Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

SINH 12 NC BAI 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.54 KB, 3 trang )

Tuần: 04 Tiết: 7
Ngày sọan: 7.9.2008
Ngày dạy: 8.9.2008
Lớp: 12 LÝ
Bài 7: ĐỘT BIẾN SỐ LƯNG NHIỄM SẮC THỂ
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
- Nêu được khái niệm về đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Nêu được các khái niệm thể lệch bội (thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể đa nhiễm, thể không nhiễm); khái niệm thể
đa bội (đa bội lẻ, đa bội chẵn, tự đa bội và dò đa bội).
- Trình bày nguyên nhân và cơ chế phát sinh thể lệch bội, thể đa bội.
- Nêu vai trò của thể đa bội trong tiến hóa, chọn giống.
- Rút ra được nguyên nhân, vai trò, ý nghóa của đột biến số lượng nhiễm sắc thể đối với tiến hóa, chọn giống; từ đó
phát triển tư duy về việc tạo giống đa bội có giá trò.
- Nhận thức được biện pháp phòng tránh, giảm thiểu các hội chứng do đột biến số lượng nhiễm sắc thể như các hội
chứng Đao, Tớcnơ, Klaiphentơ …
2/ Kỹ năng:
-
3/ Trọng tâm:
- Hai loại đột biến số lượng nhiễm sắc thể : Thể lệch bội và thể đa bội.
- Sự khác nhau về khái niệm, cơ chế hình thành, hậu quả và vai trò của hai loại đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
- Sự giống nhau về nguyên nhân phát sinh, vai trò của hai dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
- Áp dụng sơ đồ hình thành thể lệch bội, thể đa bội.
- Tổ chức hoạt động theo nhóm để trình bày các nội dung chính của bài.
III/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phóng to các hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa..
- Sơ đồ hình thành thể 3 nhiễm sắc thể số 21 (hội chứng đao) và sơ đồ hình thành các hội chứng Klaiphentơ, Tớcnơ,
siêu nữ khi người mẹ có giao tử bất thường còn người bố có giao tử bình thường.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC:
1/ Ổn đònh lớp:


2/ Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
- Nguyên nhân, hậu quả và vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
3/ Bài mới:
 Mở bài: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là biến đổi về cấu trúc của nhiễm sắc thể và có 4 dạng: Mất đoạn, lập
đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. Bên cạnh đó còn có đột biến liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể. Sự thay đổi
số lượng nhiễm sắc thể có 2 loại chính là thể lệch bội và thể đa bội. Đây là nội dung của bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là đột biến làm thay đổi số lượng ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể hoặc ở toàn
bộ bộ nhiễm sắc thể. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể có hai loại chính là thể lệch bội và thể đa bội.
I/ THỂ LỆCH BỘI:
1/ Khái niệm:
Đột biến thể lệch bội là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể xảy ra ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể. Ở sinh
vật lưỡng bội thường gặp các dạng như: Thể không nhiểm (2n-2); thể một nhiễm (thể một: 2n-1); thể ba nhiễm (thể ba: 2n+1) và
thể bốn nhiễm (thể bốn: 2n+2) …
Đột biến thể lệch bội thường gặp ở thực vật, còn ở động vật ít gặp.
2/ Nguyên nhân và cơ chế phát sinh:
Các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài hoặc sự cố rối loạn ở môi trường nội bào làm cản trở sự phân ly
của một hay một số cặp nhiễm sắc thể là nguyên nhân hình thành thể lệch bội. Sự rối loạn phân ly nhiễm sắc thể có thể xảy ra
trong giảm phân hoặc nguyên phân.
Cơ chế phát sinh các thể lệch bội tùy theo sự phân ly sai lệch của nhiễm sắc thể: Sự rối loạn phân ly của một hay một
số cặp nhiễm sắc thể trong giảm phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một hoặc vài nhiễm sắc thể. Các giao tử này kết hợp với
giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể lệch bội. Sự phân ly bất thường này có thể xảy ra ở các cặp nhiễm sắc thể thường hoặc
nhiễm sắc thể giới tính.
Hiện tượng lệch bội có thể xảy ra trong nguyên phân ở các tế bào sinh dưỡng (2n). Nếu lệch bội xảy ra ở giai đoạn
sớm của hợp tử thì một phần của cơ thể mang đột biến lệch bội và hình thành thể khảm.
3/ Hậu quả và vai trò:
Ở động vật thể lệch bội ở nhiễm sắc thể thường sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Nếu là thể lệch bội ở nhiễm sắc thể

lớn chứa nhiều gen thì dẫn đến gây chết. Nếu lệch bội ở nhiễm sắc thể nhỏ, chứa ít gen thì gây nên các biến dò khác nhau.
Ví dụ: Ở người, hội chứng đao do có 3 nhiễm sắc thể 21 thể hiện các triệu chứng: cổ ngắn, mắt một mí, khe mắt xếch,
lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, chậm phát triển, si đần và không có con. Tỷ lệ xuất hiện hội chứng đao tăng lên cùng với lứa
tuổi người mẹ khi sinh đẻ. Tỷ lệ này ở những người mẹ dưới 30 tuổi là 0,05%, tuổi 40 là 1%, trên tuổi 45 tỷ lệ này tăng lên 2%.
Do vậy, phụ nữ không nên sinh đẻ khi tuổi đã ngoài 35 vì ở những tuổi này sinh lý tế bào dễ bò rối loạn.
Sự phân ly bất thường của cặp nhiễm sắc thể giới tính XX hoặc XY cũng dẫn đến hậu quả tương tự. Các triệu chứng
của các hội chứng Klaiphentơ (XXY), Tớcnơ (XO) và siêu nữ (XXX) sẽ được đề cập ở chương di truyền học người.
Ở thực vật cũng thường gặp các thể lệch bội, đặc biệt ở chi Cà và chi Lúa. Ví dụ: Ở hạt lúa người ta phát hiện 12
dạng thể ba nhiễm tương ứng 12 cặp nhiễm sắc thể, hình thành 12 dạng hạt thóc khác nhau (hình 7.1)
Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Trong chọn giống có thể sử dụng đột biến lệch bội để
đưa các nhiễm sắc thể mong muốn vào cơ thể khác. Ngoài ra, người ta còn sử dụng thể lệch bội để xác đònh vò trí của gen trên
nhiễm sắc thể.
II/ THỂ ĐA BỘI:
1/ Khái niệm:
Đa bội thể là trạng thái trong tế bào chứa ba hoặc nhiều hơn ba lần số đơn bội nhiễm sắc thể (3n hoặc 4n, 5n …).
Những cơ thể mang các tế bào có 3n, 4n … nhiễm sắc thể gọi là thể đa bội.
2/ Phân loại thể đa bội:
Có hai loại thể đa bội là tự đa bội (thể đa bội cùng nguồn) và dò đa bội (thể đa bội khác nguồn).
a. Tự đa bội: Là sự tăng một số nguyên lần số nhiễm sắc thể đơn bội của cùng một loài, trong đó 3n, 5n, 7n … gọi là đa
bội lẻ; còn 4n, 6n … là đa bội chẵn.
b. Dò đa bội: Là hiện tượng khi cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào. Thể dò
bội được hình thành do lai xa.
Khi lai xa giữa củ cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18R với cây bắp cải có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18B. cây lai F1 có 18
nsthe (9R + 9B) bất thụ do bộ nhiễm sắc thể không tương đồng. Cây lai F1 này được đa bội hóa tạo ra thể dò đa bội (song nhò bội)
hữu thụ có 36 nhiễm sắc thể (18R + 18B) (hình 7.2)
3/ Nguyên nhân và cơ chế phát sinh:
Nguyên nhân hình thành thể đa bội do các tác nhân vật lý, hóa học của môi trường ngoài, do rối loạn môi trường nội
bào hoặc do lai xa giữa hai loài khác nhau. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân ly, tạo thành
giao tử chứa 2n nhiễm sắc thể. Sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình thường (1n) sẽ tạo thành thể tam bội (3n), còn nếu
kết hợp hai giao tử 2n với nhau sẽ tạo thành thể tứ bội (4n).

Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử nếu tế bào không phân chia nhiễm sắc thể thì cũng tạo nên thể tứ bội.
4/ Hậu quả và vai trò:
Ở thực vật, thể đa bội thường gặp ở hầu hết các nhóm cây. Thể tự đa bội lẻ (3n, 5n …) hầu như không có khả năng
sinh giao tử bình thường. Các giống cây ăn quả không hạt như dưa hấu, nho … thường là tự đa bội lẻ. Tế bào của thể đa bội có số
lượng ADN tăng lên gấp bội, do vậy quá trình tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ. Tế bào của thể đa bội có kích thước lớn
hơn tế bào bình thường dẫn đến cơ quan sinh dưỡng có kích thước lớn, phát triển khoẻ, chống chòu tốt.
Các thể đa bội chẵn (4n) hoặc dò thể đa bội có thể tạo thành giống mới, có ý nghóa trong tiến hóa và chọn giống.
Thể đa bội ở động vật thường hiếm gặp. Ở một số loài, thể đa bội có thể quan sát thấy trong tự nhiên và có thể được
tạo ra bằng thực nghiệm. Ngày nay, người ta đã tạo được thể đa bội (4n) ở tằm dâu. Ở các loài lưỡng tính như giun đũa, giun đất
có thể gặp các thể đa bội khác nhau.
 Sự thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể (do các tác nhân vật lý, hóa học hoặc do rối loạn môi trường nội bào …) xảy
ra ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể là đột biến thể lệch bội, còn sự thay đổi liên quan đến sự tăng cả bộ nhiễm sắc thể nhưng
lớn hơn 2n là đột biến thể đa bội.
 Thể đa bội chứa một số nguyên lần số nhiễm sắc thể đơn bội của một loài là tự đa bội. Khi cả hai bộ nhiễm sắc thể
của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào là dò đa bội.
 Thể đa bội thường gặp ở thực vật. cây đa bội có tế bào kích thước lớn hơn bình thường, phát triển khoẻ, chống chòu
tốt … Ở động vật tương đối ít gặp thể đa bội.
(Tất cả các hình vẽ xem ở phần phụ lục).
V/ CỦNG CỐ:
- Thể lệch bội và thể đa bội là gì?
- Nêu nguyên nhân phát sinh thể lệch bội và thể đa bội.
- Phân biệt thể tự đa bội và thể dò đa bội. Nêu những ứng dụng các thể đa bội trong thực tiễn.
- Tìm câu trả lời đúng nhất trong các bài tập sau:
1. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào thuộc thể lệch bội:
a. Tế bào sinh dưỡng mang 3 nhiễm sắc thể về một cặp nhiễm sắc thể nào đó.
b. Tế bào sinh dưỡng có bộ nhiễm sắc thể là 3n.
c. Tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể.
d. Cả a và c.
2. Cơ thể sinh vật có số lượng bộ nhiễm sắc thể đơn bội trong nhân tế bào sinh dưỡng tăng lên số nguyên lần (3n, 4n,
5n …) đó là dạng nào trong các dạng sau đây:

a. Thể lưỡng bội
b. Thể đơn bội
c. Thể đa bội
d. Thể lệch bội
VI/ DẶN DÒ:
- Học bài cũ.
- Chuẩn bò bài mới: Bài tập chương I.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×