Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đồ gỗ sơn hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 93 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, Việt Nam như con
thuyền nhỏ vươn ra biển lớn, vượt sóng hội nhập. Nền kinh tế Việt Nam hòa
nhập vào “sân chơi’’ chung của toàn cầu, mang lại vô vàng cơ hội cho các
doanh nghiệp trên dải đất nhỏ bé này. Tuy nhiên, song hành với thời cơ lớn là
những khó khăn, thách thức không nhỏ khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với
rủi ro ngày một nhiều hơn.
Thực tế cho thấy, trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp
đều phải đối mặt với rủi ro. Những rủi ro khác nhau sẽ có mức độ tác động khác
nhau đến doanh nghiệp. Có những rủi ro tác động không lớn, nhưng cũng có
những loại rủi ro một khi đã xảy ra sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí có
khi ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó,
doanh nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau phải hứng chịu những rủi
ro khác nhau và tác động của nó đối với mỗi doanh nghiệp là không giống nhau.
Do đó việc nhận dạng, xác định đúng tất cả rủi ro mà doanh nghiệp đang gặp
phải, cũng như mức độ ảnh hưởng của nó, từ đó tìm ra được các biện pháp
phòng tránh là một việc làm hết sức quan trọng với bất kì doanh nghiệp nào.
Điều này còn trở nên đặc biệt quan trọng kể từ khi Việt Nam trở thành thành
viên của một tổ chức thương mại lớn nhất thế giới.
Ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh đồ gỗ đã được Đảng và Nhà nước
xác định là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam. Ngoài
những thành tựu to lớn mà ngành đã đạt được trong thời gian qua thì những rủi
ro trong quá trình hội nhập kết hợp với những rủi ro đặc thù của ngành đã khiến
không ít doanh nghiệp đồ gỗ gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động.
Công ty đồ gỗ Sơn Hòa là công ty chuyên sản xuất và cung ứng mặt hàng
đồ gỗ nội thất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận. Tuy nhiên, trong
quá trình hoạt động, những tổn thất do rủi ro gây ra vẫn là điều mà doanh nghiệp
không thể tránh khỏi. Để có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn nữa về những
rủi ro mà công ty đã, đang hoặc có thể gặp phải, đồng thời đề xuất các giải pháp


thiết thực giúp công ty ngăn chặn và hạn chế đến mức cao nhất những rủi ro có

1


thể xảy ra, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp quản trị rủi ro trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần đồ gỗ Sơn Hòa.” làm đề tài tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản trị rủi
ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
- Tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất, kinh doanh
tại công ty Đồ gỗ Sơn Hòa.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro trong
những năm tiếp theo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong hoạt động sản
xuất kinh doanh
- Nghiên cứu những rủi ro và hoạt động quản trị rủi ro trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh đồ gỗ của công ty cổ phần đồ gỗ Sơn Hòa
* Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian: Công ty cổ phần đồ gỗ Sơn Hòa.
+ Thời gian: Trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 tầm nhìn 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiếp cận với nội dung nghiên cứu và mục đích của đề tài, tác giả chủ yếu
sử dụng phương pháp điều tra, thu thập và xử lý số liệu.
So sánh số liệu qua 3 năm (2010, 2011, 2013) để có cách đánh giá khách
quan và chính xác hơn về vấn đề nghiên cứu.


1.5 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được chia làm 3 chương, gồm:
Chương 1: Những vấn đề có tính chất lý luận về quản trị rủi ro hoạt động
trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Đánh giá hệ thống quản trị rủi ro trong sản xuất kinh doanh của
công ty cổ phần đồ gỗ Sơn Hòa
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị
rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đồ gỗ Sơn Hòa

2


3


CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Những lý luận chung về rủi ro
1.1.1 Một số khái niệm về rủi ro
Rủi ro là sự kiện không may xảy ra luôn gắn liên với hoạt động và môi
trường sống của con người. Những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau
đưa ra những định nghĩa khác nhau, có thể liệt kê một số khái niệm sau:
- Theo Frank Knight, học giả Mỹ cho rằng: “Rủi ro là những bất trắc có
thể đo lường được.” Theo ông, các loại bất trắc không thể đo lường được gọi là
bất trắc, còn các loại bất trắc có thể đo lường được gọi là rủi ro. Cách tiếp cận
của ông liên quan đến khả năng đo lường được hoặc không được của bất trắc.
- Allen Willett, học giả người Mỹ khác cho rằng: “Rủi ro là sự bất trắc

cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Như vậy, cách tiếp cận của
ông liên quan đến thái độ con người. Những biến cố ngoài mong đợi chính là rủi
ro, còn những biến cố trong sự tính toán thì không phải là rủi ro. Điều này giải
thích cho rủi ro đối xứng, hoặc rủi ro suy đoán liên quan đến sự thành bại của
một sự kiện diễn ra. Thành công của người này chính là thất bại của người khác.
- Inrving Pferfer (Mỹ) lại cho rằng: “Rủi ro là tổng hợp của những sự
ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất”. Theo ông, rủi ro gắn liện với sự
hiện diện ngẫu nhên của vạn vật, hiện tượng mà có thể đo lường được bằng xác
suất. Tức là rủi ro là sự ngẫu nhiên, không phụ thuộc vào ý chí con người. Tuy
nhiên, điều đó không hoàn toàn đúng bởi nhiều loại rủi ro chính là hậu quả trực
tiếp hoặc gián tiếp do con người gây ra.
- Theo cuốn từ điển kinh tế học hiện đại, “Rủi ro là hoàn cảnh trong đó
một sự kiện xảy ra với một xác suất nhất định hoặc trong trường hợp qui mô
của sự kiện đó có một phân phối xác suất”.
- Theo ông Nguyễn Hữu Thân trong cuốn “Phương pháp mạo hiểm và
phòng
ngửa rủi ro trong kinh doanh”, “Rủi ro là sự bất trắc gây ra mất mát thiệt
hại”. Như vậy rủi ro phải là bất trắc gây hậu quả cho con người. Còn những bất
trắc không gây hậu quả thì không phải là rủi ro

4


- Theo từ điển tiếng Việt do Trung tâm từ điển học Hà Nội xuất bản năm
195
thì “Rủi ro là điều không lành, không tốt, xảy ra bất ngờ”.
Qua các khái niệm về rủi ro nêu trên, chúng ta có thể hiểu được những đặc
điểm căn bản của rủi ro:
- Rủi ro là những bất trắc, sự cố không mong đợi.
- Nếu rủi ro xảy ra sẽ gây mất mát về tính mạng, tài sản, tinh thần của con

người.
Trên cơ sở phân tích các khái niệm rủi ro và các đặc điểm đặc trưng của rủi
ro nêu trên, ta có thể đưa ra một định nghĩa khái quát như sau:
“Rủi ro là tình huống của môi trường khách quan và hoạt động của
con người, trong đó tồn tại khả năng xảy ra sự sai lệch bất lợi có thể hoặc
không thể đo lường được so với kết quả được dự tính hay mong chờ.”
1.1.2 Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là sự biến động về
giá trị kinh tế, thu nhập và danh tiếng do những biến cố bất lợi xảy ra trong hoạt
động và trong môi trường.
Rủi ro trong sản xuất kinh doanh mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản như bất
kỳ một loại rủi ro nào. Tuy nhiên, trong sản xuất kinh doanh, có nhiều yếu tố tác
động, ảnh hưởng và làm gia tăng bất trắc. Những bất trắc dẫn đến những sai lệch
bất lợi so với kết quả dự tính hay mong chờ của doanh nghiệp.
Nói cách khác, rủi ro trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là khả
năng xảy ra sự kiện không mong đợi, tác động tiêu cực tới thu nhập và vốn đầu
tư.
Rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh rất đa dạng và phức tạp bởi quá
trình sản xuất kinh doanh chịu tác động từ nhiều yếu tố, không những từ những
yếu tố khách quan bên ngoài mà còn từ chính nội bộ doanh nghiệp, từ nền kinh
tế thế giới và nền kinh tế trong nước.
Để có những chiến lược và biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả thì con người
cần phải biết nhận dạng, đánh giá và phân loại rủi ro.
1.1.3 Phân loại rủi ro các loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh
Theo các tiêu thức khác nhau, người ta chia rủi ro thành các dạng khác
nhau:
1.1.3.1 Theo tính chất của rủi ro:
Rủi ro được chia thành hai loại là rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán

5



-

Rủi ro thuần túy: là những rủi ro chỉ có thể dẫn đến những thiệt hại, mất

mát mà không ai có khả năng được lợi. Ví dụ, một lô hàng đang được vận
chuyển thì gặp bão lũ bất ngờ cuốn trôi toàn bộ số hàng, như vậy chủ hàng đó sẽ
gặp thiệt hại về tài chính. Nếu không gặp rủi ro, chủ hàng đó sẽ không mất gì cả
và tình trạng tài chính của người đó vẫn sẽ không thay đổi.
- Rủi ro suy đoán: là rủi ro mang lại sự may rủi, vừa có khả năng dẫn đến
tổn thất vừa dẫn đến khả năng kiếm lời. Hay nói theo một cách khác, rủi ro suy
đoán là rủi ro mà cơ hội kiếm lời cùng tồn tại song song với nguy cơ tổn thất
cũng giống như việc đầu tư vào một dự án nào đó, nó có thể đem lại lợi nhuận
và cũng có thể bị lỗ.
Có thể nói rằng, rủi ro suy đoán hấp dẫn hơn vì nó hứa hẹn việc kinh doanh
có thể sinh lời còn rủi ro thuần túy khi đã xảy ra thì chỉ có thể là mất mát, tổn
thất. Việc phân biệt này rất cần thiết bởi vì các kĩ thuật đối phó với rủi ro thuần
túy và rủi ro suy đoán là khác nhau.
1.1.3.2 Theo phạm vi ảnh hưởng của rủi ro:
Rủi ro được chia thành rủi ro cơ bản và rủi ro riêng biệt
- Rủi ro cơ bản: là rủi ro có hậu quả ảnh hưởng tới toàn bộ nhóm người nào
đó trong xã hội. Hầu hết các rủi ro cơ bản xuất phát từ sự tác động tương hỗ
thuộc về kinh tế, chính trị hoặc xã hội và xuất phát từ những biến cố thuần túy
có tính cách vật chất. Ví dụ: nạn thất nghiệp, chiến tranh, lạm phát, sự chiếm
đoạt chính trị, sự thay đổi thuế quan,… Tất cả nguồn gốc gây ra rủi ro cơ bản
xuất phát từ tác động tương hỗ thuộc về kinh tế, chính trị, xã hội. Các trận động
đất, núi lửa, bão lụt gây ra rủi ro cơ bản xuất phát từ các biến cố có tính cách vật
chất.
- Rủi ro riêng biệt: là rủi ro mà hậu quả của nó chỉ ảnh hưởng đến một hoặc

một số cá nhân, tổ chức mà không ảnh hưởng lớn đến toàn xã hội. Ví dụ: cháy
nhà, tai nạn,….
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý rằng việc phân biệt hai loại rủi ro trên
còn chưa được rõ ràng lắm vì rủi ro có thể di chuyển từ loại này sang loại khác
một khi kiến thức, khoa học kĩ thuật và khung cảnh xã hội thay đổi. Chẳng hạn

6


như thời xưa, người ta cho nạn thất nghiệp là một sự rủi ro riêng biệt. Đa số tin
rằng nạn thất nghiệp gây ra do sự lười biếng hoặc thiếu khả năng cá nhân. Ngày
nay, người ta đều công nhận rằng hầu hết các nạn thất nghiệp là do quản lý hệ
thống kinh tế kém cỏi xét theo tổng thể. Trách nhiệm này thuộc về xã hội hơn là
thuộc về cá nhân và do đó, nó là loại rủi ro cơ bản hơn là rủi ro riêng biệt.
1.1.3.3 Theo nguyên nhân rủi ro
Có 2 loại:
- Rủi ro bởi các nguyên nhân khách quan: đó là các yếu tố xảy ra ngoài ý
muốn của con người và không thể nào lường trước hoặc không thể kiểm soát
được. Các rủi ro này xảy ra từ môi trường tự nhiên như động đất, cháy nổ, gió
bão, lũ lụt, hạn hán, …, rủi ro do khủng hoảng kinh tế hoặc có nguồn gốc từ
chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô của nhà nước. Vì vậy, chúng rất khó kiểm
soát và thường khó khống chế. Biện pháp chống đỡ phụ thuộc vào khả năng dự
báo và sự thích nghi của doanh nghiệp.
- Rủi ro bởi các nguyên nhân chủ quan: là loại rủi ro do hành vi trực tiếp
của con người hoặc từ các tổ chức kinh doanh. Ví dụ: hệ thống pháp luật luôn
thay đổi, thể chế chính trị không ổn định, quyết định một chính sách vĩ mô lệch
hướng, những sai phạm trong quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của
lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, rủi ro cũng xuất phát từ nhận thức của con
người. Nhận thức đúng sai, đúng lúc, sớm hay muộn là nguồn rủi ro đầy thách
thức. Một khi nhận diện và phân tích không đúng, thì tất yếu sẽ đưa ra kết luận

sai. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro vô cùng lớn. Các rủi
ro thuộc các yếu tố chủ quan thường rất đa dạng và phức tạp nhưng có thể chủ
động dự báo và tìm cách khắc phục.
1.1.3.4 Phân loại rủi ro theo phạm vi môi trường tác động
Gồm có 2 nhóm:
- Môi trường bên trong: bao gồm các bộ phận trong nội bộ doanh nghiệp.

7


- Môi trường bên ngoài: gồm các môi trường vĩ mô: thiên nhiên, chính trị,
luật pháp, kinh tễ, xã hội, văn hóa, công nghệ, đối tác, khác hàng, đối thủ cạnh
tranh,…

Hình 1.1: Mô hình rủi ro theo môi trường tác động

8


1.1.3.5 Phân loại theo đối tượng rủi ro
Rủi ro kinh tế: Là rủi ro do các nhân tố kinh tế vĩ mô gây bất lợi cho
các doanh nghiệp và được thể hiện trên các yếu tố: suy thoái kinh tế, lạm phát,
sự chuyển dịch lãi suất…
Rủi ro chính trị: Là sự thay đổi bất thường của các thể chế chính trị,
sự tác động của chiến tranh, bạo lực các thế lực chính trị, sự can thiệp quá sâu
vào hoạt động của doanh nghiệp… Môi trường chính trị càng ổn định thì càng
giảm thiểu rủi ro.
Rủi ro cạnh tranh: Là những áp lực bất ngờ không lường trước của
doanh nghiệp trước sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng, sự gia tăng bất
thường về số lượng cũng như qui mô của các doanh nghiệp cùng ngành, sự xâm

nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài khi Chính phủ mở cửa kinh
tế… Rủi ro cạnh tranh có thể dẫn đến sự thu hẹp thị trường tiêu thụ thậm chí
doanh nghiệp có thể bị thôn tính hoặc bị loại ra khỏi thị trường.
Rủi ro pháp lý: Rủi ro pháp lý có nguồn gốc từ sự thay đổi của pháp
luật liên quan đến kinh doanh: sự mập mờ, chồng chéo không thống nhất của các
văn bản pháp quy, sự thiếu thông tin trong việc phổ biến pháp luật, quá nhiều
những điều chỉnh. Hậu quả của những rủi ro pháp lý là những tranh chấp kiện
tụng giữa các doanh nghiệp, các công trình xây dựng bị bõ dỡ, kìm hãm sự đầu
tư từ nước ngoài.
Rủi ro thông tin: Là những sai lệch thông tin, chậm tiếp cận nguồn
thông tin, phân tích xử lý thông tin thiếu chính xác của doanh nghiệp. Hậu quả
của tủi ro thông tin là doanh nghiệp chậm chân, bỏ lỡ thời cơ hoặc đưa ra quyết
định sai lầm dẫn đến thất bại trong kinh doanh.
1.1.3.6 Phân loại theo các ngành, lĩnh vực hoạt động
- Rủi ro trong công nghiệp
- Rủi ro trong nông nghiệp
- Rủi ro trong kinh doanh thương mại
- Rủi ro trong ngành xây dựng
- Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
- Rủi ro trong kinh doanh du lịch
- Rủi ro trong ngành giao thông vận tải
- Rủi ro trong đầu tư,…
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp phân loại rủi ro:

9


S
TT
1


2

3

4

5

6

Loại rủi ro

Tiêu chí phân loại

- Rủi ro suy đoán: thiệt hại kèm theo
lợi ích, cơ hội.
- Rủi ro thuần thúy: chỉ có thiệt hại
- Rủi ro cơ bản: có ảnh hưởng rộng
Theo phạm vi ảnh
lớn
- Rủi ro riêng biệt: chỉ ảnh hưởng hẹp
hưởng của rủi ro
tới từng cá nhân, tổ chức.
- Rủi ro bởi nguyên nhân khách quan:
Theo nguyên nhân của khó dự báo và khắc phục
- Rủi ro bởi nguyên nhân chủ quan:
rủi ro
có thể chủ động khắc phục
- Môi trường

bên ngoài doanh
Theo phạm vi của môi nghiệp: các môi trường vĩ mô, đối tác,
trường tác động
khách hàng, đối thủ cạnh tranh,…
- Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Rủi ro về chính trị
- Rủi ro về nhân lực
Theo đối tượng rủi ro
- Rủi ro về pháp lý
- Rủi ro về thông tin
….
Các loại rủi ro trong các ngành, lĩnh
Theo ngành, lĩnh vực vực: công nghiệp, nông nghiệp, thương
hoạt động
mại, dịch vụ, xây dựng, đầu tư, khoa học –
công nghệ, thông tin,…
Theo tính chất của rủi
ro

10


1.1.4 Một số khái niệm khác có liên quan đến rủi ro và quản trị rủi ro
1.1.4.1 Chi phí rủi ro
Chi phí rủi ro là toàn bộ những thiêt hại, mất mát về người và của trong
phòng ngừa, hạn chế, bồi thường tổn thất được quy thành tiền.
Chi phí rủi ro tồn tại ở 2 dạng: hữu hình và vô hình
a. Chi phí hữu hình
Chi phí hữu hình là toàn bộ chi phí chi trả cho việc phòng ngừa, khoanh lại,
bồi thường tổn thất và phục hồi sản xuất, thị trường, chi phí rủi ro (mua bảo

hiểm), được chia làm 2 nhóm:
+ Các chi phí phát sinh trực tiếp từ hậu quả của rủi ro đem lại:
- Những thiệt hại về giá trị tài sản bị mất mát, thua lỗ hoặc hư hỏng, những
giảm sút về lợi nhuận, thậm chí phá sản của doanh nghiệp
- Các chi phí phải bồi thường: là các chi phí phải chi trả do cam kết với các
doanh nghiệp hoặc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bên thứ ba khi rủi
ro xảy ra.
+ Chi phí trong quá trình khắc phục những tổn thất do rủi ro mang lại.
- Chi phí khoanh lại tổn thất: nhằm làm cho tổn thất không trầm trọng hơn,
không trở thành nguyên nhân cho các tổn thất khác hay làm tăng nguy cơ
cho các rủi ro có liên quan.
- Chi phí phòng ngừa rủi ro: là toàn bộ các chi phí liên quan đến tập huấn,
tuyên truyền, trang thiết bị kĩ thuật, mua bảo hiểm, … liên quan đến hoạt
động quản trị rủi ro nhằm ngăn chận, phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro.
b. Chi phí vô hình
Chi phí vô hình là là toàn bộ những lợi nhuận đáng ra được hường mà lại
không được hưởng, những tổn thất về tinh thần, thời cơ, uy tín, mất bạn hàng và
thị trường,… Đây được coi là chi phí cơ hội mà nhiều khi người ta không đánh
giá hết, nhiều trường hợp, chi phí này còn lớn hơn chi phí hữu hình nhiều lần.

11


1.1.4.2 Tần số rủi ro (Tần suất rủi ro)
Là số lần xuất hiện của rủi ro trong một khoảng thời gian quy định hay
trong tổng số lần lấy mẫu thống kê. Đây được gọi là khả năng xảy ra.
1.1.4.3 Mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Trị giá bị thiệt hại, khả năng tài chính của chủ thể bị thiệt hại (cùng 1 thiệt
hại nhưng nếu khả năng của chủ thể yếu thì mức ảnh hưởng đối với chủ thể đó
nghiêm trọng hơn), phạm vi ảnh hưởng, đối tượng tổn thất: tổn thất về con

người hay của cải. Nếu là con người thì nhẹ hay nặng: bị thương, mất khả năng
lao động, tính mạng,… Đây được coi là mức độ ảnh hưởng.
1.1.4.4 Bù đắp rủi ro
Là những hoạt động cung cấp các nguồn lực như: xây dựng quỹ, gây quỹ,
mua bảo hiểm, sử dụng thư tín dụng trong kinh doanh ngoại thương, các biện
pháp phòng ngừa, dự trữ, các quy định thưởng phạt, các ràng buộc trong hợp
đồng,… để bù đắp tổn thất khi rủi ro đã xảy ra.
1.2
Quản trị rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm
Quản trị rủi ro là quá trình tiếp cận và xử lý rủi ro một cách có hệ thống,
khoa học và toàn diện thông các các hoạt động nhận diện và đo lường rủi ro, xây
dựng và thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro xảy ra, tiến
hành việc kiểm soát, giảm thiếu những tổn thấy gay cho doanh nghiệp một khi
xảy ra rủi ro cũng như dự phòng về tài chính để bù đắp tổn thất đó.
Theo COSO (Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission), quản trị rủi ro doanh nghiệp “là một quy trình được thiết lập bởi
Hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong
quá trình xây dựng chiến lược doanh nghiệp thực hiện xác định những sự vụ có
khả năng xảy ra gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp, đồng thời quản trị rủi ro
trong phạm vi cho phép nhằm đưa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp.”
Quản trị rủi ro theo nghĩa rộng hàm nghĩa rằng doanh nghiệp cần phát huy,
sử dụng năng lực của chính mình để đề phòng và chuẩn bị cho sự biến động của
thị trường hơn là chờ đợi sự biến động rồi mới tìm cách đối phó lại. Mục tiêu
của quản trị rủi ro không phải ngăn cấm, mà là biết chấp nhận rủi ro, ý thức

12



được rủi ro với kiến thức đầy đủ và hiểu biết rõ ràng để có thể đo lường và
phòng tránh, giảm nhẹ các thiệt hại.
1.2.2 Mục tiêu, nhiệm vụ
1.2.2.1 Mục tiêu
Quản trị rủi ro là những hoạt động tập trung vào dự báo, phân tích để xây
dựng một loạt các biện pháp hay một chương trình để:
- Né tránh
- Phòng ngừa
- Ngăn chặn
- Giảm thiểu rủi ro
- Bù đắp tổn thất và giải quyết hậu quả khi rủi ro xảy ra
- Chuyển giao rủi ro
- Dự phòng nguồn tài chính để giải quyết khi rủi ro xảy ra.
1.2.2.2 Nhiệm vụ
Tùy vào quy mô của doanh nghiệp có thể thiết lập một bộ phận chuyên
trách đảm nhiệm chức năng quản lý rủi ro trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của bộ
phận này gồm:
- Xây dựng chiến lược, chính sách kiểm soát rủi ro
Mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của quản trị rủi ro là phải kiểm soát
được rủi ro. Đối với một quyết định đầu tư hay giao dịch kinh doanh cụ thể, có
nhiều rủi ro tiềm tang. Do vậy vấn đề ở đây là làm thế nào kiểm soát được rủi
ro, giới hạn tác động của nó trong phạm vi cho phép.
Xây dựng chính sách quản trị rủi ro nhằm xác định phương pháp tiếp cận
đối với rủi ro và quản trị rủi ro. Đồng thời chính sách quản trị rủi ro cũng nêu rõ
trách nhiệm trong việc quản trị rủi ro trong toàn bộ doanh nghiệp.
- Quy định tránh nhiệm quản trị rủi ro cụ thể cho từng bộ phận
Hội đồng quản trị là người chịu trách nhiệm xác định định hướng chiến
lược và cơ cấu cho chức năng quản trị rủi ro doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoạt
động hiệu quả nhất. Các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp có trách nhiệm

trước hết trong việc quản trị rủi ro hàng ngày, gắn kết việc nhận thức và tuyên
truyền về quản trị rủi ro trong bộ phận mình công tác. Kiểm toán nội bộ là biện
pháp giúp đảm bảo công tác quản trị rủi ro được thực thi có hiệu quả thông qua
việc đánh giá theo chương trình, kế hoạch của kiểm toán nội bộ

13


Tùy thuộc quy mô của doanh nghiệp có thể thiết lập một bộ phận chuyên
trách đảm nhiệm chức năng quản trị rủi ro trong doanh nghiệp. Nhìn chung,
nhiệm vụ của bộ phận này cần phải thực hiện bao gồm:
- Xây dựng chính sách và chiến lược quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
- Thiết lập, định hướng quản trị rủi ro ở cấp độ chiến lược và chức năng.
- Xây dựng văn hóa nhận thức về rủi ro trong doanh nghiệp trong đó có
việc đào tạo về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
- Xây dựng chính sách và tổ chức quản trị rủi ro nội bộ đối với các bộ phận
chức năng trong doanh nghiệp.
- Thiết kế và rà soát quy trình quản trị rủi ro.
- Điều phối các hoạt động chức năng khác nhau có liên quan đến vấn đề
quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.
- Xây dựng quy trình ứng phó với các rủi ro trong các chương trình dự
phòng và duy trì hoạt động thường xuyên.
- Chuẩn bị báo cáo về quản trị rủi ro, đệ trình Hội đồng quản trị và các đối
tác có liên quan của doanh nghiệp.
1.3
Nội dung căn bản của quản lý rủi ro trong kinh doanh.
Quản lý rủi ro kinh doanh là tổng thể các hoạt động quản lý rủi ro được
thực hiện liên tục theo một trinh tự logic bắt dầu từ những công việc nhận dạng,
phân tích, đo lưởng rủi ro đến kiểm soát và tài trợ rủi ro nhằm hạn chế và loại
trừ rủi ro đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Quy trình quản lý rủi ro được biểu hiện trong hình sau:

Hình 1.2: Quy trình quản lý rủi ro
1.3.1 Nhận diện rủi ro
- Khái niệm:
Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các rủi ro
phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Mục đích:
Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông tin về đối tượng có
thể gặp rủi ro (con người, tài sản, trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp), các
nguồn phát sinh rủi ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, các loại tổn thất mà rủi
ro có thể mang lại cho doanh nghiệp.
- Cách tiến hành:

14


Nhận diện rủi ro được thực hiện thông qua việc theo dõi, nghiên cứu, xem
xét môi trường xung quanh và nội bộ doanh nghiệp (vĩ mô và vi mô), toàn bộ hệ
thống của doanh nghiệp nhằm thống kê được tất cả rủi ro, không chỉ rủi ro đã và
đang xảy ra mà cả những rủi ro mới có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Trên cơ
sở thống kê đó, sẽ tiến hành phân tich rủi ro nhằm xác định nguyên nhân gây ra
các rủi ro cũng như các nhân tố làm gia tăng khả năng xảy ra rủi ro cho doanh
nghiệp
1.3.1.1 Phương pháp nhận dạng rủi ro
a.
Phương pháp dựa trên những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ
Phương pháp này dựa trên những rủi ro mà doanh nghiệp đã trải qua trong
quá khứ để xác định những rủi ro doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt trong
tương lai. Tuy nhiên, vì có những rủi ro mà doanh nghiệp chưa gặp phải bao giờ,

các doanh nghiệp phải kết hợp với các phương pháp khác để để đảm bảo hạn chế
đến mức thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra
b.
Phương pháp lưu đồ
Để thực hiện phương pháp này, cần dựng một lưu đồ thể hiện hoạt động
của doanh nghiệp hay tổ chức để xác định vùng có nguy cơ xảy ra rủi ro và xác
định rủi ro có thể xảy ra ở những khâu nào. Từ lưu đồ, kết hợp với bảng ghi
chép, doanh nghiệp có thể đánh giá và lập được kế hoạch quản trị rủi ro.
Ví dụ 1: Đối với một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đồ
gỗ, ta lập lưu đồ. Trên cơ sở lưu đồ đã lập, tiến hành liệt kê các rủi ro về tài sản,
nhân lực, trách nhiệm pháp lý trong từng khâu công việc được mô tả trên lưu đồ
để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải.

15


Hình 1.3: Phân tích rủi ro bằng phương pháp lưu đồ
c. Phương pháp hệ thống an toàn (Systems safety)
Phương pháp này do các nhà khoa học phát triển các chương trình vũ trụ
của Mỹ phát minh ra. Điểm cốt yếu của phương pháp này là phải xây dựng mô
hình mô phỏng rủi ro trên cơ sở những phân tích về quy trình hoạt động và môi
trường hoạt động, qua đó phát hiện những rủi ro trong môi trường giả lập đó.
Các mô hình như vậy thường rất phức tạp, cần có sự trợ giúp của các công cụ
máy tính.
Với những doanh nghiệp có phạm vi hoạt động rộng, quy mô lớn như các
tập đoàn đa quốc gia, việc sử dụng phương pháp này là không thể thiếu để hỗ trợ
việc phát hiện rủi ro tiềm tàng ở môi trường kinh doanh mới.
1.3.1.2 Công cụ phát hiện rủi ro

16



Để hỗ trợ cho việc phát hiện rủi ro, nhà quản lý thường sử dụng các công
cụ sau:
a.
Bảng câu hỏi nghiên cứu – phân tích rủi ro
Đây là công cụ chủ yếu được sử dụng trong phát hiện rủi ro. Các câu hỏi có
thể được sắp xếp theo nguồn gốc rủi ro, hoặc theo môi trường tác động (vi mô,
vĩ mô, bên trong, bên ngoài,…) xoay quanh các vấn đề như các rủi ro mà doanh
nghiệp đã gặp phải, mức độ tỏn thất, số lần xuất hiện rủi ro trong một khoảng
thời gian nhất định, những biện pháp phòng ngừa đã sử dụng và hiệu quả của
chúng.
Cần chú ý, đây là một hệ thống các vấn đề cần tìm hiểu để giúp nhà quản
trị định hướng trong quá trình xác định rủi ro, chứ không phải là là hệ thống các
câu hỏi để khảo sát hay phỏng vấn.
b.
Danh mục các nguy cơ
Doanh nghiệp phải liệt kê các rủi ro thường gặp, tuy nhiên, nó không thể
bao quát hết tất cả các rủi ro nên phải kết hợp với các công cụ khác.
c.
Danh mục các rủi ro được bảo hiểm
Danh mục này thường được lấy từ các công ty bảo hiểm nhằm xác định
những rủi ro nào có thể di chuyển hay chia sẻ bằng các hợp đồng bảo hiểm. Bên
cạnh đó, những thống kê của các công ty bảo hiểm về các rủi ro có thể gặp phải
cũng là cơ sở tốt cho việc xác định các rủi ro cho doanh nghiệp.
d.
Các hệ thống chuyên gia
Đây là quy trình phát hiện rủi ro cho từng lĩnh vực cụ thể, được thực hiện
bằng cách phỏng vấn các chuyên gia trong lĩnh vực đó để họ cho ý kiến về các
rủi ro tiềm ẩn và các biện pháp phòng tránh.

Các chuyên gia có thể gồm:
- Các nhà quản lý doanh nghiệp
- Các chuyên gia trong doanh nghiệp
- Các chuyên gia khác cùng ngành nghề
Các đối tượng ngoài doanh nghiệp như: chuyên viên kiểm toán, luật
sư, các nhà tư vấn về rủi ro, chuyên viên thống kê hay các chuyên gia về bảo
hiểm.
1.3.1.3 Quy trình phát hiện rủi ro
Công tác phát hiện rủi ro thường được tiến hành qua các bước sau:
a.
Định hướng

17


Cần phải hiểu bao quát, tổng thể về doanh nghiệp và các hoạt động của
doanh nghiệp để định hướng trong việc phát hiện rủi ro.
b.
Phân tích tài liệu
Muốn phát hiện rủi ro, cần phân tích các tài liệu liên quan đến doanh
nghiệp bao gồm cả những tài liệu lưu hành nội bộ doanh nghiệp lẫn những tài
liệu về doanh nghiệp do bên ngoài cung cấp như phân tích báo cáo tài chính, quy
trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, các hợp đồng kinh tế, …
c.
Phỏng vấn
Việc phỏng vấn nhằm làm rõ các thông tin trong tài liệu hoặc bổ sung
thông tin còn thiếu. Các đối tượng thường được phỏng vấn bao gồm các nhà
quản lý tác nghiệp, giám đốc tài chính, cố vấn pháp luật trong doanh nghiệp,
giám đốc nhân sự, bộ phận mua, bán hàng, đốc công, nhân viên… và cả bên
ngoài công ty như công ty tư vấn luật hay kiểm toán.

d.
Khảo sát, điều tra trực tiếp
Việc điều tra trực tiếp tại hiện trường sẽ giúp cung cấp những thông tin rất
có giá trị, giúp phát hiện ra những rủi ro mà trước đó có thể không phát hiện ra.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống thông tin có thể
cung cấp luồng thông tin liên tục về những thay đổi trong hoạt đông của doanh
nghiệp. Hệ thống này gồm:
- Hướng dẫn về chính sách quản lý rủi của doanh nghiệp: bao gồm những
thông tin về các hoạt động quản lý rủi ro mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Nó
cần được cung cấp cho các bộ phận có liên quan đến để biết được mình phải làm
gì nhằm đóng góp vào hoạt động quản lý rủi ro của doanh nghiệp cũng như biết
được hoạt động đó giúp gì cho bộ phận của mình.
- Những ghi chép về những hoạt động quản lý rủi ro của doanh nghiệp: bao
gồm những thông tin về các tổn thất xảy ra cũng như các chi phí cho các hoạt
động quản lý rủi ro
- Hệ thống thông tin nội bộ: gồm các thông tin về kế hoạch đầu tư, mua
sắm tài sản, sản phẩm mới,…
e.
Phân tích rủi ro kết hợp với nhận dạng rủi ro
Theo thuyết “DOMINO” của H.W.Henrich, để tìm ra biện pháp phòng
ngừa rủi ro một cách hữu hiệu, cần phân tích rủi ro, tìm ra nguyên nhân rồi tác
động đến nguyên nhân, thay đổi chúng, từ đó sẽ phòng ngừa được rủi ro.

18


Hình 1.4: Mô tả chuỗi DOMINO của Henrich
1.3.1.4 Một số phương pháp cụ thể nhận dạng, phân tích rủi ro trong
kinh doanh
a.

Phân tích các báo cáo tổng kết kế hoạch hoặc báo cáo tài chính
Phương pháp này do Ciddle đề xuất năm 1962. Theo phương pháp này,
từng tài khoản sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện các rủi ro tiềm năng có thể
phát sinh từ đó. Kết quả nghiên cứu được báo cáo theo từng tài khoản. Chúng ta
có thể xem xét sự biến động của chi phí, tiền mặt, các khoản phải thu, tồn kho…
theo doanh thu, từ đó có khi phát hiện được những điều bất thường. Phương
pháp này đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu có sẵn, có thể trình bày
ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng được cho các nhà quản trị rủi ro và các nhà tư
vấn chuyên nghiệp. Ngoài việc giúp nhận dạng rủi ro, phương pháp này cũng
hữu ích cho việc đo lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các đối tượng rủi
ro.
b.
Thanh tra hiện trường
Thanh tra hiện trường là việc làm thường xuyên và rất phổ biến với các nhà
quản lý rủi ro. Nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các khâu, các bộ
phận trong từng doanh nghiệp, trên cơ sở đó tiến hành phân tích, đánh giá, các
nhà quản lý có thể nhận biết được rất nhiều điều về những rủi ro mà công ty có
thể gặp phải.
c.
Phân tích hợp đồng
Phân tích hợp đồng chính là phương pháp hữu hiệu để nhận dạng rủi ro.
Khi phân tích các hợp đồng, cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp đồng, từ
phần mở đầu, giới thiệu các bên chủ thể, cho đến nội dung các điều kiện, điều
khoản của hợp đồng và phần ký kết của hợp đồng, cụ thể là các điều khoản sau:

19


tên hàng, chất lượng, số lượng, giá cả, giao hàng, thanh toán, bao bì, mã ký hiệu,
bảo hành, phạt, bảo hiểm, bất khả kháng, khiếu nại, trọng tài, các điều khoản và

điều kiện khác.
d.
Làm việc với các bộ phận khác trong doanh nghiệp
Một cách cũng rất hữu hiệu để nhận ra rủi ro trong doanh nghiệp đó chính
là giao tiếp thường xuyên và hệ thống với các bộ phận khác trong công ty. Các
giao tiếp này bao gồm:
- Mở rộng việc thăm hỏi các cán bộ quản lý và các nhân viên ở các bộ phận
khác, qua đó nhà quản trị có thể có được những hiểu biết đầy đủ về các hoạt
động cũng như các tổn thất có thể có từ hoạt động này.
- Các báo cáo miệng hoặc bằng văn bản của các bộ phận do họ đề xướng
hoặc thực hiện theo một báo cáo thường xuyên nhàm giúp nhà quản trị nắm
được các thông tin cần thiết.
Các bộ phận trong công ty thường xuyên tạo ra hoặc nhận thức được các
đối tượng rủi ro mà nhà quản trị rủi ro có thể bỏ sót. Sự thành công của nhà quản
trị phụ thuộc vào tinh thần hợp tác và sự hỗ trợ của các bộ phận khác.
e.
Làm việc với các đối tượng khác ngoài doanh nghiệp
Để bổ sung cho việc giao tiếp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp,
nhà quản trị rủi ro nên trao đổi thêm với những người có quan hệ với tổ chức
ngoài doanh nghiệp như các chuyên gia kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro,
chuyên viên thống kê, hay các chuyên gia kiểm soát tổn thất. Mục đích của các
trao đổi là nhằm tìm hiểu xem liệu có còn rủi ro nào mà nhà quản trị bỏ sót hay
không, hoặc chính những người này có gây ra các rủi ro mới cho tổ chức hay
không.
Ngoài các phương pháp kể trên ra, còn có có những phương pháp thông
dụng khác như:
- Phân tích số liệu tổn thất: áp dụng phương pháp thống kê để xác định
- Phương pháp truy lỗi: soát xét và truy lại các lỗi đã mắc
- Phân tích chuỗi giá trị rủi ro: phân tích các giá trị trực tiếp và hỗ trợ trong
chuỗi rủi ro,…

1.3.2 Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro là đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro để đưa ra các
giải pháp ưu tiên đối phó.
Đo lường rủi ro được tiến hành như sau:

20


1.3.2.1 Phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng, rủi ro được chia ra làm 3 nhóm chính:
a. Nhóm nguy hiểm: bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó có thể dẫn
đến sự phá sản của doanh nghiệp.
b.
Nhóm quan trọng: bao gồm những rủi ro mà hậu quả của nó không
phải là nguyên nhân chủ yếu làm cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản
nhưng vẫn gây ra những thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp.
c.
Nhóm không quan trọng: bao gồm những rủi ro có thể gây trở
ngại hay tổn thất nhất định cho doanh nghiệp.
Để phân loại rủi ro như vậy, đòi hỏi phải đánh giá đúng mức độ nghiêm
trọng của rủi ro cũng như khả năng chịu đựng của doanh nghiệp khi rủi ro xảy
ra.
1.3.2.2 Xác định các chỉ tiêu đánh giá mức độ nghiêm trọng của rủi ro
Để xác định được mức độ nghiêm trọng hay quy mô tổn thất của từng rủi
ro, nhà quản lý phải sử dụng hai chỉ tiêu: mức độ tổn thất tối đa và khả năng
xảy ra tổn thất.
a.
Mức độ tổn thất tối đa mà rủi ro có thể gây ra cho doanh nghiệp
Mức độ tổn thất tối đa là toàn bộ những tổn thất trực tiếp mà rủi ro gây ra
cho doanh nghiệp và cả những tổn thất gián tiếp mà doanh nghiệp phải hứng

chịu như mất cơ hội kinh doanh, mất uy tín, …
Ví dụ: tòa nhà bị cháy là thiệt hại trực tiếp của doanh nghiệp nhưng các chi
phí liên quan đến phá dỡ toàn nhà là thiệt hại gián tiếp, đồng thời, thiệt hại gián
tiếp sau đó là doanh nghiệp không thể cho thuê tiếp tòa nhà dẫn đến giảm sút
các khoản thu nhập từ việc cho thuê nhà.
b.
Mức độ khả năng xảy ra tổn thất
Chỉ tiểu này phản ánh tần suất xuất hiện của rủi ro – số lần xảy ra tổn thất
hay khả năng xảy ra biến cố nguy hiểm đối vơi doanh nghiệp trong một khoảng
thời gian nhất định (năm, quý, tháng,…)
1.3.2.3 Các phương pháp đo lường, phân tích rủi ro
a.
Các phương pháp đo lường định lượng
Để đánh giá khả năng xảy ra tôn thất, có thể thực hiện thông qua phân tích
lướng hóa trên cơ sở lý thuyết xác suất. Ba biến số thường được sử dụng là số
lần tổn thất mà doanh nghiệp gặp phải trong một khoảng thời gian nhất định,

21


mức độ thiệt hại của từng tổn thất và tổng giá trị tổn thất mà doanh nghiệp phải
chịu trong một khoảng thời gian cho trước.
Rủi ro = xác suất xuất hiện x mức độ tổn thất/ kết quả
+ Phương pháp ước lượng độ chính xác
Đối với rủi ro của doanh nghiệp, ta không chỉ quan tâm đến tổn thất trung
bình mà còn phải chú ý đến tổn thất lớn nhất được ước lượng là bao nhiêu (MPC
– Maximum Probable Cost). MPC là giá trị tổn thất lớn nhất nhà quản trị rủi ro
tin là có khả năng xảy ra và khả năng chi phí thực vượt quá giá trị này được gọi
là “dung sai rủi ro”. Nếu biết được phân phối xác suất của chi phí ta có thể ước
lượng ngay MPC.

Ví dụ:
Giả sử chi phí thực có phân phối chuẩn trung bình là 120tr, độ lệch chuẩn
là 18,22371tr. Ta muốn xác định MPC sao cho tối đa là 5% chi phí thực vượt
quá giá trị này. Theo phương pháp chuẩn hóa các tổn thất, ta có:
MPC= 120 + 1.645*18.2371
MPC = 150tr
+ Mô hình VaR
Xu hướng phổ biến nhất trong đo lường rủi ro thị trường trên thế giới hiện
nay là sử dụng mô hình VaR (Value – at – Risk). Mô hình này thu hút rất nhiều
nghiên cứu mà đối tượng áp dụng, gồm cả doanh nghiệp và giới ngân hàng. Mô
hình VaR đòi hỏi phải sử dụng đến các công cụ tính toán là cá gói phần mềm
chuyên dụng để có thể đưa ra kết quả nhanh và chính xác nhất.
Về cơ bản, VaR sẽ dự đoán khoản lỗ lớn nhất mà doanh nghiệp sẽ phải
chịu nếu các biến số kinh tế thay đổi theo chiêu hướng với một độ tin cậy nào đó
(thường là trên 90%) và trong khoảng thời gian nhất định trong tương lai. Ví dụ,
chọn độ tin cậy 95% và chọn thời gian doanh nghiệp phải chịu ảnh hưởng của
biến động của tỷ giá là 10 ngày, và mô hình tính VaR = 5tr USD, nghĩa là trong
10 ngày tới, doanh nghiệp dự tính sẽ không lỗ quá 5 triệu USD với xác suất dự
đoán là 95%. Nói cách khác, chỉ 5% khả năng doanh nghiệp sẽ bị lỗ trên 5tr
USD trong 5 ngày tới. Đây là kết quả hấp dẫn các nhà quản trị. Thông qua VaR,
thay vì phải đọc hàng loạt các chỉ tiêu về rủi ro trên nhiều phương diện khác
nhau, họ đã có được một cách nhìn tổng quát về trường hợp xấu nhất có thể xảy
ra đối với doanh nghiệp trong ngắn hạn.

22


Mặc dù mô hình VaR đưa ra kết quả dễ hiểu và tổng quát nhưng việc đo
lường VaR lại mang tính học thuật cao và để hiểu được chi tiết quá trình tính
toán và xây dựng mô hình, cần phải có kiến thức sâu về toán học và tài chính.

+ Phương pháp phân tích xác suất
Phân tích xác suất cụ thể hóa mức phân bố xác suất cho mỗi rủi ro và xem
xét ảnh hưởng của rủi ro tác động lên toàn bộ dự án, hay hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Đây là phương pháp phân tích định lượng thường được sử
dụng trong phân tích rủi ro, đặc biệt là trong sử dụng kỹ thuật lấy mẫu. Phương
pháp này dựa vào sự tính toán ngẫu nhiên các giá trị trong các phân phối xác
suất nhất định, được mô tả dưới ba dạng ước lượng là tối thiếu, trung bình, và tối
đa. Kết quả của dự án hay hoạt động kinh doanh là sự kết hợp của tất cả các giá
trị được lựa chọn cho mỗi mức rủi ro. Sự tính toán này được lặp lại một số lần
khá lớn để nhận được phân bố xác suất cho kết quả dự án hay hoạt động kinh
doanh.
+ Phương pháp triển khai tổn thất
Dựa trên số liệu tỏn thất trong quá khứ để ước lượng các tổn thất có thể xảy
ra trong tương lai (nếu tình hình chung không thay đổi đáng kể thì quy luật tổn
thất có thể vẫn còn phù hợp). Ví dụ, nhà quản trị rủi ro của một công ty sản xuất
một loại sản phẩm A nhận thấy số khiếu nại liên quan đến loại sản phẩm này có
khuyết tật chỉ xảy ra trong vòng 10 năm kể từ khi đưa ra tiêu thụ. Công ty bắt
đầu hoạt động từ năm 1983 và hãy tưởng tượng chúng ta đang ở năm 1993.
Tổng kết số khiếu nại phát sinh từ sản phẩm A bán trong năm 1983 cho thấy, tới
cuối năm 1983, có 30 khiếu nại được báo cáo. Trong 30 khiếu nại này, có 9 cái
được báo cáo và năm 1984 có 19 cái. Tỉ số 30/9 = 3.33% là ước lượng của hệ số
khai triển khiếu nại của một năm. Có thể lập lại các tính toán tương tự cho từng
nawmtrong chu kỳ mẫu trên.
Bảng 1.2: Tính hệ số khai triển khiếu nại ghi nhận được
Số năm tính
Hệ số khai triển = Tổng khiếu nại / Số khiếu
từ đầu kỳ
nại đã phát sinh
1
3.33

2
1.57

23


3
4
5
6
7
8
9
10

1.19
1.08
1.05
1.04
1.03
1.02
1.01
1.00

Bảng 1.3: Sử dụng hệ số triển khai để ước lượng Tổng số khiếu nại
Năm
Số
khiếu
Hệ số triển
Tổn

số
nại đã phát sinh khai
khiếu nại
1983
30
1.00
30.00
1984
21
1.00
21.00
1985
18
1.01
18.18
1986
42
1.02
42.84
1987
28
1.03
28.84
18988
25
1.04
26.00
1989
32
1.05

33.60
1990
27
1.08
29.16
1991
35
1.19
41.65
1992
33
1.57
51.81
1993
19
3.33
63.29
Tổng
310
386.35
Các bảng trên cho thấy cách sử dụng dữ kiến để ước lượng tổng số khiếu
nại từ sản phẩm A mà nhà sản xuất bán ra vào năm 1993. Ước lượng sử dụng
các số liệu có sẵn về các khiếu nại ghi nhận được từ năm 1983 đến 1993, khoảng
thời gian nhà sản xuất tham gia sản xuất sản phẩm A. Trong bản ta thấy có tất cả
310 khiếu nại được ghi nhận được cho tới cuối năm 1993, nhưng có thể dự kiến
được tổng số khiếu nại có thể là 386.35. Như vậy, tới cuối năm 1993, số khiếu
nại trung bình sẽ chịu nhưng chưa ghi nhận được là 76.35 khiếu nại.
b.
Các phương pháp định tính
Phương pháp đánh giá định tính là phương pháp dựa trên những đánh giá

của các chuyên gia để từ đó xếp hạng rủi ro và đưa ra một báo cáo tổng hợp.
Phương pháp này được sử dụng đối với những rủi ro khó đo bằng định lượng.
+ Khả năng đo lường của một số rủi ro

24


Ngân hàng đầu tư Credit Suisse Group, một trong những ngân hàng uy tín
bậc nhất tại Thụy Sỹ, đã đưa ra bảng tổng hợp một số các nguyên nhân rủi ro
cũng như tần số và mức độ nghiêm trọng của chúng:
Bảng 1.4: Khả năng đo lường của một số rủi ro
Khả năng đo lường
Khả năng đo
Rủi ro
mức độ nghiêm trọng
lường tần số
Rủi ro liên quan
Thấp
Thấp
đến tổ chức hoạt động
Rủi ro liên quan
đến chiến lược và thực

Thấp

Cao

hiện chiến lược
Rủi ro công nghệ
Rủi ro nhân sự

Rủi ro do các yếu

Cao
Cao

Cao
Cao

Cao
Cao
tố bên ngoài gây nê
+ Phương pháp ma trận để đo lường rủi ro
Theo phương pháp này, người ta cần thu nhập số liệu và phân tích để đánh
giá mức độ rủi ro cao hay thấp. Để đánh giá mức độ quan trọng của rủi ro đối
với doanh nghiệp, người ta sẽ sử dụng cả hai tiêu chí: mức độ tổn thất nghiêm
trọng và tần suất xuất hiện, trong đó, mức độ tổn thất nghiêm trọng đóng vai trò
quyết định. Trên cơ sở thu thập được, lập Ma trận đo lường rủi ro.
Bảng 1.5: Ma trận đo lường rủi ro
Tần suất xuât
Cao
hiện
Mức độ nghiêm trọng
Cao
I
Thấp
III

Thấp
II
IV


- Ô I: tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao và tần suất xuất
hiện cũng cao
- Ô II: tập trung những rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao nhưng tần suất
xuất hiện thấp

25


×