Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nghiên cứu khoa học " Đánh giá hiện trạng rừng tự nhiên ở Tử Nê-Tân Lạc-Hoà Bình " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.23 KB, 7 trang )

Đánh giá hiện trạng rừng tự nhiên ở Tử Nê-Tân Lạc-Hoà Bình
Hoàng Văn Thắng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Rừng tự nhiên của nước ta đang ngày càng bị giảm sút cả về số lượng và chất
lượng. Đó là thực trạng mà chúng ta đang phải khắc phục. Việc phục hồi lại các hệ
sinh thái rừng không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn có giá trị về mặt
kinh tế. Tử Nê là một xã vùng sâu của huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình có tổng diện
tích đất lâm nghiệp là 306ha.Trong những năm qua, rừng tự nhiên thuộc khu vực
này đã bị khai thác mạnh làm cho rừng trở nên nghèo kiệt. Để có cơ sở tác động
hợp lý nhằm khôi phục lại hệ sinh thái rừng tại khu vực này thì việc điều tra, đánh
giá hiện trạng rừng là rất cần thiết.
1. Mục tiêu:
Đánh giá được thực trạng rừng tự nhiên và tình hình tái sinh rừng ở Tử Nê nhằm
phục hồi lại hệ sinh thái rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
2. Nội dung và phương pháp:
2.1. Nội dung:
-Xác định các chỉ tiêu lâm học của lâm phần như: D
1.3
, Hvn, N/ha, M/ha
- Vẽ phẫu đồ rừng để tính độ tàn che
- Lập công thức tổ thành cho tầng cây gỗ và cây tái sinh của các ô tiêu chuẩn .
- Xác định các chỉ tiêu như: số lượng, chất lượng và phân bố của tầng cây gỗ và
cây tái sinh có giá trị kinh tế.
2.2. Phương pháp:
Khảo sát khu vực nghiên cứu, bố trí các ô thí nghiệm theo phương pháp ô tiêu
chuẩn điển hình. Diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 30x30m. Trong mỗi ô thu thập các
chỉ tiêu: D
1.3
, Hvn, Hdc, Dt


và vẽ phẫu đồ rừng theo kích thước 30x10m trên giấy
kẻ ly. Ngoài ra, trong mỗi ô tiêu chuẩn lập 4 ô dạng bản ở 4 góc, mỗi ô có diện
tích 4x4m để điều tra tái sinh, trong mỗi ô dạng bản thống kê số cây theo loài, đo
Hvn, phẩm chất và nguồn gốc của các loài cây tái sinh. Hệ số tổ thành được tính
theo phương pháp của Daniel Marmillod.
3. Kết quả:
3.1. Về tầng cây cao:
Nhìn chung rừng tự nhiên thuộc khu vực nghiên cứu đã bị tác động mạnh, cấu trúc
rừng đã bị phá vỡ. Độ tàn che của rừng tương đối thấp, từ 0.5 đến 0.6, tán rừng bị
vỡ thành từng mảng do khai thác chọn, để lại những lỗ trống lớn trong rừng. Tổ
thành loài tương đối đơn giản. Theo Daniel Marmillod những loài có hệ số IV
>5% được coi là nhóm loài ưu thế, kết quả điều tra cho thấy nhóm loài ưu thế
gồm: Ràng ràng mít, mòi, dẻ, kháo, vẩy ốc, đưa, xoan đào, ngát, bứa, thể hiện qua
công thức tổ thành ở các ô điều tra như sau:
Bảng 1: Công thức tổ thành của các ô tiêu chuẩn (các đồi) tầng cây cao:
Tên đồi Công thức tổ thành tầng cây cao
Chú giải: Mc: máu chó
Trâm (o1) 2.1De +1.1Vo +0.9Bu +0.7Rr +0.7Ng

Bay Khau(o2) 1.3Ng +0.9De +0.8Mđ +0.6 Vr
+0.6Mo
Tràng (o3) 1.7Mo +1.2Rr +1.2Ng +0.7Mc
+0.6Xđ
Cheo dưới (o4) 3De +1.6Ng +1.1Mo +0.5Me
De: dẻ Vo: vẩy ốc,
Me: mé
Ng: ngát Rr: ràng ràng
Bu: bứa Mđ: mán đỉa
Mo: mòi Xđ: xoan đào
Rừng hiện tại ở trạng thái nghèo kiệt. Đường kính bình quân của tầng cây cao là

14cm, chiều cao bình quân là 9.2m và trữ lượng bình quân là 60.129m
3
/ha. Các
kết quả cho ở bảng sau:
Bảng 2: Kết quả các chỉ tiêu lâm phần của các ô tiêu chuẩn (các đồi) tầng cây
cao:
Đồi
Chỉ tiêu
Trâm (O1) Bay Khau(O2)

Tràng (O3) Cheo dưới
(O4)
D1.3 (cm)
14.8 15.0 14.3 12.4
Hvn (m) 9.8 9.9 8.9 8.2
N/ha(cây/ha) 511 633 456 478
M/ha(m
3
/ha) 75.146 79.374 49.328 36.668
Từ kết quả trên cho thấy mật độ cây/ha của các ô tương đối lớn, từ 511 đến 633
cây/ha,trung bình là 520cây/ha song trữ lượng rừng lại rất thấp, từ 36.668 đến
79.374m
3
/ha. Vì những cây to và có giá trị đã bị khai thác, chỉ còn lại những cây
nhỏ phẩm chất xấu và ít giá trị kinh tế. Phân bố N/D là dạng phân bố giảm, lệch
trái, đường cong có nhiều đỉnh thể hiện rõ sự khai thác chọn. Điều này được thấy
rõ qua biểu đồ phân bố N/D:
3.2 Về tái sinh:
Rừng tồn tại và phát triển liên tục là do có lớp cây tái sinh thay thế dần các thế hệ
tầng cây cao. Vì thế, điều tra tái sinh cũng là công việc cần thiết trong việc phục

hồi rừng.Kết quả điều tra tái sinh ở 4 ô tiêu chuẩn cho ở bảng sau:
Bảng 3: Kết quả các chỉ tiêu của các ô tái sinh:
Đồi
Chỉ tiêu
Trâm (O1) Bay Khau (O2) Tràng (O3) Cheo dưới
(O4)
Hvn (m) 2.1 1.8 1.7 2.2
N/ô (cây/ô) 92 133 129 110
N/ha (cây/ha) 14375 20780 20156 15625
Kết quả trên cho thấy mật độ cây tái sinh tương đối lớn, từ 14375 đến 20780
cây/ha, trung bình là 17734cây/ha. Tuy nhiên, thành phần loài cây không phong
phú. Từ công thức tổ thành cho thấy nhóm loài tái sinh chiếm ưu thế gồm: ràng
ràng mít, de, kháo, mán đỉa,mòi, ba gạc, ớt sừng, trâm, được thể hiện qua bảng sau
đây:
Bảng 4: Công thức tổ thành của các ô tái sinh:
Đồi Công thức tổ thành lớp cây tái sinh

Trâm (O1) 3.8Rr + 1.4De +0.8Tr +0.7Ot +
0.5Mđ
Bay
Khau(O2)
1.9Kh +1.7Rr +0.8Vo +0.8Cr +0.6De
+0.6Mo
Tràng (O3) 3.6Rr +1.6Bg +1.5Mo +1Kh +0.7De
Cheo
dưới(O4)
2.8Rr +2.3Mo +0.8Kh +0.7Bb
Chú giải: Bg: ba gạc
Rr: ràng ràng mít, De: dẻ
Tr: Trâm, Mđ: mán đỉa

Bb: bưởi bung, Mo: mòi
Kh: kháo, Cr: chè rừng
Ot: ớt sừng, Vo: vảy ốc
Trong nhóm loài cây chiếm ưu thế đó thì số loài cây mục đích gồm ràng ràng mít,
mòi, dẻ và xoan đào với số lượng là 8711 cây/ha. Các loài này tái sinh mạnh ở
dưới và xung quanh gốc cây mẹ bằng cả hai hình thức chồi và hạt do tầng cây cao
vẫn còn những cây mẹ gieo giống. Số cây tái sinh mục đích có H>2m trung bình là
3516 cây/ha.
Bảng 5: số lượng cây mục đích tầng cây gỗ và cây tái sinh/ha:
Lớp cây tái sinh Loài Tầng cây gỗ
Tổng Số cây tái sinh có
H>2m
Ràng ràng 36 5117 1641
Dẻ 72 1563 977
Mòi 36 1992 898
Xoan đào 11 39
Tổng 155 8711 3516
Tuy nhiên, phân bố hình thái của cây tái sinh không đều chủ yếu là phân bố cụm.
Phân bố N/Hvn cũng tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao từ 1.5-2m thể hiện qua biểu
phân bố N/H như trên.
4. Kết luận:
Qua đánh giá rừng tự nhiên khu vực Tử Nê rút ra một số kết luận sau:
Rừng tự nhiên của khu vực ở trạng thái nghèo kiệt, trữ lượng bình quân là
60.129m
3
/ha. Số cây mục đích tầng cây cao chiếm ưu thế 155 cây/ha và tập trung
ở cỡ D = 10cm gồm: ràng ràng mít, mòi, dẻ và xoan đào. Tuy nhiên, mật độ cây
tái sinh có triển vọng lớn (3516 cây/ha) gồm các loài: ràng ràng mít, dẻ, mòi và
với độ tàn che từ 0.5-0.6, tiêu chuẩn đưa vào nuôi dưỡng rừng theo quy phạm 14-
92. Mặt khác, do tầng cây gỗ có một số cây mẹ có khả năng gieo giống và phân bố

tương đối đều nên có thể xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng cách luỗng phát dây leo
cây bụi, giữ lại các cây mẹ và điều chỉnh sự phân bố hình thái của lớp cây tái sinh
có triển vọng theo dạng phân bố đều để đưa rừng theo mục đích kinh doanh.
Tài liệu tham khảo
Vụ KHCN&CLSP 2001- Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh tập 2, Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà Nội 2001.
Vụ KHCN&CLSP, Tên cây rừng Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội
2000.
Trần Cẩm Tú 1999, Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và tăng trưởng rừng tự nhiên
phục hồi sau khai thác làm cơ sở đề xuất một số biện pháp xử lý lâm sinh trong
điều chế rừng ở Hương Sơn - Hà Tĩnh- Luận án TS Nông nghiệp, 1999.
Summary: Evaluation of forest in Tu Ne -Tan Lac-Hoa Binh shows that forest in
this region has been exploited to depletion, only average and small tress remain.
Forest structure is impaired, forest coverage is slow, species composition is
complex, regeneration is simple. Desired and dominant species consist of Ormosia
balansae, Lithocar[us gigantopy, Prunus arborea. Number of desired trees in timb

×