Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Diễn giải
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
PGD NHCSXH
Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội
TK&VV
Tiết kiệm và vay vốn
DTTS
Dân tộc thiểu số
HSSV
Học sinh sinh viên
NSVSMT
Nươc sạch vệ sinh môi trường
SXKD
Sản xuất kinh doanh
LĐTB&XH
Lao động thương binh và xã hội
Vương Thị Huệ
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Thứ tự
Diễn giải
Trang
1.1
Mô hình tổ chức của PGD NHCSXH Hạ Lang
15
2.1
2.2
2.3.1
Vương Thị Huệ
Bảng tổng hợp nguồn vốn PGD NHCSXH huyện
Hạ Lang
Bảng kết quả cụ thể từng chương trình cho vay giai đoạn
2012 – 2014
Bảng kết quả cho vay học sinh sinh viên giai đoạn
2012 - 2014
Mã sinh viên: 12401361
16
18
22
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đẩy mạnh nguồn nhân lực là
một trong những trọng tâm chỉ đạo của Chính Phủ. Do đó, chính sách tín dụng
đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà
nước đối với một bộ phận dân cư. Cho nên, tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn là một chính sách hợp với yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế trong
giai đoạn mới, phù hợp với lòng dân, được nhân dân đón nhận và nhiệt tình ủng
hộ, thể hiện tính ưu việt của chế độ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang phấn
đấu xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuất phát từ thực tế đó, em chọn “Một số giải pháp nhằm phát triển tín
dụng đối với học sinh, sinh viên của Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách
huyện Hạ Lang" làm đề tài luận văn tốt nghiệp
Ngoài lời mở đầu và kết luận nội dung bài luận văn tốt nghiệp của em được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tín dụng đối với HSSV của PGD NHCSXH
huyện Hạ Lang;
Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với HSSV ở PGD NHCSXH huyện Hạ
Lang giai đoạn 2012 – 2014;
Chương 3: Một số giải pháp phát triển tín dụng đối với HSSV của PGD
NHCSXH huyện Hạ Lang.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài luận văn của em chắc chắn không
tránh khỏi sơ suất. Em kính mong Thầy Cô góp ý để bài viết của em được hoàn
thiện hơn.
Vương Thị Huệ
1
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HSSV CỦA PGD NHCSXH HUYỆN
HẠ LANG
1.1. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên
1.1.1. Sự cần thiết của tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên
Đào tạo Đại học, Cao đẳng và đào tạo nghề với chất lượng cao, đáp ứng
nhu cầu xã hội có ý nghĩa quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Thực hiện tín dụng ưu đãi đối với HSSV
là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong công cuộc xã hội hóa giáo dục
- nền tảng quan trọng để phát triển kinh tế, xã hội đất nước trong tương lai, tiến
tới một đất nước Việt Nam phát triển bền vững trên con đường hội nhập kinh tế
quốc tế.
“Đầu tư” cho thế hệ HSSV chính là đầu tư cho tương lai của từng hộ gia
đình nói riêng và của toàn đất nước nói chung. Thấm nhuần được điều đó,
chương trình cho vay HSSV đã được triển khai với sự đồng cảm, sẻ chia sâu sắc,
để đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ thực sự phát huy hiệu quả, đến được
tận tay những hộ nghèo có HSSV, gánh đỡ giúp họ một phần khó khăn về kinh tế
trong việc “đầu tư” cho thế hệ tương lai.
Đối với những gia đình khó khăn, hoàn cảnh éo le phải chạy từng bữa ăn
hay vật lộn với bệnh tật thì đồng vốn đến với con em họ khi đang theo học đại
học, cao đẳng thực sự là “phao cứu sinh”, giúp họ thoát khỏi nỗi lo thất học bởi
cái nghèo, thoát khỏi những nỗi buồn mà chỉ có người nghèo mới hiểu được khi
nghe tin con em mình đỗ đại học…
Đến được đúng lúc, đúng người, vốn tín dụng ưu đãi đối với HSSV đã thực
sự chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão lớn lao của biết bao thế hệ HSSV trên
ghế giảng đường. Những ước mơ tưởng chừng nhỏ bé đó chắc chắn sẽ tạo nên
một sức mạnh to lớn cho cả một thế hệ, cả một đất nước trong thế kỷ của tri thức,
của khoa học và công nghệ trên con đường hội nhập và phát triển.
Vương Thị Huệ
2
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
1.1.2. Nội dung chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh sinh viên
1.1.2.1. Phạm vi áp dụng
Chính sách tín dụng đối với HSSV được áp dụng để hỗ trợ cho HSSV có
hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của
HSSV trong thời gian theo học tại trường bao gồm: Tiền học phí, chi phí mua
sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại.
1.1.2.2. Đối tượng được vay vốn
- Học sinh, sinh viên (HSSV) có hoàn cảnh khó khăn (HCKK) theo học tại
các trường đại học (hoặc tương đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp
và tại các cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp
luật Việt Nam;
- Học sinh học nghề mồ côi cả cha lẫn mẹ không phân biệt độ tuổi (thành
niên hay không thành niên) đều được vay vốn;
- Trường hợp HSSV nhưng đồng thời là chủ hộ gia đình có đủ điều kiện vay
vốn thì được vay vốn;
- Các HSSV học trung cấp, cao đẳng học liên thông lên cao đẳng, đại học
được tiếp tục vay vốn;
- Các HSSV đang học trường này nhưng đỗ chuyển sang trường khác được
tiếp tục vay.
1.1.2.3. Phương thức cho vay
Việc cho vay đối với HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay thông
qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình là người trực tiếp vay vốn và có trách
nhiệm trả nợ NHCSXH. Trường hợp HSSV mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi
cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, được trực tiếp vay
vốn tại NHCSXH nơi mà nhà trường đóng trụ sở.
Vương Thị Huệ
3
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
1.1.2.4. Điều kiện vay vốn
- HSSV đang sống trong hộ gia đình cư trú hợp pháp tại địa phương nơi cho
vay.
Nơi cư trú hợp pháp của người vay vốn là nơi người đó thường xuyên sinh
sống. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của người vay vốn theo quy định
thì nơi cư trú là nơi người đó đang sinh sống được UBND xã, nơi quản lý hộ gia đình
đang sinh sống xác nhận (trên mẫu số 03/TD);
- HSSV được vào học và đang theo học tại các trường đại học (hoặc tương
đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Cụ thể phải có một trong 02 loại giấy tờ sau:
+ Đối với sinh viên năm thứ nhất phải có Giấy báo nhập học của nhà trường.
+ Đối với sinh viên năm thứ 2 trở đi phải có Giấy xác nhận của nhà trường
theo mẫu quy định (mẫu 01/TDSV).
- Là HSSV có hoàn cảnh khó khăn được UBND cấp xã nơi hộ gia đình của
HSSV sinh sống.
1.1.2.5. Mức vốn cho vay
- Mức cho vay cụ thể đối với từng HSSV được xác định căn cứ vào khả
năng tài chính của NHCSXH và nhu cầu vay vốn của người vay, nhưng không
vượt quá mức cho vay tối đa theo quy định của HĐQT NHCSXH công bố từng
thời kỳ.
Hiện nay, mức cho vay tối đa quy định đối với mỗi HSSV là
800.000đồng/tháng (8.000.000 đồng/năm học).
Vương Thị Huệ
4
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
- Số tiền xem xét cho vay tối đa đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào số lượng
HSSV trong gia đình, mức vốn cho vay tối đa của NHCSXH, số tháng từng sinh
viên còn phải theo học tại trường kể từ ngày có nhu cầu vay vốn;
- Đối với những HSSV thuộc diện được miễn, giảm học phí hoặc HSSV theo
học tại các trường Công an, Quân sự đã được miễn học phí và sinh hoạt phí thì loại
trừ không cho vay đối với số tiền đã được miễn, giảm học phí, sinh hoạt phí...
- Đối với HSSV thuộc đối tượng được vay vốn nhưng học hệ đại học tại
chức, đào tạo từ xa thì HSSV vẫn được vay nhưng mức cho vay phải căn cứ vào số
tháng thực tế HSSV phải theo học tại trường, mức thu học phí của từng tháng, chi
phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn ở, đi lại (nếu học tại chức) để
xem xét xác định mức cho vay
1.1.2.6. Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay nhận món
vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc và lãi được thoả thuận trong khế ước nhận
nợ.
Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ:
a. Thời hạn phát tiền vay: Là khoảng thời gian tính từ ngày người vay nhận món
vay đầu tiên cho đến ngày HSSV kết thúc khoá học, kể cả thời gian HSSV được
nhà trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu
có). Trong thời gian phát tiền vay, HSSV chưa phải trả nợ gốc và lãi. Lãi tiền vay
được tính từ ngày nhận món vay đầu tiên cho đến ngày trả hết nợ gốc.
b. Thời hạn trả nợ: Là khoảng thời gian được tính từ ngày người vay trả món nợ đầu
tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi. Người vay và ngân hàng thoả thuận thời hạn trả nợ
cụ thể nhưng không vượt quá thời hạn trả nợ tối đa được quy định cụ thể như sau:
- Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo đến một năm, thời
gian trả nợ tối đa bằng hai lần thời hạn phát tiền vay;
Vương Thị Huệ
5
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
- Đối với các chương trình đào tạo trên một năm, thời gian trả nợ tối đa bằng
thời hạn phát tiền vay;
Trường hợp, một hộ gia đình vay vốn để chi phí học tập cho nhiều HSSV
cùng một lúc, nhưng thời hạn ra trường của từng HSSV khác nhau thì thời hạn cho
vay được xác định theo HSSV có thời gian còn phải theo học tại trường dài nhất.
1.1.2.7. Lãi suất cho vay
- Lãi suất cho vay đối với HSSV là 0,5%/tháng.
- Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
1.1.2.8. Thu nợ gốc và lãi tiền vay
a. Thu nợ gốc
- Việc thu nợ gốc được thực hiện theo phân kỳ trả nợ đã thoả thuận trong sổ
vay vốn;
- Trường hợp người vay có khó khăn chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn
trả nợ thì được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo.
b. Thu lãi tiền vay
- Lãi tiền vay được tính từ ngày người vay nhận món vay đầu tiên đến ngày
trả hết nợ gốc. NHCSXH thoả thuận với người vay trả lãi theo tháng trong thời hạn
trả nợ;
- Đối với các khoản nợ quá hạn, thu nợ gốc đến đâu thì thu thu lãi đến đó;
trường hợp người vay thực sự khó khăn có thể ưu tiên thu gốc trước thu lãi sau.
c. Trường hợp sinh viên trả gốc trước hạn sẽ được hưởng chính sách giảm lãi của
nhà nước. Cụ thể như sau:
* Số tiền lãi được giảm khi trả nợ trước hạn:
Số tiền lãi được giảm tính trên số tiền gốc trả nợ trước hạn và thời gian trả
nợ trước hạn của người vay. Mức lãi suất được giảm bằng 50% lãi suất cho vay.
Số tiền lãi được giảm cho mỗi lần trả nợ trước hạn được tính theo công thức sau:
Vương Thị Huệ
6
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Số tiền
Số tiền
lãi được =
gốc trả nợ
giảm
trước hạn
Số ngày
x
trả nợ
Lãi suất cho vay
x
x 50 %
trước hạn
30 ngày
Số ngày trả nợ trước hạn được tính từ ngày trả nợ đến ngày trả nợ cuối cùng
ghi trên sổ vay vốn. Trường hợp thời hạn trả nợ chưa ghi trên sổ vay vốn thì ngày
trả nợ cuối cùng là ngày cuối cùng của thời gian trả nợ tối đa theo quy định tại
Công văn số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 của Tổng giám đốc NHCSXH về
Hướng dẫn thực hiện cho vay đối với HSSV.
1.1.2.9. Thủ tục và quy trình nghiệp vụ cho vay
a. Cho vay thông qua hộ gia đình
- Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay (mẫu số 01/TD)
kèm Giấy xác nhận của nhà trường đối với sinh viên năm thứ hai trở đi (bản chính)
hoặc giấy báo nhập học đối với sinh viên năm thứ nhất (bản chính hoặc bản photo có
công chứng).
Cơ quan có thẩm quyền xác nhận (mẫu 01/TDSV): Là các trường, cơ sở giáo
dục khác (gọi chung là các trường) thuộc hệ thống giáo dục quốc dân được Bộ
GD&ĐT cho phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp. Các đơn vị tham gia liên kết
đào tạo, không trực tiếp cấp bằng tốt nghiệp cho HSSV thì không có thẩm quyền
xác nhận; Hiệu trưởng các trường có thể uỷ quyền cho trưởng phòng công tác
HSSV hoặc trưởng phòng đào tạo xác nhận; Các cơ sở đào tạo do thủ trưởng đơn
vị xác nhận; Các khoa thuộc một số trường đại học quốc gia Hà Nội, đại học Thái
Nguyên, đại học Đà Nẵng nếu có tài khoản, con dấu riêng được giám đốc đại học
uỷ quyền thì chủ nhiệm khoa xác nhận.
- Danh sách hộ gia đình có HSSV đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số
03/TD);
- Biên bản họp Tổ TK&VV (mẫu 10/TD);
- Thông báo phê duyệt cho vay (mẫu số 04/TD).
Vương Thị Huệ
7
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
* Đối với hộ gia đình đã vay vốn cho HSSV nhưng năm học mới này có
thêm HSSV trúng tuyển, thủ tục cho vay được bổ sung thêm như sau:
Hộ vay lập Phụ lục Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01A/TD) đính kèm Giấy xác
nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi Tổ TK&VV.
b. Cho vay trực tiếp HSSV tại NHCSXH
HSSV mồ côi cả cha và mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại
không còn khả năng lao động được vay vốn và trả nợ trực tiếp tại NHCSXH nơi địa bàn
nhà trường đóng trụ sở.
Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) có xác nhận của nhà
trường đang theo học tại trường và là HSSV mồ côi có HCKK (bản chính) và giấy
báo nhập học (bản chính hoặc bản photo có công chứng) gửi NHCSXH nơi nhà
trường đóng trụ sở.
Nhận được hồ sơ xin vay, NHCSXH xem xét cho vay, thu hồi nợ (gốc, lãi) và
thực hiện các nội dung khác theo qui định.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ưu đãi đối với học sinh,
sinh viên
1.2.1. Nhóm nhân tố khách quan
1.2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Một khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ trương đúng đắn
giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó
giúp NH mở rộng cho vay và ngược lại.
1.2.1.2. Môi trường kinh tế
Nếu trong môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, vấn đề giải quyết việc
làm được chú trọng, tỷ lệ HSSV ra trường kiếm được việc làm nói chung sẽ tăng
lên, và tỷ lệ HSSV vay vốn Ngân hàng có khả năng trả nợ cũng sẽ tăng lên, do đó
chất lượng tín dụng đối với HSSV sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.
1.2.1.3. Môi trường pháp lý
Vương Thị Huệ
8
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an
toàn. Cho nên, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói
chung thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt đối với
sự hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là HSSV, nhận thức chung
về luật pháp còn ít nhiều hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới chất
lượng tín dụng của Ngân hàng. Do đó, việc tạo ra một Môi trường pháp lý thuận
lợi chính là tạo tiền đề để nâng cao chất lượng tín dụng Ngân hàng. Môi trường
pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về hoạt động Ngân hàng đồng bộ
và hoàn thiện mà còn là khả năng nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của
người dân, các chế tài phù hợp để có tác dụng răn đe. Để làm được điều này đòi
hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cần được chú trọng.
1.2.1.4. Năng lực, nhận thức của khách hàng
Năng lực của khách hàng là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới
chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nếu khách hàng là người có năng lực tốt sau
khi ra trường, sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, do đó
khả năng trẻ nợ Ngân hàng cũng sẽ cao.
Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản
vay cũng rất quan trọng, bởi nếu HSSV vẫn coi các khoản vay vốn từ NHCSXH
như là “lộc trời”, “của chùa” thì tất yếu họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn
vay có thể sẽ bị thất thoát, sử dụng sai mục đích.
1.2.2. Nhóm nhân tố chủ quan
1.2.2.1. Chiến lược hoạt động của ngân hàng
Đây là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới chất lượng tín dụng đối
với HSSV của NHCSXH. Bởi vì, nếu như Ngân hàng chỉ hoạt động mang tính
chất thụ động, không định hướng một cách cụ thể và có chiến lược hoạt động của
mình thì tất yếu Ngân hàng không thể nâng cao chất lượng hoạt động của mình,
trong đó có hoạt động tín dụng. Một khi chất lượng lĩnh vực hoạt động chính
không được chú ý thì hoạt động của Ngân hàng càng nhanh chóng trở nên bế tắc.
Vương Thị Huệ
9
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Điều này có nghĩa là trước hết Ngân hàng cần chú ý hoạch định một cách khoa
học và khả thi chiến lược phát triển của mình, từ đó mới có thể đưa ra các phương
án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng trong ngắn hạn cũng như
trong dài hạn. Có như vậy, chất lượng tín dụng mới ngày càng được nâng cao.
1.2.2.2. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với HSSV,
kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay được thực hiện, sự
bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng… Chính sách tín dụng có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra
như thế nào phần lớn tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng đề ra. Cho
nên, chính sách tín dụng cần phải được xây dụng hợp lý, có sự linh hoạt, bởi nếu
cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng tín dụng.
1.2.2.3. Cơ sở vật chất
Trong điều kiện cơ sở vật chất cho hoạt động được hoàn thiện sẽ tạo tiền đề
để Ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ phục vụ khách hàng. Nếu cơ sở vật
chất trang thiết bị thiếu vốn thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ giải ngân
vốn tín dụng ưu đãi đã là khó khăn, bản thân nó cũng không kích thích cán bộ
nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Thực tế cho thấy, trong lĩnh
vực tài chính Ngân hàng có rất nhiều các loại hình dịch vụ hỗ trợ nhau. Việc thực
hiện đồng thời các loại hình dịch vụ này sẽ cho phép Ngân hàng tăng hiệu quả
hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng. Nhưng việc mở ra một loại hình dịch
vụ mới đòi hỏi chi phí rất cao. Điều này đặt ra một vấn đề, nếu như Chính phủ
muốn duy trì sự hoạt động bền vững của NHCSXH để giải quyết có hiệu quả hơn
các vấn đề thuộc về chính sách xã hội thì trước hết cần đầu tư hiện đại hóa cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả. Đó cũng là cơ sở tăng
niềm tin cho các đối tượng chính sách về một sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ
Vương Thị Huệ
10
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
trong cuộc chiến chống đói nghèo song hành với chiến lược tăng trưởng nền kinh
tế.
1.2.2.4. Phẩm chất, trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, nhân viên trong Ngân
hàng
Phong cách của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng tác động rất lớn đến tâm
lý của khách hàng. Nhìn chung, tâm lý của người nghèo, người có hoàn cảnh khó
khăn, có con em theo học các trường cao đẳng, đại học hay chính những HSSV
mồ côi cả cha lẫn mẹ trực tiếp đến vay vốn rất dễ mặc cảm, cho nên tạo một sự
quan tâm gần gũi hơn với các khách hàng của mình là rất cần thiết để người
nghèo coi NHCSXH thực sự là người bạn gần gũi và họ mới thực sự muốn giữ
chữ “tín” với Ngân hàng. Điều này rất quan trọng khi cho vay HSSV, một sự cho
vay nhưng tính đảm bảo trong tín dụng rất thấp. Cho nên, bồi dưỡng, nâng cao
trình độ, năng lực cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ
nhân viên trong Ngân hàng là rất cần thiết. Nếu cán bộ, nhân viên lại thiếu tư
cách đạo đức hay hạch sách, vòi vĩnh khách hàng thì quả là rất khó đối với
NHCSXH để thực hiện mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững của mình.
1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với học sinh, sinh viên
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định tính
- Khả năng đáp ứng nhu cấu vốn vay của HSSV với thủ tục đơn giản, thuận
tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng.
Việc giải ngân vốn tín dụng nhanh chóng, thuận tiện để tạo niềm tin cho họ cũng
rất quan trọng, bởi vì đối tượng được vay không có tài sản đảm bảo, nếu không
tạo niềm tin cho họ về một sự gần gũi giữa Ngân hàng với họ thì khả năng rủi ro
tín dụng có nguy cơ sẽ tăng lên;
- Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu
chất lượng tín dụng tốt, vốn cho vay đáp ứng đầy đủ và kịp thời, đúng đối tượng
khách hàng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của từng địa phương phát triển.
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu định lượng
Vương Thị Huệ
11
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
- Chỉ tiêu Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng
trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tổng dư nợ cao và mức tăng trưởng
nhanh cho thấy khả năng tiếp thị của Ngân hàng là tốt, thu hút ngày càng nhiều
khách hàng, thị phần ngày càng được mở rộng.
- Chỉ tiêu Hệ số sử dụng vốn vay:
Tổng dư nợ
Hệ số sử dụng vốn vay =
Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực huy động và sử dụng vốn của Ngân hàng.
Tỷ lệ này càng cao phản ánh vốn sử dụng vào kinh doanh càng lớn, khả năng khai
thác vốn cao.
- Chỉ tiêu Vòng quay vốn tín dụng:
Doanh số thu nợ trong kỳ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay tín dụng trong một thời gian nhất định.
Vòng quay vốn tín dụng lớn chứng tỏ vốn vay Ngân hàng đã luân chuyển nhanh,
tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, khách hàng sử dụng vốn vay hiệu
quả, trả nợ đúng hạn.
- Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Tổng dư nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn
Vương Thị Huệ
=
12
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất
lượng tín dụng của Ngân hàng, nó cho phép lượng hóa độ rủi ro mà Ngân hàng
phải đối mặt. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ tín dụng của Ngân hàng có độ
an toàn cao và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5%
được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức này là có vấn đề.
- Chỉ tiêu Thu nhập từ hoạt động cho vay:
Tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng
Tỷ trọng thu nhập tín dụng =
Tổng thu nhập
1.3. Một số vấn đề cơ bản về tín dụng
1.3.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường
quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức
khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món
vay nhất định. Như vậy, tín dụng bao hàm cả việc cho vay và đi vay. Nó ra đời, tồn
tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá. Trong điều kiện nền kinh tế còn
tồn tại song song hàng hoá và quan hệ hàng hoá tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là
một yếu tố khách quan. Như vậy, xét về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn
lẫn nhau có hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được
thoả thuận giữa người vay và người cho vay.
Tuy nhiên, nếu chỉ gắn với một chủ thể là ngân hàng mà cụ thể là NHCSXH
thì tín dụng chỉ bao hàm nghĩa là ngân hàng cho vay. Có thể nói đây là hoạt động
quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo ra thu nhập từ lãi
Vương Thị Huệ
13
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
lớn nhất và cũng là hoạt động mang tính rủi ro cao nhất trong mọi hoạt động của
ngân hàng.
1.3.2. Phân loai tín dụng
Theo luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam
ra ngày 12 tháng 12 năm 1997, tại điều 49 quy định: Tổ chức tín dụng được cấp tín
dụng cho tổ chức cá nhân dưới các hình thức: Cho vay, bảo lãnh chiết khấu thương
phiếu và giấy tờ có giá khác, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy
định của ngân hàng nhà nước
- Nếu phân theo hình thức tín dụng hiện nay có:
+ Cho vay: Là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách
hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định;
+ Bảo lãnh: Là việc Ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ
khách hàng của mình (cho khách hàng sử dụng uy tín của mình);
+ Chiết khấu thương phiếu: Là việc Ngân hàng ứng trước tiền cho khách
hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để
sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn;
+ Cho thuê tài chính: Là việc Ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách
hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian thuê, khách hàng phải trả
cả gốc và lãi cho Ngân hàng.
- Nếu phân loại theo tài sản bảo đảm thì tín dụng có thể được chia thành:
+ Tín dụng có tài sản đảm bảo (đảm bảo bằng tài sản hoặc bằng uy tín của
khách hàng);
+ Tín dụng không có tài sản đảm bảo: thường được áp dụng với khách hàng
có uy tín lâu năm, có quan hệ thường xuyên với ngân hàng và làm ăn có hiệu quả,
áp dụng cho các khoản vay theo chỉ định của Chính Phủ (cho vay đối với các đối
tượng chính sách).
- Nếu phân loại theo thời gian sử dụng tín dụng thì tín dụng được chia thành:
+ Tín dụng ngắn hạn: dưới 12 tháng;
+ Tín dụng trung hạn: từ 1 năm đến 5 năm;
Vương Thị Huệ
14
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
+ Tín dụng dài hạn: từ 5 năm trở lên.
Ngoài ra còn nhiều tiêu chí để phân loại tín dụng nhưng những tiêu chí trên là
phổ biến và thường được áp dụng trong quá trình nghiên cứu, xem xét đến tín dụng
của Ngân hàng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỌC SINH SINH
VIÊN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
HUYỆN HẠ LANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
2.1. Giới thiệu khái quát về PGD NHCSXH huyện Hạ Lang
2.1.1. Thông tin chung
Tên đơn vị: Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Hạ Lang
Tên giao dịch: Phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Hạ Lang
Địa chỉ: Số 36 thị trấn Quang Trung, huyện Hạ Lang
Số điện thoại: 026.3852422
Fax: 026.3852423
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của PGD NHCSXH Hạ Lang
Những năm cuối của thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, thực hiện lộ trình gia nhập
WTO đòi hỏi hệ thống tài chính tín dụng Việt Nam phải nhanh chóng cơ cấu lại hệ
thống Ngân hàng, tách tín dụng chính sách ra khỏi tin dụng thương mại cho phù
hợp với thông lệ quốc tế và tạo điều kiện cho các Ngân hàng thương mại Nhà nước
vươn ra nắm giữ thị trường.
Vương Thị Huệ
15
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Yêu cầu tập trung nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước dành cho các đối
tượng chính sách xã hội. Để đáp ứng các yêu cầu trên, ngày 04/10/2002, Chính phủ
đã ban hành nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các
đối tượng chính sách khác. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội trên cơ
sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Từ đó, Ngân hàng chính sách được
ra đời. PGD NHCSXH huyện Hạ Lang được thành lập theo Quyết định số 36/QĐHĐQT của Hội đồng quản trị ngày 14/102003.
Do được hình thành từ việc cải tổ hoạt động của mô hình Ngân hàng người
nghèo, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
trước đây nên sau khi thành lập, một Phó Giám đốc của Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn huyện Hạ Lang đã được điều chuyển sang làm Giám đốc
PGD NHCSXH. Về cơ sở vật chất cho sự hoạt động của PGD NHCSXH hầu như
cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ làm việc thiếu thốn, công nghệ lạc hậu, lao động
thủ công vẫn là chính, nắm bắt xử lý thông tin thiếu kịp thời. Tuy vậy, trong
những năm qua, PGD NHCSXH đã không ngừng nỗ lực vươn lên thực hiện tốt
nhiệm vụ chuyên môn và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần vào
thực hiện có hiệu quả chiến lược xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao
động…Chi nhánh cũng đã từng bước chủ động trong tạo lập cơ cấu nguồn vốn
hoạt động hợp lý, tạo nền tảng cho sự hoạt động ngày càng hiệu quả.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động
NHCSXH ra đời với mục đích tách hoạt động tín dụng chính sách ra khỏi
các NHTM, đồng thời thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm
nghèo, ổn định xã hội, thực hiện tín dụng ưu đãi với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của PGD NHCSXH Hạ Lang
Sơ đồ 1.1. Mô hình tổ chức của PGD NHCSXH Hạ Lang
Giám Đốc
Vương Thị Huệ
Tổ Tiết kiệm và
vay vốn
Mã sinh viên: 12401361
Tổ
Kế16
toán Ngân
Phòng Bảo vệ
Phó
Giám
Đốc
quỹ
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
2.2. Khái quát về hoạt động huy động vốn và cho vay tại PGD NHCSXH Hạ
Lang
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
- Tổ chức huy động vốn có trả lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước, bao gồm: Tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức huy động tiết kiệm
trong cộng đồng người nghèo;
- Các tổ chức tín dụng Nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại
NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam tại thời điểm
ngày 31/12 năm trước. Việc thay đổi tỷ lệ duy trì số dư tiền gửi do Thủ tướng
quyết định. Tiền gửi của tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng được trả lãi
suất bằng lãi suất tính trên cơ sở bình quân lãi suất huy động các nguồn vốn hàng
năm của tổ chức tín dụng kèm phí huy động hợp lý do hai bên thỏa thuận;
- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không
hoàn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và
các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, hội, các tổ chức phi Chính Phủ, các cá
nhân trong và ngoài nước.
Vương Thị Huệ
17
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Bảng 2.1. Bảng tổng hợp nguồn vốn PGD NHCSXH huyện Hạ Lang
{Đơn vị tính: triệu đồng}
Loại Nguồn
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
vốn
Nguồn vốn
56.706 96,7
Trung Ương
Nguồn vốn huy 952
1,63
So sánh
So sánh
2013/ 2012
2014/ 2013
69.633 96,5
92.975 95,9
12.927 27,8
23.342 33,5
1.034
1.985
82
951
1.45
2,05
8,6
92
động tại địa
phương
Tổng Cộng
58.641 100
Vương Thị Huệ
72.145 100
96.945 100
18
13.147 22,4
23.849 33,1
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
( Nguồn tài liệu: Báo cáo tổng kết hoạt động PGD NHCSXH huyện Hạ Lang giai
đoạn 2012 – 2014 )
Qua bảng số liệu ta có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Tổng nguồn vốn huy động của PGD NHCSXH huyện Hạ Lang liên tục
tăng qua các năm cụ thể: Năm 2013 tăng 13.147 triệu đồng so với năm 2012,
tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,4 %. Năm 2014 tăng 23.849 triệu đồng, tương ứng
với tỷ lệ là 33% so với năm 2013. Nguồn vốn của PGD NHCSXH tăng chủ yếu là
do các nhân tố sau:
Nguồn vốn Trung Ương chiếm hơn 95% tổng nguồn vốn và tăng qua các
năm. Năm 2013 nguồn vốn Trung Ương đạt 69.633 triệu đồng, tăng 12,927 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 22,8% so với năm 2012. Năm 2014 chỉ tiêu này
đạt 92.975 triệu đồng, tăng 23.342 triệu đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng là 33,5
%. PGD NHCSXH là Ngân hàng phục vụ người nghèo hoạt động không vì mục
đích lợi nhuận nên nguồn vốn chủ yếu là do Trung Ương cấp. NHCSXH là một
ngân hàng để thực hiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo không vì mục đích lợi nhuận.
Số lượng người nghèo ở nước ta rất lớn, muốn thực hiện được việc ưu đãi về lãi
suất thì nguồn vốn của ngân sách Nhà nước phải chiếm số lượng lớn mới đảm
bảo được cho PGD NHCSXH cho vay đúng đối tượng.
Nguồn vốn huy động tại địa phương năm 2013 đạt 1.034 triệu đồng, tăng
82 triệu đồng so với năm 2012, tương ứng với tỷ lệ là 8,6 %. Năm 2014 chỉ tiêu
này đạt 1.985 triệu đồng, tăng 951 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 92 %.
Nguồn vốn huy động thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn năm 2013 đạt 1.478
triệu đồng, tăng 495 triệu đồng so với năm 2012, với tỷ lệ là 503 %. Năm 2014
đạt 1.985 triệu đồng, tăng 507 triệu đồng, với tỷ lệ 33,4 %. Nguồn vốn huy động
tại địa phương và nguồn vốn huy động thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn chiếm
tỷ lệ rất thấp (từ 1% đến 2%/ tổng nguồn vốn). Việc thực hiện huy động tiền gửi
dân cư trên địa bàn, tuy nhiên về mặt bằng lãi suất tiền gửi là như nhau, nhưng
đối với NHCSXH là đơn vị mới thực hiện huy động, nên sự tín nhiệm và hiểu
Vương Thị Huệ
19
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
biết của khách hàng còn hạn chế, do vậy việc huy động tiền gửi dân cư vẫn òn
gặp nhiều khó khăn. Việc huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ TK & VV
nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm, tạo vốn tự có
và quen dần với hoạt động tài chính, tín dụng Ngân hàng, đồng thời bổ xung thêm
nguồn vốn để mở rộng cho vay góp phần giảm nghèo tại địa phương.
2.1.2. Hoạt động cho vay
Bảng 2.2: Bảng kết quả cụ thể từng chương trình cho vay giai đoạn 2012 –
2014
{ĐVT: Triệu đồng}
Chương trinh
cho vay
Hộ nghèo
Giải quyết việc
làm
HSSV có hoàn
cảnh khó khăn
Hộ gia đình
SXKD
XKLĐ có thời
hạn
Hộ ĐBDTTS
đặc biệt khó
khăn
Nước sạch vệ
sinh môi trường
Hỗ trợ hộ nghèo
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
So sánh
2013/2012
Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ Dư nợ Tỷ lệ
(%)
(%)
(%)
(%)
37.542 56,4 47.543 57.38 48.043 51,67 10.001 26,6
So sánh
2014/2013
Dư nợ Tỷ lệ
( %)
500
1
2.946 4,43 3.136 3,79 3.810 4,1
647
190
6,4
20,6
4.688 7,03 7.403 8,94 10.602 11,4 2.715 57,9 3,119
42,1
19.246 28,9 20.246 24,43 23.346 25,11 1.000 5,2
15,3
1.235 1,86 761
975
0,92 457
0,49 -474
1,47 1.195 1,44 1.446 1,56 220
-38,4 -304
40
22,6 251
21
-
- 720
-
1.599
216
-
- 1.840 2,23 2.952 3,18 1.840 -
1.112
60,4
Vương Thị Huệ
0,87 2.319 2,49 702
3.100
20
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
về nhà ở
Tổng cộng
66.632 100
82.844 100
92.975 100
16.212 24
10.131
12,2
( Nguồn tài liệu: báo cáo tổng kết của PGD NHCSXH Hạ Lang giai đoạn 2012 2014 )
Bảng số liệu trên cho ta thấy:
Tổng dư nợ tăng qua các năm, cụ thể là: Năm 2013 đạt 82.844 triệu đồng,
tăng 16.212 triệu đồng, tương ứng với 24,3 % so với năm 2012. Năm 2014 tổng
dư nợ đạt 92.975 triệu đồng, tăng 10.131 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng là 12,2 %
so với năm 2013. Tổng dư nợ có chiều hướng gia tăng nguyên nhân chủ yếu là do
sự tăng giảm của các chương trình cho vay.
Cho vay hộ nghèo năm 2013 đạt 47.543 triệu đồng, tăng 10.001 triệu đồng,
tương ứng với 26,6 % so với năm 2012. Năm 2014 tiếp tục tăng nhưng không
đáng kể chỉ tiêu này đạt 48.043 triệu đồng, tăng 500 triệu đồng so với năm 2013
với tỷ lệ 1,05 %. Do Hạ Lang là một huyện miền núi, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 20,43
% vì vậy nhu cầu vay vốn của người nghèo tăng kéo theo dư nợ cho vay người
nghèo cũng tăng;
Cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn năm 2013 đạt 7.403 triệu
đồng, tăng 2.715 triệu đồng tương ứng với 57,9 % so với năm 2012. Năm 2014
chỉ tiêu này cũng tăng so với năm 2013 với số tiền là 3.119 triệu đồng, tương ứng
với 421 %
Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh năm 2013 đạt 20.246 triệu đồng,
tăng 1.000 triệu đồng, ứng với tỷ lệ là 5,2 % so với năm 2012. Năm 2014 đạt
23.346 triệu đồng, tăng 3.100 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng 15,3 %.
Chương trình cho vay Nước sạch vệ sinh môi trường năm 2013 tăng 720
triệu đồng so với năm 2012. Đến năm 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 1.599 triệu
đồng so với cùng kỳ năm 2013, từ chương trình này nhiều hộ có điều kiện dung
nước sạch, có điều kiện xây mới cải tạo công trình vệ sinh.
Vương Thị Huệ
21
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở từ con số 0 ở năm 2012, nhưng đến năm
2013 chỉ tiêu này lên đến 1.840 triệu đồng. Sang đến năm 2014 cho vay hộ nghèo
đạt 2.952 triệu đồng, tăng 1.112 triệu đồng, tương ứng với 60,4% so với năm
2013. Chương trình này đi vào hoạt động đã giúp cho nhiều hộ nghèo xây dựng
nhà ở kiên cố, góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân.
2.3. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với học sinh, sinh viên của phòng giao
dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hạ Lang
2.3.1. Đặc điểm tình hình chung của huyện có ảnh hưởng đến việc thực hiện
chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
Hạ Lang là một huyện miền núi, gồm 19 xã trong đó có 23 xã đặc biệt khó
khăn, trình độ dân chí không đồng đều.
Trình độ dân trí trên địa bàn Hạ Lang được đánh giá thấp so với mặt bằng
chung của cả nước, tỷ lệ HSSV trúng tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng và
trung học chuyên nghiệp thấp và thu nhập bình quân đầu người cũng thấp, do vậy
tỷ lệ gia đình HSSV có nhu cầu vay vốn trên địa bàn Hạ Lang so với toàn quốc
không lớn.
Đặc thù sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn huyện, đặc biệt tại các xã
thường sống khép kín, ít tham gia các hoạt động cộng đồng…. Chính quyền địa
phương có nhiều vấn đề cần quan tâm, giải quyết về an sinh xã hội cũng là những
yếu tố gây ảnh hưởng đến việc triển khai chương trình cho vay HSSV (việc triển
khai cho vay và quản lý đối tượng cho vay gặp khó khăn…)
2.3.2. Doanh số cho vay học sinh, sinh viên giai đoạn 2012 - 2014
2.3.2.1. Nhận bàn giao từ Ngân hàng Công thương
Chương trình tín dụng đối với HSSV thực hiện từ năm 1998 thông qua
Ngân hàng Công thương, năm 2003, sau khi thành lập, PGD NHCSXH đã triển
khai nhận bàn giao và thực hiện cho vay HSSV. Số liệu nhận bàn giao như sau:
- Dư nợ: 956 triệu đồng với 157 HSSV có dư nợ.
Vương Thị Huệ
22
Mã sinh viên: 12401361
Khoa Tài Chính
nghiệp
Luận văn tốt
Nợ quá hạn: 58 triệu đồng, 0,59% trên tổng dư nợ.
2.3.2.2. Kết quả sau 3 năm thực hiện
Qua 3 năm (2012-2014), chương trình cho vay HSSV trên địa bàn huyện
Hạ Lang có thể được chia thành 02 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn 1: Từ khi nhận bàn giao đến trước ngày 01/10/2012, NH cho
vay trực tiếp tới HSSV và bước đầu thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình.
PGD NHCSXH tiếp tục giải ngân HSSV tại 03 trường Đại học nhận bàn
giao từ ngân hàng Công thương, sau này mở rộng thêm cho vay trực tiếp tại 04
trường Đại học và bước đầu triển khai cho vay thông qua hộ gia đình, kết quả
như sau:
- Doanh số cho vay là: 5.355 triệu đồng với 669 HSSV vay vốn.
- Dư nợ 16.854 triệu đồng, tăng 1.963 triệu đồng (32,9%) so với dư nợ
nhận bàn giao.
Trong đó, Nợ quá hạn: 84 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn là 19,5%, tăng
15,1% (do NHCSXH chuyển nợ quá hạn nhận bàn giao từ Ngân hàng Công
thương)
* Giai đoạn 2: Từ 01/10/2012 đến 31/12/2014. Doanh số cho vay là 8.171
triệu đồng với 1089 hộ vay.
- Dư nợ cho vay là 22.693 triệu đồng, với số HSSV dư nợ là 2.010 HSSV
(tăng 5.839 triệu đồng ( tăng 135% ) so với thời điểm nhận bàn giao
* Kết quả cho vay HSSV qua 03 năm (2012-2014) cụ thể như sau:
Bảng 2.3.1. Bảng kết quả cho vay học sinh sinh viên giai đoạn 2012 - 2014
{ĐVT: Triệu đồng}
Chỉ tiêu
Năm
Năm
Năm
So sánh
So sánh
2012
2013
2014
2013/2012
2014/2013
Số tiền
Vương Thị Huệ
23
Tỷ lệ
Số tiền
Mã sinh viên: 12401361
Tỷ lệ