Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phân tích tài chính doanh nghiệp – giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV khoáng sản lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.13 KB, 45 trang )

Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Tình hình kinh tế nước ta hiện nay đang có sự chuyển biến rõ rệt, các doanh
nghiệp nhà nước, liên doanh hay tư nhân đã hình thành và phát triển rất nhiều. Từ
đó đã dẫn đến sự cạnh tranh về mọi mặt. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp cần biết
rằng : mình phải làm gì để phát triển lớn mạnh trong xu hướng phát triển theo cả
chiều rộng và chiều sâu.
Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều đối tượng quan tâm tình hình tài
chính của doanh nghiệp như các nhà đầu tư, các ngân hàng, khách hàng ...mỗi đối
tượng đều có sự quan tâm ở các góc độ khác nhau nhưng điều cốt yếu nhất mà họ
quan tâm đó là khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và tối đa hóa lợi nhuận thu
được của doanh nghiệp.
Vì vậy, thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp dựa trên báo cáo định kỳ bao gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả kinh doanh,... đã giúp cho các doanh nghiệp các cơ quan chủ quản cấp trên
thấy rõ được tình hình thực trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp mình từ đó
có những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính.
Nhận thức được tầm quan trọng của phân tích tài chính doanh nghiệp . Nên
trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai, em đã chọn
đề tài : “Phân tích tài chính doanh nghiệp – giải pháp nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai” để làm luận
văn tốt nghiệp.
LUẬN VĂN GỒM 3 CHƯƠNG:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về tài chính và các phân tích tài chính doanh
nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính ở Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào
Cai
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính nhằm nâng cao hiệu


quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai.
Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Ái Mỹ cùng các anh(chị) trong Công
ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai đã giúp em hoàn thành bài luận văn này.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

1

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm và bản chất của tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra
đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh thì
bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng tiền tệ nhất định, đó là một
tiền đề cần thiết và quan trọng. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
cũng đồng thời là quá trình hình thành và phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ.
Trong quá trình đó đã phát sinh các luồng tiền gắn liền với hoạt động sản xuất kinh
doanh, các hoạt động đầu tư cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp. Các
luồng tiền đó bao gồm các luồng tiền tệ đi vào và các luồng tiền tệ đi ra khỏi
doanh nghiệp tạo thành sự vận động của các nguồn tài chính trong doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là một khâu của hệ thống tài chính trong nền

kinh tế: là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong
quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới mục tiêu của doanh
nghiệp. Các hoạt động có liên quan đến việc phân phối, tạo lập và sử dụng các quỹ
tiền tệ thuộc các hoạt động tài chính tạo nên mối quan hệ kinh tế tài chính của
doanh nghiệp bao gồm :
+

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với nhà nước

+

Quan hệ kinh tế giữa các doanh nghiệp với nhau

+

Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

1.1.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, Tài chính doanh nghiệp giữ một vị trí
quan trọng trong nền hệ thống tài chính nói chung trong quản lý tài chính và trong
quản lý kinh tế ở mỗi doanh nghiệp nói riêng. Với tính chất đặc trưng của nó, Tài
chính doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc tạo vốn và sử dụng
vốn có hiệu quả để thực hiện tái sản xuất mở rộng theo yêu cầu của thị trường và

Nguyễn Thị Diệu Hoa

2

MSV: 09D02052



Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

định hướng quản lý vĩ mô của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà
nước và góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội.
Xét trên phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh, thì Tài chính doanh nghiệp
ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, nó được coi là một
trong những công cụ quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
nó có sự tác động tích cực hay tiêu cực tới quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Xét trên góc độ của hệ thống tài chính trong nền kinh tế quốc dân, Tài chính
doanh nghiệp được coi là một bộ phận cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động tài chính của doanh nghiệp, Nhà nước có khả năng thực hiện
các chức năng quản lý vĩ mô để điều tiết nền kinh tế thị trường bằng hệ thống pháp
luật và sắc thuế nhằm thực hiện phương pháp và mục tiêu phát triển kinh tế đất
nước theo từng thời kỳ khác nhau. Đồng thời quản lý nhằm mở rộng thu chi ngân
sách, nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu nhiều mặt của Ngân sách Nhà nước.
Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn có vai trò:
- Tạo lập chủ động vốn, đảm bảo nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Là công cụ để kích thích thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời và
bảo toàn nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp
* Chức năng phân phối:Tài chính doanh nghiệp phân phối và sử dụng các
nguồn tài chính mà chủ yếu là tổng sản phẩm quốc dân theo những tỷ lệ và xu
hướng nhất định cho tiết kiệm và tiêu dùng nhằm tích tụ tập trung vốn để đầu tư

phát triển kinh tế và thoả mãn nhu cầu của Nhà nước, xã hội và dân cư. Nhờ có
chức năng phân phối mà các quỹ được tạo lập và sử dụng, đồng thời vốn kinh
doanh của doanh nghiệp được tuần hoàn và chu chuyển tạo ra lợi nhuận cho doanh
nghiệp. Đây là yếu tố quan trọng nhất để quyết định phương hướng và cách thức
phân phối tài chính của doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

3

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

* Chức năng giám đốc: Chức năng giám đốc bắt nguồn từ bản chất của tài
chính và có quan hệ biện chứng với chức năng phân phối. Hoạt động của tài chính
là hoạt động phân phối dưới hình thức giá trị, từ đó tạo ra khả năng và yêu cầu
giám đốc đồng tiền. Quá trình này thông qua việc xem xét tính cần thiết, quy mô
và hiệu quả của việc phân phối gắn liền với việc tạo lập hay sử dụng các quỹ nhất
định. Với khả năng giám đốc các quỹ tiền tệ được hình thành từ các nguồn tài
chính hợp lý, đảm bảo cho các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp được sử dụng đúng
mục đích. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Chức năng giám đốc là sự giám
sát, dự báo tính hiệu quả của các quá trình phân phối. Nhà quản lý có thể thấy
được điểm yếu trong quá trình kinh doanh để có sự điều chỉnh kịp thời nhằm thực
hiện mục tiêu kinh doanh.
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp:

Phân tích tài chính là tập hợp các khái niệm, phương pháp, công cụ theo một
hệ thống nhất định cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán cũng như các
thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác,
đúng đắn về tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp nhà
quản lý kiểm soát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cũng như dự đoán trước những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để
đưa ra các quyết định xử lý phù hợp tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của từng đối
tượng.
Đối với chủ doanh nghiệp : phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp cho các
nhà quản lý và bộ phận tài chính thấy được thực trạng hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp mình để lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra
những quyết định đúng đắn của doanh nghiệp mình kịp thời khắc phục cho mục
tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các chủ ngân hàng, các hộ cho vay tín dụng... Họ quan tâm đến các
chỉ tiêu tài sản tương đương tiền của doanh nghiệp. Từ đó, đối chiếu với thực tế nợ
của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp, đây là số tiền đảm bảo tài chính cho doanh nghiệp trong những

Nguyễn Thị Diệu Hoa

4

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

trường hợp doanh nghiệp kinh doanh gặp rủi ro. Ngoài ra cũng phải kể đến khả

năng sinh lời của doanh nghiệp vì nó là cơ sở cho việc vay vốn tín dụng đối với
doanh nghiệp.
Đối với các nhà cung cấp hàng hóa, vật tư,... Các thông tin mà họ cần phải
khai thác là các chỉ tiêu về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh cũng như khả năng tăng trưởng khác của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà
đầu tư cũng quan tâm đến việc điều hành các hoạt động và tính hiệu quả trong
công tác quản lý của doanh nghiệp.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các ngân
hàng các nhà cung cấp còn có nhiều nhóm đối tượng khác quan tâm tới như: Cơ
quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan chủ quản ...các nhà phân tích tài chính,
người lao động... Vì vậy, các thông tin tài chính đều có liên quan đến họ.
1.2.2. Tài liệu phân tích
Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng làm rõ mục tiêu
của dự đoán tài chính trong đó chủ yếu thông tin từ các báo cáo tài chính.
-

Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn

bộ giá trị tài sản hiện có nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định theo 2 cách phân loại là kết cấu vốn kinh doanh và nguồn hình
thành vốn kinh doanh.
Số liệu bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản. Căn
cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính
doanh nghiệp .
Bảng cân đối kế toán thường có kết cấu 2 phần:
+ Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại
thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được chia thành 2 phần: Tài sản lưu

động và đầu tư ngắn hạn, Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh

Nguyễn Thị Diệu Hoa

5

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp
lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp.
Nguồn vốn được chia thành nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Nội dung trong bảng cân đối kế toán thoả mãn phương trình cơ bản.
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Ngoài hai phần tài sản và nguồn vốn, cấu tạo bảng cân đối kế toán còn có
phần tài sản ngoài bảng.
-

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình, hiệu quả hoạt

động kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà
nước về thuế và các khoản nộp.
1.2.3 Quy trình phân tích
Quy trình phân tích tài chính có thể thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích.
Xác định mục tiêu kế hoạch phát triển, từ đó lập ra các kế hoạch chi tiết về
nguồn thông tin sử dụng, tiến hành phát triển, chất lượng nhân sự phục vụ cho
công tác phân tích tài chính, phân công công việc.
- Lập kế hoạch phối hợp giữa các bộ phận trong quá trình phát triển.
- Lựa chọn các phương pháp và nội dung phát triển nhằm đảm bảo hoàn thành
mục tiêu đề ra.
Bước 2 . Thu thập thông tin.
Căn cứ vào mục đích của công tác phân tích tài chính, nhà phân tích sẽ lựa chọn
những nguồn tin phù hợp.Để đánh giá một cách cơ bản về tình hình tài chính của
doanh nghiệp thì thông tin khách quan trong nội bộ doanh nghiệp là thông tin quan
trọng nhất đặc biệt là thông tin từ báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo
cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài
chính. Vì vậy tất cả các nhà phân tích tài chính luôn chú trọng vào việc thu nhập
đầy đủ chính xác các thông tin khách quan trong nội bộ khách quan doanh nghiệp.
Bước 3. Xử lý thông tin:
Bằng các công cụ phương pháp các nhà phân tích sẽ tiến hành nghiên cứu, xử lý

Nguyễn Thị Diệu Hoa

6

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

thị trường đã thu thập được để so sánh, đánh giá, xác định nguyên nhân của các kết

quả thu được và xu hướng vận động.
Bước 4. Báo cáo kết quả phân tích:
Đây là bước cuối cùng trong quy trình phân tích tài chính. Các nhà phân tích
dựa vào kết quả thu được ở bước trên để đưa ra nhận xét đánh giá về kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, về tình hình tài chính của doanh
nghiệp. Thông qua đó để đưa ra được hoạt động trong thời gian tới để có thể phát
huy được thế mạnh của doanh nghiệp và khắc phục được những mặt yếu.
1.2.4 Phương pháp phân tích
1.2.4.1 Phương pháp so sánh :
Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh
số liệu với một chỉ tiêu cơ sở, được sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động
chính để xác định xu hướng, mức độ biến động của chi tiêu phân tích. Để tiến hành
so sánh trước hết cần phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để
so sánh, điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. Các điều kiện so sánh cần phải
đảm bảo tính thống nhất về nội dung của các chỉ tiêu và thống nhất về đơn vị tính.
* Phương pháp so sánh được thực hiện cụ thể qua các cách sau:
So sánh giữa số thực hiện trong kỳ này với số đã thực hiện kỳ trước để thấy
rõ xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp. Đánh giá sự tăng trưởng hay thụt
lùi trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh giữa số thực
hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ đạt chỉ tiêu.
So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành của các
doanh nghiệp khác cùng ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp.
So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so
sánh chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số lượng tương đối
và tuyệt đối của một chỉ tiêu so với chỉ tiêu khác qua niên độ kế toán.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

7


MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

1.2.4.2 Phương pháp loại trừ:
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả của
hoạt động bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác thông qua mức độ
biến động của từng dân tố , cũng có thể dựa vào từng phương pháp sau:
Phương pháp chênh lệch:Theo phương pháp này với mỗi sự thay đổi của chỉ
tiêu ta có thể xác định sự thay đổi của kết quả cần nghiên cứu bằng cách dựa trên
mối tương quan giữa các nhân tố để lập phương trình thanh toán.
Phương pháp thay thế liên hoàn:Theo phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể
xác định được ảnh hưởng của các nhân tố để xác định trị số của các chỉ tiêu khi
nhân tố đó thay đổi. Sau đó lấy kết quả trừ đi trị số chưa có biến đổi của nhân tố
nghiên cứu sẽ xác định ảnh hưởng của nhân tố này.
1.2.4.3 Phương pháp liên hệ:
Khi sử dụng phương pháp này để đánh giá được chỉ tiêu ta có thể xem xét chỉ
tiêu trên cơ sở lượng hóa các mối liên hệ giũa các mặt, các bộ phận, cụ thể phương
pháp này bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp liên hệ cân đối: Trên cơ sở cân bằng về lượng giữa hai mặt của
các yếu tố sẽ dẫn đến sự cân bằng cả về mức độ biến động và về lượng giữa các
mặt của các yếu tố.
Phương pháp liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa
các chỉ tiêu phân tích. Tùy theo mức độ phụ thuộc của các chỉ tiêu có thể phân tích
thành hai loại chủ yếu: liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp
Như vậy, có rất nhiều phương pháp phân tích và phải tùy thuộc theo từng lĩnh vực,
đặc thù và mục đích mà nhà phân tích phải lựa chọn phương pháp phân tích sao cho

phù hợp đảm bảo cho kết quả chính xác và mang tính chất khách quan.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

8

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

1.2.5. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.5.1. Phân tích hiện trạng tài chính doanh ghiệp
a, Phân tích tài sản và cơ cấu tài sản:
Bên cạnh việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ còn phải
xem xét tỷ trọng từng loại tài sản chiếm trong tổng số và xu hướng biến động của
chúng để thấy được mức độ hợp lý của sự phân bổ. Việc đánh giá phải dựa trên
tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận.
Trên cơ sở bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tỷ trọng từng loại tài sản
được tính như sau:
Tỷ trọng từng

=

Giá trị từng loại tài sản

loại tài sản


Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng
của tài sản cố định trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh
doanh, phản ánh tình trạng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu
hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tùy vào ngành nghề kinh doanh
của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể.
b, Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Với việc phân tích nguồn vốn sẽ giúp nhà phân tích thấy được quy mô, kết cấu
nguồn vốn mà công ty đã đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh như thế nào,
đồng thời cũng thấy được mức độ pháp lý của công ty đối với các đối tượng cấp
vốn cho công ty như các cổ đông, đối tác kinh doanh, khách hàng ... Ngoài ra, xem
xét tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng số vốn cũng như xu hướng biến động
của chúng. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn
thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập
của doanh nghiệp như ngân hàng, nhà cung cấp, tổ chức tín dụng ...là cao. Ngược
lại, nếu công nợ phải trả có tỷ trọng lớn chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì
khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là thấp.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

9

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp


1.2.5.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó. Các
khoản mục của nó chủ yếu gồm :
Doanh thu : Phản ánh tổng doanh thu mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt
động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ
trong kỳ báo cáo. Đây là chỉ tiêu làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp và có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Giá vốn hàng bán : Là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng
hóa, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá vốn là yếu tố lớn quyết
định khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nghiệp.
Lãi gộp : Phản ánh số chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn phát
sinh trong kỳ. Chỉ tiêu này biến đổi phụ thuộc vào các thành phần của nó.
Chi phí bán hàng : Là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
Chi phí quản lý doanh nghiệp : Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt
động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, và quản lý điều hành chung của toàn
bộ doanh nghiệp.
Tổng lợi nhuận trước và sau thuế : Là chỉ tiêu phản ánh tổng số lợi nhuận
thực hiện trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp trước và sau khi trừ thuế TNDN. Đây
là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được
dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.5.3 Phân tích các hệ số tài chính
Để biết được tình hình tài chính có lành mạnh hay không từ đó dự đoán khả
năng tồn tại, phát triển cần xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu
mất khả năng thanh toán doanh nghiệp sẽ dần dần đi đến bờ vực phá sản, phải tự
giải thể vì vỡ nợ. Khả năng thanh toán là khả năng tự chi trả các khoản nợ bằng
tiền vốn của doanh nghiệp. Bởi vậy để có khả năng thanh toán kịp thời các khoản


Nguyễn Thị Diệu Hoa

10

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

nợ, doanh nghiệp phải duy trì một mức luân chuyển hợp lý để đảm bảo quá trình
sản xuất kinh doanh thuận lợi.
Để có cơ sở đánh giá quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
trước mắt và triển vọng trong thời gian tới cần đi sâu phân tích nhu cầu, khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
Để phân tích ta có thể dựa vào một số chỉ tiêu sau:
Hệ số thanh toán tổng

Tổng giá trị tài sản
Tổng nợ phải trả
quát
Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán nói chung của doanh nghiệp tại thời
=

điểm nhất định. Nếu hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có thể đảm bảo các
khoản nợ từ tài sản hiện có của doanh nghiệp. Và ngược lại, hệ số càng thấp(<1)
chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp rủi ro về tài chính và mất khả năng thanh toán.
Khả năng thanh


Tổng tài sản dài hạn

=

toán nợ dài hạn

Tổng nợ dài hạn

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán nợ dài hạn đối với toàn bộ giá trị
thuần của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ
tình hình tài chính của doanh nghiệp ổn định.
Khả năng thanh
toán hiện thời

Tổng tài sản ngắn hạn

=

Tổng nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
thành tiền để đảm bảo trả được các khoản nợ ngắn hạn tới hạn trả. Chỉ tiêu càng
cao chứng tỏ doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn kịp thời. Tuy nhiên, chỉ tiêu quá cao có thể dẫn đến doanh nghiệp bị ứ đọng tài
sản và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Khả năng thanh toán
nhanh

Nguyễn Thị Diệu Hoa


Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho

=

Nợ ngắn hạn

11

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

Chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ
ngắn hạn không phụ thuộc vào khả năng thanh khoản của hàng tồn kho.
Chỉ tiêu càng cao(≥0,75) chứng tỏ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có khả
năng chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngắn hạn sau khi trừ đi hàng tồn kho. Ngược
lại nếu chỉ tiêu càng thấp (≤0,75) doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán

=

Tiền và các khoản tương đương tiền

tức thời
Nợ ngắn hạn

Chỉ số thanh toán tức thời thể hiện mối quan hệ tiền (tiền mặt và các khoản tương
đương tiền...) và khoản nợ đến hạn phải trả. Chỉ tiêu càng cao(≥0,5) chứng tỏ tiền
trong doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, doanh
nghiệp có thể tự chủ về tài chính trong việc trả nợ ngắn hạn.Chỉ tiêu càng
thấp(≤0,5) chứng tỏ lượng tiền trong doanh nghiệp khá thấp, không đủ khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh
toán các khoản nợ ngắn hạn.
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1.3.1. Chỉ tiêu chỉ số sinh lời
Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và
tài sản lưu động, khi phân tích cần xem hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh
lời. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín
dụng quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền với lợi ích của họ cả về hiện tại và tương lai.
Để đánh giá khả năng sinh lời của vốn người ta thường phân tích các chỉ tiêu sau:
Hệ số sinh lời
của tài sản (ROA)

Lợi nhuận sau thuế
Giá trị tổng tài sản bình quân
= ×100%

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng tài sản đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản tốt, sức sinh
lời cao.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

12

MSV: 09D02052



Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Hệ số sinh lời
của doanh thu (ROS)

Luận văn tốt nghiệp

Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
= ×100%

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện
trong một kỳ có mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Hệ số sinh lời
của vốn kinh doanh (ROI)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Vốn kinh doanh bình quân
= ×100%

Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng lợi nhuận
được tạo ra.
Hệ số sinh lời

Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân

của vốn CSH (ROE) = ×100%
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận

sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời cao và ngược lại.
1.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng các chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng
vốn cố định

=

Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ sẽ tham gia và tạo
ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ vốn cố định đang
sử dụng có hiệu quả.
Suất hao phí tài sản

=

Giá trị TSCĐ bình quân

cố định
Doanh thu thuần
Qua chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần cần
đầu tư bao nhiêu tài sản cố định bình quân.
Tỷ suất sinh lợi của

Nguyễn Thị Diệu Hoa

=


Lợi nhuận sau thuế

13

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
vốn cố định

Luận văn tốt nghiệp

Vốn cố định bình quân

Chỉ tiêu cho biết một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế.
1.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng qua các
giai đoạn của quá trình sản xuất (dự trữ, sản xuất, lưu thông). Đẩy mạnh tốc độ
luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh
nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển
người ta sử dụng các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay của vốn

Tæng doanh thu thuÇn

=

lưu động


Vèn lu ®éng b×nh qu©n

Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong chu kỳ, nếu số
vòng quay tăng nhanh chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Thời gian của một

Thêi gian cña kú ph©n tÝch

=

vòng luân chuyển

Sè vßng quay cña vèn lu ®éng

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một
vòng. Thời gian của một vòng quay hay một chu kỳ luân chuyển càng nhỏ thì tốc
độ luân chuyển càng lớn. Ngoài hai chỉ tiêu trên khi phân tích cần phân tích hệ số
đảm nhiệm vốn lưu động.
Hệ số đảm nhiệm
của vốn lưu động

=

Vèn lu ®éng b×nh qu©n
Doanh thu thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để có một đồng doanh thu thuần cần bỏ ra bao nhiêu
đồng vốn lưu động.
Cùng với đó, ta cần phân tích các chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho
Doanh thu thuần

Số vòng quay của

Nguyễn Thị Diệu Hoa

=

Giá trị HTK bình quân

14

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

HTK
Chỉ tiêu cho thấy trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được
bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng
giúp tăng doanh thu của doanh nghiệp.
Thời gian của một
vòng quay HTK

=

Thời gian kỳ phân tích
Số vòng quay HTK

Là số ngày cần thiết để hàng tồn kho quay được một vòng trong chu kỳ phân tích.

Chỉ tiêu càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả.
1.4 Tác động của phân tích TCDN đến hiệu quả SXKD
Ta biết rằng hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh
doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả các
hoạt động sản xuất đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình
hình tài chính tốt hay xấu sẽ tác động thúc đẩy hay kìm hãm đối với quá trình kinh
doanh. Do đó trước khi lập kế hoạch tài chính, doanh nghiệp cần nghiên cứu báo
cáo tài chính của kỳ thực hiện.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là phải tổ chức và huy động vốn sao cho có hiệu
quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính, chấp hành pháp luật. Việc
thường xuyên phân tích tài chính doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà
đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng thấy được tình trạng tài chính, tiềm
năng của doanh nghiệp để xây dựng đúng đắn các nguyên nhân, các nhân tố ảnh
hưởng từ đó có thể đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp.
Như vậy, qua phân tích tài chính cho ta biết điểm mạnh, điểm yếu về hoạt động
sử dụng lao động của doanh nghiệp, xuất phát từ tình hình đó nhà quản lý tài chính
có thể đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp trong
tương lai bằng cách dự báo và lập kế hoạch.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

15

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp


CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY
TNHH MTV KHOÁNG SẢN LÀO CAI
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai
2.1.1. Quá trình hình thành của công ty

- Tên doanh nghiệp: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KHOÁNG SẢN
LÀO CAI.
- Tên giao dịch Quốc tế: LAMICO
- Giám đốc hiện nay của doanh nghiệp Ông Lê Xuân Tuấn.
- Địa chỉ: Số 151 đường Hoàng Liên, phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai.
- Công ty TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai (ban đầu có tên là Công ty
Khoáng sản Lào Cai) là một doanh nghiệp nhà nước, được thành lập theo Quyết
định số 05/QĐ.UB ngày 05/12/1991 của UBDN tỉnh Lào Cai và được thành lập lại
theo nghị định 388/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) tại Quyết
định số 17/QĐ.UB ngày 15/01/1993 của UBND tỉnh Lào Cai.
- Năm 2010, Công ty khoáng sản Lào Cai chuyển thành Công ty TNHH một
thành viên Khoáng sản Lào Cai theo quyết định 820/QĐ- UBND ngày 08/4/2010
về việc Phê duyệt phương án chuyển Công ty khoáng sản Lào Cai thành Công ty
TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai của UBND tỉnh Lào Cai.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên sử dụng 100% vốn
nhà nước.
Công ty TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai được thành lập trong điều
kiện tỉnh Lào Cai mới thành lập (chia tách từ tỉnh Hoàng Liên Sơn) lại là tỉnh miền
núi, biên giới, cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế- xã hội
hết sức khó khăn. Vì vậy tại thời điểm thành lập, công ty chỉ được cấp 50 triệu
đồng vốn ban đầu, với lực lượng lao động chỉ có 4 cán bộ, nhà xưởng, thiết bị công
nghệ chưa có gì.
Năm đầu tiên(1991) thành lập công ty là quá trình tìm hiểu thị trường kinh
doanh buôn bán tiểu ngạch với Trung Quốc là chủ yếu, sản xuất lúc này còn nhỏ lẻ

manh mún như thu nhặt Pirits Sa Pa, Hợp Thành; Fenspat Kim Tân; Cao Lin Sơn
Mãn. Trong năm đó Công ty cũng nộp được ngân sách 50 triệu đồng.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

16

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

Trong 5 năm đầu là giai đoạn công ty xây dựng đội ngũ cán bộ, xây dựng
thương hiệu, uy tín của công ty trên thị trường lập kế hoạch cho sản xuất những
năm tiếp theo xác định nhiệm vụ trọng tâm của công ty.
Năm năm tiếp theo thời kỳ tích lũy và phát triển, tài sản của công ty đã có tới
30 tỷ, vốn kinh doanh 04 tỷ, doanh thu năm 1998 là 48 tỷ, nộp ngân sách năm
1998 tới 6 tỷ.
Năm tiếp theo là thời kỳ mở rộng sản xuất, đến năm 2002 công ty đã bước sang
giai đoạn ổn định, nền sản xuất đã được cơ giới hóa. Vai trò của công ty khoáng
sản Lào Cai đã có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng và chính quyền địa phương.
Thương hiệu của công ty đã có vị trí xứng đáng trên thị trường.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, với sự cố gắng nỗ lực
không mệt mỏi và tinh thần bền bỉ khắc phục khó khăn, công ty đã có phương
hướng sản xuất kinh doanh ổn định, lập được nhiều thành tích, hàng năm đóng góp
vào ngân sách nhà nước những con số đáng kể, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm
công nhân lao động.
Cùng với sự phát triển, Công ty khoáng sản Lào Cai mở rộng quy mô hoạt động

với nhiều ngành nghề đa dạng, cụ thể:
- Nhà máy sản xuất giấy và in giấy vàng kim Bảo Hà khánh thành ngày
03/02/2000.
- Nhà máy sản xuất Bao bì PP thành phố Lào Cai khánh thành ngày 19/05/2002.
- Nhà máy Thủy điện Cốc San khánh thành ngày 03/02/2004.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH một thành viên khoáng sản Lào Cai có chức năng, nhiệm vụ sau:
- Khai thác kinh doanh các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lào Cai: Penspát
cục, Penspát nghiền, Penspát men, Cao lanh, Đôlômít, Giấy cuộn lô, Bột giấy,
Đũa, Bao PP, Bao PE…
- Kinh doanh thương mại tổng hợp, được phép xuất, nhập khẩu tiểu ngạch.
- Là đầu mối của nghành công nghiệp Lào Cai để gọi các đối tác trong và ngoài
nước tham gia liên doanh, liên kết trong lĩnh vực công nghiệp.
- Xây dựng cơ bản.
- Sản xuất điện thương phẩm

- Kinh doanh dịch vụ xuất, nhập khẩu.
\

Nguyễn Thị Diệu Hoa

17

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp


2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào
Cai

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Giám đốc
công ty

PGĐ phụ
trách sx:
Bao bì,
giấy, thủy
điện

XN
giấy

Phòng
tổ chức
hành
chính

XN
Bao bì

Phòng
kỹ
thuật

XN cơ
khí và

xây
lắp

Phòng
kinh
doanh

Nhà
máy
thủy
điện
Cốc
San

Phòng
tài
chính
kế
toán

Các XN
khai
thác
quặng
sắt

PGĐ
phụ
trách
khối

kim loại

PGĐ
phụ
trách
khối á
kim

Cty TNHH
khoáng
sản và kim
loại Việt
Trung

XN
nguyên
liệu
khoáng
1

- Phó Giám đốc phụ trách các xí nghiệp sản xuất: Phụ trách các xí nghiệp là:
+ Xí nghiệp Bao bì.
+ Xí nghiệp Giấy xuất khẩu Bảo Hà.
+ Xí nghiệp Cơ khí & xây lắp (đã giải thể ngày 31/12/2008)
+ Nhà máy Thủy điện Cốc San.
Nhiệm vụ của phó Giám đốc giúp Giám đốc chỉ đạo công tác kỹ thuật, sản
xuất, kinh doanh của các xí nghiệp này.
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh khối kim loại. Cụ thể là các
xí nghiệp khai thác quặng sắt.
+ Xí nghiệp khai thác 3.


Nguyễn Thị Diệu Hoa

18

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

+ Đội sản xuất quặng sắt Khe Lếch.
+ Nhà Máy tuyển quặng sắt Khe Lếch.
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh khối á kim. Cụ thể là các xí
nghiệp khai thác kinh doanh quặng Fenspat
+ Xí nghiệp Nguyên liệu khoáng 1.
+ Mỏ Fenspat Sơn Mãn.
+ Xí nghiệp Fenspat Văn Bàn
Hai phó Giám đốc phụ trách khối kim loại và phụ trách khối á kim giúp Giám
đốc tổ chức khai thác, thăm dò tìm kiếm phát hiện các điểm mỏ mới, tổ chức công
tác kỹ thuật khai thác, an toàn vệ sinh lao động, tổ chức sản xuất và kinh doanh.
Cùng với 3 phó Giám đốc giúp việc cho giám đốc là 4 phòng nghiệp vụ.
- Phòng kỹ thuật:
Giúp việc và tham mưu cho giám đốc công tác kỹ thuật của các mỏ khai thác,
kỹ thuật xây lắp xây dựng cơ bản, làm thủ tục xin cấp khoáng quyền các điểm mỏ,
kỹ thuật khai thác các mỏ và điều độ sản xuất, tham mưu cho giám đốc lập kế
hoạch cho các mỏ. ATVSLĐ cho các xí nghiệp, các đội sản xuất.
- Phòng tổ chức hành chính:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc tổ chức công tác nhân sự, lực lượng lao

động cho các đơn vị sản xuất trong công ty. Soạn thảo các văn bản hành chính,
quản lý, chỉ đạo sản xuất trình giám đốc ký duyệt.
- Phòng kinh doanh:
Tham mưu giúp việc cho giám đốc thâm nhập và tìm hiểu thị trường tiêu thụ
sản phẩm, ký kết hợp đồng kinh doanh tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch, tính định
mức cho sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp trực thuộc, đảm nhiệm công tác
kinh doanh dịch vụ xuất, nhập khẩu. Giao nhận hàng hóa đối chiếu công nợ với
khách hàng.
- Phòng tài chính kế toán:
Đứng đầu là kế toán trưởng có chức năng, và nhiệm vụ tổ chức thực hiện công
tác kế toán kiêm tài chính trong công ty. Là người giúp cho Giám đốc công ty thực
hiện giám sát tài chính tại công ty, tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán,
thống kê, tài chính ở công ty đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ
hoạt động kinh tế tài chính ở công ty. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của giám
đốc.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

19

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

Bên dưới các phòng nghiệp vụ là các xí nghiệp trực thuộc công ty. Đứng đầu
các xí nghiệp trực thuộc là giám đốc xí nghiệp, các xí nghiệp trực thuộc không có
tư cách pháp nhân, hiện nay công ty đang tổ chức theo mô hình quản ký trực tuyến,

thực hiện chế độ một thủ trưởng, mô hình này rất phù hợp với yêu cầu của nhiệm
vụ sản xuất kinh doanh sản xuất cũng như yêu cầu về công tác quản lý doanh
nghiệp.
Giám đốc các xí nghiệp trực thuộc thực hiện các chức năng của mình, tùy theo
vào chức năng nhiệm vụ, quy mô, quy trình sản xuất để thành lập nên bộ máy tổ
chức cho phù hợp với xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp chịu trách nhiệm trước giám
đốc công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp của mình đảm
nhiệm. Tổ chức về nhân lực, thiết bị sản xuất, tổ chức sản xuất khai thác kinh
doanh trong định mức khoán của công ty và những công việc có liên quan. Tùy
thuộc vào chức năng nhiệm vụ, quy mô sản xuất kinh doanh, thực hiện kế hoạch
được giao để thành lập nên bộ máy tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cho
phù hợp.
Thông thường các xí nghiệp đều có 1 kế toán viên tập hợp chi phí sản xuất của
đơn vị mình, thay mặt công ty trả lương cho công nhân viên, người lao động và các
khách hàng của mình. Có ban kinh tế tổ chức, ban sản xuất, ban tiêu thụ và thị
trường đơn cử như xí nghiệp Bao bì, có tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên, tổ
chức Đảng, tổ chức đoàn thể, nữ công gia chánh…
2.2. Thực trạng mối quan hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán
2.2.1. Tài sản và cơ cấu tài sản của công ty trong 3 năm từ 2010-2012

Bảng 1: Cơ cấu Tài sản Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai
Đơn vị tính: triệu
đồng
Năm
Chỉ tiêu

2010

2011


Chênh lệch
2010/2011

2012

Số tiền
A. Tài sản ngắn hạn

Chênh lệch
2011/2012

TT (%)

Số tiền

TT
(%)

8.698

10.193

12.673

1.495

17,2

2.480


24,3

I. Tiền và các khoản tương
đương tiền

125

1.849

527

1.724

1.379,2

-1.322

-71,5

II. Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn

0

0

0

Nguyễn Thị Diệu Hoa


20

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

III. Các khoản phải thu ngắn
hạn

7.209

5.433

3.320

-1.776

-24,6

-2.113

-38,9

IV. Hàng tồn kho

1.167


1.744

7.621

577

49,4

5.877

337

198

1.166

1.205

968

489

39

3,3

107.49
9

174.571


200.330

67.072

62,4

25.759

14,7

0

0

0

II. Tài sản cố định

14.315

13.916

14.219

-399

-2,8

303


2,1

1. TSCĐ hữu hình

13.878

12.351

11.534

-1.527

-11

-817

-6,6

- Nguyên giá

32.520

32.299

33.412

-221

-0,7


1.113

3,4

-18.642

-19.948

-21.878

-1.306

-7

-1.930

-9,7

2. Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang

436

1.565

2.685

1.129


258,9

1.120

71,6

III. Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn

92.765

160.032

185.734

67.267

72,5

25.702

16

419

623

376

204


48,7

-247

-39,6

116.197

184.764

213.003

68.567

59

28.239

15,3

V. Tài sản ngắn hạn khác
B. Tài sản dài hạn

I. Các khoản phải thu dài hạn

- Giá trị hao mòn LK

IV. TSDH khác
Tổng cộng tài sản


( Nguồn: Bảng CĐKT Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai)
Qua số liệu bảng trên ta thấy, nhìn chung tài sản của công ty qua 3 năm đều
tăng, tuy nhiên tăng mạnh nhất là từ năm 2010 đến 2011, tăng 68.567 triệu đồng,
tương ứng với tỷ lệ tăng 59%. Nguyên nhân tăng là do các nhân tố sau:
- Tài sản ngắn hạn tăng 1.495 triệu đồng, tương ứng với 17,2% do ảnh hưởng
của một số nhân tố sau:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh, tăng 1.724 triệu đồng.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 1.776 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ
giảm 24,6%. Trong đó các khoản phải thu của khách hàng đã giảm xuống 1.435
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 19,7%. Tuy nhiên tăng các khoản trả trước cho
người bán tăng 64,8%, các khoản phải thu khác tăng 61%, và dự phòng phải thu nợ
ngắn hạn khó đòi giảm 103,1%.
Chứng tỏ công ty đã quản lý tốt được khoản vốn bị chiếm dụng từ khách hàng.
- Tài sản dài hạn tăng 67.072 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 62,4%, do
một số nhân tố cụ thể sau:
+ Tài sản cố định giảm một lượng nhỏ, giảm 399 triệu đồng, tương ứng với
tỷ lệ giảm 2,8%.
+ Công ty đầu tư mạnh vào công ty liên doanh, liên kết, làm tăng 67.267
triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 72,5%.

Nguyễn Thị Diệu Hoa

21

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội


Luận văn tốt nghiệp

+ Tài sản dài hạn khác tăng một lượng 204 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng
48,7%
Qua phân tích trên có thể thấy trong năm 2011, công ty tập trung mở rộng quy
mô hoạt động, liên kết với các công ty khác để đa dạng các ngành nghề sản xuất.
Đó chính là nguyên nhân làm tăng mạnh các khoản tiền và tương đương tiền, và
các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Bên cạnh đó, khoản tiền phải trả cho người bán
lại tăng, nguyên nhân có thể là do tình hình khó khăn chung, nên bên cung cấp
nguyên vật liệu không muốn bị chiếm dụng vốn nhiều. Công ty Khoáng sản Lào
Cai cũng giảm lượng tiền phải thu khách hàng xuống đáng kể.
Đến năm 2012, khi việc mở rộng sản xuất đi vào quỹ đạo ổn định, lượng tài
sản của công ty có tăng nhẹ, tăng 28.239 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 15,3%. Do
một số nguyên nhân cụ thể sau:
- Tài sản ngắn hạn tăng 2.480 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 24,3%:
+ Năm 2011 tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh thì đến năm
2012 lại giảm mạnh, giảm 1.322 triệu đồng, ứng với tỷ lệ giảm 71,5%.
+ Giảm các khoản phải thu ngắn hạn 2.113 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm
38,9%.
+ Hàng tồn kho tăng mạnh 5.877 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 337%.
+ TSNH khác tăng không đáng kể 3,3%
- Tài sản dài hạn tăng 25.759 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 14,7 %:
+ Tài sản cố định tăng nhẹ 2,1%
+ Công ty đã hạn chế các khoản đầu tư tài chính dài hạn so với năm 2011.
Năm 2012 các khoản đầu tư vào công ty liên doanh liên kết chỉ tăng 25.702 triệu
đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16%.
+ TSDH khác giảm 247 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 39,6%.
Qua phân tích trên, có thể thấy năm 2012, sau khi việc đầu tư vào các ngành
nghề mới trở nên ổn định, sản phẩm sản xuất ra chưa tiêu thụ được ngay nên hàng
tồn kho còn ứ động nhiều. Công ty cần chú ý đến việc quản lý, bảo quản sản phẩm

và đẩy mạnh công tác bán hàng để hàng hóa có thể tiêu thụ, tăng doanh thu bán
hàng.
2.2.2. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai
Đơn vị tính: triệu
đồng
Năm

2010

2011

2012

Chỉ tiêu

Chênh lệch
2010/2011
Số tiền

Chênh lệch
2011/2012

TT (%)

Số tiền

TT (%)


A. Nợ phải trả

20.221

21.832

26.505

1.611

8

4.673

21,4

I. Nợ ngắn hạn

17.643

20.640

25.868

2.997

17

5.228


25,3

2.654

2.057

3.692

-597

-22,5

1.635

79,5

1. Vay và nợ ngắn hạn

Nguyễn Thị Diệu Hoa

22

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

2. Phải trả người bán


2.111

4.975

2.769

2.864

135,7

-2.206

-44,3

3. Người mua trả tiền trước

1.778

344

796

-1.434

-80,6

452

131,4


4. Thuế và các khoản phải
nộp Nhà nước

1.626

2.821

3.954

1.195

73,5

1.133

40,2

5. Phải trả người lao động

1.012

1.701

1.018

689

68,1


-683

-40,1

0

465

264

465

100

-201

-43,2

7. Phải trả nội bộ

1.519

1.390

5.051

-129

-8,5


3.661

263,4

8. Các khoản phải trả, phải
nộp ngắn hạn khác

4.406

4.698

6.441

292

6,6

1.743

37,1

9. Quỹ khen thưởng, phúc
lợi

2.537

2.189

1.884


-348

-13,7

-305

-13,9

II. Nợ dài hạn

2.578

1.192

638

-1.386

-53,8

-554

-46,5

B. Nguồn vốn CSH

95.976

162.932


186.498

66.956

69,8

23.566

14,4

I. Vốn CSH

95.976

162.932

186.498

66.956

69,8

23.566

14,4

0

0


0

116.197

184.764

213.003

68.567

59

28.239

15,5

6. Chi phí phải trả

II. Nguồn kinh phí và các
quỹ khác
Tổng cộng nguồn vốn

( Nguồn: Bảng CĐKT Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai)
Qua bảng trên, có thể thấy nguồn vốn qua 3 năm đều tăng, ta sẽ đi sâu phân
tích ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự tăng lên của nguồn vốn trong các năm.
- Năm 2011, Nợ phải trả tăng 1.611 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 8%, là do:
+Nợ ngắn hạn tăng 2.997 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 17%. Nguyên nhân
làm tăng nợ ngắn hạn chủ yếu là do tăng Phải trả người bán 2.864 triệu đồng, ứng
với tỷ lệ tăng 135,7%. Công ty cũng đã giảm được các khoản vay và nợ ngắn hạn
22,5%, đây là điều đáng mừng.

+Nợ dài hạn giảm mạnh, giảm 1.386 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm
53,8%.
Nguồn vốn CSH tăng mạnh một lượng 66.956 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ
tăng 69,8%. Điều này cho thấy công ty đã quản lý khá tốt nguồn vốn. Tuy mở rộng
quy mô sản xuất, nhưng lại không đi vay các khoản vay ngắn hạn, dài hạn, mà chủ
yếu đầu tư bằng vốn CSH. Điều này sẽ giảm được chi phí vay một lượng đáng kể.
- Năm 2012, Nợ phải trả tăng 4.673 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 21,4%,
nguyên nhân:
+Nợ ngắn hạn tăng 5.228 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 25,3%. Đến
năm 2012, doanh nghiệp lại tăng vay và nợ ngắn hạn lên 79,5%; khách hàng trả

Nguyễn Thị Diệu Hoa

23

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

tiền trước tăng mạnh, tăng 452 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 131,4%; Phải trả nội
bộ cũng tăng 3.661 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng 263,4%.
+ Nợ dài hạn đến năm 2012 vẫn giảm, giảm một lượng 554 triệu đồng, ứng
với tỷ lệ giảm 46,5%.
Nguồn vốn CSH vẫn tăng, và tăng 23.566 triệu đồng, ứng với tỷ lệ tăng
14,4%.
Qua phân tích trên cho thấy, công ty trong năm 2012 đã làm tốt công tác tín
dụng với khách hàng, thể hiện ở việc tăng khoản người mua trả tiền trước, điều này

chứng tỏ công ty có uy tín với khách hàng. Tuy nhiên phải trả nội bộ và vay ngắn
hạn lại tăng. Cho thấy, việc mở rộng sản xuất trong năm 2011 doanh nghiệp đã đầu
tư nhiều, đến năm 2012 khi sản xuất được sản phẩm vẫn chưa bán được ngay, chưa
thu được tiền trả cho công nhân viên. Doanh nghiệp cần tập trung vào công tác bán
hàng để có thể thu được vốn nhanh, tránh ứ đọng hàng tồn kho....
2.3.

Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm từ 2010-2012

Nguyễn Thị Diệu Hoa

24

MSV: 09D02052


Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Luận văn tốt nghiệp

Bảng 3: Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
qua

Năm
STT

Chênh lệch
2010/2011
Số tiền TT(%)


2010

2011

2012

51.824

34.475

30.967

-17.349

0

2

0

2

1

Chỉ Tiêu
DT bán hàng và CCDV

2

Các khoản giảm trừ


3

DT thuần về bán hàng và
CCDV
Giá vốn hàng bán

51.824

34.473

30.967

-17.351

39.705

25.248

18.811

Lợi nhuận gộp về bán hàng
và CCDV
DT hoạt động tài chính

12.119

9.225

10


8

Chi phí tài chính:
- Chi phí lãi vay
Chi phí bán hàng

9

Chi phí quản lý DN

10

Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
Lợi nhuận sau thuế

4
5
6
7

11

-33,5

Chênh
lệch
2011/2012
Số tiền TT(%)

-3.508

-10,2

-2

-100

-33,5

-3.506

10,2

-14.457

-36,4

-6.437

25,5

12.156

-2.894

-23,9

2.931


31,8

3.663

9.471

3.653

365,3

5.808

158,6

1.731
7.480

1.016

555

-715

-41,3

-461

45,4

6.217


6.761

-1.263

-16,9

544

8,8

3.019

4.068

4.366

1.049

34,7

298

7,3

545

1.776

11.067


1.231

225,9

9.291

523

392

769

10.390

377

96

9.621

1251

Đơn vị tính: triệu đồng
( nguồn: Bảng kết quả HĐKD Công ty TNHH MTV Khoáng sản Lào Cai)
Qua số liệu bảng trên, ta thấy Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ qua các
năm đều giảm, cụ thể:
- Năm 2010 doanh thu giảm một lượng đáng kể, giảm 17.349 triệu đồng tương
ứng với tỷ lệ giảm là 33,5% so với năm 2009.
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 giảm 3.508 triệu đồng so

với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ giảm 10,2%.
Tuy nhiên, sau khi trừ đi các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế của Doanh
nghiệp lại tăng rất mạnh, chứng tỏ Doanh nghiệp đã biết sử dụng vốn có hiệu quả

Nguyễn Thị Diệu Hoa

25

MSV: 09D02052


×