Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày dép của công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita's)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.49 KB, 69 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Hơn 20 năm qua, trong công cuộc đổi mới của đất nước, ngành sản xuất kinh
doanh da giày ở việt nam đã khẳng định được vị trí quan trọng trên thị trường. trong
số 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất việt nam, sản phẩm da giày đứng
thứ 3, sau dầu thô và dệt may. cùng với các ngành kinh tế khác, đưa nền kinh tế đất
nước ngày một phát triển và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sản xuất và kinh
doanh.
Cũng từ khoảng gần 20 năm trở lại đây, trên thị trường da giày việt nam, ngưòi
tiêu dùng bắt đầu biết đến một nhãn hiệu mới : giày dép bita's – sản phẩm của Công
ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (Cơng ty sx htd Bình Tân). từ chỗ chỉ chuyên
sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng, làm gia cơng cho nước ngồi và thực hiện
phân phối sản phẩm qua mạng lưới phân phối nhỏ lẻ. những năm gần đây, Công ty
sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân đã trở thành cơng ty chun sản xuất các mặt hàng
tiêu dùng trong đó chủ yếu là các sản phẩm giày dép phục vụ cho thị trường trong
nước và nước ngồi, rất có uy tín đối với người tiêu dùng. bằng hoạt động kinh doanh
nội địa và xuất nhập khẩu, cơng ty đã thực sự đóng góp có hiệu quả cho nền kinh tế
quốc dân.
Qua q trình hoạt động kinh doanh hơn 10 năm qua, với nhiều gian nan thử
thách, Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân với hơn 1500 cán bộ – cơng nhân
viên đã đưa sản phẩm giày dép mang nhãn hiệu Bita's có mặt hầu hết ở thị trường
trong nước và đặc biệt ở nhiều nước trên thế giới; được người tiêu dùng biết đến qua
mẫu mã đẹp, đa dạng, chất lượng ổn định, giá thành hợp lý. do thường xuyên đổi
mới, cải tiến mẫu mã, chất lượng và dịch vụ, sản phẩm do Cơng ty sản xuất hàng tiêu
dùng Bình Tân sản xuất đã có chỗ đứng khá ổn định trên thị trường. sản lượng bán ra
toàn hệ thống kinh doanh nội địa và xuất khẩu có chiều hướng đi lên, tăng mạnh,
năm sau luôn cao hơn năm trước 20 – 25%. thị trường của công ty trong những năm
vừa qua thực sự đã phát triển và công ty đã từng bước khẳng định được vị thế của
mình.


NGUYỄN VĂN HIỆU

1

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nhưng theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty hiện nay, việc sản xuất và kinh
doanh sản phẩm của cơng ty cịn nhiều khó khăn cần tháo gỡ, trong đó khó khăn lớn
nhất là công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Mặc dù tiềm năng thị trường
lớn nhưng việc khai thác thị trường của cơng ty cịn hạn chế. Ngun nhân của sự
hạn chế có nhiều, trong đó có nguyên nhân việc đề ra chiến lược và thực hiện chính
sách tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự hiệu quả. Công ty ngày càng phải
đối mặt gay gắt với sự cạnh tranh trong nước và quốc tế. vì vậy vấn đề thị trường
được coi là vấn đề sống còn; phát triển thị trường có ý nghĩa quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của không chỉ công ty nói riêng mà cịn có ý nghĩa quyết định đối
với mọi doanh nghiệp nói chung.
Thực tế sau hơn 20 năm hoạt động theo cơ chế thị trường đã cho thấy : các doanh
nghiệp việt nam đạt được thành công đều có một nguyên nhân quan trọng là do đã ý
thức được vai trò của chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ trong kinh doanh. ngày
nay các công ty càng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của chiến lược tiêu thụ sản
phẩm và đã tổ chức hoạt động hiệu quả. Các cơng ty đã thấy rõ nhờ có chiến lược
tiêu thụ sản phẩm đi trước mà xác định đúng thị trường, đúng sản phẩm, đúng giá
cả... cho nên đã tăng được khách hàng, tăng doanh số, tăng lợi nhuận, giảm rủi ro, tạo
cơ hội thuận lợi để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì lý do trên đây, em
chọn đề tài " Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm giày
dép của cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (bita's)".
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ths. Nguyễn Đình Trung đã giúp đỡ em rất nhiều

trong quá trình em hồn thành chun đề này và các cơ chú, anh chị trong Công ty TNHH sản
xuất hàng tiêu dùng Bình Tân tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập
này.

Em xin chân thành cảm ơn !

NGUYỄN VĂN HIỆU

2

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU
HẠN SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH TÂN.
I. Q trình hình thành và phát triển của Công Ty trách nhiệm hữu hạn sản
xuất hàng tiêu dùng Bình Tân
1.Thơng tin chung về Cơng Ty

- Tên doanh nghiệp: CƠNG TY TNHH SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG BÌNH
TÂN
-

Tên giao dịch: BINH TAN CO.,LTD. (BITA’S)

-

Giấy phép thành lập: 194/GP-UB do UBND TP. HCM cấp ngày 4/5/1992.


-

Trụ sở: 1016A Đ. Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đơng A, Q. Bình Tân, TP.HCM

-

Nhà máy: F4/29C Hương Lộ 2, Bình Trị Đơng A, Q. Bình Tân.

-

Tel : 7540475-7540958

-

Fax: 7540959

- Email:
- Website: www.bitasvn.com
- Trung tâm mậu dịch bình tân: 203 Nguyễn Trãi, P.2, Q.5, TP. HCM
-

Tel: 8383418-9321001

-

Fax: 9235620

-


Các chi nhánh: Hà Nội-Lào Cai-Cần Thơ- Đà Nẵng- TP. HCM

2.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty
-

Từ năm 1976 đến năm 1983: tổ SX Tự Lực được thành lập, chuyên sản xuất găng
tay, cao su, vỏ xe, mousse…

-

Từ ngày 01/06/1983, chuyển sang thành lập XNHD CAO SU NHỰA TÂN BÌNH.
Cơng nghệ chính vẫn là sản xuất cao su.

-

Ngày 15/06/1991 thành lập công ty sản xuất hàng tiêu dùng BÌNH TÂN(TNHH),
gọi tắt là BITA’S.

NGUYỄN VĂN HIỆU

3

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Ngày 22/10/1994, thành lập cửa hàng Super Store, cửa hàng bán lẻ đầu tiên của

công ty.

-

Ngày 14/08/1996, chi nhánh Hà Nội được thành lập. Chi nhánh đầu tiên của thị
trường nội địa.

-

Ngày 12/06/1999, thành lập trung tâm Mậu Dịch Bình Tân.

-

Ngày 18/07/1999, thành lập chi nhánh Cần Thơ.

-

Ngày 26/03/2000, thành lập chi nhánh Đà Nẵng.

-

Ngày 17/10/2001, công ty BITA’S được BQVI cấp giấy chứng nhận ISO
9001:2000.

-

Ngày 07/03/2002, thành lập chi nhánh Lào Cai, bắt đầu triển khai hoạt động KD
biên mậu Trung Quốc.

-


Ngày 05/06/2003, phòng kinh doanh nội địa công ty may Nhật Tân được sát nhập
vào trung tâm Mậu Dịch Bình Tân.

Trong những năm vừa qua, với hơn 1.500 cán bộ công nhân viên có trình độ
chun mơn, tay nghề cao của cơng ty, sản phẩm Bita’s ngày càng được hoàn thiện
trên hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại được nhập từ Ý, Nhật, Đài Loan…và
được bố trí tại các phân xưởng có quy mơ lớn của Cơng ty.
3. Các giai đoạn phát triển của Công Ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân
Giai đoạn 1991-1995 :
Thời gian tiếp quản Doanh nghiệp hợp doanh cao su Tân Bình và thành lập
Cơng ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân (1991) là khoảng thời gian khó
khăn của cơng ty với khoản nợ 1,3 tỷ do doanh nghiệp hợp doanh cao su Tân Bình để
lại với máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm không tiêu thụ được, đời sống của 250 cán
bộ và cơng nhân viên đang gặp nhiều khó khăn.
Sau khi tiếp quản, công ty Bita's một mặt động viên công nhân tiếp tục ở lại sản
xuất, đồng thời sắp xếp lại bộ máy tổ chức và công tác quản lý sản xuất, một mặt huy
động vốn để xây dựng lại nhà xưởng, đổi mới máy móc thiết bị để kịp thời đưa ra sản

NGUYỄN VĂN HIỆU

4

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

phẩm mới. Ngồi ra, cơng ty nỗ lực mở rộng và khai phá thị trường mới tạo việc làm
để ổn định đời sống của công nhân viên.

Đến năm 1994, ban giám đốc công ty cùng với bộ phận kỹ thuật đến Trung
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan để học tập các kỹ thuật mới trong ngành sản
xuất giày và tranh thủ phát triển thị phần. Sau khi về nước, công ty Bita's đã bắt đầu
đầu tư kỹ thuật sản xuất giày vải và giày giả da (đế cao su). Sản phẩm mới này được
xuất khẩu sang thị trường liên minh Châu Âu và được người tiêu dùng chấp nhận.
Đến năm sau, tuy vấn đề vốn và cơ chế quản lý vẫn cịn nhiều khó khăn, chính phủ
vẫn chưa ban hành các chính sách khích lệ về hàng xuất khẩu, nhưng cơng ty đã có
thể trả hết các khoản nợ.
Giai đoạn đổi mới thiết bị và quảng bá thương hiệu (1996-2001):
Trong giai đoạn này, công ty đã đầu tư gần 10 tỷ đồng để nhập dây chuyền sản
xuất dép nhựa PVC, PU tiên tiến từ Italia, Hàn Quốc, Đài Loan. Đồng thời mở thêm
5 chi nhánh trực thuộc công ty và gần 300 đại lý, tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ nội địa
chiếm gần 50%. Công ty cũng chú trọng việc tạo dựng thương hiệu, đặc biệt là việc
nâng cao chất lượng sản phẩm, do vậy mà được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng
Việt Nam chất lượng cao”, “Hàng được ưa chuộng nhất”, đồng thời cũng nhận được
chứng chỉ ISO 9001-2000.
Thương hiệu Bita's tuy được người tiêu dùng trong và ngoài nước tiếp nhận,
nhưng do hạn chế về năng lực sản xuất của công ty (sản lượng giày dép hàng năm chỉ
đạt 1 triệu 5 trăm ngàn đơi, diện tích nhà xưởng chỉ có 7.500 m2), vì thế sản lượng
của cơng ty chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Cho nên công ty cần phải
đầu tư nhiều hơn nữa và đặt ra chiến lược phát triển mới.
Giai đoạn nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường (2002-2007):
Năm 2003, cơng ty đã di dời tồn bộ thiết bị sản xuất đến nhà xưởng mới tại
Hương lộ 2 quận Bình Tân với diện tích 25 ngàn m2, vốn đầu tư gần 25 tỷ đồng. Mặt
khác, công ty tiếp tục đầu tư 10 dây chuyền may khâu, 01 dây chuyền tạo hình và
nhiều thiết bị chuyên dùng khác, thiết lập hệ thống mạng lưới gần 3000 đại lý, sản

NGUYỄN VĂN HIỆU

5


QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

phẩm được tiêu thụ tại 30 nước và lãnh thổ. Đặc biệt, công ty đã mở văn phòng đại
diện tại thành phố Quảng Châu-Trung Quốc, nước Đức, Italia, Mỹ.
Trong giai đoạn quan trọng này, công ty Bita's đã tiếp tục đẩy mạnh đầu tư trên
nhiều phương diện, như: cải tiến mẫu mã, kỹ thuật, phương thức quản lý và tập trung
phát triển nguồn nhân lực. Công ty đã đưa cán bộ quản lý đến Nhật, Italia, Trung
Quốc, Đài Loan để bồi dưỡng nghiệp vụ và làm việc, đồng thời mời chun gia nước
ngồi đến cơng ty để huấn luyện kỹ thuật thiết kế các kiểu giày dép cho công nhân
viên. Đến nay, công ty đã đầu tư gần 1,7 tỷ đồng cho công tác bồi dưỡng, đào tạo.
Song song với việc phát triển sản xuất, công ty cũng nỗ lực cải thiện cuộc sống
của công nhân viên, thu nhập bình qn tháng của cơng nhân viên từ 200.000 đồng
năm 1991 đến nay đã nâng đến 1.800.000 đồng. Đồng thời công ty cũng đã đầu tư
hàng trăm triệu đồng để cải thiện môi trường làm việc, từ năm 2001-2007, công ty đã
tài trợ cho các hoạt động xã hội hơn 2,6 tỷ đồng.

NGUYỄN VĂN HIỆU

6

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

4 .Cơ cấu bộ máy của Công ty.


NGUYỄN VĂN HIỆU

7

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Cơ cấu tổ chức của Cơng ty TNHH SXHTD Bình Tân là cơ cấu trực tuyến chức
năng. Cơ cấu này có đặc trưng cơ bản là vừa duy trì hệ thống trực tuyến vừa kết hợp
với việc tổ chức các bộ phận chức năng. Theo mơ hình này thì tại cơng ty gồm có 10
phịng ban, 6 phân xưởng và 5 chi nhánh. Mỗi phòng ban có những chức năng và
quyền hạn sau:

- Ban Giám Đốc: Điều hành tất cả các mặt của công ty.
- Phòng Quản Lý Chất Lượng: Thực hiện chức năng quản lý chất lượng thống
nhất trong toàn bộ doanh nghiệp trên các mặt: hoặch định- thực hiện- kiểm tra- hoạt
động điều chỉnhvà cải tiến. Thông qua thực hiện các nội dung của cơng tác quản lý
chất lượng, phịng góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng hoạt động, khả
năng cạnh tranh và cải tiến vị thế của công ty trên thị trường trong nước và ngoài
nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơng ty.

- Văn phịng cơng ty (VP. B TGĐ): Văn phịng là cơ quan tham mưu chịu sự chỉ
đạo trực tiếp của phó Tổng giám đốc điều hành cơng ty. Văn phịng có chức năng
giúp việc Ban giám đốc công ty trong lĩnh vực hành chính- tổng hợp và đối ngoại,
điều hịa các mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty, xây dựng công ty thành
một khối thống nhất hướng tới mục tiêu tăng cường khả năng cạnh tranh, củng cố,
phát huy vụ thế của cơng ty trên thị trường.


- Phịng Xuất Nhập Khẩu: Thực hiện chức năng xuất khẩu sản phẩm và nhập khẩu
các yếu tố sản xuất theo quy định của đăng ký kinh doanh ghi trong điều lệ tổ chức
và hoạt động của công ty. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ xuất, nhập khẩu,
phịng cịn có chức năng tìm kiếm khách hàng, củng cố và phát triển mối quan hệ
với khách hàng quốc tế, góp phần tích cực vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế.

NGUYỄN VĂN HIỆU

8

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Các Chi Nhánh Khu Vực: Có trách nhiệm thay mặt cơng ty, giải quyết mọi thủ
tục giấy tờ có liên quan, giao dịch, là kênh phân phối quan trọng trong quá trình tiêu
thụ sản phẩm của công ty…
II. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến tình hình thị trường tiêu
thụ của Công Ty
1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Công Ty
Hiện nay lĩnh vực kinh doanh của công ty là : kinh doanh, xuất nhập khẩu trực
tiếp và nhận ủy thác xuất nhập khẩu các sản phẩm giầy dép, may mặc và hàng hóa
khác. Sản xuất các loại giầy dép như giầy thể thao, giầy trẻ em, giầy bảo hộ lao
động... và gia công các loại sản phẩm phục vụ cho việc sản xuất giầy dép của Công
Ty trong đó chủ yếu là các loại da, chỉ khâu giầy dép, vải lót giầy, đế giầy…
Ngồi ra, cơng ty cịn tận dụng cơ sở vật chất hiện có để phát triển các hoạt
động dịch vụ và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong

lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ phù hợp với các quy định của pháp luật.
2. Đặc điểm về sản phẩm và thị trường tiêu thụ

2.1. Đặc điểm về sản phẩm.
Các sản phẩm của cơng ty gồm có; giầy vải, giầy PVC, sandal, dép da và giả da,
hài, giầy dép trẻ em, mousse tấm, đế PU, EVA, cao su. Các nguyên vật liệu cũng là
những nguyên liệu cao cấp, hầu hết phải nhập từ nước ngoài như chất liệu làm đế
PU… Đặc biệt chất liệu PU có khả năng tự hủy sau một thời gian khơng cịn sử dụng,
khơng gây ô nhiễm môi trường, là một loại nguyên vật liệu đang được thế giới ưa
chuộng và đánh giá cao trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, PU cịn có tính ma sát cao,
tránh trơn trượt, độ kháng gấp cao, và rất nhẹ, giúp người tiêu dùng an tâm sử dụng.
- Các loại Sandal dành cho nam, nữ và trẻ em được chế tạo từ nguyên liệu đế
cao su, EVA, PU, Bần, TRP kết hợp với mũ, giày được làm bằng Da thuộc, Si, Nhựa,
Vải lụa…

NGUYỄN VĂN HIỆU

9

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Các loại dép đi trong nhà, dép đi biển, giày thể thao, giày đi bộ và các loại giày
truyền thống và giày thời trang.

-


Ngoài ra Bita’s cịn kết hợp với cơng ty may Nhật Tân với hơn 20 chuyền may,
chuyên sản xuất các loại quần áo Polo-shirt, T-shirt, áo sơ mi, áo nỉ, quần áo thể
thao… với các chất liệu vải dệt kim và dệt thoi như: Cotton, Single Jersey, Interlock,
Pique, Polar Fleece, Twill, Oxford… và các loại quần áo lót cho nam và nữ.

Cơng ty luôn chú trọng nghiên cứu nhiều mẫu mã, mầu sắc, đẻ đưa ra nhiều
sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Tại Cơng ty có bộ phận thiết kế riêng biệt và
chuyên môn, bên cạnh các chuyên gia Trung Quốc được Công ty mời sang hợp tác và
hướng dẫn kỹ thuật. Hàng trăm bộ phận thiết kế mẫu mã đã phát triển cho Công ty
hơn 100 mẫu mã mới.
Sản phẩm của Bita’s chủ yếu là xuất khẩu chiếm tỷ trọng trên 65% và xuất khẩu
tới hơn 60 Công ty của 24 quốc gia thuộc Châu Âu, Châu Á, Châu Phi…và trong
những năm tới là Bắc Mỹ đặc biệt là thị trường biên mậu Việt Nam- Trung Quốc,
Việt Nam – Campuchia, Việt Nam – Lào.

2.2. Đặc điểm về khách hàng và thị trường tiêu thụ.
Giá là vấn đề rất nhạy cảm ở thị trường Việt Nam nói chung. Đa số khách hàng
thường có biểu hiện như nhau : khi mua sắm hàng hóa họ rất quan tâm đến giá cả của
sản phẩm, nhất là các sản phẩm mới. Lý do là vì thị trường Việt Nam với hơn 80% là
nơng dân có thu nhập ở mức trung bình hoặc dưới trung bình, do vậy sức mua chưa
cao. Mặt khác, cũng do cơ cấu như vậy nên đa số người tiêu dùng mới chỉ chú ý tới
những nhu cầu cơ sở là chính. Chỉ có một số ít khách hàng ở khu vực thành thị và các
thành phố lớn có nhu cầu về các sản phẩm giầy dép thời trang.Vì vậy có thể cho rằng
thị trường Việt Nam nói chung có tính nhạy cảm cao về giá.
Các sản phẩm thường có tính tương tự cao. Một số cơng ty sản xuất ra các
chủng loại sản phẩm tương đương nhau và mẫu mã gần giống nhau.Ví dụ: cùng
chủng loại giày vải, ở Việt Nam có các Cơng ty Thượng Đình, Thụy Kh…cùng sản

NGUYỄN VĂN HIỆU


10

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

xuất, song sản phẩm của mỗi Cơng ty khơng có điểm gì khác biệt lớn với các Cơng ty
khác, và người tiêu dùng càng khó phân biệt. Điều này là do hầu hết công nghệ sản
xuất cịn đơn giản, ít được đổi mới và ít có sự chênh lệch giữa các cơ sở sản xuất.
Ngồi ra, việc thiết kế mẫu mã mới chưa phát triển, thường lấy cùng ý tưởng từ các
mẫu thiết kế của catalog nước ngồi.
Các Cơng ty trong nước cịn quan niệm về sản phẩm, nhất là các sản phẩm tiêu
thụ nội địa khá đơn giản. Để tăng sức cạnh tranh, các cơng ty thường tìm mọi cách để
giảm giá thành, làm hang với giá rẻ nhất, cạnh tranh nhất mà không chú trọng đến
việc làm tăng giá trị của sản phẩm. Nguyên nhân cũng khá dễ hiểu bởi nó xuất phát
từ việc đáp ứng yêu cầu của đa số khách hàng.
Sự cạnh tranh giữa các Công ty thường rất đơn điệu, hầu hết các công ty thường
lấy giá cả làm vũ khí cạnh tranh duy nhất, chỉ chú trọng cắt giảm chi phí để giảm giá.
Các cơng cụ khác như mẫu mã, hệ thống phân phối, dịch vụ không mấy được quan
tâm.
Áp lực cạnh tranh tăng nhanh trong thời gian gần đây do sự xuất hiên của các
cơng ty nước ngồi như: Công ty liên doanh giầy Việt - Mỹ, các công ty giày Đài
Loan.
- Hệ thống phân phối;

NGUYỄN VĂN HIỆU

11


QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

-

Đại lý: Đây là kênh phân phối chính yếu, chủ lực của Cơng ty Bita’s, chiếm 85%
doanh thu bán hàng. Hình thức phân phối là: bao tiêu sản phẩm và hưởng triết khấu
bình quân 16%, đại lý có thể bán sỉ, bán lẻ. Tổng số đại lý hiện nay của Bita’s trên
cả nước là khoảng 3000 đại lý.

-

Cửa hàng đại lý: có thể xem đây là các đại lý tiêu biểu của công ty, được thiết lập ở
một số thành phố, thị xã lớn. So với đại lý, cửa hàng đại lý được đầu tư về vốn, trang
bị cơ sở vất chất và hưởng chiết khấu cao hơn đại lý từ 1-2%. Cửa hàng đại lý có thể
bán sỉ, bán lẻ, bán cho đại lý.

-

Cửa hàng chi nhánh:là cửa hàng do trức tiếp các chi nhánh thiết lập và quản lý. Các
cửa hàng này được xem như là các showroom, nhiệm vụ chính là giới thiệu, hướng
dẫn sử dụng và bảo hành sản phẩm.

-

Điểm bán hàng: Điểm bán hàng được thiết lập nhằm khai thác những thị trường
nhỏ, hoặc hợp tác với những đối tác chưa đủ điều kiện để làm đại lý, cửa hàng đại

lý, chiết khấu được hưởng thấp hơn đại lý 4%.

-

Khách hàng hợp đồng: Là những khách hành trực tiếp đặt hàng. Mẫu mã có thể do
khách tự thiết kế, giá cả thỏa thuận, tự lo khâu phân phối, không khống chế giá bán
ra. Chiếm 2% doanh thu hàng năm, nhìn chung không ổn định.

NGUYỄN VĂN HIỆU

12

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nhận định chung: Công ty Bita’s sử dụng kênh phân phối hỗn hợp, vừa gián
tiếp vừa trực tiếp và đang có thêm xu hướng phân phối theo đối tượng khách hàng
đối với một số sản phẩm đặc trưng. Các trung gian phân phối hợp tác với cơng ty dựa
trên lợi ích là hoa hồng có phân biết theo từng loại hình.
Tuy nhiên, hệ thống phân phối của chi nhánh hoạt động chưa hiệu quả đặc biệt
là các chi nhánh trực thuộc tại các tỉnh phía Bắc, cần phải chấn chỉnh lại cung cách và
phương pháp làm việc của các đại diện tiếp thị bán hàng khu vực để hoàn thành tốt
các nhiêm vụ và kế hoạch kinh doanh do Tổng Công ty đưa ra.
Hiện tại Chi nhánh đã có những chiến lược dài hạn để mở rộng và phát triển
mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm tại thị trường khu vực và thị trường Trung
Quốc, đồng thời cải tiến phương pháp làm việc có hiệu quả.

2.3. Tình hình liên doanh, liên kết và đầu tư.

Hiện nay, Bita’s là chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Hàm
Kiệm, tỉnh Bình Thuận. Với diện tích trên 500 ha, KCN Hàm Kiệm khơng những có
lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào và thiên nhiên trù phú mà còn lợi thế về giao thông
đi lại như: Đường bộ, đường sắt, đường biển và đương hàng không…
KCN Hàm Kiệm được thiết kế theo mô hình các khu kỹ thuật và cơng nghệ cao,
tn theo các tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ mặt bằng được qui hoạch theo từng khu
ngành nghề chuyên biệt, chẳng hạn như khu công nghệ kỹ thuật cao, khu công nghiệp
nhẹ không ô nhiễm, khu đào tạo kỹ thuật công và khu nhà ở, thương mại, dịch vụ…
KCN Hàm Kiệm ưu tiên kêu gọi đầu tư vào các lãnh vực sau :
- Ngành công nghệ kỹ thuật cao, như các ngành cơ khí chính xác, vi mạch điện tử,
máy tính và thiết bị, cơng nghệ quang điện, cơng nghệ thơng tín viễn thông, công
nghệ kỹ thuật sinh học…
- Ngành công nghiệp nhẹ không ô nhiễm, như các ngành dệt may đan thêu,
ngành giày và các ngành sản xuất nguyên liệu, phụ liệu của chúng…

NGUYỄN VĂN HIỆU

13

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Các ngành công nghiệp khác, như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, ngành
sản xuất dụng cụ, thiết bị y khoa, v.v…
Bita’s luôn sẵn sàng liên doanh, liên kết để phát triển sản xuất kinh doanh với
các đối tác có khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu vật tư ngành da giầy.

2.4. Đặc điểm về cộng nghệ và trang thiết bị.

Với tổng diện tích hơn 50.000 mét vuông và hơn 1.500 công nhân viên, hầu hết
là thợ lành nghề và lực lượng hùng hậu các nhà quản lý chuyên nghiệp, chuyên gia
kỹ thuật, thiết kế tạo mẫu. chuyên viên marketing-bán hàng. Máy móc thiết bị của
Bita’s phần lớn được nhập khẩu từ ý, Nhật, Đài loan và Hàn Quốc. Hiện nay cơng ty
có 3 phân xưởng sản xuất giày thể thao và Sandal với năng suất như sau:

NGUYỄN VĂN HIỆU

14

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Phân xưởng B1
-

Giày thể thao: 200đôi/máy* 8 máy= 1.600 đôi/ngày.

 41.600 đôi/tháng => 500.000 đôi/ năm
-

Sandal : 600đôi/ máy*4 máy=2.400 đôi/ ngày.

 62.400 đôi/ tháng => 750.000 đôi/ năm
Phân xưởng B2
-

Giày thể thao: 250 đôi/ chuyền *14 chuyền= 3.500 đôi/ngày


 91.000 đôi/ tháng => 1.000.000 đôi/ năm
-

Sandal: 600 đôi/ chuyền * 6 chuyền= 3.600 đôi/ ngày

 93.600 đôi/ tháng => 750.000 đôi/ năm
Phân xưởng C1:
-

Giày thể thao: 2.000 đôi/ chuyền* 2chuyền = 4.000 đôi/ ngày

 100.000 đôi/ tháng => 1.200.000 đôi/ năm
=>

Sandal: 2.100 đôi/ chuyền* 2 chuyền = 4.200 đôi / ngày
12.600 đôi / tháng => 1.512.000 đơi / năm.

Với quy mơ như vậy thì hiện nay Bita’s có khả năng sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu
sản phẩm giày dép mỗi năm và khoảng 3 triệu sản phẩm quần áo mỗi năm.

NGUYỄN VĂN HIỆU

15

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Quy trình sản xuất giày , dép Bita’s diễn ra lần lượt ở 3 xưởng:

NGUYỄN VĂN HIỆU

16

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

3. Đặc điểm về quản lý chất lương.
Đây là một công việc rất quan trọng vì nó liên quan tới việc tiêu hao ngun vật
liệu, chất lượng sản phẩm , năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm của Cơng
Ty . Do đó trong những năm qua Công Ty đã tập trung kiện tồn cơng tác này.
Nhiệm vụ quản lý kỹ thuật quản lý chất lượng sản phẩm đựơc giao cho bộ phận quản
lý kỹ thuật ( phòng quản lý chất lượng) và các đơn vị phân xưởng trong tồn Cơng
Ty.
Cơng tác quản lý chất lượng sản phẩm, bao gồm quản lý chất lượng , nguyên
liệu vật tư, phụ liệu, hoá chất đều được quan tâm đúng mức. Do vậy đã góp phần vào
việc tiết kiệm nguyên vật liệu, chất lượng sản phẩm được đồng đều hơn giúp cho việc
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4. Đặc điểm về lao động
Tổng số lao động thường xuyên có đến thời điểm này của Cơng Ty là hơn 1.500
người trong đó phân theo trình độ và loại hợp đồng như sau:

NGUYỄN VĂN HIỆU

17


QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

STT

Loại lao động

Số lượng ( người )

Tỷ lệ

Trình độ lao động:
+ Đại học, cao đẳng

6.45 %

+ Trung Cấp

350

22.58 %

+ Lao động phổ thông

1.100

71.27 %


+ Bậc 1/7

1.100

71.27 %

+ Bậc 2/7

110

7.09 %

+ Bậc 3/7

255

16.45 %

+ Bậc 4/7

50

3.22 %

+ Bậc 5/7

20

1.29 %


+ Bậc 6/7

10

0.64 %

+ Bậc 7/7

01

100

5

0.32 %

Theo bậc thợ

02

( nguồn : phịng nhân sự)
Nhìn chung bộ máy quản lý của công ty cho tới thời điểm này là tạm thời đáp
ứng tốt cho cơ cấu kinh doanh hiện tại.
Trong những năm qua Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân có
chủ chương tuyển dụng nhân viên đủ tiêu chuẩn và thường xuyên nâng cao trình độ
của nhân viên thông qua việc đào tạo định kỳ, bên cạnh đó, Cơng Ty sẽ từng bước
hồn thiện chế độ tiền lương, thưởng để tăng tinh thần trách nhiệm trong công việc:
xây dựng các định mức lao động, tiền lương theo hướng khuyến khích năng động
sáng tạo trong lực lượng cán bộ công nhân viên.
Với cơ cấu như trên nếu được sắp xếp lại, bồi dương thêm nghiệp vụ và tay

nghề thì đội ngũ này sẽ phát huy được nội lực trong nền kinh tế thị trường.

NGUYỄN VĂN HIỆU

18

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

5. Đặc điểm về nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, đây là
yếu tố cơ bản cấu thành nên thực thế sản phẩm. Chất lượng nguyên vật liệu có ảnh
hưởng trực tiếp chất lượng sản phẩm dẫn tới ảnh hưởng tới công tác cung ứng
nguyên vật liệu cho sản xuất đó là phải đảm bảo đủ số lượng chất lượng kịp thời.
Hiện nay nguyên vật liệu dùng cho sản xuất của Công Ty chủ yếu là nhập khẩu,
trong các nguyên liệu thì 80 % cơng ty nhập khẩu từ nước ngồi, chỉ có 20% là trong
nước. Việc cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, quản lý và sử dụng vật tư
tương đối chặt chẽ do đó giúp giảm hao phí vật tư trong sản xuất. Hơn nữa Công Ty
đã thực hiện khai thác triệt để nguồn nguyên liệu trong nước nhằm giảm chi phí sản
xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thị trường.
Hiện tại có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da giày là chất liệu da và giả
da; đế; các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, nhãn hiệu, gót... thì đến
70-80% là nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Ðài Loan, Trung Quốc...
Da: là nguyên liệu chính của ngành da giày, chiếm khoảng 70%/SP và phụ liệu
chiếm khoảng 30%. Nguồn cung ứng Da chủ yếu là: Châu Âu, Đài Loan, nội địa chỉ
khoảng 10% (CT Giày Rieker). Năm 2007, lượng nguyên liệu da dùng mức thấp nhất
trên 3.5 triệu m2 da thuộc, hơn 2.8 triệu NVL giả da.
Phụ liệu ngành giày da: Về phụ liệu da giày (tổng tỷ lệ giá trị phụ liệu chiếm

khoảng 30% trên sản phẩm). Năm 2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu giày là
19.434.000 USD bởi tất cả được nhập theo đơn hàng, chỉ có keo dán, băng keo và
bao bì mới dùng ở trong nước.
Nhu cầu sử dụng một số phụ liệu chủ yếu (nhập khẩu) và trong nước của ngành
da, giày (theo điều tra mẫu đến cuối năm 2007) là:
- Chỉ ni lông các loại: 368 cuộn
- Kim may: khoảng 66.500 vĩ
- Keo các loại: 50.200 kg

NGUYỄN VĂN HIỆU

19

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Dây buộc giày: gần 10 triệu mét
- Băng nhám: khoảng 1000 ngàn mét
- Dây kéo: gần 6,5 triệu dây
- Khuy sắt: 16,5 triệu bộ
- Tem size (nhãn): 50.500 cái
- Bao bì ni lơn: gần 18 tấn
- Carton: 8.830 thùng
6. Đặc điểm về vốn của Công Ty
Vốn kinh doanh của Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân bao
gồm: Vốn cố định và vốn lưu động. Mỗi loại có vai trị đặc điểm chu chuyển riêng.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có biện pháp quản lý phù hợp với từng lọai
vốn. Kết cấu vốn của Công Ty được thể hiện qua một số năm ở bảng sau:

Kết cấu vốn kinh doanh của Công Ty :
Đvt: triệu đồng.
( nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2005 – 2007)
Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2006

Trị giá

Trị giá

%

Tổng vốn kd

355.082 100

Vốn cố định

44.230

Vốn lưu động

Năm 2007

%

06/05


Trị giá %

330.467 100

07/06

±

%

±

-4.440

%

445.649

100

-1,32

115.182 34.85

66.55

332.224

74.55 -24.310 -9.95


112.314 51.07

110.852 31.22 110.547 33.45

112.415

25.45 -305

1.868

68.78 19.920

-0.27

1.68

Qua bảng trên ta thấy năm 2006 tổng số vốn kinh doanh của Công Ty là
330.467 triệu đồng giảm so với năm 2005 là 1.32 %. Nhưng đến năm 2007 tổng số
vốn tăng lên 445.649 triệu đồng tăng hơn so với năm 2006 là 34.85 %.

NGUYỄN VĂN HIỆU

20

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Trong tổng số vốn của Cơng Ty thì vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn ( trên 60 %)
điều này cũng dễ hiểu bởi hoạt động chính của Cơng Ty là hoạt động sản xuất. Năm
2006 vốn cố định của Công Ty là 219.920 triệu đồng chiếm 66.55 % trong tổng số
vốn, nhưng so với năm 2005 thì giảm 9.95% tưng ướng 24.310 triệu đồng, đến năm
2007 do sự quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hơn nên số vốn cố định của Công Ty
đã tăng lên 332.234 triệu đồng so với năm 2006 tăng 51.07% tưng ương 112.314
triệu đồng.
Hoạt động thương mại chỉ là hoạt động bổ trợ nên số vốn lưu động của Công
Ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với vốn cố định trong tổng số vốn kinh doanh của
Công Ty ( trên 30 %). So với năm 2006, năm 2007 tỷ trọng vốn lưu động có tăng lên
nhưng về giá trị lại giảm 305 triệu tương ứng 0.28%. Năm 2007 vốn lưu động của
Công Ty tăng hơn so với năm 2006 là 1.868 triệu đồng tương ứng 1.68%.
Qua đó ta thấy năm 2006 là năm tổng số vốn giảm đi, đặc biệt là vốn cố định.
Năm 2006 có nhiều biến động bất lợi do nền kinh tế trong nước cũng như khu vực có
nhiều biến động là cho nhu cầu của khách hàng giảm mạnh, bên cạnh đó do giá cả thị
trường giảm liên tục gây lỗ lớn cho hàng tồn kho của Cơng Ty, thêm vào đó do ảnh
hưởng của chênh lệch tỷ giá, vay ngân hàng nhiều nên lãi suất phải trả lớn, do đó tác
động mạnh tới hiệu quả kinh doanh của Công Ty. Để đảm bảo cho q trình hoạt
động kinh doanh của Cơng Ty, Công Ty đã đề ra kế hoạch quản lý và sử dụng vốn
một cách hợp lý để tránh rủi ro, thất thoát về vốn ... Kế hoạch này được lập dựa trên
kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ hàng hóa sản phẩm. Từ đó Cơng Ty
xác định được kết quả kinh doanh bao gồm doanh thu, chi phí, lợi nhuận...

NGUYỄN VĂN HIỆU

21

QTKDTH46B



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CƠNG TY TRÁNH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT HÀNG
TIÊU DÙNG BÌNH TÂN.
I. Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của Cơng Ty
1.1 . Về thị trường tiêu thụ
Việc tiêu thụ sản phẩm của Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân có đặc
điểm riêng biệt, khắc với nhiều Công ty trong nước. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu để
xuất khấu sang các nước theo các đơn đặt hàng của khách hàng. Trong một vài năm
gần đây, sản phẩm của Công ty cũng được tiêu thụ rộng rãi ở thị trường trong nước.
- Đối với xuất khẩu: Việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngồi do phịng kinh
doanh xuất nhập khẩu phụ trách. Công ty sẽ xuất hàng dựa trên hợp đồng ký kết với
nước ngồi. Cơng ty có quan hệ hợp đồng với một số công ty ở các nước như: Đài
Loan, Hồng Kơng, Trung Quốc…Những Cơng ty này đóng vai trị trung gian và
Công Ty Bita’s nhận được các đơn đặt hàng của nước ngồi thơng qua các Cơng ty
này. Theo như hợp đồng, Công ty sẽ xuất hàng cho bên trung gian và bên trung gian
sẽ thanh toán tiền hàng cho Công ty sau khi đã nhận được hàng. Nguyên liệu để sản
xuất sản phẩm do Công ty mua trong nước nhưng cũng có trường hợp ngun liệu
khơng mua được trong nước vì khơng có nên Cơng ty phải nhập ngun liệu từ phía
các Cơng ty trung gian. Có khi nguyên liệu dùng cho sản xuất phải nhập khẩu 80% từ
phía nước ngồi. Như vậy khi thanh tốn tiền hàng, khách hàng sẽ bù trừ tiền nguyên
vật liệu vào tiền hàng của Công ty theo định mức đã định. Trong trường hợp Công ty
không phải xuất hàng sang các Công ty trung gian mà xuất thẳng sang nước có đơn
đặt hàng thì sau khi đã nhận tiền hàng từ phía nước có đơn đặt hàng, Cơng ty sẽ thanh
tốn hoa hồng cho bên trung gian phần trăm đã thỏa thuận theo hợp đồng. Ngồi ra,
Cơng ty cũng có đơn đặt hàng trực tiếp từ phía các nước có nhu cầu mà không phải
qua trung gian nhưng trường hợp này không nhiều.

NGUYỄN VĂN HIỆU


22

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Đối với thị trường trong nước: Việc sản xuất sản phẩm chủ yếu dựa vào tình
hình tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty trên thị trường và các hợp đồng với khách hàng.
Việc tiêu thụ sản phẩm trong nước do phòng tiêu thụ phụ trách. Cơng ty có các chi
nhánh bán hàng và giới thiệu sản phẩm tại TP. HCM, Hà Nội và ở nhiều tỉnh, thành
phố khác trong nước. Đặc biệt mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty đã có mặt ở
hầu hết các tỉnh, thành phố, trung du, miền núi…Việc thanh toán tiền hàng giữa các
đại lý, chi nhanh, khách hàng với Công ty được thực hiện theo từng tháng. Riêng các
đại lý khi thanh tốn sẽ được tình trừ luôn phần trăm hoa hồng
1.2. Về doanh số
Với việc liên tục đổi mới đầu tư trang thiết bị vì vậy chất lượng sản phẩm
không ngừng được cải tiến. Bên cạnh đó với việc đưa ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới
doanh số bán hàng năm của Công Ty luôn tăng từ 20 – 25%.
Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2007 của Cơng Ty TNHH sản xuất hàng tiêu
dùng Bình Tân như sau:

1. Chỉ tiêu sản lượng:
-

Xuất khẩu – Gia công : 1.150.000 đôi

-


Nội địa :

1.150.000 đôi

-

Đế PU + Mousse:

200.000 đôi

2. Chỉ tiêu doanh thu
2.1 Xuất khẩu
- FOB :

600.000 đôi

- Gia công xuất khẩu : 390.000 đôi
- Gia công TN :

210.000 đôi

2.2 Nội địa:

NGUYỄN VĂN HIỆU

23

QTKDTH46B



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

- Giày – dép :

1.150.000 đôi

- Quẩn áo :

60.000 sản phẩm

- Mousse

26.500 tấm

- Đế PU :

112.000 đôi

1.3. Về khách hàng
Khách hàng của doanh nghiệp là những người có nhu cầu về sản phẩm dịch vụ
do doanh nghiệp cung cấp.
Công Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân ngồi khách hàng trong
nước ra thì khách hàng chủ yếu và lớn của Công Ty là những doanh nghiệp thương
mại như: South Island, Sang Won, Manbeni Corp, Great Ivan, Ganmex, Daewo,
Mitsubishi, LCR, Mitsui, Biktrok, Yhung, Gruner, Sumitimu, Itochu, Li&Fung,
Hembly, Sugar Town, Million Win. . . Khách hàng nước ngồi của cơng ty chủ yếu là
ở thị trường Mỹ, Nhật Bản, EU, các nước ASEAN và các nước khác . . .
Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong năm 2007 của ngành như sau:
* Sản phẩm giày da: Xuất khẩu chủ yếu sang thị trường EU, trong đó:
- Mỹ


: 10,5%

- EU

: 60%.

- Nhật Bản

: 18,5%

- Và các nước khác

: 11%

Chúng ta có thể nhận thấy một điều rằng khi mà người tiêu dùng của công ty
chủ yếu là những khách hàng là các doanh nghiệp thương mại thì quyền mắc cả của
họ phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể sau: khối lượng mua hàng, tỉ trọng chí phí đầu
vào của người mua, tính chất chuẩn và khác biệt hóa sản phẩm,chí phí cho sự chuyển
đổi giữa người bán và người mua, khả năng kiếm lợi nhuận của người mua, khả năng
tự sản xuất của người mua, tính chất quan trọng của sản phẩm đối với người mua,

NGUYỄN VĂN HIỆU

24

QTKDTH46B


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


thông tin về thị trường. Vì thế doanh nghiệp phải biết được những vấn đề này để mà
đưa ra những chiến lược hợp lý để sao cho có thể bán sản phẩm với giá cao nhất mà
vẫn thỏa mãn được khách hàng. Chúng ta chỉ có thể bán được hàng hóa với giá mong
muốn khi mà chúng ta biết được rõ về khách hàng sẽ mua sản phẩm của mình là ai và
mua như thế nào. Chính vì thế theo em Cơng Ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình
Tân nên xây dựng một bộ phận chuyên sâu vào tìm hiểu khách hàng và từ đó có thể
thỏa mãn những nhu cầu đó của khách hàng một cách tốt nhất. Hiểu rõ về thị hiếu
nhu cầu của khách hàng và khả năng chi trả của khách hàng là một công việc rất quan
trọng đối với doanh nghiệp muốn ngày càng mở rộng hơn nữa ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên cho dù khách hàng chủ yếu của doanh nghiệp là những doanh nghiệp
thương mại nước ngồi đi chăng nữa thì mới xu thế hiện nay doanh nghiệp cũng
không nên coi nhẹ một bộ phận không nhỏ khách hàng trong nước. Thị trường trong
nước hiện nay là rất tiềm năng mà công ty cần phải chú trọng khai thác bởi vì hiện
nay thị trường này đang bị các doanh nghiệp bỏ ngỏ rất nhiều.Thị trường trong nước
đang bị hàng hóa Trung Quốc lấn chiếm rất nhiều vậy tại sao hàng hóa của ta lại
khơng tham gia vào thị trường tiềm năng này đây là một thị trường mà doanh nghiệp
hãy nên chú trọng hơn nữa.
II. Đánh giá tình hình tiêu thụ của Cơng Ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất
hàng tiêu dùng Bình Tân
2.1. Những thành tích mà cơng ty đạt được

2.1.1 Chất lượng:
Chất lượng sản phẩm là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm hoạt
động tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường chất lượng sản phẩm là một vũ
khí cạnh tranh sắc bén có thể dễ dàng đè bẹp các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Vì
vậy, các chương trình quảng cáo khi nó về sản phẩm, nhiều cơng ty đưa ra tiêu chuẩn
chất lượng lền hàng đầu: “ Chất lượng tốt nhất” , “ Chất lượng vàng”…

NGUYỄN VĂN HIỆU


25

QTKDTH46B


×