Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI TRONG CHẠM KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM THẾ kỷ 17

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.62 KB, 15 trang )

Bộ Văn hoá- Trờng Đại học Mỹ thuật

Tiểu luận tốt nghiệp
Hình tợng con ngời trong
CHạM khắc đình làng việt NAM thế kỷ 17


I- Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Hình tợng con ngời trong điêu khắc, trang trí của một số ngôi đình làng
Việt tiêu biểu thế kỷ 17, chủ yếu là miêu tả con ngời. Hình tợng con ngời
với cuộc sống lao động sản xuất của họ (cảnh sản xuất, chèo thuyền đánh trổ,
điều voi, dự hội, mẹ con).
Tuỳ từng đề tài các nghệ nhân dùng nhiều thủ pháp trạm khắc để thể
hiện ý tởng của mình và tăng giá trị biểu đạt của tác phẩm. Có thể chia tác
phẩm thành hai dạng, loại tợng tròn, loại phù điêu. Dùng thủ pháp chính chạm
nổi, chạm lộng, chạm thủng.
Với các nhìn nhận và phân tích khách quan, là một sinh viên Khoa
SPMT em khâm khục thế hệ đi trớc đã làm. Để lại cho thế hệ trẻ bài học, với
các đề tài thể hiện phải luôn bám sát cuộc sống. Với đề tài này Em mong
muốn các thầy các cô sửa chữa, bổ sung thiếu sót, cho đề tài của em. Em chân
thành sẵn sàng ghi nhận sự góp ýphê bình của các thầy và các cô.
Trong các kiến trúc dân gian truyền thống, đặc biệt với mỗi ngôi đình
làng Việt, điêu khắc,trang trí là một phần rất quan trọng và mỗi giai đoạn lịch
sử, mỗi đề tài trang trí lại để lại một dấu ấn riêng. Chính những tác phẩm điều
khắc, trang trí đó đã làm tăng giá trị của mỗi công trình kiến trúc. Trong dòng
chảy chung của một nền Mỹ thuật Việt đậm chất dân dã, mỗi giai đoạn lịch
sử, mỗi đề tài trang trí lại để lại một dấu ấn riêng. Việc phân tích, nghiên cứu
chúng sẽ góp phần đoán định đợc niên địa di tích - vốn đã không ghi niên đại
tuyệt đối, lại bị tu sửa nhiều qua thời gian tồn tại.
Đề tài con ngời cũng đã xuất hiện trong trang trí kiến trúc của đình làng


Việt ngay từ những ngày đầu (cuối thế kỷ 15, đầu 16) và trở nên phổ biến ở
thế kỷ 17 Việc nghiên cứu và điêu khắc, trang trí hình ngời trên kiến trúc
đình làng Việt thế kỷ 17 là bớc khởi đầu cho việc tìm hiểu một cách kỹ càng
về nghệ thuật điều khắc, trang trí trên kiến trúc dân gian truyền thống của Việt
Nam, từ đó định hình đợc một phơng pháp khoa học cho việc xác định niên
đại khởi dựng cũng nh lịch sử tồn tại, phát triển của mỗi di tích, làm cơ sở cho
việc trung tu di tích sau này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài này trớc đây đã đợc một số học giả nớc ngoài dới thời Pháp quan
tâm nhng mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu và tập trung bàn về ý nghĩa
xấu, đẹp cha nói tới kết cấu phân loại, tổng hợp. Nh cuốn cuốn Nghệ thuật
2


An Nam của Bezaciez đã có một số nghiên cứu sơ lợc về các đình làng tiêu
biểu ở miền Bắc.
ở Việt Nam chỉ từ sau khi miền Bắc đợc giải phóng các nghiên cứu
Việt Nam mới có điều kiện thuận tịên hơn để nghiên cứu những đề tài trang trí
dân gian truyền thống này. Bao gồm các nhà nghiên cứu của các cơ quan
thuộc ngành bảo tồn, bảo tàng, khảo cổ học, các cơ quan nghiên cứu nghệ
thuật tạo hình, một số cơ quan gắn với văn hoá cơ sở.
Gần đây đã có một vài công trình của Viện Mỹ thuật đề cập tới vấn đề
này một cách tổng quát. Những kết quả nghiên cứu đó đã cho chúng ta một
cách nhìn khái quát về điêu khắc trang trí trong kiến trúc dân gian truyền
thống của ngời Việt nói chung, trong loại hình di tích đình làng Việt nói riêng.

3


Chơng I

Bối cảnh Xã hội Việt Nam
và phong trào dựng Đình thế kỷ XVII
1.1. Bối cảnh xã hội
Chiến tranh Lê - Mạc kết thúc, xã hội trở lại thái bình. Nhiều năm đợc
mùa, nhân dân no ấm. Vào thế kỷ 16, dới thời Mạc, kinh tế, xã hội phong kiến
Việt Nam đặc biệt phát triển về mọi mặt. Xã hội phong kiến Việt Nam phát
triển lên một mức mới. Cuối thế kỷ 16, cuộc nội chiến Lê - Trịnh - Mạc kết
thúc, nhà Mạc bị đẩy lên Cao Bằng nhng đất nớc tạm thời yên ổn. Không nh
những cuộc chiến tranh khác, ở cuộc chiến này, cơ sở hạ tầng của xã hội Việt
Nam không bị tàn phá nặng nề. Những thành tựu cho xã hội nhà Mạc tạo dựng
vẫn đợc kế thừa và phát huy
Triều đình trung ơng đã bị phân quyền. Một nớc 2 vua (Vua Lê - Chúa
Trịnh). Chính vì vậy chính quyền Trung ơng khó có điều kiện về sâu xuống
các làng xã. Kinh tế làng xã, tính chất tự quản phát triển.
Xã hội ổn định đời sống ấm no và hệ quả tất yếu, các kiến trúc công
cộng của làng xã phát triển, đình chùa đợc tu bổ, xây dựng nhiều; yếu tố hơng
đảng tiểu triều đình bắt đầu manh nha xuất hiện
Đình làng bùng nổ không chỉ về số lợng mà còn cả về đề tài trang trí.
Đề tài trang trí không chỉ thể hiện tài năng của các nghệ nhân chạm gỗ mà
còn là nơi ngời dân gửi gắm những tâm t ớc vọng của mình
1.2. Phong trào dựng đình:
Trong hơn 20 năm niên đại chính hòa(1680-1705),Có thể do nguyên
nhân đình chiến giữa chúa Trịnh (đàng ngoài) và chúa Nguyễn (đàng trong),
nhiều ngời thoát khỏi chiến tranh loạn lạc trở về đoàn tụ với gia đình, làng xã
lại hng thịnh. Dựa vào văn bia ,70 năm đầu thế kỉ 17 có 28 đình, 30 năm cuối
con số đình lên tới 135 đình cùng với số liệu này có thể hiểu thêm về phong
trào dựng đình gắn với tổ chức llàng xã phát triển theo bề rộng trên đồng bằng
bắc bộ đình Trà cổ, đình Phong Cốc (Quảng Ninh) sát biên giới Trung Quốc
và ven biển: đình Xốm.đình Hữu Bổ (Phú Thọ) gần khu vực dân tộc thiểu số :
Hải Phòng đình Kiền Bái: Bắc Giang đình Phủ Lãng Nam Định đình Hơng

Lộc: Hà Nam đình Chẩy. Một số làng nghề nổi tiếng có thể là tác giả của
những ngôi đình thời này nh là Phú Khuê (Bắc Ninh), Đồng minh (Hải Phòng)
4


Tràng Sơn (Hà Tây).......tùy từng thời mà nghề của họ lúc hng lúc thịnh, lúc
suy vong theo biến động thời cuộc, nhng những kiệt tác để lại trên kiến trúc
giá trị mỹ thuật không thể lặp lại.
Các đình điển hình ở TK 17
Phong trào dựng đình đạt đến đỉnh cao ở TK 17, đặc biệt giai đoạn nửa
sau thế kỷ 17. Đây là giai đoạn mà các đình lớn và đẹp nhất đợc đồng loạt
khởi dựng. Trên toàn Bắc bộ căn bản xét 4 vùng sau: Hà Bắc, Hà Sơn Bình,
Hà Nam Ninh, Vĩnh Phú.
a. Hà Bắc
- Đình Cao Thợng (Cao Thợng, Tân Yên, Hà Bắc)
- Đình Thắng (Đức Thắng, Hiệp Hoà, Hà Bắc)
- Đình Phù Lão (Đào Mỹ, Lạng Giang, Hà Bắc)
- Đình Diễn (Viên Xá, Hoà Trung, Bắc Ninh, Hà Bắc)
b. Hà Sơn Bình
- Đình Chu Quyến (Chu Quyến, Chu Minh, Quảng Oai, Hà Tây)
- Đình Đông Lỗ (Viên Đình, Đông Lỗ, ứng Hoà, Hà Tây)
- Đình Hồng Xá (Mai Đình, ứng Hoà, Hà Tây)
- Đình Liên Hiệp (Hạ Hiệp, Liên Hiệp, Hà Tây)
- Đình Xung Xá (Đông Đoài, Xung Xá, Mỹ Đức, Hà Tây)
c. Hà Nam
- Đình Hơng Lộc (Hơng Lộc, Nghĩa Minh, Nghĩa Hng)
- Đình Tùng Thợng và Đình Tùng Hạ (Tùng Nội, Gia Tân, Gia Viênc)
d. Hải Phòng
- Đình Kiều Bái (Kiều Bái, Thuỷ Nguyên)
e. Vĩnh Phúc - Phú Thọ

- Đình Lâu Thợng (Trng Vơng - TP Việt Trì - Phú Thọ)
- Đình Thổ Tang (Thổ Tang, Yên Lạc, Vĩnh Phúc)
- Đình Đào Xá (Đào Xá, Tam Thanh, Phú Thọ)
5


- Đình Xốm (Hùng Lô, Phong Châu, Phú Thọ)
- Đình Hơng Canh (Tam Canh, Tam Đảo, Vĩnh Phú)
- Đình Ngọc Canh và đình Tiên Hờng (Tam Canh, Tam Đảo, Vĩnh Phú)
1.3. Nghệ thuật chạm khắc đình làng
Trong các kiến trúc dân gian truyền thống, đặc biệt với mỗi ngôi đình
làng Việt, điêu khắc, trang trí là một phần rất quan trọng và mỗi giai đoạn lịch
sử, mỗi đề tài trang trí lại để lại một dấu ấn riêng. Chính những tác phẩm điêu
khắc, trang trí đó đã làm tăng giá trị của mỗi công trình kiến trúc. Trong dòng
chảy chung của nền mỹ thuật Việt đậm chất dân dã, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi
đề tài trang trí lại để lại một dấu ấn riêng. Việc phân tích, nghiên cứu chúng sẽ
góp phần đoán định đợc niên đại di tích - vốn đã không ghi niên đại tuyệt đối,
lại bị tu sửa nhiều qua thời gian tồn tại.
Đề tài con ngời đã xuất hiện trong trang trí kiến trúc của đình làng Việt
ngay từ những ngày đầu (cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16) và trở nên phổ biến ở
thế kỷ 17. Việc nghiên cứu về điêu khắc, trang trí hình ngời trên kiến trúc
đình làng Việt thế kỷ 17 là bớc khởi đầu cho việc tìm hiểu một cách kỹ càng
về nghệ thuật điều khắc, trang trí trên kiến trúc dân gian truyền thống của Việt
Nam, từ đó định hình đợc một phơng pháp khoa học cho việc xác định phong
cách nghệ thuật, điêu khắc hình thức trạm lộng, nổi với các hình thức tả cảnh
sinh hoạt đời sống thờng nhật và những ớc vọng vơn tới vẻ đẹp hoàn thiện của
con ngời.
Đình làng Việt Nam trang trí cầu kỳ những mảng trạm khắc này chủ
yếu đợc chạm vì, nóc, ván, lá gió, cốm các đầu bẩy, đầu d, ván bng, trực trốn
v.v Những mảng chạm khắc này gần gũi cuộc sống làng xã về vật chất, tâm

hồn phản ánh đời thờng mà trong đó hình tợng con ngời chiếm vị trí quan
trọng.
Thế kỷ VII cũng là thế kỷ các đề tài này phát triển mạnh mẽ nhất kết
hợp với các kỹ thuật chạm khắc gỗ phát triển đỉnh cao. Khác thế kỷ 16, do các
mảng chạm đợc thể hiện 3 phần trên các thành phần chịu lực nên chỉ cho phép
chạm nông. Sang thế kỷ 17 với sự cải tiến kỹ thuật các bức chạm dờng nh
không còn phụ thuộc vào các thành phần chịu lực này. Có những nơi chúng đợc chạm rời ra, gắn lên nên cho phép, chạm sâu, chạm lộng, chạm bong, chạm
kênh. Do đó hoàn cảnh có thể hiện hình tợng con ngời ở thế kỷ này cũng đợc
phát triển phong phú đa dạng hơn. Các bức chạm khắc nh cảnh hội hè, vui
6


ch¬i hay ho¹t c¶nh lao ®éng s¶n xuÊt cµng ngµy cµng ®îc ph¸t triÓn phong
phó vµ ®a d¹ng h¬n.

7


Chơng II
Hình tợng con ngời
trong chạm khắc Đình Làng thế kỷ XVII
Niên đại sớm nhất của đình làng hiện nay đợc xác định ở thế kỷ 16 bởi
vậy hình tợng con ngời xuất hiện sớm nhất ở đình làng sẽ có cùng niên đại
này, ngay ở những ngôi đình làng sớm nhất, hoạt cảnh có ngời đợc thể hiện rất
nhiều. Đó là các cảnh (vui chơi, chèo thuyền, làm xiếc, đánh cờ v.v).
Các đề tài mô tả cuộc sống hàng ngày nh: lao động sản xuất (đi cày)
đồng thời cũng xuất hiện những đề tài mang tính chất thần thoại nh (tiên nữ).
Các đề tài này đợc kết thừa từ nghệ thuật chạm khắc của thế kỷ trớc, trong các
ngôi chùa. Ví dụ: Chùa Thái Lạc.
Sang thế kỷ 17 các hoạt cảnh có ngời mất dần ở các chùa, mà tập chung

chủ yếu ở các đình. Điều này chứng tỏ đình làng chiếm vai trò quan trọng của
làng xã trong thế kỷ này. Các đề tài có hình tợng con ngời trên cơ sở chạm
khắc thế kỷ 16 ngày càng đợc phát triển phong phú hơn, đồng thời xuất hiện
những bức chạm mang t tởng nho giáo, và những đề tài đề cao sự học nh (vinh
quy bái tổ)
Đình Hng Lộc (Nam Định): là một ngôi đình nhỏ nhng phần chạm khắc
bên trong có lẽ vợt qua cả nhiều đình lớn danh tiếng. Ngoài hình rồng, hình
điểu đợc phát triển đủ dạng, đình Hng Lộc còn chạm nhiều hình tiên hiếm
gặp. Các nàng tiên ở đây đứng múa chắp tay vái, đều là những thiếu nữ yếm
trần váy áo đơn giản, tay mang cả túi trầu cau. Nhng khác lạ hơn nữa rồng này
không gặp ở đâu khác bộ râu tóc công đều tua tủa cứng nhọn, vút lên cao. Xen
giữa các cô tiên hiền hậu và những đầu rồng gai góc, hình Hng Lộc trai gái
đùa dỡn nhau hết sức thoải mái. Một anh trai làng tí tới bế cô gái trên lòng.
Tạc đục cách đây hơn 300 năm nhóm tợng hồn nhêin số đông này tỏ ra đã
chống phong kiến khá sớm và khá bạo.
2.2. Đề tài sinh hoạt làng xã.
Bao gồm các đề tài lao động sản xuất cảnh đi cày, săn bắn nh là cỡi voi,
đánh hổ, đâm thú, các đề tài khác nh mả táng Hàm Rồng (Đình Liệu Hiệp Hà
Tây, Vinh quy bái tổ, đề cao sự học, cho châu ăn, mẹ gánh con, chạy giặc).
2.3. Đề tài vui chơi.

8


Đây là mảng đề tài chiếm đa phần hoạt cảnh của Đinh. Ví dụ nh : Đấu
vật, chèo thuyền, đánh cờ, trai gái vui đùa, uống rợu chọi gà, gẩy đàn.
Các trạm khắc ở đây gây ấn tợng mạnh trên bề mặt trang trí động tác
mỗi nhân vật đảo chiều liên tục từ cảm ứng của nghệ nhân tác động lên nét
đục trạm. Mỗi nhóm một trung tâm, một mật đột khối tập hợp lại trong khung
tác giác cốm, vì kèo hoặc khung ván là gió đã định sẵn. Hình Tợng săn thú ,

đấu vật, bắn chim, cỡi ngựa, uống rợu, đánh cờ, tắm ao sen đều có thể dồn
vào vị trí bất kỳ mà bố cục có cảm giác là th hiếu, chẳng hạn phù điêu đình An
Hoà (Hà Nam) chạm nguyên nhóm đua thuyền Đinh Hng Lộc (nam Định)
trạm trai gái vui đua đình cổ Mễ (Bắc Ninh) chạm cảnh lênh đồng.
Ngoài ra ta còn gặp ở vô số các đình làng khác, nhng cảnh dân dã nh:
vật ôm chân giật chẳng (Đình Kim Hoàng - Hà Tây). Thi đấu vỗ (đến Vua Bà
- Nghệ an) Đấu khiên mặt ngửa, chân tay, chuyển động trong thế võ (đình
Liên Hiệp - Hà tây, đình Phù lão - Hà Bắc ) Các cảnh vui chơi trai gá yêu
nhau (đình Hơng lộc - Nam Định) ca hát nhà quan, quan ghẹo gái ( đình Tiên
Chợc - Nam Hà). Cảnh trai gái vui đùa (đình Đông Viên) chọi gà (đình An
Hoà- (Nam Hà) hát nhà quan (Ngọc canh - Vĩnh Phúc). Đánh cờ, uống rợu
(Ngạch Canh - Vĩnh Phúc).
2.4. Nhận xét về nghệ thuật chạm khắc
Đề tài phong phú đa dạng. Có đề tài tả thực lại có đề tài mang tính ớc lệ
cao. Nhiều đề tài phản ánh cuộc sống đơng đại, lối sống của ngời đơng thời.
Hình tợng ngời phụ nữ đợc đề cao và đợc mô tả với nhiều chủ đề khác nhau.
Tuỳ từng đề tài, các nghệ nhân dùng nhiều thủ pháp chạm khắc để thể hiện ý
tởng của mình, và tăng giá trị biểu đạo của tác phẩm.
Về mặt kỹ thuật, có thể chia tác phẩm thành 2 dạng:
Loại tợng tròn
Loại phù điêu
Các thủ pháp chính
Chạm nổi
Chạm lộng
Chạm thủng

9


Nhận xét về chạm lộng Đình Việt Nam, ông Đức đã viết: Hình tợng

ngây thơ, giản dị, không chuẩn mực, thiếu chau chuốt, đầy ngẫu hứng dân
gian, xuất sắc về tính biểu cảm. Cấu trúc phức tạp 2-3 lớp chồng chéo lên
nhau dày đặc nh chen lấn xô đẩy, đầy tính phồn thực, và rất ba rốc - là đỉnh
cao của nghệ thuật dân gian thời phong kiến.
Điêu khắc đình làng xứ Bắc quả là 1 di sản nghệ thuật qúy báu. Nói
điêu khắc đình làng là nói đến nghệ thuật trang trí đình làng. Điêu khắc ở đây
là điêu khắc trang trí. Nh chúng ta đã biết, ngời thợ hàn đình chẳng những
thành thạo trong công việc dựng đình mà còn biết tô điểm cho ngôi đình thêm
đẹp. Điêu khắc ở đây, do đó gắn liền với hài hoà, với kiến trúc. Hầu nh trên
các thành phần của kiến trúc đình làng đều đợc các nghệ nhân xa dùng bàn
tay điêu luyện của mình chạm khắc thành những hình mẫu có giá trị nghệ
thuật cao, thu hút sự chú ý của mọi ngời lúc ghé thăm đình. Nhiều thành phần
kiến trúc, do yêu cầu của kỹ thuật làm nông, nên bắt buộc phải d thừa ra ngoài
những khối gỗ cục mịch và nặng nề, nay đợc các nghệ nhân biến thành những
đầu rồng ngậm ngọc với những bờm lửa dài sinh động của đình làng. Hoặc
cũng có những đầu cột có chốt nhiều lớp, kiểu cánh gà, nay đợc tranh trí thành
những con rồng hội tụ với nhau thật vui mắt. nhiều con rồng đuôi ở bên này
cột, thân chui sang bên kia và đầu đang nghiêng mặt cời đùa (đình Tây Đằng).
Nhiều chỗ chạm đẹp đến nỗi đôi khi ngời xem có cảm tởng nh nghệ nhân cố
tình tọ ra những khối d thừa đó để trang trí cho đẹp chứ không phải do yêu cầu
kỹ thuật mà có, rồi nghệ nhân phải chạm để che đậy che bớt phần thô lệch dờng nh hễ có chỗ trống là có ngay những đờng lợn của nhát đục. Những thành
phần của kiến trúc đợc chú ý trang trí nhiều nhất là các ván bng (tức là ván nổi
giữa xà thơng và xà hạ). Các cốn (tức khung tam giác giơi hạn bởi xà nách, cột
cái và các đờng chéo của mái nhà) và các vì nóc (1) dựng rất nhiều, nhất là
vào niên đại Chính Hoà (1680-1705). Thế kỷ 17 cũng chứng kiến sự phát triển
lên đến đỉnh cao của điêu khắc đình làng. Ta hãy nghe các nhà nghiên cứu mỹ
thuật hiểu biết về nghiên cứu đình làng thời kỳ này:
Bớc chuyển từ trang trí sang phù điêu ở chạm khắc đình làng phù hợp
với việc giải phóng công năng cho một số thành phần tự do và bán chịu lực
trên vì kèo kỹ thuật chạm lộng, chạm bong tạo nhiều lớp chồng chéo, tách

khỏi nền để trở thành những bức chạm hoàn thiện. ở nhiều đình, ngời ta treo
hẳn một cây gỗ với hàng nghìn tợng trên đó. Những bức phù điêu dài 5m cao
1,20m dày 0.740m với bốn năm lớp hình thể đan xen tạo thành một chuỗ phức
tạp rất đặc biệt, trong đó khoảng cách giữa các hình thể đợc chú trọng nh bản
10


thân các hình thể, do đó mà sự vặn vẹo kéo dài, thu ngắn hình thể trên phù
điêu đình làng vào cuối thế kỷ 17 thể hiện rõ hơn. tơng quan trong cấu trúc
không gian tạo nên hiệu quả thẩm mỹ của điêu khắc đình làng. Mỗi đình là
một phong cách phù điêu. Nhng tính chất vùng cũng thể hiện rõ.
Hà Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang): Phù điêu đình Cao Thợng hiện còn tập
trung vào các khu tam giác ở cốn. Các hình tợng ghép theo tuyến ngang, nhng
biến đổi theo chuỗi dọc, nổi lên từng khối ngời, rồng, hổ, mây. Cảm giác
không gian giốngnh: tổ mảng lớn dày đặc các hình tợng. Phù điêu đình làng
Phù Lão chú trọng tính phức tạp của tổng thể, cấu trúc các biến điệu mây kết
các chuỗi hình tợng, có thể so sánh với hội hoạ trừu tợng. Phù điêu đình Diễm
rõ nét nh cảnh điều voi, dắt ngựa kết hợp với các hình thể theo chuỗi dọc. So
với phong cách phù điêu Hà Sơn Bình, phù điêu các đình Hà Bắc chạm ít hơn
về lớp, thiên về những ảo giác huyễn hoặc.
Hà Sơn Bình (Hà Tây): Điêu khắc đình Chu Quyến gồm nhiều tợng tròn
và hoạt cảnh kéo dài tuy không lớn. Các tợng chim phợng ngời cỡi báo, cao từ
0.6m đến 0.90m gắn trên các giá đỡ ở cột là tác phẩm độc lập và hoàn thiện
trong nét cách điệu cao. Phù điêu đình Đông Viên phối hợp các tầng hình tợng
theo một chuỗi ngang từ 1 đến 3 lớp nh một hoạt cảnh 3 tầng: tắm đầm sen,
rồng lợn, đáy nớc. Các đơn vị nh vẫn rõ ánh sáng, luồn lách, và phản quang từ
phía sau tôn bật nên các hình tợng. Lối diễn đạt đó đợc nâng lên trong phù
điêu đình Hoàng Xá. Trật tự lắp ghép 3 tần thờng theo đúng tỷ lệ (từ dới lên)
19-16-13 thống nhất theo cấu trúc biến đổi các hoa văn mây và rồng kéo dài
hình sin chạy đảo hớng lớp trong và ngoài. Phù điêu đình Đông Lỗ biến đổi

cấu trúc theo hớng chéo và phá nát hình tợng nh làm nổ tung 1 bếp lửa, nh
một mạng tán xá. Phù điêu đình Liên Hiệp có thể coi là nghệ thuật phù điêu
đình làng. Các dãy lớn dài 4-5m với hình tợng nh rồng, thach sùng kéo dài, từ
2-3m và bám vào cấu trúc đó chính là vô vàn hình tợng huyền thoại và những
hoạt cảnh phức tạp. Hàng chục ngời nhà áo quan vào miệng con rồng - tức
cảnh mả táng hàm rồng, các cảnh săn bắn, bay nhảy, vật muá chen lấn đến
mức không thể nhận rõ những chủ đề chính. Có lẽ cả khuynh hớng huyền
thoại không chỉ khuynh hớng hiện thực, cũng là tinh thần chíh của điêu khắc
đình làng.
Hà Nam Ninh (tức Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình hiện nay) phù điêu
các đình Phùng Dơng, đình Cháy, đình An Hoà, đình Cự Chữ đại diện của một
khối chạm khắc nhiều cách và súc tích. Tơng quan không gian ít đợc chú ý

11


hơn thay vào đó là sự tỉa tót các diềm hoa văn và các mảng hoa lá. Tuy nhiên
sự phối hợp giữa các hình thể chạm khắc đục khéo léo đem lại hiệu quả hồn
nhiên h ảo lạ lẫm nh các bức tranh của trờng phái ngây thơ nguyên thuỷ. Đáng
chú ý là điêu khắc đình làng Hà Nam Ninh thờng tô màu nh vàng, đen, trắng,
nâu xám, đỏ xám, phù điêu đình Hơng Lộc là trung tâm của vùng này. Các
hoạt cảnh, hình tợng đặc biệt nh trai gái đùa vui luôn đợc thể hiện rõ hơn
trong nền hoa văn dày đặc nh rừng rậm với những đờng nét hình học.
Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc - Phú Thọ): phù điêu đình Thổ Ty và đình Ngọc
Canh rất thành những chuỗi dài với các hoạt cảnh hoàn chỉnh gồm 2,3 tầng
nhân vật nh cảnh đi cày, đi săn, đá cầu, đấu võ, hội làng hoa văn giản dị,
hình thể ngời trên toàn bộ không gian, các khoảng rỗng đợc đục hết sức chính
xác trong cấu trúc chung. ở đình Hữu Bổ Thợng, xu hớng hình học hoá lại
phát triển, các tuyến dọc chạm ngời biến điệu theo chuỗi rộng, trên các nền
hoa văn.

Tóm lại phù điêu đình làng thế kỷ 17 đạt những hiệu quả hết sức lớn lao
về nghệ thuật học mà trongđó tính chất nhân văn thấm sâu vào từng tế bào bức
chạm đến mức có thể cắt rời từng thành phần mà vẫn thấy đợc đầy đủ tinh
thần của tổng thể (1)
Sang thế kỷ 18, cũng còn nhiều đình có điêu khắc trang trí đẹp đẽ, trong
đó phải kể đến đình Đình Bảng (dựng năm 1736) ngôi đình bề thế, có thể coi
là cổ điển của kiến trúc đình Việt Nam nói chung. Nhng nhìn chung sự suy
giảm của phong trào dựng đình kéo theo sự đi xuống của điêu khắc đình làng
thế kỷ 18. nghệ thuật chạm bong cực kỳ nhiều lớp và phức tạp của thế kỷ 17
đã ít dần, đờng nét chạm của thế kỷ 18 khéo léo dần lên, do tính phù điêu
giảm đi mà tính trang trí tăng lên. Chạm khắc đình Hồi Quan, Đình Bảng (Bắc
Ninh) có biểu hiện nh vậy, các nét chạm rất súc tích, ít rắc rối của chồng lớp,
thay vào đó là các ô hình học trang trí lộng lẫy nh cửa võng đình Đình Bảng.
ở đình Bình Lục (Đông Triều, Quảng Ninh) các bức chạm có khuynh hớng
mặt phẳng nh trở lại với phong cách đình Tây Đằng thế kỷ 16 với các đề tài
ngựa, thú, mèo ngoạm cá hình rất to trên một diện tích chạm nông thô mộc.
Vai đình ở miền cực nam, miền Bắc đình Hoàg Sơn và Trung Cần (Nghệ An)
góp một tiếng nói đơn giản rõ nét vào phù điêu đình làng thế kỷ này Các bức
chạm chèo thuyền, quan văn vinh quy, thi văn, đánh cờ, cất vó úp
cá, gánh mạ đi cấy lúa là các cấu trúc đầy nhịp điệu, phối hợp chạm 2
lớp có chiều sâu với tiết tấu của hoa văn trang tí rải đều trên bề mặt vì kèo.

12


Các bức chạm Tuần mang tích y doãn, thi đấu hơng, dựng nhà tạo ra
các mặt phẳng đơn giản để hình bán lên đó với nhiều góc đứng để nhìn đối tợng (trnag 222).
Chúng ta có thể thấy điêu khắc trang trí đình làng từ thế kỷ 16-17 mang
đậm tính chất nghệ thuật dân gian. Những nhà điêu khắc vô danh xuất thân từ
nông dân đã đa vào đình làng những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thực hay

là và cả giấc mơ của họ, với một phong cách hết sức độc đáo, và một tâm hồn
hết sức sôi nổi. Khác với những kiến trúc tôn giáo khác, ngay ở những vị trí
nghiên cứu của đình làng, ta cũng thấy có thể gặp hình tợng những đôi trai gái
đùa ghẹo nhau hay đang tình tự. Thậm chí ở đình Phù Lão (Bắc Giang) dựng
năm 1688 trên các đầu rồng hay rây rồng thờng có hình phụ nữ nằm hay ngồi
khoả thân hay váy vén cao, để hở cả bộ phận cần che đậy, một mình hay cùng
với bạn trai có ngời nhận định không ở một đình nào, cái khát vọng yêu đơng
lại đợc bộc lộ mạnh mẽ nh ở đình Phù Lão (1). Chúng ta biết rằng, hình rồng,
trong thời đại quân chủ là biểu tợng cho sự thiêng liêng, uy nghiêm và cho nhà
vua. Đặt lên đầu rồng trên nóc đỉnh những đôi trai gái yêu đơng, dờng nh là
một sự chế giễu của nông dân đối với cácquyền lực thống trị.
Từ thế kỷ 19 điêu khắc đình làng hầu nh không còn những cảnh sinh
hoạt dân gian. Từ đây chỉ còn những hình trang trí hoa lá và phổ biến là hình
tứ linh : long, ly, quy, phụng. Trong các đình thế kỷ 19, thờng có những bức
cửa võng trớc điện đợc chạm trổ khá công phu.
Đặc điểm nhận biết niên đại:
Đầu thế kỷ 17, tợng vẫn ảnh hởng phong cách Mạc, các đề tài mang
tính ớc lệ có nét chạm mảnh, tỉa tót kỹ càng. Tiên nữ thờng có mặt trái xoan,
xinh tơi. Ngợc lại, những đề tài dân gian lại chủ yếu đợc chạm nổi, nét chạm
thô, chắc, khoẻ. Trong khoảng 60 70 năm đầu thế kỷ 17, tợng cha đợc chú
ý mô tả đôi mắt, muộn về sau mới có.
Giai đoạn giữa thế kỷ 17, phong cách chạm lộng đợc sử dụng nhiều và
đạt tới đỉnh cao. Muộn về sau, đặc biệt sang đầu thế kỷ 18, các đề tài thờng đợc chạm nổi.
Giai đoạn đầu, hình tợng con ngời xuất hiện nhiều trong một đề tài
trung tâm, dễ nhận biết. Vào giai đoạn cuối, hình tợng ngời chỉ đợc mô tả một
cách nhỏ bé, lẫn với rồng, mây để sang giữa thế kỷ 18, nó gần nh mất hẳn,
thay vào đó là những đề tài mang tính ớc lệ.
13



Kết luận
So với thế kỉ 16 thế kỉ 18 ,19.Phong cách thế kỉ này mang tính chất rờm
rà kết cấu các khối này nông mảng bẹt.Thế kỷ 18 ,19 giai đoạn này đình làng
suy tàn.Từ thws kỷ 19 trở đi đứng hơn là cuối thế kỷ18 trang trí một di tích
nói chung,các bức trạm thờng lấy đề tài từ tích truyện có bố cục và dựng hình
chú ý đến không gian xa gần,.các bức chạm đánh cợ uống rợ đình mậu hòa(ha
tây),tam tạng đi lấy kinh chùa bối khê(ha tây) mô tả ngời nh thực phía xa
phong cảnh ẩn hiện nhấp nhô.....Khái niệm không gian ở đây tuy mang tính ớc
lệ nhng đã chạm nổi nhà cửa cây cỏ , núi non,sắp xếp bố cục xa nhỏ gần to
cho cảm giác nh thực.Nững bớc phú điêu cuối thế kỷ 19 đầu 20 nh quốc tổ lạc
long quân hay phù điêu hậu là một trong những cáo chung của nền nghệ thuật
truyền thống và phong kiến các phơng pháp dựng hình cổ phơng đông dựa vào
trực cảm hơn là quan sát.Và mô tả chính sác hình vẽ trạm to nhỏ theo chức tớc.không gian gợi tả hai chiều là chủ yếu đã bắt đầu đợc thay thế bởi lối tạo
hình ảnh kiểu phơng tây khi ngời pháp có mặt ở việt nam và khi trờng cao
đẳng mỹ thuật đông dơng đợc thành lập năm 1925.So với thế kỷ thứ 17 có sự
khắc biệt rõ ràng.ở thế kỷ 17 nghệ thuật phù điêu bùng nổ hàng loạt lọai hình
khác nhau nh phù điêu đình làng phù điêu phật giáo,phù điêu lăng mộ,phù
điêu chân dung.cũng có thể thấy đợc chủ đề của phù điêu con ngời rất nhan
văn mang tính cộng đồng và dân chủ,mà ít mầu sắc dân tộc.
Điêu khắc đình làng quả là một di sản nghệ thuật quý báu cùng với
thành tựu đáng tự hào về kiến trúc của tổ tiên ta. Với điêu khắc đình làng, lần
thứ 2 trong lịch sử, ngời Việt tự vẽ mình, trớc đó đã tự vẽ thời Đông Sơn.
Nhờ có nó mà ta có những thông tin quý báu bằng hình ảnh về cuộc
sống ngời Việt thế kỷ 17, đấu vật, đi săn, gánh con, đánh cơ, chuốc rợu, tắm
ao sen, ghẹo gái, chọi trâu, chèo thuyền, cỡi ngựa, cỡi voi, cho lợn ăn. tóm lại
đó là một thế gới hiện thực, thế giới ớc mơ và tâm linh của ngời Việt xa xa,
sống trong những luỹ tre làng.

Sách tham khảo
1. Đình Việt Nam - Hà Văn tấn, Nguyễn Văn Kự - NXB TP HCM - 1998

2. Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam - Nguyễn Quân, Pham Cẩm Thơng - Viện
Mỹ thuật xuất bản
3. Nét đẹp đình làng - Lê Thanh Đức - NXB Mỹ thuật - 1998

14


4. Mỹ thuật của ngời Việt - Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thợng - NXB Mỹ
thuật Hà Nội.
5. Nghệ thuật chạm khắc cổ Việt Nam (qua các bản lập) - Viện nghệ thuật
Bộ văn hoá.
6. Giáo trình Mỹ thuật Việt Nam - Đức Hoà - Trờng ĐH SKĐA Hà Nội
7. Lịch sử Mỹ thuật thế giới Việt Nam
8. Hình tợng con ngời trong chạm khắc cổ Việt Nam - Viện Mỹ thuật
2002.

15



×