Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH green

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (372.98 KB, 44 trang )

Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Để khởi sự và tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào
cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn là một tiền đề cần thiết không
thể thiếu cho việc hình thành và phát triển sản xuất kinh doanh của một doanh
nghiệp.
Nghị quyết hội nghị lần thứ VI BCHTW Đảng CSVN đã chỉ rõ “Các xí
nghiệp quốc doanh không còn được bao cấp về giá và vốn, phải chủ động kinh
doanh với quyền tự chủ đầy đủ đảm bảo tự bù đắp chi phí, kinh doanh có lãi...”.
Theo tinh thần đó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường,
bám sát thị trường, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và tự chủ về vốn. Nhà nước
tạo môi trường hành lang kinh tế pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động đồng
thời tạo ra áp lực cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trong cạnh
tranh phải chú trọng quan tâm đến vốn để tạo lập quản lý và sử dụng đồng vốn
sao cho có hiệu quả nhất. Nhờ đó nhiều doanh nghiệp đã kịp thích nghi với tình
hình mới, hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt song bên cạnh đó không
ít doanh nghiệp trước đây làm ăn có phần khả quan nhưng trong cơ chế mới đã
hoạt động kém hiệu quả. Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, một trong những
nguyên nhân quan trọng là công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh
nghiệp còn nhiều hạn chế, hiệu quả sử dụng đồng vốn còn quá thấp.
Chính vì vậy, vấn đề bức thiết đặt ra cho các doanh nghiệp hiện nay là phải
xác định và phải đáp ứng được nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết và hiệu quả
sử dụng đồng vốn ra sao? Đây là một vấn đề nóng bỏng có tính chất thời sự
không chỉ được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm, mà còn thu hút được sự
chú ý của các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, khoa học vào doanh nghiệp.
Xuất phát từ vị trí, vai trò vô cùng quan trọng của vốn lưu động và thông qua
quá trình thực tập tại công ty TNHH Green em quyết định chọn đề tài: “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty TNHH


Green.” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận bố cục của luận văn gồm 3 chương:
1

SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Chương 1 : Tổng quan về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại các doanh nghiệp.
Chương 2 : Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty
TNHH Green trong giai đoạn 2012 - 2014.
Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Công ty TNHH Green.
Mặc dù đã hết sức cố gắng song do trình độ nhận thức về thực tế và lý luận
còn hạn chế, đề tài này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô, các cán bộ tài chính đã qua
công tác cũng như các bạn sinh viên để đề tài nghiên cứu của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TH.S Phan Thị Mai Hương cùng cán bộ
của Công ty TNHH Green đã hết sức giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn
thành đề tài này.
Hà nội, ngày… tháng … năm 2015

2


SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

ĐVT: Đơn vị tính
HĐKD: Hoạt động kinh doanh
TSNH: Tài sản ngắn hạn
TSLĐ: Tài sản lưu động
T-CKTĐT: Tiền và các khoản tương đương tiền
HTK: Hàng tồn kho

DTBH & CCVD: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
LNG: Lợi nhuận gộp
LNT: Lợi nhuận thuần
LNTT: Lợi nhuận trước thuế
LNST: Lợi nhuận sau thuế
CSH: Chủ sở hữu

3

SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
1.
2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Green (Sơ đồ 1)
Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất

3.
4.

(Bảng 1.1)
Tiêu chí phản ánh hiệu quả trong khả năng thanh toán (Bảng 1.2)

Tiêu chí bổ sung để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong

5.

quản lý nợ. hàng tồn kho (Bảng 1.3)
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Green giai đoạn

6.

năm 2012-2014 (Bảng 2.1)
Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH

7.

Green giai đoạn 2012-2014 (Bảng 2.2)
Cơ cấu vốn lưu động của công ty TNHH Green giai đoạn năm 2012-

8.

2014 (Bảng 2.3)
Bảng đánh giá hiệu khả năng thanh toán của công ty TNHH Green

9.

giai đoạn năm 2012-2014 (Bảng 2.3)
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
TNHH Green giai đoạn 2012-2014 (Bảng 2.4)

4


SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1 Những nội dung cơ bản về vốn lưu động:
1.1.1 Khái niệm:
Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động hiện có trong doanh
nghiệp ở một thời điểm nhất định.
Trong các doanh nghiệp, tài sản lưu động dưới hình thái sản xuất bao gồm
nguyên chính, vật liệu phụ, nhiên liệu… và tài sản ở khâu sản xuất như bán
thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ…; tài sản lưu động trong
lưu thông bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa tiêu thụ được (hàng tồn kho), vốn
bằng tiền và các khoản phải thu. Tài sản lưu động trong sản xuất và trong lưu
thông luôn thay đổi cho nhau, vận động không ngừng nhằm làm cho quá trình
sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục.
1.1.2 Đặc điểm và phân loại vốn lưu động:
1.1.2.1 Đặc điểm của VLĐ:
Vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên vận động, chuyển hóa lần lượt
qua nhiều hình thái khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuất, vốn lưu động từ
hình thái ban đầu là tiền được chuyển hóa sang hình thái vật tư dự trữ, sản phẩm
dở dang, thành phẩm hàng hóa, khi kết thúc quá trình tiêu thụ lại trở về hình thái
ban đầu là tiền.

T – H… SX – H’ – T’

(T’ > T)

Đối với doanh nghiệp thương mại, sự vận động của vốn lưu động nhanh hơn
từ hình thái vốn bằng tiền chuyển sang hình thái hàng hóa và cuối cùng chuyển
về hình thái tiền.
T – H – T’

(T’ > T)

5
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Trong quá trình kinh doanh, vốn lưu động chu chuyển không ngừng, nên tại
một thời điểm nhất định, vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận cùng tồn
tại dưới các hình thái khác nhau mà vốn đi qua. Khi tham gia vào hoạt động
kinh doanh, do bị chi phối bởi các đặc điểm của TSLĐ nên vốn lưu động của
doanh nghiệp có các đặc điểm sau:
- Vốn lưu động trong quá trình chu chuyển luôn thay đổi hình thái biểu
hiện.
- Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong một lần và được hoàn lại
toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.

- Vốn lưu động hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kì kinh doanh.
1.1.2.2 Phân loại VLĐ trong doanh nghiệp:
Để quản lý, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì công việc trước tiên mà
doanh nghiệp phải làm là phân loại vốn lưu động. Mỗi cách phân loại vốn lưu
động đều mang ý nghĩa riêng, song mục đích chung của việc phân loại vốn lưu
động là giúp các nhà quản lý doanh nghiệp huy động được đủ số vốn và có
những nhận xét ở những góc độ khác nhau để có giải pháp quản lý, sử dụng vốn
lưu động có hiệu quả.
Từ góc độ quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp có thể phân loại theo các
cách sau đây:
1.1.2.2.1 Phân loại theo vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh
doanh:
Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành 3
loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm:
+ Vốn nguyên vật liệu chính: Là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự
trữ cho sản xuất, khi tham gia vào sản xuất nó hợp thành thực thể của sản phẩm.
+ Vốn vật liệu phụ: Là giá trị những loại vật tư dự trữ dùng cho sản xuất,
giúp cho việc hình thành sản phẩm nhưng không hợp thành thực thể chủ yếu của
sản phẩm.
6
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


+ Vốn nhiên liệu: Là giá trị những loại nhiên liệu dự trữ dùng trong sản
xuất.
+ Vốn phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ.
- Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất, bao gồm:
+ Vốn sản phẩm đang chế tạo
+ Vốn bán thành phẩm tự chế
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm:
+ Vốn thành phẩm hàng hóa: Là biểu hiện bằng tiền của số sản phẩm nhập
kho và chuẩn bị các công việc cho tiêu thụ.
+ Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng mà trong
quá trình luân chuyển vốn lưu động thường xuyên có bộ phận tồn tại dưới hình
thức này.
+ Vốn trong thanh toán: Là những khoản phải thu và các khoản tạm ứng
của doanh nghiệp đối với các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp phát sinh
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.1.2.2.2 Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn:
Theo cách phân loại này có thể chia vốn lưu động làm 3 loại:
- Vốn bằng tiền và các khoản phải thu:
+ Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tại quỹ, tiền
gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.
+ Các khoản phải thu: Chủ yếu là khoản phải thu từ khách hàng, thể hiện số
tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa,
dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau.
- Vốn vật tư hàng hóa: Trong các doanh nghiệp sản xuất, dự trữ vật tư
hàng hóa gồm 3 loại: nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang,
thành phẩm, ba loại này gọi chung là hàng tồn kho.
- Tài sản lưu động khác: Là bộ phận của vốn lưu động trong doanh
nghiệp, nó được biểu hiện bằng tiền giá trị của các khoản: chi phí trả trước, chi

7

SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

phí chờ kết chuyển, tài sản thiếu chờ xử lý, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược
ngắn hạn…

8
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.1.2.2.3 Phân loại vốn lưu động theo thời gian huy động và sử dụng vốn:
Theo cách phân loại này có thể chia vốn lưu động thành 2 bộ phận:
- Vốn lưu động thường xuyên cần thiết: Là mức vốn cần thiết tối thiểu để
đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
bình thường, liên tục tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định. Đây là
khoản vốn được sử dụng có tính chất lâu dài và ổn định.
- Vốn lưu động tạm thời: Là phần vốn lưu động sử dụng không thường
xuyên phát sinh bất thường, có tính chất ngắn hạn như khi giá cả vật tư hàng hoá

tăng lên hoặc đột xuất doanh nghiệp nhận được một đơn đặt hàng mới có tính
chất riêng lẻ thì khi đó doanh nghiệp cần phải huy động thêm vốn để dự trữ hoặc
thanh toán
Cách phân loại này giúp cho người làm công tác quản lý có định hướng và
giải pháp để huy động vốn thích hợp đối với từng loại nguồn vốn phù hợp với
đặc điểm doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của vốn lưu động trong các doanh nghiệp:
Vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng giữ một vai trò quyết định trong sản
xuất kinh doanh, để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng tài sản lưu động nhất
định. Việc sử dụng vốn lưu động và đảm bảo được nhu cầu vốn lưu động sẽ tạo
điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Do đó, vốn lưu động có tính
quyết định rất lớn trong việc thiết lập chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Quy mô của vốn lưu động ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp thương mại, nó làm tăng
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhờ có cơ chế dự trữ, khả năng tài chính
trong quan hệ đối ngoại, tận dụng được cơ hội kinh doanh và khả năng cung cấp
tín dụng cho khách hàng đó là một lợi thế rất lớn trong nền kinh tế thị trường có
tính cạnh tranh gay gắt hiện nay.

9
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giá trị của vốn
lưu động được dịch chuyển toàn bộ hoặc một lần vào giá trị của sản phẩm và là
nhân tố chính tạo nên giá thành sản phẩm. Do đó, quản lí tốt vốn lưu động có thể
giảm được chi phí và hạ được giá thành là làm tăng sức cạnh tranh trong doanh
nghiệp
Vốn lưu động với đặc điểm về khả năng chu chuyển của nó sẽ giúp cho doanh
nghiệp có thể thay đổi được chiến lược sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng,
đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường cũng như các nhu cầu tài chính trong các
quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp:
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Điểm xuất phát để tiến hành sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp là
phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Song việc sử dụng
đồng vốn đó như thế nào cho có hiệu quả mới là nhân tố quyết định cho sự tăng
trưởng và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
- Các khái niệm hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được sau khi đẩy nhanh tốc
độ luân chuyển vốn lưu động qua các giai đoạn của quá trình sản xuất. Tốc độ
này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả đem lại cao nhất khi mà số vốn
lưu động cần cho một đồng luân chuyển là ít nhất. Quan niệm này thiên về chiều
hướng càng tiết kiệm được bao nhiêu vốn lưu động cho một đồng luân chuyển
thì càng tốt. Nhưng nếu hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được thì hiệu quả sử
dụng đồng vốn cũng không cao.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là thời gian ngắn nhất để vốn lưu động quay
được một vòng. Quan niệm này có thể nói là hệ quả của quan niệm trên.
+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả phản ánh số lợi nhuận thu được
khi bỏ ra một đồng vốn lưu động.


10
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

+ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là hiệu quả thu được khi đầu tư thêm vốn
lưu động một cách hợp lý nhằm mở rộng quy mô sản xuất để tăng doanh số tiêu
thụ với yêu cầu đảm bảo tốc độ tăng lợi nhuận phải lớn hơn tốc độ tăng vốn lưu
động.
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, doanh nghiệp có thể sử dụng một
số nhóm chỉ tiêu sau:
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất:
Bảng 1.1: Tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong sản xuất
Tiêu chí

1. Hệ số sinh
lời của vốn lưu
động

2. Hệ số đảm
nhiệm của vốn
lưu động

3. Hệ số vòng

quay vốn lưu
động

4. Kỳ luân
chuyển vốn
lưu động

Công thức

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế
Vốn lưu động bình quân

Vốn lưu động sử dụng bình quân
trong kỳ
Doanh thu thuần

Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân

360 ngày
Số vòng quay vốn lưu động trong
kỳ

Ý nghĩa
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn
lưu động tham gia vào quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh có
thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Hệ số sinh lời của vốn lưu
động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử

dụng vốn lưu động của doanh
nghiệp càng tốt.
Chỉ tiêu này cho biết để có thể thu
về được một đồng doanh thu thi
doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu
đồng vốn lưu động. Hệ số này càng
nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn
càng cao, số vốn tiết kiệm được
càng nhiều.
Chỉ tiêu này cho biết để đạt được
tổng doanh thu thuần trong kỳ thì
vốn lưu động phải quay máy vòng.
Nếu vòng quay tăng thì chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược
lại. Chỉ tiêu này gọi là hệ số luân
chuyển vốn lưu động.
Chỉ tiêu này thể hiện độ dài (số
ngày) cần thiết cho một chu kỳ
(vòng quay) của vốn lưu động. Thời
gian của một vòng luân chuyển càng
nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng
lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
càng cao.

11
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

11.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả trong khả năng thanh toán:
Bảng 1.2: Tiêu chí phản ánh hiệu quả trong khả năng thanh toán
Tiêu chí

1. Hệ số thanh
toán hiện thời

Công thức

Tổng giá trị tài sản lưu động +
ĐTTC ngắn hạn
Nợ ngắn hạn

2. Hệ số thanh
toán nhanh

3. Hệ số thanh
toán tức thời

Tổng giá trị TSLĐ – Giá trị HTK
Nợ ngắn hạn

Vốn bằng tiền và các khoản tương
đương tiền
Nợ ngắn hạn


Ý nghĩa
Hệ số này cho thấy khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của
doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này bằng
hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có
đủ khả năng thanh toán. Khi hệ số
này thấp thể hiện khả năng trả nợ
của doanh nghiệp ở mức độ thấp và
cũng là dấu hiệu báo trước khó khăn
tiềm ẩn về tài chính mà doanh
nghiệp có thể gặp phải trong việc trả
nợ.
Hệ số này cho biết khả năng hoàn
trả các khoản nợ ngắn hạn đến kỳ
thanh toán mà không phụ thuộc vào
việc bán tài sản dự trữ. Hay là
không phụ thuộc vào việc giải
phóng hàng tồn kho. Hệ số này càng
cao càng tốt.
Hệ số này phản ánh khả năng thanh
toán lập tức tại thời điểm xác định,
tỷ lệ này không phụ thuộc vào các
khoản phải thu và dự trữ.

12
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.2.2.3 Nhóm các chỉ tiêu bổ sung để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
trong quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho:
Bảng 1.3: Tiêu chí bổ sung để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
quản lý nợ phải thu và hàng tồn kho
Tiêu chí
Công thức
Ý nghĩa

1. Vòng quay
Doanh thu thuần
các khoản phải
thu
Số dư bình quân các khoản phải thu

2. Kỳ thu tiền
trung bình

3. Vòng quay
hàng tồn kho

Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu thuần

Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân trong kỳ


Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay
của các khoản phải thu trong 1 năm.
Hay là phản ánh một đồng nợ phải
thu bình quân trong kỳ sẽ tham gia
và tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ
doanh nghiệp thường xuyên thu hồi
tiền hàng đều đặn, ít bị chiếm dụng
vốn.
Kỳ thu tiền trung bình phản ánh tốc
độ chuyển đổi các khoản phải thu
thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này cho thấy kỳ thu tiền
trung bình càng dài chứng tỏ lượng
vốn bị chiếm dụng trong thanh toán
của doanh nghiệp càng lớn và ngược
lại.
Là chỉ tiêu phản ánh trong kỳ phân
tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho
quay được bao nhiêu vòng. Hay
phản ánh một đồng hàng tồn kho
bình quân trong kỳ sẽ tham gia và
tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
thuần. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ
hàng tồn kho vận động không
ngừng, đây là nhân tố làm tăng
doanh thu, tăng lợi nhuận trong
doanh nghiệp.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động:

Trong môi trường kinh doanh, doanh nghiệp chịu tác động bởi nhiều yếu tố.
Có những nhân tố tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và đến hoạt động quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói
riêng, tạo điều kiện thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Ngược lại, có những nhân
tố hạn chế, cản trở sự phát triển đó. Ta có thể xem xét những nhân tố này theo
tiêu thức sau:
13
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.2.3.1 Các nhân tố khách quan:
- Các chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với lĩnh vực doanh nghiệp
đang hoạt động, sự tăng trưởng của nền kinh tế. Khi mà nhà nước đưa ra các
chính sách hoãn nợ, miễn thuế xuất khẩu… tạo điều kiện cho các doanh nghiệp
mở rộng ngành nghề kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thúc đẩy
doanh nghiệp tăng trưởng. Đồng thời cũng tạo ra thách thức cho các doanh
nghiệp.
- Lạm phát của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua
của đồng tiền bị giảm sút, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay dẫn đến việc tăng
giá các loại vật tư, hàng hóa…Vì vậy, nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp
thời thì giá trị của các tài sản lưu động sẽ bị trượt giá theo sự lạm phát của tiền
tệ.
- Các loại rủi ro: Nếu thị trường không ổn định, sức mua có hạn thì làm tăng
lên các rủi ro bất thường như: khách hàng mất khả năng thanh toán, thiên tai,

bão lụt, hỏa hoạn… làm hư hỏng vật tư, mất mát tài sản của doanh nghiệp.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Tác động của khoa học công nghệ
làm cải tiến sản phẩm cả về chất lượng, mẫu mã, dẫn đến tình trạng giảm giá
hàng hóa, gây thất thoát vốn lưu động tại doanh nghiệp. Mặt khác, khi khoa học
kỹ thuật phát triển thì cũng làm cho tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn
vô hình rất lớn. Đây là những nguyên nhân quan trọng làm cho doanh nghiệp bị
mất vốn.
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan:
Đây là những nhân tố nằm trong nội tại doanh nghiệp. Các nhân tố này ảnh
hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng như vốn sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Lựa chọn phương án đầu tư, tìm thị trường tiêu thụ: Nếu doanh nghiệp đầu
tư sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu
thị trường thì sẽ thực hiện được quá trình tiêu thụ sản phẩm, đẩy nhanh vòng
quay vốn lưu động. Ngược lại, nếu sản phẩm hàng hóa có chất lượng thấp dễ
14
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

dẫn đến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, làm cho vốn lưu động bị ứ
đọng, hiệu quả sử dụng vốn thấp.
- Xác định nhu cầu vốn lưu động: Nếu doanh nghiệp xác định nhu cầu vốn
lưu động không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn lưu động
trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng không tốt tới quá trình sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp và hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Tìm nguồn trang trải cho nhu cầu vốn lưu động: Nếu xác định nguồn tài trợ
không hợp lý có thể gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc gây ra tình
trạng lãng phí chi phí. Doanh nghiệp cần cân đối trong việc đảm bảo an toàn tài
chính và tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn.
- Trình độ tổ chức, quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong tất
cả các khâu. Trình độ quản lý yếu kém sẽ dẫn đến việc thất thoát vật tư hàng hóa
trong quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tăng chi phí gây
ứ đọng vốn có thể dẫn đến kinh doanh thua lỗ kéo dài, mất mát vốn kinh doanh,
giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và vốn lưu động.
- Việc lựa chọn phương thức bán hàng và phương thức thanh toán: Nếu doanh
nghiệp bán chịu quá nhiều sẽ làm tăng lượng vốn bị chiếm dụng, đồng thời mất
thêm một khoản chi phí quản lý các khoản phải thu. Điều này có thể gây ra tình
trạng mất tự chủ về vốn khi không thu hồi được nợ, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu
quả sử dụng vốn lưu động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không chấp nhận bán
chịu hoặc phương thức bán hàng không ưu đãi thì hàng hóa khó tiêu thụ được,
làm ứ đọng hàng hóa, tăng vốn lưu động trong khâu dự trữ, làm giảm vòng quay
vốn lưu động.
Trong thực tế còn có rất nhiều sự thay đổi gây ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải
xem xét, nghiên cứu từng nhân tố để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra,
đồng thời phát huy những tác động tích cực nhằm đảm bảo cho công tác quản lý,
huy động vốn kịp thời, đầy đủ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
15
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các
doanh nghiệp:
Như đã nói ở trên để tiến hành bất cứ hoạt động sản xuất kinh doanh nào điều
kiện không thể thiếu là vốn. Khi đã có đồng vốn trong tay thì một câu hỏi nữa
đặt ra là ta phải sử dụng đồng vốn đó như thế nào để vốn đó sinh lời, vốn phải
sinh lời là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để
đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh nói chung của
doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho
phép các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có một cái nhìn chính xác, toàn
diện về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của đơn vị mình từ đó đề ra
các biện pháp, các chính sách các quyết định đúng đắn, phù hợp để việc quản lý
và sử dụng đồng vốn nói chung và VLĐ nói riêng ngày càng có hiệu quả trong
tương lai. Suy cho cùng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhằm:
- Nâng cao lợi nhuận. Có lợi nhuận chúng ta mới có tích luỹ để tái sản xuất
ngày càng mở rộng.
- Tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm và giảm giá bán,tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
- Góp phần tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Tăng tích lũy cho doanh nghiệp và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người
lao động.

16
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY TNHH GREEN TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014

2.1 Vài nét về sự ra đời và sự phát triển của Công ty cổ phần TNHH Green:
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Green:
- Tên công ty: Công ty TNHH Green.
- Tên giao dịch: GREEN COMPANY LIMITED.
- Trụ sở chính: Phòng số 1408 Tòa nhà Thành Công, 57 Láng Hạ, Ba đình, Hà
Nội.
- Fax: 04 35 148 177
Công ty TNHH Green được thành lập ngày 09 tháng 08 năm 2001 theo Giấy
phép đầu tư số 105/GP-HN do UBND Thành phố Hà Nội cấp; sau đó chuyển đổi
thành Giấy chứng nhận đầu tư số 011022000144 ngày 27 tháng 06 năm 2008
Công ty TNHH Green là một doanh nghiệp tư nhân chuyên kinh doanh và
cung cấp các thiết bị, dịch vụ, giải pháp và hoá chất xử lý nước. Công ty tự hạch
toán kinh tế độc lập nên có quyền chủ động trong hoạt động kinh doanh và tài
chính doanh nghiệp. Nhưng không phải vì vậy mà Công ty chỉ chạy theo lợi
nhuận, mà trái lại Công ty luôn đảm bảo đúng qui trình kinh doanh và kiểm tra,
đảm bảo chất lượng các thiết bị, hóa chất vì nguồn nước vô cùng quan trọng, nó
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe con người.
Hiện nay Công ty đã mở các chi nhánh và văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh
thành trong cả nước, như: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Vũng Tàu, ...


17
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.1.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Green:

Ơ

Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Green
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
THÀNH VIÊN

TỔNG
GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

GIÁM ĐỐC

KINH DOANH

KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH


CHI NHÁNH

TRƯỞNG PHÒNG

NHÂN VIÊN

KINH DOANH

KẾ TOÁN

HÓA CHẤT

DỊCH VỤ

THIẾT BỊ

- Đội trưởng

- Đội trưởng

- Đội trưởng

- NV kinh doanh

- NV phân tích

- NV kinh doanh

- NV kỹ thuật


(Nguồn : Phòng hành chính nhân sự)
* Hội đồng thành viên:
Gồm 4 người: Một chủ tịch Hội đồng thành viên. Hai thành viên Hội đồng
thành viên, một thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc.
* Ban Giám đốc:
Gồm 4 người: một thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc,
Giám đốc kinh doanh, Giám đốc kế toán – hành chính, Giám đốc chi nhánh.
Tổng giám đốc công ty: Là người có quyết định cao nhất trong công ty chịu
trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật cũng như toàn thể cán bộ công nhân
viên trong công ty. Tổng giám đốc là người phụ trách toàn bộ công ty giám sát
18
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng giám đốc là người đứng đầu
nội bộ và là đại diện cho công ty trong hoạt động đối ngoại.
Giám đốc kinh doanh: Là người quản lý và điều phối mọi công việc và toàn
bộ guồng máy liên quan đến khách hàng và hoạt động tiêu thụ sản phẩm của
công ty theo chiến lược kinh doanh của công ty và theo chỉ đạo trực tiếp từ Tổng
Giám đốc.
Giám đốc kế toán – tài chính: Là người phụ trách quản lý tài chính doanh
nghiệp như: Nghiên cứu, phân tích, xây dựng kế hoạch tài chính; khai thác và sử
dụng hiệu quả các nguồn vốn...

Giám đốc chi nhánh: Điều hành các chi nhánh của công ty, trực tiếp theo dõi
kiểm tra tình hình tiến độ hoạt động kinh doanh cũng như mức tăng trưởng của
các khu vực thị trường.
*Trưởng phòng kinh doanh:
Ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Đây là phòng
chủ yếu tiến hành thực hiện các chiến lược của công ty, đồng thời cũng là nơi
tạo ra thu nhập cho công ty.
- Nhiệm vụ của phòng kinh doanh:


Xác định nhu cầu và sự biến đổi nhu cầu của thị trường.



Tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, cung ứng sản phẩm cho thị trường.



Thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn.

*Nhân viên kế toán:
Cung cấp các số liệu làm cơ sở giúp ban giám đốc đưa ra mọi quyết định về
quản lý và kinh doanh.
Nhiệm vụ:


Hạch toán kế toán.




Xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau mỗi kì kinh
doanh và mỗi năm tài chính thông qua hệ thống các báo cáo tài chính.



Thực hiện các nghĩa vụ thuế của công ty đối với nhà nước.

19
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

*Các đội kinh doanh:
Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thi công kỹ thuật, phân tích hiện
trường của công ty.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty:


Chức năng của công ty:
- Cung cấp thiết bị, dịch vụ, giải pháp và hóa chất xử lý nước thải, nước
làm mát tuần hoàn và nước nồi hơi trong công nghiệp và dân dụng.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn thương mại và đầu tư.
- Thu mua, chế biến và xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản




và các nước thứ ba.
Nhiệm vụ của công ty:
- Sử dụng và quản lý tốt, đúng mục đích nguồn vốn tự có. Bên cạnh đó sử
dụng theo đúng chế độ hiện hành, đảm bảo giữ vững hoạt động kinh
doanh ngày càng phát triển.
- Không ngừng cải tiến các trang thiết bị, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật
vào các sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cho quá trình hoạt
động của danh nghiệp.

20
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

2.2 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Green:
2.2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Green giai
đoạn năm 2012-2014:
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Green
giai đoạn năm 2012-2014

ST
T


Chỉ tiêu

1

DTBH & CCDV
Các khoản giảm trừ
2 DT
DTT về BH & CCDV
3 (3 = 1 - 2)
4 Giá vốn hàng bán
LNG về BH & CCDV
5
(5 = 3 - 4)
6 DT hoạt động TC
7 Chi phí TC
Trong đó: Chi phí lãi vay
8 Chi phí BH
9 Chi phí QLDN
LNT từ HĐKD
10 {10=5+(6-7)-(8+9)}
11 Thu nhập khác
12 Chi phí khác
13 LN khác (13=11-12)
Tổng LN trước thuế
14 (14 = 10 + 13)
15 Chi phí thuế TNDN
LN sau thuế TNDN
16 (16 = 14 -15)

So sánh 20132012

Mức
Tỷ lệ
độ
(+) (-)
(+) (-)
(%)
3.529
23,98

ĐVT: Tr đồng
So sánh 20142013
Tỷ lệ
Mức độ
(+) (-)
(+) (-)
(%)
-453
-2,48

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

14.714


18.243

17.790

-

2

-

2

-

-2

-100

14.714
9.544

18.241
12.094

17.790
12.151

3.527
2.550


23,97
26,72

-451
57

-2,47
0,47

5.170
109
0,10
2.738
2.540,9
0
0,148
8
-7,85
2.533,0
5
512
2.021,0
5

6.147
28
0,24
3.118

5.639

28
0,49
3.665

977
-81
0,13
380

18,90
-74,31
128,16
13,88

-8,26
108,94
17,54

3.056,77
0
19
-19

2.001,51
125
12
113

515,87
-0,15

11
-11,15

20,30
-100
137,50
141,98

-508
0,26
547
1.055,26
125
-7
132

-34,52
-36,84
-694,74

3.037,77
531

2.114,51
475

504,72
19

19,93

3,71

-923,26
-56

-30,39
-10,55

2.506,77

1.639,51

485,72

24,03

-867,26

-34,60

(Nguồn: Trích từ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua
ba năm 2012-2014)
Nhận xét: Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình kinh doanh của Công ty
đã có sự tăng giảm không đều giữa 3 năm 2012-2014. Lợi nhuận sau thuế năm
2013 là 2.506,77 trđ, năm 2012 là 2021,05 trđ tăng 485,72 trđ tương ứng với tỉ
21
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

lệ tăng là 24,03%.Việc tăng lợi nhuận giúp Công ty có thêm nguồn vốn để đầu
tư mua sắm trang thiết bị, thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước
và nâng cao đời sống cho công nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, sang năm
2014 thì khoản LNST giảm xuống còn 1.639,51 trđ so với năm 2013, tức là
giảm 867,26 trđ tương ứng với tỉ lệ giảm 34,6 %. Cụ thể các nhân tố ảnh hưởng
đến LNST của Công ty như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 là 18.241 triệu,
tăng 3.527 triệu so với năm 2012 tương ứng tỉ lệ tăng là 23,97%. Sang năm
2014, con số này là 17.790 trđ, giảm 451 triệu so với năm 2013 tương ứng tỉ lệ
giảm 2,47%. Điều này cho thấy, công ty đã bị suy giảm hoạt động kinh tế trong
năm 2013 do tác nhân chủ yếu nằm ở sự ảnh hưởng của khối kinh tế chung mặc
dù con số này không đáng kể.
Giá vốn hàng bán cũng có sự biến động trong ba năm. Năm 2013 tăng 2.550
trđ so với năm 2012 tương ứng tỉ lệ tăng là 26,72%, năm 2014 lại giảm 57 trđ
tương ứng 0,47% so với năm 2013. Mặc dù giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp
tăng trưởng thuận chiều với chiều tăng của doanh thu; tuy nhiên ở đây, ta lại
thấy: tỉ lệ tăng của giá vốn năm 2013 cao hơn tỉ lệ tăng doanh thu cùng năm, và
trong khi tỉ lệ doanh thu năm 2014 giảm thì tỉ lệ giá vốn cùng năm lại tăng. Điều
này đã góp phần ảnh hưởng đến LNST của công ty và cho thấy tình hình kinh
doanh của công ty thực sự là không tốt, công ty chưa tiết kiệm được các chi phí
trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2013, công ty mở rộng thêm loại hình kinh doanh nhằm đưa doanh thu
lên cao hơn đã kéo theo các chi phí đã tăng đặc biệt là chi phí quản lý kinh
doanh. Việc mở rộng các hình thức kinh doanh khiến công ty cần thêm nhiều lao
động, nhân viên để phục vụ kinh doanh, điều này làm tăng thêm chi phí quản lý.

Năm 2013, chi phí quản lí doanh nghiệp là 3.118 trđ, tăng 380 trđ so với năm
2012 tương ứng tỉ lệ 13,88%; năm 2014 chi phí quản lý doanh nghiệp là 3.665
trđ, tăng 547 trđ so với năm 2013 tương ứng tỉ lệ 17,54%.

22
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Chính sự thay đổi chi phí này đã ảnh hưởng trực tiếp đến LNTT cũng như
LNST của doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2013 là 3.037,77 trđ
tăng 504,72 trđ tương ứng 19,93% so với năm 2012; tuy nhiên lợi nhuận trước
thuế năm 2014 lại giảm 923,26 trđ xuống còn 2.114,51 trđ tương ứng tỉ lệ giảm
30,39%.
2.2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Green giai đoạn 20122014

Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH
Green giai đoạn 2012-2014
Năm 2012

Chỉ tiêu
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn
hạn
I. Tiền và các

khoản tương
đương tiền
II. Đầu tư tài
chính ngắn hạn
III. Các khoản
phải thu ngắn hạn
IV. Hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn
hạn khác
B. Tài sản dài hạn
I. Các khoản phải
thu DH
II. Tài sản cố định
III. Các khoản đầu
tư tài chính dài
hạn
IV. Tài sản dài hạn
khác
TỔNG TÀI SẢN
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
I. Nợ ngắn hạn
II. Nợ dài hạn
B. Vốn chủ sở
hữu

Số tiền

Năm 2013


Tỉ
trọng
(%)

Số tiền

So sánh 20132012
Mức
Tỉ lệ
độ
(+)(-)
(+) (-)
(%)

Năm 2014

Tỉ
trọng
(%)

Số tiền

ĐVT: Tr đồng
So sánh 20142013
Mức
Tỉ lệ
độ
(+)(-)
(+) (-)
(%)


Tỉ
trọng
(%)

7.136

83,81

9.266

87,63

9.053

87,22

2.130

29,85

-213

-2,30

3.411

40,06

4.550


43,03

5.189

50,00

1.139

33,39

639

14,04

-

-

-

-

-

-

-

-


-

-

3.312
413

38,90
4,85

3.848
841

36,39
7,95

3.045
532

29,34
5,13

536
428

16,18
103,63

-803

-309

-20,87
-36,74

1.378

16,19

27
1.308

0,26
12,37

287
1.326

2,77
12,78

27
-70

-5,08

260
18

962,96

1,38

1.268

14,89

1.191

11,26

928

8,94

-77

-6,07

-263

-22,08

-

-

-

-


-

-

-

-

-

-

110
8.514

1,29
100

117
10.574

1,11
100

398
10.379

3,83
100


7
2.060

6,36
24,20

281
-195

240,17
-1,84

3.121
3.121
-

36,66
36,66
-

3.753
3.753
-

35,49
35,49
-

2.958
2.958

-

28,50
28,50
-

632
632
-

20,25
20,25
-

-795
-795
-

-21,17
-21,17
-

5.393

63,34

6.821

64,51


7.421

71,50

1.428

26,48

600

8,80

23
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp
I. Vốn chủ sở hữu
II. Nguồn kinh phí
và quỹ khác
TỔNG NGUỒN
VỐN

Khoa Tài Chính

5.393

63,34


6.821

64,51

7.421

71,50

1.428

26,48

600

8,80

-

-

-

-

-

-

-


-

-

-

8.514

100

10.574

100

10.379

100

2.060

24,20

-195

-1,84

(Nguồn: Trích từ Bảng cân đối kế toán của công ty qua ba năm 2012-2014)
Nhận xét:
Tình hình tài sản của công ty: Tổng tài sản năm 2013 tăng một cách đáng kể,

lên mức 10.574 trđ tức là tăng 2.060 trđ so với năm 2012 tương ứng tỉ lệ tăng là
24,20%. Tuy nhiên con số này giảm xuống 195 triệu còn 10.379 trđ vào năm
2014 tương ứng tỉ lệ giảm là 1,84%. Trong đó, TSNH chiếm tỉ trọng lớn lần lượt
qua 3 năm là: năm 2012 là 7.136 trđ tương đương 83,81%; năm 2013 là 9.266
trđ tương đương 87,63%; năm 2014 là 9.053 trđ tương đương 87,22%. TSDH
đang có xu hướng giảm dần, năm 2013 giảm 5,08%; năm 2014 tăng nhưng
không đáng kể: 1,38% tương ứng với 18 triệu.
Đối với chỉ tiêu T-CKTĐT năm 2013 là 4.550 trđ tăng 1.139 trđ so với năm
2012 tương ứng tỉ lệ tăng 33,39%, năm 2014 tăng lên 5.189 trđ tương ứng tỉ lệ
tăng 14,04%. Điều này phần lớn là do khoản tiền gửi ngân hàng tăng mạnh qua
2 năm 2013-2014. Năm 2013 phải thu NH là 3.848 trđ tăng 16,18% so với năm
2012, năm 2014 là 3.045 trđ giảm 803 trđ so với năm 2013 tương ứng tỉ lệ giảm
20,87%, tức là công ty đã có chính sách thu hồi được đồng vốn do khách hàng,
nhà cung cấp chiếm dụng, giảm thiểu rủi ro về công nợ.
Chỉ tiêu HTK đã có sự biến động không ổn định: năm 2013 là 841 trđ tăng
103,63% so với năm 2012, sang năm 2014 giảm xuống 309 trđ còn 532 trđ
tương ứng tỉ lệ giảm 36,74%. Nhìn vào cơ cấu tài sản, chỉ tiêu HTK chiếm tỷ
trọng không cao: 4,85% năm 2012, 7,95% năm 2013 và 5,13% năm 2014 tuy
nhiên tỉ lệ tăng (giảm) lại rất lớn. Điều này cho thấy công ty không phải tốn
nhiều chi phí vào việc dự trữ, thanh lý hàng hư hỏng, đồng thời cũng chứng tỏ
vào thời điểm năm 2012-2013 việc kinh doanh của công ty rất phát triển cho nên
số lượng HTK đã tăng vọt hơn 100%, sang năm 2014 tình hình kinh doanh
không được tốt nên con số đã chững lại và có xu hướng giảm sâu.
24
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


Luận văn tốt nghiệp


Khoa Tài Chính

TSDH cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự biến động về tổng giá trị tài
sản của công ty. Song với bản thân công ty thì TSDH lại không chiếm tỉ trọng
lớn mà có xu hướng giảm dần. Năm 2013 tài sản dài hạn của công ty là 1.308 trđ
giảm 70 trđ tương ứng tỉ lệ giảm 5,08%, năm 2014 tăng nhẹ 1,38% lên mức
1.326 trđ. Nguyên nhân làm cho TSDH biến động do các yếu tố sau tác động: tài
sản cố định, tài sản dài hạn khác. Cho dù chỉ tiêu TSDH khác năm 2014 là 398
trđ tăng 281 trđ so với năm 2013 tương ứng tỉ lệ tăng 240,17% tuy nhiên do
chiếm tỉ trọng thấp trong tổng TSDH cùng với sự giảm sâu của chỉ tiêu TSCĐ
(năm 2013 là 1.191 trđ giảm 77 trđ tương ứng 6,07%, năm 2014 là 928 trđ giảm
263 trđ tương ứng tỉ lệ giảm 22,08%) nên về tổng thể TSDH có xu hướng giảm
và chỉ tăng nhưng không đáng kể vào năm 2014.
Tình hình nguồn vốn của công ty: Nguồn vốn CSH năm 2013 là 6.821 trđ tăng
1.428 trđ so với năm 2012 tương ứng tỉ lệ tăng 26,48%, năm 2014 tăng thêm
600trđ lên mức 7.421 trđ tương ứng tỉ lệ tăng 8,8%. Nhìn tổng thể, cơ cấu vốn
CSH chiếm tỉ trọng cao trên 60% và có xu hướng tăng qua các năm, LNST chưa
phân phối năm 2013 là 4.920 trđ tăng 1.429 trđ so với năm 2012 tương ứng tỉ lệ
tăng 40,93%, năm 2014 là 5.520 trđ tăng 600 trđ tương ứng 12,2%, như vậy
tổng nguồn vốn của công ty tăng chủ yếu do LNST chưa phân phối tăng.
Trong khi vốn CSH tiếp tục tăng từ năm 2012- 2014, thì chỉ tiêu nợ phải trả
lại biến động không đều: năm 2013 là 3.753 trđ tăng 632 trđ so với năm 2012
tương ứng tốc độ tăng 20,25%, năm 2014 lại giảm sâu 795 trđ còn 2.958 trđ
tương ứng tỉ lệ giảm 21,17%. Các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền
trước hay phải trả người lao động...cũng có những biến động tương tự. Năm
2013, khoản phải trả người bán tăng 372 trđ tương ứng tỉ lệ 14,24% nhưng sang
năm 2014 lại giảm xuống 661 trđ tương ứng 22,14%. Điều đó cho thấy chính
sách tài trợ của công ty là sử dụng nguồn vốn của bản thân. Số vay mượn giảm
đi trong khi nguồn vốn của bản thân công ty thì tăng thể hiện khả năng tự chủ về

vốn, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán ngắn hạn được đảm bảo.

25
SV: Nguyễn Hải Nam

MSV: 11D04866N


×