Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bài tập nhóm tố tụng dân sự Nhom 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.54 KB, 3 trang )

BÀI KIỂM TRA
MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2
NHÓM: 7
170. Khi giải quyết vụ án ly hôn, dù đương sự có tranh chấp về tài sản là bất động sản thì
nguyên tắc cũng phải do Tòa án nơi cứ trú, làm việc của bị đơn giải quyết.
171. Tất cả các tranh chấp về nhà ở phát sinh từ giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày
1/7/1991 mà có người Việt Nam định cư tại nước ngoài tham gia thì Tòa án không thụ lý.
172. Trong mọi trường hợp khi có căn cứ xác định “Người khởi kiện không có quyền khở kiện
hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự” Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện cho đương
sự.
173. “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” chỉ được coi là căn cứ để kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm nếu việc vi phạm đó dẫn tới hậu quả là Tòa án ra bản án không đúng pháp luật
hoặc không đúng với thực tế khách quan của vụ án.
174. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi
thực hiện đăng ký kết hôn trái pháp luật hoặc nơi cư trú của một trong các bên đăng ký trái
pháp luật giải quyết.
175. Đình chỉ xét xử và đình chỉ giải quyết vụ án là hai khái niệm khác nhau.
176. Chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định hành chính.
177. Tranh chấp về hợp đồng mua bán giữa các cá nhân chỉ có thể thuộc thẩm quyền của tòa
án nơi bị đơn cư trú, làm việc; nơi thực hiện hợp đồng hoặc nơi cư trú, làm việc của nguyên
đơn nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản.
178. Trong cùng một vụ án, tư cách của bị đơn không bị thay đổi.
179. Không có nguyên đơn là người dưới 6 tuổi.
180. Thi hành án là thủ tục hành chính chứ không phải là thủ tục tư pháp.
181. So sánh phạm vi xét xử phúc thẩm với phạm vi xét xử giám đốc thẩm?
182. Người đại diện ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự chấm dứt trong những trường
hợp nào?
183. Phân biệt căn cứ kháng nghị giám đốc thẩm với căn cứ kháng nghị tái thẩm?
184. Thế nào là “triệu tập hợp lệ” các đương sự? Hậu quả của viêc Tòa án triệu tập hợp lệ các
đương sự đến tham gia phiên tòa nhưng các đương sự vẫn vắng mặt?
185. So sánh quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm với quyền hạn của Hội đồng xét


xử tái thẩm?


186. Tại sao nói giám đốc thẩm, tái thẩm là những thủ tục tố tụng đặc biệt?
187. Phân phân biệt người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập với nguyên đơn.
188. Phân biệt tự hòa giải và hòa giải do Tòa án tiến hành?
189. Phân biệt phạm vi khởi kiện với phạm vi kháng cáo
190. Phân biệt nguyên đơn với nguyên đơn dân sự.
191. Ông A và bà B có 4 người con là C, D, I, K. Ông A, bà B chết năm 2000 không để lại di
chúc. Di sản để lại là một căn nhà máy bằng trên diện tích đất 100 m 2. Năm 2002 C đã bán căn
nhà đó được 800 triệu đồng. C chia cho D, H, K mỗi người 100 triệu đồng. D, I, K không đồng
ý vì cho rằng họ phải được hưởng 3/4 số tiền bán nhà và đã kiện ra Tòa án đòi C trả thêm cho
mỗi người 100 triệu đồng. Yêu cầu D, I, K được Tòa án xử chấp nhận.
Hỏi trong vụ án này Tòa án quyết định việc đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí và án phí
như thế nào?
192. Anh A và chị B kết hôn tự nguyện, có đăng ký kết hôn năm 1993. Do mâu thuẫn vợ
chồng ngày 20/12/2002 anh A và chị B cùng yêu cầu ly hôn. Tòa án đã tiến hành hòa giải đoàn
tụ nhiều lần nhưng họ vẫn kiên quyết xin ly hôn. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào
trong các trường hợp sau:
a.Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và biên bản
thỏa thuận của đương sự về việc thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con thì A, B lại tự giải
quyết được mâu thuẩn tự trở về sống chung với nhau.
b. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải đoàn tụ không thành và biên bản
thỏa thuận của đương sự về việc thuận tình ly hôn, chia tài sản và nuôi con thì A lại có ý kiến
thay đổi theo hướng yêu cầu Tòa án xét xử về phần nuôi con và chia tài sản.
193. Anh A kết hôn với chị B năm 1996. Do mâu thuẫn vợ chồng, ngày 10/6/1998 chị B đã
gửi đơn đến Tòa án xin ly hôn và chia tài sản. Khi giải quyết vụ án ly hôn, Tòa án xác định vợ
chồng A, B có vay của M số tiền 80 triệu đồng nên đã quyết định anh A, chị B mỗi người phải
trả cho chị M 40 triệu đồng. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật. Chị M nhiều lần yêu cầu
A,B phải trả số tiền trên nhưng không làm đơn yêu cầu thi hành án. Ngày 20/8/2002 chị mới

có đơn yêu cầu thi hành án thì được cơ quan thi hành án trả lời đã hết thời hiệu thi hành án.
Nay chị M lại có đơn khởi kiện đòi A,B phải trả số tiền trên. Hỏi Tòa án có thể thụ lý giải
quyết vụ án được không? Tại sao?
194. Anh A kiện chị B về việc đòi nhà cho thuê. Sau khi hòa giải không thành Tòa án quyết
định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án sẽ giải quyết như thế nào với các tình huống sau:
a) Ngày 15/1/2005 Tòa án triệu tập hợp lệ chị B đến tham gia phiên tòa dự kiến mở vào ngày
28/1/2005, nhưng ngày 27/1/2005 chị B đến Tòa án xin hoãn phiên tòa vì lý do sứ khỏe.
b) Tại phiên tòa mở vào ngày 28/1/2005 chị B có mặt, nhưng khi Hội đồng xét xử tiến hành
thủ tục xét hỏi, A lại bỏ phòng xử án và không tiếp tục tham gia phiên tòa nữa mà không có lý
do.


195. Ngày 1/1/2003 A cho B vay 100 triệu, thời hạn vay một năm lãi suất 1,5%/ 1 tháng . Do
nhà ăn thua lỗ B không trả được cho A nên ngày 1/10/2004 A kiện B ra tòa. Ngày 25/2/2005
Tòa án tiến hành hòa giải và lập biên bản hòa giải thành ghi nhận A, B đã thỏa thuận được với
nhau là ngày 30/12/2005 B sẽ trả đủ cho A số tiền 100 triệu đồng và 5 triệu đồng tiền lãi. Ngày
28/2/2005 A,B lại thỏa thuận lại với nội dung B phải trả cho A số tiền là 100 triệu đồng tiền nợ
gốc vào ngày 30/10/2005. Hỏi Tòa án phải giải quyết vụ án như thế nào?



×