Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

HUY ĐỘNG vốn TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.98 KB, 41 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTM : Ngân hàng thương mại
CNH – HĐH : Công nghiệp hoá hiện đại hoá
NHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHTW : Ngân hàng trung ương
NH : Ngân hàng
TCKT : Tổ chức kinh tế

Vũ Nhật Quang

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

LỜI NÓI ĐẦU
Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Nhiệm
vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng các dịch
vụ ngân hàng.
Cơ sở của việc đầu tư cho nền kinh tế là tính khả thi và nguồn lực để thực thi
trong đó NHTM là đơn vị chủ yếu cung cấp vể vấn đề nguồn vốn,đối với một
NHTM thì vốn tự có chỉ chiếm khoảng rất nhỏ còn lại chủ yếu là vốn huy động,


vốn đi vay và vốn khác. Trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do vậy
huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển
của mỗi ngân hàng.Một điều để thấy rằng , tốc độ vốn tăng lên trong nền kinh tế
không thể bằng tốc độ tăng lên của các tổ chức huy động vốn. Do vậy, thu hút vốn
là vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong thực tiễn hoạt
động công tác huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được kết quả
nhất định. Song bên cạnh đó, còn bộc lộ một số tồn tại do vậy cần phải được tiếp
tục nghiên cứu cả về phương diện lí luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng nhằm phục vụ công tác công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước.
Ở nước ta, cùng với quá trình đổi mới đưa nền kinh tế nước ta hòa nhập với nền
kinh tế thế giới, trước những đòi hỏi cấp bách của việc mở rộng các quan hệ kinh
tế để phát triển kinh tế đất nước. Trong nhiều năm qua hệ thống ngân hàng nước ta
đã có những bước chuyển biến rõ rệt và không ngừng đổi mới hoàn thiện căn bản
tất cả các nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ huy động vốn. Trong chương trình hoạt
động của ngành ngân hàng phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH dất nước, việc đáp
ứng vốn và huy động vốn trong nền kinh tế cũng là dẻ phục vụ cho công cuộc phát
triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên để huy động được khối lượng vốn lớn trong nền kinh tế lại là một
thách thức lớn đòi hỏi các NHTM phải có các hình thức huy động vốn phong phú
và linh hoạt. Làm thế nào để huy động được vốn đáp ứng cho sự nghiệp CNH –
Vũ Nhật Quang

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà


HĐH, phát triển kinh tế địa phương là một vấn đề đang được các NHTM quan tâm.
Tình hình kinh tế chính trị trên thế giới đang có sự bất ổn đã ảnh hưởng không ít
đến tình hình kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế VIệt Nam nói riêng. Thị
Trường xuất khẩu gặp khó khăn cho hoạt động ngân hàng, nhất là có sự cạnh tranh
mãnh liệt giữa các ngân hàng trong việc tăng lãi suất huy động vốn, hình thức huy
động vốn, giảm lãi suất cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng, chiếm lĩnh thị
trường.
Với lý do nêu trên em mạnh dạn chọn đề tài “ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả huy động vốn tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Phục Hoà tỉnh Cao
bằng “ để viết đề tài tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương I : Những vấn đề chung về vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng thương mại.
Chương II : Thực trạng công tác huy động vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Phục hoà tỉnh Cao Bằng.
Chương III : Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại chi nhánh NHNo
& PTNT huyện Phục Hoà tỉnh Cao Bằng.
Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên
chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý
của các thầy, cô giáo và bạn đọc để chuyên đề tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Để hoàn thiện được chuyên đề này, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo tiến
sĩ Nguyễn Võ Ngoạn đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện
chuyên đề. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các anh chị và các cô chú
công tác tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ
em trong thời gian thực tập tại ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn!

Vũ Nhật Quang


Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

CHƯƠNG I
VỐN VÀ VẤN ĐỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Khái niệm, vai trò của vốn trong hoạt động Ngân hàng thương mại:
- Khái niệm: Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân
hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay hoặc đầu tư, thực
hiện các dịch vụ kinh doanh khác.
Vốn của Ngân hàng thương mại là một bộ phận thu nhập tạm thời nhàn rỗi trong
quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng mà người chủ sở hữu của chúng gửi vào
Ngân hàng với các mục đích khác nhau hay nói khác đi là họ chuyển quyền sử
dụng vốn tiền tệ cho Ngân hàng và để thu được một khoản lãi khi đến hạn.
Ngân Hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh
tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi sử dụng
số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán, vì vậy việc tạo vốn của
Ngân hàng có vai trò quyết định tới tổ chức, quy mô hoạt động của Ngân Hàng và
góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung .
Điều này có nghĩa huy động vốn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh Ngân Hàng, nhưng cũng không thể bỏ qua mối quan hệ biện chứng, tác
động qua lại lẫn nhau giữa vốn và sử dụng vốn. Do vậy không được xem nhẹ hoạt
động nào mà phải có sự phối hợp kết hợp giữa hai mặt hoạt động để đảm bảo được
hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng .

- Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng :
+ Vốn là khâu mở đầu, là khâu cốt tử để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng thương mại
+ Vốn quyết định quy mô hoạt động, tầm cỡ của các Ngân hàng thương mại.
+ Vốn lớn là lợi thế đầu tiên trong việc chấp hành pháp luật, trước hết là luật
NHTW, luật các TCTD, tạo thế mạnh và thuận lợi trong kinh doanh tiền tệ.
Vũ Nhật Quang

1

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

+ Vốn quyết định uy tín và khả năng thanh toán của Ngân hàng: Vốn lớn càng thu
hút được nhiều khách hàng và tạo được sự tin tưởng của khách hàng vào Ngân
hàng.
Vốn lớn tạo điều kiện cho việc mở ra nhiều dịch vụ Ngân hàng .
+ Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của Ngân hàng vốn lớn là điều kiện để
Ngân hàng có vị thế trên thị trường, có khả năng cạnh tranh cao.
+ Vốn lớn tạo ra thuận lợi cho việc sử dụng tổng hoà các nguồn vốn khác.
Xuất phát từ vai trò của vốn trong hoạt động Ngân hàng và của nền kinh tế nên
nguồn vốn nói chung và nguồn vốn huy động nói riêng phải thường xuyên được
bảo toàn và không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả của vốn là tiền đề
quan trọng để quyết định sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh Ngân
hàng, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Vì vậy nâng cao hiệu quả huy động

vốn là sự cần thiết trong quá trình hoạt động của các Ngân hàng thương mại.
1.2 Các loại vốn Ngân hàng:
Cũng như các doanh nghiệp khác, muốn hoạt động được thì phải có vốn. Nhưng
do sự đặc biệt về kinh doanh, sản phẩm và vị trí, vai trò của Ngân hàng trong nền
kinh tế thị trường cho nên nhu cầu về vốn của Ngân hàng thương mại là rất lớn và
đa dạng. Để
có được số lượng vốn thoả mãn đầy đủ nhu cầu về vốn cho nền kinh tế thì Ngân
hàng phải tạo vốn từ các nguồn sau:
1.2.1 Vốn tự có của Ngân hàng:
Là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng tạo lập được, là vốn thuộc sở hữu của
Ngân hàng thương mại, vốn tự có chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn
của Ngân hàng thương mại thường giao động trên dưới 10% vốn tự có bao gồm:
-

Vốn pháp định : là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập Ngân hàng do

pháp luật quy định.
-

Vốn điều lệ : là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ,

thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng và nó phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp định,
Vũ Nhật Quang

2

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp

Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

tuỳ theo loại hình sở hữu của Ngân hàng mà nguồn vốn tự có được hình thành từ
các nguồn khác nhau.
-

Vốn tự có, có tính ổn định cao, chi phí đầu vào thấp ( gần như không

có ), vốn tự có, có vai trò tự vệ cho hoạt động của Ngân hàng thương mại
1.2.2Vốn huy động của Ngân hàng :
Là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng thương mại huy động được dùng để cho
vay, đầu tư thực hiện các dịch vụ thanh toán khác. chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
nguồn vốn của Ngân hàng thương mại chiếm khoảng 70- 80%, có mức biến động
cao hơn nó còn phụ thuộc vào các tỷ trọng của các nguồn vốn huy động cao hay
thấp.
1.2.2.1 Tính chất của nguồn vốn huy động:
Vốn huy động là những khoản tiền tệ được hình thành trong quá trình hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thông qua việc sử dụng các phương tiện, các nghiệp vụ
nhận tiền ký thác và vay của các tổ chức tín dụng khác để làm vốn kinh doanh. Các
khoản tiền này không thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng, nhưng Ngân Hàng được
quyền sử dụng và phải hoàn trả cho chủ sở hữu trong một thời gian nhất định.
Như vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng luôn phải thực hiện dự
trữ vốn để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán cho khách hàng .
Vốn huy động còn quyết định đến chi phí đầu vào của Ngân hàng vì vốn này
chiếm tỷ trọng cao và có nhiều kỳ hạn với các mức lãi suất khác nhau. Chính vì
vậy phải chú ý đến vốn huy động tại chỗ của Ngân hàng và chi phí đầu vào đó
cũng chính là nguyên tắc quản lý vốn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng .
Vốn huy động còn quyết định hoàn toàn đến vị thế và khả năng cạnh tranh của

Ngân hàng trên thị trường .

Vũ Nhật Quang

3

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

1.2.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại:
1.2.2.2.1 Vốn tiền gửi :
Vốn tiền gửi là tiền gửi các khoản tiền mà Ngân hàng thương mại huy động được
từ tiền gửi của khách hàng. Trên thế giới thì vốn tiền gửi của Ngân Hàng chiếm
đại bộ phận trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
a/ Tiền gửi của các tổ chức kinh tế :
Là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ
và được gửi tại Ngân hàng. Nó bao gồm một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi
được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng
( vốn lưu động ) hoặc sử dụng cho những mục tiêu định sẵn vào một thời điểm
nhất định
( Các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ khen
thưởng …)
Các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào Ngân hàng dưới hai hình thức :
+ Tiền gửi không kỳ hạn :
Tiền gửi không kỳ hạn là lọai tiền gửi mà khi gửi tiền vào, người gửi có thể rút ra

bất kỳ lúc nào để sử dụng và được hưởng một khoản lãi ( Tăng thêm phần lợi
nhuận). Ngân Hàng luôn có trách nhiệm phải thoả mãn nhu cầu rút tiền đó của
khách hàng .
Đối với tiền gửi không kỳ hạn khách hàng đợc chủ động gửi tiền vào và rút tiền ra
bất kỳ thời điểm nào. Khi gửi tiền khách hàng họ được hưởng lãi, vì vậy góp phần
tăng thêm lợi nhuận cho họ. Mặt khác khi có nhu cầu chi trả thì khách hàng lại chủ
động rút tiền ra nên vẫn thoả mãn nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh của họ.
Ngoài ra khách hàng còn sử dụng tiền gửi không kỳ hạn để phục vụ cho công tác
thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng.
Mặc dù đối với tiền gửi không kỳ hạn, người gửi tiền có thể gửi vào và rút ra bất
kỳ lúc nào, song giữa việc gửi vào và rút ra có sự chênh lệch nhất định về thời gian
Vũ Nhật Quang

4

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

và số lượng nên trên các tài khoản này luôn có số dư và Ngân hàng có thể sử dụng
số dư đó làm nguồn vốn kinh doanh.
Loại tiền gửi không kỳ hạn được huy động dưới các hình thức sau:
- Huy động qua tài khoản giao dịch của khách hàng :
Đây là tài khoản mà người mở tài khoản được quyền sử dụng những công cụ thanh
toán của ngân hàng để phục cho hoạt động của mình như uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm

thu, séc các loại, thư chuyển tiền, Chuyển tiền điện tử … Người ta gọi là tài khoản
tiền gửi có thể phát hành séc, loại này có đặc điểm là được thanh toán theo yêu cầu
của khách hàng, tức là người gửi tiền tới Ngân Hàng và yêu cầu thanh toán bằng
cách viết ra một giấy gửi tiền, séc thanh toán hay uỷ nhiệm chi …thì Ngân Hàng
có nghĩa vụ thanh toán cho khách hàng.
+ Tiền gửi có kỳ hạn :
Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi mà khi gửi tiền vào có sự thoả thuận về thời hạn
rút tiền ra giữa Ngân hàng và khách hàng .
Về nguyên tắc rút tiền ra theo thời hạn đã qui định, Tuy nhiên trên thực tế do quá
trình cạnh tranh để thu hút được các loại tiền gửi và đảm bảo cho nhu cầu vốn của
khách hàng thì ngân hàng thường cho phép khách hàng rút ra trước thời hạn ( nếu
họ có nhu cầu ) nhưng họ được hưởng lãi suất nhỏ hơn mức lãi suất theo kỳ hạn
đó. Trường hợp tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dự thưởng thì khách hàng không được
rút trước hạn, nếu khách hàng có nhu cầu về vốn thì NHTM sẽ cho khách hàng vay
vốn bằng thẻ tiết kiệm đó với lãi suất ghi trên sổ tiết kiệm + ( cộng) tối thiểu
0,2%/tháng.
Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng loại
tiền gửi này một cách chủ động để làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy để khuyến
khích khách hàng gửi tiền thì Ngân hàng đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm
đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng, thông thường có các loại sau : 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng …. Về
nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
Vũ Nhật Quang

5

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp

Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

b/ Tiền gửi của dân cư :
Tiền gửi của dân cư là 1 bộ phận thu nhập bằng tiền của dân cư gửi tại ngân
hàng.
Tiền gửi của dân cư bao gồm :
b1/: Tiền gửi tiết kiệm : Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng
trong hình thức huy động này người gửi tiền được giao cầm một quyển sổ tiết kiệm
sổ này được coi như giấy chứng nhận có tiền gửi vào quỹ tiết kiệm của ngân hàng
với mục đích là tích góp số tiền đã dành dụm được và nhận một khoản tiền gửi tiết
kiệm là để tích luỹ chứ không phải để sử dụng trong giao dịch thanh toán vừa để
đảm bảo an toàn số tiền và đảm bảo mục tiêu sinh lời.
- Lãi suất của nguồn vốn này thường là cao hơn lãi suất của ngân hàng trả cho loại
tiền gửi của các tổ chức cá nhân, song lại thấp hơn mức lãi suất của nguồn vốn vay
ngân hàng nhà nước hay vay của các tổ chức tín dụng khác. Do vậy ngân hàng phải
chú trọng tới nguồi vốn này để sử dụng sao cho có hiệu quả.
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư được chia làm 2 loại :
+ Tiết kiệm không kỳ hạn :
Tiết kiệm không kỳ hạn mang đặc tính chung của tiền gửi không kỳ hạn, cho phép
người gửi tiền được rút ra bất cứ lúc nào, phần lớn khách hàng gửi tiền không kỳ
hạn là do họ chưa xác định được nhu cầu chi tiêu cụ thể trong tương lai, nhưng lại
muốn hưởng một mức lãi suất trong thời gian khoản tiền nhàn rỗi .
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn : Đây là khoản tiền gửi mà khách hàng chỉ được
rút ra khi đến hạn thanh toán, thực tế để thu hút được khách hàng ngân hàng vẫn
cho phép khách hàng của mình rút tiền trước thời hạn và hưởng một mức lãi suất
thấp hơn hiện nay là lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút vốn, hình thức gửi tiền
tiết kiệm hưởng lãi suất bậc thang.
b2/ Tài khoản cá nhân :

Nhiều cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng và thực hiện các giao dịch. Ngày nay
khi đời sống vật chất của con người ngày được nâng lên thì càng có nhiều thanh
Vũ Nhật Quang

6

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

toán qua ngân hàng, vì vậy tài khoản tiền gửi cá nhân cũng góp phần tăng nguồn
vốn huy động của các ngân hàng thương mại.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng khuyến khích các cá nhân
mở tài khoản tiền gửi ngân hàng, do đó nguồn vốn trên các tài khoản tiền gửi của
các cá nhân mà ngân hàng huy động được cũng không ngừng tăng lên .
c/ Tiền gửi khác :
Ngoài hai loại tiền gửi trên, các ngân hàng thương mại còn có các loại tiền gửi
khác như :
-

Tiền gửi vốn chuyên dùng

-

Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác


-

Tiền gửi của kho bạc Nhà nước

1.2.2.2.2 Vốn huy động thông qua việc phát hành các công cụ nợ :
Đây chính là việc các Ngân hàng thương mại phát hành các công cụ nợ như : các
chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng để huy động vốn
trong một thời gian nhất định. Đây là bộ phận vốn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với
vốn tiền gửi . Nguồn vốn này tuỳ theo thời điểm khi nào Ngân hàng cần thì mới
huy động.
Nguồn vốn này Ngân hàng chủ động được thời gian sử dụng, số lượng và giá cả
của vốn .
Trong hình thức huy động này, Ngân hàng chủ động đứng ra huy động vốn trong
xã hội bằng việc phát hành các chứng chỉ có giá nhằm để bổ xung nguồn vốn kinh
doanh của ngân hàng. Việc phát hành các chứng chỉ có giá để huy động vốn chỉ
được thực hiện sau khi đẫ tiến hành lên cân đối toàn hệ thống ngân hàng giữa
nguồn vốn và sử dụng vốn .
Các chứng chỉ tiền gửi bao gồm :
-

Chứng chỉ tiền gửi :

-

Kỳ phiếu , trái phiếu ngân hàng

Vũ Nhật Quang

7


Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

Nghiệp vụ phát hành các loại chứng chỉ này về cơ bản cũng giống như việc huy
động tiết kiệm có kỳ hạn nếu đến hạn khách hàng không đến rút được thì ngân
hàng sẽ chuyển sang kỳ hạn tiếp theo.
Loại vốn huy động bằng việc phát hành các công cụ nợ này thường có mức lãi suất
cao hơn các loại vốn huy động tiền gửi, nguồn vốn này được huy động theo mục
đích riêng của Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại chủ yếu phát hành các loại
kỳ phiếu có mục đích, kỳ phiếu được phát hành khi Ngân hàng căng thẳng về
vốn, khi Ngân hàng muốn có nguồn vốn dồi dào cho các dự án có quy mô lớn, hình
thức huy động này rất phù hợp với nền tài chính phát triển, Ngân hàng hoàn toàn
chủ động để sử dụng nguồn vốn này trong kinh doanh của mình cả về số lượng,
thời gian và lãi suất
1.2.3 Vốn đi vay:
Nguồn vốn đi vay, vay của các Ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành
bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau, hoặc giữa các tổ chức tín
dụng với NHTW, nguồn vốn này bao gồm :
-

Vay các tổ chức tín dụng khác : Đối với các khoản vay này, thông thường

các Ngân hàng có thể được quyền vay lẫn nhau khi cần thiết, dựa trên mức lãi suất
công bố thường xuyên trên thị trường liên Ngân hàng, trường hợp nếu vay ngoại tệ
thì hai Ngân hàng có thể có những thoả thuận khác .

-

Các khoản vay này đáp ứng nhu cầu vốn tạm thời mang tính thời điểm,

nó mang lại các lợi ích cho cả đôi bên, có Ngân hàng đang có nguồn vốn dư thừa,
đồng thời có ngân hàng khác lại thiếu vốn. Ngoài ra có thể vay từ các Ngân hàng
nước ngoài. Các khoản vay này thường rất lớn, lãi suất ưu đãi nhưng điều kiện vay
rất cao, phải được cơ quan kiểm toán quốc tế kiểm tra sổ sách kế toán, các khoản
vay thường dành cho các dự án khả thi .
-

Vay Ngân hàng Nhà nước, trường hợp này thường gọi là vay chiết khấu

hay “tiền ứng trước “
Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò là người cho vay cuối cùng để hỗ trợ cho các
Ngân hàng thương mại cần vốn với một mức giá nhất định do Ngân hàng Nhà
Vũ Nhật Quang

8

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

nước đặt ra gọi là lãi suất chiết khấu và một hạn mức trong khuôn khổ cho phép
gọi là hạn mức tín dụng thông qua cửa sổ chiết khấu. Chính qua các khoản vay

chiết khấu này Ngân hàng Nhà nước sử dụng như một công cụ tài chính để điều
chỉnh lượng cung tiền trong lưu thông .
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng
thương mại :
Nguồn vốn huy động có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng thương mại, tuy nhiên mức độ ổn định, quy mô, cơ cấu nguồn vốn
này lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả yếu tố chủ quan lẫn yếu tố khách quan của
bản thân Ngân hàng .
1.3.1Điều kiện kinh tế xã hội :
Đây là yếu tố khách quan đối với Ngân hàng, yếu tố này ảnh hưởng chung đến
việc mở rộng và khơi thông nguồn vốn của cả nền kinh tế. Trong đó có nguồn vốn
huy động của Ngân hàng thương mại. Cụ thể trong một nền kinh tế nếu điều kiện
nềnkinh tế tăng trưởng cao thì nhu cầu tín dụng lớn, tỷ suất lợi nhuận cho một
đồng vốn cao mới có tích luỹ trong các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và dân
cư, do đó nguồn tiền gửi, nguồn tiết kiệm tăng nhanh trong thời kỳ này. Ngược lại
nếu nền kinh tế bị suy thoái thì nhu cầu tín dụng giảm vì tỷ suất lợi nhuận cho một
đồng vốn giảm lượng tiền gửi, tiền tiết kiệm bị giảm xuống hay các nguồn vốn tạo
lập giảm.
Mặt khác khi nền kinh tế phát triển và ổn định thì trình độ dân trí của người
dân nâng lên, việc nắm giữ tiền trong dân cư giảm xuống, mọi hoạt động giao dịch
của khách hàng đều thông qua Ngân hàng. Đây cũng là yếu tố làm cho nguồn vốn
huy động được tăng lên .
Lạm phát là yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động vốn của
Ngân hàng, người dân gửi tiền vào Ngân hàng hy vọng họ sẽ thu được khoản tiền
lãi nhất định. Lạm phát cao hoặc biến động mạnh có thể làm trượt giá đồng tiền thì
họ sẽ chuyển các tài sản của họ dưới dạng tiền gửi thành các hình thái giá trị khác
có giá trị và tính ổn định cao hơn .
Vũ Nhật Quang

9


Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

Tâm lý của người dân có thói quen sử dụng tiền mặt, giữ tiền tại nhà là yếu tố có
tác động đến việc huy động vốn của Ngân hàng .
Các chính sách của Nhà nước như chính sách lãi suất, chính sách đầu tư, chính
sách tài chính cũng đều ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng .
1.3.2 Các yếu tố liên quan đến bản thân Ngân hàng :
Địa điểm giao dịch của Ngân hàng, lãi suất do Ngân hàng đưa ra, thái độ phục
vụ và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên Ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật,
chất lượng dịch vụ của Ngân hàng cung ứng …
Tất cả các yếu tố này tạo nên sức mạnh tổng hợp của Ngân hàng trong hoạt
động kinh doanh nói chung và công tác huy động vốn nói riêng. Vì vậy để tăng
huy động vốn thì bản thân Ngân hàng phải có những nỗ lực rất lớn .
Lãi suất huy động là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của
Ngân hàng thương mại, việc duy trì lãi suất tiền gửi cạnh tranh với các Ngân hàng
khác là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc thu hút các khoản tiền gửi mới và
duy trì tiền gửi hiện có .
Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng càng phong phú, đa dạng linh
hoạt, thuận lợi thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn. Xuất phát từ sự
khác nhau về nhu cầu, về đặc điểm của các tổ chức kinh tế, chính sự đa dạng hoá
các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đẫ giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh
nghiệp tìm được cho mình một hình thức đầu tư hợp lý vì vậy các hình thức huy
động vốn có tác động rất lớn đến công tác huy động vốn của Ngân hàng .

Chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng : hoạt động tín dụng có vai trò rất
quan trọng trong việc tập trung và huy động vốn của Ngân hàng, nghiệp vụ huy
động vốn là nghiệp vụ khơi tăng nguồn vốn trong nền kinh tế thì nghiệp vụ tín
dụng và chất lượng hoạt động của nó thực hiện việc sử dụng các nguồn vốn đó vào
sản xuất, kinh doanh dịch vụ đem lại hiệu quả cho nền kinh tế, đem lại lợi nhuận
cho Ngân hàng nếu công tác tín dụng được mở rộng, chất lượng đầu tư cho các dự
án lớn có hiệu quả nó sẽ kích thích được công tác huy động vốn được tốt hơn và
ngược lại.
Vũ Nhật Quang

10

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn :
Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn và là
nguồn vốn chủ yếu cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Hiệu
quả huy động vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, dịch vụ Ngân hàng
thương mại.
Hiệu quả huy động vốn là vốn huy động tăng trưởng về khối lượng với chi phí thấp
nhất, thường xuyên được bảo toàn và phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Một Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả và khả năng đạt lợi nhuận cao trước
hết phải quan tâm đến công tác huy động vốn. Vì vậy các chỉ tiêu để đánh giá hiệu
quả huy động vốn đối với Ngân hàng là :

1.4.1 Quy mô nguồn vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn qua từng thời kỳ:
Đây là chỉ tiêu đánh giá khối lượng vốn huy động có ảnh hưởng đến quy mô phát
triển hoạt động ngân hàng, khối lượng vốn tăng hay giảm phụ thuộc vào các nhân
tố ảnh hưởng đã nêu ở phần trên.
1.4.2 Cơ cấu nguồn vốn, lãi suất huy động và chi phí cho công tác huy động
thấp nhất:
Căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong từng
thời gian để thay đổi cơ cấu các loại nguồn vốn như nguồn vốn trung dài hạn hay
ngắn hạn, tiền nội tệ hay ngoại tệ và lãi suất huy động để cân đối cung cầu về vốn
và cung cầu lãi suất tiền gửi, tiền vay của khách hàng trên cơ sở đó nhằm huy động
các nguồn vốn có lợi cho kinh doanh Ngân hàng và thu hút được nhiều khách
hàng.
Thực hiện quy trình, thủ tục đối với người gửi tiền bằng các công nghệ tiên tiến ,
hiện đại nhằm giảm bớt thời gian, chi phí trong công tác thu hút và quản lý vốn.
1.4.3. Chất lượng quản lý nguồn vốn huy động để ổn định, an toàn, bí mật và
thường xuyên đảm bảo khả năng thanh toán, khả năng chi trả cho khách
hàng trong quá trình giao dịch và điều hành nội bộ Ngân hàng:
-

Chất lượng của công tác huy động vốn còn thể hiện ở cả lãi suất huy động. Lãi

suất huy động bìmh quân đầu vào và lãi suất huy động bình quân đầu ra. Nguồn
Vũ Nhật Quang

11

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp

Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

vốn huy động được Ngân hàng cho vay đầu tư có hiệu quả vào các lĩnh vực sản
xuất, kinh doanh tiêu dùng và các dự án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế cho
khách hàng và Ngân hàng.
1.4.4 Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn :
- Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau.
Trong đó huy động vốn là khâu đầu tiên và sử dụng vốn là khâu cuối cùng của quá
trình hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
- Việc huy động vốn tiền gửi cho khách hàng không những đem lại cho Ngân hàng
nguồn vốn để kinh doanh mà nó còn giúp cho Ngân hàng có thể nắm bắt được các
thông tin , tư liệu chính xác về tình hình tài chính của khách hàng tạo điều kiện
cho Ngân hàng có căn cứ để quy định mức vốn đầu tư, hạn mức tín dụng đối với
những khách hàng đó.
- Hoạt động kinh doanh Ngân hàng muốn có hiệu quả thì đồng thời phải làm tốt cả
các khâu :
- Huy động vốn
- Sử dụng vốn
- Thanh toán dịch vụ, kinh doanh ngoại hối.
- Cụ thể làm cách nào để huy động được nguồn vốn lớn nhất với lãi suất đầu vào
là nhỏ nhất ( giá mua ) sau đó phải tìm khách hàng và điều tra thẩm định kỹ càng
để đầu tư vốn.
- Tích cực tìm các dự án có hiệu quả, có tính khả thi với lãi suất đầu ra hợp lý (giá
bán) để từ đó có được chênh lệch lãi suất đầu ra và lãi suất đầu vào đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có lãi .
- Mặt khác khi mở rộng đầu tư phải chú trọng đến chất lượng tín dụng, phải xem
dự án đó có khả thi không? và có khả năng trả nợ Ngân hàng cả gốc và lãi hay
không? Nếu đảm bảo được có như vậy Ngân hàng mới đầu tư vốn.

- Song bên cạnh việc huy động vốn, đầu tư tín dụng việc thanh toán ( Chuyển tiền
điện tử, kinh doanh ngoại hối cũng đem lại lợi nhuận đáng kể cho Ngân hàng).
Vũ Nhật Quang

12

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI
NHÁNH NHNo & PTNT HUYỆN PHỤC HOÀ TỈNH CAO BẰNG
2.1 Tình hình hoạt động của NHNo & PTNT Phục Hoà tỉnh Cao Bằng trong
những năm qua :
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp Phục Hoà tỉnh Cao Bằng.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Phục Hòa là một chi nhánh trực thuộc NHNo
& PTNT tỉnh Cao Bằng có trụ sở tại thị trấn Tà Lùng huyện Phục Hòa tỉnh Cao
Bằng thành phố Cao Bằng.Thời kỳ trước khi chuyển hệ thống Ngân hàng hai cấp,
từ một chi nhánh cơ sở thuộc ngân hàng nhà nước tỉnh Cao Bằng, hoạt động theo
cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp. Đến khi chuyển sang hệ thống ngân hàng
hai cấp cách đây 26 năm (26/03/1988) hội đồng bộ trưởng có nghị định số
53/HĐBT thành lập ngân hàng thương mại quốc doanh lấy tên là ngân hàng nông
nghiệp Việt Nam.
NHNo&PTNT chi nhánh huyện Phục Hòa là một chi nhánh loại 3 của hệ

thống các chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Cao Bằng, được thành lập ngày
26/ 03/1988, thực hiện chức năng nhận tiền gửi và cho vay, mở rộng kinh doanh
trên địa bàn cho nên có nhiệm vụ: Thực hiện mục tiêu phương hướng nhiệm vụ, kế
hoạch kinh doanh mang lại lợi nhuận đi đôi với an toàn tài sản… theo đúng chế độ,
chính sách và các quy định của Giám đốc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp tỉnh
Cao Bằng và Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt nam đã ban hành. Trực
tiếp mở rộng kinh doanh sinh lời trên địa bàn huyện Phục Hòa đề ra những phương
hướng hoạt động kinh doanh tiền tệ và đa dạng hóa các nghiệp vụ như: Đẩy mạnh
tăng trưởng nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và dân cư, tăng dư nợ cho vay ngắn
hạn, trung hạn đề ra các biện pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ qúa hạn, nợ xấu có ảnh
hưởng tới nguồn vốn và kết quả kinh doanh của ngân hàng, tăng cường đẩy mạnh
thu laĩ để nhằm đạt được kết quả đáng kể và tạo lập nguồn thu chính để bù đắp chi
Vũ Nhật Quang

13

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

phí, mang lại lợi nhuận đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên chức trong toàn
đơn vị.
Từ khi đi vào hoạt động Chi nhánh NHNo & PTNT Phục Hòa có vai trò tạo
lập nguồn vốn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng, đáp ứng các dịch vụ tín dụng của
các thành phần kinh tế trên địa bàn, ngân hàng đã và đang thực hiện các chiến lược
kinh doanh của mình: chú trọng vào tín dụng cho khu vực ngoài quốc doanh và hộ

sản xuất- hai khu vực cơ bản trên địa bàn. Trong những năm qua, tín dụng ngân
hàng đã góp một phần không nhỏ trong sự chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn.
+) Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng.
Mô hình tổ chức hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn huyện Phục Hoà được bố trí gồm:
* Ban giám đốc gồm 03 đồng chí:
+ Giám đốc: Phụ trách điều hành chung
+ 01 phó giám đốc
+ 01 giám đốc phòng giao dịch
- 01 Phòng kế hoạch - kinh doanh
- 01 Phòng Kế toán - Ngân quỹ
- 01 Phòng giao dịch Hoà Thuận
- Về nhân sự đến 31 tháng 12 năm 2014, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Phục Hoà có 23 cán bộ công nhân viên, trong đó trình
độ đại học 17, trung cấp 05, công nhân kỹ thuật 1. Đây cũng là thế mạnh để Ngân
hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

Vũ Nhật Quang

14

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà


Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT huyện Phục Hòa tỉnh Cao Bằng:
Ban giám đốc

Phòng Kế toán - Ngân quỹ

Phòng Kế hoạch - Kinh doanh

Phòng Giao Dịch

2.1.2 Khái quát về hoạt động của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Phục Hoà trong những năm qua :
2.1.2.1 Công tác huy động vốn:
Kể từ khi mới thành lập đến nay, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Phục Hoà luôn xác định công tác huy động nguồn vốn là một
công tác chiến lược và quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Luôn chú
trọng công tác huy động vốn trên địa bàn từ tiền gửi dân cư, tiền gửi các tổ chức
kinh tế xã hội, tiền gửi kho bạc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi các tổ chức tín
dụng. coi trọng việc mở tài khoản tiền gửi cá nhân với các hình thức lãi suất được
NHNo & PTNT Việt Nam, NHNo & PTNT tỉnh Cao Bằng chỉ đạo .
Trong năm qua, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Phục Hòa đã đưa ra các hình
thức huy động mới đó là tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm bậc thang, đặc biệt là tiết
kiệm dự thưởng đã được khách hàng chú ý và thấy tiện ích nên số lượng gửi vào
nhiều. Thực hiện phương châm “ Đi vay để cho vay”, Ngân hàng nông nghiệp
huyện Phục Hoà đã tìm mọi biện pháp để huy động vốn tại địa phương và tranh thủ
tối đa các nguồn vốn uỷ thác đầu tư nhằm khắc phục tình trạng thiếu vốn, công tác
huy động vốn tạo tiền để mở rộng nguồn vốn cho vay.
Vũ Nhật Quang

15


Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng huyện Phục Hoà
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
I- Tổng nguồn vốn

1.TG các tổ chức KT
- Không kỳ hạn
- Có kỳ hạn
2.TG tiết kiệm
- TG Không kỳ hạn
TGCóKHdưới12tháng
-TG từ 12 tháng->
24T
3 TG các TCTD
khác
II VHĐ theo kỳ hạn
1 Không kỳ hạn

2012

2013


Số tiền TT %
240.096
76.771

32%

76.771
146.065

60,8
%

38.151

240.096
103.112

2. Kỳ hạn< 12 tháng

112.008

3. Kỳ hạn từ 12->24T

24.976

III- HĐV theo tiền tệ
1. HĐ bằng VNĐ
2. HĐ bằng ngoại tệ

240.096

240.096

Số tiền
TT %
257.226
42.273

16,4
%

42.273

26.538
81.376

17.260

2014

7,2%
42,9
%
46,7
%
10,4
%

189.758

Số tiền TT %

290.630
90.207

31%

90.207
73,8
%

31.548
98.435

175.474 60.4
%
32.842
93.916

59.775

48.716

25.195 9,8%
257.226
93.274
128.124
35.828
257.226
257.226

36,3

%
49,8
%
13,9
%

24.949 8.6%
290.630
106.271
113.515
70.844

36,6
%
39,1
%
24,3
%

290.630
290.630

Nguồn tư liệu : Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Phục Hoà năm
2012-> 2014
Tổng nguồn vốn huy động trong ba năm tăng trưởng không ngừng đến cuối năm
2014 tổng nguồn vốn huy động đạt 290.630 Triệu đồng tăng 33.404 triệu đồng, tỷ
lệ tăng 13%.

Vũ Nhật Quang


16

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

2.1.2.2 Công tác sử dụng vốn :
Thực hiện định hướng kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn tỉnh Cao Bằng với phương châm “Đi vay để cho vay “ và gần dân, phục vụ
dân do vậy Ngân hàng huyện Phục Hoà luôn xác định đối tượng hộ gia đình là
khách hàng chủ yếu, dư nợ mang tính ổn định và tập trung. Đầu tư vào các dự án,
các ngành nghề. Ngoài ra còn đầu tư vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cho vay
xuất khẩu lao động và mô hình VAC tổng hợp .
Năm 2011 Ngân hàng huyện Phục Hoà cho vay với doanh số là : 260.837 triệu
đồng. Doanh số cho vay vốn Ngân hàng nông nghiệp chủ yếu ở vùng nguyên liệu
mía đường, hộ sản xuất kinh doanh, dự án đàn bò, cho vay theo dự án của chính
phủ… Dư nợ hộ gia đình đến cuối năm 2011 với 1.185 hộ.
Ngân hàng huyện Phục Hoà luôn quan tâm chỉ đạo công tác đầu tư tín dụng. Từ
việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường đến công tác điều tra khảo sát khách
hàng, thẩm định các dự án theo yêu cầu, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ tín
dụng, thẩm định kỹ càng luôn sàng lọc, phân loại khách hàng, phân loại dư nợ để
từ đó có những biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời
Bảng 2.2 :

Tình hình Cho vay, Dư nợ
Đơn vị : Triệu đồng


Chỉ tiêu
1 Doanh số cho vay
+ Ngắn hạn
Tỷ trọng
+ Trung hạn
Tỷ trọng
2 Dư nợ
+ Ngắn hạn
Tỷ trọng
+ Trung hạn
Tỷ trọng

2012
98.288
50.807
51,7%
47.481
48,3
131.193
61.646
47%
69.547
53%

2013
194.251
123.739
63,7%
70.512

36,3%
160.412
60.528
37,7%
99.884
62,3%

2014
260.837
183.801
70,5%
77.036
29,5%
184.760
72.043
39%
112.717
61%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Phục Hoà năm 2012-> 2014

Vũ Nhật Quang

17

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội


Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

Qua biểu số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay của ngân hàng Phục Hoà ngày
càng được tăng lên :
-

Năm 2012 dư nợ :

131.193 triệu đồng

-

Năm 2013 dư nợ :

160.412triệu đồng

-

Năm 2014 dư nợ :

184.760 triệu đồng

Dư nợ cho vay tập trung chủ yếu là cho vay Trung hạn và chiếm tỷ trọng cao
chủ yếu phục vụ nông nghiệp nông thôn, cho vay theo nghị định 41/2010/NĐ – CP
và các chưong trình của chính phủ.
2.1.2.3 Công tác thanh toán :
- Ngoài việc làm tốt công tác huy dộng vốn và sử dụng vốn thì công tác thanh toán
được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phục Hoà duy trì và
coi trọng đúng mức. Đang ngày càng được cải tiến, chất lượng công tác thanh toán

ngày được nâng lên, kể cả công tác thanh toán bằng tiền mặt và không dùng tiền
mặt
Ngân hàng đã chú ý trang bị và đổi mới công nghệ. Đưa công nghệ thông tin vào
hoạt động Ngân hàng. Việc tổ chức thanh toán luân chuyển chứng từ khoa học,
phù hợp với chế độ - thể lệ của ngành nên công tác thanh toán đã góp phần vào
việc nâng cao hiệu quả luân chuyển vốn của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp,
dân cư ... tạo cho việc tập trung vốn vào Ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của khách hàng và Ngân hàng .
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phục Hoà đã có
những chuyển biến tích cực, đáp ứng vốn kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn. Nguồn vốn huy động
tăng trưởng nhanh và ổn định, hoạt động tín dụng phát triển vững chắc và có hiệu
quả thực hiện kinh doanh có lãi, đặc biệt là đã tập trung tăng thu dịch vụ qua công
tác chuyển tiền điện tử, nhận tiền nhanh qua dịch vụ Western Union, mua bán kinh
doanh ngoại tệ, nhận chuyển tiền từ nước ngoài chuyển về, chuyển tiền qua mạng
SWIFT, Internet banking ... NHNo&PTNT huyện Phục Hoà trong những năm qua
Vũ Nhật Quang

18

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước và thu nhập của cán bộ công nhân viên
chức được ổn định và đảm bảo theo chế độ quy định.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động dịch vụ thanh toán:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

- Tổng doanh số hoạt

Năm 2013

Năm 2014

994.054

1.143.837

1.627.209

DS hoạt động dịch vụ

815.392

1.098.994

1.528.057

DS thanh toán Biên mậu
- Tổng thu phí dịch vụ
Trong đó


178.662
128

44.843
297

99.152
580

Thu phí dịch vụ

65

241

379

Thu phí thanh toán Biên

63

56

201

động thanh toán
Trong đó

mậu
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Phục Hoà năm 2012-> 2014

2.1.2.4 Công tác quản trị điều hành:
- Chi nhánh đã chủ động xây dựng quy chế hoạt động của Ban Giám đốc, của các
phòng ban, các bộ phận đảm bảo mọi công việc đều có địa chỉ, có người chịu trách
nhiệm.
- Chi nhánh thực hiện xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm, cùng việc phân
tích môi trường kinh doanh của mình, chi nhánh bám sát và dùng kế hoạch kinh
doanh đó để chỉ đạo điều hành.
- Tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát, hậu kiểm chứng từ, ngay trong từng
nghiệp vụ hoạt động của chi nhánh nhằm phát hiện, sửa chữa kịp thời các sai phạm
trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Vũ Nhật Quang

19

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

2.1.2.5 Kết quả kinh doanh:
Bảng 2.4- Kết quả kinh Doanh
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012


Năm 2013

Năm 2014

Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Chênh lệch thu chi

27.851
18.841
9.010

33.086
22.933
10.153

44.354
28.265
12.089

Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Phục Hoà năm 2012-> 2014
Qua số liệu tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của chi nhánh trong năm qua,
chúng ta thấy được hoạt động kinh doanh của chi nhánh có hiệu quả. Tích cực tăng
thu, giảm chi điều đó dẫn đến lợi nhuận không ngừng tăng trưởng, năm sau cao
hơn năm trước.
2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại NHNo &PTNN huyện Phục Hoà Tỉnh Cao Bằng:
Với tư cách là một ngân hàng thương mại trong hệ thống NH Việt Nam, vốn của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phục Hoà được hình thành
từ các nguồn sau:
-Nguồn vốn tự có

- Nguồn vốn huy động : Đây là nguồn vốn chủ yếu quan trọng nhất để Ngân hàng
thực hiện cho vay.
- Nguồn vốn uỷ thác đầu tư:
- Nguồn vốn điều động từ các NH khác trong hệ thống.
=> Thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Phục Hoà :

Vũ Nhật Quang

20

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

2.2.1 Tình hình huy động vốn:
2.2.1.1 Quy mô tốc độ tăng trưởng vốn
- Cùng với sự phát triển của cả nước, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phục Hoà trong những năm qua có nhiều
chuyển biến tích cực, các chỉ tiêu về tiền gửi các tổ chức kinh tế, tiền gửi dân cư,
phát hành kỳ phiếu, trái phiếu đều đạt mức kế hoạch đề ra hàng năm và năm sau
luôn cao hơn năm trước, đây là điều kiện thuận lợi để Ngân hàng mở rộng kinh
doanh trên nhiều mặt, đặc biệt là mở rộng hoạt động tín dụng tạo ra ngày càng
nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm
ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế. Sau
đây chúng ta xem xét công tác huy động vốn qua các thời điểm cụ thể.

Bảng 2.5- Tình hình biến động nguồn vốn huy động qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
NĂM

N GUỒN VỐN

2011
2012
2013
2014

174.234
240.096
257.226
290.630

Tăng giảm so với các năm trước
Số tuyệt đối
Số tương đối
65.862
17.130
33.404

37,8%
7,1%
13%

Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo & PTNT huyện Phục Hoà năm 2012-> 2014
Với số liệu trình bày ở biểu trên, chúng ta thấy được tổng nguồn vốn huy động của
chi nhánh không ngừng tăng trưởng, mức tăng trưởng của năm thấp nhất là 7,1%,

năm cao nhất là 37,8%. Mức tăng trưởng này so với một Ngân hàng mới thành lập
là cả một thành quả tốt.

Bảng 2.6: Kết cấu nguồn vốn huy động theo loại hình huy động
Đơn vị: Triệu đồng
Vũ Nhật Quang

21

Lớp 9 LTCD – NH04


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà

31/12/2012

31/12/2013

31/12/2014

Số

Số

Số

Chỉ tiêu

lượng

Tổng

NV

huy

gửi

các

động
Tiền
TCKT
Tiền

gửi

%

240.096

100

76.771

lượng

257.226


%

lượng

100

290.630

100

32%

42.273 16,4%

90.207

31%

146.065 60,8%

189.758 73,8%

175.474

tiết

kiệm

%


60,4
%

Tiền gửi TCTD

17.260
7,2% 25.195
9,8%
24.949 8,6%
khác
Nguồn: Báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT huyện Phục Hoà năm 2012-> 2014
Qua biểu số liệu trên ta nhận thấy: Kết cấu nguồn vốn huy động tại chi nhánh
theo loại hình huy động thì phần lớn vốn huy động được hình thành lên từ tiền gửi
dân cư dưới hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu. Còn việc huy động vốn từ
tiền gửi các TCKT tại chi nhánh còn rất nhiều hạn chế, tỷ lệ huy động từ tiền gửi
các TCKT mới chiếm ở mức 32%. Điều này thấy rõ do hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp trên địa bàn Phục Hoà trong những năm qua gặp rất nhiều khó
khăn.
2.2.1.2Về chi phí huy động vốn.
NHNo&PTNT huyên Phục hoà đã áp dụng linh hoạt lãi suất huy động vốn, đa
dạng hoá các hình thức huy động vốn khác nhau phù hợp với mọi đối tượng khách
hàng đảm bảo lợi ích của người gửi và người sử dụng vốn.
Bảng 2.7 Chi phí huy động vốn
Vũ Nhật Quang

22

Lớp 9 LTCD – NH04



×