Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại ngân hàng TMCP tiên phong trụ sở chính tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.53 KB, 47 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

MỤC LỤC

1


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA
BKS
BĐH
CP
DN
ĐHĐCĐ
HĐQT
IRR

NHNN
NHTM
NPV
ROA
ROE
RRTD
SXKD
TCKT


TCTD
TMCP
TPBANK
WTO

Khu vực Mậu dịch Tự do
Ban kiểm soát
Ban điều hành
Chính phủ
Doanh nghiệp
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ
Nghị định
Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Giá trị hiện tại thuần
Tỷ suất sinh lời trên vốn kinh doanh
Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Rủi ro tín dụng
Sản xuất kinh doanh
Tổ chức kinh tế
Tổ chức tín dụng
Thương mại cổ phần
Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong
Tổ chức Thương mại Thế giới

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1: Biểu hiện của rủi ro cho vay

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy TPBank
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của TPBank giai đoạn 2012-2014
2


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ cho vay của TPBank giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.3:Kết quả hoạt động kinh doanh của TPBank giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.4: Tình hình nợ xấu và nợ quá hạn của TPBank qua 3 năm 20122014
Bảng 2.5. Tình hình nợ xấu theo đối tượng của TPBank giai đoạn 20122014
Bảng 2.6: Tình hình nợ xấu theo loại tiền của TPBank giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.7: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của TPBank giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu theo mục đích của TPBank giai đoạn 20122014
Bảng 2.9: Tình hình dự phòng RRCV của TPBank giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.10: Phân tích các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro cho vay tại TPBank
giai đoạn 2012-2014

LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát điểm từ
một nước có nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn về mọi mặt. Chủ trương của Đảng
và Nhà nước là đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nó
quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sắc.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng- sản phẩm của
nền kinh tế hàng hóa cũng đã, đang vận động kịp thời để thích nghi với điều
kiện mới. Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động
3



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

nhịp nhàng của nền kinh tế. Trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói
chung và Ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng đã góp phần tích cực vào
công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng hoàn thiện một nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam phát triển bền vững.
Đối với NHTM thì nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ chủ yếu, chiếm tỷ
trọng lớn khoảng 80%, đây là nghiệp vụ tạo ra khoảng 90% trong tổng lợi nhuận
của Ngân hàng. Song rủi ro từ hoạt động cho vay của ngân hàng là rất lớn, nó có
thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng, nó có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy mà đòi
hỏi các Ngân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro cho vay.
Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro cho vay để tìm ra các biện pháp phòng
ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Với kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu từ nhà trường, quá trình thực tế thực
tập tại Trụ sở chính của ngân hàng TMCP Tiên Phong tại Hà Nội, được sự
hướng dẫn nhiệt tình của các anh, chị trong Ngân hàng, đặc biệt là sự giúp đỡ
tận tình của cô giáo Ths.Nguyễn Bích Thủy, em đã nhận thấy được tầm quan
trọng của công tác giám sát và phòng ngừa rủi ro cho vay trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài luận văn tốt nghiệp là:
“ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên
Phong- Trụ sở chính tại Hà Nội”. Với mục đích nghiên cứu các giải pháp
phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay, tìm ra tồn tại, nguyên nhân và các biện
pháp khắc phục nhằm tăng cường chất lượng hoạt động phòng ngừa rủi ro cho
vay tại ngân hàng TMCP Tiên Phong- trụ sở chính tại Hà Nội.

Kết cấu của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về hoạt động cho vay và rủi ro cho vay của Ngân hàng
thương mại
Chương 2: Thực trạng và rủi ro cho vay tại Ngân hàng TMCP Tiên PhongTrụ sở chính tại Hà Nội
4


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Chương 3: Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại Ngân
hàng TMCP Tiên Phong- Trụ sở chính tại Hà Nội

5


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ RỦI
RO CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại:
1.1.1. Khái niệm hoạt động cho vay
Cho vay là sự chuyển nhượng tạm thời một giá trị từ người sở hữu
(NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay
về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu.
1.1.2. Đặc trưng của hoạt động cho vay
Thứ nhất, đây là quan hệ chuyển nhượng mang tính chất tạm thời: Thực

chất của quan hệ cho vay là sự chuyển nhượng quyền sử dụng lượng giá trị tạm
thời nhàn rỗi trong một khoảng thời gian nhất định mà không có sự thay đổi
quyền sở hữu đối với lượng giá trị đó.
Thứ hai, là tính hoàn trả: Lượng vốn được chuyển nhượng phải được
hoàn trả đúng hạn cả về thời gian và giá trị bao gồm hai bộ phận là gốc và lãi.
Thứ ba, quan hệ cho vay dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa người đi vay
và người cho vay: Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để thiết lập quan hệ cho
vay. Người cho vay tin tưởng rằng vốn sẽ được hoàn trả đầy đủ khi đến hạn.
Người đi vay cũng tin tưởng vào khả năng phát huy hiệu quả của vốn vay. Sự
gặp gỡ giữa người đi vay và người cho vay về điểm này sẽ là điều kiện hình
thành quan hệ cho vay.
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay
1.1.3.1. Cho vay góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội
Thứ nhất, vai trò quan trọng nhất của cho vay là cung ứng vốn kịp thời
cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể kinh tế trong xã hội. Nhờ
đó mà các chủ thể này có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ
sản phẩm.
Thứ hai, một hình thức các hệ thống cho vay đa dạng không những thỏa
mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các
6
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

nguồn vốn cho vay trở nên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các

chi phí nguồn vốn cho các chủ thể kinh doanh.
Thứ ba, việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức cho vay sẽ tạo
sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân.
Thứ tư, các nguồn vốn cho vay được cung ứng luôn kèm theo các điều
kiện cho vay để hạn chế rủi ro có thể xảy ra với ngân hàng. Chính điều này buộc
người đi vay phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo mối
quan hệ lâu dài với tổ chức cung ứng nguồn cho vay.
1.1.3.2. Cho vay là trung gian dẫn tác động của Nhà nước đến các mục tiêu
kinh tế vĩ mô
Mục tiêu kinh tế vĩ mô bao gồm: Ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và
tạo công ăn việc làm. Để đảm bảo các mục tiêu vĩ mô hài hòa phụ thuộc một
phần vào khối lượng và cơ cấu cho vay xét về cả mặt thời hạn cũng như đối
tượng cho vay. Vấn đề này, nó lại phụ thuộc vào các điều kiện cho vay, thông
qua việc thay đổi và điều chỉnh các điều kiện cho vay, Nhà nước có thể thay đổi
quy mô cho vay hoặc chuyển hướng vận động cả nguồn vốn cho vay, nhờ đó mà
ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế cả về quy mô cũng như kết cấu. Sự thay
đổi của tổng cầu dưới tác động của chính sách cho vay sẽ có tác động ngược lại
với tổng cung và các điều kiện sản xuất khác.
1.1.3.3. Cho vay là công cụ thực hiện các chính sách xã hội
Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ
không hoàn lại từ Ngân sách Nhà nước. Song phương thức này bị hạn chế về
quy mô và thiếu hiệu quả. Để khắc phục hạn chế, phương thức này được thay
thế bởi phương thức tài trợ có hoàn lại của cho vay nhằm duy trì nguồn cung cấp
tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô cho vay chính sách.
1.2. Rủi ro cho vay trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại

7
SV: Đoàn Thị Trang


MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

1.2.1. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng thương mại
Ngân hàng phải phân loại rủi ro để có thể quản lý nhằm hạn chế rủi ro
một cách có hiệu quả nhất. Phân chia rủi ro theo nguyên nhân gồm có:
-

Rủi ro cho vay: Là khả năng xảy ra những tổn thất ngoài dự kiến của ngân hàng
do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc không trả đầy đủ vốn và

-

lãi.
Rủi ro hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính thì ngân
hàng sẽ phải chịu tổn thất này. Loại rủi ro này xảy ra trong hoạt động kinh

-

doanh ngoại tệ của NHTM.
Rủi ro lãi suất: Là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi lãi suất thay đổi
ngoài dự tính. Lãi suất ngân hàng thường xuyên biến động với các mức độ khác

-


nhau có thể dẫn đến tổn thất.
Rủi ro thanh khoản: Là khả năng xảy ra tổn thất ngoài dự kiến cho ngân hàng

-

khi có một lượng tiền gửi lớn được rút ra vượt quá dự kiến của ngân hàng.
Rủi ro tồn đọng vốn: Là rủi ro xảy ra khi vốn của ngân hàng bị tồn đọng lớn,

-

không cho vay và đầu tư được làm thu nhập của ngân hàng giảm sút.
Rủi ro khác: Các rủi ro khác là khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn
trong thanh toán, hỏa hoạn, lỗi công nghệ...
1.2.2. Tìm hiểu về rủi ro cho vay
1.2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của rủi ro cho vay
Rủi ro cho vay là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thể
thực hiện các nghĩa vụ chính đối với ngân hàng. Khách hàng không trả được nợ
cho Ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn. ( Khái niệm rủi ro
cho vay- giáo trình NHTM – Học Viện Ngân Hàng).
Từ khái niệm trên ta có thể thấy RRCV có một số đặc điểm sau:
- RRCV mang tính chất gián tiếp.
- RRCV có tính chất đa dạng, phức tạp.
- RRCV luôn tồn tại và gắn liền với hoạt động kinh doanh của NHTM.
1.2.2.2. Biểu hiện của rủi ro cho vay
8
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Sơ đồ 1.1. Biểu hiện của rủi ro cho vay
Không thu được lãi
Không
đúngthu
hạnđược vốn đúng hạn Không thu đủKhông
lãi thu đủ vốn cho vay

Phát sinh lãi treoPhát sinh nợ quá hạn Phát sinh lãi treo đóng Phát
băngsinh nợ khó đòi

Khả năng thanh toán giảm, Hiệu quả kinh doanh giảm, Thất thoát vốn, Phá sản

1.2.2.3. Phân loại rủi ro cho vay
- Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:
+ Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro cho vay mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận: Rủi ro lựa chọn, rủi ro
đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro cho vay mà nguyên nhân
phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của khách hàng,
được phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
-Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng
+Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn (rủi ro đọng vốn): khi thiết lập
mối quan hệ cho vay, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoảng thời
gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên đến thời hạn mà ngân hàng vẫn chưa thu hồi
được vốn vay, những tổn thất xảy ra trong trường hợp này người ta gọi đó là rủi

ro không hoàn trả nợ đúng hoạn.
- Rủi ro không có khả năng trả nợ: là khả năng xảy ra trong trường hợp
khách hàng đi vay đã mất khả năng chi trả. Do vậy, ngân hàng phải thanh lý tài
sản của khách hàng để thu nợ.

9
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

1.2.2.4. Thiệt hại do rủi ro cho vay gây ra
- Đối với nền kinh tế: Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động
doanh nghiệp, các ngành và các cá nhân. Vì vậy, khi một ngân hàng gặp phải rủi
ro cho vay hay bị phá sản thì người gửi tiền ở các ngân hàng khác hoang mang,
lo sợ và kéo nhau ồ ạt đến rút tiền tại các ngân hàng, làm cho toàn hệ thống ngân
hàng gặp khó khăn. Ngân hàng phá sản dẫn đến tình hình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp gặp trở ngại. Hơn nữa, sự hoảng loạn của ngân
hàng có thể cho nền kinh tế bị suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp
tăng, xã hội mất ổn định...
- Đối với ngân hàng: Khi rủi ro cho vay xảy ra, ngân hàng không thu hồi
được số vốn như đã dự kiến, mất cơ hội đầu tư cho các dự án khả thi, từ đó làm
giảm lợi nhuận và khả năng thanh toán của ngân hàng. Nếu tình trạng này kéo
dài có thể làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán, không những thế còn
mất lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng, ở mức độ lớn sẽ dẫn đến nguy
cơ phá sản ngân hàng.

- Đối với người đi vay: Khi rủi ro cho vay xảy ra thì các chủ thể kinh
doanh dựa chủ yếu vào ngân hàng sẽ bị giảm hoặc mất nguồn vốn đầu tư, nhất là
ảnh hưởng tới tính liên tục của quá trình sản xuất có thể dẫn tới phá sản doanh
nghiệp. Đối với chủ thể gây ra rủi ro cho vay thì mất đi hẳn nguồn vốn từ ngân
hàng đó và khó có thể tìm được nguồn vốn trong nền kinh tế vì uy tín về khả
năng trả nợ không còn.
1.3. Phòng ngừa rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm và sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn
chế rủi ro cho vay tại ngân hàng thương mại
1.3.1.1. Khái niệm phòng ngừa hạn chế rủi ro cho vay
- Phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại NHTM có thể hiểu là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng
bất lợi của rủi ro. (Giáo trình NHTM – Học Viện Ngân Hàng).
1.3.1.2. Sự cần thiết phải phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay tại NHTM
- Đối với bản thân ngân hàng.
10
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Khi rủi ro cho vay xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu
nhập giảm. Thu nhập giảm làm cho việc mở rộng cho vay sẽ gặp khó khăn. Rủi
ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán, khiến cho việc hoàn trả tiền gửi của
ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản cho vay có thể mất hoặc khó đòi

trong khi tiền gửi khách hàng vẫn phải trả lãi, làm mất đi những cơ hội kinh
doanh tốt của ngân hàng. Nếu rủi ro xảy ra mức độ quá lớn có thể dẫn tới phá
sản ngân hàng.
-Đối với nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên
quan đến rất nhiều thành phần kinh tế từ cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh
tế cho tới các tổ chức tín dụng khác. Vì vậy, kết quả kinh doanh của ngân hàng
phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ
thuộc rất lớn vào tình hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và
khách hàng. Rủi ro xảy ra dẫn tới tình trạng mất ổn định trên thị trường tiền tệ,
gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, làm ảnh hưởng tiêu
cực đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
1.3.1.3. Phân loại các nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể các nhóm
nợ
Phân loại các nhóm nợ
Căn cứ vào thực trạng tài chính của khách hàng và/hoặc thời hạn thanh
toán nợ gốc và lãi vay, tổ chức tài chính quy mô nhỏ thực hiện phân loại nợ theo
năm (05) nhóm như sau:
a.Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
- Các khoản nợ trong hạn.
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.
b. Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 30 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
c. Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
11
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N



Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

- Các khoản nợ quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày
theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả
năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng cho vay.
d. Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến
dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.
đ. Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
- Các khoản nợ quá hạn từ 180 ngày trở lên.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn
trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ:
a.Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0%
b. Nhóm 2 ( Nợ cần chú ý): 2%
c. Nhóm 3 ( Nợ dưới tiêu chuẩn): 25%
d. Nhóm 4 ( Nợ nghi ngờ mất vốn): 50%
đ. Nhóm 5 ( Nợ có khả năng mất vốn): 100%
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá độ rủi ro cho vay trong hoạt

động của Ngân hàng thương mại
1.3.2.1. Các chỉ tiêu về phía ngân hàng.
a. Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Tổng nợ xấu
12
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Tỷ lệ nợ xấu =

* 100
Tổng dư nợ

Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa
thuận ghi trên hợp đồng cho vay. Nợ xấu càng cao thì rủi ro cho vay của ngân
hàng đó càng lớn. Nếu tỷ lệ nợ xấu chiếm tỷ trọng lớn trong các khoản nợ cho
vay thì rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng càng cao. Theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước nếu tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng
nào mà lớn hơn 5% thì ngân hàng đó được xem là có chất lượng cho vay kém.
b. Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn =

* 100

Tổng dư nợ cho vay

Tỷ lệ này gián tiếp cho thấy quy mô của các khoản vay có vấn đề của
ngân hàng. Nếu tỷ lệ này lớn, chứng tỏ chất lượng cho vay của ngân hàng là
kém. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng có tỷ lệ
dư nợ quá hạn trên 7% là các ngân hàng yếu kém. Các ngân hàng có tỷ lệ dư nợ
nhỏ hơn 5% là ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao.
c. Chỉ tiêu khả năng mất vốn
Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi
Khả năng mất vốn =

* 100
Dư nợ quá hạn

Đây là chỉ tiêu trực tiếp phản ánh rủi ro, ảnh hưởng đến thu nhập của ngân
hàng. Nó cho thấy trong một đồng nợ quá hạn thì có bao nhiêu đồng tổn thất tức
là không có khả năng thu hồi. Nói cách khác, chỉ tiêu này phản ánh mức độ có
thể gây ra rủi ro trong số nợ quá hạn của ngân hàng.
d. Nợ khó đòi và tỷ lê nợ khó đòi trên tổng dư nợ
Nợ khó đòi
13
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy


Tỷ lệ nợ khó đòi =

* 100
Tổng dư nợ

e. Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng
Giá trị dự phòng tổn thất trong kỳ
Tỷ lệ dự phòng tổn thất tín dụng =

* 100
Doanh số cho vay trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng cho vay trong kỳ thì ngân hàng bỏ
ra bao nhiêu đồng dự phòng tổn thất.
1.3.2.2. Nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro cho vay tại NHTM
- Từ môi trường bên ngoài:
+Nguyên nhân bất khả kháng: các thiệt hại từ nguyên nhân thiên tai, bão
lụt, hạn hán, động đất...
+ Nguyên nhân từ môi trường kinh tế: các yếu tố như vấn đề về chu kỳ
kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, tỷ giá...
+Nguyên nhân do chính sách của nhà nước: như chính sách đầu tư, chính
sách thuế, chính sách xuất nhập khẩu, tỷ giá.
+Môi trường pháp lý, chính trị: môi trường pháp lý tạo ra môi trường cho
vay của các NHTM. Môi trường này có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, làm
hạn chế hay tăng thêm rủi ro đối với hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM.
-Từ phía khách hàng
+Do việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, dự toán chi phí không phù hợp.
+ Trình độ quản lý, kinh doanh của khách hàng yếu kém.
+ Khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên không có đủ

khả năng thánh toán cho ngân hàng hay bị bạn hàng lừa đảo...
+ Khách hàng cố tình gian lận số liệu trong hồ sơ vay như: Báo cáo tài
chính, hoạt động kinh tế, phương án sử dụng tiền vay, giấy tờ pháp lý về
TSBĐ... để chiếm đoạt, lừa đảo, bỏ trốn.
14
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

- Từ phía NHTM
+ Chính sách cho vay bất hợp lý, đề ra mức tăng trưởng cho vay quá cao.
+ Cán bộ tín dụng không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành
đúng quy trình cho vay, vi phạm đạo đức kinh doanh.
+ Định giá tài sản đảm bảo không chính xác hoặc không thực hiện đầy đủ
thủ tục pháp lý cần thiết.
+ Do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng mong muốn tỷ trọng cho vay
nhiều hơn các ngân hàng khác
-Từ các đảm bảo cho vay
Do sự biến động giá trị tài sản đảm bảo theo chiều hướng bất lợi, biến
động của giá trị tài sản đảm bảo nhiều hay ít phụ thuộc vào đặc tính của tài sản
và thị trường giao dịch các tài sản đó.

15
SV: Đoàn Thị Trang


MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG
TMCP TIÊN PHONG – TRỤ SỞ TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012-2014
2.1.Tổng quan về Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Trụ sở
chính tại Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng
TMCP Tiên Phong – Trụ sở chính tại Hà Nội
Ngày 07/05/2008, dự án Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT đã được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức trao giấy phép thành lập và hoạt
động với tên gọi là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank).
TPBank được thành lập bởi Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT;
Công ty Thông tin Di động MobiFone và Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia
Vinare và một số cổ đông khác.
Chiến lược phát triển của TPBank đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng
một ngân hàng với mô hình tổ chức và hoạt động hiện đại, văn hóa doanh
nghiệp theo hướng thân thiện và chuyên nghiệp để đưa TPBank trở thành sự lựa
chọn đầu tiên của khách hàng cũng như trở thành nơi các nhân sự tốt nhất trên
thị trường lựa chọn làm việc.Trụ sở chính của TPBank đặt tại số 57, Lý Thường
Kiệt, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Hiện nay, ngân hàng có 1 Trụ sở
chính, 13 chi nhánh (trong đó có 3 chi nhánh được Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp giấy phép thành lập vào ngày 27/12/2013 nhưng chưa đi vào hoạt động
trong năm 2013), 19 phòng giao dịch, 4 quỹ tiết kiệm tại các tỉnh và thành phố
trong cả nước. Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng vào ngày
31/12/2013 là 1.183 người.

TPBank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin, viễn thông nhằm mang tới giải pháp tài chính mới, phong cách
và chất lượng dịch vụ mới. Ngân hàng luôn đầu tư phát triển mạnh mẽ các sản
phẩm ngân hàng điện tử tiên tiến rất phổ biến trên thế giới nhưng còn nhiều mới
mẻ ở Việt Nam. Gần đây TPBank đã nhận được Giải thưởng về tỷ lệ điện chuẩn
16
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

trong Thanh toán Quốc tế năm 2009 do Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ) trao tặng.
Đây là giải thưởng của Ngân hàng Wells Fargo dành cho Ngân hàng có chất
lượng soạn điện thanh toán tốt và chuẩn theo tiêu chuẩn của SWIFT.
Logo

Slogan
“ Vững bước tiên phong”
2.1.2. Nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng thương mại
cổ phần Tiên Phong- Trụ sở tại Hà Nội
TPBank có các nghiệp vụ kinh doanh chính như sau:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn với các hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, có kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
-Huy động vốn từ nước ngoài và dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ
với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
-Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác.

Cho vay ngắn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, cổ phiếu và giấy tờ có giá.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế.
-Mua bán chế tác, gia công vàng.
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các ngân hàng. Dịch vụ cầm đồ, phát hành
thẻ và các dịch vụ khác của hệ thống Ngân hàng.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần
Tiên Phong- Trụ sở tại Hà Nội

17
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy TPBank
Đại hội đồng Cổ đông
Ban Kiểm soát
Phòng Kiểm toán nội bộ
Hội đồng Quản trị
Ủy ban Điều hành (EXCO)
Ủy ban Rủi ro

Ủy ban ALCO


Ủy ban Nhân sự

Ủy ban Đầu tư

Hội đồng Xử lý Rủi ro TD

Ủy ban Tín dụng

Văn phòng HĐQT

Ban Điều hành
( Nguồn: Phòng Nhân sự của TPBank- Trụ sở Hà Nội)
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban.
a) Đại hội đồng Cổ đông
Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của TBank,
quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ
TPBank quy định.
b) Hội đồng Quản trị
Do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền nhân
danh Ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi
của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT giữ

18
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp


GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm; chỉ đạo và giám
sát hoạt động của Ngân hàng thông qua ban Điều hành và các Hội đồng.
c) Ban Kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của Ngân
hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ
thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính
hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo
tài chính của Ngân hàng.
d) Ủy ban Điều hành (EXCO)
Là cơ quan thường trực của HĐQT, có chức năng giải quyết các vấn đề
thuộc chức năng do HĐQT ủy quyền.
e) Các Hội đồng, Ủy ban
Do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị Ngân
hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo sự phát triển hiệu
quả, an toàn, đúng mục tiêu đã đề ra. Hiện nay, Ngân hàng có hai Hội đồng và
một Ủy ban bao gồm:


Ủy ban Rủi ro
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT trong việc ban hành

các quy trình, chính sách thuộc thẩm quyền của mình liên quan đến quản trị rủi
ro trong hoạt động Ngân hàng, tham mưu trong việc quyết định phê duyệt các
khoản đầu tư, các giao dịch có liên quan, phương án xử lý rủi ro trong phạm vi
HĐQT giao.


Hội đồng ALCO

Có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng, xây dựng

và giám sát các chỉ tiêu tài chính, tín dụng phù hợp với chiếm lược kinh doanh
của Ngân hàng.


Ủy ban Nhân sự
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về quy mô và cơ

cấu của HĐQT, BĐH phù hợp với quy mô hoạt động và chiến lược phát triển
19
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

của Ngân hàng, tham mưu về các vấn đề liên quan đến thủ tục bổ nhiệm, miễn
nhiệm các chức danh HĐQT/BKS/BĐH, các vấn đề về lương thưởng, các chính
sách đãi ngộ với cán bộ, nhân viên Ngân hàng.


Ủy ban Đầu tư
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về xây dựng và

thực hiện kế hoạch đầu tư tài chính, phê duyệt các hoạt động tài chính trong
phạm vi, thẩm quyền được phân công/ủy quyền.

• Ủy ban Tín dụng
Quyết định chính sách về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trên toàn hệ
thống Ngân hàng, phê duyệt hạn mức tiền gửi của Ngân hàng tại các tổ chức tín
dụng khác.


Hội đồng Xử lý Rủi ro Tín dụng
Do HĐQT thành lập, có chức năng tham mưu cho HĐQT về phê duyệt việc

áp dụng biện pháp xử lý nợ, xử lý rủi ro và miễn giảm lãi theo quy định.


Văn phòng HĐQT
Do HĐQT thành lập, có chức năng giúp việc cho HĐQT nhằm tạo điều kiện

thuận lợi trong việc triển khai công việc của HĐQT, hỗ trợ HĐQT/BKS hoàn
thành chức năng Quản trị và Kiểm soát Ngân hàng
f) Tổng Giám đốc
Là người chịu trách nhiệm trước HĐQT, trước pháp luật về hoạt động
hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám
đốc, các Giám đốc cao cấp, Giám đốc tài chính, Giám đốc các trung tâm,
Trưởng phòng Kế toán, Trưởng, Phó các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ.
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
TMCP Tiên Phong- Trụ sở tại Hà Nội giai đoạn 2012-2014
2.2.1. Tình hình huy động vốn tại TPBank- Trụ sở tại Hà
Nội giai đoạn 2012- 2014
Ngân hàng TMCP Tiên Phong đã tận dụng tốt những cơ hội, bằng
nhiều biện pháp hữu hiệu như điều hành lãi suất huy động vốn một cách linh
20
SV: Đoàn Thị Trang


MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

hoạt, huy động vốn với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn như: tiết kiệm dự
thưởng, đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách kịp
thời, nhanh chóng, chính xác, an toàn thuận lợi nên đã thu hút được nhiều khách
hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Bảng 2.1: Cơ cấu vốn huy động của TPBank trong 3 năm 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012
Vốn huy
động

Số
tiền

Năm 2014

So sánh
2013/2012
Mức
Tốc độ
độ
tăng
trưởng

(%)
7.040
514,62

So sánh
2014/2013
Mức Tốc độ
độ
tăng
trưởng
(%)
3.529 41,97

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Nguồn
1.368
100
vốn huy

động
1.Phân theo đối tượng
-Tiền gửi
945
69,08
của dân

-Tiền gửi
227
16,59
của các
TCKT
-Tiền gửi,
196
14,33
tiền vay
của các
TCTD
2.Phân theo loại tiền
-Nội tệ
1.214 88,74
-Ngoại tệ
154
11,26
(quy đổi)
3.Phân theo thời hạn
-Không kỳ 925
67,62
hạn


8.408

100

11.937

100

4.230

50,31

6.714

56,25

3.285

347,62

2.484

58,72

427

5,08

2.194


18,38

200

88,11

1.767

413,82

3.751

44,61

3.029

25,37

3.555

1.813,7
8

(722)

(19,25)

6.893
1.515


81,98
18,02

8.319
3.618

69,69
30,31

5.679
1.361

467,79
883,77

1.426
2.103

20,69
138,81

5.615

66,78

7.951

66,61

4.690


507,03

2.336

41,6

-Có kỳ
hạn

2.793

33,22

3.986

33,39

2.350

530,47

1.193

42,71

443

Tỷ
trọng

(%)

Năm 2013

32,38

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh TPBank năm 2012-2014)

Nhìn chung, trong cơ cấu vốn huy động của TPBank có sự biến động rất
lớn trong cả 3 năm. Năm 2012, vốn huy động của ngân hàng là 1.368 tỷ đồng,
năm 2013 vốn huy động tăng 514,62% so với năm 2012 tương ứng với mức tăng
7.040 tỷ đồng. Đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng vốn huy động giảm so với giai
đoạn trước, tăng 41,97% so với năm 2013 tương ứng với mức tăng 3.529 tỷ
21
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

đồng. Để xem xét việc tăng của nguồn vốn huy động là chủ yếu tăng ở nguồn
huy động nào ta cần đi sâu vào xem xét các khía cạnh sau:
a.

Nguồn vốn huy động theo đối tượng

Nếu xét nguồn vốn huy động theo đối tượng thì việc tăng của nguồn vốn là

do tăng ở cả 3 loại. Trong đó, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất.
Năm 2012, loại tiền gửi này chiếm 69,08% tương ứng với 945 tỷ đồng trong
tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Sang đến năm 2013, tỷ trọng tiền gửi
của dân cư có giảm so với năm trước nhưng con số này vẫn cao, đạt 4,230 tỷ
đồng. Năm 2014, tiền gửi dân cư chiếm 6.714 tỷ đồng, tăng với tốc độ 58,72%
so với năm 2013. Ngân hàng cũng chú trọng công tác huy động tiền gửi của các
TCKT và các TCTD. Tuy nhiên, tỷ trọng của các loại tiền này trong cơ cấu huy
động lúc tăng, lúc giảm qua các năm. Đặc biêt, năm 2014 tiền gửi của các TCTD
giảm 19,25% tương ứng với mức độ giảm 722 tỷ đồng so với năm 2013, trong
khi đó, tiền gửi của các tổ chức kinh tế lại tăng 413,82% so với năm 2013.
b.

Nguồn vốn huy động theo loại tiền

Huy động bằng nội tệ vẫn là chủ yếu. Năm 2013, huy động bằng nội tệ đạt
6.893 tỷ đồng, tăng 5.679 tỷ đồng so với năm 2012, nhưng đến năm 2014, mức
độ tăng đã giảm so với giai đoạn trước, chỉ tăng 1.426 tỷ đồng tương ứng tốc độ
tăng 20,69% so với năm 2013. Năm 2013, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế toàn cầu, nguồn ngoại tệ rất khó khăn, nhất là đồng USD, nhưng ngân
hàng đã cố gắng gia tăng nguồn ngoại tệ. Tốc độ tăng trưởng nguồn ngoại tệ huy
động được của năm 2013 đạt 883,77% tăng 1.361 tỷ đồng so với năm 2012; đến
năm 2014, tốc độ tăng có giảm so với giai đoạn trước, chỉ tăng 138,81% tương
ứng với mức độ tăng 2.103 tỷ đồng.
c.

Nguồn vốn huy động theo thời hạn

22
SV: Đoàn Thị Trang


MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn đều tăng nhanh qua các năm và
vốn huy động không kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động
của ngân hàng. Năm 2013, vốn huy động không kỳ hạn đạt 5.615 tỷ đồng, tăng
4.690 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng là 507,03%. Sang
năm 2014, tốc độ tăng của hình thức huy động này giảm mạnh so với giai đoạn
trước, chỉ tăng 41,6% tương ứng với mức độ tăng là 2.336 tỷ đồng so với năm
2013. Còn đối với tiền gửi có kỳ hạn thì ngân hàng cũng đang chú trọng tăng
huy động vốn từ loại tiền gửi này. Cụ thể, năm 2013, tiền gửi này đạt 2.793 tỷ
đồng trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 530,47% so với năm 2012, tương
ứng với mức độ tăng là 2.350 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2014, tốc độ tăng chỉ đạt
42,71% tương ứng với tốc độ tăng 1.193 tỷ đồng, tốc độ tăng có giảm so với giai
đoạn trước.
2.2.2. Tình hình cho vay tại TPBank giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ cho vay của TPBank qua 3 năm 2012-2014
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ
tiêu

Năm 2012
Số
tiền

Tỷ

trọng
(%)

Năm 2013
Số
tiền

Dư nợ 276
100
3.193
cho
vay
1.Phân theo đối tượng

75 27,17
504
nhân
TCKT 201 72,83 2.689
2.Phân theo loại tiền
Nội tệ 228 82,61 2.266
Ngoại
48 17,39
tệ
(quy
đổi)
3.Phân theo thời hạn

927

Năm 2014


So sánh 2013/2012

Tỷ
trọng
(%)

Số
tiền

Tỷ
trọng
(%)

Mức
độ

100

5.112

100

15,78

1.102

84,22

So sánh

2014/2013

2.917

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
1.056,88

Mức
độ
1.919

Tốc độ
tăng
trưởng
(%)
60,1

21,56

429

572

598

118,65


4.010

78,44

2.488

1.237,8

1.321

49,13

70,97

3.175

62,11

2.038

893,86

909

40,11

29,03

1.937


37,89

879

1.831,25

1.010

108,95

23
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

Nợ
163 59,06
ngắn
hạn
Nợ
42 15,22
trung
hạn
Nợ dài 71 25,72
hạn

4.Phân theo mục đích

2.532

79,3

4.019

78,62

2.369

1.453,37

1.487

58,73

251

7,86

411

8,04

209

497,62


160

63,75

410

12,84

682

13,34

339

477,46

272

66,34

Cho
vay
tiêu
dùng
-Cho
vay
SXKD

91


32,97

1.034

32,38

1.543

30,18

943

1.036,26

509

49,23

185

67,03

2.159

67,62

3.569

69,82


1.974

1.067,02

1.410

65,31

( Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm của TPBank năm 2012,2013,2014)

Dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm và tăng mạnh nhất
vào năm 2013 khi dư nợ cho vay đạt 3.193 tỷ đồng, tăng 2.917 tỷ đồng tương
ứng với tốc độ tăng 1.056,88% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự tăng đột
biến này là do trong năm 2013, môi trường kinh doanh ngặp nhiều khó khăn,
tình hình tài chính và kinh doanh của các doanh nghiệp suy giảm dẫn tới việc
các doanh nghiệp chậm trả hoặc mất khả năng thanh toán các khoản nợ cho ngân
hàng là rất cao. Không những thế, năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng còn
nhiều yếu kém cũng chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng trên. Tuy nhiên,
đến năm 2014, tốc độ tăng của dư nợ cho vay có giảm so với giai đoạn trước, dư
nợ cho vay chỉ tăng 60,1% tương ứng với mức tăng 1.919 tỷ đồng. Để đạt được
kết quả trên là do ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm quản lý chặt chẽ
nguồn vốn cho vay của mình.
a.

Dư nợ cho vay phân theo đối tượng

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dư nợ cho vay theo đối tượng của ngân
hàng đó là tổ chức kinh tế, năm 2012 chiếm 72,83% tương đương 201 tỷ đồng,
sang năm 2013 tăng 2.488 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ tăng
1.237,8%; năm 2014 tăng lên 1.321 tỷ đồng so với năm 2013, tương ứng với tỷ

lệ tăng 49,13%. Nhờ thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển huy động vốn dân cư
24
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


Luận văn tốt nghiệp

GVHD: ThS.Nguyễn Bích Thủy

mà tỷ trọng tín dụng cá nhân của TPBank ngày càng được cải thiện. Năm 2012,
dư nợ cho vay đối với cá nhân là 75 tỷ đồng, chiếm 27,17% trong tổng dư nợ
cho vay của Ngân hàng nhưng đến năm 2013, con số này đã lên tới 504 tỷ đồng,
tăng 429 tỷ đồng tương ứng với tốc độ tăng 572% so với năm 2012. Đó là một
kết quả đáng mong đợi. Đến năm 2014, tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay có
giảm so với giai đoạn trước, chỉ đạt 118,65% nhưng nhìn chung dư nợ cho vay
tương đối cao, đạt 1.102 tỷ đồng.
b.

Dư nợ cho vay phân theo loại tiền

Qua các năm, dư nợ ngoại tệ trong tổng dư nợ có tỷ trọng ngày càng tăng,
và còn tăng trưởng mạnh hơn so với dư nợ nội tệ (dư nợ ngoại tệ tăng
1.831,25% vào năm 2013, trong khi nội tệ tăng 893,86%; năm 2014 dư nợ ngoại
tệ tăng 108,95%, nội tệ tăng 40,11%) . Lý do là nhiều khách hàng có nhu cầu
vay ngoại tệ để thuận tiện cho việc chi tiêu, kinh doanh của mình. Điều này cho
thấy nhu cầu sử dụng ngoại tệ của người đi vay ngày càng gia tăng.
c.


Dư nợ cho vay phân theo thời hạn

Nếu xét dư nợ cho vay theo thời hạn thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng dư nợ, các khoản mục này qua các năm đều tăng lên trong
đó dư nợ ngắn hạn tăng trưởng mạnh nhất (tăng 1.453,37% vào năm 2013), dư
nợ dài hạn tăng mạnh nhất vào năm 2013, tăng 477,46% so với năm 2012. Đến
năm 2014, tốc độ tăng trưởng của các khoản nợ này đều giảm so với giai đoạn
trước, nợ ngắn hạn chỉ tăng 58,73% , nợ trung và dài hạn thì đều tăng trên 60%
so với năm 2013.
d.

Dư nợ cho vay phân theo mục đích

Ta có thể thấy, ngân hàng cho các đối tượng vay chủ yếu vào mục đích
SXKD còn cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng doanh số cho
vay của ngân hàng. Năm 2013, dư nợ cho vay SXDK tăng 1.067,02 %, dư nợ
25
SV: Đoàn Thị Trang

MSV: 11A28832N


×