Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố QP AN ở vùng biển tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.06 KB, 73 trang )

LỜI CẢM ƠN !
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường, được sự quan tâm
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy, cô giáo khoa Giáo dục Quốc phòng. Em
đã dần trưởng thành cả về nhân cách và đạo đức cũng như trình độ chuyên
môn, để hôm nay em là sinh viên năm thứ tư nhưng em vẫn luôn nhận được
những tình cảm, những lời động viên, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình từ phía
thầy, cô giáo trong khoa.
Cầm quyển khóa luận tốt nghiệp trong tay, em biết đó không chỉ là
công sức của riêng bản thân em mà còn là công sức rất to lớn của Ban chủ
nhiệm khoa Giáo dục quốc phòng, của các thầy cô, gia đình và bạn bè.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
thầy giáo – Trung tá . Nguyễn Văn Toàn, người đã tận tâm giúp đỡ, chỉ bảo,
hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Sự hướng dẫn của thầy
là nguồn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình làm khóa luận.
Tôi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp nhất của gia đình, bạn bè,
người thân đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên để tôi hoàn thành khóa luận
của mình.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, khóa luận không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong được sự giúp đỡ, chỉ dẫn và đóng góp của thầy cô và
các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 4 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Hồng Nhung

1


CHỮ VIẾT TẮT
CNXH



: Chủ nghĩa xã hội

CNH - HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

QP - AN

: Quốc phòng an ninh

UBND

: Ủy ban nhân dân

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

2


MỤC LỤC

3



MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Đất nước đang trên đà phát triển theo hướng CNH, HĐH vấn đề kết
hợp kinh tế-xã hội và củng cố Quốc phòng –An ninh là nhiệm vụ then chốt để
đảm bảo cho đất nước phát triển toàn diện. Đây là hai nhiệm vụ quan trọng
đồng hành với nhau trong mọi giai đoạn thời kỳ của lịch sử. Trong đó, QPAN là một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong quá trình đưa
đất nước đi lên CNXH. Ngày nay nhân dân ta đang được sống trong hòa bình
nhưng các thế lực bên ngoài luôn luôn tìm cách chống phá cách mạng. Do
vậy, trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta phải kết hợp phát
triển kinh tế- xã hội để góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp đẩy lùi mọi âm
mưu chống phá của các thế lực bên ngoài và cũng là nền tảng để xây dựng đất
nước vững mạnh.
Tỉnh Nam Định nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ là nơi có nhiều
tiềm năng để phát triển kinh tế -xã hội và củng cố QP-AN là hướng phòng thủ
thứ yếu của Quân khu 3. Nam Định giáp với Thái Bình ở phía bắc, Ninh Bình
ở phía nam và Hà Nam ở phía tây bắc và phía đông giáp biển vịnh Bắc Bộ.
Nam Định gồm 3 huyện giáp biển, có bờ biển dài 72 km, đất đai phì nhiêu, có
nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển, có bờ biển dài thuận lợi cho chăn nuôi
đánh bắt hải sản, phát triển du lịch biển, làm muối, ngành dịch vụ hàng
hải.....nhưng cũng tiềm ẩn không ít những vấn đề nhạy cảm về QP-AN. Vì
vậy để phát huy nội lực của vùng cần có những giải pháp cụ thể trong quá
trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với tăng
cường củng cố QP-AN.
Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài “ Kết hợp phát triển kinh tế
-xã hội với tăng cường củng cố QP-AN ở vùng biển tỉnh Nam Định” với
mong muốn đưa ra được một số biện pháp phát huy được thế mạnh của vùng.


2.

Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế-xã hội với
4


tăng cường củng cố QP- AN ở vùng biển tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
-Từ đó đưa ra một số biện pháp về kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với
tăng cường củng cố QP- AN ở vùng biển tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
3.

Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiêm cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về kết hợp phát triển kinh tế-xã
hội với tăng cường củng cố QP- AN ở vùng biển tỉnh Nam Định trong giai
đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng
cường củng cố QP- AN ở vùng biển tỉnh Nam Định.
4. Phạm vi nghiên cứu
-Kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường củng cố QP-AN ở
vùng biển tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu, phương
pháp trình bày logic - lịch sử, phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia...
6. Cấu trúc của khóa luận
- Gồm: phần mở đầu, 2 chương và kết luận.

5



NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN KẾT HỢP PHÁT TRIỂN KINH TẾ
XÃ HỘI VỚI TĂNG CƯỜNG CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG - AN NINH Ở
VÙNG BIỂN TỈNH NAM ĐỊNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Khái niệm
1.1.1. Kinh tế, xã hội
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, “kinh tế là tổng thể các hoạt động
của một cộng đồng người, một nước, liên quan đến toàn bộ quá trình hay một
phần của tổng quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các sản
phẩm xã hội” [11; 584].
Trong một quá trình sản xuất một hình thái kinh tế - xã hội nhất định
một nền kinh tế quốc dân phải bao gồm các ngành, các cơ sở loại hình sản
xuất và bao gồm các khâu của nền sản xuất xã hội như: Sản xuất - phân
phối - trao đổi - tiêu dùng trên toàn bộ lãnh thổ của đất nước. Mỗi nền kinh
tế đều do quan hệ sản xuất cũng như tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất quy định.
Ngoài ra, ta còn có thể hiểu kinh tế là hoạt động cơ bản, thường xuyên,
gắn liền với sự tồn tại của xã hội loài người. Đó là toàn bộ quá trình hoạt
động sản xuất và tái sản xuất ra của cải cho xã hội, phục vụ nhu cầu cho đời
sống của con người.
Xã hội theo nghĩa hẹp là “chỉ một loại hệ thống xã hội cụ thể trong lịch
sử, một hình thức nhất định của những quan hệ xã hội, là một xã hội ở vào
một trình độ phát triển của lịch sử nhất định, là một kiểu xã hội nhất định đã
hình thành trong lịch sử như: xã hội nô lệ, xã hội phong kiến, xã hội tư
bản...”. Theo nghĩa rộng thì “xã hội là toàn bộ hình thức hoạt động chung
của con người, đã hình thành trong lịch sử” [14; 964 - 965].
Từ đó, ta thấy rằng phát triển kinh tế - xã hội là làm giàu cho đất nước
và nhân dân cả về mặt vật chất và tinh thần, và cũng là nền tảng quan trọng

6


trong mọi thời kì phát triển của đất nước. Nhận thức rõ được điều này, Đảng
và Nhà nước ta có những chính sách, biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả
của nền kinh tế quốc dân. Phát triển nền kinh tế bền vững, ổn định đời sống
nhân dân là chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời cũng là yếu tố đảm bảo vững chắc cho sự nghiệp xây dựng và củng
cố QP - AN.
1.1.2. Quốc phòng, an ninh
“Quốc phòng là công cuộc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể
các hoạt động đối nội, đối ngoại của quốc gia nhằm bảo vệ độc lập dân tộc,
chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và nhân dân bằng toàn bộ sức mạnh quân sự,
chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật... của chính mình” [13; 611].
Quốc phòng của đất nước ta mang tính chất toàn dân, toàn diện có kế
thừa truyền thống dân tộc. Mục đích nhằm bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam XHCN và góp phần bảo vệ hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Xây
dựng và củng cố quốc phòng là nhiệm vụ của toàn dân, toàn quân, của cả hệ
thống chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và gắn chặt
với nhiệm vụ giữ vững an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
“An ninh là sự yên ổn vững vàng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,
về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia” [11; 44]. Ta có thể hiểu
an ninh là trạng thái ổn định an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự
tồn tại và phát triển của cá nhân, tổ chức, xã hội. Bảo vệ an ninh là nhiệm vụ
trong yếu, thường xuyên của toàn dân và của cả hệ thống chính trị do lực
lượng an ninh làm nòng cốt, bảo vệ an ninh luôn kết hợp chặt chẽ với củng cố
quốc phòng.
Kết hợp quốc phòng với an ninh nhằm đập tan mọi âm mưu và hành
động của các thế lực thù địch để bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, chính
quyền và nhân dân. Để bảo đảm cho sự phát triển ổn định của đất nước thì QP

- AN cũng cần kết hợp chặt chẽ với kinh tế tạo tiền đề thúc đẩy cho nhau cùng
phát triển góp phần vào sự nghiệp chung xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
7


1.1.3. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP -AN
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cổ QP - AN ở
nước ta là hoạt động tích cực, chủ động của Nhà nước và nhân dân trong việc
gắn kết chặt chẽ hoạt động kinh tế - xã hội, QP - AN trong một chỉnh thể
thống nhất trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, thúc đẩy cùng
nhau phát triển. Từ đó, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia,
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN.
Theo Bách khoa tri thức Quốc phòng toàn dân Việt Nam: “Kết hợp
kinh tế với QP - AN là một phạm trù khách quan nảy sinh trong quan hệ kinh
tế - xã hội nhất định. Nó phản ánh hoạt động chủ quan của Nhà nước trên cơ
sở nhận thức quy luật kinh tế - xã hội khách quan nhằm gắn kết quá trình xây
dựng, phát triển kinh tế với củng cố QP - AN thành một thể thống nhất. Thúc
đẩy lẫn nhau cùng phát triển về hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Nó là quá trình
cơ bản của xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [01; 1374].
Kết hợp kinh tế - xã hội với QP - AN là vấn đề có tính phổ biến trong
xã hội, nó là yêu cầu khách quan, yêu cầu tự bảo vệ nền kinh tế. Sự kết hợp
này mang tính chiến lược chúng quy định, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Lấy
kinh tế làm nền tảng để phát triển quốc phòng, ví như: Việc chế tạo vũ khí
trong thời bình sẵn sàng tiến hành chiến tranh khi xảy ra. Mục tiêu kết hợp
kinh tế - xã hội với QP - AN là điều cốt lõi nhất trong mọi giai đoạn của lịch
sử. Biến những tiềm lực kinh tế thành tiềm lực QP - AN để bảo vệ Tổ quốc
ngăn chặn đẩy lùi chiến tranh, bất ổn định xã hội.
Từ thực tiễn cho thấy, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường
củng cố QP - AN là nội dung quan trọng của đường lối xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc. Đây là một trong những quan điểm tư tưởng chỉ đạo đối với sự
nghiệp CNH - HĐH của đất nước ta trong thời kì đổi mới và tăng cường củng
cố QP - AN của Đảng ta. Kết hợp kinh tế - xã hội với QP - AN trong một thể
thống nhất, làm cho hai lĩnh vực này bổ sung cho nhau, thúc đẩy nhau phát
triển nhằm phát huy nguồn lực tổng hợp của quốc gia.
8


Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( bổ
sung, phát triển xã hội năm 2011) xác định: Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những mối quan hệ lớn mà Đảng ta
đặc biệt chú trọng nắm vững và giải quyết. Về củng cố QP - AN gắn với sự
phát triển kinh tế - xã hội, Cương lĩnh nêu rõ: “Sự ổn định và phát triển bền
vững mọi mặt kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc củng cố QP - AN. Phát
triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường củng cố QP - AN...”[03; 4].
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định, để thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, chúng ta phải kết hợp phát
triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP - AN trong một chỉnh thể
thống nhất. Quan điểm này hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo, có cơ sở lí luận và
thực tiễn.
Việc kết hợp kinh tế - xã hội với QP - AN, QP - AN với kinh tế - xã hội
“được triển khai theo ngành, vùng, miền, lãnh thổ, trong tất cả các khâu từ
xây dựng luận cứ, quy hoạch, kế hoạch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công
nghệ, đào tạo, bố trí, sử dụng nhân lực, nhân tài, trang bị kỹ thuật đến cải tạo
địa hình, xây dựng hạ tầng cơ sở, điều chỉnh dân cư...” [07; 3]. Tất cả phải
gắn với việc xây dựng các vùng kinh tế - quốc phòng trọng điểm, xây dựng
các công trình quốc phòng, khu vực phòng thủ tỉnh thành vững chắc. Có như
vậy, khi cần thiết mới có thể huy động được nhanh nhất, nhiều nhất, tốt nhất
cả nhân tài - vật lực tại chỗ vào việc xử lý các tình huống bảo vệ Tổ quốc, cả
trong thời bình cũng như khi có chiến tranh xâm lược của kẻ thù từ bên ngoài

vào dưới mọi quy mô, hình thức.
Vì vậy, kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng là yêu cầu
nội sinh của chính sự phát triển nền kinh tế, yêu cầu tự bảo vệ và được bảo vệ
của nền kinh tế.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh
về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP - AN
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng
9


giữa kinh tế với quốc phòng và chiến tranh thì bao giờ kinh tế cũng là nền
tảng, có ảnh hưởng đến quyết định đối với quốc phòng và chiến tranh. Kinh tế
là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp, quy định đến thành bại của quân đội, quy
mô, cơ cấu, tổ chức của các lực lượng vũ trang, đến hình thức và phương thức
tiến hành chiến tranh, đến sự phát triển của nghệ thuật quân sự. Tiềm lực kinh
tế là cơ sở của sức mạnh quân sự, sức mạnh phòng thủ đất nước. Theo Lênin:
“Sự kết hợp giữa ba mặt: Kinh tế, quốc phòng và chiến tranh trong đó kinh tế
đóng vai trò chủ đạo, quốc phòng và chiến tranh là điều kiện tác động thúc
đẩy” [06; 170].
Xây dựng kinh tế là xây dựng vật chất quan trọng để xây dựng tiềm lực
các mặt cho sự nghiệp củng cố quốc phòng bảo vệ đất nước. Tiềm lực kinh tế
bao giờ cũng là tiềm lực và sức mạnh quốc phòng của đất nước, và cũng là
điều kiện để sản xuất ra sản phẩm quân sự cho nên việc xây dựng quốc phòng
cũng phải bắt đầu từ kinh tế. Kinh tế quyết định đến việc cung cấp cơ sở kĩ
thuật, nhân lực cho hoạt động QP - AN. Ph. Ăngghen chỉ ra rằng: “Không có
gì phụ thuộc vào kinh tế tiên quyết hơn là chính quân đội và hạm đội” ;
“Thắng lợi hay thất bại của chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh
tế...”[18;55]. Điều đó cho thấy rằng giữa kinh tế - xã hội có mối quan hệ chặt
chẽ với sức mạnh quân sự, quốc phòng. Vì thế, xây dựng đất nước vững mạnh

về mọi mặt có vai trò quyết định đối với tăng cường tiềm lực chính trị - tinh
thần, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học, tiềm lực quân sự của nền quốc
phòng đất nước.
Nói về khả năng quốc phòng và chuẩn bị cho đất nước chống xâm lược,
Lênin nhấn mạnh “Chúng ta đấu tranh không nhân nhượng chống lối nói
cách mạng suông về chiến tranh cách mạng. Cuộc chiến tranh cách mạng
này cần phải được chuẩn bị lâu dài, nghiêm túc, bắt đầu từ phát triển kinh
tế”[15; 171]. Xây dựng nền quốc phòng vững mạnh sẽ tạo môi trường an toàn
cho xây dựng kinh tế, bảo vệ lợi ích kinh tế của đất nước. Phải phát huy được
vai trò cơ sở vật chất của quốc phòng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh
10


bảo vệ Tổ quốc. Người cũng khẳng định “không có quân đội và không chuẩn
bị hết sức đầy đủ về mặt kinh tế, thì việc tiến hành một cuộc chiến tranh hiện
đại chống chủ nghĩa đế quốc tiên tiến là điều không thể làm được” [15; 368].
Trong XHCN, tăng cường QP - AN phải gắn liền với phát triển kinh tế
- xã hội. V.I. Lênin đặt công cuộc bảo vệ Tổ quốc XHCN trong mối quan hệ
chặt chẽ với công cuộc xây dựng chế độ XHCN, nghĩa là hai lĩnh vực hoạt
động này phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Mối quan hệ giữa xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc XHCN thể hiện ở mối quan hệ cụ thể giữa QP - AN và kinh tế xã hội. Theo Lênin, mọi hoạt động xây dựng đều nhằm tạo nên sức mạnh tổng
hợp của đất nước bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
XHCN, bảo vệ chế độ chính trị XHCN. Mọi hoạt động đối nội, đối ngoại phải
nhằm tạo nên sức mạnh toàn diện của đất nước, đặc biệt là sức mạnh quân sự
đập tan mọi âm mưu và hành động lật đổ của thế lực thù địch, bảo vệ vững
chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và thành quả của cách
mạng XHCN.
V.I. Lênin không những chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa xây dựng
XHCN với bảo vệ Tổ quốc XHCN, mà còn phân tích về mặt lý luận sự phụ
thuộc của quốc phòng, quân đội, tiến trình và kết cục của chiến tranh vào

những điều kiện kinh tế và những điều kiện xã hội khác. Theo Lênin, chỉ bên
tham chiến nào mà nền kinh tế có khả năng giải quyết những nhiệm vụ phức
tạp thì mới mong muốn giành được thắng lợi, nếu không động viên được toàn
bộ công nghiệp, vận tải, nông nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân thì không
thể nào giải quyết được những vấn đề của chiến tranh đặt ra, mà điều đó lại
phụ thuộc vào chế độ chính trị, kinh tế, xã hội.
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, nhiệm vụ củng cố QP - AN phải gắn
liền với nhiệm vụ xây dựng đất nước. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong quá
trình xây dựng CNXH, nhiệm vụ QP - AN luôn gắn bó hữu cơ với nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau làm tiền đề cho nhau
phát triển. Xây dựng XHCN đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN đây là hai
11


nhiệm vụ chiến lược trọng tâm trong mọi thời kì. Chúng không được tách rời
nhau mà phải có mối quan hệ khăng khít với nhau để cùng thực hiện nhiệm
vụ chung, làm cho đất nước được ổn định và phát triển bền vững về mọi mặt.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chúng ta phải hoàn thành kế hoạch của Nhà
nước, khôi phục kinh tế và bắt đầu phát triển thành kế hoạch của Nhà nước,
khôi phục kinh tế và bắt đầu phát triển văn hóa... Đồng thời, chúng ta phải
tiếp tục củng cố quốc phòng, trấn áp bọn phá hoại, giữ gìn an ninh, trật tự
cho nhân dân” [15; 35].
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP - AN
nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất
nước. Sự nghiệp xây dựng đất nước trong thời kì lên CNXH đòi hỏi phải có
nền QP - AN vững mạnh, phải quan tâm xây dựng, củng cố sức mạnh QP AN của đất nước. Đồng thời, xây dựng CNXH là nền tảng để tạo điều kiện
thuận lợi cho yếu tố vật chất và tinh thần, những tiền đề chính trị, an ninh, bảo
vệ Tổ quốc XHCN được ổn định và phát triển. Mối quan hệ thống nhất biện
chứng này cần phải được nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt trong thực tiễn
cách mạng.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Chủ tịch Hồ chí Minh đã cùng
với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước đưa miền Bắc tiến lên
CNXH và đấu tranh giải phóng miền Nam tới thống nhất Tổ quốc. Thực tiễn
đấu tranh trong thời kì này đã thể hiện sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về
“dựng nước đi đôi với giữ nước”, gây dựng và bảo vệ miền Bắc XHCN với
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến
tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “Nước ta còn bị chia cắt, đế quốc và
tay sai đang giày xéo miền Nam thân yêu của chúng ta” [15; 39]. Tình hình
ấy đòi hỏi nhân dân ta ở miền Bắc phải vừa ra sức đẩy mạnh sản xuất, xây
dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của CNXH, vừa phải luôn nâng cao cảnh giác,
củng cố quốc phòng, sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu của kẻ địch. Mỗi
người dân phải là một người lao động hăng hái đồng thời là một chiến sĩ dũng
12


cảm, vừa xây dựng nước nhà, vừa bảo vệ Tổ quốc.
Mặc dù trong điều kiện chiến tranh nhưng Đảng và Chủ tịch Hồ Chí
Minh vẫn lãnh đạo, động viên nhân dân miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu,
tập trung vào phát triển nông nghiệp và công nghiệp, phát triển y tế, giáo dục,
chuẩn bị nguồn nhân lực cho chiến tranh và cho đất nước khi kết thúc chiến
tranh. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi cả nước tiến hành cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước thì nhiệm vụ quan trọng của Đảng và nhân dân ta là phải
sản xuất, chiến đấu để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, sản xuất và chiến đấu là
hai mặt trận khác nhau nhưng quan hệ mật thiết với nhau nhằm thực hiện
thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng.
Vì vậy, trong quá trình xây dựng CNXH thì cũng phải xây dựng, củng
cố QP - AN đủ sức bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN trước các thế lực phản
động cả bên trong và bên ngoài là một yêu cầu khách quan, một nhiệm vụ
chiến lược mang tính sống còn của CNXH. Xây dựng và sử dụng những lực
lượng vật chất, tinh thần cần thiết để tạo ra sức mạnh bảo vệ vững chắc thành

quả của cách mạng.
1.2.2. Quan điểm của Đảng ta về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội
với tăng cường củng cố QP - AN
Lịch sử ngàn năm dựng nước với giữ nước của dân tộc Việt Nam đã
khẳng định một chân lí trường tồn: dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Chân
lý đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc, đồng thời cũng là quy
luật nội tại của quá trình xây dựng và phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, từ
ngàn xưa dân tộc ta luôn biết kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng để
chống lại các thế lực thù địch xâm lược từ bên ngoài. Vừa xây dựng kinh tế
vừa củng cố quốc phòng để sẵn sàng đưa đất nước vào thời chiến khi chiến
tranh xảy ra. Đây là nhiệm vụ quan trọng trong mỗi giai đoạn phát triển của
đất nước. Trong mục tiêu chiến lược và quan điểm phát triển của Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Kết hợp chặt chẽ phát triển
kinh tế - xã hội với QP - AN với xây dựng tiềm lực và thế trận toàn dân, thế
13


trận an ninh nhân dân được thể hiện trong chiến lược, quy hoạch,kế hoạch
phát triển kinh tế cả nước, của các ngành, các địa phương và trong các dự án
đầu tư lớn” [16; 40].
Muốn xây dựng một tiềm lực quốc phòng mạnh phải có cơ sở nền kinh
tế phồn vinh ổn định. Trong khi tình hình thế giới ngày có nhiều biến động,
kẻ thù không từ bỏ chiến lược diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ ; sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ, sự hòa nhập trong nền kinh tế thị
trường thế giới là những thách thức to lớn, đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải
có một chiến lược đúng đắn về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng
cường củng cố QP - AN trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Văn kiện Đại
hội X của Đảng khẳng định: “Chúng ta chủ trương kết hợp phát triển kinh tế
- xã hội với tăng cường sức mạnh QP - AN trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng
của đất nước, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt chẽ với

thế trận an ninh nhân dân, đẩy mạnh xây dựng các khu vực phòng thủ tỉnh,
thành phố, tiếp tục phát triển các khu kinh tế quốc phòng...” [04; 56].
Hiện nay các thế lực thù địch tìm mọi cách chống phá cách mạng trên
tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, quốc phòng, an ninh
nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng, lật đổ chế độ XHCN Việt Nam. Vì vậy,
Đảng ta xác định: “Đảng lãnh đạo toàn bộ xã hội, trong đó, sự nghiệp lãnh
đạo của Đảng đối với sự nghiệp QP - AN và xây dựng nền quốc phòng toàn
dân là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết để bảo vệ
thành quả của cách mạng, bảo vệ đất nước” [01; 1105]. Ở đâu có hoạt động
kinh tế thì ở đó có sự kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ củng cố, tăng cường QP AN. Sự kết hợp này phải trên toàn lãnh thổ, các cấp, các ngành, các lĩnh vực
nhằm tạo ra sức mạnh của cả nước, của từng địa phương trong xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP - AN là
nhiệm vụ rất quan trọng trong bối cảnh phát triển cạnh tranh, hội nhập kinh tế
khu vực và thế giới. Việc kết hợp này phải được tiến hành xuyên suốt trong
14


các hoạt động phát triển đất nước. Để từ đó không những tăng cường được
các tiềm lực bên trong mà còn tránh được những khó khăn, hiểm họa từ bên
ngoài. Là bộ phận cấu thành quan trọng của quốc gia thống nhất, mỗi tỉnh,
thành phố, quận, huyện, phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà
nước về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP - AN,
xây dựng địa phương về mọi mặt, chính trị xã hội ổn định, kinh tế vững
mạnh, quốc phòng củng cố tạo thế trận toàn dân. Để khi có chiến tranh xảy ra
có thể chủ động và chuyển sang thời chiến.
Xét tổng thể thì chúng ta thấy hai chiến lược này có sự thống nhất với
nhau trong một mục tiêu làm cho đất nước hòa bình, ổn định, phát triển kinh
tế - xã hội thực hiện “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh”. Coi phát triển kinh tế là trọng tâm, tăng cường QP - AN là trọng yếu,

phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với giữ vững QP - AN, giữ vững độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và xây dựng quốc phòng phải được
tiến hành đồng thời và gắn bó chặt chẽ với nhau, coi nhẹ vế nào sẽ tự làm yếu
cả hai vế. Cho nên trong giai đoạn hiện nay kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc
phòng, quốc phòng với kinh tế, an ninh và đối ngoại được Đảng và Nhà nước
ta xác định là một nội dung của đường lối kinh tế, là một nguồn lực của sức
mạnh tổng hợp bảo vệ đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì
quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển 2011) đã xác định: “Kết hợp chặt chẽ
kinh tế với QP - AN, QP - AN với kinh tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội” [17; 82]
Trong mỗi giai đoạn của lịch sử, Đảng ta đã kịp thời nắm bắt và phân
tích khoa học tình hình thế giới và trong nước để đề ra chủ chương, nhiệm vụ
QP - AN phù hợp. Có thể thấy sự hình thành, phát triển nhận thức, hệ thống
quan điểm của Đảng ta về QP - AN, bảo vệ trong thời kì quá độ lên CNXH đã
phản ánh sự trung thành với học thuyết Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
phù hợp với tình hình nhiệm vụ trong từng thời kì cách mạng, thể hiện việc
15


xác định đường lối, chủ trương, lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ
quốc XHCN. Vì vậy, sự kết hợp giữa chiến lược kinh tế - xã hội với chiến
lược QP - AN phải được thực hiện cả trong thời bình và thời chiến, có trọng
tâm, trọng điểm, thường xuyên là liên tục. Phát huy nội lực, huy động ngoại
lực để phát triển kinh tế và tiềm lực QP - AN. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội với chiến lược QP - AN cần thống nhất hướng ưu tiên trong phát triển
các ngành. Để từ đó chúng ta đã phát huy được mọi tiềm năng cho xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc.
1.2.3. Mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với QP - AN
Quan hệ kinh tế và QP - AN là mối quan hệ cơ bản, được hình thành từ
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngày nay, chúng ta đang

trong quá trình CNH - HĐH thì mối quan hệ này lại có vị trí ngày càng quan
trọng, nhất là trong bối cảnh nước ta xây dựng, phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN và mở cửa. Do vậy, giải quyết tốt mối quan hệ
giữa kinh tế và QP - AN là đòi hỏi tất yếu khách quan trong suốt quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kinh tế - xã hội và QP - AN là hai lĩnh vực riêng biệt, mỗi lĩnh vực có
mục đích, có cách thức hoạt động và quy luật riêng, song chúng có mối quan
hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Kinh tế quyết định việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực cho
hoạt động QP - AN. Ph. Ăng-ghen đã khẳng định: “thất bại hay thắng lợi của
chiến tranh đều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế”. Vì vậy, để xây dựng QP AN vững mạnh là điều kiện để xây dựng, phát triển kinh tế. Mặt khác, kinh tế
còn quyết định việc cung cấp số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cho QP AN. Qua đó, quyết định tổ chức biên chế của lực lượng quân đội nhân dân,
quyết định đường lối chiến lược quốc phòng - an ninh.
Tuy nhiên, QP - AN không chỉ phụ thuộc vào kinh tế mà còn tác động
ngược trở lại với kinh tế - xã hội trên cả góc độ tích cực và tiêu cực.
Thứ nhất, QP - AN vững mạnh, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định lâu dài,
16


tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Hoạt động QP - AN sẽ
tiêu tốn đáng kể một phần nguồn nhân lực, vật lực, tài chính của xã hội.
Thứ hai, hoạt động QP - AN có thể dẫn đến hủy hoại nền kinh tế, môi trường
sinh thái, để lại hậu quả nặng nề cho kinh tế, nhất là khi có chiến tranh, khủng
bố, tham nhũng, tội phạm kinh tế, tội phạm môi trường,... Để hạn chế những
tác động tiêu cực này đòi hỏi kết hợp tốt tăng cường củng cố QP - AN phạm
với phát triển kinh tế - xã hội vào một chỉnh thể thống nhất. Kết hợp chặt chẽ
bảo vệ an ninh kinh tế với phát triển kinh tế, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước,
bảo đảm cho nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, ổn định, bền vững, đúng
định hướng XHCN là điều kiện tiên quyết để tăng cường tiềm lực an ninh,
quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội được ổn định.

Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế - xã hội mà phát triển không chỉ tạo cơ
sở vật chất kỹ thuật, nguồn lực kinh tế cho tăng cường tiềm lực QP - AN , mà
còn tạo cơ sở chính trị - xã hội thuận lợi cho việc nâng cao ý thức trách nhiệm
của toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Coi sự ổn định và phát triển
bền vững của đất nước là nền tảng của QP - AN. Cho nên, sự ổn định và phát
triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải trên cơ sở ổn định về kinh tế.
Vì thế, xét cho cùng sự ổn định và phát triển bền vững đời sống kinh tế - xã
hội đã tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề lợi ích của nhân dân, bảo đảm sự
thống nhất lợi ích giữa cá nhân với cộng đồng và toàn xã hội, do đó nó cho
phép huy động được sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
Từ đó chúng ta thấy rằng, mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội với QP AN không những có những mặt tích cực nhất định và còn có cả những mặt
tiêu cực. Do vậy, sự kết hợp hài hòa giữa kinh tế - xã hội và QP - AN là điều
thiết yếu trong giai đoạn hiện nay. Làm sao vừa có thể làm cho kinh tế tăng
trưởng vừa phải tăng cường củng cố QP - AN là yêu cầu và cũng là nhiệm vụ
của chúng ta lúc này.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố QP 17


AN của nước ta trong giai đoạn hiện nay
Kết hợp kinh tế với quốc phòng là hoạt động chủ quan của nhà nước
trên cơ sở nhận thức các quy luật khách quan mà gắn kết chặt chẽ hoạt động
giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế với quốc phòng nhằm bổ sung, tạo điều
kiện cho nhau và thúc đẩy lẫn nhau cùng phát triển nhịp nhàng. Kinh tế có
phát triển thì quốc phòng mới được củng cố vững mạnh, góp phần tạo nên sức
mạnh tổng hợp của đất nước. Từ đó mà làm cho độc lập, chủ quyền, toàn vẹn
lãnh thổ, chế độ chính trị xã hội và lợi ích dân tộc luôn ở trạng thái tự vệ và
được bảo vệ một cách vững chắc. Do vậy, trong giai đoạn hiện nay Đảng ta
nhấn mạnh sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường, củng cố QP AN ở từng nội dung cụ thể trong chiến lược phát triển đất nước.
Tư duy chiến lược gắn phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ

vững chắc Tổ quốc đã được Đảng ta khẳng định tại các kỳ Đại hội. Đại hội X
của Đảng khẳng định: “Kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh theo
phương châm phát triển kinh tế - xã hội là nền tảng để bảo vệ Tổ quốc, ổn
định chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh là điều kiện để phát
triển kinh tế - xã hội… Sự kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc
phòng, an ninh phải được thực hiện ngay trên từng địa bàn lãnh thổ… Xây
dựng tỉnh, huyện thành khu vực phòng thủ vững chắc… Bố trí thế trận quốc
phòng an ninh phù hợp với tình hình mới và kết hợp chặt chẽ với phát triển
kinh tế - xã hội” [04; 227 - 228]. Đại hội Đảng lần thứ XI nhấn mạnh: “Kết
hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh; quốc phòng, an ninh với kinh
tế trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chú
trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo…” [05; 234].
Trên tinh thần đó, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,
hình thành và không ngừng làm gia tăng nguồn của cải vật chất là điều kiện
cần để thực hiện kết hợp giữa mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
với mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Gia tăng nguồn lực
nội sinh,đầu tư phát triển trên nền tảng gắn kết giữa mục tiêu phát triển kinh
18


tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng, kỹ thuật gắn kết phát triển kinh tế - xã hội với phục vụ nền
quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. Gắn kết công trình phát triển
kinh tế với công trình phòng thủ. Chủ động thực hiện quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội tổng thể quốc gia với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; gắn
kết và lồng ghép quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội với an ninh,
quốc phòng toàn dân, toàn diện.
Việc kết hợp kinh tế với quốc phòng không chỉ đẩy mạnh phát triển
kinh tế mà còn tạo dựng mối liên kết chặt chẽ và thống nhất giữa xây dựng
nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân với quy hoạch tổng

thể của quốc gia, các tỉnh, thành phố; các vùng kinh tế, đặc biệt là vùng sâu,
vùng xa; vùng đồng bào dân tộc thiểu số; biên giới, hải đảo… Tạo dựng thế
chân kiềng vững chắc giữa phát triển kinh tế, bảo đảm, củng cố quốc phòng,
an ninh với phát triển xã hội ngay trong từng bước đi của quá trình phát triển.
Gia tăng tiềm lực sức mạnh quân sự trong điều kiện thời bình; chủ động, tích
cực phòng thủ, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống; tích
cực, chủ động đẩy mạnh công tác giáo dục QP - AN. Tổ chức xây dựng và
vận hành thiết chế giáo dục QP - AN một cách hiệu quả trên cơ sở phối kết
hợp giáo dục có hệ thống trong các trường quân đội, các trường dân sự. Đẩy
mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự, an ninh. Thực hiện
tổ chức, sắp xếp lại lực lượng quân đội làm kinh tế theo hướng bảo đảm hiệu
quả kinh tế - xã hội và QP - AN. Tiếp tục đầu tư phát triển đội ngũ lực lượng
vũ trang nhân dân ngày càng tinh nhuệ. Đầu tư trang bị vũ khí, khí tài hiện
đại, gắn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc với nhiệm vụ phát triển kinh tế.
Trên cơ sở triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam có quan hệ ngoại giao với nhiều
nước trên thế giới, triển khai nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng, sôi động
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, QP - AN ; từ song phương đến đa
phương… Là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Việt
19


Nam đã và đang thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với QP AN; nâng cao vị thế và phát huy “sức mạnh mềm” của đất nước, qua đó, thắt
chặt hơn nữa quan hệ của Việt Nam với các đối tác, tăng cường sự hiểu biết
của thế giới về Việt Nam; gắn phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh, chủ
quyền quốc gia, chủ quyền biển, đảo, tăng cường hợp tác quốc tế với các
nước ASEAN; tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế.
Như vậy, củng cố QP - AN phải đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội,
phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với củng cố tăng cường QP - AN. Đây là
hai nhiệm vụ then chốt, quan trọng mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn

nhận thức sâu sắc trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
XHCN. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kì
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
sâu rộng với bối cảnh thế giới đầy biến động, tiềm ẩn nhiều bất trắc, phức tạp,
khó lường. Các thế lực thù địch vẫn không ngừng tăng cường thực hiện âm
mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong khi đó ở trong nước còn tồn
tại, phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực, tình trạng tham nhũng, quan liêu, biểu
hiện xa rời mục tiêu, lí tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, đã và đang
tác động ảnh hưởng đến vai trò, uy tín lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta. Chính
vì vậy, kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố QP - AN là hai
nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của
đất nước.
1.3.2. Thực trạng việc phát triển kinh tế- xã hội với tăng cường củng
cố QP- AN ở vùng biển tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
Theo đề án “ Tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, giữ gìn
an ninh trật tự cho phát triển kinh tế - xã hội trên khu vực biên giới biển tỉnh
Nam Định trong giai đoạn 2015- 2020”. Nam Định là tỉnh ở phía Nam đồng
bằng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình và Hà Nam, phía Tây
và Tây Nam giáp Ninh Bình, phía Đông và Nam giáp biển Đông thuộc vùng
20


biển Vịnh Bắc Bộ. Trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của tỉnh là thành phố
Nam Định, cách Hà Nội 90 km.
Tỉnh Nam Định có bờ biển dài 72 km, nối tiếp với hai cửa biển và hai
dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đáy, vì vậy Nam Định có một tầm quan
trọng về quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa và du lịch.
Là hướng phòng thủ thứ yếu của Quân khu 3. Địa hình của tỉnh chủ
yếu là vùng đồng bằng chiêm trũng, vùng đồng bằng ven biển, bãi bồi cồn cát

lượn sóng. Ngoài ra, còn có vùng đồi núi và nửa đồi núi. Tỉnh có 2 hệ thống
sông lớn là sông Hồng, sông Đáy và nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông
đường thủy rất thuận lợi. Hệ thống đường bộ, đường sắt tương đối phát triển.
Đất đai có độ phì nhiêu cao thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Dọc bờ
biển có tới 5 cửa sông, có rất nhiều bãi cá lớn, có 2 cảng lớn là cảng sông
Nam Định và cảng biển Hải Thịnh.
Trên thềm lục địa bờ biển Nam Định còn có nhiều khả năng khai thác
các nguồn tài nguyên quý giá khác. Nam Định là một tỉnh giàu tiềm năng về
du lịch. Những di tích lịch sử của tỉnh đồng thời là danh lam thắng cảnh. Đến
Nam Định, du khách sẽ có dịp đến thăm khu di tích đời Trần, chùa Tháp Phổ
Minh, chùa Cổ Lễ, Phủ Giày,...Vùng biển của tỉnh có bãi tắm Thịnh Long,
sân chim cồn Lu, cồn Ngạn, nơi quy tụ nhiều loại chim hiếm đã được các nhà
sinh học nổi tiếng về đây nghiên cứu.
Về hệ sinh thái của Nam Định thuộc hệ sinh thái nhiệt đới và á nhiệt
đới với hệ thực vật chiếm khoảng 50%, hệ động vật chiếm 40% loài thực vật,
động vật của cả nước. Nam Định có khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước
Xuân Thủy (Vườn Quốc gia Xuân Thủy), vùng biển ven bờ có nhiều bãi cá
lớn với nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm rảo, tôm vàng, cua ...
Bờ biển Nam Định dài 72 km, thuộc 3 huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa
Hưng. Có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Lạch Giang (sông
Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy). Ngoài khơi các cửa sông của Nam Định hình
thành nhiều bãi cá,bãi tôm lớn của vịnh Bắc Bộ (bãi cá ngoài khơi từ cửa Ba
21


Lạt đến Hải Phòng; bãi cá từ cửa Ba Lạt đến ngang Lạch Trường- Thanh Hoá;
bãi tôm từ cửa Ba Lạt đến ngoài khơi đảo Cát Bà- Hải Phòng).
Nước biển Nam Định có độ mặn cao, ven biển có nhiều cánh đồng
muối lớn, tiêu biểu là đồng muối Văn Lý, với sản lượng muối hàng năm vào
loại cao của cả nước.Sóng biển Nam Định không dữ dội, có nhiều bãi tắm lý

tưởng, cát trắng mịn như bãi tắm Thịnh Long, Giao Lâm...
Bờ biển Nam Định bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi nhiều cửa sông lớn,
vùng ven biển nông và bằng phẳng với độ sâu tăng dần từ từ. Biển Nam Định
mỗi năm lùi ra khoảng 100-200 m, do phù sa sông Hồng bồi đắp ở cửa Ba
Lạt, Lạch Giang tạo thêm diện tích khoảng 300 ha/năm. Nam Định là tỉnh
trọng điểm nông nghiệp của đồng bằng Bắc Bộ. Người dân Nam Định có
truyền thống giỏi trồng lúa từ lâu đời, trong những năm gần đây đang dẫn đầu
cả nước về chuyển đổi cơ cấu giống lúa và mùa vụ. Đặc biệt là giống lúa lai
đã được gieo cấy ở tất cả 312 hợp tác xã nông nghiệp trong toàn tỉnh. Các
huyện Xuân Trường, Trực Ninh, Ý Yên, Giao Thuỷ, lúa xuân muộn chiếm tới
97% diện tích, lúa lai chiếm tới 50-70% diện tích. Lúa lai đã góp phần quyết
định làm cho năng suất lúa Nam Định dẫn đầu cả nước.
Việc mở rộng đất trồng lúa của Nam Định rất hạn chế, do đất chưa sử
dụng của tỉnh chủ yếu nằm ven biển, đất đai bị nhiễm mặn, thích hợp cho
trồng rừng phòng hộ và nuôi trồng thuỷ sản.
Ở vùng cồn bãi xa đất liền, ngư dân dùng lưới quây lại thành những
“vuông nuôi” nhuyễn thể, đặc biệt là vạng, vọp, mỗi năm thu hoạch khoảng
5.000 tấn.
Vùng nước ngọt nội đồng có diện tích 12.000 ha, bao gồm ao, hồ nhỏ
trong dân, vùng hồ mặt nước lớn, vùng ruộng chiêm trũng và trên 6.000 ha
sông ngòi. Sản lượng thuỷ sản nước ngọt khoảng 8.000 tấn/năm, với các loại
tôm càng xanh, rô phi đơn tính, chép, trôi, trắm, trê lai.
Diện tích thích nghi cho lâm nghiệp khoảng 12.000-14.000 ha, chủ yếu
là trồng rừng phòng hộ ven biển thuộc các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và
22


Nghĩa Hưng. Với vị trí của tỉnh nằm gần khu vực kinh tế tăng trưởng Hà NộiHải Phòng- Quảng Ninh và nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, du lịch lớn
khác nên có nhiều điều kiện tham gia vào sự phân công, hợp tác để hoà nhập
quá trình phát triển chung của vùng và cả nước.

Nam Định là một trung tâm kinh tế của vùng, tập trung nhiều đầu mối
giao thông quan trọng về đường sắt, đường bộ và đường thuỷ, từ đây có thể
toả đi bất cứ nơi nào trong toàn quốc một cách thuận lợi.
Nam Định là một trong những tỉnh có ngành công nghiệp phát triển
sớm so với các tỉnh trong cả nước, từ thời Pháp thuộc, hàng loạt các nhà máy
đã ra đời như nhà máy dệt, máy tơ, máy chai, máy rượu, máy giấy, máy in,
máy nước, máy điện...nhưng tiêu biểu nhất là nhà máy dệt Nam Định, được
xây dựng từ năm 1889.
Nghề thủ công của Nam Định khá phát triển, có khoảng trên 200 nghề,
tiêu biểu chế biến nông sản, thực phẩm, nghề rèn, dệt, may, thêu ren, chạm
khắc, tiện gỗ, đan lát tre mây, chế tác vàng bạc, dệt chiếu, sơn mài, đục đẽo
đá, gốm sứ, trồng cây cảnh...Hiện toàn tỉnh có khoảng 88 làng nghề, 29 làng
nghề truyền thống.
Tóm lại Nam Định có các điều kiện về địa lý, cơ sở hạ tầng, đất đai, lực
lượng lao động cũng như nguồn nguyên liệu để phát triển một số ngành công
nghiệp chủ lực như công nghiệp chế biến, dệt may, da giày, cơ khí, điện, sản
xuất vật liệu xây dựng, đặc biệt là phát triển kinh tế biển... góp phần thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh từ nay đến năm
2020 và xa hơn.
1.3.3. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cho việc phát triển kinh
tế - xã hội với tăng cường củng cố QP - AN ở vùng biển tỉnh Nam Định
trong giai đoạn hiện nay.
Nắm vững và vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối, chính sách mới
của Đảng và Nhà nước, chú trọng phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng
cường, củng cố QP - AN, Đảng bộ và chính quyền ở tỉnh Nam Định đã lãnh
23


đạo nhân dân trong tỉnh thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội nhằm
phát huy cao nhất lợi thế, tiềm năng của mình. Nhìn vào sự phát triển kinh tế

của tỉnh Nam Định trong những năm gần đây có thể thấy nét nổi bật của vùng
là nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, cơ cấu kinh tế từng bước chuyển
dịch theo hướng CNH - HĐH, tiềm năng kinh tế hộ được phát huy, các thành
phần kinh tế được đa dạng hóa và đang thích ứng dần với cơ chế thị trường,
tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Năm 2016, tỉnh Nam Định thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội
trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi
ro, tình hình kinh tế - xã hội trong nước thuận lợi hơn nhưng vẫn còn nhiều
khó khăn, thách thức: Khó khăn trong sản xuất kinh doanh chưa được giải
quyết triệt để, những yếu kém nội tại chậm được khắc phục, hiệu quả sản xuất
kinh doanh và sức mạnh của nền kinh tế còn thấp, rét đậm, rét hại ngay từ đầu
năm, thời tiết âm u kéo dài. Đời sống của người dân, nhất là đối tượng chính
sách, người nghèo, người lao động có thu nhập thấp vẫn còn khó khăn. Ngay
từ đầu năm, với sự chỉ đạo sát sao và quyết tâm cao của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh,
sự đổi mới mạnh mẽ trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh,
UBND các huyện, thị trấn, sự nỗ lực của các doanh nghiệp và nhân dân trong
tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội của huyện có sự chuyển biến tích cực, đúng
hướng và tiếp tục tăng trưởng khá.
Tỉnh Nam Định xác định nhiệm vụ quan trọng năm 2016 là “Tiếp tục
đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và công tác cán bộ, đề cao tinh
thần trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, đẩy mạnh công tác cải
cách hành chính; Tập trung dồn sức hoàn thành kế hoạch, đầu tư xây dựng
hạ tầng thiết yếu, nâng cao hiệu quả công tác quản lí đô thị - đất đai, quan
tâm cải thiện chất lượng môi trường. Hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân
sách; Điều hành tốt ngân sách năm 2016. Phát triển văn hóa giáo dục, nâng
cao chất lượng dạy nghề, đảm bảo an sinh xã hội. Đẩy mạnh và nâng cao
hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng
24



phí, làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đảm bảo tốt an
ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội” [02; 3].
Do xác định được nhiệm vụ trọng tâm của vùng nên đã đạt được nhiều
thành tựu về mặt kinh tế cũng như QP - AN:
Qua tình hình thực tiễn của năm 2015 tỉnh Nam Định đã đề ra kế hoạch
cho năm 2016 và những năm tiếp theo là 8,5 - 9,5%. Trong đó, công nghiệp –
xây dựng tăng 7 - 8%, thương mại – dịch vụ tăng 3,5 - 3,5%. Từ đó, đạt được
những kết quả sau:
Về mặt kinh tế thì tốc độ tăng trưởng trong năm 2015 cao hơn so với
năm 2014, cụ thể là: Cơ cấu kinh tế năm 2014 với công nghiệp là 68,02%,
dịch vụ thương mại là 35,03%, nông nghiệp là 20,69% còn năm 2015: Công
nghiệp là 78,09%, dịch vụ thương mại là 47,56%, nông nghiệp là 20,89%.
Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 8,5%, đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Trong đó, công nghiệp tăng 8,55%, xây dựng cơ bản tăng 8,9%, dịch vụ
thương mại tăng 11,7%, nông lâm thủy sản tăng 3,51% so với năm 2014. Cơ
cấu kinh tế do huyện quản lý chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công
nghiệp giảm 2,61%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29,4 triệu đồng/người/
năm, tăng 14,28% so với năm 2014. Vì vậy, từ những kết quả đạt được năm
2015 là cơ sở tinh Nam Định vạch ra những chỉ tiêu mới về kinh tế năm 2016
như là: Kinh tế, văn hóa – xã hội, xây dựng để từ đó đáp ứng được nhu cầu,
tình hình của thực tiễn đề ra.
Về QP - AN thì an ninh chính trị được giữ vững, trật tự an toàn xã hội
ổn định; nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương được duy trì. Các lực
lượng công an, quân đội đã phối hợp tốt, đảm bảo an ninh chính trị, an ninh
nội bộ, an ninh nông thôn, không để xảy ra tình huống bất ngờ. cảng hàng.
Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, tội phạm các loại được kiềm chế, không
phát sinh các điểm nóng, tụ điểm phức tạp về tệ nạn xã hội, tỷ lệ điều tra, phá
án hình sự được nâng cao. Trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng được
đảm bảo, tai nạn giao thông nghiêm trọng giảm. Phong trào “Toàn dân bảo
25



×