Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cầu 7 thăng long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.54 KB, 40 trang )

luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

BCTC

Báo cáo tài chính

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NVL

Nguyên vật liệu

CCDC

Công cụ dụng cụ

TSNH

Tài sản ngắn hạn

TSDH


Tài sản dài hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản

VCSH

Vốn chủ sở hữu

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

VLĐ

Vốn lưu động

VCĐ

Vốn cố định


VKD

Vốn kinh doanh

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng/sơ đồ
SV: Trần Thị Thùy Dung

Tên
MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Sơ đồ 1.1
Sơ đồ 2.1
Bảng 2.1

Khoa Tài chính

Cách tính lợi nhuận qua các bước trung gian
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành
Bảng cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng
Long giai đoạn 2012- 2014

Bảng 2.2

Cơ cấu Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng
Long giai đoạn 2012- 2014

Bảng 2.3


Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cầu 7
Thăng Long

Bảng 2.4

Kết cấu lợi nhuận của công ty

Bảng 2.5

Kết cấu doanh thu của công ty giai đoạn 2012-2014

Bảng 2.6
Bảng 2.7

Kết cấu chi phí của công ty giai đoạn 2012-2014
Tỉ suất sinh lời của công ty

LỜI MỞ ĐẦU
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh
nghiệp. Ngoài ra lợi nhuận còn là nguồn tài chính quan trọng dùng để tái sản
xuất mở rộng kinh doanh,nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp
và nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp trên thị trường.
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
Trong điều kiện nền kinh tế Việt nam hiện nay,các Doanh nghiệp muốn tồn
tại, phát triển và đứng vững trên thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh
phải có lãi,phải mang lại lợi nhuận. Chính vì vậy hiệu quả kinh tế trở thành vấn
đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
Hiểu rõ về vai trò quan trọng của lợi nhuận,sau quá trình học tập nghiên cứu
tại trường và thời gian thực tập tại công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long, được sự
giúp đỡ nhiệt tình của Giảng viên Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Ngọc và tập thể
CBCNV công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long,em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải
pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương
Chương 1 Một số lý luận chung về lợi nhuận
Chương 2 Tình hình lợi nhuận tại công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long
Chương 3 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ phần cầu 7
Thăng Long
Mặc dù nhận được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên Thạc sĩ Nguyễn Thị
Hồng Ngọc cùng sự giúp đỡ của CBCNV công ty và bản thân đã có nhiều cố
gắng nhưng đề tài của em không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cô trong khoa và các bạn sinh viên,
Em xin cảm ơn.
Sinh viên
Trần Thị Thùy Dung
Chương 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN
1.1. Tổng quan về lợi nhuận của doanh nghiệp
Lợi nhuận được coi là chỉ tiêu chất lượng đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt
động của doanh nghiệp, vì thế mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng,
mức lợi nhuận cao là sự cần thiết cho việc đảm bảo sự tồn tại và phát triển của
SV: Trần Thị Thùy Dung


MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
doanh nghiệp, đảm bảo cho đời sống của người lao động cũng như khuyến khích
họ tận tụy với công việc. Mặt khác mức lợi nhuận cao thể hiện khả năng tài
chính của doanh nghiệp, từ đó tạo được uy tín và lấy được lòng tin từ khách
hàng, và lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản nhất đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc đi sâu nghiên
cứu và tìm hiểu các biện pháp nâng cao các chỉ tiêu lợi nhuận luôn là mối quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp chính là phần giá trị còn lại sau
khi bù đắp và trang trải các khoản chi phí, là kết quả tài chính cuối cùng của các
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đó là khoản tiền
chênh lệch giữa doanh thu và chi phí kinh doanh mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
Công thức chung để xác định lợi nhuận:
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí
Doanh thu là toàn bộ số tiền doanh nghiệp thu được là hoạt động kinh
doanh và hoạt động khác.
Chi phí là những khoản mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được doanh thu
đó. Bao gồm một số khoản như: chi phí vật liệu, chi phí lãi vay,chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, …
Lợi nhuận của doanh nghiệp là phần thu còn lại sau khi đã bù đắp các chi
phí nói trên.
1.1.2. Kết cấu của lợi nhuận
Hiện nay trong nền kinh tế thị trường, mỗi một doanh nghiệp không chỉ
đơn thuần thực hiện duy nhất hoạt động sản xuất kinh doanh mà mở rộng ra
thêm nhiều hoạt động khác. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, để

tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải có hiệu quả. Tuy
nhiên, do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất đa dạng và phong
phú, hiệu quả kinh doanh có thể đạt được từ nhiều hoạt động khác nhau. Bởi vậy
lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bao gồm nhiều loại, trong đó chủ yếu là:
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là : khoản lợi nhuận chính
của doanh nghiệp, là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ việc sản xuất, tiêu thụ
và cung cấp các sản phẩm dịch vụ và chi phí đã bỏ ra để tạo ra hàng hóa dịch vụ
đó. Theo phân công lao động xã hội, chức năng chủ yếu của kinh doanh thương
mại là mua bán, trao đổi hàng hóa,cung cấp các dịch vụ nhằm đưa hàng hóa từ
sản xuất đến tiêu dùng. Vì vậy hoạt động kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp
thương mại là tỏ chức lưu chuyển hàng hóa. Lợi nhuận thu được từ hoạt động
kinh doanh hàng hóa dịch vụ được hình thành từ việc thực hiện chức năng và
nhiệm vụ chủ yếu của doanh nghiệp,những nhiệm vụ này được ghi trong quyết
định thành lập doanh nghiệp.Bộ phận lợi nhuận này chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) là
khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của các hoạt động khác ngoài các
hoạt động nêu trên. Như vậy, lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác bao
gồm: khoản phải trả nhưng không trả được do phía chủ nợ, khoản nợ khó đòi đã
duyệt bỏ nay thu hồi được, lợi nhuận từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.
Khoản thu vật tư tài sản thừa sau khi đã bù trừ hao hụt, mất mát, khoản chênh
lệch giữa thu nhập và chi phí của hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản cố
định. Lợi nhuận các năm trước phát hiện năm nay, hoàn nhập số dư các khoản

dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải trả khó đòi, tiền trích bảo
hành sản phẩm còn thừa sau khi hết hạn bảo hành.
1.1.3. Các phương pháp xác định lợi nhuận
Để xác định lợi nhuận đạt được trong kỳ có thể sử dụng các phương pháp tính
toán sau:
1.1.3.1. Phương pháp xác định trực tiếp
Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định bằng tồng
lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác. Trong đó, lợi
nhuận từng hoạt động là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh
nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh thu đó. Cách thức xác định như sau:

SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
- Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh, được xác định là khoản chênh lệch
lớn hơn giữa doanh thu thuần của hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt
động kinh doanh:
Lợi nhuận HĐSXKD=Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán + Doanh thu
HĐTC-CPHĐ tài chính- CP bán hàng- CP QLDN
Trong đó:
- Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh: là số lợi nhuận trước thuế thu
nhập doanh nghiệp.
Doanh thu thuần = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong
kỳ - Các khoản giảm trừ doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm:
+ Chiết khấu thương mại: là khoản giảm trừ (hoặc đã thanh toán) cho người mua

theo thỏa thuận trên hợp đồng để khuyến khích việc mua với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: là giá trị giảm trừ cho người mua do hàng kém chất lượng,
mất phẩm chất hay không đúng quy cách như trong hợp đồng nhưng người mua
đã nhận hàng.
+ Trị giá hàng bán trả lại: là giá trị số hàng hóa bị người mua trả lại do các
nguyên nhân: vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng hóa bị kém chất
lượng, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách.
+ Các loại thuế như: thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp trực tiếp đã tính vào giá bán theo luật định.
- Giá vốn hàng bán: phản ánh trị giá gốc của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ (bao
gồm cả một số khoản thuế theo quy định như thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng) đã được xác định là tiêu thụ.
+ Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất sản phẩm của khối lượng sản phẩm
tiêu thụ
trong kỳ.
+ Đối với doanh nghiệp thương mại:
Giá vốn hàng bán = Trị giá mua vào của hàng hoá bán ra.

SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
- Doanh thu hoạt động tài chính gồm: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng
trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được
hưởng; cổ tức, lợi nhuận được chia; thu nhập về hoạt động mua bán chứng
khoán; thu nhập về thu hồi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào

công ty liên kết, công ty con; lãi do chênh lệch tỷ giá hối đoái, bán ngoại tệ,
chuyển nhượng vốn…
- Chi phí tài chính: là những chi phí phát sinh ngược với doanh thu tài chính
(nếu các hoạt động tài chính phát sinh lỗ thì đó chính là chi phí tài chính).
- Chi phí bán hàng: là các chi phí phát sinh để thực hiện nghiệp vụ bán hàng hóa
như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao tài sản
cố định của các khâu bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền
khác…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là những khoản chi phí có liên quan đến việc
tổ chức quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung chi phí
quản lý cũng bao gồm các yếu tố chi phí như chi phí bán hàng, tuy vậy công
dụng chi phí của các yếu tố đó có sự khác biệt. Chi phí quản lý doanh nghiệp
phản ánh các khoản chi chung cho quản lý văn phòng và các khoản chi kinh
doanh không gắn được với các địa chỉ cụ thể trong cơ cấu tổ chức sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp
- Đối với các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là khoản lợi
nhuận không dự tính trước hoặc những khoản thu mang tính chất không thường
xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan hoặc khách quan mang
lại.
Lợi nhuận hoạt động khác= Thu nhập hoạt động khác-Chi phí hoạt động
khác
Sau khi đã xác định được lợi nhuận của các hoạt động, tiến hành tổng hợp để
có lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Lợi nhuận trước thuế thu nhập= Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh
doanh+ Lợi nhuận hoạt động khác.
Phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp chính là
lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng).
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792



luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
Lợi nhuận sau thuế=Lợi nhuận trước thuế thu nhập-Thuế thu nhập phải
nộp trong kỳ
1.1.3.2. Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian

Sơ đồ 1.1: Cách tính lợi nhuận qua các bước trung gian
DT hoạt động
khác

Doanh thu hoạt động SXKD
Các khoản giảm
trừ

Lãi gộp

Doanh thu
HĐTC
Chi phí hoạt
động TC

Chi phí hoạt
động khác

Chi phí BH,
QLDN

LN thuần SXKD


LN hoạt động
khác

Doanh thu thuần
Giá vốn hàng
bán

Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế

1.1.4. Vai trò của lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng trong phân tích hoạt động kinh tế
của doanh nghiệp,quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi
nhuận giữ vai trò trọng yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát
triển đều dựa vào doanh nghiệp đó có tạo ra được lợi nhuận hay không,nếu một
doanh nghiệp bị thua lỗ liên tục sẽ sớm lâm vào tình trạng phá sản.
Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển. Tất cả mọi hoạt
động của doanh nghiệp đều nhằm mục đích tăng doanh thu, giảm chi phí, từ đó
tăng lợi nhuận. Ngược lại, lợi nhuận cũng thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh, tạo động lực phát triển trên cơ sở tận dụng khả năng và tiềm lực hiện có.
Lợi nhuận góp phần tăng đầu tư tích lũy, tái sản xuất mở rộng. Trong cơ
chế phân phối lợi nhuận có một phần lợi nhuận được phân phối vào quỹ đầu tư
phát triển. Từ quỹ này,doanh nghiệp có điều kiện bổ sung vào quá trình tái sản
xuất kinh doanh, đầu tư máy móc thiết bị mở rộng quy mô phát triển có chiều
sâu.
Lợi nhuận góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước đồng thời góp phần

tạo điều kiện cho nền sản xuất xã hội phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sơ các khoản
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
thu này, Nhà nước đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng, chăm lo đời sống cho người dân…
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
Để đánh giá chính xác kết quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng như xem xét
một cách toàn diện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ những góc độ khác
nhau, chủ doanh nghiệp thường quan tâm đến các tỷ suất lợi nhuận và những
biến động của nó trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận:Là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả sản
xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa
các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với
nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả.
Dưới đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận thường được sử dụng:
1.2.1. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân:
Lợi nhuận trước thuế và lãi

Tỷ suất sinh lời của
vốn kinh doanh

=

(ROI)


x

vay

100%

Vốn kinh doanh bình quân

Trong đó:
Vốn kinh doanh
bình quân

Giá trị tổng tài sản đầu kỳ + Giá trị tổng tài sản
=

cuối kỳ
2

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính
tới ảnh hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp.Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ khả năng sử dụng vốn tốt, sức sinh lời của vốn kinh doanh cao, đây là
nhân tố hấp dẫn doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động kinh doanh
1.2.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất sinh lời của
SV: Trần Thị Thùy Dung

=

Lợi nhuận sau thuế


x

100%

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
tài sản (ROA)

Khoa Tài chính
Giá trị tổng tài sản bình quân

Đây là chỉ tiêu cho biết trong kỳ doanh nghiệp cứ bỏ 100 đồng tài sản đầu tư
thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh lời của
tài sản là cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều rộng cho
hoạt động sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc
thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, mở rộng thêm thị phần tiêu thụ,…
1.2.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu

=

(ROE)


Vốn chủ sở hữu bình quân

x

100%

Đây là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là nhân tố giúp
nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cũng là
chỉ tiêu được các nhà đầu tư, cho vay chú ý nhất.Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ
hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng
cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của doanh nghiệp
1.2.4. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ suất sinh lời của
doanh thu (ROS)

=

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần

x

100%

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong 100 đồng doanh thu thuần doanh
nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là nhân tố có thê giúp
doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng doanh thu.Chỉ tiêu này càng cao chứng
tỏ doanh nghiệp sử dụng chi phí có hiệu quả và càng chứng tỏ khả năng tiết
kiệm chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ chi phí trong doanh

nghiệp bị sử dụng lãng phí, doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát chi phí tại
các bộ phận.
1.2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành tiêu thụ
Chỉ tiêu này được tính theo công thức
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
TSg =

Khoa Tài chính

P

Zt
Trong đó:
Tsg: Tỷ suất lợi nhuận giá thành.
P :Lợi nhuận trước(hoặc sau thuế)của sản phẩm tiêu thụ.
Z t: Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ.
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thì doanh
nhiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận, đồng thời nó cũng phản ánh hiệu
quả của chi phí bỏ ra trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.Là quan hệ tỷ
lệ giữa số lợi nhuận trước (hoặc sau) thuế của sản phẩm tiêu thụ so với giá thành
toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
1.2.6. Tỷ suất Lợi nhuận ròng/Vốn kinh doanh (ROA)
LNST
ROA =
VKD sử dụng bq trong kỳ

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một
đồng vốn đầu tư.
Ý nghĩa của chỉ tiêu: Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ một đồng vốn đầu tư thì sẽ
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Để có thể tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm đạt được mức lợi nhuận
mong muốn,các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu ảnh hưởng của các nhận tố
đến kết quả kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận,có những nhân tố chủ quan và
những nhân tố khách quan không thuộc tầm kiểm soát của Doanh nghiệp. Tất cả
các nhân tố đó có thể tác động có lợi hoặc bất lợi đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3.1. Nhân tố khách quan
- Tình hình chính trị xã hội và chính sách kinh tế của nhà nước
Sự thay đổi của các chính sách kinh tế có ảnh hưởng lớn tới hoạt động
SXKD của DN nói chung và lợi nhuận nói riêng. Bằng các chính sách, luật lệ và
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
công cụ tài chính mà Nhà nước khuyến khích hay hạn chế hoạt động của các
DN. Do đó nó ảnh hưởng đến mọi mặt của hoạt động DN và ảnh hương đến lợi
nhuận DN. Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã có những chính sách kinh tế vĩ mô hỗ
trợ các doanh nghiệp như đưa ra các gói kích cầu như hỗ trợ lãi suất,giúp cho
doanh nghiệp chủ động hơn về vốn kinh doanh.
- Sự biến động giá trị tiền tệ và lãi suất
Khi giá trị đồng tiền thay đổi do lạm phát hay do tỷ giá hối đoái giữa ngoại

tệ với đồng tiền trong nước biến động tăng hoặc giảm, sẽ ảnh hưởng đến chi phí
đầu vào và đầu ra, giá cả thị trường. Do đó, sự biến động của giá trị đồng tiền sẽ
tác động đến lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp đạt được. Tuy thị trường của
Doanh nghiệp chủ yếu là thị trường nội địa nhưng doanh nghiệp luôn phải nhập
các thiết bị máy móc từ nước ngoài, vì thế sự không ổn định của các đồng ngoại
tệ ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Thị trường và sự cạnh tranh
Thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty vì sự biến động
của cung và cầu trên thị trường ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của doanh
nghiệp. Do tham gia hoạt động tìm kiếm lợi nhuận theo nguồn cơ chế thị trường
nên doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhân tố quan hệ cung - cầu hàng
hoá dịch vụ. Sự biến động này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự ứng xử thích hợp để thu
được lợi nhuận. Cung thấp hơn cầu doanh nghiệp sẽ có khả năng định giá bán
hàng hoá và dịch vụ, ngược lại cung cao hơn cầu thì giá cả hàng hoá và dịch vụ
sẽ thấp điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của từng sản phẩm hàng hoá hay tổng
số lợi nhuận thu được.
1.3.2. Nhân tố chủ quan
- Nhân tố khả năng về vốn.
Vốn là tiền đề vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, do vậy nó là một trong những nhân tố quan trọng quyết điịnh đến hiệu
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
quả kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong quá trình cạnh tranh trên
thị trường, doanh nghiệp có lợi thế về vốn thì có lợi thế kinh doanh. Vồn giúp

cho Doanh nghiệp đảm bảo hoạt động sản xuất đúng theo kế hoạch.Khả năng có
vốn dồi dào sẽ giúp doanh nghiệp dành được thời cơ kinh doanh, có điều kiện để
mở rộng thị trường từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu và tăng
lợi nhuận.
Nhân tố trình độ tổ chức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
Lợi nhuận của quá trình hoạt động kinh doanh chỉ có thể thu được sau khi
thực hiện tốt công tác tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Do đó tổ chức tiêu
thụ khối lượng lớn hàng hoá và dịch vụ tiết kiệm chi phí tiêu thụ sẽ cho ta khả
năng lợi nhuận. Để thực hiện tốt công tác này doanh nghiệp phải nâng cao chất
lượng các mặt hàng hoạt động về tổ chức mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm,
công tác quảng cáo marketing, các phương thức bán và dịch vụ sau bán hàng.
Trình độ tổ chức và quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp
Tổ chức quản lý quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp là
một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quá
trình quản lý kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp bao gồm các khâu cơ
bản như định hướng chiến lược phát triển của doanh nghiệp, xây dựng kế hoạch
kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá và điều
chỉnh các hoạt động kinh doanh. Các khâu quản lý quá trình hoạt động kinh
doanh tốt sẽ tăng sản lượng, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
phẩm, giảm chi chí quản lý. Đó là điều kiện quan trọng để tăng lợi nhuận.
1.4. Ý nghĩa của việc nâng cao lợi nhuận
Xuất phát từ vai trò của lợi nhuận, có thể thấy được ý nghĩa của việc nâng
cao lợi nhuận thể hiên qua các mặt sau:
1.4.1. Đối với doanh nghiệp
Thứ nhất: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát phản ánh kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp bởi vì dựa vào đó doanh nghiệp có thể biết được hoạt
động kinh doanh của mình có hiệu quả hay không. Mọi cố gắng của doanh
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792



luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
nghiệp trong việc tổ chức kinh doanh từ khâu dự trữ tới khâu sản xuất, lưu thông
xét cho cùng có thể hạ được chi phí, giá thành, giữ được giá bán mới có thể có
lợi nhuận và tăng lợi nhuận.
Thứ hai: Lợi nhuận là mục tiêu, là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp nâng
cao năng suất, là một trong những đòn bẩy kinh tế quan trọng tác động đến việc
hoàn thiện các mặt hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận của doanh nghiệp
tăng cao là yếu tố khẳng định tính đúng đắn của phương hướng và chiến lược
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, biểu hiện tính năng động và khoa học
trong tổ chức lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có lợi nhuận
cao thì sẽ có điều kiện tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần, đảm
bảo quyền lợi cho người lao động, điều này thúc đẩy họ làm việc, tăng ý thức
trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo, nhờ đó năng suất lao động được nâng cao,
làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Lợi nhuận là nguồn tài chính quan trọng để doanh nghiệp mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất nhằm tiết
kiệm chi phí nguyên vật liệu, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, giá thành
thấp. Từ đó giúp doanh nghiệp có điều kiện nâng cao và tạo dựng uy tín trên thị
trường thu hút vốn đầu tư, bổ sung vốn kinh doanh, tăng vốn chủ sở hữu, trả các
khoản nợ và tạo sự vững chắc về tài chính cho doanh nghiệp.
1.4.2. Đối với nền kinh tế
- Thứ nhất: Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân, do vậy nếu
như mỗi doanh nghiệp có lợi nhuận cao, tức là hoạt động kinh doanh hiệu quả,
tình hình tài chính ổn định và tăng trưởng thì sẽ làm cho nền kinh tế đất nước sẽ
ổn định và tăng trưởng. Ngoài ra, lợi nhuận còn giúp doanh nghiệp có điều kiện
mở rộng quy mô sản xuất, tạo việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết
tình trạng thất nghiệp cho xã hội.

- Thứ hai: Doanh nghiệp có lợi nhuận cao sẽ có điều kiện hoàn thành tốt
nghĩa vụ đóng góp tài chính vào ngân sách nhà nước qua khoản thuế thu nhập
doanh nghiệp, đây là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, mà ngân
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
sách nhà nước đảm bảo cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng tái sản xuất xã
hôị, tăng cường sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Mặt khác, bằng việc
đóng góp một phần lợi nhuận vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp đã góp
phần đảm bảo cho sự đóng góp công bằng, hợp lí, bình đẳng giữa các thành
phần kinh tế.
Chương 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU
7 THĂNG LONG
2.1. Tổng quan về công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long
2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển của công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long
Công ty cổ phần Cầu 7 Thăng Long hiện nay, nguyên là Đội cầu Trần
Quốc Bình được thành lập ngày 16-10-1954, trực thuộc Tổng cục đường sắt nay
là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam.
Năm 1973, Bộ giao thông vận tải điều động về Xí nghiệp liên hiệp cầu
Thăng Long làm nhiệm vụ xây dựng mố, trụ cầu chính ở giữa song và lao lắp
dầm thép cho cầu Thăng Long.
Thực hiện nghị định 338 - HĐBT ngày 20/11/1991 Công ty đã được văn
phòng chính phủ thông báo số 59 – TB, ngày 10/3/1993 đồng ý cho thành lập
doanh nghiệp Nhà nước; Bộ giao thông vận tải có quyết định 507, ngày
27/3/1993 thành lập công ty Cầu 7 Thăng Long. Trọng tài kinh tế Hà Nội cấp

giấy chứng nhận số 108342 ngày 30/4/1993.
Tháng 12/2011 thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Công ty cầu 7
Thăng Long chuyển đổi thành Công ty cổ phần Cầu 7 Thăng Long được sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận số 0100106049 ngày
06/12/2011 công ty chính thức hoạt động theo hình thức doanh nghiệp cổ phần.
Tên công ty

:

CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 7 THĂNG LONG

SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp

Tên giao dịch quốc tế

:

Khoa Tài chính
Thăng Long Bridge No 7 Joint – Stock

Company


Vốn điều lệ




Địa chỉ

:

56.000.000.000 đồng Việt Nam
:

26, Đường Phạm Văn Đồng, Phường Xuân

Đỉnh, Bắc Từ Liêm, HN


Điện thoại

:

( 84 – 4 ) 3757.6127; 3757.6120



Fax

:

( 84 – 4 ) 3757.6116




E – mail

:



Mã số Thuế

:

010.010.6049

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty


Xây dựng công trình giao thông: cầu, hầm, cống, đường, nhà ga, sân bay,

bến cảng các loạị ;Xây dựng các công trình dân dụng : Nhà ở, nhà làm việc, văn
phòng, trụ sở;Xây dựng các công trình công nghiệp : Nhà, xưởng sản xuất, kho,
bãi trạm biến áp, lắp dựng các cột ăng ten thu phát, các cột điện cao thế và hạ
thế;Xây dựng công trình thuỷ lợi: Trạm bơm, cống, máng, thoát nước, đập, đê,
kè.


Sản xuất vật liệu xây dựng;Sản xuất và cung ứng bê tông thương

phẩm;Sản xuất và lắp đặt cấu kiện bê tông cốt thép;Sản xuất và lắp dựng kết cấu
thép;Tham gia các hoạt động tổng thầu;Đầu tư kinh doanh bất động sản;Cho
thuê máy móc thiết bị, bến bãi, nhà kho nhà xưởng;Vận chuyển hàng hoá;Tư
vấn thiết kế và xây dựng;

2.1.3 Sơ đồ bộ máy quản lý điều hành
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành

SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM
SOÁT

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ

BAN TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH

PHÒNG KINH
TẾ - KẾ HOẠCH


PHÒNG KỸ
THUẬT

PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN

PHÒNG VẬT


( Nguồn : Phòng hành chính công ty )
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, quyết định mọi
vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Điều lệ
Công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông bao gồm tất cả các cổ đông ( hoặc đại diện cổ
đông) có quyền biểu quyết của Công ty. Đại Hội Đồng Cổ Đông là nơi cơ quan
thông qua chủ trương chính sách lien quan đến hoạt động kinh doanh của Công
ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và giám sát hoạt động của
Công ty.
Ban kiểm soát: Thay mặt cổ đông giám sát, đánh giá kết quả kinh doanh và
hoạt động quản trị, điều hành của Công ty một cách khách quan nhằm đảm bảo
lợi ích cho cổ đông.
Hội đồng quản trị : Là cơ quan quản lý Công ty và có toàn quyền nhân
danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội Đồng Cổ Đông.
Thành viên Hội Đồng Quản Trị Công ty do Đại Hội Đồng Cổ Đông bàu và bãi
miễn.
Ban tổng giám đốc : Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, trước
pháp luật về hoạt động hằng ngày của Công ty. Giúp việc cho tổng giám đốc là
các Phó Tổng giám đốc phụ trách các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, vật tư thiết bị,
nội chính.

Phòng Tổ chức hành chính : Là một bộ phận trực thuộc Công ty, đặt dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám Đốc công ty. Nhiệm vụ của phòng Tổ chức
hành chính là tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc về công tác :
Tổ chức, nhân sự, chế độ chính sách, bảo hiểm xã hội, khen thưởng, kỷ luật,
thanh tra, bảo vệ quân sự, hành chính.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch : Là một bộ phận trực thuộc Tổng Giám đốc
công ty, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc công ty. Tham mưu giúp
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
cho Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc về công tác kế hoạch, kinh tế, liên
doanh liên kết và công tác điều hành sản xuất.
Phòng kỹ thuật : Là phòng nghiệp vụ, tham mưu cho Tổng Giám đốc
Công ty về khoa học kỹ thuật và công nghệ. Quản lý kỹ thuật và chất lượng thi
công các công trình. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
thực tế sản xuất ở Công ty.
Phòng Tài chính kế toán : Tham mưu giúp việc cho Ban TGĐ Công ty
trong việc tổ chức, chỉ đạo, thực hiện công tác kế toán, tài chính theo luật pháp
và quy định của Nhà nước. Áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán theo
quy địng của luật pháp.
Phòng vật tư - thiết bị : Là một bộ phận nghiệp vụ về quản lý vật tư của
Công ty, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Giám đốc công ty. Làm nhiệm
vụ tham mưu giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty về các lĩnh vực: Mua bán,
cấp phát vật tư, quản lý vật tư,công tác nghiệp vụ về kỹ thuật thiết bị,đầu tư
thiết bị và thanh lí thiết bị,quản lý, khai thác sử dụng thiết bị.
2.2. Khái quát về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của công ty cổ

phần cầu 7 Thăng Long
2.2.1. Tình hình tài sản của công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long
Bảng 2.1. Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng Long giai đọạn
2012-2014
Đơn vị tính : triệu đồng
Năm
Tiêu chí

2012
GT
TT
(trđ)
%

2013
GT
TT
(trđ)
%

2014
GT
TT
(trđ)
%

2013/2012
CL
Tỷ lệ
(trđ)

(%)

2014/2013
CL
Tỷ l
(trđ)
(%

A. TSNH

10.013

79,64

11.426

83,92

13.247

85,48

1.413

14,11

1.821

15,9


1. Tiền và các
khoản TĐT

1.009

8,02

1.187

8,71

1.200

7,74

178

17,64

13

1,10

2. Các khoản
ĐTTC ngắn hạn

-

0,00


-

0,00

-

0,00

-

-

-

-

3. Các khoản phải
thu

7.179

57,09

7.957

58,43

8.658

55,86


778

10,84

701

8,81

4. Hàng tồn kho

1.325

10,53

1.584

11,63

1.986

12,81

259

19,55

402

25,3


500

3,97

698

5,12

1.403

9,05

198

39,60

705

101

2.560

20,36

2.190

16,08

2.250


14,52

(370)

(14,45)

60

2,74

1.005

7,99

887

6,51

1.007

6,49

(118)

(11,74)

120

13,5


1.005

7,99

887

6,51

1.007

6,49

(118)

(11,74)

120

13,5

5. Tài sản lưu
động khác
B. Tài sản dài
hạn
1. Tài sản cố định
1.1.TSCĐ hữu
hình

SV: Trần Thị Thùy Dung


MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

1.2. TSCĐ thuê tài
chính
2. Các khoản
ĐTTC dài hạn
3. Chi phí XDCB
dở dang

-

0,00

-

0,00

-

0,00

-

-


-

-

947

7,53

949

6,96

980

6,32

2

0,21

31

3,27

-

0,00

-


0,00

-

0,00

-

-

-

-

4. TSDH khác

608

4,83

354

2,59

263

1,69

(254)


(41,78)

12.573

100

13.616

100

15.497

100

1.043

8,30

Tổng cộng tài sản

(91)

(25,7

1.881

13,8

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2012-2014)

Nhận xét: Qua bảng 2.1 ta thấy: quy mô về tài sản năm 2013 so năm 2012 đã
tăng 1,043 (trđ) tương ứng tăng

8,30%.

Năm 2014 so với năm 2013 tăng 1,881

(trđ) tương ứng tăng 13,81%. Đi sâu xem xét từng loại tài sản cho thấy:
Tài sản ngắn hạn: Năm 2013 so với năm 2012 tăng 1,413 (trđ) chủ yếu là do
các khoản phải thu chiếm 10,84%, thêm vào đó hàng tồn kho cũng tăng 19,55%.
Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản trong cả 3 năm là do
các khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn : năm 2012 là 7.179 (trđ)
chiếm 71,70% trên tổng tài sản ngắn hạn. Khoản phải thu này tăng cả về giá trị
lẫn tỷ trọng trong năm 2013. Đến năm 2014 khoản này tăng lên 8.658(trđ) tương
ứng với 65,36% tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trên
tổng tài sản ngắn hạn và tăng dần trong 3 năm từ 1.325(trđ) năm 2012 lên 1.986
(trđ) năm 2014, tỷ trọng cũng tăng tương ứng trên tổng tài sản ngắn hạn: năm
2012 là 13,23% lên 14,99 % năm 2014.
Về tài sản dài hạn, qua 3 năm TSDH của doanh nghiệp có xu hướng
giảm .Cuối năm 2013 là 2,190(trđ) giảm 370(trđ) so với năm 2012 tương ứng
14,45%. Năm 2014 là 2,250(trđ) tăng 60(trđ) so với năm 2013 tương ứng
2,74%, có tăng nhưng không đáng kể. Điều này là do: Tài sản cố định chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng tài sản dài hạn.Có sự biến động trong 3 năm, năm
2013 đạt mức 887 trđ giảm 118 trđ tỷ lệ giảm tương ứng là 11,74 % so với
2012 , năm 2014 đạt 1.007 trđ tăng 120 trđ so với 2013 tương ứng với tỷ lệ là
1,27%.Trong tồng TSCĐ thì TSCĐ HH chiếm tỷ trọng cao nhất còn TSCĐ vô
hình đều bằng 0,điều này chứng tỏ doanh nghiệp đang dần thu lại TSCĐ mà đã
đầu tư ngay từ đầu,và chuyển hóa vào sản phẩm.
SV: Trần Thị Thùy Dung


MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
Năm 2013 doanh nghiệp đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính dài hạn là 949
triệu đồng tăng 2 triệu so với năm 2012 tương ứng 0,21%. Năm 2014 là 980
triệu đồng tăng 31 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng 3,27%.
Xem xét toàn bộ cơ cấu Tài sản của công ty ta nhận thấy Tài sản ngắn hạn
có tỷ trọng lớn hơn Tài sản dài hạn trong Tổng tài sản của công ty. Đó là do đặc
điểm sản phẩm sản xuất thi công có giá trị lớn, thời gian tương đối dài và địa
điểm thi công khá rải rác nên để thi công công trình công ty thường thuê máy
móc thiết bị, công cụ tại địa điểm xây dựng để giảm tối đa chi phí vận chuyển.
Do đó công ty chỉ đầu tư một lượng nhỏ vào việc trang bị mua sắm TSCĐ.
2.2.2. Tình hình nguồn vốn của công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long
Bảng 2.2. Cơ cấu Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng Long giai
đoạn 2012-2014
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
Tiêu chí
A. Nợ PT
I.Nợ NH

2012
GT
TT%
(trđ)
8.801
70,00
8.706

69,24

2013
GT
TT
(trđ) %
9.970 73,22
9.875 72,52

2014
GT
TT%
(trđ)
11.534
74,43
11.394
73,52

- Vay ngắn hạn

1.021

8,12

1.989

14,06

2.179


14,06

968

94,81

190

9,55

4.611

36,67

5.167

37,94

6.075

39,20

556

12,06

908

17,57


1.231

9,79

885

6,49

1.178

7,60

(346)

(28,11)

293

33,11

448

3,56

501

3,67

650


4,19

53

11,83

149

29,74

378

3,00

287

2,10

214

1,38

(91)

(24,07)

(73)

(25,44)


465

3,69

529

3,88

594

3,83

64

13,76

65

12,29

247

1,96

248

1,82

250


1,61

1

0,40

2

0,81

305

2,42

269

1,97

254

1,63

(36)

(11,80)

(15)

(5,58)


95

0,007

95

0,006

140

0,009

-

0,00

45

47,37

3.772

30,00

3.646

26,78

3.963


25,57

(126)

(3,34)

317

8,69

3.772

30,00

3.646

26,78

3.963

(126)

(3,34)

317

8,69

- Phải trả người
bán

- Người mua trả
tiền trước
- Thuế và các
khoản phải nộp
NN
- Phải trả người
lao động
- CPPT
- Các khoản
phải trả, phải
nộp khác
- Quỹ khen
thưởng phúc lợi
II. Nợ dài hạn
B Nguồn vốn
CSH
1. Nguồn vốn
chủ sở hữu

SV: Trần Thị Thùy Dung

25,57

2013/2012
CL
TL
(trđ)
(%)
1.169
13,28

1.169
13,43

2014/2013
CL
TL
(trđ)
(%)
1.564
15,69
1.519
15,38

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
2. Nguồn kinh
phí, quỹ khác
Tổng nguồn
vốn

Khoa Tài chính

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

12.573

100

13.616

100

15.497

100

1.043

8,30


1.881

13,81

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2012-2014)
Từ Bảng 2.2: Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn, ta thấy:
Tương ứng với sự tăng của tổng tài sản, tổng nguồn vốn của công ty cũng
tăng theo. Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cả 3
năm: năm 2012 là 70,00%; năm 2013 là 73,22%; năm 2014 là 74,43%. Điều này
sẽ gây cho doanh nghiệp những khó khăn, về lý luận nếu một doanh nghiệp có
nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn thì mức tự chủ tài chính của
doanh nghiệp đó là thấp tuy nhiên nếu công ty tận dụng được điều này và biến
nó trở thành đòn bẩy kinh doanh thì có thể đạt được lợi nhuận tốt.
Nhìn cụ thể hơn ta thấy: chiếm tỷ trọng lớn trong nợ phải trả là nợ ngắn
hạn mà chủ yếu ở đây là phải trả người bán. Đây là khoản nợ khi mua vật tư
chưa đến hạn thanh toán hay nói cách khác đó là khoản vốn công ty chiếm dụng
của doanh nghiệp khác, công ty được hưởng tín dụng thương mại từ nhà cung
cấp cho thấy uy tín của công ty với đối tác là khá tốt tuy nhiên nếu việc trả nợ
nhà cung cấp kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh cũng như uy tín của công ty
đối với bạn hàng.
Về nguồn vốn chủ sở hữu, khoản mục này có giảm trong năm 2013 nhưng
lại tăng lên vào năm 2014. Cụ thể: nguồn vốn chủ sở hữu giảm 3,34% năm 2013
so với năm 2012 và tăng 8,69% năm 2014 so với năm 2013.
Từ Bảng CĐKT của công ty có thể nhận thấy: sở dĩ nguồn vốn vay tăng là
nhằm để bù đắp sự thiếu hụt về vốn do các khoản phải thu và hàng tồn kho đều
tăng trong 3 năm, đặc biệt là Các khoản phải thu. Vốn của công ty bị khách hàng
chiếm dụng và một phần bị tồn đọng tại kho do đó công ty muốn hoạt động thì
phải đi vay vốn và phải chịu lãi từ việc vay vốn. Lãi vay công ty phải chịu càng
lớn thì lợi nhuận cũng sẽ giảm một lượng tương ứng.
Quy mô vốn của công ty trong 3 năm đã tăng, công ty đang mở rộng quy

mô hoạt động sản xuất.Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp hợp lý. Nhưng cũng
còn một số hạn chế, doanh nghiệp lại chưa tận dụng được nguồn vốn đi vay từ
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
các tổ chức tín dụng, giúp cho lợi nhuận chưa tăng được tối đa. Đây là hạn chế
của doanh nghiệp, cần khắc phục trong thời gian tới,để tận dụng được tối đa các
nguồn lực sẵn có từ bên ngoài. Tuy nhiên, qua phân tích ở đây thì ta thấy Doanh
nghiệp nên giảm dần các khoản nợ phải trả người bán, phải trả người lao động
để tạo uy tín cho nhà cung cấp,và sự tin tưởng của người lao động.

2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( giai đoạn 2012 – 2014 )
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Cầu 7 Thăng
Long
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm

2013/2012
2012

2013

2014

15.028


15.874

17.341

Chênh
lệch
846

-

-

-

-

-

-

-

15.028

15.874

17.341

846


5,63

1.467

9,24

12.524

13.597

14.396

1.073

8,57

799

5,88

2.504

2.277

2.945

(227)

(9,07)


668

29,34

44

16

25

(28)

(63,64)

9

56,25

322
322
849

401
401
912

531
531
1.195


79
79
63

24,53
24,53
7,42

130
130
283

32,42
32,42
31,03

1.377

980

1.244

(397)

(28,83)

264

26,94


81
92

6
-

4
-

(75)
-

(92,59)
-

(2)
-

(33,33)
-

(11)

6

4

17

(154,55)


(2)

(33,33)

1.366

986

1.248

(380)

(27,82)

262

26,57

341

216

249

(125)

(36,66)

58


26,85

-

-

-

-

-

-

-

1.025

770

998

(255)

(24,88)

228

29,61


Chỉ tiêu
1. DT BH & CCDV
2. Các khoản giảm trừ
DT
3. DTT về BH &
CCDV
4. Giá vốn hàng bán
5. LN gộp về BH &
CCDV
6. DT hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: CP lãi vay
8. Chi phí bán hàng
9. Chi phí quản lý DN
10. LNT từ hoạt động
KD (10= 5+6-7-8-9)
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
(13= 11 -12 )
14.Tổng LN kt trước
thuế
15. Thuế TNDN hiện
hành
16. Thuế TNDN hoãn
lại
17. Lợi nhuận sau
thuế TNDN


2014/2013

SV: Trần Thị Thùy Dung

(%)
5,63

Chênh
lệch
1.467

(%)
9,24

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011-2013)
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty trong 3
năm từ 2012 – 2014 vừa qua có nhiều biến động. Cụ thể là:
Doanh thu năm 2013 tăng 846triệu so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ
tăng 5,63 %; năm 2014 tăng 1.467triệu so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ
tăng 9,24% đạt 17.341triệu. Vì doanh thu hợp đồng xây dựng được ghi nhận khi
phần công việc hoàn thành của hợp đồng xây dựng được chủ đầu tư nghiệm thu
chấp nhận thanh toán và xem xét các hợp đồng do công ty thực hiện ta có thể

thấy doanh thu tăng trong 2 năm 2013 và đặc biệt năm 2014 là do công ty nhận
được nhiều hợp đồng từ các chủ đầu tư đồng thời hoàn thành đúng tiến độ thi
công. Do tính chất hoạt động của công ty nên các khoản giảm trừ qua 3 năm đều
không tồn tại dẫn đến doanh thu thuần bằng doanh thu.
Giá vốn hàng bán: Đây là một trong những nhân tố quan trọng chủ yếu, ảnh
hưởng đến lợi nhuận doanh nghiệp. Nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận,
giá vốn hàng hóa tăng sẽ làm cho lợi nhuận giảm và ngược lại.Yếu tố này qua 3
năm đều biến đổi.Năm 2013 đạt mức cao và cao hơn 2012 1073trđ với tỷ lệ tăng
là 8,57% .Năm 2014 tiếp tục tăng 5,88% so với 2013.Trong khi đó doanh thu
thuần năm 2013 là 15.874trđ tăng 5,63% so với 2012, năm 2014 đạt 17341trđ
giảm 1,467trđ với tỷ lệ tăng tương ứng là 9,24% so với 2013. Giá vốn hàng bán
so với doanh thu trong 3 năm đều chiếm tỷ lệ lớn. Điều này ảnh hưởng đáng kể
làm giảm lợi nhuận trong khi công ty tập trung phát triển ngành nghề kinh doanh
chính.
Với diễn biến doanh thu và giá vốn như trên làm lợi nhuận gộp năm 2013
giảm 9,07% so với năm 2012, năm 2014 tăng 29,34% so với năm 2014. Lợi
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng giảm tương tự: năm 2013 giảm
28,83% so với năm 2012, năm 2014 tăng 26,94% so với năm 2013.
Chi phí quản lý doanh nghiệp trong 3 năm tăng dần lên: năm 2013 tăng
7,42% so với năm 2012, năm 2014 tăng 31,03% so với năm 2013 tương ứng đã
làm tăng tổng chi phí lên 912tr và 1.195tr. Cho thấy, chi phí quản lý doanh
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
nghiệp vào năm 2014 tăng rất nhiều. Ðiều này chứng tỏ doanh nghiệp chưa có
đội ngũ cán bộ lành nghề, biết cách quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh,

dẫn đến giảm doanh thu, giảm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là khoản làm
giảm lợi nhuận của công ty.

Lợi nhuận từ hoạt động khác của công ty thay đổi trong 3 năm: năm 2012
lỗ 11 triêụ, năm 2013 lãi 6 triệu, năm 2014 lãi 4 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng
giảm năm 2013 so với năm 2012 và năm 2014 so với năm 2013 lần lượt là
154,55% và (33,3%).
Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 27,82% năm 2013 so với năm
2012 và tăng 26,57% năm 2014 so với năm 2013 dẫn đến lợi nhuận sau thuế của
công ty giảm 24,88% năm 2013 so với năm 2012 và tăng 29,61% năm 2014 so
với năm 2013. Cho thấy công ty trong khoảng thời gian 3 năm từ 2012 đến 2014
tuy có tăng được doanh thu nhưng các chi phí không những không được tiết
giảm mà tăng với tỷ lệ cao hơn làm cho lợi nhuận giảm vào năm 2013 và tăng ít
trong năm 2014. Công ty cần cố gắng giảm thiểu chi phí để tăng được lợi nhuận
trong những năm tới.
2.3. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long
2.3.1. Phân tích kết cấu lợi nhuận của công ty
Trong nền kinh tế hiện nay, phạm vi hoạt động của DN rất rộng. Mỗi DN
có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau để thu về nhiều lợi nhuận miễn
là chấp hành đúng pháp luật.
Do đó lợi nhuận của DN có thể bao gồm lợi nhuận từ nhiều nguồn khác
nhau. Công ty cổ phần cầu 7 Thăng Long là công ty hoạt động trong ngành xây
dựng, chủ yếu là xây dựng công trình giao thông, cầu đường, cho thuê mặt bằng,
đại lý mua bán…nên lợi nhuận chủ yếu của công ty là từ hoạt động SXKD.

SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792



luận văn tốt nghiệp
Khoa Tài chính
Ngoài ra công ty có một số hoạt động tài chính và hoạt động khác. Từ đó lợi
nhuận của công ty bao gồm ba bộ phận là: Lợi nhuận từ SXKD, lợi nhuận từ
hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.

Để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình lợi nhuận của công ty ta đi sâu vào
phân tích kết cấu hình thành lên tổng lợi nhuận của công ty.
Bảng 2.4 Cơ cấu lợi nhuận trước thuế
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm
2012

2013
TT
(%)

ST
(trđ)

2013/2012
TT
(%)

Chênh
lệch

(%)

2014/2013


ST
(trđ)

TT
(%)

1.377

100,8

980

99,39

1.244

99,67

(379)

(28,83)

264

26,94

Lợi nhuận
khác


(11)

(0,8)

6

0,61

4

0,33

17

(154,55)

(2)

(33,33)

Tổng lợi
nhuận
trước thuế

1.366

100

986


100

1.248

100

(380)

(27,82)

262

26,57

Tiêu chí
Lợi nhuận
HĐ SXKD

ST
(trđ)

2014

Chệnh
lệch

(%)

( Nguồn BCTC của công ty năm 2012, 2013 2014)
Cơ cấu lợi nhuận trước thuế ta thấy như đã phân tích ở trên tổng lợi nhuận

trước thuế thay đổi từ năm 2012 tới năm 2014 : lợi nhuận trước thuế giảm mạnh
trong năm 2013 và tăng trở lại trong năm 2014, tuy nhiên vẫn không đạt mức lợi
nhuận như trong năm 2012. Trong đó, lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh
là nguồn thu nhập chủ yếu và quan trọng nhất của công ty. Tỷ trọng lợi nhuận
hoạt động kinh doanh đạt 100,8% năm 2012 giảm xuống còn 99,39% năm 2013
và đạt 99,67% trong năm 2014. Mức lợi nhuận tăng giảm thất thường cho thấy
hoạt động của công ty vẫn chưa đi vào ổn định, chi phí cho hoạt động kinh
doanh ở mức cao.
Tuy nhiên, lợi nhuận tuyệt đối không phải là tiêu chí duy nhất đánh giá kết
quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, bên cạnh các tiêu chí về tỷ
SV: Trần Thị Thùy Dung

MSV: 11D00792


×