Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu datex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (791.19 KB, 42 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu hướng chung của sự phát triển của đất nước, các doanh nghiệp
Việt Nam từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện ngày càng hội
nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Khi bước chân vào sân chơi mới ,các doanh
nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để có thể tồn tại và phát
triển, các doanh nghiệp không những phải có tầm nhìn, chiến lược đúng đắn, liên tục
đổi mới sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn phải biết đầu tư cho con
người như một nguồn lực quý giá nhất. Trong các yếu tố làm nên thành công của
một doanh nghiệp thì yếu tố con người phải là yếu tố quyết định nhất. Muốn làm
được điều đó thì trước hết doanh nghiệp phải xây dựng được đội ngũ nhân sự giỏi
nghề, đúng người, làm đúng vị trí và công việc.
Việc tuyển dụng được những người lao động thỏa mãn đầy đủ các tiêu
chuẩn nghề nghiệp chuyên môn và các yêu cầu cần thiết khác có ý nghĩa quyết
định để họ khi vào làm việc thực hiện thành công các công việc được giao. Để
làm tốt công tác này, mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp cần có một kế hoạch tuyển
dụng rõ ràng, khoa học, có một quy trình tuyển dụng hơp lý mới, có chính sách
và nghiệp vụ tuyển dụng tốt, khuyến khích người lao động vào công ty làm việc,
như vậy mới có thể thu hút được những người có trình độ cao, phù hớp với tính
chất công việc.
Công ty Datex đã xây dựng một quy trình tuyển dụng nhưng trên thực tế vẫn
còn nhiều bất cập . Công ty có nhu cầu nghiên cứu, hoàn thiện công tác tuyển
dụng của mình. Việc tuyển dụng nhân sự không chỉ mang ý nghĩa lựa chọn, bổ
sung những người mới vào mà còn mang tính đinh hướng lâu dài cho sự phát
triển của công ty.
Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Datex
và được sự hướng dẫn tận tình của Tiến sỹ Nguyễn Từ ,em rất quan tâm tới đề tài
này và đã quyết định chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự tại


công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Datex” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp.

.

SV: Nguyễn Đức Việt

1

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU DATEX
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần thương mại xuất
nhập khẩu Datex
Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Datex là một công ty thuộc hình
thức công ty cổ phần với vốn điều lệ là 48.000.000.000 đồng. Công ty được thành
lập theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0803000355 do Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh Thái Bình cấp. Mã số thuế: 1000416017 theo giấy chứng nhận đăng ký
thuế do Cục Thuế tỉnh Thái Bình cấp ngày 29/5/2007.
Tên công ty
Tên tiếng Anh
Tên công ty viết tắt
Biểu tượng của công ty
Địa chỉ trụ sở

Điện thoại
Fax
Văn phòng đại diện tại

: Công ty cổ phần thương mại xuất nhập khẩu Datex
: Datex Commercial Import Export Joint Stock Company
: Datex.jsc
:Lô A4, khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh, phường Trần
Hưng Đạo, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
: 0363.645376
: 0363.645377
: Phòng 503+508 , tầng 5, tòa nhà 195, Khâm Thiên-

Hà nội
Đống Đa – Hà Nội.
Điện thoại
: 04 3513.4381/83
Fax
: 04 35130 4384
Email
: hoangson@datex
Trong quá trình phát triển, công ty đã đầu tư nhà máy sợi với tổng vốn là 427,7 tỷ
đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu là 47,87 tỷ đồng, vốn vay NHTM 379,83 tỷ
đồng, vốn vay NHTM để làm vốn lưu động là 51,0 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất có
công suất thiết kế 4.800 tấn sợi từ Ne 30 đến Ne50/ năm nhằm đáp ứng nhu cầu của
thị trường, giúp các doanh nghiệp dệt may chủ động nguồn nguyên liệu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh góp phần hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
của sản phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường trong nước và trên thế giới.
1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp :


Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

SV: Nguyễn Đức Việt

Đại hội đồng cổ
đông
2

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Ban
Kiểm
Soát

Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó Giám đốc

Kinh
doanh
-Makert
ing


Hành
chính
Nhân
sự

Kế
toánTài
chính

Nghiên
cứu và
phát
triển

Phân
xưởng
1

Phân
xưởng
2

Kỹ
thuật
-Vật



Điện


Nguồn:Phòng Hành chính nhân sự
Để tăng cường hiệu quả quản lý và phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh
doanh, bộ máy tổ chức quản lý của công ty được tổ chức theo hình thức trực tuyến
chức năng, có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
Đại hội dồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ
quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty.
Hội đồng quản trị: gồm 1 Chủ tịch và 2 thành viên, quyết định các vấn đề
chiến lược phát triển công ty.
Ban kiểm soát: gồm 1 trưởng ban và 2 thành viên, kiểm soát mọi hoạt động
sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành công ty.
SV: Nguyễn Đức Việt

3

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Ban giám đốc (Ban điều hành): Gồm Giám đốc là người điều hành, chịu
trách nhiệm chỉ đạo chung, là đại diện pháp nhân của công ty và 1 phó Giám đốc:
giúp giám đốc các chiến lược trong công ty, điều hành các lĩnh vực được phân
công, ủy quyền của giám đốc.
Giám đốc: Là người điều hành các phòng ban chính trong công ty ,quản lý
và điều hành các phòng Hành chính-Nhân sự,phòng Kinh doanh-Marting,phòng
Kế toán –Tài chính,phòng Nghiên cứu Phát triển.
Phó Giám đốc: Là người điều hành và chịu trách nhiệm về mảng kỹ thuật
và các phân xưởng trong nhà máy gồm:Phòng kỹ thuật,phòng Cơ diện,các phân

xưởng 1 và 2.
Các phòng ban:
-Phòng Hàng chính- Nhân sự:Chịu trác nhiệm tuyển dụng,đào tạo bố chí số lao
động sao cho hợp lý,chăm no đời sống cho ngườ lao động.
-Phòng Kế toán-Tài chính:chịu trách nhiệm lắm giữ các chi phí và doanh thu
,nguồn vốn,lợi nhuận ,các chúng từ sổ sách của công ty.
-Phòng Kinh doanh-Marketing:Nhiệm vụ bán hàng và súc tiến sản phẩm của
công ty ra thị trường ,nắm giữ thị trường cũng như doanh thu của công ty
-PhòngNghiên cứu và phát triển:Chịu trách nhiệm nghiên cứu sản phẩm ,cải
thiện mẫu mã,phát triển và phối hợp với phòng kinh doanh để có sản phẩm phù
hợp hơn.
-Phòng Kỹ thuật:Chịu trách nhiệm thiết kế mẫu mã mới,và cải tiến các mẫu mã
cũng như thiết bị của công ty ngày một hoàn thiện hơn.
-Phòng Cơ diện:Chịu trách nhiệm sửa chữa ,bảo dưỡng,tu sửa các thiết bị máy
móc cho công ty.
1.3 Ngành nghề kinh doanh và đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
của công ty.
Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh vải, sợi, hàng
dệt may, trong đó sản xuất và kinh doanh sản phẩm sợi các loại là chính. Toàn bộ
thiết bị của nhà máy được lắp trên dây chuyền sản xuất là những thiết bị mới 100%
Năm 2007 Công ty Datex đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại với máy móc thiết bị
của các thương hiệu như Truzschler (Đức), Hara, Murata (Nhật) ... Nhà máy sản
xuất được lắp đồng bộ từ dây chuyền sản xuất chính đến các hệ thống phụ trợ bao
SV: Nguyễn Đức Việt

4

MSV: 8TD40265



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

gồm: hệ thống điều không, hệ thống khí nén, hệ thống thí nghiệm, ..phục vụ cho
việc bảo dưỡng, duy trì quá trình hoạt động của dây chuyền sản xuất. Để đảm bảo
chất lượng sản phẩm sợi tốt nhất đến người tiêu dùng là trong hay ngoài nước.
Để đạt chất lượng sản phẩm phục vụ khách hàng, chiếm lĩnh thị trường các sản
phẩm do Nhà máy sản xuất đạt các yêu cầu sau:
- Tất cả các sản phẩm tuân thủ quy trình của hệ thống quản lý chất lượng
ISO phiên bản 2002 được xây dựng song song với quá trình xây dựng dự án và
áp dụng ngay khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động.
- Sản phẩm làm ra có mẫu mã đẹp.
- Chất lượng, độ bền sản phẩm cao.
Công ty luôn chú trọng việc thăm dò thị trường, tìm hiểu nhu cầu của từng
khách hàng để từ đó cải tiến mẫu mã, hình dáng, chất lượng, màu sắc của sản
phẩm cũng như nghiên cứu chế tạo những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu cụ thể
của từng khách hàng. Định hướng phát triển của công ty trong năm 2014 và cho
đến năm 2017 là sẽ tiếp tục đầu tư thêm máy móc thiết bị nhằm tăng giá trị sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm .
- Dây chuyền sản xuất sợi khép kín, cùng với đội ngũ lao động lành nghề
đứng máy để đảm bảo quá trình sản xuất bông được diễn ra liên tục, đạt chất lượng
cao. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty gồm các công đoạn sau: công đoạn
tách rời và làm sạch bông; công đoạn chải, ghép sợi bông; công đoạn chải kỹ và
cuộn cúi: soắn sợi; công đoạn kéo sợi: tạo sợi thô sau đó thành sợi con; công đoạn
cuốn sợi: cuốn từ các lõi nhỏ sang lõi to phục vụ cho sản xuất công nghiệp; công
đoạn bảo quản, đóng hộp, vận chuyển tiêu thụ sợi.

Sơ đồ 2: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sợi


SV: Nguyễn Đức Việt

5

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Máy dệt

Khoa: Quản lý kinh doanh

Máy
Nhuộm

Máy may

Thành
phẩm

Nguồn: Phòng kỹ thuật

SV: Nguyễn Đức Việt

6

MSV: 8TD40265



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

1.4 Cơ cấu vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 1:Cơ cấu vốn của công ty qua 3 năm 2011 – 2013

Đơn vị : Triệu đồng

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Tiêu chí

Số
lượng

%

Số
lượng

Số

(%)

lượng


(%)
100

So sánh

So sánh

tăng giảm

tăng giảm

2013/2012

2012/2011

Số tuyệt

Số
tuyệt

%

đối
-55.139 -9.5 28.823

5,2
10,4

đối


%

Tổng vốn

550.891

100

579.714

100

524.575

Chia theo sở hữu
Vốn chủ sở hữu

53.538

10

59.122

10,2

-65.906 -12,5 -125.028 -211 5.584

Vốn vay


497.353

90

520.592

89,8

590.481 112,5

69.889

Chia theo tính chất
Vốn cố định
376.965
Vốn lưu động 173.926

68
32

358.851
220.863

62
38

332.362
192.213

-26.488 -7.3 -18.114 -4,8

-28. 650 -13 46.937 27

63
37

13,4 23.239 4,4

Nguồn : Phòng Kế Toán, Công ty Datex
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy việc phân bổ nguồn vốn của doanh nghiệp
là rất hợp lý, phù hợp với đặc điểm mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn
vào tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp ta thấy năm 2012 có tổng vốn kinh
doanh lớn nhất với `79.714 triệu đồng tăng 5,2% so với năm 2011. Nhưng đến
năm 2013 thì do nền kinh tế khó khăn cũng như việc sản xuất không được thuận
lợi nên công ty đã giảm lượng vốn so với năm 2012 là 55.139 triệu đồng giảm
9,5%. Xét về các chỉ tiêu của nguồn vốn ta có:
Chia theo tính chất vốn: gồm vốn cố định và vốn lưu động, như ta thấy trong
bảng vốn cố định của công ty biến đổi qua các năm, biểu hiện công ty thường
xuyên đầu tư thêm máy móc trang bị, cơ sở vật chất hiện đại hơn nhằm phục vụ
hoạt động kinh doanh. Năm 2011 vốn cố định là 376.965 triệu đồng, năm 2012
giảm 4,8%, năm 2013 giảm 7,3% so với năm 2012. Vốn lưu động của công ty
cũng biến động qua các năm. Năm 2011 nguồn vốn lưu động là 173.925 triệu
đồng năm 2012 tăng 27% so với năm 2011, nhưng sang năm 2013 thì lại giảm
SV: Nguyễn Đức Việt

7

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp


Khoa: Quản lý kinh doanh

13% so với năm 2012 vì năm 20123công ty không phát triển thị trường mạnh
như năm 2012.
Chia theo sở hữu: gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Ổn định và chủ động trong
việc đảm bảo vốn cho mọi nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là điều
mong muốn đối với mọi doanh nghiệp. Qua bảng phân tích số liệu, số vốn mà
doanh nghiệp quản lý chủ yếu là sử dụng là vốn vay, và mỗi năm thì lượng vốn
vay càng tăng lên năm 2011 vốn vay là 497.353 triệu đồng đến năm 2012 tăng
9,8% (520.592 triệu đồng ) và sang đến năm 2013 đã tăng thêm 3,6%(590.481
triệu đồng). Ngoài ra ta còn thấy rằng lượng vốn vay luôn chiếm tỉ trọng cao
trong nguồn vốn của công ty cụ thể năm 2011 là 90% năm 2012 là 89,8% và đặc
biệt năm 2013 do công ty kinh doanh làm ăn thua lỗ nên lượng vốn vay đã chiếm
112,5% trong tổng số vốn. Lượng vốn vay tăng, khiến đoanh nghiệp gặp nhiều
khó khăn trong việc thanh toán những khoản nợ đến hạn. Trong khi đó thì vốn
chủ sở hữu vào năm 2012 có tăng 10.4% tăng từ 53.538 triệu đồng năm 2011 lên
59,121 triệu đồng. Nhưng sang đến năm 2013 do lợi nhuận của công ty thì suy
giảm mạnh dẫn đến vốn chủ sở hữu giảm 211% xuống còn -65,906 triệu đồng .
Đây lại là một thách thức nữa cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp trong năm
2014.

SV: Nguyễn Đức Việt

8

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp


Khoa: Quản lý kinh doanh

Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm
2011-2013
So sánh tăng
TT

Các chỉ tiêu chủ yếu

ĐVT

Năm

Năm

Năm

2011

2012

2013

71.644

79.219

So sánh tăng,


giảm2012/2011 giảm 2013/2012
Số tuyệt
Số tuyệt
%
%
đối
đối

1 Tổng chi phí

Tr.đ

51.178

20.466

40

7.575

10,5

2 Doanh thu

Tr.đ

191.824 416.263 175.190 224.439

117


-241.073

58

-15

-5

-44

-15,7

550.891 579.714 524.575

28.823

5,2

-55.139

-9,5

173.926 220.862 192.212

46.936

27

-28.650


-13

376.966 358.851 332.363

-18.115

-4.8

-26.488

-7,3

-130.612 -2339

3 Tổng số lao động
Tổng vốn kinh doanh

4

Người
Tr.đ

bình quân
4a. Vốn lưu động bình

Tr.đ

quân
4b. Vốn cố định bình


Tr.đ

295

280

236

quân
5 Lợi nhuận

Tr.đ

5.160

5.583

-125.028

423

8,2

6 Nộp ngân sách

Tr.đ

1.290

1.041


8.527

-249

-19.2

-1,041

-100

Tr.đ

0.202

0.271

0.198

0.069

34,15

-0.073

-26.93

Tr.đ

3.000


3.700

4.500

700

23.34

800

21.62

%

2,7

1,3

-71,4

-1,4

-51,8

-72,7

-5592

%


0,9

1

-23,8

0,1

11,1

-24,8

-2480

Lần

2,21

3,15

1,95

0,94

42.53

-1.2

-38.1


7
8
9
10
11

Năng suất lao động bình
quân
Thu nhập bình quân
Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu tiêu thụ (5/2)%
Tỷ suất lợi nhuận/vốn KD
(5/4)%
Số vòng quay vốn lưu
động (2/4a)%

Nguồn: Phòng Kế Toán, Công ty Datex
Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tình hình doanh thu của công
ty biến động qua các năm. Năm 2012 tăng 224.438 triệu đồng so với năm 2011
tức 117%, nhưng đến năm 2013 do tình hình thị trường không ổn định nên doanh
thu giảm 241.073 triệu đồng tức giảm 58% so với năm 2012. Cùng với sự suy
giảm doanh thu là sự cắt giảm nhân sự năm 2011 là 295 thì năm 2012 còn 280 và
năm 2013 giảm 44 người còn có 236. Nhìn vào bảng số liệu ta còn thấy rằng tỷ
SV: Nguyễn Đức Việt

9

MSV: 8TD40265



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

suất lợi nhuận trên doanh thu tiêu thụ giảm qua các năm, năm 2012 giảm 1,4% so
với năm 2011 và đến năm 2013 giảm mạnh xuống -71,4% giảm 72,4% so với
năm 2012.Điều đó phản ảnh đúng thực trạng làm ăn thua lỗ của công ty năm
2013. Cùng với sự thua lỗ năm 2013 thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh và
số vòng quay vốn lưu động cũng giảm. Cụ thể thì tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh
doanh đã giảm 24,8% so với năm 2012 và số vòng quay vốn lưu động năm 2013
giảm so với 2012. thu nhập bình quân các năm đều tăng vì giá cả thị trường
tăng .Năm 2013 có sự tăng trưởng không tốt như vậy một phần cũng là do đường
lối chỉ đạo chưa thật sự chính xác của ban lãnh đạo công ty. Đồng thời nó cũng
phản ánh được một năm kinh tế khó khăn của trong nước cũng như thế giới.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG
SV: Nguyễn Đức Việt

10

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI

XUẤT NHẬP KHẨU DATEX
2.1 Khái quát về nhân sự của công ty.
Bảng 3. Cơ cấu lao động của công ty qua 3 năm 2011-2013
Đơn vị: Người
Chỉ tiêu

Năm 2011
Số
lượn

Năm 2012

Năm 2013
Số

Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp

195
100

Nam

182

lượn
Số
g
(%) lượng (%)
(%)

100
280
100
236
100
Phân theo tính chất lao động
66
200
71,4 152 64,4
34
80
28,6
84
35,6
Chia theo giới tính
61,7
165
58,9 175 74,1

Nữ

113

38,3

Đại học trở lên
CĐ và trung cấp
PTTH hoặcTHCS

3

48
244

1
16,2
82,8

Trên 45
Từ 35 đến 45 tuổi
Từ 25 đến 35 tuổi
Dưới 25 tuổi

6
80
97
112

3,1
27,1
32,9
36,9

Tổng số lao động

g
295

115
41,1
61

Phân theo trình độ
4
1,4
4
54
19,3
50
222
79,3 182
Phân theo độ tuổi
5
1,8
5
78
27,9
72
86
30,7
80
111
39,4
79

So sánh
2012/2011
Số
tuyệt
đối
%
-15

-5

So sánh
2013/2012
Số
tuyệt
đối
%
-44
-15,7

5
-20

2,5
-20

-48
4

-24
5

-17

-9.3

10

6


25,9

2

1,7

-54

47

1,7
21,2
77,1

1
6
-22

33,3
12,5
-9

0
-4
-40

0
-7,4
-18


2,1
30,5
33,9
33,5

-1
-2
-11
-1

-16,7
-2,5
-11,3
-0,9

0
-6
-6
-32

0
-7,3
7
-28,8

Nguồn: Phòng Nhân sự
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy lực lượng lao động có số
lượng khá lớn,lượng lao động giữa các năm gần đây đang có xu hướng giảm. Năm
2012 giảm 15 người, tỉ lệ giảm 5,1% so với năm 2011. Tuy nhiên ta lại thấy trong

đó số lao động trực tiếp tăng 5 người và lao động gián tiếp giảm 20 người. Điều đó
cho chúng ta thấy công ty muốn cắt giảm một số nhân viên ở các phòng ban không
cần thiết để có thể cùng với đó là muốn mở rộng thêm sản xuất để đáp ứng nhu cầu
của thị trường. Nhưng đến năm 2013 kinh doanh có phần không tốt và doanh thu
suy giảm thì doanh nghiệp đã cắt giảm một số lượng lớn công nhân trong lĩnh vực
sản xuất tại các phân xưởng và tăng cường thêm người vào công tác quản lý cũng
như hoạch định chiến lược cho công ty. Vì vậy năm 2013 công ty giảm 44 người,
SV: Nguyễn Đức Việt

11

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

giảm 15,8% so với năm 2012. Trong đó thì lao động trực tiếp giảm 48 người còn
lao động gián tiếp lại tăng 4 người.
Như ta đã biết thì ở đây doanh ngiệp có nhà máy sản xuất sợi nên lượng
công nhân tập trung khá lớn. Nhưng vì là sản xuất với dây chuyền chưa thật sự
hiện đại nên lượng lao động vẫn chủ yếu là lao động phổ thông chỉ tốt ngiệp cấp 2
đến cấp 3. năm 2011 lượng lao động này là 244 người chiếm 82,8%, và đang có
xu hướng giảm dần tỉ trọng trong mấy năm trở lại đây. Năm 2012 là 222 người
chiếm 79,3% và năm 2013 là 182 người chiếm 77,1%. Đây chính là những công
nhân lao động trực tiếp tại nhà máy. Trong khi đó thì lực lượng lao động có trình
độ đại học và trên đại học chiếm tỉ trọng rất thấp, chỉ từ 1% đến 2% qua 3 năm trở
lại đây. Đây cũng là một điều khó khăn cho doanh nghiệp trong thời kỳ này.
Doanh ngiệp có đội ngũ lao động rất trẻ đa phần là đều dưới 35 tuổi. Đây

chính là độ tuổi muốn khát khao cống hiến và có tinh thần rất là cao. Tuy nhiên số
công nhân có đủ kinh nghiệm và kỹ năng để đào tạo thì doanh nghiệp đã và sẽ
phải tìm kiếm thêm.
Việc tuyển dụng của công ty là không phải mở rộng sản xuất mà là thay thế
tìm những lao động có tay nghề và chuyên môn nghiệp vụ cao để làm việc nâu
dài và cho ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
 Tình hình biến động nhân lực tại Công ty

SV: Nguyễn Đức Việt

12

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Bảng 4 .Tình hình biến động nhân sự của Công ty giai đoạn 2011 - 2013
Đơn vị :Người
Chỉ
tiêu

Số lao
động
đầu kỳ

năm
2011

2012
2013

Số lao động tăng
trong kỳ

Hưu

Tuyển ngoài

trí

báo cáo
285
295
280

Số lao động giảm
trong kỳ
Thôi việc và
chuyển công

Số lao
động
cuối kỳ

báo cáo
tác
0
20

295
2
30
280
0
59
236
(Nguồn: Phòng hành - chính nhân sự)

30
17
15

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình lao động tại công ty luôn có sự biến
động qua các năm. Năm nào công ty cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân lực để
thay thế những công nhân thôi việc và hết hợp đồng.
Năm 2011 số lao động của công ty cuối kỳ báo cáo là 295 lao động, năm 2012 số
lao động của công ty giảm 15 lao động,năm 2013 tiếp tục giảm mạnh . Trong 3
năm từ 2011 đến 2013 công ty đã tuyển mới 62 lao động , số lao động dừng công
tác ở công ty là 23 người. Trong số lao động dừng công tác ở công ty, số lao
động nghỉ hưu trí là 2 người, số lao động thôi việc và chuyển công tác là 109
người chiếm chủ yếu là lao động phổ thông mới vào làm, có thâm niên công tác
tại công ty từ 1 – 2 năm. Nguyên nhân gây ra tình trạng lao động nghỉ việc tại
công ty là do thu nhập bình quân của người lao động khi làm việc tại công ty so
với mặt bằng chung thì thấp hơn các công ty cùng ngành nghề, mặt khác với giá
cả, chi phí đang gia tăng hiện nay rất khó để thu hút và giữ chân người lao động.
Nguyên nhân thứ hai là do thị trường lao động được mở rộng, hàng loạt các khu
công nghiệp ra đời, kéo theo là sự đầu tư ồ ạt của nước ngoài vào Việt Nam, do
đó người lao động có nhiều cơ hội việc làm hơn với điều kiện làm việc hấp dẫn
hơn.


2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng của công ty.
SV: Nguyễn Đức Việt

13

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Công ty đang ở trong giai đoạn mới thành lập và phát triển, qui mô sản
xuất kinh doanh của công ty không ngừng mở rộng, do đó nhu cầu về lao động
cũng tăng theo. Hàng năm công ty đều phải tổ chức tuyển mới lao động để bù đắp
vào số lao động thôi việc và đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất. Xác định
được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nên công ty đã nghiên cứu để đề ra
được trình tự và phương pháp tuyển dụng cho phù hợp. Quy trình tuyển dụng và
phương pháp tuyển dụng của công ty gồm có các bước theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Quy trình tuyển dụng lao động ở công ty thương mại cổ phần Datex

Lập kế hoạch tuyển dụng

Xem xét

Không duyệt

KHTD
Thông báo tuyển dụng


Thu nhận sàng
lọc hồ sơ

Loại

Phỏng vấn tuyển
chọn

Loại

Loại

Bố trí thử việc

Ra quyết định tuyển dụng

2.2.1 Xác định nhu cầu tuyển dụng.
SV: Nguyễn Đức Việt

14

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Theo yêu cầu sản xuất công ty luôn biến động về lao động nhất là công

nhân trực tiếp sản xuất vì tính chất công việc nên công ty thường ký hợp đồng
mùa vụ cho công nhân lao động .Sau thời gian hết hạn hợp đồng công ty kiểm tra
những công nhân đạt tay nghề thì tiếp tục ký hợp đồng dài hạn vì vậy vào những
thời điểm gần cuối năm nhu cầu sản xuất cao thì lại thiếu hụt lao động.
- Theo nhu cầu sản xuất tại các phòng ban trong đơn vị. Tuỳ thuộc vào tình

hình lao động của mỗi phòng ban tại mỗi thời điểm, nếu số lao động hiện tại
không đáp ứng được hết khối lượng công việc thì trưởng các phòng ban sẽ đề
nghị lên Giám đốc để tuyển thêm người.
- Theo yêu cầu sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng trưởng ổn định . Phòng
hành chính – nhân sự kết hợp với các đơn vị cân đối số lao động cần bổ sung,
tổng hợp trình giám đốc phê duyệt. Công việc này thường vào cuối năm trước,
khi lập kế hoạch cho năm sau, các phòng ban tuỳ thuộc vào khối lượng công việc
dự kiến của mình mà đề xuất lên giám đốc nhu cầu nhân sự của phòng.
- Khi có lao động nghỉ hưu hoặc chấm dứt hợp đồng,nghỉ việc phòng hành
chính – nhân sự xem xét, cân đối điều chỉnh giữa các đơn vị trong công ty.
2.2.2 Lập kế hoạch tuyển dụng.
Kế hoạch tuyển dụng là căn cứ để thực hiện các bước tiếp theo của quá trình
tuyển dụng. Phòng Hành chính - Nhân sự (HCNS) chịu trách nhiệm lập kế hoạch
tuyển dụng trình Giám đốc xem xét phê duyệt.
Để lập được kế hoạch tuyển dụng phòng HCNS phải tiếp nhận yêu cầu tuyển
dụng của các bộ phận, tổng hợp, xem xét trên cơ sở đối chiếu với phương án sắp
xếp tổ chức của công ty.
Nhu cầu tuyển dụng của các bộ phận do người phụ trách bộ phận xác định dựa
trên kế hoạch của công ty, hướng phát triển của bộ phận mình.
Các bộ phận đã xác định được nhu cầu tuyển dụng của bộ phận thì chuyển kết
quả về phòng HCNS để tổng hợp và trình Giám đốc phê duyệt. Nếu có vướng
mắc phòng HCNS cần làm việc với các bộ phận thống nhất ý kiến và trình lại
Giám đốc phê duyệt.


Bảng 5: Biểu mẫu kế hoạch tuyển dụng năm 2014.
SV: Nguyễn Đức Việt

15

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp
Chức
danh
tuyển
dụng

Công
việc

Số
lượng
yêu
cầu

Phòng
kinh
doanh

Nhân
viên

3


Khoa: Quản lý kinh doanh
Số
lượng
theo
Giới
tính
Nam
Nữ

Công
CN
nhân PX
sợi

17

CN Phân
xưởng
Dệt,may CN

15

Nam

Tuổi

Trình
độ
yêu

cầu

23 tới
30
23 tới
25
18 tới
25

ĐH

Thời Lý do tuyển
gian
dụng
yêu cầu
có kinh
nghiệm
Giao tiếp tốt 1 năm
Bổ xung
trở nên

ĐH

Nữ
Nam

Năng lực
yêu cầu

Từ 18

tới 27

TN
Khỏe
PTTH mạnh,nhanh
nhẹn

Bổ xung

TN
Có kinh
PTTH nghiệm may

Bổ xung SX

Nữ

Từ 1
năm
trở nên

Kế hoạch tuyển dụng cần xác định rõ các vị trí tuyển dụng, số lượng bao
nhiêu người, thời gian cần tuyển dụng. Căn cứ vào kế hoạch tuyển dụng để thực
hiện các nội dung chuẩn bị cho tuyển dụng như sau:
-Thành lập hội đồng tuyển dụng gồm: Giám đốc (Phó Giám đốc) làm chủ
tịch hội đồng, Trưởng phòng HCNS làm Phó chủ tịch hội đồng, cán bộ nhân sự,
trưởng các bộ phận có yêu cầu tuyển dụng.
- Nghiên cứu kỹ các loại văn bản, tài liệu tuyển dụng liên quan.
- Xác định tiêu chuẩn tuyển dụng: là viẹc xác định các yêu cầu cần phải có của
ứng viên về mặt kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng quản lý,

sức khoẻ , thái độ làm việc ...
-Xác định nguồn tuyển mộ và phương pháp tuyển mộ hiệu quả.
Qua bảng xác định nhu cầu trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây nhu cầu
tuyển dụng của công ty liên tục biến đổi để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Cụ thể: cụ
thể năm 2011 công ty cần tuyển 30 người, năm 2012 cần tuyển 17 người đến năm
2013 công ty cần tuyển 15 người.
* Nguồn tuyển dụng của công ty.
*Nguồn bên trong:
- Nguồn này được công ty sử dụng trong hai trường hợp sau:
SV: Nguyễn Đức Việt

16

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

+ Một là khi bộ phận nào đó trong công ty thiếu người sẽ thông báo tuyển
trong Công ty, nhân viên bộ phận nào quan tâm báo cáo với người quản lý bộ
phận mình và sẽ được người quản lý trực tiếp bộ phận có nhu cầu tuyển dụng
phỏng vấn, kiểm tra các nghiệp vụ chuyên môn.
Cách làm này của công ty chỉ tốt trong trường hợp nhân viên một bộ phận
thì thiếu, một bộ phận thì thừa, nếu không nhân viên bộ phận này chuyển sang bộ
phận khác sẽ để lại một khoảng trống cho bộ phận có nhân viên chuyển đi và
công ty vẫn sẽ phải tuyển bên ngoài. Hơn nữa, nhân viên nội bộ chỉ sẵn sàng ứng
tuyển trong trường hợp này với điều kiện những chế độ ở bộ phận thiếu người tốt
hơn ở bộ phận mình đang làm.

Tuyển dụng theo nguồn này có rất nhiều tiện lợi cho công ty như chi phí
tuyển dụng thấp, không tốn nhiều thời gian để hướng dẫn người lao động làm
quen với công việc. Đồng thời tạo được niềm tin và động lực cho các nhân viên
làm việc trong công ty vì họ hy vọng sẽ được thăng tiến lên vị trí công việc cao
hơn. Tuy nhiên, hình thức này cũng có nhược điểm số lượng không lớn, không
làm mới chất lượng nguồn nhân lực trong công ty, mặt khác có thể gây ra những
xung đột, bè phái trong nội bộ.
Như vậy công tác tuyển dụng đối với nguồn bên trong đã được công ty
quan tâm, giúp cho công ty tiết kiệm được phần nào thời gian và chi phí tuyển
dụng, sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực hiện có.
*Nguồn tuyển dụng bên ngoài
Những năm gần đây công ty sản xuất theo mùa vụ, nguồn nhân lực của
Công ty không thay đổi theo thời vụ thể đáp ứng đủ nhu cầu về kỹ thuật cũng
như chất lượng, do vậy công ty.
Đây là những người mới đến xin việc, những người này bao gồm:
+ Những sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học
và dạy nghề (bao gồm cả những người được đào tạo trong nước và ở nước
ngoài).
+ Những người đang trong thời gian thất nghiệp, bỏ việc cũ.
+ Những người đang làm việc tại các tổ chức khác.
SV: Nguyễn Đức Việt

17

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh


- Ưu điểm của nguồn này là:
+ Đây là những người được trang bị những kiến thức tiên tiến và có hệ
thống.
+ Những người này thường có cách nhìn mới đối với tổ chức.
+ Họ có khả năng làm thay đổi cách làm cũ của tổ chức mà không sợ
những người trong tổ chức phản ứng.
- Nhược điểm của nguồn này là:
+ Tuyển người ở ngoài tổ chức chúng ta sẽ phải mất thời gian để hướng
dẫn họ làm quen với công việc.
Khi tuyển nguồn từ bên ngoài tổ chức chúng ta cần chú ý tới một số rủi ro
có thể xảy ra bởi vì những kỹ năng của các ứng viên này mới chỉ dừng ở dạng
tiềm năng nó chưa được thể hiện trực tiếp ra bên ngoài do đó người được tuyển
mộ sẽ không đáp ứng được ngay cho công việc.
2.2.3 Thông báo tuyển dụng.
Sau khi đã xác định được tiêu chuẩn tuyển dụng của giám đốc phê duyệt,
phòng HCNS chịu trách nhiệm làm thông báo tuyển dụng và gửi thông báo theo
một số hình thức sau:
-Dán thông báo ở bảng tin nội bộ.
-Đăng tin trên báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng.
Nội dung của thông báo tuyển dụng bao gồm các thông tin sau:
-Vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển dụng
-Yêu cầu tuyển dụng
- Kinh nghiệm: với mỗi vị trí khác nhau thì đòi hỏi kinh nghiệm khác nhau.
- Trình độ học vấn, chuyên môn
-Ngoài ra là các giấy tờ văn bằng khác…
-Các hướng dẫn về hồ sơ, cách thức liên hệ với công ty
- Dưới đây là một mẫu thông tin tuyển dụng mà công ty đã sử dụng

Bảng6:Thông báo tuyển dụng

CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI XNK DATEX
SV: Nguyễn Đức Việt

18

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất dệt may
Địa chỉ liên hệ: Phòng 508,từng 5,tòa nhà 195 ,Khâm Thiên, Đống Đa,Hà nội
Điện thoại: 043513.4381/82/83
Fax:04351304384
Người liên lạc: Tống Thị Loan – Mobile: 0973.965.674
THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG
Vị trí tuyển: Nhân viên kế toán
Số lượng: 1 người
Yêu cầu:
- Tốt nghiệm Đại học chính quy chuyên ngành kế toán – tài chính trường Học
viện Tài chính hoặc Đại học Kinh tế quốc dân.
- Giới tính: Nam
- Độ tuổi: Từ 25 tuổi trở lên.
- Có ít nhất 5 năm làm việc ở bộ phận kế toán.
- Có khả năng kiểm toán, tổng hợp, và phân tích số liệu.
- Có kỹ năng tổ chức quản lý công việc, cẩn thận và trung thực.
- Nắm vững và am hiểu các quy định pháp luật về thuế, chuẩn mực kế toán và
chế độ kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam.

- Sử dụng thành thạo về phần mềm kế toán và vi tính văn phòng.
- Có ngoại hình khá, sức khoẻ tốt, có khả năng đi công tác xa và làm việc ngoài giờ.
Yêu cầu hồ sơ: Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin việc viết tay.
- Sơ yếu lý lịch.
- Bản tóm tắt khả năng, kinh nghiệm làm việc.
- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ có lien quan.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Giấy chứng nhận sức khoẻ trong 6 tháng gần đây.
- 4 ảnh 3 x 4.
Nhận xét về thông báo tuyển dụng trên ta thấy mặc dù thông báo đã có các
thông tin cần thiết để hướng dẫn ứng viên nộp hồ sơ nhưng tính hấp dẫn của
thông báo chưa có. Bởi vì qua thông báo ứng viên chưa thấy được tính hấp dẫn
của công ty, môi trường làm việc, quyền lợi đựợc hưởng, những trách nhiệm,
nhiệm vụ chính trong công việc. Vì vậy nên thông báo chưa thu hút được ứng
viên và cũng chưa có tác dụng trong việc sàng lọc ứng viên ngay từ khi ứng viên
đọc thông báo.
Hơn nữa, ta thấy các kênh tuyển mộ công ty sử dụng còn rất hạn chế. Đây là
những kênh tuyển mộ truyền thống còn mang tính bị động nên chưa thực sự có
hiệu quả trong việc thu hút ứng viên chất lượng cao.

SV: Nguyễn Đức Việt

19

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp


Khoa: Quản lý kinh doanh

2.2.4 Thu nhận, sàng lọc hồ sơ ứng viên.
Sau khi thông báo tuyển dụng, phòng hành chính - nhân sự sẽ tiến hành thu
nhận hồ sơ. Trong quá trình thu nhận hồ sơ phòng sẽ kiểm tra hồ sơ theo các tiêu
chuẩn xét duyệt hồ sơ cụ thể như sau:
Xem xét tính hợp lệ của hồ sơ:
Hồ sơ ứng viên phải thể hiện rõ vị trí dự tuyển, họ tên ứng viên và các dữ
liệu cụ thể để công ty có thể liên hệ khi có nhu cầu.
Tùy vào từng vị trí, chức danh cần tuyển mà công ty sẽ yêu cầu bổ sung
những giấy tờ cần thiết khác trong bộ hồ sơ.
- Về mặt nội dung
+ Hồ sơ phải thể hiện đựơc trình độ chuyên môn cũng như các kiến thức
theo yêu cầu tuyển dụng thông qua phần trình bày của đơn xin việc và sơ yếu lí
lịch, các bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn.
+ Ứng viên phải được xác nhận có đủ sức khỏe thông qua giấy khám sức
khỏe đã đựơc xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
Với những yêu cầu trên của bộ hồ sơ, phòng hành chính – nhân sự có thể
hiểu một cách khái quát nhất về từng ứng viên để lựa chọn được những bộ hồ sơ
có các tiêu chuẩn tương đối phù hợp với yêu cầu của công việc.
Kết thúc quá trình nhận hồ sơ, phòng hành chính nhân sự sẽ kết hợp
với hội đồng tuyển dụng tiến hành sơ tuyển hồ sơ. Việc sơ tuyển hồ sơ
thường được tiến hành trong thời hạn tối đa là 1 tuần kể từ ngày hết hạn nộp
hồ sơ. Phòng hành chính – nhân sự sẽ ghi lại các thông tin chủ yếu và những
lưu ý về ứng viên. Hồ sơ ứng viên được ưu tiên theo thứ tự: Bằng cấp, các
loại chứng chỉ, thời gian kinh nghiệm, thâm niên công tác, độ tuổi, sức khoẻ.
Việc chọn những bộ hồ sơ theo tiêu chí ưu tiên là bằng cấp để thay thế cho
bước trắc nghiệm IQ, điều này là hoàn toàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của công ty do giới hạn về thời gian và chi phí. Ngoài ra, việc xét tuyển sẽ
được ưu tiên đối với hồ sơ các ứng viên nội bộ, hồ sơ ứng tuyển của đợt

tuyển dụng trước sẽ được ưu tiên xem xét lại xem có phù hợp hay không để
lập danh sách đề nghị phỏng vấn.
SV: Nguyễn Đức Việt

20

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Sau quá trình sơ tuyển hồ sơ, nhà tuyển dụng đã loại bỏ được một loạt các
hồ sơ không thích hợp đồng thời sắp xếp được danh sách các ứng viên đáp ứng
được các yêu cầu cơ bản mà công ty đưa ra cho từng vị trí tuyển dụng. Tiếp đó
phòng hành chính – nhân sự sẽ lập phiếu đề xuất phỏng vấn và danh sách các
thành viên hội đồng phỏng vấn trình giám đốc ký duyệt, sau đó thông báo cho
các thành viên hội đồng phỏng vấn và các ứng viên biết cụ thể thời gian và địa
điểm phỏng vấn.
2.2.5 Phỏng vấn tuyển chọn.
Những ứng viên đã qua bước sàng lọc hồ sơ được lập danh sách ứng viên để
mời đi phỏng vấn.
Phòng HCNS chịu trách nhiệm tổ chức phỏng vấn và thực hiện các nội
dung công việc sau:
-Thông báo lịch phỏng vấn cho hội đồng tuyển dụng và các ứng viên.
-Bố trí địa điểm phỏng vấn cho phù hợp.
-Tổng hợp về nội dung, cách thức phỏng vấn.
-Chuẩn bị danh sách viên, hồ sơ ứng viên, bảng đánh giá phỏng vấn ứng viên.
Phỏng vấn là một phương pháp thông dụng nhất trong việc tuyển dụng lao

động, là một phương pháp mang lại hiệu quả cao cho tuyển dụng. Vì thông qua
phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng vừa có thể quan sát trực tiếp về hình thức
bên ngoài, hành vi, cử chỉ, lời nói của ứng viên và đặc biệt là qua đó có thể đánh
giá được về cá tính, nhân cách, trình độ cũng như kinh nghiệm của người dự
tuyển.
Phụ trách việc phỏng vấn là các ủy viên của hội đồng tuyển dụng, tức là
các trưởng phòng ban chức năng và cán bộ nhân sự. Đây là những người có trình
độ chuyên môn khá cao về lĩnh vực mà họ đảm nhiệm nên họ có thể đánh giá
được trình độ của người dự tuyển và lựa chọn được người phù hợp. Tuy nhiên
không phải lúc nào họ cũng phỏng vấn người dự tuyển đúng chuyên môn mà họ
đang phụ trách. Mặt khác dù có trình độ chuyên môn cao nhưng những cán bộ
phỏng vấn này chưa thực sự có kinh nghiệm phỏng vấn nên nhiều khi chưa mang
lại hiệu quả cao.
SV: Nguyễn Đức Việt

21

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Trong quá trình phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn áp dụng cả hai loại phỏng
vấn là phỏng vấn theo mẫu và phỏng vấn không theo mẫu. Phỏng vấn theo mẫu là
dựa vào những câu hỏi đã được soạn sẵn. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời
gian phỏng vấn mà vẫn có thể đánh giá được trình độ giữa những ứng viên.
Nhưng để tìm hiểu sâu về một vấn đề nào đó thì cán bộ phỏng vấn dùng phương
pháp phỏng vấn không theo mẫu. Nhờ đó cán bộ phỏng vấn có thể kết hợp những

câu trả lời để đưa ra những nhận định khách quan và chính xác nhất.
Đối với lao động giản đơn.
- Thông thường trong trường hợp công ty tuyển dụng công nhân trực tiếp
nếu cần áp dụng phương pháp phỏng vấn thì chỉ dừng lại ở phương pháp phỏng
vấn sơ bộ và được thực hiện một cách đơn giản, gọn nhẹ. Việc phỏng vấn chỉ do
đại diện phòng hành chính – nhân sự và trưởng bộ phận cần tuyển dụng tiến
hành.
Các câu hỏi đặt ra trong quá trình phỏng vấn thường xoay quanh các nội
dung mà ứng viên kê trong sơ yếu lý lịch như: Quá trình học tập? Tiểu sử phát
triển của bản thân? Các kỹ năng, năng khiếu khác (nếu có)? Tại sao lại ứng tuyển
vào công ty? Mức thu nhập mong muốn?...
Các tiêu chí để đánh giá ứng viên loại này chủ yếu tập trung ngoại hình,
giao tiếp và tác phong, sức khoẻ qua ngoại hình bên ngoài.
Bảng 7: Bảng mẫu câu hỏi phỏng vấn dành cho một số chức danh như nhân
viên văn phòng.
Họ tên : _______________________________________________________________
Ngày sinh_______________Nơi sinh________________
CMND số :______________Ngày cấp:______________Nơi cấp:___________________
Địa chỉ liên lạc__________________________________________________________
______________________________________________________________________
Điện thoại :_____________________________________________________________
1. Bạn vui lòng cho biết lý do xin vào làm việc/ và vì sao bạn biết Công ty chúng
tôi?
2. Bạn đã được đào tạo ở những trường và chyên ngành nào ? Thới gian ?
SV: Nguyễn Đức Việt

22

MSV: 8TD40265



Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

3. Bạn từng làm việc những đơn vị nào trước đây ? Chức vụ đảm nhiệm ?
4. Bạn cho biết kinh nghiệm của bạn về công việc bạn dự tuyển/ khả năng chuyên
môn/ năng khiếu đặc biệt của bạn ?
5. Theo bạn những chuyên viên / nhân viên giỏi cần có những phẩm chất gì ?
6. Nếu được nhận vào làm việc, bạn thấy vị trí nào là phù hợp nhất với khả năng của
bạn ?
7. Nếu được làm việc ở vị trí thích hợp/ hoặc có thể chưa phù hợp ? Bạn sẽ có định
hướng gì ?
8. Vì yêu cầu công việc, bạn có tự giác làm cho xong việc, chứ không chỉ hết giờ
không ? Theo ý bạn, nếu có thì sao ? Và nếu không thì sao ?
9. Bạn có khả năng làm việc độc lập và sử dụng thành thạo được những phương tiện
làm việc nào để phục vụ cho công việc bạn muốn dự tuyển ?
Theo yêu cầu và tính chất công việc, bạn có sẵn sàng ký thoả thuận, cam kết
với công ty, chấp hành triệt để các Qui chế, Qui định, Nội qui Công ty
không ? Bạn suy nghĩ gì về việc chịu trách nhiệm cá nhân và chịu trách
nhiệm liên đới ?
Ngoài giờ làm việc, bạn có đi học hoặc làm thêm việc gì không ? Nếu có thì
đó là học thêm gì ?
Làm thêm gì ? ở đâu ?
Bạn có nhu cầu được đào tạo, hoặc đào tạo lại không ? Bạn có chấp nhận cùng
công ty chịu chi phí đào tạo/ và có cam kết làm việc lâu dài với công ty không
?
Bạn có gặp trở ngại gì đối với chế độ làm việc theo thời gian công ty qui
định ? Hoàn cảnh gia đình, hoặc bản thân của bạn có dễ ảnh hưởng đến công
10.


việc làm không ? Bạn có thể công tác xa nhà dài hạn không ?
Bạn đã từng chịu áp lực của công việc nào chưa ? Khả năng thích ứng của bạn
sẽ ra sao ?
Như : Tiến độ phải hoàn thành cùng lúc nhiều việc ? Tự lo ? Tự chịu trách
nhiệm ? Bạn cho ví dụ ?
Để được làm việc ổn định, lâu dài, theo bạn công ty chúng tôi sẽ giúp gì cho
bạn ?
Theo bạn ý thức kỷ luật lao động là gì ? ý thức trách nhiệm là gì ? Bạn cho biết
sự giống nhau/ cũng như khác nhau về chúng ?
Sở thích của bạn là gì ? Bạn có chơi thể thao không ? Môn gì ? Được bao lâu ?
Thường chơi ở đâu ?
SV: Nguyễn Đức Việt

23

MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

Bạn vui lòng trình bày nhiệm vụ công việc mà bạn sắp đảm nhiệm khi được
tuyển ?
Bạn có thể lập sơ đồ, có thuyết minh ( Phần này rất quan trọng cho việc sắp
xếp vị trí công việc của bạn và bạn hãy trình bày thật rõ rang, chính xác để thể
hiện năng lực của mình )

Sau khi phỏng vấn xong một ứng viên thì cản bộ trực tiếp phỏng vấn ghi lại kết

quả vào bản đánh giá phỏng vấn ứng viên theo mẫu dưới đây:

Bảng 8: Bảng đánh giá ứng viên.



Tên ứng viên:....................................


Ngày

phỏng

vấn: ...../...../.....
Vị trí tuyển dụng:.............................. Bộ phận................................
Nhận xét
Xuất
Trung
Mục
sắc

Tốt

Khá

Bình

Kém

1

2
3
4

Bằng cấp chuyên môn :
Kiến thức/ kỹ năng chuyên môn
Kinh nghiệm trong lĩnh vực đã làm
Kỹ năng giao tiếp/ tướng mạo/ cách cư

5
6
7
8
9

xử
Trình độ ngoại ngữ/Tin học
Ý thức kỷ luật/ trách nhiệm
Cá tính/ năng lực độc lập
Mức độ chịu đựng áp lực
Sự nhạy bén/tác phong
Như trên ta thấy bước phỏng vấn tuyển chọn được thực hiện khá bài bản và
khoa học, việc bố trí cán bộ phỏng vấn phù hợp, sử dụng các hình thức phỏng vấn
phù hợp.
Tuy nhiên việc tổ chức phỏng vấn vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục để
nâng cao hiệu quả phỏng vấn như:
SV: Nguyễn Đức Việt

24


MSV: 8TD40265


Luận văn tốt nghiệp

Khoa: Quản lý kinh doanh

- Cán bộ phỏng vấn chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn.
- Việc bố trí phòng để phỏng vấn chưa phù hợp: phòng phỏng vấn có tiếng
ồn, hay có người ra vào làm ảnh hưởng đến tiến trình phỏng vấn.
- Cán bộ phỏng vấn tuy có trình độ chuyên môn cao nhưng còn thiếu kỹ năng
phỏng vấn nên hiệu quả phỏng vấn chưa cao.
Sau khi quá trình phỏng vấn kết thúc, các thành viên trong hội đồng
phỏng vấn tiến hành họp so sánh các bảng điểm để đưa ra tổng số điểm cho
mỗi ứng viên sao cho khách quan nhất, chính xác nhất. Tiếp đó, hội đồng
phỏng vấn sẽ chọn từ trên xuống những ứng viên có điểm số cao nhất cho đến
khi đủ chỉ tiêu. Số ứng viên còn lại sẽ bị loại nhưng vẫn được lưu hồ sơ để có
thể sử dụng khi tuyển dụng đợt kế tiếp hoặc khi cần người đột xuất.
Ngay sau khi có kết quả phỏng vấn, trưởng phòng hành chính – nhân sự sẽ
lập quyết định thử việc cho ứng viên được chọn và trình Giám đốc ký duyệt.
2.2.6 Kết quả tuyển được.

Bảng 9: Chi tiết kết quả tuyển dụng trong 3 năm gần đây theo nguồn
tuyển.
Đơn vị: Người
STT
1
2
3
4

5
7
8
9
10
11

Số lượng lao động tuyển dụng
2011
2012
2013
BP Hành chính- Nhân sự
1
0
0
BP Tài chính kế toán
1
1
0
BP Thiết kế cơ bản
1
1
0
BP Kế hoạch sản xuất kinh doanh
1
0
1
BP Vật tư
0
0

1
BP KCS
1
0
0
Phân xưởng sợi
10
3
8
Phân xưởng dệt, may, hoàn thiện
15
12
5
Nguồn bên trong
0
2
2
Nguồn bên ngoài
30
17
15
Tổng số lao động
30
19
17
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Các phòng ban

Qua bảng xác định nhu cầu trên ta thấy trong 3 năm trở lại đây nhu cầu tuyển
dụng của công ty liên tục biến đổi để đáp ứng yêu cầu sản xuất. Cụ thể: cụ thể

năm 2011 Công ty cần tuyển 30 người, năm 2012 cần tuyển 17 người đến năm
SV: Nguyễn Đức Việt

25

MSV: 8TD40265


×