Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá hiện trạng cây cảnh quan ở đền gióng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.03 MB, 53 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI2
KHOA SINH – KTNN

VŨ THỊ HỒNG THẮM

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG
CÂY CẢNH QUAN Ở ĐỀN GIÓNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
T.S. HÀ MINH TÂM

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến thầy
giáo TS. HÀ MINH TÂM người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều
kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học sư phạm Hà
Nội 2 cùng các thầy cô giáo khoa Sinh – Kĩ thuật nông nghiệp đã giúp đỡ em
trong quá trình học tập và tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo quản lý Đền Gióng đã giúp đỡ em trong
quá trình điều tra thực địa để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn ở bên
động viên, giúp đỡ và khích lệ tôi hoàn thành khóa luận này
Trong quá trình nghiên cứu, không tránh khỏi những thiếu sót và hạn


chế. Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để
đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn cảm ơn!

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Hồng Thắm


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiện trạng cây cảnh quan ở Đền
Gióng” là kết quả nghiên cứu của chính tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Hà
Minh Tâm. Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng tài liệu của một số nhà
nghiên cứu, một số tác giả khác. Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để rút ra được
những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả của riêng cá nhân
tôi, hoàn toàn không trùng với bất kỳ kết quả của tác giả khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2016
Sinh viên

Vũ Thị Hồng Thắm


BẢNG CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT

Nxb: Nhà xuất bản
Cs: Cộng sự

Tr: Trang
KHTN & CN: Khoa học tự nhiên và công nghệ
Tp: Thành phố
KH & KT: Khoa học và kĩ thuật


DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC ẢNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Danh lục các loài cây cảnh, cây bóng mát ở Đền Gióng
Bảng 3.2. Đa dạng ở mức độ ngành
Bảng 3.3. Đa dạng ở mức độ họ và chi
Bảng 3.4. 10 loài có nhiều cá thể nhất
Bảng 3.5. Các kiểu thân của cây xanh trong khuôn viên Đền Gióng
Bảng 3.6. Giá trị sử dụng của các cây xanh ở Đền Gióng

DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1. Sabina chinesis (L.) Ant.
Ảnh 2. Pinus kesiva Royle ex Gordon.
Ảnh 3. Podocarpus nerifolius D. Don.
Ảnh 4. Mangifera reba Piere.
Ảnh 5. Dieffenbachiaseguinae (Jacp.) Schott. 1834
Ảnh 6. Areca catechu L. 1753
Ảnh 7. Dracontomelum duperreanum Pierre
Ảnh 8. Livistona chinensis (Jacq.) R. Br. 1810
Ảnh 9. Alstonia scholaris (L.) R. Br.1810
Ảnh 10. Plumeria rubra L.
Ảnh 11. Bombax ceiba L.1753.
Ảnh 12. Terminalia catappa L. Pers.1766
Ảnh 13. Elaeagnus bonii H.Lec.

Ảnh 14. Acasia mangium Willd. 1806
Ảnh 15. Bauhinia monandra Kurz.
Ảnh 16. Dalbergia boniana Gagn.
Ảnh 17. Delonix regia (Bojer ex Hook.) Raf. 1837


Ảnh 18. Castanea mollissima.
Ảnh 19. Couroupita surinamensis Mart. ex Beg.
Ảnh 20. Lagerstroemia speciosa (L.) Pers. 1806
Ảnh 21. Michelia alba DC. 1818
Ảnh 22. Khaya senegalensis A. Juss. 1830
Ảnh 23. Aglaia vilorata Lour. 1790
Ảnh 24. Ficus benghalensis L.
Ảnh 25. Ficus benjamina L. 1767
Ảnh 26. Ficus microcarpa L. f. 1781, non F. retusa L.
Ảnh 27. Ficus religiosa L.
Ảnh 28. Musa x paradisiaca L. 1753
Ảnh 29. Averrhoa carambola L.
Ảnh 30. Acroceras munroanum (Bal.) Her
Ảnh 31. Bambusa arundinacea.
Ảnh 32. Bambusa tuldoides Munro.
Ảnh 33. Ixora chinesis Lam.
Ảnh 34. Neonauclea purpurea (Roxb.) Merr.
Ảnh 35. Salix babyloncia.
Ảnh 36. Dimocarpus longan L. 1790
Ảnh 37. Hydrangea macrophylla D. C. f. hortensia ( Max.) Rehd.
Ảnh 38. Camellia amplexicaulis (Pit.) Cohen - Stuart. 1916
Ảnh 39. Aqueilaria crassna Pierre ex Lec.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn....................................................................... 2
4. Điểm mới của đề tài ...................................................................................... 2
5. Bố cục của khóa luận: ................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học ......................................................... 4
2. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới. ................................................... 4
3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam ................................................ 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................ 7
2. 2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7
2. 3. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 7
2.4. Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 7
2. 5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 8
2.5.1. Nghiên cứu tài liệu:......................................................................... 8
2.5.2. Nghiên cứu thực địa: ....................................................................... 8
2.5.3. Đánh giá chất lượng cây ngoài thực địa dựa vào hình thái của
thân và trạng thái tán lá. ......................................................................... 10
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 12
3. 1. Thành phần loài ....................................................................................... 12


3. 1. 1. Danh lục các loài ........................................................................ 12
3. 1. 2. Một số đặc điểm về phân loại

2


................................................ 14

3. 1. 3. Đa dạng về các đơn vị phân loại ................................................ 33
3. 1. 4. Đa dạng về kiểu thân .................................................................. 35
3. 2. Chất lượng các loại hình cây xanh bóng mát tại Đền Gióng .................. 38
3.3. Các biện pháp trồng, chăm sóc và quản lý cây xanh .............................. 40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 42
Kết luận: .......................................................................................................... 42
Đề nghị: ........................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 44
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môi trường sinh thái của chúng ta đang ngày càng mất cân bằng. Cùng
với sự phát triển khoa học - kỹ thuật và kinh tế xã hội là quá trình công
nghiệp hoá - hiện đại hoá. Sự gia tăng dân số, tăng quy mô của các công trình
xây dựng, tăng nhanh về nhu cầu sử dụng nước và nguyên liệu chính là
nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng, làm cho môi trường sống đang ngày
càng bị suy thoái đặc biệt là sự ô nhiễm nước, đất, tiếng ồn... Đó là tình trạng
chung của rất nhiều nơi trên thế giới.
Để ngăn chặn và hạn chế suy thoái ô nhiễm môi trường để người dân
được sống và làm việc trong bầu không khí trong lành thì cần phải có sự tham
gia của nhiều ngành nhiều lĩnh vực với các biện pháp khác nhau.
Một biện pháp quan trọng hữu hiệu nhất và được chú ý nhiều đó là sử
dụng cây xanh. Cây xanh có vai trò quan trọng trong đời sống con người, hệ
thống cây xanh từ lâu được coi như lá phổi, nó có tác dụng cải thiện và bảo vệ
môi trường, môi sinh. Cây xanh không chỉ cung cấp oxy, hấp thụ khói bụi ô

nhiễm mà nó còn tạo bóng mát điều hoà khí hậu, tạo hương thơm, màu sắc và
vẻ đẹp mỹ lệ của cảnh quan làm tăng giá trị của các công trình giúp cho con
người gần gũi hoà nhập với thiên nhiên và có điều kiện giao hoà với cộng
đồng. Cây xanh đã trở thành yếu tố không thể thiếu được trong quy hoạch và
phát triển đô thị. Cây xanh có nhiều tác dụng, song không phải cây nào cũng
như nhau, việc đánh giá cây xanh là để chỉ ra tác dụng chính những mặt có lợi
và những mặt còn hạn chế. Từ việc đánh giá cụ thể sẽ là cơ sở để xếp loại cây
trồng phục vụ cho nhà thiết kế cây xanh chọn lựa được loài cây phù hợp.
Khu di tích Đền Gióng ( Thuộc xã Phù Linh- huyện Sóc Sơn- Tp Hà
Nội) được xem là một trong những vùng có khí hậu trong lành. Tuy nhiên,
việc đô thị hóa đã làm thay đổi môi trường sinh thái theo hướng mất cân bằng.

1


Để giải quyết vấn đề trên, chính quyền các cấp đã đề ra nhiều giải pháp, trong
đó có việc phủ xanh khu di tích bằng nhiều loại cây trồng khác nhau, nhưng
kết quả vẫn không như mong đợi vì thiếu đồng bộ và không vận động được
người dân tham gia. Từ thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành đánh giá thực
trạng hệ thống cây trồng nơi đây, từ đó đề xuất các giải pháp khai thác và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên thực vật, góp phần phát triển kinh tế địa
phương đồng thời khơi dậy tình yêu thiên nhiên đất nước và ý thức bảo vệ
môi trường. Với những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài: “Đánh giá hiện
trạng cây cảnh quan ở Đền Gióng ”
Với đề tài này tôi chỉ tiến hành đánh giá và xếp loại được một số loài
cây trồng thường gặp trong khuôn viên Đền Gióng, thuộc xã Phù Linh, huyện
Sóc Sơn, tp Hà Nội, đưa ra một số tiêu chuẩn về cây trồng tại các khu di tích
lịch sử nhằm đóng góp một phần ý kiến của mình cho các nhà thiết kế cây
xanh sử dụng để có thể lựa chọn được những loài cây phù hợp nhất với cảnh
quan khu di tích Đền Gióng

2. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng cây cảnh và cây bóng mát Đền Gióng, từ đó đưa ra
các đề xuất, biện pháp khai thác và phát triển hệ thực vật, phục vụ mục đích
tạo bóng mát, phát triển du lịch, học tập, nghiên cứu và giáo dục bảo vệ cảnh
quan, bảo vệ môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học: Bổ sung các dẫn liệu về tính đa dạng và giá trị tài
nguyên của cây bóng mát tại khu vực nghiên cứu.
-Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả là cơ sở để đánh giá hiện trạng và đề ra
các biện pháp khai thác, phục hồi cho hệ thực vật tại khu vực nghiên cứu.
4. Điểm mới của đề tài
Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về hiện trạng của cây cảnh, cây bóng
mát tại khu vực Đền Gióng, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, tp Hà Nội.
2


5. Bố cục của khóa luận:
Gồm 43 trang, 39 ảnh, 7 bảng, được chia thành các phần chính như sau:
Mở đầu (3 trang), chương 1. Tổng quan tài liệu (4 trang), chương 2. Đối
tượng, phạm vi, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu (6 trang),
chương 3. Kết quả nghiên cứu (30 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang), Tài
liệu tham khảo (2 trang), ngoài ra còn có phần Phụ lục (không đánh số trang).

3


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Quan điểm chung về đa dạng sinh học
Có nhiều khái niệm khác nhau về đa dạng sinh học, song hiện nay khái
niệm được dùng chung nhất được nêu trong Công ước về Đa dạng sinh học:

“Đa dạng sinh học là sự phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên trái đất,
bao gồm đa dạng di truyền (nguồn gen và kiểu gen của một loài), đa dạng
loài và đa dạng hệ sinh thái”.
Như vậy, khi chúng ta nói đến độ phong phú của hệ thực vật và hệ động
vật tức là chúng ta đã đề cập đến Đa dạng sinh học.
2. Nghiên cứu đa dạng thực vật trên thế giới.
Vấn đề đa dạng sinh vật nói chung và đa dạng thực vật nói riêng, cũng
như bảo tồn chúng đã trở thành một chiến lược quan trọng trên toàn thế giới.
Nhiều tổ chức quốc tế đã ra đời để hướng dẫn, giúp đỡ và tổ chức việc đánh
giá, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật trên phạm vi toàn thế giới. Đó là
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN), Chương trình môi trường liên
hợp quốc (UNEP), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF), Viện Tài
nguyên Di truyền quốc tế (IPGRI),... Để tránh sự phá huỷ tài nguyên và duy
trì sự sống một cách bền vững trên trái đất, Hội nghị thượng đỉnh bàn về môi
trường và đa dạng sinh vật đã được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng
6/1992 và 150 quốc gia đã ký vào Công ước về Đa Dạng sinh vật và bảo vệ
chúng. Từ đó nhiều cuộc hội thảo được tổ chức và nhiều cuốn sánh chỉ dẫn ra
đời. Năm 1990, WWF xuất bản sách về tầm quan trọng của đa dạng sinh vật;
IUCN, UNEP và WWF đưa ra chiến lược bảo tồn thế giới; IUCN và WWF
xuất bản cuốn Bảo tồn đa dạng sinh vật thế giới; IUCN và UNEP xuất bản
sách Chiến lược đa dạng sinh vật và chương trình hành động; ... Tất cả các
công trình đó nhằm hướng dẫn và đề xuất phương pháp để bảo tồn đa dạng
sinh vật, làm nền tảng cho công tác bảo tồn và phát triển trong tương lai.
4


WCMC (1992) công bố công trình đánh giá đa dạng sinh vật toàn cầu, cung
cấp tư liệu về đa dạng sinh vật của các nhóm sinh vật khác nhau, ở các vùng
khác nhau trên toàn thế giới làm cơ sở cho việc bảo tồn có hiệu quả. Cùng với
các công trình đó, đã có hàng ngàn cuộc hội thảo khác nhau được tổ chức

nhằm thảo luận về quan điểm, phương pháp, cùng các kết quả đạt được ở khắp
mọi nơi trên toàn thế giới. Nhiều tổ chức quốc tế và khu vực được tạo thành
mạng lưới phục vụ cho việc đánh giá bảo tồn và phát triển đa dạng sinh vật.
Tất cả tình hình trên đây chứng tỏ tầm quan trọng vô cùng to lớn của
vấn đề đa dạng sinh học nói chung và da dạng thực vật nói riêng đối với toàn
thế giới, đối với mỗi quốc gia và đối với mỗi vùng lãnh thổ địa phương trong
mỗi nước, đặc biệt là các Khu du lịch sinh thái, Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn
thiên nhiên,... và sự cần thiết phải nghiên cứu đánh giá đa dạng sinh học,
trong đó có thực vật phục vụ cho mục đích bảo tồn và phát triển bền vững.
3. Nghiên cứu về đa dạng thực vật ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật rất
phong phú và đa dạng, là một trong những trung tâm đa dạng sinh vật có tính
đa dạng sinh học cao trên thế giới với nhiều giống loài có giả trị khoa học và
kinh tế cao, loài đặc hữu, nhiều nguồn gen quý hiếm. Theo các tài liệu đã
công bố, Việt Nam có khoảng 17000 loài thực vật, trong đó ngành Tảo có
2200 loài, ngành Rêu 480 loài, ngành Khuyết lá Thông 1 loài, ngành Thông
đất 55 loài, ngành Cỏ tháp bút 2 loài, ngành Dương xỉ 700 loài, ngành Hạt
trần 70 loài và ngành Hạt kín 13000 loài. [2, 3, 10].
Việc nghiên cứu, điều tra, đánh giá về đa dạng thực vật ở Việt Nam
được tiến hành hơn 2 thế kỷ và được công bố nhiều ở khoảng 50 năm trở lại
đây. Bên cạnh các công trình mang tính chất chung về taxon hay vùng lãnh
thổ cả nước, còn rất nhiều công trình về kết quả nghiên cứu Đa dạng thực vật
của mỗi khu vực và các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, như Đa

5


dạng thực vật các Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Hoàng Liên – Sa
Pa (Lào Cai), Ba Bể (Bắc Kạn), Cát Bà (Hải Phòng), Pù Mát (Nghệ An),
Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), Cát Tiên (Đồng Nai), Yok Đôn (Đắk

Lắk), Xuân Sơn (Phú Thọ), Bạch Mã (Thừa Thiên -Huế), Tam Đảo (Vĩnh
Phúc), Mũi Cà Mau (Cà Mau). Đa dạng thực vật các Khu bảo tồn nhiên nhiên
Khau Ca (Hà Giang), Na Hang (Tuyên Quang), Chạm Chu (Tuyên Quang),
Hữu Liên (Lạng Sơn), Pù Huống (Nghệ An), Yên Tử (Quảng Ninh). Các khu
vực Tây Bắc; vùng núi đá vôi Hoà Bình, Sơn La; vùng ven biển Phong Điền
(Thừa Thiên -Huế); Khu Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long; Trạm Đa
dạng Sinh học Mê Linh,... Tuy nhiên, các công trình này chủ yếu chỉ dừng lại
ở các công trình công bố trong tài liệu; ở một số Vườn quốc gia, Khu bảo tồn,
Khu du lịch sinh thái,... cũng tiến hành những nghiên cứu xây dựng danh lục
và gắn biển tên khoa học các loài thực vật cho đơn vị mình, nhằm phục vụ
việc nghiên cứu của các nhà khoa học, việc học tập của học sinh - sinh viên,
việc tham quan của khách du lịch và định hướng giáo dục môi trường,...
nhưng không phải ai cũng có thể đến tham quan được.
Khuôn viên Đền Gióng với diện tích khoảng 9837m2, các cây trồng
trong khu vực rất đa dạng về số lượng taxon cũng như đặc điểm hình thái,
nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá về thành phần
loài cũng như giá trị tài nguyên các loài cây ở nơi đây. Chính vì vậy, công
trình nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng cây cảnh quan ở Đền Gióng” của tôi
là công trình đầu tiên đề cập đến lĩnh vực này.

6


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các loài cây cảnh quan, cây bóng mát trong khuôn viên Đền Gióng,
thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, tp Hà Nội , dựa trên cơ sở mẫu vật và tài
liệu.

Tài liệu: Các tài liệu về đa dạng các loài cây cảnh và cây bóng mát trên
thế giới và của Việt Nam và các tài liệu khác có liên quan.
Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc cây cảnh và cây bóng mát trong
khuôn viên Đền Gióng, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, tp Hà Nội được
thu thập trong các chuyến đi thực địa và các mẫu vật thuộc cây cảnh, cây bóng
mát hiện được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên
Sinh vật (HN).
Tổng số mẫu nghiên cứu là 39 loài với 359k cá thể.
2. 2. Phạm vi nghiên cứu
Khu đền chính dưới chân núi tại khu di tích Đền Gióng ( Thuộc xã Phù
Linh- huyện Sóc Sơn – tp Hà Nội)
2. 3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 7/ 2015 đến tháng 5/2016
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Tính đa dạng về thành phần loài
- Tính đa dạng ở mức độ ngành, họ, chi, loài
- Tính đa dạng về dạng sống
- Giá trị sử dụng của các loài

7


- Đề xuất biện pháp khai thác và phát triển hệ thực vật, phục vụ mục
đích phát triển văn hóa – du lịch, học tập, nghiên cứu và giáo dục bảo vệ cảnh
quan, bảo vệ môi trường.
2. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tôi đã sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu về hệ cây cảnh và
cây bóng mát phổ biến hiện nay, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2004, 2007), cụ
thể là:
Công tác ngoại nghiệp: Được thực hiện trong các chuyến đi thực địa

nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu
ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác.
Công tác nội nghiệp: Được tiến hành tại phòng thí nghiệm, bao gồm việc
xử lý và bảo quản mẫu vật, phân loại để xác định được thành phần loài, phân
tích và tổng hợp số liệu,...
2.5.1. Nghiên cứu tài liệu:
Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về lĩnh vực nghiên
cứu thuộc đề tài, từ đó:
Kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả nghiên cứu trước
đó, nhằm hiểu rõ khu vực nghiên cứu, thành phần và tính chất hệ động thực
vật nơi nghiên cứu, nhất là lĩnh vực thuộc đề tài sẽ nghiên cứu. Đây được xem
là cơ sở dữ liệu rất quan trọng.
2.5.2. Nghiên cứu thực địa:
Thu thập số liệu ngoài thực địa được thực hiện theo phương pháp điều
tra tuyến.
Tuyến điều tra: Dựa trên bản đồ hành chính của Đền Gióng để xác
định các hướng tuyến điều tra. Tuyến điều tra là các khu vực chính của Đền
Gióng.

8


Thu thập số liệu: Thu thập số liệu nghiên cứu về thành phần thực vật:
Dọc theo tuyến điều tra, ghi chép tất cả các loài xuất hiện ở hai bên tuyến.
Các số liệu được ghi chép theo mẫu sau: Biểu 01
Biểu 01: Điều tra thực vật theo tuyến
Số hiệu tuyến………………..

Người điều tra……………


Bắt đầu từ………. đến………

Ngày điều tra…………….

Chiều dài tuyến……………...
TT

Tên họ

Tên loài

(khoa học – Việt Nam)

(khoa học – Việt Nam)

Dạng sống

Công dụng

Số cá thể

01
02

Những loài cây chưa biết tên khoa học hoặc còn nghi ngờ thì tham
khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực mình quan tâm.
Để nghiên cứu xác định thành phần các loài, chúng tôi dựa vào phương
pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997 và 2007) [13].
Để nhận biết các họ dựa vào các tài liệu: Cẩm nang tra cứu và nhận biết
các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và Cẩm

nang nghiên cứu đa dạng sinh vật của Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) [11].
Việc định loại mẫu vật dựa vào tài liệu Cây cỏ Việt Nam của Phạm
Hoàng Hộ (1999-2003) [7,8,9].
Việc chỉnh lý tên khoa học dựa vào Danh lục các loài thực vật Việt
Nam do Nguyễn Tiến Bân [2,3] và Phan Kế Lộc chủ biên [10].
Việc sắp xếp các họ, chi, loài dựa vào Cẩm nang tra cứu và nhận biết
các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997) [1] và bổ
sung của Takhtajan (2009) [17].
9


Để tìm hiểu giá trị tài nguyên, chúng tôi dựa vào tài liệu (như: Sách đỏ
Việt Nam, Từ điển cây thuốc, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt
Nam,...) [4,5,6,15,16] và thực tế điều tra trong nhân dân.
Phân loại dạng sống theo kích thước: cây gỗ, cây bụi, cây thảo và dây
leo. Trong nhóm cây gỗ lại có thể phân chia thành cây gỗ lớn có H > 20m,
cây gỗ trung bình có H = 15-20m, cây gỗ nhỡ H = 10 - 15m và cây gỗ nhỏ
H = 6 - 10m. Cây bụi có chiều cao H < 6m.
2.5.3. Đánh giá chất lượng cây ngoài thực địa dựa vào hình thái của thân
và trạng thái tán lá.
Phân chia thành 4 cấp chất lượng như sau:
+ Cây tốt: tán lá đầy đủ, đều, thân cây thẳng, không sâu bệnh, vỏ nhẵn,
màu sắc lá tươi tốt (đối với cây thường xanh), cây đâm chồi nảy lộc tốt (đối
với cây rụng lá). Cây có bạnh vè và rễ nổi nhưng không ảnh hưởng đến đường
giao thông và các công trình khác lân cận.
+ Cây trung bình: có thể bị cắt tỉa một số cành nhưng tán còn tròn đều,
lá có màu sắc tươi tốt, thân không bị sâu bệnh, có u mấu nhưng không ảnh
hưởng đến hình dạng thân cây. Gốc cây có bạnh vè và nổi đã bắt đầu ảnh
hưởng đến các công trình khác: đường giao thông, tường nhà, hàng rào…
+ Cây xấu: cành nhánh bị cắt tỉa nhiều, tán không đều nhưng vẫn còn

tác dụng che bóng, thân cong, sâu bệnh, thân bị biến dạng do có nhiều u mấu.
Bạnh vè và rễ nổi đã ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, làm nứt mặt
đường, hè phố nhưng chưa nghiêm trọng, có thể khắc phục để đảm bảo an
toàn được.
+ Cây rất xấu: cành bị gẫy hay cắt tỉa nhiều, tán lá bị vỡ không tác dụng
che bóng; thân bị biến dạng do sâu bệnh và u mấu phát triển, cây rỗng ruột,
thối rễ có nguy cơ bị đổ khi có gió to. bạnh vè và rễ nổi ảnh hưởng nhiêm

10


trọng đến hè đường và các công trình khác, có nguy cơ đe doạ đến an toàn của
công trình, rất khó hoặc không thể khắc phục. Cây thuộc loại này cần phải
loại bỏ để đảm bảo an toàn.
Số liệu được ghi riêng cho từng loài theo mẫu sau:
Biểu 2. Mẫu điều tra hiện trạng cây xanh
Tuyến điều tra:.......

Ngày điều tra:........

Người điều tra:....

Chất lượng
STT

Tên loài

Tốt

Trung

bình

Xấu

Rất
xấu

Ghi chú

1
2
Căn cứ vào hiện trạng các loài và điều kiện tự nhiên - xã hội của khu
vực nghiên cứu để đề xuất giải pháp sử dụng và phát triển hệ thực vật nhằm
tạo cảnh quan, đồng thời đề xuất giải pháp sử dụng kết quả nghiên cứu vào
giáo dục bảo vệ môi trường.

11


CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3. 1. Thành phần loài
3. 1. 1. Danh lục các loài
Khuôn viên Đền Gióng có diện tích không lớn khoảng 9837m2, nhưng
các cây được trồng tại đây rất đa dạng về thành phần loài và đặc điểm hình
thái. Qua nghiên cứu, tôi đã xác định được có 359 cá thể (không kể các loài
có số lượng cá thể nhiều không đếm được) thuộc 39 loài, 26 họ, 2 ngành.
Ngành Hạt trần (Gymnospermae) có 3 họ với 3 loài; các họ và loài còn lại đều
thuộc ngành Hạt kín (Anginospermae). (Bảng 1).
Bảng 3.11. Danh lục các loài cây cảnh, cây bóng mát tại Đền Gióng
TÊN HỌ

STT

Khoa học

Việt Nam

TÊN LOÀI
Việt Nam

Khoa học

Số

thể

NGÀNH HẠT TRẦN (GYMNOSPERMAE)
1

Cupressaceae

Tùng

Tùng sà

Sabina chinesis (L.) Ant.

1

2


Pinaceae

Thông

Thông 3 lá

Pinus kesiva Royle ex Gordon.

1

3

Podocarpaceae

Kim giao

Kim giao

Podocarpus nerifolius D. Don.

4

NGÀNH NGỌC LAN (MAGNOLIOPHYTA) HAY HẠT KÍN (ANGINOSPERMAE)
4

Aracardiaceae

Xoài

Quéo


Mangifera reba Piere.

1

5

Araceae

Môn

Môn trường
sanh

Dieffenbachiaseguinae (Jacp.)
Schott. 1834

3

6

Areceae

Cau

Cau

Areca catechu L. 1753

13


7

Sấu

Dracontomelum duperreanum
Pierre

47

8

Cọ xẻ

Livistona chinensis (Jacq.) R.
Br. 1810

3

Sữa

Alstonia scholaris (L.) R.
Br.1810

15

Đại

Plumeria rubra L.


4

9

Apocynaceae

Trúc đào

10
11

Bombacaceae

Gòn ta

Gạo rừng

Bombax ceiba L.1753.

1

12

Combretaceae

Bàng

Bàng

Terminalia catappa L.

Pers.1766.

4

13

Elageagnaceae

Nhót

Nhót rừng

Elaeagnus bonii H.Lec.

1

12


14

Keo tai tượng

Acasia mangium Willd. 1806.

48

15

Móng bò


Bauhinia monandra Kurz.

19

Sưa

Dalbergia boniana Gagn.

17

Phượng vĩ

Delonix regia (Bojer ex Hook.)
Raf. 1837

1

Dẻ Cao Bằng

Castanea mollissima.

7

Đầu lân

Couroupita surinamensis Mart.
ex Beg.

1


16

Fabaceae

Đậu

17
Faga ceae

Dẻ

Lecythidaceae

Chiếc

20

Lythraceae

Bằng lăng

Bằng lăng

Lagerstroemia speciosa (L.)
Pers. 1806

9

21


Magnoliaceae

Ngọc lan

Ngọc lan

Michelia alba DC.1818.

8

22

Meliaceae

Xoan

Xà Cừ

Khaya senegalensis A. Juss.
1830

3

Ngâu

Aglaia vilorata Lour. 1790

5


Đa trơn

Ficus benghalensis L.

5

25

Sanh

Ficus benjamina L. 1767

2

26

Si

Ficus microcarpa L. f.1781, non
F. retusa L.

15

27

Bồ đề

Ficus religiosa L.

14


18
19

23
24

Dâu tằm

Moraceae

28

Musaceae

Chuối

Chuối

Musa x paradisiaca L. 1753

23

29

Oxalidaceae

Me đất

Khế


Averrhoa carambola L.

2

30

Poacea

Hoà thảo

Cỏ lá tre

Acroceras munroanum (Bal.)
Her



31

Tre trổ

Bambusa arundinacea.

42

32

Hóp


Bambusa tuldoides Munro.



Trang đỏ

Ixora chinesis Lam.

2

Gáo đỏ

Neonauclea purpurea (Roxb.)
Merr.

1

33

Rubiaceae

Cà phê

34
35

Salicaceae

Liễu


Liễu

Salix babyloncia.

3

36

Sapindaceae

Bồ hòn

Nhãn

Dimocarpus longan L. 1790

7

37

Saxifragaceae

Thường sơn

Bát tiên

Hydrangea macrophylla D. C. f.
hortensia ( Max.) Rehd.

2


38

Theaceae

Trà

Hải đường

Camellia amplexicaulis (Pit.)
Cohen - Stuart. 1916

8

39

Thymaelaeace
ae

Trầm hương

Trầm

Aqueilaria crassna Pierre ex
Lec.

17

1


) Thứ tự của các ngành và các loài trong ngành được sắp xếp theo trật tự bảng chữ cái, từ A – Z

13


3. 1. 2. Một số đặc điểm về phân loại

2

(Toàn bộ ảnh do Vũ Thị Hồng Thắm chụp tại Đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội)
1. Tùng sà (Sabina chinesis (L.) Ant): Đại
mộc cao đến 20 m; vỏ có nhánh đo đỏ; lá
như kim, xanh mốc, dài 1cm, rộng 1.5 - 2.5
mm; chót nhọn, lá ở nhánh già hình vảy có
một tuyến to ở giữa; chùy chin xanh đen,
lúc chin to 5 - 10 mm. Trồng làm cảnh,
cầm máu trị ho.[7: 224] ( Ảnh 1).

Ảnh 1. Sabina chinesis (L.) Ant.

2. Thông 3 lá (Pinus kesiva Royle ex
Gordon): Cây gỗ lớn, nhựa ít nhưng có mùi
hắc; lá cây hình kim màu xanh ngọc,
thường đính 3 lá kim trên một đầu cành
ngắn; nón đơn tính cùng gốc, nón hình
trứng, có kích thước 5 - 9 x 4 - 5 cm; lá bắc
không phát triển; lá noãn chín dạng vảy, có
2 hạt, hạt có cánh. Cây được trồng ở Ấn
Độ, nam Trung Quốc, Việt Nam. Ưa đất
tốt, khí hậu mát nhiều sương mù, cây cho

gỗ.(Ảnh 2).

Ảnh 2. Pinus kesiva Royle ex Gordon.

14


3. Kim giao, thông tre, trước đào
(Podocarpus nerifolius D. Don): Cây gỗ
lơn, cao đến 30 m; lá mọc xen, thon hẹp ở
nhánh ngắn, dài 6 - 10 cm, rộng 8 - 10 mm,
ở nhánh dài thì dài và rộng hơn; nón đực
dài 2.5 - 5 cm, màu vàng; nón cái mọc đơn
độc trên một cọng dài, hạt trong bầu dục,
dài 8 - 13 mm. Cây cho gỗ tốt, vỏ sắc trị
bệnh tê thấp, đau khớp. [7: 226] ( Ảnh 3).

Ảnh 3. Podocarpus nerifolius D. Don.

4. Quéo (Mangifera reba Piere): Cây gỗ
lớn cao 30 m, nhánh non có cạnh; lá có
phiến thon dài 12 - 16 cm, đầu nhọn có mũi
ngắn, gân phụ 18 - 22 cặp; cuống 2 cm;
chùm tụ tán dài 15cm ở ngọn nhánh, hoa
tạp phái; cánh hoa có 3 sóng tiết; quả dẹt
và cong như có mỏ, hạch quả cũng cong.
Mọc hoang và được trồng ở miền Trung và
miền nam Việt Nam và Campuchia. Quả
ăn được và có vị chua, có thể được dùng
làm vị nấu canh chua. [8:368] ( Ảnh 4).


Ảnh 4. Mangifera reba Piere.

15


5. Môn trường sanh, vạn niên thanh
(Dieffenbachiaseguinae (Jacp.) Schott.
1834): Cỏ nhiều năm với thân thẳng đứng,
cây ưa ẩm và chịu bóng. Nguồn gốc
Braxin, nhập trồng phổ biến làm cảnh,
thường trồng trong nhà.[9: 351] ( Ảnh 5).

Ảnh 5. Dieffenbachiaseguinae (Jacp.)
Schott. 1834

6. Cau (Areca catechu L. 1753):Cây cao
tới 30 m, đường kính 10 - 20 cm, lá đơn, xẻ
thùy lông chim; cụm hoa mập, nhiều nhánh
dài 40 - 60 cm; mo sớm rụng. Cây thích
hợp với nhiều loại đất; mùa hoa từ tháng 2
- 4, quả chin rải rác từ tháng 10 - 1 năm
sau. Có nguồn gốc từ Ấn Độ, trồng phổ
biến để làm cảnh với nhiều quả và hạt chứa
nhiều tanin, một số alcanoit, được dung ăn
với trầu có tác dụng làm nóng cơ thể nhưng
dễ gây say; hạt và vỏ rễ làm thuốc kích
thích tiêu hóa, chữa sốt rét, bí tiểu tiện, mo
dung gói cơm, ép giò, thân làm máng
nước…[ 9: 413] ( Ảnh 6).

Ảnh 6. Areca catechu L. 1753

16


7. Sấu, Sấu trắng, Long cóc (Dracontomelum
duperreanum Pierre): Gỗ cao tới 40 m. Mọc
hoang trong rừng thường xanh, núi đất ở độ
cao dưới 1200 m và được trồng làm cây
bóng mát; gỗ trung bình; quả làm gia vị, ô
mai, làm thuốc chữa ngứa cổ, giải rượu; lá
cây chữa mụn nhọt; vỏ cây trị bỏng, xuất
huyết tử cung; vỏ rễ trị sưng vú…[2: 944].
(Ảnh 7).

Ảnh 7. Dracontomelum duperreanum Pierre.

17


×