Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Thực trạng và giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty TNHH thiên phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.62 KB, 44 trang )

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

LỜI MỞ ĐẦU
Năng suất lao động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, năng suất lao động có ảnh hưởng
quyết định tới khả năng cạnh tranh và sức mạnh kinh tế của từng quốc gia, từng
ngành, từng doanh nghiệp. Hơn nữa năng suất lao động còn là cơ sở để tính
lương cho công nhân, năng suất lao động càng cao thì thu nhập của người lao
động càng lớn. Sinh thời Các-Mác luôn khẳng định vai trò quyết định và quan
trọng của tăng năng suất lao động đến sự phát triển xã hội.
Cùng với những biến đổi sâu sắc về sự chuyển đổi về phân công lao động
và cơ cấu kinh tế, sự khan hiếm của nguồn nguyên vật liệu dự trữ cũng như vai
trò ngày càng tăng của các nhân tố đầu vào như khoa học kỹ thuật, công nghệ
thông tin, chất lượng nguồn nhân lực…đã đặt ra những vấn đề mới đối với quan
niệm về bản chất, phương pháp tính toán cũng như các biện pháp tăng năng suất
lao động
Nhận thức được tầm quan trọng của năng suất lao động, đồng thời qua quá
trình thực tập tại công ty cổ phần chè Kim Anh, cùng với những kiến thức đã
tiếp thu được trong thời gian học tập tại trường em chọn đề tài: “Thực trạng và
giải pháp tăng năng suất lao động tại Công ty TNHH Thiên Phú”. Ngoài
phần mở bài và kết luận, nội dung đề tài gồm có:
Phần I: Cơ sở lý luận về năng suất lao động trong doanh nghiệp
Phần II: Phân tích thực trạng năng suất lao động tại Công ty TNHH Thiên
Phú.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất Lao động ở Công ty
TNHH Thiên Phú.
Là một sinh viên lần đầu tiếp cận với thực tế và trước một đề tài tổng hợp
bao gồm nhiều nội dung, mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi
những khiếm khuyết. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của


các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo…………………………….và các cô chú
ở phòng tổ chức lao động Công ty TNHH Thiên Phú đã hướng dẫn, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

1

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

1

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP.
I. Khái niệm và các nhân tố tăng năng suất lao động.
1.Khái niệm về năng suất lao động , cường độ lao động, tăng năng suất lao
động.
a. Khái niệm về năng suất lao động:
Cho đến nay đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về năng suất lao động,
nhưng ở đây ta xem xét một số quan niệm sau:

♦ Theo Các-Mác:
Năng suất lao động là “sức sản xuất của lao động cụ thể có ích”. Nó nói lên
kết quả hoạt động sản xuất có mục đích của con người trong một thời gian nhất

định.

♦ Theo quan niệm truyền thống:
Năng suất lao động là tỷ số giữa đầu ra và đầu vào, là lượng lao động để tạo
ra đầu vào đó. Năng suất lao động được đo băng số lượng sản phẩm sản xuất ra
trong một đơn vị thời gian; hoặc bằng lượng thời gian lao động hao phí để sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm.

♦ Theo quan niệm mới:
Năng suất lao động là một trạng thái tư duy. Nó là thái độ tìm kiếm những
gì đang tồn tại. nó đòi hỏi những cố gắng phi thường không ngừng vươn lên
thích ứng những điều kiện kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng
dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Như vậy, khi nói về năng suất lao
động Các-Mác chỉ rõ năng suất lao động là sức sản xuất của loại lao động mà ta
có thể cân đong, đo đếm được, sản phẩm của Lao động đó phải là những sản
phẩm có ích tức là phải thoả mãn nhu cầu của xã hội và được xã hội chấp nhận.
Với quan niệm truyền thống năng suất lao động chỉ thuần tuý thể hiện mối
tương quan giữa đầu ra và đầu vào (lao động). Nếu đầu ra lớn hơn đạt từ một
đầu vào giống nhau hoặc với đầu ra giống nhau từ một đầu vào nhỏ hơn cần nói
NSLĐ cao hơn. Còn quan niệm mới nhấn mạnh đến mặt chất và phản ánh tính
2

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH


phức tạp của năng suất lao động. Năng suất lao động được hiểu rộng hơn, nó
như một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế xã hội.
Từ những quan niệm trên ta có thể chỉ ra rằng năng suất lao động là hiệu
quả sản xuất của lao động có ích trong một đơn vị thời gian. Tăng NSLĐ không
chỉ đơn thuần là chỉ tiêu phản ánh lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó phải chỉ ra
được mối quan hệ giữa năng suất - chất lượng cuộc sống- việc làm và sự phát
triển bền vững.
b.

Khái niệm về cường độ lao động.
Cường độ Lao động là mức khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời

gian, mức chi phí năng lượng bắp thịt, trí não thần kinh của con người càng
nhiều thì cường độ lao động càng lớn. Các-Mác gọi cường độ lao động là khối
lượng lao động bị ép vào trong một thời gian nhất định hoặc còn gọi là những số
lượng lao động khác nhau bị tiêu phí trong cùng một đơn vị thời gian.
Qua đó ta thấy, mặc dù năng suất lao động và cường độ lao động không
giống nhau nhưng chúng cũng không tách rời nhau vì cường độ lao động cũng là
một yếu tố làm tăng năng suất lao động.
Thời kỳ công cụ lao động còn thô sơ, khoa học kỹ thuật còn trong giai doạn
sơ khai thì muốn tăng NSLĐ người ta thường đẩy mạnh tăng cường độ lao động
bằng cách giảm thời gian lao động xã hội cần thiết và tăng thời gian lao động
thặng dư, bóc lột cùng kiệt thể lực và trí tuệ của người lao động nhằm tạo ra số
lượng sản phẩm nhiều nhất. Cho tới sau này khi khoa học kỹ thuật phát triển
mạnh mẽ, mâu thuẫn giữa chủ và người lao động trở thành xung đột thì việc sử
dụng tăng cường độ lao động đã giảm xuống, thay vào đó là việc khai thác thế
mạnh của máy móc thiết bị và tổ chức lao động khoa học để tăng NSLĐ.
Nguời lao động phấn đấu mức cường độ xã hội bình thường có nghĩa là
sau khi làm việc với cường độ lao động đó được nghỉ ngơi với mức cần thiết và

đầy đủ, sẽ không còn lại một hậu quả xấu nào trong cơ thể người lao động.
c. Tăng năng suất lao động
♦ Khái niệm:
3

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Tăng NSLĐ là sự tăng lên của sức sản xuất hay NSLĐ, nói chung chúng ta
hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, “một sự thay đổi làm rút ngắn thời
gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá, sao cho số lượng lao
động ít hơn mà lại có sức sản xuất ra giá trị sử dụng hơn”. (C.Mác-“Tư Bản”Q1, T2- NXB Sự thật, Hà nội 1960, tr63)
♦ Bản chất của tăng NSLĐ
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao động sống và lao dộng quá khứ bị hao
phí theo những lượng nhất định. Lao động sống là sức lực của con ngưòi bỏ ra
ngay trong quá trình sản xuất . Lao động quá khứ là sản phẩm của lao động sống
đã được vật hoá trong các giai doạn sản xuất trước kia (biểu hiện ở giá trị máy
móc thiết bị, nguyên vật liệu).
Hạ thấp chi phí Lao động sống nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ cá nhân. Hạ thấp
chi phí cả lao động sống và lao động quá khứ nêu rõ đặc điểm tăng NSLĐ xã
hội.
2. Phân loại NSLĐ.
Năng suất lao động được chia làm 2 loại:
- Năng suất lao động cá nhân.

- Năng suất lao động xã hội.
a. Năng suất lao động cá nhân:
Năng suất lao động cá nhân là hiệu quả sản xuất của cá nhân người lao động
tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất lao động cá nhân có vai trò rất lớn
trong quá trình sản xuất. Việc tăng hay giảm NSLĐ cá nhân phần lớn quyết định
đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Tăng NSLĐ cá nhân có nghĩa là giảm chi phí
lao động sống dẫn đến làm giảm giá trị cho một đơn vị sản phẩm, giá thành sản
xuất giảm, lợi nhuận của công ty tăng lên.
Năng suất lao động cá nhân chủ yếu phụ thuộc vào cá nhân người lao động và
công cụ lao động. Sự thành thạo, sáng tạo trong sản xuất của người lao động và
mức độ hiện đại của công cụ lao dộng xã hội quyết định phần lớn một NSLĐ cá
nhân cao hay thấp.
4

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

b. Năng suất lao động xã hội.
Năng suất lao động xã hội là mức năng suất chung của một nhóm người
hoặc của tất cả cá nhân trong xã hội. Vì vậy có thể khẳng định NSLĐ xã hội là
chỉ tiêu hoàn hảo nhất giúp ta đánh giá chính xác thực trạng công việc sản xuất
của doanh nghiệp . Năng suất lao động xã hội liên quan đến chi phí lao động
sống và lao động quá khứ. Năng suất lao động xã hội tăng lên khi và chỉ khi cả
chi phí lao động sống và lao động quá khứ cùng giảm, tức là đã có sự tăng lên

của NSLĐ cá nhân và tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên liệu trong sản xuất.
Năng suất lao động xã hội không chỉ phụ thuộc vào công cụ lao động, trình
độ lành nghề, trình độ giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vao ý thức trong lao
động sản xuất của người lao động, bầu không khí văn hoá làm việc trong doanh
nghiệp.
c. Mối quan hệ giữa NSLĐ cá nhân và NSLĐ xã hội.
Giữa năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Tăng năng suất lao động cá nhân dẫn đến tăng năng suất
lao động xã hội, năng suất lao động xã hội là biểu hiện của năng suất lao động
cá nhân.
Mặc dù vậy mối quan hệ này không phải luôn luôn tỷ lệ thuận, có khi năng
suất lao động cá nhân tăng nhưng năng suất lao động xã hội không tăng do lao
động sống giảm ít hơn sự tăng lên của lao động quá khứ.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ.
Muốn tăng NSLĐ cần biết có những nhân tố gì tác động để từ đó tìm ra giải
pháp. Năng suất lao động là kết quả cuối cùng và chịu tác động tổng hợp của
hàng loạt nhân tố sau:
a. Nhân tố thuộc bản thân người lao động.
- Độ tuổi.
- Trình độ văn hoá.
- Thâm niên công tác.
- Thâm niên nghề.
- Trình độ chuyên môn.
5

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

- Chi phí cho học tập.
b. Nhân tố liên quan tới môi trường lao động.
- Môi trường âm thanh.
- Môi trường ánh sáng.
- Môi trường không khí.
c. Nhân tố liên quan đến khoa học kỹ thuật.
- Trang bị vốn và tài sản.
- Chi phí công nghệ máy móc thiết bị.
d. Nhân tố liên quan đến công tác tổ chức và chính sách quản lý lao động.
- Trình độ cán bộ quản lý.
- Hình thức thù lao, mức thù lao.
- Quy mô sản xuất kinh doanh.
4. Sự cần thiết phải tăng NSLĐ.
NSLĐ là thước đo phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Trong quản lý kinh tế tăng NSLĐ có nhiều ý nghĩa. Trước hết, NSLĐ tăng làm
cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí về tiền lương trong một
đơn vị sản phẩm.
Tăng NSLĐ cho phép giảm được số người làm việc, do đó cũng dẫn đến tiết
kiệm được quỹ lương cho công nhân hoàn thành vượt mức sản lượng. NSLĐ
cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu
dùng.
Tăng NSLĐ còn là cơ sở để tăng tiền lương cho người lao động, từ đó góp
phần làm tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất chất cho
người lao động.
Ngoài ra, NSLĐ còn là cơ sở cho cạnh tranh lâu dài và bền vững. Khi tài

sản và quá trình sản xuất được quản lý một cách có hiệu quả thì sẽ đạt được
NSLĐ cao. Chi phí cho một đơn vị ssản phẩm thấp nhưng lại đáp ứng và vượt
mức đòi hỏi của khách hàng sẽ tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Khả
6

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

năng cạnh tranh được thể hiện là bán được nhiều sản phẩm, giá cả thấp hơn, tăng
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
II. Chỉ tiêu và phương pháp tính NSLĐ.
1. Chỉ tiêu tính NSLĐ.
Có nhiều loại chỉ tiêu để tính NSLĐ, nhưng dùng loại chỉ tiêu nào, điều đó
tuỳ thuộc vào việc lựa chọn một thước đo cho thích hợp với dặc điểm của từng
doanh nghiệp. Hiện nay, mgười ta thường dung 3 loại chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
a. Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng hiện vật.
Là dùng sản lượng hiện vật của từng loại sản phẩm (đơn vị tính: kg, m 2,
m3….) để biểu hiện mức NSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên).

Công thức:

W=

Q

T

Trong đó:
W: mức năng Suất lao động của một công nhân (hay một công nhân viên).
Q: tổng số sản lượng tính bằng hiện vật.
T: Tổng số công nhân (hay công nhân viên).
♦ Ưu diểm:
Đánh giá trực tiếp được hiệu quả lao động. Biểu hiện mức NSLĐ một cách cụ
thể, chính xác, không chịu ảnh hưởng của biến động giá cả.
Thích hợp với các nhóm, tổ, đội chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Có thể so
sánh trực tiếp NSLĐ tại các xí nghiệp, các đơn vị có cùng một loại sản phẩm,
hoặc cũng có thể so sánh giữa các doanh nghiệp với nhau khi có cùng sản phẩm.
♦ Nhược điểm:
Chỉ dùng để tính cho mọt loại sản phẩm nhất dịnh nào đó, không thể dùng
làm chỉ tiêu tổng hợp cho nhiều loại sản phẩm. Trong thực tiễn, có ít doanh
nghiệp nào chỉ sản xuất một loại sản phẩm có cùng quy cách, phẩm chất.
Chỉ tiêu này chỉ dùng để tính cho thành phẩm. Sản phẩn dở dang không tính
được nên không phản ánh đầy đủ sản lượng của công nhân. Đặc biệt với những
doanh nghiệp có giá trị sản phẩm dở dang lớn, như doanh nghiệp đóng tàu, xây
7

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH


dựng cơ bản thì chỉ tiêu này càng bộc lộ rõ nhược điểm trên.Vì thế, việc dùng
chỉ tiêu bị hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này người ta phải dùng chỉ tiêu
hiện vật quy ước. Muốn vậy phải tính đổi nhiều loại sản phẩm sang một loại nào
đó được chọn làm đơn vị đo lường chung.
Không thể so sánh mức NSLĐ giữa các ngành có các loại sản phẩm khác
nhau, cũng như việc đo lường NSLĐ của các doanh nghiệp các ngành có chủng
loại mặt hàng đa dạng.
b. Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng giá trị.
Chỉ tiêu này dùng sản lượng tính bằng tiền (theo giá trị cố định) của tất cả
các loại sản phẩm của doanh nghiệp (hoặc ngành) sản xuất ra, để biểu hiện mức
NSLĐ của một công nhân (hay một công nhân viên).
Công thức:

W=

Q
T

Trong đó:
W: Mức NSLĐ của một công nhân(hay một công nhân viên)- tính bằng tiền.
Q: Giá trị sản lượng (bằng tiền theo giá cố định của sản phẩm để tiện so sánh
các thời kỳ khác nhau).
T: Số lượng công nhân viên.
Như vậy ta thấy về hình thức thể hiện công thức trên chính là công thức 1.
Chỗ khác nhau là đơn vị dùng để tính sản lượng. Công thức 1 dùng các thước đo
bằng hiện vật, công thức này dùng tiền tệ để đo lường.
* Ưu điểm:
Đây là chỉ tiêu thông dụng nhất do khả năng tính được cho nhiều loại sản
phẩm khác nhau, khắc phục được nhược điểm chỉ tiêu tính bằng hiện vật. Phạm
vi sử dụng của nó rộng hơn từ doanh nghiẹp đến ngành rồi giữa các ngành và

nền kinh tế quốc dân. có thể dùng để so sánh mức NSLĐ giữa các doanh nghiệp,
giữa các ngành khác nhau.
* Nhược điểm:
8

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Không khuyến khích tiết kiệm vật tư và dung vật tư rẻ. Nơi nào dùng nhiều
vật tư, hoặc vật tư đắt tiền sẽ đạt được mức NSLĐ cao.
Chịu ảnh hưởng của cách tính tổng sản lượng theo phương pháp công xưởng,
nếu sản phẩm hiệp tác với ngoài nhiều cơ cấu sản phẩm thay đổi sẽ làm thay đổi
mức NSLĐ của bản thân doanh nghiệp. Chỉ tiêu này chỉ dùng trong trường hợp
cấu thành sản phẩm sản xuất không thay đổi (hoặc ít thay đổi) vì cấu thành sản
xuất sản phẩm thay đổi sẽ làm sai lệch mức và tốc độ tăng NSLĐ.
c. Chỉ tiêu NSLĐ tính bằng thời gian lao động (còn gọi là lượng lao động).
Là dùng lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm dẫn tới
tăng NSLĐ.
Công thức:

L=

T
Q


Trong đó:
L: Lượng lao động hao phí cho một đơn vị sản phẩm (tính bằng đơn vị thời
gian).
T: Thời gian lao động đã hao phí.
Q: Số lượng sản phẩm (theo hiện vật).
Lượng lao động này được tính bằng cách tổng hợp chi phí thời gian lao động
của các bước công việc, các chi tiết sản phẩm (đơn vị dùng để tính T là giây,
phút, giờ). Người ta phân chia thành:
- Lượng lao động công nghệ
- Lượng lao động chung.
- Lượng lao động sản xuất.
- Lượng lao động đầy đủ.
Cần hiểu thêm về từng loại lao động này:
Lượng lao động công nghệ (Lcn) baop gồm chi phí thời gian lao động của
công nhân chính hoàn thành các quá trình công nghệ chủ yêú.
9

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Lượng lao động chung (Lch) bao gồm chi phí thời gian lao động của công
nhân hoàn thành các quá trình công nghệ chủ yếu cũng như phục vụ quá trình
công nghệ đó (đưa nguyên vật liệu đến, vận chuyển thành phẩm đi).

Công thức tính:
Lch = Lcn + Lpvq
Trong đó: Lpvq là lượng lao động phục vụ quá trình công nghệ.
Lượng lao động sản xuất (Lsx) bao gồm chi phí thời gian của lao động công
nhân chính và công nhân phụ trong toàn doanh nghiệp. Công thức tính:
Lsx = Lcn + Lpvq + Lpvs
Trong đó :
Lpvs là lượng lao động phục vụ sản xuất.
Lượng lao động đầy đủ (Ldd) bao gồm hao phí lao động trong chế tạo sản
phẩm của các loại công nhân viên sản xuất công nghiệp trong doanh nghiệp.
Công thức tính:
Ldd = Lsx + Lql
Trong đó lượng lao động quản lý sản xuất (Lql) bao gồm lượng lao động của
cán bộ kỹ thuật, nhân viên quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng, tạp vụ,
chữa cháy bảo vệ. Mặc dù chia ra nhiều loại khác nhau nhưng đối với toàn
doanh nghiệp chỉ có lượng lao động đầy đủ mới phản ánh được hao phí lao động
của mọi cộng nhân viên trong doanh nghiệp.
Chỉ tiêu tính theo lượng lao động có những công dụng nhất định nhưng không
thể thay thế hoàn toàn cho chỉ tiêu tính theo giá trị. Trong công tác lập kế hoạch
nó được sử dụng đồng thời các loại chỉ tiêu tính theo hiện vật và giá trị.
♦ Ưu điểm:
Phản ánh được cụ thể mức tiết kiệm thời gian lao động để sản xuất ra một sản
phẩm, công nhân dễ nhận biết.
♦ Nhược điểm:
10

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Tính toán khá phức tạp, không dùng để tính tổng hợp dược NSLĐ bình quân
của một ngành hay một doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Cả ba cách tính NSLĐ trên đây đều được sử dụng trong quản lý doanh nghiệp.
Việc lựa chọn chỉ tiêu nào là tuỳ ở nhà quản lý sao cho phù hợp với yêu cầu
quản lý của doanh nghiệp.Trong quản lý, người ta phân biệt các loại NSLĐ tính
theo năm, tháng, ngày, giờ.
Khi sử dụng cần thấy:
- NSLĐ tính theo năm phụ thuộc vào số ngày thực tế làm việc bình quân trong
năm của một công nhân.
- NSLĐ tính theo tháng phụ thuộc vào số ngày thực tế làm việc bình quân
tháng.
- NSLĐ tính theo ngày phụ thuộc vào số giờ lam việc trong ca.
- NSLĐ giờ ít chịu tác động của các tổn thất về thời gian tính theo giờ nhưng
phụ thuộc vào khả năng giảm lượng lao động sản xuất sản phẩm.
Nói khác đi, các loại NSLĐ (năm, tháng, giờ) có mối liên hệ trực tiếp với
việc sử dụng thời gian lao động. Nếu để mất nhiều thời gian thực tế làm việc,
NSLĐ sẽ giảm. do đó trình độ sử dụng thời gian lao động một cách hợp lý xoá
bỏ mọi lãng phí về thời gian lao động là một yêu cầu thường xuyên trong sản
xuất.
2. Phương pháp phân tích năng suất lao động trong doanh nghiệp.
Người lao động luôn luôn mong muốn hiệu quả lao động của mình ngày một
tăng, nghĩa là NSLĐ không ngừng tăng lên. Do đó phân tích NSLĐ nhằm mục
tiêu nâng cao NSLĐ. Để phản ánh nội dung và bản chất của NSLĐ phải dùng hệ
thống chỉ tiêu và sử dụng các hình thức biểu hiện của NSLĐ nói chung : mức
NSLĐ, mức tăng NSLĐ, chỉ số NSLĐ, tốc độ tăng NSLĐ và kết quả mang lại

do tăng NSLĐ.
- Mức NSLĐ : Công thức được tính như phần trên đã nêu và thường được tính
cho các năm, các kỳ với nhau.
Ví dụ: W0 : NSLĐ kỳ trước, W1: NSLĐ kỳ sau.(quy ước chỉ số 0 dùng cho kỳ
trước, chỉ số 1 dùng cho kỳ sau).
11

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

- Tính mức tăng, giảm NSLĐ (biến động tuyệt đối).

∆ w = w1 − w0
- Chỉ số NSLĐ:

IW

W1
= W2

- Tốc độ tăng NSLĐ:
W1 − W0
TW = W0 .100%


Ta nhận thấy, khi giá trị sản lượng tăng lên có thể
đánh giá qua hai nhân tố

như : Thứ nhất là do số lao động tăng lên tức

khi lao động tăng thông thường giá tri sản xuất tăng lên, đó là một nguyên
tắc dễ hiểu; Thứ hai la do NSLĐ tăng lên, có thể với cùng số lao động đó
nhưng năng lực sản xuất của những người đó tăng lên nên giá trị sản xuất
tăng lên.
Ta có thể lượng hoá được từng mứcc độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu tới giá trị
sản xuất qua công thức sau:
- Kết quả mang lại do tăng NSLĐ:
Δq(w)= (w1-w0).L1 = W1L1 – W0L1 = Q0(IQ- IL )
Trong đó:
Δq(w) : Sự thay đổi sản lượng do thay đổi NSLĐ.
IL

: Chỉ số lao động (IL = L1 / L0)

3. Công tác lập kế hoạch NSLĐ trong doanh nghiệp.
Bất kỳ một đơn vị nào dù là đơn vị hoạt động xã hội hay là sản xuất, kinh
doanh cũng đều hoạt động theo một mục đích nhất định,và để đạt được mục đích
đó các doanh nghiệp luôn đề ra cho mình một mục tiêu, một cái đích để phấn
đấu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận luôn là vấn đề
được quan tâm nhất, vì vậy các doanh nghiệp luôn tìm mọi cách để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
12

SV: NGUYỄN TÙNG ANH


MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Năng suất lao động thuộc loại chỉ tiêu tổng hợp nhất cho thấy kết quả hoạt
động kinh doanh, sản xuất của một doanh nghiệp. Do đó công tác lập kế hoạch
năng suất lao động là việc làm hết sức cần thiết, nó giúp cho quá trình sản xuất
của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi. Sở dĩ như vậy bởi vì trong quá trình
lập kế hoạch người ta đã tính đến tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới quá trình
sản xuất, kết quả sản xuất. Để lập kế hoạch năng suất lao động mỗi doanh
nghiệp có một phương pháp riêng, một cách đánh giá riêng tuỳ thuộc vào đặc
điểm sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình, tuỳ thuộc vào tình hình thực
tế của doanh nghiệp. Thông thường kế hoạch năng suất lao động của doanh
nghiệp được lập dựa trên nhiều yếu tố trong đó có 2 yếu tố cơ bản: thứ nhất là
dựa vào mức năng suất lao động mà doanh nghiệp đã thực hiện được ở năm
trước, thứ hai là dựa vào định mức lao động của doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ
vào nhu cầu thị trường, qua phân tích tình hình tài chính, tình hình về lao động,
máy móc công nghệ của doanh nghiệp trong năm kế hoạch để từ đó đề ra mức
sản lượng cũng như kế hoạch năng suất lao động. Công tác lập kế hoạch năng
suất lao động vì vậy đòi hỏi người cán bộ phải hiểu biết, có kinh nghiệm, có đầu
óc tổng hợp, linh động với những thay đổi của thị trường.
Việc lập kế hoạch NSLĐ sát với thực tế hoạt động của công ty có ý nghĩa rất
lớn để từ đó lập ra kế hoạch sử dụng lao động nhằm đạt được kế hoạch sản
lượng đề ra. Căn cứ vào kế hoạch năng suất lao động mà mỗi đơn vị có thể biết
được khối lượng công việc mà mình cần phải đạt được là bao nhiêu, qua đó có
kế hoạch bố trí, điều động lao động cho phù hợp. Ngoài ra việc lập ra kế hoạch
năng suất lao động còn tác động đến tâm lý người lao động, đó sẽ là cái mức để

người lao động phấn đấu, nổ lực sản xuất để đạt được mức kế hoạch đó.

13

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NSLĐ TẠI CÔNG TY TNHH
THIÊN PHÚ
A.Đặc điểm của Công ty TNHH Thiên Phú ảnh hưởng đến NSLĐ.
I. Tổng quan về công ty.
1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty chè Kim Anh.
1.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Thiên Phú
Tên công ty: Công ty TNHH Thiên Phú
Tên giao dịch: Thienphu Co.,ltd
Tên bằng tiếng Anh: Thienphu Co.,ltd
Giấy phép đăng ký số 2500220085 do phòng đăng ký kinh doanh Sở kế
hoạch và đầu tư cấp ngày 10/4/2003
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 VND
Mã số thuế của công ty: 2500220085
Trụ sở công ty: số 88 Lê Xoay – Ngô Quyền – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc
Tell: ...........................
Fax: ...........................
Email:

Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và gia công vàng bạc, đá quý
1.1.2

Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của

Công ty TNHH Thiên Phú được thành lập vào tháng 04 năm 2003, bắt đầu
sản xuất kinh doanh từ tháng 05/2003 đến nay đang hoạt động trong lĩnh vực
vàng bạc xuất khẩu dưới dạng mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành
viên.
Công ty thông báo tuyển dụng lao động. Đến nay tổng số công nhân viên của
công ty là 12 người.
2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của công ty.
Buôn bán vàng, bạc và kim loại quý khác. Sản xuất, gia công chế tác
vàng trang sức, mỹ nghệ. Mua bán, sản xuất, gia công, chế tác bạc, đá quý, rubi,
kim cương, đá bán quý. Mua bán ôtô, xe máy và xe có động cơ khác. Bàn thu
đổi ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối. Vận tải
hàng hoá đường bộ bằng xe ôtô tải. Xây dựng công trình dân dụng giao thông.
Môi giới bất động sản, dịch vụ nhà đất. Mua bán bánh mứt kẹo, các loại thực
14

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

phẩm đóng gói, các loại thực phẩm bồi dưỡng, chè đồ pha uống như đường, cà

phê. Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh theo quy định hiện hành của
Nhà nước.
3.Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty.
3.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Hình 1.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý.
Chủ tịch hội đồng
Hội đồng thành
viên

thành viên

Ban Giám đốc

Giám đốc

Bộ phận bán hàng

Phòng Kế toán

Gia công

Thủ quỹ

3.2 Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận
+ Hội đồng thành viên của công ty gồm 3 thành viên và giữ các chức vụ
tương ứng: chủ tịch hôị đồng thành viên, giám đốc, phó giám đốc. Hội đồng
thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty: chỉ định người đại diện
pháp luật của công ty, bầu ra chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định các
chiến lược và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty, … (theo khoản 2,
điều 47, luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005).
15

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

+ Chủ tịch hội đồng thành viên: (Ông Nguyễn Thanh Bình) chuẩn bị tổ chức
các chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên, triệu tập và
chủ trì cuộc họp hội đồng thành viên, giám sát việc tổ chức thực hiện của hội
đồng thành viên (theo khoản 2, điều 49, luật doanh nghiệp 2005).
+ Giám đốc công ty (Ông Nguyễn Thanh Bình) là người đại diện pháp luật
theo uỷ quyền của công ty, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng
thành viên, trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động, điều
hành trực tiếp các hoạt động của nhà máy (theo khoản 2, điều 55, luật doanh
nghiệp năm 2005).
+ Phó giám đốc công ty (Bà Hoàng Thị Thuý Hạnh ): phụ trách công tác
marketing của công ty, tham mưu cho giám đốc.
+ Kế toán:
* Nhiệm vụ:
- Phản ánh và giám đốc chính xác kịp thời số hiện có và sự biến động của tất
cả các tài sản, tiền vốn từ đó quản lý chặt chẽ các loại tài sản nâng cao hiệu
quả sử dụng các loại tài sản.
- Kiểm tra và giám sát việc chấp hành các chính sách kinh tế, tài chính của
công ty.

- Cung cấp các số liệu phục vụ cho việc phân tích các hoạt động kinh tế từ đó
khai thác khả năng tiềm tàng của công ty.
* Chức năng:
- Chức năng thông tin: thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản và sự
vận động của tài sản trong quá trình hoạt động của công ty.
- Chức năng kiểm tra: thông qua việc ghi chép, tính toán, phản ánh kế toán sẽ
nắm được một cách có hệ thống toàn bộ tình hình và kết quả hoạt động của
công ty. Qua đó kiểm tra việc tính toán, ghi chép phản ánh của kế toán về các
mặt chính xác, kịp thời, trung thực, rõ ràng, kiểm tra việc chấp hành chế độ,
thể lệ kế toán và chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước.
+ Thủ quỹ: có trách nhiệm nhập, xuất quỹ tiền mặt theo lệnh của giám đốc,
kiểm kê tình hình của quỹ tiền mặt hàng ngày để có những chính sách về dự
16

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

trữ lượng tiền mặt hợp lý đảm bảo nhu cầu về tiền mặt của công ty, kiêm kế
toán về tiền mặt.
+ Phòng kỹ thuật gồm có 2 người: Trưởng phòng kỹ thuật có trách nhiệm
quản lý về khâu kỹ thuật, phòng kỹ thuật có chức năng nhận mẫu, kiểm tra
mẫu, làm mẫu, sửa chữa gia công
+ Thủ kho: gồm 1 người, (kiêm kế toán NVL, CCDC) kiểm tra tình hình
nguyên phụ liệu nhập, xuất, tồn. Có nhiệm vụ: ghi thẻ kho, báo cáo tình hình

hàng ngày với kế toán trưởng, đi mua hàng cho Công ty.
4.Đặc điểm về lao động của công ty.
a. Về số lượng lao động
Năm 2014 tổng số lao động của toàn công ty là 422 lao động, trong đó số
công nhân công nghệ là 290 lao động, công nhân cơ khí điện là 46 lao động, lái
xe là 18 lao động, cán bộ quản lý là 26 lao động, lao động các ngành nghề khác
là lao động.
Với tổng số lao động đựoc phân chia cho các bộ phận như trên đã phản ánh
khá phù hợp với nhiệm vụ của công ty là vừa sản xuất vừa bán hàng.
Bảng 1: Cơ cấu số lượng lao động.
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu
I.

2012
Tổng
328

%
82

1. CN công nghệ

269

2. CN cơ điện
3. Lái xe

Lao động trực tiếp


II. Cán bộ quản lý

%
85.4

2014
Tổng
354

%
83.88

67.25 288

70.3

290

68.72

43

10.75 44

10.7

46

10.9


16

4

18

4.4

18

1.9

26

6.5

26

6.3

26

6.16

11.5

34

8.3


42

9.95

100

410

100

422

100

III. Lao động các ngành 46
nghề khác
Tổng I + II + III
400

2013
Tổng
350

17

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty ).
Qua bảng phân tích số lượng lao động năm 2012, 2013, 2014 cho thấy công
ty cổ phần chè Kim Anh đã thực hiện tốt việc thu hút lao động tham gia vào
công ty, điều đó thể hiện qua việc tổng số lao động của công ty tăng lên qua các
năm. Số lao động năm 2013 tăng 102.5% so với năm 2012; năm 2014 tăng
103% so với năm 2013.
Về mặt cơ cấu lao động của các bộ phận trong công ty không có sự thay đổi
nhiều. Lao động trực tiếp chiếm 82% năm 2011, chiếm 85.4% năm 2012 và
chiếm 83.88% năm 2013; Công nhân công nghệ chiếm 67.25 % năm 2012,
chiếm 70.3% năm 2013 và chiếm 68.72% năm 2014; lao động quản lý chiếm
tương ứng là 6.5 - 6.3 - 6.16.
Số công nhân công nghệ tăng lên trong khi số lao động quản lý giảm xuống,
đó là một biểu hiện tốt của công ty bởi vì chỉ có lao động trực tiếp mới làm ra
sản phẩm cho công ty nên khi số lao động này tăng lên sẽ tạo điều kiện cho công
ty sản xuất được hiều sản phẩm hơn, vì vậy sẽ nâng cao năng suất lao động, tăng
thu nhập cho người lao động. Điều đó được thể hiện qua sản lượng sản xuất của
công ty tăng lên qua các năm: năm 2013 sản lượng sản xuất tăng 121.8% so với
năm 2012, năm 2014 sản lượng sản xuất tăng 119.3%.
b. Về chất lượng lao động.
Bảng 2: Cơ cấu chất lượng lao động theo nghề năm 2014.
STT
1

Nghề

Tổn

g

Bậc thợ

BQ

1
18

2
69

3
39

4
55

5
45

6
64

7
0

3.82

0


0

9

6

14

9

8

3.38

7

3

8

0

0

0

0

2.05


72

56

61

59

73

8

4

CN công 290
nghệ
CN
cơ 46
điện
Lái xe
18

5

Tổng số

354

25


6

%

100

7.06 20.33 15.82 17.23 16.67 20.62 2.25

2

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty ).
18

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Qua bảng phân tích cơ cấu chất lượng lao động về bậc bình quân của bộ
phận lao động trực tiếp cho thấy bậc bình quân của các nghề là bậc trung bình
khá. Các bậc thợ 3, 4, 5, 6 chiếm tỷ lệ phần trăm gần bằng nhau. Qua đó cho
thấy công tác thực hiện thi nâng bậc cho công nhân trong những năn qua công ty
chỉ tập trung ở một số bậc : bậc 3 lên 4, bậc 4 lên 5, bậc 5 lên 6. Để đảm bảo yếu
tố bổ sung lao động cho những năm sau đòi hỏi trong những năm tới công ty tổ
chức nâng bậc cho các bậc thợ 1, 2, 3.

Bảng 3: Cơ cấu lao động theo giới tính,thâm niên, tuổi năm 2014
Các tổ

Tổng
(người
)
Sơ chế
180
Tinh chế 90
Thành
20
phẩm
CN điện 16
CN cơ 30
khí
KCS
4
Quản lý 26
Thị
17
trường
Thủ kho 3
An ninh 4
Lái xe
18
VSMT
2
Dịch vụ 12
Tổng
422


Giới tính
Nam
50
49
6

Nữ
130
41
14

Thâm
nghề
<5 năm
96
35
10

niên Tuổi

16
30

0
0

0
5


16
15

0
5

16
15

2
15
4

2
11
13

1
10
14

3
16
3

2
10
14

2

16
3

>5 năm
84
55
10

<30t
96
52
10

>30t
84
58
10

0
3
3
0
3
4
0
3
1
3
18
0

8
10
8
0
2
0
2
0
2
10
10
2
10
196
226
195
227
213
(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty).

0
1
10
2
2
209

Qua bảng phân tích về giới tính, độ tuổi thâm niên nghề cho thấy việc quản
lý chất lượng lao động của công ty là khá phức tạp. Do tính chất của sản xuất
nên lao động nữ của công ty chiếm tỷ lệ khá lớn, chiếm 49.25% năm 2012,

chiếm 50.73% năm 2013 và chiếm 53.55% năm 2014.

19

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Sử dụng lao động nữ có những thuận lợi và khó khăn nhất định do lao động
nữ có những đặc tính tâm sinh lý riêng, vì vậy đòi hỏi công ty cần có những giải
pháp để sử dụng lực lượng lao động này được tốt.
Với sự cố gắng của ban giám đốc đặc biệt là phòng tổ chức hành chính đã đề
ra được phương án nhằm nắm bắt cụ thể tình hình lao động ở từng tổ, đảm bảo
cho công tác sử dụng lao động phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế ở độ tuổi, thâm niên nghề với trình độ đào
tạo. Với cơ cấu phân tích trên ta chưa thấy được trình độ đào tạo của mỗi cá
nhân ở từng độ tuổi, do đó ảnh hưởng rất nhiều đến công tác bổ sung và công tác
đào tạo lao động.
c. Tình hình sử dụng thời gian lao động.
Do đặc điểm là sản xuất theo thời vụ, nhu cầu thị trường cao nhất là dịp giáp
tết. Công ty đã bố trí thời gian lao động cho cán bộ, công nhân như sau:
 Công nhân gián tiếp, khối văn phòng làm việc 8h trong ngày và nghỉ ngày
chủ nhật.
 Phân xưởng tinh chế làm 3 ca: ca 1 từ 6h sáng đến 14h chiều ; ca2 từ 14h đến
22h; ca3 từ 22h đến 6h sáng.

 Phân xưởng thành phẩm làm từ 10h đến 12h trong ngày.

20

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Bảng 4: Bảng cân đối thời gian lao động bình quân của một công nhân sản
xuất năm 2014.
ST
T
I.

Chỉ tiêu

ĐVT

KH

TH

%

Tổng số ngày theo Ngày

dương lịch
Tổng số ngày lễ + CN
Ngày

365

365

100

60

60

100

II.

Tổng số ngày LV chế độ

Ngày

305

305

100

III.


Tổng số ngày vắng mặt.

Ngày

22.5

24.5

109

1.

Phép

Ngày

12

11

91.6

2.

Ốm

Ngày

4.5


5

111.11

3.

Thai sản

Ngày

5

6

120

4.

Hội họp + công tác

Ngày

1

1

100

5.


Nghỉ việc riêng

Ngày

-

1.5

-

Ngày

287

280.5

97.7

Giờ
Giờ
Giờ
Giờ

8
0.5
7.5

8
0.5
0.25

7.25

100
100
96.7

Giờ

2152.5

2033.6

94.47

IV.

Tổng số ngày có mặt LV
trong năm
V.
Độ dài bq ngày làm việc
1.
Con bú
2.
Tổn thất trong ca
VI. Thời gian LV thực tế BQ
ngày(VI = V – V1-V2)
VII. Quỹ thời gian LVBQ
của một CN sản xuất
trong năm (VII = IV *
VI).


(Nguồn: Phòng tổ chức lao động công ty ).
Qua bảng cân đối thời gian làm việc của công ty năm 2014 ta thấy do đặc
điểm của sản xuất, công ty có số lao động nữ tương đối lớn lớn nên thời gian
nghỉ thai sản còn tương đối lớn . Ngoài ra thời gian tổn thất trong ca và thời gian
vắng mặt không lý do của công nhân trong công ty vẫn còn khá lớn. Chính điều
21

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

này làm giảm thời gian có mặt làm việc trong năm do đó sẽ làm cho quỹ thời
gian làm việc bình quân của một công nhân sản xuất trong năm giảm xuống. Đó
là một nguyên nhân làm cho năng suất lao động của công ty chưa cao.
6.Phương pháp tính năng suất lao động của công ty.
Năng suất lao động là một chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng lao động sống
trong công ty. công ty được tổ chức thực hiện sản xuất trên cơ sở thực hiện các
chỉ tiêu kế hoạch đề ra đầu kỳ. Do tính chất công việc nên năng suất lao động
của công ty được tính theo bình quân. Để tính năng suất công ty sử dụng cả ba
loại chỉ tiêu : hiện vật, giá trị và lượng lao động hao phí.
• Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng hiện vật:

W=


Q
T

Trong đó:
Q là sản lượng sản xuất được trong 1 năm, Q được tính theo kg.
T là tổng người lao động trong công ty.
W là NSLĐ tính bằng hiện vật , đơn vị tính là kg/ người.
Bảng 5: Kết quả NSLĐ của công ty trong 3 năm gần đây.
Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng sản Kg

2012

2013

2014

1456877

1774811

2117977

So sánh
2013/2012 2014/2013
121.8
119.3


410
4328.8

422
5018.9

1.025
118.8

lượng
LĐBQ
Người
400
NSLĐBQ Kg/người 3642.2

102.3
116

(Nguồn:phòng tổ chức lao động công ty chè Kim Anh )

• Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng giá trị:

W=

Q
T

22


SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

Ở đây công ty dùng chỉ tiêu giá trị là tổng doanh thu trong thời gian 1 năm.
T là số lao động của toàn công ty bao gồm cả lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp.
W là NSLĐ tính theo doanh thu (đơn vị tính: triệu đồng/ người).
Ta có kết quả NSLĐ qua các năm như sau:
Bảng 6: Kết quả NSLĐ của công ty qua một số năm:
Chỉ

ĐVT

tiêu
Doanh Triệu
thu
Số

2012
40428

đồng
Người 400


LĐBQ
NSLĐ Triệu

101.0

BQ

7

đồng/

2013

2014

So sánh

46448

49125

2012/2011
114.9

2014/2013
105.7

410

422


102.5

103

113.3

116.4

112.1

102.7

người
102

• Chỉ tiêu tính NSLĐ bằng lượng lao động hao phí:
Do đặc thù của ngành chè là sản xuất theo thời vụ và sản xuất nhiều loại sản
phẩm chè nên mức tiêu hao thời gian cho một đơn vị sản phẩm của mỗi loại chè
là khác nhau. Sử dụng chỉ tiêu này sẽ cho biết chính xác được hao phí lao động
của mỗi loại chè là bao nhiêu, đồng thời qua so sánh với định mức lao động hao
phí sẽ biết được công nhân có hoàn thành mức NSLĐ hay không.

L=

T
Q

Ở đây công ty dùng chỉ tiêu Q là tổng sản lượng chè sản xuất của mỗi loại.
T là tổng số ngày công lao động để tạo ra Q tấn chè đó (Số công lao động

được tính toán thông qua bảng chấm công).
L là lượng lao động hao phí để sản xuất ra một kg chè (đơn vị tính là
công/kg).
23

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

7.Phân tích sự biến động năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao
động của công ty qua một số năm.
Để tính năng suất lao động của toàn công ty qua các năm công ty thường sử
dụng chỉ tiêu giá trị với Q là tổng doanh thu của toàn công ty.
Bảng 7: Tình hình thực hiên NSLĐ của công ty từ năm 2012 đến năm 2014:
Chỉ

ĐVT

tiêu
Doan Triệu
h thu
Số

2012
KH


TH

4010

đồng 0
Người 400

%

2013
KH

%

2014
KH

TH

TH

%

4042

100.

4540


4644

102.

4903

4912

100.18

8
400

8
100

0
405

8
410

3
101.

6
422

5
422


100

LĐB
Q
NSL

2
Triệu

ĐBQ đồng/

100.2 101.0 100.
5

7

112.1 113.3 101.

8

116.2 116.4 100.17

1

người
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hằng năm ).
- Từ bảng trên ta tính được biến động tuyệt đối NSLĐ kỳ thực hiện so với kỳ
kế hoạch của các năm như sau:
Áp dụng công thức: ∆w = WTH − WKH

Năm 2012: 101.07 - 100.25 = 0.82(triệu đồng).
Năm 2013: 113.3 - 112.1 = 1.2 (triệu đồng).
Năm 2014: 116.4 - 116.2 = 0.2(triệu đồng).
- Mức độ hoàn thành NSLĐ kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch:
Công thức:

Năm 2012:

TW 2000 =

WTH 2000 − WKH 2000
WKH 2000

24

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

= 101.07/100.25 * 100% = 100.8%.

Năm 2013:

T¦W 2001 =


WTH 2001 − WKH 2001
WKH 2001

= 113.3/112.1 * 100% = 101.1%.

Năm 2014:

T¦W 2002 =

WTH 2002 − WKH 2002
WKH 2002

= 116.4/112.68 * 100% = 100.17%.
-

Tốc độ tăng NSLĐ qua các năm:

Công thức:

TW 01 / 00 =

WTH 01 − WTH 00
WTH 00
*100%

= (113.3-101.07) / 101.07 * 100% = 12.1%

TW 02 / 01 =

WTH 02 − WTH 00

WTH 01

= (116.4 – 113.3) / 113.3 * 100% = 2.7%.
Nhận xét: Qua kết quả tính toán trên ta thấy: trong 3 năm liền công ty luôn
thực hiện vượt mức kế hoạch năng suất lao động đề ra. Cụ thể:
Năm 2012 đạt 100.8% kế hoạch.
Năm 2013 đạt 101.1% kế hoạch.
Năm 2014 đạt 103.3% kế hoạch.
Năm 2014 tốc độ tăng năng suất lao động kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch
tăng ít nhất (0.17%) điều đó là do tốc độ tăng doanh thu kỳ thực hiện so với kỳ
kế hoạch năm 2014 thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của những năm trước.
Qua các năm ta thấy năng suất lao động không ngừng tăng lên, năm 2013 so
với năm 2012 tốc độ tăng NSLĐBQ là 12.1%. Năm 2014 so với năm 2013 tốc
độ tăng NSLĐBQ là 2.9% , điều đó cho thấy rằng, mặc dù NSLĐ ngày càng
tăng lên nhưng khoảng cách này ngày càng bị rút ngắn lại. Tốc độ tăng NSLĐ
năm 2013 so với năm 2012 cao hơn tốc độ tăng NSLĐ của năm 2014 so với năm
2013 khá lớn.Năm 2013 NSLĐBQ tăng 12.1% so với năm 2012 , tương đương
25

SV: NGUYỄN TÙNG ANH

MSV: 11D00331N


×