Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài tập cá nhân số 1 luật tố tụng dân sự - đại học Luật Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.11 KB, 16 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN SỐ 1 – TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Luật tố tụng dân sự chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự.
 Sai. Luật TTDS không phải chỉ quy định trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự. Vì Theo
quy định tại Điều 1 BLTTDS 2004 (sđ, bx 2011) thì: Luật TTDS quy định về trình tự thủ
tục khởi kiện để Tòa án giải quyết các vụ án dân sự; trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải
quyết việc dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự (gọi chung là vụ
việc dân sự) tại TA và thi hành án dân sự.
Như vậy, theo quy định này thì LTTDS không chỉ quy định về trình tự thủ tục giải
quyết vụ án dân sự mà còn quy định về trình tự thủ tục giải quyết việc dân sự tại Tòa án và
thi hành án dân sự.
2. Chỉ quan hệ giữa Tòa án với đương sự phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án và
được quy phạm pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh mới là quan hệ pháp luật tố tụng
dân sự.
Sai. Đối tượng điều chỉnh của Luật TTDSVN là các quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA,
đương sự, người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên
dịch và những người liên quan phát sinh trong TTDS. Theo đó, đối tượng điều chỉnh của
LTTDS bao gồm: quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA với đương sự, người đại diện của đương
sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ĐS, người làm chứng, người giám định,
người phiên dịch và những người liên quan; Quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA với nhau;
Quan hệ giữa đương sự với những người liên quan.
Quan hệ PLTTDS là quan hệ giữa TA, VKS, CQTHA, ĐS, Người đại diện của ĐS,
người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người liên quan phát sinh
trong TTDS và được các QPPL TTDS điều chỉnh.
Như vậy, quan hệ PLTTDS không chỉ bao gồm quan hệ giữa tòa án với đương sự mà
còn bao gồm cả quan hệ giữa VKS, CQTHA, người đại diện của đương sự, người làm
chứng,… Do đó, khẳng định trên là sai.
3. Việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều phải có hội thẩm nhân dân tham gia.
Sai. Vụ việc dân sự là các vụ việc phát sịnh từ QHPLDS, hôn nhân và gia đình, KD,
TM và LĐ do Tòa án giải quyết. Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự.
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 BLTTDS năm 2004 quy định: “ Hội đồng xét xử sơ
thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân. Trong trường hợp đặc


biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân”.
1
Theo khoản 2 Điều 55 BLTTDS 2004 thì thành phần giải quyết việc dân sự có thể
không có Hội Thẩm tham gia.
Thực hiện chế độ xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia là tạo điều kiện cho mọi người
tham gia vào công việc của NHà nước, bảo đảm thực hiện dân chủ trong tố tụng dân sự và
tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết đúng vụ án dân sự. Ngoài ra, việc tham gia xét xử vụ án
dân sự có hội thẩm còn được phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa, nâng cao ý thức
pháp luật cho mọi người. Thục hiện chết độ xét xử có hội thẩm tham gia được quy định là
một nguyên tắc cơ bản của TTDS.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều
cần phải có Hội thẩm tham gia.
4. Mọi phiên tòa xét xử các vụ án dân sự phải được Tòa án tiến hành công khai.
Sai. Theo Khoản 2 Điều 15 BLTTDS quy định: “Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí
mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh
doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án xét xử
kín, nhưng phải tuyên án công khai”. Như vậy không phải mọi trường hợp phiên tòa xét xử
các vụ án dân sự phải được tiến hành công khai, trong một số trường hợp Tòa án xét xử kín.
5. Việc sơ thẩm tất cả các vụ việc dân sự đều phải đảm bảo nguyên tắc xét xử tập
thể.
Sai. Theo điều 14 BLTTDS 2004 quy định: “Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và
quyết định theo đa số”. Việc giải quyết vụ án dân sự có nhiều phức tạp, đòi hỏi cán bộ đảm
nhiệm công việc này phải có trình độ chuyện môn, nghiệp vụ nhất định, thận trọng, khách
quan và công bằng trong giải quyết. Việc xét xử vụ án bằng một tập thể sẽ góp phần giải
quyết được những khó khăn, hạn chế, những sai xót trong công tác xét xử.
Theo quy định này thì đối với vụ án dân sự thì cần phải đảm bảo nguyên tắc xét xử tập
thể, còn đối với việc dân sự có thể không đảm bảo được nguyên tắc này. Đó là trường hợp
quy định tại khoản 2 điều 55 BLTTDS: “2. Những yêu cầu về DS, hôn nhân…… do một
thẩm phán giải quyết”.
Như vậy, không phải mọi trường hợp Việc sơ thẩm các vụ việc dân sự đều đảm bảo

nguyên tắc xét xử tập thể.
6. Mọi vụ việc dân sự đều phải trải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Sai. Tòa án xét xử theo hai cấp có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo cho tòa án xét xử
đúng vụ án dân sự vừa đảm bảo cho đương sự bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của
2
họ trước tòa án. Đây là nguyên tắc của LTTDS. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp các
vụ việc dân sự đều phải trải quan hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
Điều 17 BLTTDS quy định: “… Bản án, quyết định sơ thẩm không bị kháng cáo,
kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm….”.
Đồng thời, Điều 316 BLTTDS quy định: “người yêu cầu……”. Quyết định giải quyết
việc dân sự bị kháng cáo, kháng nghị thì được Tòa án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo
thủ tục phúc thẩm.
Theo hai quy định trên thì những bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị phải xét
xử theo thủ tục phúc thẩm. Nếu không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
trong thời hạn luật định thì bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 188 BLTTDS quy định: “Quyết định công nhận sự thỏa thuận … ”
Theo đó, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự không bị kháng cáo, kháng
nghị mà có hiệu lực pháp luật ngay. Ví dụ: công nhận thuận tình ly hôn.
Như vậy, không phải trong mọi trường hợp vụ việc dân sự đều phải trải qua hai cấp sơ
thẩm và phúc thẩm. Vụ việc dân sự phải trải qua hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm khi bản án,
quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Nếu bản án, quyết định không bị kháng cáo,
kháng nghị thì không phải xét xử theo thủ tục phúc thẩm và trong trường hợp quyết định
công nhân sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay không được kháng
cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
7. Tòa án có trách nhiệm hòa giải đối với tất cả các vụ việc dân sự.
Sai. Điều 10 BLTTDS quy định: “Tòa án có trách nhiệm hòa giải và tạo điều kiện
thuận lợi…”. Thông qua hòa giải tòa án có thể giải quyết vụ án dân sự mà không nhất thiết
phải thông qua việc xét xử. Do đó, trách nhiệm hòa giải của Tòa án được pháp luật quy định
là một nguyên tắc cơ bản của TTDS. Tuy nhiên, Tòa án không có trách nhiệm hòa giải tất cả
các vụ việc dân sự.

Điều 181, Điều 182 BLTTDS quy định về các trường hợp vụ án dân sự không được
hòa giải và không hòa giải được.
8. Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Sai. Viện kiểm sát thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật
của các chủ thể trong việc tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng. Khi thực hiện quyền hạn của
mình VKS được sử dụng những biện pháp mà pháp luật quy định để bảo đảm việc kiểm sát
của mình.
3
Khoản 2 Điều 21 quy định: “VKSND tham gia các ….” Theo đó, Viện kiểm sát nhân
dân tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với việc dân sự, phiên tòa đối với vụ án dân sự do Tòa
án thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử
dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người CTN, người có nhược điểm về thể chất
và tâm thần.
Như vậy, đối với những phiên tòa sơ thẩm thì VKS chỉ tham gia trong một số trường
hợp. Đó là phiên tòa sơ thẩm đối với việc dân sự, đối với vụ án dân sự trong một số cụ thể
do luật quy định.
9. Thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp trong mọi trường
hợp đều được Tòa án công nhận.
Sai. Khoản 2 Điều 5 BLTTDS quy định: “Trong quá trình … ”. Tòa án chỉ công nhận
khi thỏa thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Việc công nhận sự
thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết tranh chấp được ghi nhận trong Khoản 2
Điều 188, Khoản 1 Điều 220 và điều 270 BLTTDS.
Đối với hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự: Nếu thỏa
thuận của các đương sự là do nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã
hội sẽ quyết định công nhận thỏa thuận đó sẽ bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm. (Khoản 2 Điều 188).
Đối với công nhận sự thỏa thuận của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm: Thỏa thuận này
của các đương sự được Hội đồng xét xử công nhận khi thỏa thuận là tự nguyện, không trái
pháp luật và đạo đức xã hội. (Khoản 1 Điều 220)
Công nhận thỏa thuận của các đương sự tại phiên tòa phúc thẩm: Nếu tại phiên tòa

phúc thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp và các thỏa
thuận này là tự nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội thì được hội đồng xét xử
phúc thẩm công nhận sự thỏa thuận. (Khoản 1 Điều 270).
Như vậy, không phải mọi trường hợp thỏa thuận của các đương sự về việc giải quyết
tranh chấp đều được tòa án công nhận. Thỏa thuận này được công nhân khi thỏa thuận là tự
nguyện, không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
10. Đương sự có nghĩa vụ nhờ người bảo vệ quyền lợi cho mình trong tất cả các vụ
việc dân sự.
Sai. Bảo vệ quyền lợi của đương sự là quyền của các đương sự trong vụ việc dân sự
chứ không phải là nghĩa vụ của đương sự. Đương sự chỉ có thể bảo vệ được quyền, lợi ích
4
hợp pháp của mình khi thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ. Quyền
bảo vệ của đương sự được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản của LTTDS.
Theo Điều 9 BLTTDS quy định: “đương sự….”. ĐƯơng sự có thể tự mình bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc ủy quyền, nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình.
Pháp luật TTDS cũng ghi nhận đây là một quyền của đương sự tại Điểm i, Khoản 2
Điều 58 BLTTDS: “Tự bảo vệ….”.
Những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự
nhờ và được Tòa án chấp nhận. Những người này bao gồm: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý
và người tham gia trợ giúp pháp lý, công dân VN … (Điều 63 BLTTDS).
Như vậy, đương sự có quyền tự mình bảo vệ quyền lợi của mình hoặc nhờ người khác
bảo vệ quyền lợi cho mình. Bảo vệ quyền lợi cho đương sự là quyền của đương sự không
phải là nghĩa vụ nhờ người khác bảo vệ quyền lợi cho mình trong vụ việc dân sự.
11. Các tranh chấp về KD,TM thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án chỉ là các
tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh và đều nhằm
mục đích lợi nhuận.
Sai. Theo Điều 29 BLTTDS thì các tranh chấp về KD, TM thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án bao gồm: các tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM giữa các cá
nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; Tranh chấp về

quyền SHTT, chuyển giao công nghệ với nhau và đều có mục đích lợi nhuận; tranh chấp
giữa công ty với các thành viên của công ty, … Tuy nhiên, theo Khoản 4 Điều 6 NQ
03/2012 thì đối với tranh chấp về quyền SHTT, chuyển giao công nghệ với nhau và đều có
mục đích lợi nhuận thì không nhất thiết đòi hỏi cá nhân, tổ chức phải có đăng ký kinh doanh
mà chỉ đòi hỏi cá nhân, tổ chức đều có mục đích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, thương
mại.
12. Tất cả các tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí đều thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Sai. Các tranh chấp liên quan đến nghiệp vụ báo chí bao gồm nhiều loại. Tuy nhiên,
không phải mọi tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án, chỉ những tranh chấp liên quan đến hoạt động báo chí mà pháp luật quy
định thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như các tranh chấp về việc không đăng bài cải
chính những tin tức xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của công dân, tranh chấp về bồi
5
thường thiệt hại,,… Các tranh chấp này được quy định trong Luật báo chí 1989 và luật sửa
đổi, bổ sung luật báo chí năm 1999.
Ví dụ: Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung luật báo chí quy định: “Trong trường hợp cơ
quan báo chí không cải chính, xin lỗi hoặc cải chính, xin lỗi không đúng các quy định của
Luật này, không đăng, phát sóng lời phát biểu của tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân đó
có quyền khiếu nại với cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
hoặc khởi kiện tại Tòa án”.
13. Không phải mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Đúng. Quyền sử dụng đất là loại tài sản đặc biệt. Do vậy, các tranh chấp về quyền sử
dụng đất cũng là một dạng của tranh chấp về tài sản. quyền sử dụng đất được coi là tài sản
và được pháp luật bảo hộ nếu như người sử dụng đất có đầy đủ giấy tờ cần thiết chứng minh
quyền sử dụng hợp pháp của mình.
Điều 136 Luật đất đai 2003 quy định: “… Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương
sự có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại
các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do

Toà án nhân dân giải quyết”.
Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 8 NQ 05/2012 quy định: “Khi xác định điều kiện khởi
kiện vụ án dân sự mà đối tượng khởi kiện là quyền sử dụng đất thì thực hiện như sau:
a) Đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất thì phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 135 của Luật Đất đai.
b) Đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên
quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung
của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì không phải tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nhưng vẫn phải thực hiện thủ tục hoà giải
theo quy định của BLTTDS”. Theo quy định này thì trước khi khởi kiện ra Tòa án cần phải
được hòa giải. Nếu hòa giải thành thì Tòa án không giải quyết.
Như vậy, không phải mọi tranh chấp về quyền sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án.
14. Mọi yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha mẹ đều thuộc
thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
6
Sai. Theo Điều 27 và 28 BLTTDS thì Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ. Việc yêu cầu xác định cha, mẹ
cho con và xác định con cho cha, mẹ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo
Thủ tục tố tụng dân sự.
Theo đó, Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về xác định cha, mẹ cho
con hoặc xác định cho con cha, mẹ (khoản 4 Điều 27 BL TTDS 2004)
Tòa không có thẩm quyền giải quyết đối với các yêu cầu xác định cha, mẹ cho con hoặc
xác định con cho cha mẹ. Trong trường hợp này, đương sự có thể yêu cầu cơ quan hộ tịch
giải quyết theo thủ tục đăng kí hộ tịch. Cụ thể về vấn đề này được quy định tại NĐ
158/2005 như sau,
+ Điều 32 quy định về điều kiện đăng ký nhận cha mẹ con là tự nguyện và không có
tranh chấp.
+ Điều 33 quy định về Thẩm quyền đăng ký việc nhận cha, mẹ, con “Ủy ban nhân dân
cấp xã, nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký

việc nhận cha, mẹ, con”.
+ Điều 34 quy định về Thủ tục đăng ký việc nhận cha, mẹ, con
15. Không phải tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương
mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Đúng. Các vụ việc phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại rất đa dạng về phức
tạp, các bên có thể tự lựa chọn phương thức giải quyết bằng con đường trọng tài hoặc khởi
kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Do đó, Không phải tất cả các tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương
mại đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục TTDS. Mà theo quy định của
pháp luật hiện hành, Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục TTDS các tranh chấp
về kinh doanh thương mại được quy định tại điều 29 BLTTDS. Các tranh chấp gồm: Tranh
chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM giữa cá nhân,….Tòa án cũng có thẩm quyền thụ lý
giải quyết theo thủ tục TTDS các việc liên quan đến trọng tài Thương mại VN như yêu cầu,
chỉ định, thay đổi trọng tài viên; yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá
trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp,…
7
Ngoài ra, một số tranh chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại thuộc thẩm
quyền giải quyết của Trọng tài Thương mại. Theo Điều 2 về Thẩm quyền giải quyết các
tranh chấp của Trọng tài Luật TTTM 2010:
“ 1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động trọng
tài…”
Trường hợp các bên có thỏa thuận trọng tài và thỏa thuận này có hiệu lực thì tranh
chấp phát sinh từ hoạt động kinh doanh, thương mại sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của
Trọng tài theo thủ tục do các bên thỏa thuận (trọng tài vụ việc) và do trung tâm trọng tài quy
định (trọng tài quy chế).
Như vậy, Tòa án chỉ giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động KD, TM theo
thủ tục TTDS trong một số trường hợp pháp luật quy định.
16. Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục TTDS tất cả các tranh chấp lao
động tập thể về quyền và lợi ích.

Sai. Vì: Tòa án có thẩm quyền giải quyết các vụ việc phát sinh từ quan hệ PLLĐ do
PLLĐ điều chỉnh, trừ các yêu cầu về giải quyết đình công.
Khoản 2 Điều 32 BLTTDS quy định: Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục
tố tụng dân sự các tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể người lao động với
người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch UBND
cấp huyện giải quyết mà NLĐ hoặc NSDLĐ không đồng ý,…
Ngoài ra, Điều 203 BLLĐ 2012 quy định: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp LĐTT về
quyền gồm: Hòa giải viên LĐ, Chủ tịch UBND cấp huyện, TAND. Thẩm quyền giải quyết
tranh chấp LĐTT về lợi ích thuộc về Hòa giải viên LĐ, Hội đồng trọng tài LĐ.
Như vậy, không phải mọi trường hợp TA đều có thẩm quyền giải quyết tranh chấp
LĐTT về quyền và lợi ích. TA chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp LĐTT về quyền.
17. Tất cả các vụ việc dân sự mà có đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền
sơ thẩm của TAND tỉnh, tp trực thuộc trung ương.
Sai. Theo BLTTDS, điểm c khoản 1 Điều 34 có dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 33 quy
định tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền sở thẩm: “….
Trích khoản 3 Điều 33…”
8
Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ việc dân sự mà có đương sự ở nước ngoài đều
thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có
hai trường hợp ngoại lệ đó là:
Khoản 2, Điều 7 NQ03/2013: Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải
quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về
nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên
giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì
theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền
giải quyết của Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của
công dân Việt Nam.
Khoản 5 quy định: Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án
a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được

Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải
quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác
tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho
Toà án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của
BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
Như vậy, không phải mọi vụ việc mà đương sự ở nước ngoài đều thuộc thẩm quyền
giải quyết của TA.
18. Trong một số trường hợp thì TA cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc dân sự thuộc
thẩm quyền sơ thẩm của TA cấp huyện lên để giải quyết.
Đúng. Vì: Theo khoản 2 Điều 34… trích luật…
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể loại vụ việc dân sự nào thì được TAND cấp
tỉnh lấy lên. Tuy nhiên, thông thường, TAND cấp tỉnh có thể lấy những vụ việc thuộc thẩm
quyền của tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết trong những trường hợp việc vận dụng
pháp luật, chính sách có nhiều khó khăn, phức tạp; việc điều tra thu thập chứng cứ có nhiều
khó khăn hoặc phải giám định kỹ thuật phức tạp; đương sự là cán bộ chủ chốt ở địa phương,
những người có uy tín trong tôn giáo mà xét thấy việc xét xử ở TAND cấp huyện không có
lợi về chính trị hoặc vụ việc có liên quan đến thẩm phán, phó chánh án, chánh án tòa án
nhân dân cấp huyện.
9
Ngoài ra, TAND cấp tỉnh còn có thể theo yêu cầu của đương sự lấy những vụ án thuộc
thẩm quyền của TAND cấp huyện lên để xét xử nếu thấy có lý do chính đáng.
19. Trong một số trường hợp thì TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự có đuơng sự là người nước ngoài.
Theo BLTTDS, điểm c khoản 1 Điều 34 có dẫn chiếu đến khoản 3 Điều 33 quy định
tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền sở thẩm: “…. Trích
khoản 3 Điều 33…” Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ việc dân sự mà có đương sự ở
nước ngoài đều thuộc thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương. Vì, theo khoản 2, khoản 5 Điều 7 NQ03/2013 là các trường hợp ngoại lệ, cụ
thể:
Khoản 2 quy định: Đối với yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly

hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha, mẹ và con, về nhận cha, mẹ,
con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công
dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam, thì theo quy định tại
khoản 3 Điều 102 của Luật Hôn nhân và Gia đình là thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà
án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của công dân Việt Nam.
Khoản 5 quy định: Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Toà án
a) Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 33 của BLTTDS; được hướng dẫn tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và được
Toà án nhân dân cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải
quyết mới có sự thay đổi, như có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác
tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho
Toà án, Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 412 của
BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó.
20. Mọi vụ việc dân sự mà có đương sự là người nước ngoài đều thuộc thẩm quyền
xét xử sơ thẩm của TAND cấp tỉnh.
Sai. Có trường hợp ngoại lệ. Tương tự câu 19
21. Theo PLTTDS hiện hành, đối với các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của
TAND cấp huyện thì các đương sự vẫn có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng
văn bản yêu cầu TA cấp tỉnh giải quyết.
Theo pháp luật tố tụng hiện hành, theo điểm b khoản 1 Điều 35, “các bên đương sự chỉ
có quyền thỏa thuận với nhau … trích luật…”
10
Như vậy, các bên đương sự chỉ có thể thỏa thuận về việc giải quyết TC tại tòa án nơi
cư trú, làm việc của nguyên đơn; và Việc thỏa thuận đó không được trái với quy định tại
Điều 33 và Điều 34 của BLTTDS.
Ví dụ: Trong vụ án, nguyên đơn A cư trú tại huyện M của tỉnh N và bị đơn B cư trú tại
huyện X của tỉnh Y. Theo nguyên tắc Tòa án huyện X tỉnh Y nơi bị đơn B cư trú có thẩm
quyền. Nếu các bên thỏa thuận Tòa án nơi nguyên đơn A cư trú thì phải bảo đảm thẩm
quyền của cấp Tòa án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền Tòa án cấp huyện thì thỏa thuận chỉ
được chấp nhận khi các đương sự thỏa thuận Tòa án huyện M của tỉnh N giải quyết. Nếu

các đương sự thỏa thuận Tòa án tỉnh N giải quyết thì thỏa thuận đó không được chấp nhận.
22. Đối với yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì người yêu cầu chỉ có thể yêu
cầu Tòa án nơi thực hiện đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết.
Sai, vì:
- Theo điểm g khoản 2 Điều 35, … Tòa án nơi việc đkí kết hôn trái PL được thực hiện có
thẩm quyền giải quyết yc hủy việc kết hôn trái PL.
- Tuy nhiên, theo điểm b khoản 2 Điều 36 quy định: “Đối với yêu cầu hủy việc kết
hôn trái pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật này thì người yêu cầu có thể yêu
cầu Tòa án nơi cư trú của một trong các bên đăng ký kết hôn trái pháp luật giải quyết”. Việc
quy định này nhằm khắc phục tình trang khi có yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật thì không
thuận lợi nếu đưa yêu cầu này đến Tòa án nơi thực hiện đăng kí kết hôn trái Pháp luật, nhằm
tạo điều kiện thuận tiện nhất cho đương sự, tiết kiệm được công sức, vật chất, phù hợp với
các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn. Do vậy, với những trường hợp pháp luật quy
định không cần bất cứ điều kiện gì mà mang tính tùy nghi như các điểm a, b, c khoản 2 Điều
36 BLTTDS thì đương sự có quyền lựa chọn nhiều Toà án để giải quyết việc dân sự theo
yêu cầu của mình. Khi nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, Toà án phải giải thích cho họ biết
là chỉ có một Toà án trong các Toà án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải
quyết vụ việc dân sự để họ lựa chọn. Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết
trong đơn khởi kiện hoặc trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các
Toà án khác. (khoản 2 Điều 9 NQ 03/2012).
23. Đối với vụ án chỉ có tranh chấp về bất động sản theo điểm c khoản 1 Điều 35
BLTTDS thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết
11
Đúng. Theo khoản 3 điều 8 Nghị quyết 03/2012: “3. Đối với tranh chấp về bất động sản
quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 của BLTTDS thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản
mới có thẩm quyền giải quyết.”
Theo điểm c khoản 1 điều 35 BLTTDS : “Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ[
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản.”
do bất động sản là là một loại tài sản gắn liền với đất không thể dịch chuyển được và thông

thường các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản sẽ do cơ quan nhà đất hoặc chính
quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu trữ. Do vậy, tòa án nơi có bất động sản sẽ là
tòa án có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại ch• tình trạng của bất động
sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến bất động sản. Đối với các tranh chấp về
BĐS, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu cầu tòa án nơi có bất động
sản giải quyết”.
Việc quy định như vậy bởi lẽ: Bất động sản là một loại tài sản gắn liền với đất không
thể chuyển dịch được và thông thường các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến bất động sản sẽ
do cơ quan quản lí đất đai hoặc chính quyền địa phương nơi có bất động sản đó lưu giữ. Do
vậy, tòa án nơi có BĐS sẽ là TA có điều kiện tốt nhất để tiến hành xác minh, xem xét tại
ch• tình trạng của bất động sản và thu thập các giấy tờ, tài liệu liên quan đến BĐS.
Đối với các tranh chấp về BĐS, các bên đương sự không có quyền thỏa thuận về việc yêu
cầu tòa án nới không có bất động sản giải quyết.
24. Theo PL TTDS hiện hành, đối với vụ án ly hôn đồng thời có yêu cầu giải quyết
tranh chấp về tài sản là bất động sản thì chỉ có tòa án nơi cư trú, nơi làm việc
của bị đơn mới có thẩm quyền giải quyết.
Sai. theo điều 8 khoản 4 Nghị quyết 03/2012… “Trong vụ án về hôn nhân và gia đình, thừa
kế tài sản, mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án được
xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 của BLTTDS.”
Tại điều 35 khoản 1 điểm a, b BLTTDS quy định: “Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
12
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25,
27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú,
làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn,
nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật

này;”
như vậy, tòa án nơi nguyên đơn cư trú (nếu là cá nhân) hay nơi có trụ sở (là cơ quan, tổ
chức) cũng có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trên.+ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa
hai bên
25. Theo pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, đối với tranh chấp về thừa kế quyền
sử dụng đất thì chỉ tòa án nơi có đất mới có thẩm quyền giải quyết theo thủ tụ tố
tụng dân sự.
Sai. theo quy định tại Khoản 4 điều 8 nghị quyết 03/2012…. “4. Trong vụ án về hôn nhân
và gia đình, thừa kế tài sản, mà có tranh chấp về bất động sản thì thẩm quyền giải quyết
của Tòa án được xác định theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 35 của BLTTDS.”
Tại điều 35 khoản 1 điểm a, b BLTTDS quy định: “Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ:
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25,
27, 29 và 31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú,
làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn,
nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật
này;”
13
như vậy, tòa án nơi nguyên đơn hoặc bị đơn cư trú, làm việc (khác với nơi có đất bị tranh
chấp) cũng có thẩm quyênf giải quyết (phục thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên).
26. Trong mọi trường hợp các tranh chấp không liên quan đến bất động sản đều
thuộc thẩm quyền của Tòa án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn
giải quyết.
Sai. theo quy định tại điểm b khoản 1 điều 35 BLTTDS : “. Thẩm quyền giải quyết vụ án
dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:
b) Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú,

làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn,
nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật
này;”
theo điểm b khoản 1 điều 36 BLTTDS: “Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của
nguyên đơn, người yêu cầu
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia
đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
b) Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu
cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
27. Đối với tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì chỉ Tòa án nơi cư trú, làm
việc hoặc nơi có trụ sở của bị đơn mới có thẩm quyền giải quyết
Sai. điểm b khoản 1 điều 36 và điểm b khoản 1 điều 35
Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổThẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của
Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi
cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của
nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các
điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;
14
Điều 36. Thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu[sửa]
1. Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
g) Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa
án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
28. Trong mọi trường hợp, tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi
hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự đều do Tòa án nơi cư trú,
làm việc hoặc nơi có trụ sở giải quyết
Sai vì:

- Cơ sở pháp lý: khoản 10 Điều 25, điểm a,b,c khoản 1 Điều 35.
- Theo đó:
+ Nếu TS là BĐS thì theo điểm c, khoản 1
+ Nếu TS là động sản, có hai khả năng:
Ưu tiên cho người bị động, người bị tấn công thì tòa án nơi bị đơn cư trú,…
Nếu thỏa thuận được giữa các bên đương sự thì có thể kiện ở TA nơi nguyên đơn…
trích luật…
29. Đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì chỉ TA nơi phòng công
chứng, văn phòng công chứng đã thực hiện công chứng có trụ sở mới có thẩm quyền
giải quyết.
Sai, vì:
- Cơ sở pháp lý: khoản 6 Điều 26, điểm m khoản 2 Điều 35, điểm a khoản 2 điều 36.
- Theo đó, đối với yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu thì TA nơi phòng
công chứng, văn phòng công chứng đã thực hiện công chứng có trụ sở có thẩm quyền
giải quyết .
- Tuy nhiên, đó không phải là tòa án duy nhất có thẩm quyền giải quyết. Theeo điểm
a khoản 2 Điều 36 thì… trích luật.
Do đó, với những trường hợp pháp luật quy định không cần bất cứ điều kiện gì mà
mang tính tùy nghi như các điểm a, b, c khoản 2 Điều 36 BLTTDS thì đương sự có quyền
lựa chọn nhiều Toà án để giải quyết việc dân sự theo yêu cầu của mình. Khi nhận đơn
khởi kiện, đơn yêu cầu, Toà án phải giải thích cho họ biết là chỉ có một Toà án trong các
Toà án được Điều luật quy định mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự để họ lựa
chọn. Cho nên người khởi kiện, người yêu cầu phải cam kết trong đơn khởi kiện hoặc
15
trong đơn yêu cầu là không khởi kiện hoặc không yêu cầu tại các Toà án khác. (khoản 2
Điều 9 NQ 03/2012)
30. Đối với tranh chấp về xác định cha con cho con chưa thành niên thì trong mọi
trường hợp Tòa án nơi cư trú, làm việc, tòa án của người bị khởi kiện
Sai, vì:
- Cơ sở pháp lý: Điều 27; điểm a, b khoản 1 điều 35

- Theo điểm a khoản 1 Điều 35, … trích luật…
- Tuy nhiên, theo điểm b khoản 1 Điều 35, …trích luật…
Do đó, không phải trong mọi trường hợp đối với tranh chấp về…., có trường hợp nếu các
bên đương sự thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của
nguyên đơn.
16

×