
triển du lịch của đất nước, là sự kết hợp hài hòa của nhiều nghiệp vụ chuyên sâu
như: Kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh doanh các
dịch vụ bổ sung. Trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh đòi hỏi các nhà quản lí
không bao giờ được phép coi trọng nghiệp vụ này và coi nhẹ nghiệp vụ kia, mà

biết kết hợp chặt chẽ, đồng bộ nhằm tạo thành một hệ thống dịch vụ thống nhất,
toàn diện và bổ trợ cho nhau. Trong thời kỳ thực hiện cơ chế tập trungbao cấp
trước đây, hạch toán kinh tế chỉ mang hình thức bởi người ta chỉ quan tâm đến
kết quả còn nguyên tắc hiệu quả thì không được coi trọng thực hiện. Nhưng
trong điều kiện kinh tế thị trường, trước sức cạnh tranh ngày càng gay gắt và
quyết liệt thì đòi hỏi các nhà quản lý không chỉ quan tâm đến kết quả mà quan
trọng hơn phải quan tâm đến các chỉ tiêu hiệu quả và hơn thế nữa là chỉ tiêu về
năng suất và chất lượng của mọi hoạt động. Theo quy luật tất yếu của thị trường
thì doanh nhgieepj nào hoạt động trì trệ, kém hiệu quả đều tự mình đi đến chỗ
phá sản, nhường chỗ cho những doanh nghiệp năng động hơn biết thích ứng với
cơ chế thị trường, biết khai hác sử dụng các nguồn lực kinh doanh một cách có
Sinh viên: Phương Hoa

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

hiệu quả. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng và tìm ra các giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả kinh doanh trong khách sạn đang và sẽ là vấn đề hết sức khó
khăn, phức tạp nhưng cũng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của tất cả các nhà quản
lý, các học giả kinh tế du lịch.
Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, trong 4 năm học đại học và từ thực tiễn
của quá trình thực tập tại khách sạn Amore, cùng với sự tận tình chỉ bảo của
thầy Nguyễn Ngọc Truyền, em đã quyết định chọn đề tài luận văn của mình là
“Thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh doanh của
Khách sạn Amore”
Đề tài luận văn của em gồm có ba chương.

Chương I: Tổng quan về kinh doanh khách sạn và vai trò nâng cao hiệu
quả kinh doanh khách sạn .
Chương II: Thực trạng phát triển kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của
khách sạn Amore
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại
khách sạn Amore.

Sinh viên: Phương Hoa

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ VAI TRÒ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN.
I TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN.
1.1. Khái niệm về kinh doanh khách sạn
Hotel – khách sạn, thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Pháp , khách sạn
manh nha hình thành từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, xuất phát từ cuộc sống con
người gắn với đi lại (có nhu cầu ăn, mặc, nghỉ, hành hương, đi chữa bệnh). Xuất
hienj nhu cầu được phục vụ nơi ăn chốn nghỉ, tùy vào hình thái kinh tế - xã hội,
tùy vào từng thời kỳ phát triển của hoạt động du lịch, chất lượng khách sạn mà
có những định nghĩa, khái niệm về khách sạn khác nhau. Từ một loại nhà trọ
phục vụ lưu trú đơn thuần, ngày nay đã phát triển thành cả một nhàng công
nghiệp khách sạn khổng lồ với các loại dịch vụ đa dạng, phong phú, có thể thỏa
mãn mọi nhu cầu của du khách.

Khái niệm về khách sạn: Theo điều 3 của quy chế quản lý cơ sở lưu trú du
lịch ban hành kèm theo quyết định số 108/ QĐ – TCDL ngày 22 – 06 – 1994 của
Tổng cục du lịch: “ khách sạn là cơ sở lưu trú bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng và
tiện nghi cần thiết phục vụ khách trong thời gian nhất định theo yêu cầu của
khách về các mặt: Ăn, ngủ, vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác...”
Khái niệm về kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn là hoạt động
kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ
xung cho khách du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú
tại khách san để tham quan du lịch, các điểm du lịch và mang lại lợi ích kinh tế
cho cơ sở kinh doanh khách sạn.
1.2. Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn
Sản phẩm của khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đén nơi khác
quảng cáo hoặc tiêu thụ mà chỉ có thể sản xuất và tiêu dùng ngay tại chỗ. Do đó,
mục tiêu của khách sạn phải có đông khách, khả năng vận động của khách sạn
theo nhu cầu của khách sẽ quyết định dẫn đến sự thành công hay thất bại về mặt
tài chính của khách sạn.
Sinh viên: Phương Hoa

1

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Lực lượng lao động trực tiếp làm việc trong khách sạn rất lớn, đa dạng về
cơ cấu ngành nghề, giưới tính và tuổi tác.
Đối tượng kinh doanh và phục vụ của khách sạn đa dạng về thành phần

nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác, trình độ học vấn, sở thích, phong tục tập quán,
nếp sống. Đối với bất cứ đối tượng nào, khách sạn cũng phải tổ chức phục vụ
nhiệt tình , chu đáo, biết chuyển những lời phàn nàn của khách thành những lời
khen ngợi.
Thời gian hoạt động của khách sạn là 24/24h
Các bộ phận trong khách sạn hoạt động tương đối độc lập, nhưng rất đồng
bộ và có mối quan hệ gắn bó với nhau để phục vụ khách với chất lượng cao.
Kinh doanh khách sạn mang tính quy luật như quy luật tự nhiên, quy luật
kinh tế - xã hội...
Cũng như du lịch, kinh doanh khách sạn cũng có tính thời vụ. Vì du lịch
có tính thời vụ rất cao, nên khách sạn và du lịch có mối quan hệ hữu cơ mật
thiết. Tính thời vụ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh và doanh thu của
khách sạn.
1.2.1. Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du
lịch
Muốn kinh doanh thành công thì yếu tố quan trọng nhất là phải chọn được
những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng bởi tính hấp dẫn
của tài nguyên du lịch sẽ thu hút con người đi du lịch nhiều hơn.
Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh khách
sạn, khả năng tiếp nhận của mỗi tài nguyên du lịch sẽ quyết định đến quy mô
của khách sạn tại các điểm du lịch, giá trị và sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch
sẽ quyết định đến thứ hạng của khách sạn.
Những đặc điểm kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ
thuật của các khách sạn tại các khu, điểm du lịch có ảnh hưởng tới việc làm tăng
hay giảm những giá trị của tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch.

Sinh viên: Phương Hoa

2


Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

1.2.2. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn
Nguyên nhân là do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách
sạn, đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật ở khách sạn cũng phải có
chất lượng cao để phù hợp với thứ hạng của khách sạn.
Ngoài ra kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn còn do chi phí ban
đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn và chi phí đất đai cho xây dựng khách sạn
là rất lớn.
1.2.3. Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương
đối lớn
Nguyên nhân là do sản phẩm của khách sạn chủ yếu là mang tính chất phục vụ
được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên phục vụ trong khách sạn, mặt khác do thời
gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách ( 24 /24h mỗi ngày)
cho nên cần phải sử dụng một số lượng đội ngũ lao động trực tiếp trong khách
sạn.
1.2.4. Kinh doanh khách sạn mang tính chất quy luật
Kinh doanh khách sạn chịu chi phối của một số nhân tố mà những nhân tố đó
lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tâm lý xã hội, quy luật tâm lý…
Sự chi phối của các quy luật gây ra những tác động cả về mặt tích cực và mặt
tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn, đòi hỏi các nhà quản lý
điều hành khách sạn phải nghiên cứu các quy luật và sự tác động của chúng tới
hoạt động kinh doanh khách sạn để có những biện pháp khắc phục khó khăn
nhằm mục đích phát triển kinh doanh khách sạn có hiệu quả.
1.3. Đối tượng phục vụ của khách sạn

Các loại hình kinh doanh khách sạn phục vụ nhiều đối tượng khách như
khách địa phương và khách ngoài địa phương, với nhiều mục đích khác nhau
bao gồm:
Với mục đích du lịch thuần túy: nghỉ mát, lễ hội, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối
tuần...
Với mục đích công vụ: tham dự các hội nghị, hội thảo, sưu tầm nghiên cứu
văn hóa, khoa học kĩ thuật...
Sinh viên: Phương Hoa

3

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Với mục đích kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tham dự các cuộc đấu
giá, ký kết các hợp đồng kinh tế.
Với mục đích cá nhân: Thăm người thân, chữa bệnh, điều dưỡng, nghỉ
tuần trăng mật...
Với mục đích khác: Quá cảnh, mục đích riêng ngoại trừ di cư kiếm sống
lâu dài.
1.4. Chức năng kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động
du lịch. Hệ thống khách sạn trở thành tiền đề và điều kiện để phát triển du lịch
lữ hành và phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội. Cùng với sự phát triển sản
xuất và phân công lao động xã hội, hệ thống khách sạn không ngừng phát triển
và trở thành một ngành độc lập.

Khách sạn thực hiện những chức năng sau:
- Chức năng cung ứng dịch vụ lưu trú và các dịch vụ du lịch kèm theo.
- Chức năng sản xuất sản phẩm ăn uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của thị
trường và khách du lịch.
- Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa là chức năng được hình thành từ
nhu cầu của khách du lịch và do hai chức năng trên quyết định, tạo thành hoạt
động kinh doanh khách sạn hoàn chỉnh.
1.5. Vị trí vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du
lịch.
- Khách sạn là nơi thực hiện xuất khẩu tại chỗ. Thực vậy, khi khách nước
ngoài đến nghỉ tại khách sạn, họ phải thanh toán dịch vụ và hàng hóa họ tiêu
dùng bằng ngoại tệ (hoặc ngoại tệ thu đổi).
- Khách sạn là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập trong các tầng lớp
dân cư và tái thu nhập từ vùng này đến vùng khác.
- Ngành khách sạn thu hút một lực lượng lao động lớn vào quá trình trực tiếp
và gián tiếp phục vụ khách hàng. Khi ngành khách sạn tại địa phương phát tiển
sẽ kéo theo việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế để phục vụ cho sự phát triển này.

Sinh viên: Phương Hoa

4

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

- Khách sạn là nơi khai thác tiềm năng du lịch của địa phương và của một

vùng miền, lãnh thổ. Đây chính là một mối quan hệ biện chứng quan trọng giữa
việc khai thác tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh ngành khách sạn.
- Khách sạn là nơi để tuyên truyền, quảng cáo về đất nước con người sở tại.
Khách sạn được coi như một xã hội thu nhỏ. Khách đến nghỉ tại khách sạn có
thể hình dung được phần nào về con người, phong tục, tập quán cũng như các
mặt văn hóa, xã hội ở địa phương.
1.6. Ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động phát triển du
lịch và góp phần vào cải thiện nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của bộ phận
dân cư tham gia vào hoạt động du lịch.
Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa về mặt kinh tế và xã hội.
+) về mặt kinh tế:
Thông qua hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn thì một
phần trong quỹ tiêu dung của người dân được sử dụng để tiêu dung các dịch vụ
hang hóa của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại điểm du lịch, hấp dẫn
sự phân phối lại giữa các vùng trong nước và giữa nước này với nước khác quỹ
tiêu dung cá nhân.
Do đó kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và
quốc gia phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn.
Kinh doanh khách sạn góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước,
huy động được nguồn vốn lớn từ nhân dân – Kinh doanh khách sạn góp phần
tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế như
công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng…
Sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạSuwjddoongf nghĩa với việc
khuyến khích các ngành kinh tế khác phát triển theo và phát triển cơ sở hạ tầng
của các khu điểm du lịch.
Kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn
việc làm cho người lao động trong ngành, tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân

Sinh viên: Phương Hoa


5

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan tới hoạt động kinh doanh
khách sạn.
+) về mặt xã hội:
Kinh doanh du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động, sức
sản xuất của người lao động tại các điểm du lịch, nâng cao đời sống vật chất và
đời sống tinh thần cho nhân dân.
Hoạt động kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp
và ứng xử giữa mọi người với nhau, giữa các vùng miền, quốc gia và châu lục
trên thế giới; tăng cường sự giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên nhiều
phương diện khác nhau.
II. Vị trí vai trò của nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với phát triển kinh
doanh khách sạn.
1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế trong kinh doanh khách sạn.
Nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith cho rằng: “ hiệu quả là kết quả đạt
được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Quan niệm này
chỉ đề cập đến kết quả kinh doanh – doanh thu, nhưng chưa đề cập đến hiệu quả
chi phí khi doanh thu tăng, chi phí cũng tăng thì khó xác định chính xác hiệu quả
kinh tế.
Có một khái niệm cụ thể hơn về hiệu quả kinh doanh như sau “ Hiệu quả kinh
doanh được đo bằng hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chi phí để đạt được

doanh thu đó”.
Hiệu quả kinh doanh trong du lịch là sự thể hiện mức độ tân dụng các yếu tố
sản xuất và tài nguyên du lịch trong một khoảng thời gian nhất định, nhằm tạo ra
và thực hiện một khối lượng lớn các dịch vị và hàng hóa du lịch có chất lượng
cao để thỏa mãn khách du lịch với chi phí ít nhất.
2. Các chỉ tiêu đánh giá về nâng cao hiệu quả kinh doanh.
2.1.Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp được tính bằng công thức sau:
H=
Sinh viên: Phương Hoa

6

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

+ H: Hiệu quả kinh tế
+ M: Doanh Thu
+ C: Chi phí
H > 1 thì doanh thu có lãi, tức hiệu quả càng cao.
H = 1 thì doanh thu hòa vốn.
H < 1 thì doanh thu lỗ.
Đây là chỉ tiêu hiệu quả cơ bản nhất, phản ánh quan hệ giữa kết quả
kinh doanh và chi phí bỏ ra để đạt kết quả kinh doanh, có nghĩa là cứ một đống
chi phí bỏ ra thì kết quả đạt được bao nhiêu.
2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận được xác định bằng công thức.
L=M–C
Chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận trước thuế hoặc sau thế chỉ phản ánh số tuyệt đối
tổng lợi nhuận, nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh kinh tế chưa thể
hiện rõ. Để khắc phục vấn đề này, người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu hay suất lợi nhuận trên doanh thu ( L’), được tính bằng.
L’ = x 100
L’ càng tăng thì hiệu quả càng cao. Đây là chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế
giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh.
2.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Chỉ tiêu lợi nhuận được xác định bằng công thức.
L=M–C
Chỉ tiêu tổng hợp lợi nhuận trước thuế hoặc sau thế chỉ phản ánh số tuyệt đối
tổng lợi nhuận, nhưng đánh giá nâng cao hiệu quả kinh doanh kinh tế chưa thể
hiện rõ. Để khắc phục vấn đề này, người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu hay suất lợi nhuận trên doanh thu ( L’), được tính bằng.
L’ = x 100
L’ càng tăng thì hiệu quả càng cao. Đây là chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế
giữa các thời kỳ và giữa các doanh nghiệp cùng loại hình kinh doanh.
2.4. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.
Sinh viên: Phương Hoa

7

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch


Vốn kinh doanh của doanh nghiệp du lịch bao gồm hai loại: vốn cố định
và vốn lưu động.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được xác định theo 2 chỉ tiêu:
- Số lần chu chuyển vốn (Lcc)
Lcc =
+ M: Tổng doanh thu
+VLD: Vốn lưu động bình quân
Số ngày chu chuyển vốn ( tcc)
tcc =
+ T: số ngày trên niên lịch (360 ngày)
Lcc càng lớn và tcc càng ngắn thì hiệu quả càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh thể hiện các chỉ tiêu.
- Lợi nhuận trên dồng vốn ( Lv ):
Lv =
+ VKD : Vốn kinh doanh gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Thời gian hoàn trả vốn đầu tư ( tht )
tht =
+ Vdt : vốn đầu tư.
+ Ln : lợi nhuận bình quân năm
+ Khn : Khấu hao bình quân
Tht càng nhanh càng hiệu quả.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định được thể hiện ở chỉ tiêu thời gian hoàn trả vốn và
sức sinh lời trên đồng vốn đầu tư. Nếu trường hợp vốn đàu tư của chủ sở hữu
không đủ, phải vay vốn đầu tư, chúng ta cần xác định thời gian thu hồi vốn vay.
2.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí.
Chỉ tiêu này được tính theo công thức.
F’ = x 100 ;

LST/C =


+ F’c : tỷ suất chi phí.
+ LST/C: lợi nhuận sau thuế trên một đồng chi phí, nghĩa là một đồng chi phí
bỏ ra kể cả giá vốn tạo ra được bao nhiêu lãi.
Sinh viên: Phương Hoa

8

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

+ F’c càng giảm và LST/C càng tăng thì hiệu quả kinh tế càng cao.
2.5. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động.
Chỉ tiêu này được thể hiện bằng chỉ tiêu năng suất lao động ( W) là lợi
nhuận sau thuế bình quân trên một nhân viên ( L / R ).
W= ;

LR =

+ R: số lao động bình quân.
2.6. Hiệu quả sử dụng buồng ( Hb ) được xác định bằng :
Hb =
+ NKTT : số ngày / khách thực tế.
+ NKCS : số ngày / khách theo công suất.
+ NKCS : B x 2 khách x 360 ngày
B : Số buồng khách.


3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố tiết kiệm các nguồn
lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật và tiền vốn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh
cao nhất. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân
tố khách quan và chủ quan.
 Nhân tố chủ quan.
- Tình hình chính trị và thể chế quốc gia. Đất nước ổn định về chính trị và
thể chế chính trị bảo vệ lợi ích của dân tộc, các thành phần và phát huy tinh thần
sáng tạo trong sản xuất của mọi tàng lớp nhân dân sẽ thu hút khách an tâm đi du
lịch, thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh và đây là yêu tố cơ bản để nâng cao
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sự phát triển kinh tế là nhân tố có tính quyết định đến đời sống của nhân
dân. Kinh tế phát triển, thu nhập của nhân dân tăng lên, đời sống không ngừng
cải thiện, nhu cầu du lịch tăng và thúc đẩy ngành du lịch phát triển với tốc độ
nhanh.

Sinh viên: Phương Hoa

9

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

- Tài nguyên du lịch vừa là tiền đề để hình thành và phát triển ngành du lịch,
vừa là nhân tố quân trọng đối với phát triển ngành du lịch và nâng cao hiệu quả

kinh doanh.
- Cơ sở hạ tầng xã hội đảm bảo và tốt sẽ gây tâm lý ăn toàn cho khách và
kích thích khách đi du ngoạn.
- Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách, nhân tố này bao gồm cơ chế
chính sách khuyến khích và thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch, chính sách
khuyến khích du lịch nước ngoài vào Việt Nam, cơ chế quản lý xuất nhập cảnh,
chính sách thuế…
- Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghieepjtrong ngành là nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Số lượng các loại hình doanh nghiệp
du lịch ở nước ta tăng nhanh chóng, dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các
doanh nghiệp.
 Nhân tố chủ quan.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp du lịch. Hiệu quả kinh doanh du lịch
cũng có nghĩa là trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có tạo ra nhiều sản phẩm du
lịch với chất lượng ngày càng tốt hơn, cụ thể là hao phí vật chất kỹ thuật tạo ra
một đơn vị sản phẩm ít hơn. Vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật càng văn minh, hiện
đại sẽ tạo ra nhiều sản phẩm du lịch với chất lượng cao hơn, thu hút khách du
lịch.
- Đội ngũ lao động làm việc ở các doanh nghiệp vừa có vai trò quyết định,
vừa là nhân tố quyết định đến phát triển ngành du lịch. Nhân tố này bao gồm số
lượng, cơ cấu đội ngũ lao động, trình độ nghiệp vụ và ý thức trách nhiệm của
người lao động, cơ chế quản lý lao động của doanh nghiệp. Vì vậy cần chú trọng
tuyển chọn đội ngũ lao động đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trình độ nghiệp
vụ kỹ thuật và quản lý, chú trọng đào tạo đội ngũ lao động, đồng thời đổi mới cơ
chế quản lý lao động bằng quản lý theo định mức lao động và áp dụng hình thức
trả lương khoán và thưởng cho những người có thành tích tốt.
Sinh viên: Phương Hoa

10


Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

- Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp du lịch. Những doanh nghiệp
biết quản lý tốt, nắm vững nhu cầu thị trường và tâm lý đối tượng khách, sử
dụng hợp lý các nguồn lực, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo và quan tâm đến lợi
ích người lao động thì sẽ phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
4. Vai trò của năng cao hiệu qủa kinh doanh khách sạn đối với sự phát
triển ngành du lịch.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển du lịch vô
cùng quan trọng. Nó giúp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất, và giữ vị trí quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển ngành du
lịch nói riêng. Và cũng là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Chính
nó cũng là một yêu cầu quan trọng của quy luật cạnh tranh , nhằm nâng cao vị
trí của doanh nghiệp trên thị trương, là động lực thức đẩy sự phát triển ngành du
lịch, cũng nhằm thu hút một số lượng khách lớn, giải quyết vấn đề việc làm cho
người lao đông. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn còn tạo tiền đề
cho các doanh nghiệp du lịch phát triển bền vững , tăng tốc độ tăng trưởng
doanh thu, giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường , góp phần
quảng bá hình ảnh đất nước đến các du khách và thế giới.

Sinh viên: Phương Hoa

11


Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ KINH
DOANH CỦA KHÁCH SẠN AMORE.
I. GIỚI THIỆU KHÁCH SẠN AMORE.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Amore.
 Lịch sử hình thành và quy mô.
- Tên khách sạn : Amore hotel
- Địa chỉ: 93 Khương Trung mới, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Điện thoại: 0438335555

; Fax: 0437568899

- Email:
Khách sạn Amore chính thức hoạt động vào ngày 04 tháng 05 năm 2009,
sau hơn một năm thiết kế và xây dựng. Tọa lạc trên 93 Khương Trung Mới,
Quận Thanh Xuân, Hà Nội, bên cạnh dòng sông với hàng liễu thơ mộng, Khách
Sạn Amore 10 tầng vừa mới hoàn thành đã được nhiều khách hàng lựa chọn bởi
sự tiện nghi hiện đại, giao thông thuận tiện và sự phục vụ chuyên nghiệp, tận
tình của đội ngũ nhân viên. Cách sân bay Nội Bài 30km. Cách Hồ Hoàn Kiếm
6km.
Là nơi lưu trú với các phòng đầy đủ tiện nghi phục vụ du khách nội địa và
khách quốc tế được tổng cục du lịch xếp hạng là khách sạn 3 sao.
Ngay ở tầng 1, Khách Sạn Amore có sảnh lớn với những bộ bàn ghế sofa

sang trọng, tivi màn hình LED giúp Quý khách có thể ngồi làm việc, tiếp đón
bạn bè, đối tác, khách hàng. Quý khách cũng có thể tổ chức các buổi gặp gỡ thân
mật, ấm cúng hơn ở Amore Cafe với thực đơn hấp dẫn, không gian trang nhã
trên tầng 10 của khách sạn.
Ở tầng 2 của khách sạn là Amore Spa, nơi giúp Quý khách xóa tan những
mệt nhọc, muộn phiền của cuộc sống bằng những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp ưu
việt phục vụ cho hai đối tượng khách hàng nam và nữ, như chăm sóc da mặt, cơ
thể,... Amore Spa với những trang thiết bị hiện đại, hương liệu tinh tế và đội ngũ
chuyên viên có tay nghề cao, nhiệt tình sẽ mang lại cho du khách những giây
phút thư giãn, thoải mái.
Sinh viên: Phương Hoa

12

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Khách Sạn Amore đã nâng cấp nhiều loại phòng với tiêu chuẩn khác
nhau gồm 95 phòng với tiêu chuẩn 3 sao, gồm nhiều loại phòng: phòng VIP
(Vip room), phòng to (Superior room), phòng tiêu chuẩn (standard room). Mỗi
phòng đều được lát gỗ, không gian ấm cúng, được trang bị nội thất hiện đại như
điều hòa, tủ lạnh, bồn tắm, tủ quần áo,có cả một bể sục . Khách có thể thưởng
thức xem các kênh vệ tinh trên TV màn hình phẳng.Chúng tôi cũng rất chú trọng
cách bài trí của từng căn phòng, màu sắc, ánh sáng sao cho thật hài hòa, nhằm
đem lại cảm giác thư thái và sự hài lòng cho Quý khách.
Khách Sạn Amore cách Nhà hát Múa rối Nước Thăng Long 5 phút lái xe

và cách Cửa hàng Bách hóa Parkson 10 phút lái xe. Sân bay Quốc tế Nội Bài
cách đó 30 phút lái xe.
Khách sạn có bàn bán tour và lễ tân làm việc 24 giờ. Dịch vụ cho thuê xe,
thu đổi tiền tệ và giặt thường hoặc giặt hấp cũng được cung cấp tại đây.
Bữa sáng được phục vụ hàng ngày tại khách sạn. Khách có thể thưởng thức
đồ ăn nhẹ và cà phê ở Amore Café, nơi có sàn gỗ và đồ nội thất màu xanh lá cây
nhạt.
Bên cạnh đó, khi đặt phòng Khách Sạn Amore, khách sạn còn gợi ý cho
bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt
kì nghỉ. Dù quý khách đến để thư giãn hay làm gì, khách sạn Amore luôn là sự
lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của quý khách ở Hà Nội.
1.2. Chức năng nhiệm vụ của khách sạn Amore.
1.2.1. Chức năng
Chức năng chính của khách sạn là: thực hiện chức năng dịch vụ thương mại du
lịch, vui chơi giải trí, lưu trú và ăn uống.
Phục vụ các dịch vụ bổ trợ như : massage, spa, phòng tập thể dục thẩm mỹ, thể
hình và bể bơi…
Nhà hàng: Phục vụ những món ăn Âu, Á, Nhật Bản cùng quầy bar đáp ứng được
mọi nhu cầu của thực khách.
Tổ chức tour du lịch trọn gói đặt trước hay theo yêu cầu.
Dịch vụ đưa đón khách tại sân bay.
Sinh viên: Phương Hoa

13

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Du Lịch

Dịch vụ biên dịch và dịch thuật.
- Thực hiện hoạt động kinh doanh đúng nghề dăng kí, chịu trách nhiệm trước Nhà
nước, Bộ Văn Hóa thể thao và du lịch về kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ
do công ty cung cấp.
- Kinh doanh các dịch vụ như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành, dịch vụ ăn uống,
…Ngoài ra công ty còn triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh cho thuê.
- \Kiểm tra , giám sát việc quản lý sử dụng vốn, tài sản, thực hiện các chế độ,
chính sách, phương thức điều hành hoạt động kinh doanh của công ty theo điều
lệ tổ chức hoạt động của Tổng Cục Du Lịch Việt Nam quy định và các đơn vị
phụ thuộc đã được cấp có thẩm quyền phê chuản và theo quy định hiện hình của
pháp luật.
1.2.2. Nhiệm vụ


Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch kinh doanh phù hợp, theo sát

nhu cầu thị trường.


Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý.



Trực tiếp tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh dịch vụ khách sạn

và các dịch vụ du lịch.



Hợp tác, liên kết các khách sạn trên mọi miền tổ quốc nhằm triển khai

hiệu quả hoạt động dịch vụ lữ hành.


Không ngừng đổi mới các loại hình dịch vụ, duy trì và phát triển tốt chát

lượng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí đầu tư chiều sâu vào cơ sở
vật chất để nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy thế mạnh của khách sạn trên
thị trường, Khai thác tối đa cơ sở vật chất và các công trình đầu tư cơ bản của
khách sạn như phòng ở, nhà hàng, quầy bar…


Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh công ty ra

bạn bè thế giới nhằm thu hút ngày càng đông số lượng khách hàng. Đồng thời
vẫn giữ và thu hút được những khách hàng truyền thống.

Sinh viên: Phương Hoa

14

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp




Khoa Du Lịch

Thực hiện đúng các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của

bộ luật lao động và quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch, đảm bảo cho
người lao động tham gia quản lý khách sạn.


Thực hiện các quy định của nhà nước, của Bộ văn hóa thể thao và du lịch

về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.


Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo bất

thường theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch về tính xác thực của
báo cáo.


Chịu sự kiểm tra giám sát của Tổng cục Du lịch Việt Nam, tuân thủ các

quy định về thanh tra tài chính và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật.


Thực hiện đúng chế dộ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ,

hạch toán và các chế dộ khác do Nhà nước và Tổng cục Du lịch quy định, chịu
trách nhiệm về tính xác thực và hợp pháp của các hoạt động tài chính của khách
sạn.



Báo cáo đầy đủ , chính xác tài chính hàng năm, cung cấp các thông tin

để đánh giá đúng đắn về khách quan hoạt động của công ty theo quy định của
Chính phủ và Bộ văn hóa thể thao và du lịch.


Tổ chức đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ

nhân viên của công ty phục vụ cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty.


Thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước

theo quy định của pháp luật và của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

Sinh viên: Phương Hoa

15

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

1.3.

Khoa Du Lịch


Tổ chức bộ máy của khách sạn

Giám
Đốc

Phó Giám
Đốc

Bộ phận
nhân lực

Bộ phận
lễ tân

Sinh viên: Phương Hoa

Bộ phận
bán hàng
& quảng
cáo

16

Bộ phận
tài chính

Bộ phận
buồng
phòng


Bộ phận
ăn uống

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

+) Chức năng các phòng ban:
- Giám đốc : quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách sạn,
đề ra và thực hiện các chiến lược của khách sạn, chịu trách nhiệm toàn bộ về kết
quả hoạt động kinh doanh của khách sạn, phối hợp công việc của các bộ phận.
- Phó giám đốc: có trách nhiệm xử lý hàng ngày nhiệm vụ của khách sạn, xử
lý các tình huống khẩn cấp và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề phúc lợi và an
toàn nhân viên của khách sạn và của khách, chịu trách nhiệm với giám đốc về
nhiệm vụ của mình.
- Bộ phận tài chính kế toán: tổ chức thực hiện chiến lược tài chính, kiểm soát
các chi phí hoạt động của khách sạn, kế toán giá thành, kế toán vấn đề thu – chi,
kiểm tra các hóa đơn thu chi và mua của khách.
- Bộ phận nhân sự: có trách nhiệm trong việc tuyển nhân viên ( bao gồm cả
việc chọn lựa nhân sự trong và ngoài), cũng như các chương trình đào tạo, định
hướng, mối quan hệ giữa nhân viên, tiền lương, quan hệ lao động và phát triển
nguồn nhân lực.
- Bộ phân sale and marketing: có trách nhiệm khai thác và tìm nguồn khách
mới. Bộ phận này đóng vai trò thiết yếu trong khách sạn. Mục đích của bộ phận
này là thu hút nguồn khách từ bên ngoài đến với khách sạn, đồng thời giữa mối
quan hệ đối với những khách hàng trung thành của khách sạn. Bên cạnh đó bộ
phận này còn xác định mức giá bán và điều chỉnh giá cho phù hợp với diễn biến

của thị trường, với kế hoạch kinh doanh của khách sạn, xúc tiến quảng cáo,
khích thích người tiêu thụ…
- Bộ phận buồng: Chịu trách nhiệm làm vệ sinh hàng ngày hoặc theo định kỳ
buồng của khách lưu trú. Do vậy bộ phận này chịu trách nhiệm làm sạch các loại
đồ vải ( ga trải giường, gối, chăn, nệm, rèm cửa…)lau chùi đồ đạc trong phòng,
trang trí phòng theo mô hình của khách sạn, hoặc theo yêu cầu của khách…
Trong mọi công việc của mình mục đích của bộ phận buồng là luôn duy trì các
tiêu chuẩn phù hợp cùng với phương thức buồng hoàn hảo – điều này phản ảnh
qua sự hài lòng của khách. Vai trò của bộ phận buồng vì vậy rất quan trọng, có

Sinh viên: Phương Hoa

17

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

thể sánh ngang với bộ phận bếp và nhà hàng. Xét về số lượng nhân viên, bộ
phận buồng là một trong những phòng ban lớn nhất của khách sạn.
- Bộ phận kinh doanh ăn uống: chức năng chính là kinh doanh thức ăn đồ
uống của nhà hàng cho khách. Chế biến và đảm bảo các tiêu chuẩn, quy trình và
chất lượng chế biến sản phẩm ăn uống cũng như quy trình phục vụ khách. Quản
lý mức hao nguyên liệu chế biến, xác định giá bán sản phẩm và quản lý tài sản
và tài chính của nhà hàng.
- Bộ phận lễ tân: là bộ phận đầu tiên cũng là bộ phận cuối cùng tiếp xúc với
khách, được coi là bộ mặt của khách sạn, đại diện cho khách sạn chào đón

khách, đáp ứng mọi nhu cầu của khách khi lưu lại và tiễn khách khi ra về. Hoạt
động lễ tân giữ vai trò quan trọng trong việc tạo ấn tượng ban đầu của khách về
khách sạn. Thông qua lễ tân mà khách có thể đánh giá được chất lượng của
khách sạn có tốt hay không. Đồng thời cũng thông qua hoạt động lễ tân khách
sạn biết được nhu cầu của khách và kích thích nhu cầu của khách để khách sạn
đi đến một chiến lược kinh doanh thành công.
1.4. Sự phát triển các nguồn lực của khách sạn Amore
Con người luôn được coi là yếu tố quyết định đến sự thành bại của một tổ
chức kinh doanh. Khách sạn có một đội ngũ lao động chuyên nghiệp trong
ngành phục vụ, với những cán bộ kinh doanh trẻ trung, có trình độ, năng động
và có tinh thần trách nhiệm đối với công việc.
Số lượng lao động thể hiện qua bảng:

Sinh viên: Phương Hoa

18

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

Bảng 1 : Tình hình phát triển nguồn nhân lực.
2012

2013

2014


Tổn Tỉ
Tỉ Tổn
Tổn
g trọn
trọn g
g số
số
g
g
số

Chỉ tiêu
Tổng số lao động

190

100

195 100 200

% năm sau/ % năm
trước

Tỉ
trọng

2013/20
12


2014/20
13

100

102.6

102.6

1. Phân theo gián tiếp và trực tiếp
- Lao động gián
tiếp

162

85

166

85

172

86

102.5

103.6

- Lao động trực

tiếp

28

15

29

15

28

14

103.6

96.5

39
61

78
117

40
60

85
115


42.5
57.5

104
101.7

109
96

34

18

37

19

38

19

108.8

101.7

57

30

60


31

64

32

105.3

106.6

99

52

98

50

98

49

99

100

2. Phân theo giới tính
- Nam
- Nữ


75
115

3. Phân theo trình độ
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp

(Nguồn:Phòng kế hoạch khách sạn Amore)
Từ bảng trên ta nhận thấy rằng: Số lao động có tăng lên nhưng không đáng
kể chỉ tăng 2,6%. Còn về cơ cấu lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn 85%, với
gián tiếp tỷ trọng chiếm 15%. Nhìn chung cơ cấu lao động như trên là hợp lý.
Xuất phát từ đặc điểm kinh doanh du lịch, lao động của các doanh nghiệp phần
lớn là nữ, vì vậy khách sạn Amore cũng tuân thủ quy luật này, tỷ trọng nữ luôn
chiếm tỷ trọng cao.
Xét về đội ngũ lao động có trình độ đại học và cao đẳng có tăng dần hằng năm,
năm 2013 so với năm 2012 tăng 8.8% và năm 2014 so với năm 2013 tăng 1.7%,
Sinh viên: Phương Hoa

19

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

tỷ trọng xấp xỉ 19%đây là một tỷ trọng cao. Số lao động sơ cấp và lao động phổ

thông không tăng cho lắm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn.
1.5. Thực trạng phát triển nguồn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh của khách sạn Amore chủ yếu là vốn cố định, còn vốn lưu
động chiếm tỷ trọng thấp hơn. Nguồn vốn của công ty về cơ bản đã đáp ứng
được cho hoạt động kinh doanh của mình xong vẫn không thể tránh khỏi những
khó khăn từ sự cạnh tranh cùng ngành từ những khách sạn khác.
Tổng số vốn kinh doanh của khách sạn được thể hiện qua bảng:
Bảng 2 : Tình hình phát triển vốn kinh doanh.
( Đơn vị:Triệu đồng)
Năm

% năm sau/% năm trước
2012
Tổng
Tỉ

2013
Tổng
Tỷ

2014
Tổng
Tỷ

2013/2012

2014/2013

số
Tổng số 19.224


trọng
số
trọng
100 20513 100

số
21842

trọng
100

106.7

106.5

vốn
Vốn cố

17.263

89,8

18359

89.5

19.483

89.2


106.3

106.1

định
Vốn

1.961

10,2

2154

10.5

2.359

10.8

109.8

109.5

lưu
động
(Nguồn:Phòng kế hoạch khách sạn Amore)
Từ bảng trên ta thấy : Tổng số vốn năm 2013 so với năm 2012 tăng 6.7%,
năm 2014 so với năm 2013 tăng 6.5%. Vốn cố định năm 2013 tăng 6.3% so với
năm 2012, năm 2014 tăng 6.1% so với năm 2013. Vốn lưu động năm 2013 tăng

gấp 9.8% so với năm 2012, năm 2014 tăng 9.5% so với năm 2013.
1.6.Sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật.
Cơ sở vật chất kỹ thuật lưu trú trong khách sạn luôn được chăm lo và luôn
được đổi mới. Khách sạn luôn thường xuyên duy tu, cải tạo cơ sở vật chất để
đem lại sự hài lòng cho khách và không tạo cảm giác nhàm chán, cũ kỹ. Ví dụ
như một khách đi du lịch nghỉ biển tới một khách sạn, năm nay ông ta thấy
khách sạn rất hiện đại và đã làm thoả mãn sự kỳ vọng của ông ta nhưng năm sau
Sinh viên: Phương Hoa

20

Mã SV: 11C00123


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Du Lịch

ông ta vẫn tới khách sạn đó sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật cũ thì ông ta lại cảm
thấy nó quá quen thuộc mặc dù hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trong phòng vẫn
hiện đại và mới lạ so với những khách đến lần đầu. Chính vì điều đó , khách sạn
Amore theo tâm lí của khách du lịch, họ đi du lịch để tìm cái mới lạ, chiêm ngưỡng chúng, tìm kiếm sự thoả mãn nhu cầu thiết yếu, nhu cầu bổ sung và nhu
cầu đặc trưng chứ không ở tại một khách sạn có những điều kiện quá quen thuộc
đối với mình. Để đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật là một vấn đề khó khăn đối với
khách sạn nó kéo theo sự đầu tư lớn mà không phải bất cứ khách sạn cũng có thể
thay đổi được. Đối với đặc điểm này các khách sạn Amore đã áp dụng phương
pháp “cũ người mới ta”. Ở đây, khách sạn Amore đã trang bị 3- 4 loại thảm, rèm
cửa, chăn, tủ…khỏc nhau. Mỗi khi có khách ở dài ngày hoặc khách quen trở lại
ta có thể thay thế các loại rèm, thảm … vào phòng của khách tạo cảm giác mới
lạ cho họ mặc dù cũng vẫn là căn phòng ấy nhưng họ thấy có sù thay đổi, có sự

mới lạ hơn. Điều này sẽ tạo hưng phấn cho họ và xua đi cảm giác nhàm chán đối
nhân viên phục vụ trong quá trình dọn vệ sinh và khách sẽ không yên tâm về
mức độ vệ sinh đảm bảo tại phòng nếu phát hiện ra trang thiết bị chưa
sạch.Khách sạn còn tiến hành nâng cấp trang thiết bị ăn uống ngủ nghỉ đẻ khách
tạo cảm giac dễ chịu khi nghỉ ngơi trong khách sạn.
Trang thiết bị hiện đại, tiện nghi đi đôi với tính đồng bộ của chóng, sù bài
trí nội thất hài hoà, hấp dẫn… đây là yếu tố nền tảng tạo cho chất lượng phục vụ
được đánh giá cao. Khách sạn phát triển trang thiết bị nhưng vẫn gắn với bảo vệ
môi trường.
II. THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN AMORE
2.1. Một số biện pháp phát triển kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh
doanh của khách sạn Amore đã và đang áp dụng
Trước tình hình tăng nhanh của các cơ sở lưu trú, đẻ cạnh tranh và đứng
vững trên thị trường, đòi hỏi khách sạn Amore cần phải vươn lên, để hoàn thiện
sản phẩm của mình. Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, khách sạn Amore đã đề
ra những biện pháp nhằm phát triển kinh doanh và nâng cao phát triển hiệu quả
Sinh viên: Phương Hoa

21

Mã SV: 11C00123


×