Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu nguyễn hoàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.32 KB, 40 trang )

Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU

Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn kinh
doanh nói chung. Vốn cố định nếu được khai thác, sử dụng một cách hợp lí sẽ đem
lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng, tăng khả năng
cạnh tranh và lợi nhuận của công ty trên thị trường kinh tế. Với một vị trí quan
trọng như vậy thì việc quản lý và sử dụng vốn cố định được coi là trọng tâm của
công tác tài chính doanh nghiệp, cần phải quan tâm đến việc sử dụng vốn cố định
sao cho hiệu quả nhất đế từ đó giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao nhất.
Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệpNguyễn Hoàng, được sự giúp đỡ
nhiệt tình của phòng Tài chính Kế toán và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của
ThS.Trần Quang, cùng với những kiến thức lý luận được trang bị trên ghế nhà
trường em đãthấy rõ tầm quan trọng và bức thiết của vấn đề quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nguyễn Hoàng
nói riêng, em quyết định đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “ Một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng Vốn cố định tại doanh nghiệp tư nhân xuất
nhập khẩu Nguyễn Hoàng” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Nội dung của luận
văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định
trong doanh nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng quản lý vàsử dụng vốn cố định tại doanh nghiệp
tư nhân xuất nhập khẩu Nguyễn Hoàng.
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự dụng vốn cố
định tại doanh nghiệp tư nhân xuất nhập khẩu Nguyễn Hoàng.
Với tầm nhận thức, sự hiểu biết và những kinh nghiệm của bản thân còn
nhiều hạn chế, do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực
hiện đề tài này. Em rất mong được sự góp ý, nhận xét chỉ bảo của các thầy cô để
bài luận văn của em được hoàn thiện hơn


Em xin chân thành cảm ơn !

SV: Nguyễn Thanh Minh

1

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ
ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về vốn cố định
1.1.1 Khái niệm vốn cố định(VCĐ)
Vốn cố định(VCĐ) là số vốn mà doanh nghiệp(DN) đã đầu tư, mua sắm, xây
dựng để hình thành nên tài sản cố định(TSCĐ) của DN ở một thời điểm nhất định.
Để hình thành TSCĐ đòi hỏi DN phải ứng ra một lượng VCĐ. Số vốn đầu tư ứng
trước để mua sắm, xây dựng, hình thành nên TSCĐ được gọi là VCĐ của DN.
Giữa TSCĐ và VCĐ có mối quan hệ mật thiết với nhau. TSCĐ của doanh nghiệp
là những tài sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài hạn cho các hoạt động của
DN và thỏa mãn đồng thời tất cả các tiêu chuẩn của TSCĐ. Có thể nói TSCĐ là
hình thái biểu hiện vật chất của VCĐ. Do vậy, VCĐ của doanh nghiệp có đặc điểm
tương tự như TSCĐ.
Vốn cố định(VCĐ) là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định(TSCĐ) mà
doanh nghiệp(DN) đã đầu tư để hình thành. Như vậy khi nói đến VCĐ là hàm ý
nhấn mạnh về mặt giá trị, còn nói tới TSCĐ là nhấn mạnh về mặt hiện vật của

tài sản đó.Việc quản lý VCĐ trong doanh nghiệp thực chất là quản lý TSCĐ.
1.1.2 Nguồn hình thành vốn cố định(VCĐ)
Đầu tư vào tài sản cố định(TSCĐ) là một sự bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành
và bổ sung những TSCĐ cần thiết để thực hiện mục tiêu kinh doanh lâu dài của
doanh nghiệp. Xét một cách cụ thể có thể chia làm 2 loại:


Nguồn tài trợ bên trong: là những nguồn xuất phát từ bản thân DN như vốn đầu tư
ban đầu, lợi nhuận sau thuế được để lại...hay nói cách khác đi là những nguồn
thuộc quyền sở hữu của DN.



Nguồn tài trợ bên ngoại: là những nguồn mà DN huy động từ bên ngoài như vốn
vay, phát hành trái phiếu, cổ phiếu.

SV: Nguyễn Thanh Minh

2

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp
1.1.3 Khái niệm và đặc điểm luân chuyển TSCĐ
1.1.3.1. Khái

niệm


Tài sản cố định của doanh nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn,
tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh và mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho
doanh nghiệp.
1.1.3.2. Đặc



điểm luân chuyển của tài sản cố định(TSCĐ)

Tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh.

Trong quá trình sử dụng, hình thái hiện vật và đặc tính sử dụng ban đầu không thay
đổi.



Giá trị được dịch chuyển dần vào sản phẩm tạo thành yếu tố chi phí kinh doanh và
thu hồi lại được sau khi tiêu thụ sản phẩm.
1.1.4 Tiêu chuẩn và phân loại tài sản cố định(TSCĐ)
.1.4.1. Tiêu

chuẩn TSCĐ

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có 3 yếu tố sau: Tư
liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Khác với đối tượng lao động
(nguyên - nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang...), các tư liệu lao động (nhà xưởng,
máy móc thiệt bị, phương tiện vận tải...) là những phương tiện vật chất mà con
người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động biến đổi nó theo mục đích của
mình.Trước khi xem xét các tiêu chí phân loại TSCĐ, chúng ta cần phải có các tiêu

thức nhận biết TSCĐ. Một tư liệu lao động được coi là tài sản cố định phải thỏa
mãn đồng thời ba tiêu chuẩn sau:


Tài sản chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó.



Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy.



Tài sản có thời hạn từ 1 năm trở lên.



Tài sản có giá trị 30.000.000 đồng trở lên.
.1.4.2. Phân
a.

loại TSCĐ

Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế:
Theo hình thức này, toàn bộ TSCĐ được chia làm hai loại là: TSCĐ hữu hình

và TSCĐ vô hình.
SV: Nguyễn Thanh Minh

3


MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp
Trong đó:


TSCĐ hữu hìnhlà những tư liệu lao động được biểu hiện bằng hai hình thái
vật chất cụ thể, thỏa mãn những tiêu chuẩn của TSCĐ hữu hình, tham gia vào
nhiều chu kì kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên bản chất ban đầu. Theo
quyếtđịnh số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính. Thuộc về TSCĐ hữu hình gốm
có các nhóm sau:



Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cốđịnh của doanh nghiệpđược hình thành
sau quá trình thi công xây dựng .



Loại 2: Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp .



Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận tải gồm
phương tiện vận tảiđường sắt, đường thủy, đường bộ, đường không, đườngống và

các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thốngđiện, đườngống nước, băng
tải.



Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác
quản lý hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp .



Loại 5: Vườn cây ăn quả lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm(trong nông
nghiệp): là các vườn cây lâu năm như cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn
quả, thảm cỏ, thảm cây xanh,... súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm nhưđàn voi,
đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò,...



Loại 6: Các loại TSCĐ khác: là toàn bộ tài sản cốđịnh khác chưa liệt kê vào năm
loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.



TSCĐ vô hình là những loại tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể
hiện một lượng giá trị đã đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình,
tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh của DN. Thuộc về TSCĐ vô
hình gồm có:


Quyền sử dụngđất.




Chi phí về bằng phát minh sáng chế, nghiên cứu phát triển.



Chi phí về lợi thế thương mại.

SV: Nguyễn Thanh Minh

4

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Ngoài ra còn có các TSCĐ vô hình khác như: quyềnđặc nhượng, nhãn hiệu thương
mại...
Mụcđích của việc phân loại này là nhằm thấy được mức độ trang bị kỹ thuật,
kết cấu TSCĐ của DN. Khai thác tốt nhất từng loại TSCĐ, và có phương pháp
khấu hao thích hợp.
b.



Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng


TSCĐ dùng cho mụcđích kinh doanh: là những TSCĐ do DN sử dụng nhằm phục
vụ hoạtđộng kinh doanh của mình.



TSCĐ dùng cho mụcđích phúc lợi, sự nghiệpan ninh quốc phòng: là những tài sản
cốđịnh do DN quản lý sử dụng cho mụcđích phúc lợi, sự nghiệpan ninh quốc
phòng trong DN.



TSCĐ bảo quản, giữ hộ, cất giữ hộ: là những TSCĐ mà DN bảo quản hộ, giữ hộ
cho các đơn vị khác hoặc cất giữ hộ nhà nướctheo quyết định của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền.
c.

Phân loại TSCĐ theo hình thức sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng TSCĐ, có thể chia toàn bộ TSCĐ của doanh

nghiệp thành các loại sau:


TSCĐđang dùng: là những tài sảnđang trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Trong DN, tỷ trọng TSCĐđãđưa vào sử
dụng so với toàn bộ TSCĐ hiện có càng lớn thì hiệu quả vốnđầu tư TSCĐ càng
cao.




TSCĐ chưa cần dùng: là những tài sản do những nguyên nhân chủ quan, khách
quan, chưa thểđưa vào sử dụng như: tài sản dự trữ, tài sản mua sắm, xây dựng thiết
kếđồng bộ, tài sản trong gian đoạn lắpđặt chạy thử...



TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý: là những tài sảnđã hư hỏng, không sử
dụngđược hoặc còn sử dụngđược nhưng lại lạc hậu về kỹ thuật đang chờ giải
quyết.
Dựa vào cách phân loại này mà người quản lý nắmđược tình hình sử dụng
vốnđầu tư vào TSCĐ trong DN. Trên cơ sở đóđề ra các biện pháp sử dụng tốiđa

SV: Nguyễn Thanh Minh

5

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

TSCĐ hiện có, giải phóng nhanh các TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lýđể thu
hồi vốn đầu tư.
d.

Phân loại theo quyền sở hữu
Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia thành:




TSCĐtựcó(thuộc sở hữu của DN): là những TSCĐđược mua sắm, xây dựng bằng
nguồn vốn tự có, tự bổ sung, nguồn do nhà nước, đi vay, do liên doanh liên kết.


TSCĐ thuê tài chính.



TSCĐ thuê vận hành, thuê hoạtđộng.

Trên đây là 3 cách phân loại chủ yếu, ngoài ra còn có thể phân loạitheo đặc trưng
kĩ thuật... Mỗi cách phân loại đều đáp ứng những yêu cầu quản lý nhất định của
công tác quản lý. Cách phân loại giúpđơn vị sử dụng có thông tin về cơ cấu TSCĐ,
từđó tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao cho các đối tượng sử dụng, giúp
cho công tác hạch toán TSCĐ biết được hiệu quả sử dụng.
1.1.5 Hao mòn và khấu hao tài sản cố định(TSCĐ)
.1.5.1. Hao

mòn tài sản cốđịnh (TSCĐ)

Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần về giá trị hoặc giá trị sử dụng, giá trị hoặc
giá trị sử dụng của TSCĐ. Sựhao mòn cốđịnh được chia thành hai loạiđó là: Hao
mòn hữu hình và Hao mòn vô hình.


Hao mòn hữu hình: là sự giảm dần về giá trị sử dụng, dẫn tới sự giảm dần về mặt
giá trị trong quá trình sử dụng TSCĐ vào hoạtđộng kinh doanh. Yếu tố tác động tới
sự hao mòn hữu hình của TSCĐ bao gồm thời gian sử dụng, cườngđộ sử dụng và

tác động của tự nhiên(nhiệtđộ, nắng, mưa,...)



Hao mòn vô hình: là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ. Nhân tố chủ yếu
tác động tới sự hao mòn vô hình của TSCĐ là do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật...
Để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn nhằm tái sản xuất TSCĐ khi hết
thời gian sử dụng cần tính chuyển giá trị TSCĐ vào giá trị sản phẩm tạo ra bằng
việc khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớnđối
với DN. Xét về góc độ tài chính, khấu hao TSCĐ là hình thức thu hồi vốn của DN.
Nó giúp DN tập trung tiền khấu hao để kịp thờiđổi máy móc, thiết bị và công nghệ.

SV: Nguyễn Thanh Minh

6

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Đồng thời, việc xác định khấu hao hợp lý là nhân tố quan trọngđể góp phần xác
địnhđúngđắn giá thành sản phẩm và kết quả hoạtđộng kinh doanh của DN.
.1.5.2. Khấu

hao tài sản cố định(TSCĐ)

Khấu hao TSCĐ trong kỳ thể hiện bằng tiến bộ phần giá trị TSCĐ hao mòn

đã được tính chuyển vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Khấu hao TSCĐ là
phương thức thu hồi VCĐ để tái sản xuất ra nó. Nếu doanh nghiệp tổ chức quản
lý tốt thì tiền khấu hao không chỉ có tác dụng tái sản xuất giảnđơn mà còn có thể
tái sản xuất mở rộng TSCĐ. Mọi TSCĐ có liên quan tới hoạt động kinh doanh của
DN đều phải trích khấu hao, kể cả TSCĐ ngừng hoạtđộng để sửa chữa lớn. Tuy
nhiên theo quy định hiện hành thì những TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao
tính cả chi phí kinh doanh trong kỳ:



TSCĐđã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạtđộng kinh doanh.
TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng đã hư hỏng không sử dụngđược(phần thiệt hại
phải quy trách nhiệm để bồi hoàn, đền bù hoặc tính vào chi phí khác).



TSCĐ không tham gia vào hoạtđộng kinh doanh như:
+

TSCĐ giữ hộ nhà nước.

+

TSCĐ hình thành từ quỹ phúc lợi của DN.

+

TSCĐdo nhà nước giao cho DN quản lýđể phục vụ nhu cầu xã hội.

+


TSCĐ khác không tham gia vào hoạtđộng kinh doanh.

Căn cứ tính khấu hao
Theo quy định hiện hành, mức tính khấu hao TSCĐ trong DN phải căn cứ vào
thời gian sử dụng và nguyên giá TSCĐđó. Thời gian sử dụng TSCĐ là thời gian
DN dự kiến sử dụng TSCĐ vào hoạtđộng kinh doanh trong điều kiện bình thường
phù hợp với các thông số kinh tế, kỹ thuật của TSCĐ và các yếu tố khác có liên
quan đến sự hoạt động của TSCĐ căn cứ theo tiêu chuẩn sau:


Tuổi thọ kỹ thuật của TSCĐtheo thiết kế(khoảng thời gian có thể sử dụng
TSCĐđược tính toán theo các thông số kỹ thuật khi chế tạo).


Hiện trạng của TSCĐ(thời gian TSCĐđã qua sử dụng).



Tuổi thọ kinh tế của TSCĐ.

Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
SV: Nguyễn Thanh Minh

7

MSV: 11D03405


Khoa tài chính


Luận văn tốt nghiệp


Phương pháp khấu hao theo đường thẳng(pp khấu hao tuyến tính)
Khấu hao theo đường thẳng(còn gọi là khấu hao đều, khấu hao bình quân, khấu
hao tuyến tính) là phương pháp khấu hao mà chi phí khấu hao trong kỳđược xác
định bằng cách chia nguyên giá tài sản cốđịnh cho thời gian hữu dụng của tài sản
cốđịnh hoặc nhân nguyên gia tài sản cốđịnh với tỷ lệ khấu hao áp dụng cho loại tài
sản cốđịnhđó.
NG ( nguyên giá tài sản cốđịnh)

Mk=
T ( Thời gian sử dụng)
Trong công tác quản lý TSCĐ, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ khấu hao hằng
năm của TSCĐ, được xác định bằng công thức sau:
Mk ( mức khấu hao trung bình năm)

Tk

=

NG ( nguyên giá tài sản cốđịnh)
+

Ưu điểm: Việc tính toánđơn giản, dễ tính, tổng mức khấu hao của
TSCĐđược phân bổđều đặn vào các năm sử dụng TSCĐ nên không gây ra

+


sự biến đổi quá mức khi tính vào giá thành sản phẩm hàng năm.
Nhược điểm: Do trích khấu hao bình quân nên thời gian thu hồi vốn chậm.
Vì thế, trong những trường hợp không lườngđược hết sự phát triển nhanh
chóng của khoa học và công nghệ thì doanh nghiệp dễ bị mất vốn do khấu



hao vô hình.
Phương pháp khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần

Số tiền khấu hao từng năm của TSCĐ được xác định bằng cách lấy giá trị còn
lại TSCĐở đầu năm của năm tính khấu hao nhân với tỉ lệ khấu hao cốđịnh hàng
năm.

Mki= Gi x Tkh
Trong đó:

Mki : Số khấu hao TSCĐ năm thứ i
Tkh : Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ

SV: Nguyễn Thanh Minh

8

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

i: Thứ tự của các năm sử dụng TSCĐ (i= 1,n)
G : Giá trị còn lại của TSCĐ năm thứ i

Tỷ lệ khấu hao không đổi hàng năm của TSCĐ trong phương pháp này được xác
định bằng cách:

Tkh = Tk x Hs
Trong đó:

Tkh : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs : Hệ số

Bộ Tài Chính quy định hệ số như sau:
1.
2.
3.

TSC Đ có thời hạn sử dụng từ 3 đến 4 năm thì hệ số là 1.5
TSC Đ có thời hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm thì hệ số là 2.0
TSC Đ có thời hạn sử dụng từ 6 năm trở lên thì hệ số là 2.5

Phương pháp này thường đượcáp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực
có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh thỏa mãn điều kiện: TSCĐ
đầutưmới(chưa qua sử dụng), các loại máy móc thiết bị, dụng cụ làm việc đo
lường, thí nghiệm.
+

Ưu điểm: Sức hao mòn TSCĐđược phảnánh chính xác hơn vào giá trị sản

phẩm. Đồng thời khả năng thu hồi vốn nhanh và hạn chếảnh hưởng của hao

mòn vô hình.
+ Nhượcđiểm: Số trích khấu hao năm đầu lớn, vốnđầu tư ban đầu TSCĐ


không thu hồi hết.
Phương pháp khấu hao theo tổng số thứ tự các năm sử dụng

Theo phương pháp này, số khấu hao của từng năm được xác địnhbằng cách lấy
nguyên giá TSCĐ nhân với tỷ lệ khấu hao của từng năm, có thể xác địnhqua công
thức sau:

Mtk = NG x T
Trong đó:

+

Mtk : Số tiền khấu hao TSCĐở năm thứ t (t= 1,n)
NG : Nguyên giá TSCĐ
Tk : Tỷ lệ khấu hao giảm dần qua các năm của TSCĐở năm

thứ (t)
Ưu điểm: Giúp cho DN thu hồi nhanh vốnở những năm đầu, TSCĐđượcđổi
mới nhanh, chốngđược hao mòn vô hình, khấu hao lũy kế năm cuối cùng

SV: Nguyễn Thanh Minh

9

MSV: 11D03405



Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

sẽđảm bảo bùđắpđủ giá trị ban đầu của TSCĐ. Là một “biện pháp” hoãn
+


thuế cho DN nhà nước.
Nhược điểm: Tính toán khó khăn, phức tạpđối với những TSCĐ có thời gian
sử dụng lâu dài và trong những năm đầu mới khấu hao lớn.
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm

Là phương pháp khấu hao theo số lượng, sản lượng sản phẩm dựa trên tổng
sốđơn vị sản phẩm ước tính là tài sản có thể tạo ra. Theo phương pháp này ta có:
Mức khấu hao
trong kỳ (Mk)

=

Số lượng, khối lượng
sản phẩm trong kỳ

x

Mức trích khấu hao bình quân
tính cho 1 đơn vị sản phẩm

Nguyên giá TSCĐ

Mức khấu hao 1 sp

=

Sản lượng theo công suất thiết kế
Khi áp dụng phương pháp này cần thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau: trực tiếp
liên quan đến việc sản xuất sản phẩm, xác địnhđược tổng số lượng sản phẩm sản
xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, công suất sử dụng thực tế bình quân
thángtrong năm tài chính không khớp thấp hơn 50% công suất thiết kế.
+
+

Ưu điểm:Thích hợp với loại TSCĐ có mức độ hoạtđộng không đều.
Nhược điểm:Khấu hao có thể trở nên phức tạp khi trìnhđộ quản lí TSCĐ còn
yếu kém và không thực hiện nghiêm túc, chính xác việc ghi chép ban đầu.

1.1.6 Bảo toàn vốn cốđịnh(VCĐ)
. Trong cơ cấu vốn kinh doanh của DN thì VCĐ thường chiếm một tỷ trọng khá
lớn, nó quyết định tới năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, do đó góp phần
tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Chu kỳ vận động của
TSCĐ kéo dài, sau nhiều năm mới có thể hoànđủ số vốnđãứng ra ban đầu. Trong
thời gian đó đồng vốn luôn gặp phải rủi ro do những nguyên nhân khách quan, chủ
quan làm VCĐ không còn giữ nguyên như ban đầu như: lạm phát, giá cả, tiền tệ,
tiến bộ của khoa học công nghệ, quản lý kinh doanh kém hiệu quả,... Trong nên
kinh tế thị trường, bảo toàn VCĐ phải được biểu hiện một cách đầy đủ là: phảithu
hồi một lượng giá trị thực của TSCĐ ban đầuđã bỏ ra để có thể tái sản xuất
giảnđơn tại TSCĐ.

SV: Nguyễn Thanh Minh


10

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Bảo toàn về mặt giá trị: là trong điều kiện có biếnđộng lớn về giá cả, các doanh
nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước vềđiều chỉnh
nguyên TSCĐ, theo hệ số trượt giá tại các thời điểm bảo toàn mà Nhà nước cho
phép. Vì có bảo toàn về mặt tài chính (giá trị) mới bảođảm sức mua của VCĐ



không giảm sút so với ban đầu.
Bảo toàn về mặt vật chất: là bảođảm năng lực sản xuất của TSCĐ không giảm sút
khi không còn sử dụngđược nữa. Điều đó cóý nghĩa là khi TSCĐ hư hỏng phải
bảođảm tái sản xuất một năng lực sản xuất như cũ.
Tóm lại, bảo toàn VCĐ là đảm bảo sức mua của vốn và năng lực sản xuất
của vốn. Trên ý nghĩa đó, bảo đảm vốn là bảo đảm tái sản xuất giản đơn lại
TSCĐ.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh (VCĐ) trong doanh nghiệp (DN):
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh(VCĐ)
Hiệu quả sử dụng VCĐ là phạm trù kinh tế phản ánh trìnhđộ khai thác,
sử dụng VCĐ và hoạt động kinh doanh của mình nhằm mục tiêu sinh lới tối
đa.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định


STT

Các chỉ tiêu

Cách tính

Ý nghĩa
Phản ánh một đồng VCĐ có thể tạo ra

1

Hiệu suất sử
dụng VCĐ

Tổng doanh thu(hoặc

bao nhiêu đồng doanh thu hoặc doanh thu

doanh thu thuần) trong kỳ

thuần trong kỳ. Chỉ tiêu này càng cao,

=

chứng tỏ VCĐ tạo ra càng nhiều doanh

Số vốn cốđịnh bình quân
trong kỳ


Hiệu suất sử
dụng TSCĐ

Hệ số hao

dụng TSCĐ càng cao chứng tỏ chất

Nguyên giá TSCĐ bình

mòn TSCĐ

=

quân của TSCĐ tham gia và tạo ra bao
nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất sử

=

quân trong kỳ
3

nguyên nhân góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh trong DN.
Phản ánh 1 đồng giá trị đã sử dụng bình

Doanh thu thuần (DTT)
2

thu thuần và họat động càng tốt, đây là


Số tiền khấu hao lũy kế

SV: Nguyễn Thanh Minh

11

lượng công tác quản lý và sử dụng TSCĐ
ở DN càng nhiều tiến bộ và ngược lại.
Phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ
trong DN với thời điểm ban đầu, nếu hệ

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp
Nguyên giá TSCĐ bình
quân trong kỳ

4

5

Tỷ suất sinh
lời VCĐ

Hàm lượng
vốn cố định


Lợi nhuận sau thuế
=
Vốn cố định bình quân

=

số này càng tiến dần đến 1 chứng tỏ
TSCĐ đang sử dụng càng cũ, cho thấy
doanh nghiệp ít đổi mới TSCĐ.
Phản ánh một đồng VCĐ bình quân trong
kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả
sử dụng VCĐ càng tốt.

Số VCĐ bình quân sử

Là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu

dụng trong kỳ
Tổng Doanh thu (hoặc

suất sử dụng VCĐ. Nó phản ánh để tạo ra
một đồng doanh thu hoặc doanh thu

Doanh thu thuần trong kỳ) thuần cần bao nhiêu đồng VCĐ.

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
.2.3.1. Nhân

tố khách quan

Do sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học và công nghệ, các máy móc thiết bị

không ngừng được cải tiến, có tính năng, công dụng và công suất cao hơn. Việc


nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ bịảnh hưởng bởi các nhân tố khách quan như:
Chính sách kinh tế của nhà nước: Trên cơ sở pháp luật kinh tế và biện pháp kinh
tế, nhà nước tạo ra môi trường và hành lang pháp lý cho các DN phát triển sản xuất



kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế.
Thị trường cạnh tranh: Vấn đề đặt ra đối với DN là phải có kế hoạch cải tạo, đầu tư
mới TSCĐ trước mắt cũng như lâu dài. Nhờ đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy
trình công nghệ thì những sản phẩm sản xuất ra mới có năng suất cao, chất lượng



cao, giá thành hạ, và do đó mới có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách lãi suất tiền vay: lãi tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của DN, sự
thay đổi của lãi suất kéo theo những biến đổi cơ bản của dự án đầu tư, đặc biệt là



hiệu quả về mặt tài chính.
Các nhân tố khác: là các yếu tố bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn...có tác động

trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sử dụng TSCĐ của DN.
.2.3.2. Nhân tố chủ quan


SV: Nguyễn Thanh Minh

12

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Đây là nhân tố chủ yếu xuất phát từ bản thân DN quyết định đến hiệu quả sử
dụng TSCĐ và qua đó ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng VCĐ của DN. Thông


thường trên góc độ tổng quát, người ta thường xem xét những điểm chủ yếu sau:
Quan điểm của chủ sở hữu về TSCĐ: Trong DN, chủ sở hữu luôn là người nắm
quyền cao nhất và đưa ra mọi quyết định. Vì thế, quan điểm và nhận thức của chủ



sở hữu trong việc quản lý tài sản có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Hiệu quả huy động vốn DN: TSCĐ được hình thành từ hai nguồn vốn: Vốn chủ sở
hữu và nợ phải trả. Khi DN dùng hai nguồn này để mua sắm TSCĐ thì phải trả một
chi phí là chi phí sử dụng vốn. Chính vì vậy, hiệu quà của việc huy động vốn ảnh



hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Ngành nghề kinh doanh: là nhân tố tạo ra điểm xuất phát cũng như định hướng cho

DN trong quá trình tồn tại. Do đó, việc sử dụng tài sản cố định có của mỗi ngành



nghề là không giống nhau, tùy vào từng công việc mà có cách sử dụng cho hợp lý
Trình độ sử dụng vốn kinh doanh của DN: là định hướng quan trọng, nó thể hiện
những mục tiêu ngắn và dài hạn để tăng doanh thu và lợi nhuận của DN. Từ đó,



DN sẽ có những biện pháp sử dụng tài sản để đạt hiệu quả cao.
Trình độ lao động: để mang lại lợi nhuận cho DN thì việc quyết định đúng đắn phụ
thuộc vào trình độ quản lý của cán bộ.
1.2.4 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ trong doanh nghiệp



Nắm được số lượng, chủng loại, tình trạng và sự biến động của TSCĐ cả về mặt



hiện vật và giá trị.
Nắm được tình hình TSCĐ đang dùng, chưa dùng, không cần dùng để có biện pháp



huy động sử dụng, thanh lý nhượng bán, tận dụng tối đa năng lực TSCĐ.
− Kịp thời sửa chữa TSCĐ hư hỏng, thanh lý tài sản cũ kỹ đã khấu hao hết.
Tính khấu hao đúng và quản lý sử dụng quỹ khấu hao, tìm cách đổi mới TSCĐ
không ngừng phù hợp với yêu cầu của công nghệ mới. Ngoài việc nâng cao hiệu

quả sử dụng tài sản cố định còn tăng sức cạnh tranh cho DN trên thị trường, sức
cạnh tranh của DN phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của DN trong đó có lợi thế, chi
phí và tính khác biệt của sản phẩm dịch vụ.
Tóm lại việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa quan trọng không
những giúp doanh nghiệp tăng được lợi nhuận (là mục tiêu hàng đầu của DN)
mà còn giúp DN bảo toàn và phát triển VCĐ, tăng sức mạnh tài chính, giúp
SV: Nguyễn Thanh Minh

13

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

choDN đổi mới, trang bị thêm nhiều TSCĐ hiện đại hơn phục vụ cho nhu cầu
sản xuất kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh cho DN trên thị trường.

SV: Nguyễn Thanh Minh

14

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI DOANH
NGHIỆP TƯ NHÂN XNK NGUYỄN HOÀNG
2.1 Khái quát về doanh nghiệp tư nhân XNK Nguyễn Hoàng
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triểndoanh nghiệp TN XNK Nguyễn
Hoàng
Tên Công ty: DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN XNK NGUYỄN HOÀNG
Tên viết tắt: NGUYỄN HOÀNG
Mã số thuế:2700.163.128
Năm lập ngày: 1999
Địa chỉ:228 Trần Phú, phố Yết Kiêu phường Nam Thành, thành phố Ninh Bình
Số điện thoại:(030)3876576

Fax:0303874405

Email:
Website::

Giám đốc Công Ty:Nguyễn Văn Kiệm
Vốn điều lệ:10.000.000.000 đồng(mười tỉ đồng chẵn)
Tuy mới đựơc thành lập còn gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu của doanh
nghiệp tăng dần theo năm tháng và giải quyết thêm ngày càng nhiều lao động, bộ
máy quản lý cũng dần dần được hình thành bắt đầu từ việc thành lập pḥòng hành
chính tổng hợp và pḥòng kế hoạch nghiệp vụ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám
đốc xí nghiệp và kể từ đây xí nghiệp cũng đã bắt đầu có khách ngoại trực tiếp.
Năm 2003 doanh nghiệp bắt đầu xây dựng cơ sở vật chấtvà đến năm 2011
doanh nghiệp đã có hệ thống văn phòng, nhà xưởng, kho hàng, phòng trưng bày
mẫu, nhà bảo vệ, nhà ăn, nhà ở cho CNV xa nhà...Lao động tại chỗ 60 người và
khoảng 1900 lao động thời vụ, bộ máy quản lý trực thuộc Ban giám đốc tăng thêm

thành 5 phòng chuyên môn và 1 phân xưỏng giặt là. Kể từ năm 2003 doanh nghiệp
tham gia nộp BHXH cho công nhân và thành lập công đoàn cơ sở, đầu ra của sản
phẩm đã được xuất khẩu trực tiếp 100% cho các công ty nước ngoài.
SV: Nguyễn Thanh Minh

15

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Công ty là một tổ chức kinh tế hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ ngân hàng theo quy định của Pháp
luật.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
Doanh nghiệp tư nhân XNK Nguyễn Hoàng được thành lập với chức năng sản
xuất và kinh doanh các mặt hang thêu ren và thủ công mỹ nghệ.
Là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dẩu riêng, được mở
tài khoản tại ngân hàng, thực hiện hạch toán độc lập và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các hoạt động kinh tế của mình.
Được quyền tham ra hội chợ triển lãm quảng cáo sản phẩm hoặc tổ chức các
hội nghị hội thảo chuyên đề kỹ thuật về hang thêu ren và hang thủ côn mỹ nghệ
2.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty và chức năng
Là đơn vị hạch toán độc lập, để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của
mình, bộ máy của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến.Các phòng ban,
chức năng với các nhiệm vụ khác nhau:
Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý điều hành

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kế toán Phòng thiết kế
Phòng kiểm Phòng
hóa thị trường
Phòng nghiệp vụ

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính doanh nghiệp TN XNK Nguyễn Hoàng)

SV: Nguyễn Thanh Minh

16

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp


Giám đốc: là người nắm quyền hành cao nhất trong doanh nghiệp, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và toàn thể người lao động trong doanh nghiệp về các hoạt
động kinh doanh của đơn vị.



Phó giám đốc: là người điều hành một hoặc một số hoạt động của doanh nghiệp,

chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giao.



Phòng kế toán: tổ chức điều hành toàn bộ công tác tài chính kế toán của doanh
nghiệp, ghi chép, giám sát, phản ánh mọi hoạt động của doanh nghiệp thong qua
chỉ tiêu giá trị của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh và lập báo cáo cuối năm.



Phòng thiết kế: Có nhiệm vụ thiết kế các mẫu sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của
thị trường và thị yếu của khách hang.



Phòng kiểm hóa: Kiểm tra mẫu mã và chất lượng của sản phẩm trước khi được
xuất đi tiêu thụ.



Phòng thị trường: Thu mua các loại nguyên vật liệu trong nước và nước ngoài,
thực hiện quá trình xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.



Phòng nghiệp vụ: Thực hiện chỉ đạo kỹ thuật sản xuất trong đó có phân xưởng
giặt là, đảm bảo sản phẩm mang ra tiêu thụ đạt yêu cầu về mẫu mã và chất lượng

SV: Nguyễn Thanh Minh


17

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2.2 Thực trạng về tình hình tài chính của doanh nghiệp TN XNK Nguyễn
Hoàng (giai đoạn 2012 – 2014)
2.2.1 Thực trạng tài sản của doanh nghiệp TN XNK Nguyễn Hoàng
Bảng 2.1: Bảng phân tích cơ cấutài sản của doanh nghiệp TN XNK
Nguyễn Hoàng(giai đoạn 2012 – 2014)
Năm
Tiêu chí
A- Tài sản ngắn
hạn
I. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
II. Các khoản
phải thu ngắn
hạn
1. Phải thu
khách hang
2. Trả trước cho
người bán
III. Hàng tồn kho

IV. Tài sản ngắn
hạn khác
B- Tài sản dài
hạn
I. Tài sản cố
định
II. Tài sản dài
hạn khác
TỔNG TÀI
SẢN

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

Số
tiền

TT(%
)

Số
tiền


TT(%
)

Số
tiền

TT(%
)

Số
tiền

TL(%
)

Số
tiền

TL(%)

40.93

71.04

41.38

67.85

40.08


68.06

0.42

1.03

-1.27

-3.07

2.22

3.84

0.03

0.06

0.29

0.49

-2.19

-98.65

0.26

866.67


12.06

20.94

14.87

24.4

19.42

32.97

2.81

23.30

4.55

30.60

10.12

17.57

14.47

23.73

19.01


32.28

4.35

42.98

4.54

31.38

1.94

3.37

0.4

0.65

0.41

0.69

-1.54

-79.38

0.01

2.00


26.65

46.26

25.89

42.48

19.99

33.94

-0.76

-2.85

-5.90

-22.79

0.00

0.00

0.59

0.91

0.38


0.65

0.59

0.00

-0.21

-35.59

16.69

28.96

19.61

32.16

18.81

31.94

2.92

17.50

-0.80

-4.08


16.4

28.45

19.2

31.49

18.4

31.25

2.80

17.07

-0.80

-4.17

0.29

0.51

0.41

0.67

0.41


0.69

0.12

41.38

0.00

0.00

57.6
2

100

60.96

100

58.89

100

3.34

5.79

-2.07

-3.39


Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp TN XNK Nguyễn Hoàng 2012– 2014)
Qua phân tích số liệu ở bảng 2.1 ta nhận thấy tài sản của doanh nghiệp biến
động qua các thời kì như sau:
Quy mô tổng tài sản từ năm 2012 đến năm 2014 có xu hướng biến động
nhẹ. Năm 2013 là 60.96tỷ đồng, tăng 3.34tỷ đồng (tương ứng 5.79%) so với năm
2012; năm 2014 là 58.89tỷ đồng, giảm 2.07tỷ đồng (tương ứng 3.39%) so với năm
2013. Nếu so sánh với năm 2012, quy mô tổng tài sản của công ty đã tăng nhẹ, từ
SV: Nguyễn Thanh Minh

18

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

57.62 tỷ đồng năm 2012 lên 58.89 tỷ đồng năm 2014. Tuy vậy, sự dịch chuyển này
là không đáng kể, thể hiện cơ sở vật chất của công ty không được tăng cường thêm
nhiều.
Tài sản ngắn hạn qua 3 năm liên tiếp đều chiếm tỉ trọng cao trong tổng tài
sản, luôn lớn hơn 67% , và quy mô tài sản ngắn hạn có xu hướng biến động nhẹ.
Tài sản ngắn hạn năm 2013 có xu hướng tăng từ 40.93 tỷ đồng năm 2012 lên 41.35
tỷ đồng năm 2013 (tương ứng 1.03%). Nhưng lại đến năm 2014, tài sản ngắn hạn
đã giảm 1.27 tỷ đồng (tương ứng 3.07%) so với năm 2013. Một phần là do Tiền và
các khoản tương đương tiền giảm mạnh, năm 2013 là 0.03tỷ đồng, giảm2.19tỷ
đồng (tương ứng 98.65%) so với năm 2012; tuy năm 2014 là 0.29tỷ đồng tăng 0.26

tỷ đồng so với năm 2013 (tương ứng 866.67%), thêm vàođó chỉ tiêu tiền và các
khoản tương đương tiền cũng chiếm một tỉ trọng rất nhỏ(chỉ chiếm dưới 4%),
nhưng điều này vẫn ảnh hưởng đến tiền tại quỹ, từ đó làm giảm khả năng thanh
toán tức thời của công ty. Hàng tồn khocủa công ty lại chiếm tỉ trọng rất cao(luôn
chiếm hơn 30%, thậm chí cònđạt tới 46.26% vào năm 2012). Giá trị hàng tồn kho
năm 2014 là 19.99tỷ đồng, giảm 5.9tỷ đồng (tương ứng 22.79%%) so với năm
2013. Năm 2013 giá trị hàng tồn kho là 25.89tỷ đồnggiảm0.76tỷ đồng (tương ứng
2.85%) so với năm 2012. Qua đó ta thấy lượng hàng bán ra của công ty đã được
cải thiện qua từng năm, công ty bắt đầu thu hút được khách hàng, nâng cao được
công tác quản lí khâu thành phẩm hàng hoá.
Các khoản phải thu ngắn hạn và tài sản ngắn hạn khác có xu hướng tăng
lên. Năm 2013, các khoản phải thu ngắn hạn là 14.87tỷ đồng tăng 2.81tỷ đồng
(tương ứng 23.30%) so với năm 2012, năm 2014 các khoản phải thu ngắn hạn đạt
mức 19.42tỷ đồng tăng 4.55 tỷ đồng (tương ứng 30.60%). Chứng tỏ lượng hàng
bán ra nhưng công ty chưa thể thu hồi được tiền hàng nhanh chóng. Tài sản ngắn
hạn khác luôn chỉ chiếm tỷ trọng cao (trên 20%) trong tổng tài sản của công ty
trong giai đoạn 2012-2014.
Tài sản dài hạn của doanh nghiệp cũng có xu hướng biến động, và chiếm
một tỉ trọng khá thấp(luôn chiếm dưới 33%) trong tổng tài sản của công ty. Cụ thể
là năm 2013 là 19.61tỷ đồng, tăng 2.92tỷ đồng (tương ứng 17.50%) so với năm
SV: Nguyễn Thanh Minh

19

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp


2012 là 16.69tỷ đồng. Tuy vậy, năm 2014 giá trị tài sản dài hạn là 18.81tỷ đồng,
giảm 0.80tỷ đồng (tương ứng 4.08%) so với năm 2013. Tài sản dài hạn có xu
hướng tăng lên vào năm 2013 rồi giảm vào năm 2014 chủ yếu do tài sản cố định
trong các năm này có xu hướng tăng rồi giảm. Năm 2012tài sản cố định là 16.4tỷ
đồng, năm 2013 là 19.2tỷ đồng, tăng 2.80tỷ đồng so với năm 2012 (tương ứng
17.07%). Đến năm 2014chỉ còn là18.4tỷ đồng giảm so với năm 2013 là 0.80tỷ
đồng (tương ứng 4.17%) tuy nhiên nếu so sánh tài sản cố định của năm 2014 thì
giá trị này vẫn cao hơn so với năm 2012. Các tài sản dài hạn khác cũngtăng trong
3 năm, năm 2013 là 0.41tỷ đồngtăng 0.12tỷ đồng (tương ứng 41.38%) so với năm
2012; Năm 2014 là 0.41tỷ đồng, bằng mức 0.41tỷ đồng so với năm 2013. Sở dĩ tài
sản dài hạn của công ty có xu hướng tăng nhẹ vì công ty đang đầu tư mua sắm
thêm máymóc thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác
quản lí tài sản dài hạndần khả quan hơn.
Qua việc phân tích trên, ta thấy quy mô hoạt động và cơ cấu tài sản của công
ty có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2012-2014, chủ yếu là do các khoản phải
thu ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty đã tăng cao. Vì công ty hoạt động trong
lĩnh vực gia công, sản xuất chế biến hàng nông nghiệp nên việc tỷ trọng tài sản
ngắn hạn của công ty luôn cao hơn tỷ trọng dài hạn là chưa hợp lý. Mặc dù, tài sản
ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty đều tăng trong giai đoạn 2012-2014, tuy
nhiên hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn,
làmảnh hưởng đến vốn kinh doanh của công ty, công ty cần có biện pháp tích cực
hơn để cải thiện tình hình này.

SV: Nguyễn Thanh Minh

20

MSV: 11D03405



Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2.2.2 Thực trạng nguồn vốn của doanh nghiệp TN XNK Nguyễn Hoàng
Bảng 2.2: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp TN XNK
Nguyễn Hoàng (giai đoạn 2012 – 2014)
( Đơn vị: Tỷ đồng)
Năm

2012
%

Tiêu chí

Số
tiền

A- NỢ PHẢI TRẢ

52.96

91.91

I.Nợ ngắn hạn

42.24

1.Vay và nợ ngắn hạn


2013
Số
tiền

2014

2013/2012

2014/2013

%

Số
tiền

%

Số
tiền

%

Số
tiền

%

55.9
7


91.82

53.56

90.96

3.01

5.68

-2.41

-4.31

73.32

48.4
7

79.52

33.31

56.55

6.23

14.74


-15.16

-31.28

24.44

42.41

40.0
5

65.70

28.62

48.61

15.61

63.86

-11.42

-28.51

2.Phải trả người bán

15.83

27.46


5.05

8.28

0.61

1.04

-10.78 -68.11

-4.44

-87.91

3.Người mua trả tiền
trước

1.21

2.09

1.10

1.80

0.55

0.93


-0.11

-8.87

-0.55

-49.95

4.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước

0.75

1.30

2.22

3.65

3.17

5.38

1.47

196.14

0.95

42.54


5.Khen thưởng phúc lợi

0.00

0.00

0.04

0.07

0.35

0.59

0.04

0.00

0.31

775.00

6.Các khoản phải trả
ngắn hạn khác

0.01

0.01


0.01

0.02

0.01

0.01

0.01

100.00

-0.01

-41.67

II.Nợ dài hạn

10.72

18.60

7.50

12.30

20.25

34.39


-3.22

-30.01

12.75

170.00

B- NGUỒN VỐN CSH

4.66

8.09

4.99

8.18

5.33

9.04

0.33

7.00

0.34

6.84


I.Vốn đầu tư của CSH

4.20

7.29

4.20

6.89

4.20

7.13

0.00

0.00

0.00

0.00

II.Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối

0.46

0.80

0.79


1.29

1.13

1.91

0.33

71.02

0.34

43.44

TỔNG NGUỒN VỐN

57.62

100

60.9
6

100

58.89

100


3.34

5.79

-2.07

-3.39

(Nguồn: Báo cáo tài chính doanh nghiệp Nguyễn Hoàng năm 2012 – 2014)
Qua phân tích số liệu ở bảng 2.2 ta thấy:

SV: Nguyễn Thanh Minh

21

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp có sự biến động nhẹ, điều này
chứng tỏ công ty đã duy trì ổn định trong việc huy động nguồn vốn. Cụ thể là:
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty năm 2012 là 57.62 tỷ đồng, năm 2013là
60.96 tỷ đồng tăng 3.34(tương ứng 5.79%) so với năm 2012. Tuy vậy, năm 2014
tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 58.89 tỷ đồng có xu hướng giảm 2.07 tỷ
đồng(tương ứng giảm 3.39%) tỷ đồng so với năm 2013.
Nợ phải trả qua 3 năm cũng có biến động nhẹ.Trong tổng nguồn vốn, nợ
phải trả chiếm một tỷ trọng khá cao là trên 90% trong giai đoạn từ năm 2012 đến

năm 2014. Năm 2012 là 52.96tỷ đồng,thì đến năm 2013, nợ phải trả là 55.97 tỷ
đồng tăng 3.01tỷ đồng (tương ứng 5.68%) nhưng đến năm 2014, nợ phải trả đã
giảm 2.41tỷ đồng (tương ứng 4.31%) so với năm 2013, xuống còn 53.56 tỷ đồng.
Điều này chủ yếu do trong năm 2013 các khoản vay và nợ ngắn hạn tăng 15.61tỷ
đồng (tương ứng 63.86%) so với năm 2012 đạt 24.44 tỷ đồng và giảm đi 11.42tỷ
đồng (tương ứng 28.51%) vào năm 2014. Như vậy năm 2014 các khoản vay và nợ
ngắn hạn chỉ còn 28.62tỷ đồng. Trong khi đó nợ dài hạn lại tăng mạnh, năm 2013
nợ dài hạn là 7.5 tỷ đồng, tuy giảm nhẹ là 3.22tỷ đồng (tương ứng 30.01%) so với
năm 2012. Nhưng đến năm 2014 nợ dài hạn là 20.25tỷ đồng, đã tăng 12.75tỷ đồng
(tương ứng 170%) so với năm 2013. Chứng tỏ công ty đang vay các khoản nợ dài
hạn để đầu tư cho việc thay thế máy móc thiết bị mới và trả bớt nợ ngắn hạn; nợ
dài hạn tăng chứng tỏ uy tín của công ngày một tăng.
Phải trả người bán cho thấy công ty đang mở rộng việc chiếm dụng vốn ở
bên thứ 3. Minh chứng là việc các tỷ trọng phải trả người bán có sự giảm mạnh, từ
15.83 tỷ đồng năm 2012 xuống còn 5.05 tỷ đồng năm 2013, giảm 10.78 tỷ đồng
(tương ứng 68.11%) và giảm còn 0.61 tỷ đồng vào năm 2014, giảm 4.44 tỷ đồng
(tương ứng87.91%) so với năm 2013.
Tỷ trọng thuế và các khoản phải nộp của công ty cho nhà nước và trả cho
người lao động (khen thưởng phúc lợi) có xu hướng tăngtrong giai đoạn này. So
với năm 2012, năm 2013 các khoản nộp cho nhà nước đã tăng1.47 tỷ đồng (tương
ứng 196.14%), năm 2014 tiếp tục tăng 0.95 tỷ đồng (tương ứng 42.54%). Các

SV: Nguyễn Thanh Minh

22

MSV: 11D03405


Khoa tài chính


Luận văn tốt nghiệp

khoản khen thưởng phúc lợi tăng 0,04 tỷ đồng từ năm 2012 đến năm 2013, đến
năm 2014 khoản này giảm còn 0.035 tỷ đồng.
Nợ dài hạn của công ty trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 có xu
hướng tăng mạnh. Tuy nợ dài hạn của công ty năm 2013 giảm 3.22 tỷ đồng (tương
ứng 30.01%) so với năm 2012 là 10.72 tỷ đồng. Đến năm 2014, nợ dài hạn của
công ty đã tăng mạnh, đạt 20.25 tỷ đổng, tăng 12.75 tỷ đồng so với năm 2013
(tương ứng 170%).
Vốn chủ sở hữu trong 3 năm có xu hướng tăng dần. Năm 2013, tổng vốn
chủ sở hữu là 4.99tỷ đồng, tăng 0.33 tỷ đồng (tương ứng 7%) so với năm 2012.
Năm 2014vốn chủ sở hữu là 5.33tỷ đồng, tăng 0.34tỷ đồng (tương ứng 6.84%)so
với năm 2013. Sự biến động của vốn chủ sở hữu là do sự thay đổi từ lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối của công ty. Năm 2013lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của
công ty là 0.79tỷ đồng, tăng 0.33 tỷ đồng (tương ứng 5.79%). Đến năm 2014, lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối là 1.13tỷ đồng,tăng0.34tỷ đồng (tương ứng
43.44%) so với năm 2013. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của
công ty là khá thấp, luôn dưới10%. Điều này chứng tỏ công ty không có khả năng
tự chủ tài chính, làm mức độ rủi ro trong sản xuất kinh doanh của công ty ở mức
cao.
Qua phân tích trên, ta thấy quy mô hoạtđộng và cơ cấu nguồn vốn của công
ty giai đoạn 2012-2014 vẫn còn chưa thực sự hợp lí. Tỷ trọng nợ phải trả của công
ty vẫn cònở mức quá cao(chiếmđến trên 90%) tỷ trọng tổng nguồn vốn của công
ty, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng rất thấp(chỉở mức dưới
9%). Điều này cho thấy khả năng tự chủ và độc lập về mặt tài chính của công ty là
rất kém. Do đó, công ty cần tăng vốn chủ sở hữu vàđiều chỉnh lại cơ cấu để tránh
xuất hiện rủi ro tài chính trong tương lai.

SV: Nguyễn Thanh Minh


23

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguyễn Hoàng
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguyễn Hoàng
(giai đoạn 2012-2014)
(Đơn vị: tỷđồng)
Năm

2012

2013

2014

2013/2012

2014/2013

Tiêu chí

Số tiền


%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số
tiền

%

Số tiền

%

1.Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ

155.840

100

182.956

100


172.431

100

27.116

17.4

-10.525

-5.8

2.Các khoản giảm trừ doanh
thu

0.691

100

0.013

100

0.012

100

-0.678

-98.1


-0.001

-7.7

3.DTT về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (3=1-2)

155.149

100

182.943

100

172.419

100

27.794

17.9

-10.524

-5.8

4.Giá vốn hàng bán


145.527

100

171.534

100

161.381

100

26.007

17.8

-10.153

-5.9

5.LN gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (5=3-4)

9.622

100

11.408

100


11.038

100

1.786

18.6

-0.370

-3.2

6.Doanh thu hoạt động tài
chính

0.006

100

0.003

100

0.002

100

-0.003


-50.0

-0.001

-33.3

7.Chi phí tài chính

4.614

100

3.643

100

3.873

100

-0.971

21.0

0.230

6.3

8.Chi phí quản lý kinh
doanh


4.710

100

6.709

100

6.488

100

1.999

42.4

-0.221

-3.3

9.LN thuần từ hoạt động
kinh doanh (9=5+6-7-8)

0.304

100

1.059


100

0.679

100

0.755

248.3

-0.380

-35.9

10.Thu nhập khác

0.168

100

0.099

100

0.397

100

-0.069


-41.1

0.298

301.0

11.Chi phí khác

0.000

100

0.666

100

0.000

100

0.666

0

-0.666

0

12.Lợi nhuận khác (12=1110)


0.168

100

-0.567

100

0.397

100

-0.735

-437.5

0.964

170.0

13.Tổng LN kế toán trước
thuế (13=9+12)

0.472

100

0.492

100


1.076

100

0.020

4.2

0.584

118.7

14.Chi phí thuế TNDN hiện
hành

0.082

100

0.122

100

0.347

100

0.040


48.8

0.225

184.4

15.Lợi
TNDN

0.390

100

0.370

100

0.729

100

-0.020

-5.1

0.359

97.0

nhuận


sau

thuế

(Nguồn:Báo cáo tài chính doanh nghiệp Nguyễn Hoàng năm 2012 - 2014)

Qua bảng số liệu từ bảng 2.3 trên ta thấy:
SV: Nguyễn Thanh Minh

24

MSV: 11D03405


Khoa tài chính

Luận văn tốt nghiệp

Đánh giá một cách tổng quátkết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
giai đoạn 2012 – 2014 ta có thể nhận thấy: Tuy chịu tác động suy thoái của nền
kinh tế, nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm có xu hướng
biến động mạnh, điều này được thể hiện rõ qua chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp qua các năm. Năm 2012 là 0.39 tỷ đồng, năm 2013giảm
nhẹ5.1 % tương ứng giảm 0,02 tỷ đồng so với năm 2012là 0.39 tỷ đồng,
nhưngđếnnăm 2014 lới nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệplà 0.729 tỷ đồng
tăng mạnh97% tương ứng tăng 0.359 tỷ đồng so với năm 2013 là 0.37 tỷ đồng.
Nguyên nhân của việc tăng mạnh này là do các khoản giảm trừ doanh thu của công
ty giảm rõ rệt qua 3 năm từ 2012 đến 2014. Năm 2012 là 0.691 tỷ đồng, thì đến
năm 2013 chỉ còn 0.013 tỷ đồng giảm 0.678 tỷ đồng (tương ứng 98.1%) so với

năm 2012. Năm 2014 cũng chỉ giữ ở mức 0.012 tỷ đồng. Điều này cho thấy doanh
nghiệp đã có dấu hiệu tích cực, đã dần thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế thị
trường.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 3 năm liên tiếp
đã có sự dịch chuyểnđáng kể. So với năm 2012, năm 2013 doanh thu thuần là
182.943tỷ đồng, tăng 27.794tỷ đồng (tương ứng 17.9%). Năm 2014doanh thu
thuần là 172.419tỷ đồng, giảm 10.524tỷ đồng (tương ứng 5.8%) so với năm 2013,
tuy nhiên vẫn ở mức cao hơn so với năm 2012 (155.149tỷ đồng). Bên cạnh đó giá
vốn hàng bán cũng có biến động nhẹ. Năm 2013 là 171.534tỷ đồng, tăng 26.007tỷ
đồng (tương ứng 17.8%) so với năm 2012; Năm 2014 giá vốn là 161.381tỷ
đồnggiảm 10.153tỷ đồng so với năm 2013 (tương ứng 5.9%). Điều này đã làm cho
lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 đạt 11.408tỷ đồng, tăng
11.786tỷ đồng (tương ứng 18.6%) so với năm 2012 và năm 2014 lợi nhuận gộp là
11.038tỷ đồng, giảm không đáng kể 0.370tỷ đồng (tương ứng 3.2%) so với năm
2013.
Doanh thu hoạt động tài chính trong 3 năm có xu hướng giảm. Năm 2012
doanh thu tài chính là 0.006tỷ đồng; năm 2013 là 0.003tỷ đồnggiảm 50% so với
năm 2012; đến năm 2014 doanh thu từ hoạt động tài chính chỉ còn 0,002tỷ đồng,
giảm 0.001tỷ đồng (tương ứng 33.3%). Điều này chứng tỏ việc thu lãi từ các khoản
đầu tư tài chính bị suy giảm mặc dù chi phí tài chính ở cả 3 năm đều đã giảm dần.

SV: Nguyễn Thanh Minh

25

MSV: 11D03405


×