Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Sử dụng phần mềm dreamweaver trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu thực hành vi sinh vật học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------

NGUYỄN VĂN ĐỨC

SỬ DỤNG PHẦN MỀM DREAMWEAVER
TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
THỰC HÀNH VI SINH VẬT HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Vi sinh vật học

Người hướng dẫn khoa học

PGS.TS. Đinh Thị Kim Nhung

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả tấm lòng kính trọng, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
nhất đến PGS.TS. Đinh Thi Kim
̣
Nhung đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn
thành luận văn này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể thầy cô trong tổ
VSV, khoa Sinh – KTNN, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình
giảng dạy và khuyến khích em trong thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 và Ban chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN đã tạo điều kiện thuận lợi cho em
hoàn thành đề tài nghiên cứu.


Cuối cùng em xin được cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã quan
tâm giúp đỡ, động viên em trong suốt thời gian qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày……tháng……năm…….
Sinh viên

Nguyễn Văn Đức


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những gì viết trong khóa luận này đều là sự thật. Đây
là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các số liệu đều được thu thập từ thực
nghiệm, qua xử lý thống kê, không có số liệu sao chép hay bịa đặt, không trùng
với kết quả đã công bố dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Đinh Thị Kim Nhung.

Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng … năm …..
Sinh viên

Nguyễn Văn Đức


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Nội dung.............................................................................................................. 2
3.1. Nghiên cứu lí thuyết ......................................................................................... 2

3.2. Sưu tầm tư liệu. ................................................................................................ 2
3.3. Chỉnh sửa, biên soạn tư liệu. ............................................................................. 2
3.4. Sử dụng phần mềm Dreamweaver. ................................................................... 2
4. Ý nghĩa ................................................................................................................ 2
4.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 2
4.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 2
4.3. Điểm mới.......................................................................................................... 2
NỘI DUNG ............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Lịch sử và sự phát triển của thiết kế website trên thế giới ................................. 4
1.2. Lịch sử phát triển website ở Việt Nam .............................................................. 5
1.3. Phầ n mề m Macromedia Dreamweaver 8 ........................................................... 6
1.4. Giáo trình thực hành Vi sinh vật ....................................................................... 8
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................. 10
2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 10
2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 10
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 10
2.4. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 10
2.4.1. Nghiên cứu lí thuyết .................................................................................... 10
2.4.2. Sưu tầm tư liệu ............................................................................................ 10
2.4.3. Chỉnh sửa, biên soạn tư liệu ......................................................................... 10


2.4.4. Hoàn thiện trang web. .................................................................................. 10
2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 10
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết ................................................................ 10
2.5.2. Phương pháp sưu tầm .................................................................................. 10
2.5.3. Phương pháp thống kê ................................................................................. 11
2.5.4. Sử dụng phần mềm Dreamweaver xây dựng trang web ................................ 11
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................... 12

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 12
3.1. Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình Thực hành VSV............................ 12
3.2. Sưu tầm tư liệu: Tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học. ................ 14
3.3. Chỉnh sửa, biên soạn tư liệu ............................................................................ 18
3.3.1. Chỉnh sửa ảnh với ứng dụng paint ................................................................ 18
3.3.2. Chỉnh sửa video bằng Camtasia Studio 8 ..................................................... 25
3.3.3. Tạo banner bằng Flash Intro Banner Maker ................................................. 32
3.4. Hoàn thiện trang web ...................................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 45
1. KẾT LUẬN ....................................................................................................... 45
2. KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 46


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANU

: Đại học Quốc gia Australia

CERN

: Conseil Européen pour la Recherche Nucléaire (Tổ chức nghiên cứu
nguyên tử châu âu)

CFML

: ColdFusion Markup Language (Một loại ngôn ngữ lập trình)

CNTT


: Công nghệ thông tin

CSS

: Cascading Style Sheets (Định kiểu theo tầng)

FTP

: File Transfer Protocol (Giao thức truyền tập tin)

GIF

: Graphics Interchange Format (Định dạng trao đổi hình ảnh)

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

HTML

: HyperText Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản)

IOIT

: Viện Công nghệ thông tin


ISP

: Internet Service Provider (Nhà cung cấp dịch vụ Internet)

JSP

: JavaServer Pages hay Java Scripting Preprocessor (Bộ tiền xử lý văn
lệnh Java)

PHP

: Hypertext Preprocessor (Một loại ngôn ngữ lập trình)

PPDH

: Phương pháp dạy học

SGK

: Sách giáo khoa

SV

: Sinh viên

THPT

: Trung học phổ thông


UNIX

: Tên của một hệ điều hành máy tính

VSV

: Vi sinh vật

VNPT

: Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập đoàn Bưu chính
Viễn thông Việt Nam)

W3C

: World Wide Web Consortium (Một loại tiêu chuẩn thiết kế web)

XML

: eXtensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng)


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Một số hình ảnh về thiết bị trong PTN ................................................... 14
Hình 3.2. Một số hình ảnh về khuẩn lạc VSV ........................................................ 15
Hình 3.3. Một số hình ảnh VSV quan sát dưới kính kiển vi ................................... 15
Hình 3.4. Một số thao tác thí nghiệm trong phân lập VSV ..................................... 16
Hình 3.5. Một số hình ảnh trong video hướng dẫn thực hành ................................. 16
Hình 3.6. Thư mục ảnh sưu tầm ............................................................................. 17
Hình 3.7. Thư mục chứa video sưu tầm ................................................................. 17

Hình 3.8. Đường dẫn tới ứng dụng Paint ............................................................... 18
Hình 3.9. Tìm kiếm ứng dụng Paint ....................................................................... 19
Hình 3.10. Ghim ứng dụng Paint vào Taskbar ....................................................... 19
Hình 3.11. Khởi động ứng dụng Paint bằng lệnh trong Run ................................... 19
Hình 3.12. Giao diện của ứng dụng Paint............................................................... 20
Hình 3.13. thanh công cụ của ứng dụng paint ........................................................ 20
Hình 3.14. Công cụ resize trong Paint.................................................................... 21
Hình 3.15. Công cụ Rotate trong Paint .................................................................. 21
Hình 3.16. Menu File trong Paint .......................................................................... 22
Hình 3.17. Menu Home trong Paint ....................................................................... 23
Hình 3.18. Menu View trong Paint ........................................................................ 23
Hình 3.19. Một số hình ảnh được chỉnh sửa bằng ứng dụng paint .......................... 24
Hình 3.20. Thư mục ảnh sau chỉnh sửa .................................................................. 24
Hình 3.21. Giao diện phần mềm ở lần khởi chạy đầu tiên ...................................... 25
Hình 3.22. Giao diện phần mềm ở những lần khởi động tiếp theo .......................... 26
Hình 3.23. Một số công cụ chỉnh sửa video của Camtasia Studio 8 ....................... 26
Hình 3.24. Đưa file vào Camtasia Studio ............................................................... 26
Hình 3.25. Chuyển file vào dòng thời gian để chỉnh sửa ........................................ 27
Hình 3.26. Cắt video .............................................................................................. 27
Hình 3.27. Nối video ............................................................................................. 27
Hình 3.28. Chèn hình, kí hiệu vào video ................................................................ 28


Hình 3.29. Phóng to một vị trí trong video ............................................................. 28
Hình 3.30. Điều chỉnh âm lượng trong video ......................................................... 29
Hình 3.31. Ghi âm trong Camtasia Studio 8 ........................................................... 29
Hình 3.32. Chèn chú thích, phụ đề trong Camtasia Studio 8 .................................. 30
Hình 3.33. Xuất video trong Camtasia Studio 8 ..................................................... 30
Hình 3.34. Chọn định dạng, chất lượng video xuất ra ............................................ 31
Hình 3.35. Chọn tên, vị trí lưu video khi xuất ........................................................ 31

Hình 3.36. Thư mục chứa video sau chỉnh sửa....................................................... 32
Hình 3.37. Giao diện phần mềm Flash Intro Banner Maker ................................... 33
Hình 3.38. Một số công cụ trong mục Size and sound ........................................... 34
Hình 3.39. Các công cụ trong mục Background ..................................................... 34
Hình 3.40. Tùy chọn các hiệu ứng trong mục Effect .............................................. 35
Hình 3.41. Thêm chữ cho Banner trong mục Text, image and SWF ...................... 36
Hình 3.42. Mục Web links trong Flash Intro Banner Maker................................... 36
Hình 3.43. Xuất banner.......................................................................................... 37
Hình 3.44. Hình ảnh một banner flash ở trang chủ ................................................. 37
Hình 3.45. Thư mục chứa Banner Flash thiết kế trang web .................................... 37
Hình 3.46. Giao diện file Thực hành VSV ............................................................ 38
Hình 3.47. Khởi tạo trang web ............................................................................... 39
Hình 3.48. Giao diện trang chủ mở bằng Dreamweaver 8 ...................................... 39
Hình 3.49. Cách chèn hình ảnh .............................................................................. 40
Hình 3.50. Tab code dành cho việc viết code của website ...................................... 41
Hình 3.51. Cách lấy code để nhúng video trên Youtube......................................... 41
Hình 3.52. Cách chèn flash .................................................................................... 42
Hình 3.53. Giao diện trang chủ .............................................................................. 42
Hình 3.54. Giao diện một trang con ....................................................................... 43
Hình 3.55. Slide bài giảng bài 1 ............................................................................. 43
Hình 3.56. Toàn bộ các slide của bài 1 .................................................................. 44
Hình 3.57. Chèn layer............................................................................................ 44


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay công nghệ thông tin đang làm thay đổi khá lớn đến hình thức,
nội dung các hoạt động kinh tế, văn hóa và đời sống xã hội loài người. Đặc biệt
nhờ vào internet, các phần mềm đồ họa, tạo video, website… các nhà sinh học,
giáo viên có thể tạo cho mình những thước phim, hình ảnh, website để chia sẻ

và phục vụ cho việc dạy và học một cách hiệu quả hơn. Do yêu cầu về đổi mới
PPDH đặc biệt là đổi mới PPDH theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin [4].
Hiện nay, có nhiều công cụ, phần mềm được sử dụng để thiết kế web như
NetBeans, PHPdesigner, Dreamweaver, CoffeeCup free HTML Editor…Trong
đó, Dreamweaver vẫn là phần mềm được dùng rộng rãi cho người mới bắt đầu
lập trình hay các lập trình viên chuyên nghiệp. Nó hỗ trợ kéo thả để thiết kế
một trang web hay viết code, mã màu, bổ sung thẻ tag, thanh công cụ mã… Nó
hỗ trợ các ngôn ngữ như ASP.NET, PHP, ASP, JSP…Giao diện của
Dreamweaver bố trí rất trực quan dễ dàng cho người sử dụng. Trước đây,
Dreamweaver là của hãng Macromedia, sau này được mua lại bởi Adobe [20].
Với đặc thù của học phần VSV học ngoài 30 tiết lý thuyết còn có 15 tiết
thực hành và được dạy với thời lượng 30 tiết cho 10 buổi thực hành. Với khối
lượng công việc của 15 tiết trong đó hầu hết các thí nghiệm đòi hỏi sự tỉ mỉ,
khéo léo xử lý như cố định các mẫu, nhuộm tiêu bản mẫu tới việc sử dụng các
môi trường nuôi cấy để nuôi VSV. Đối với học phần VSV, thực hành VSV
đóng vai trò quan trong trong việc hình thành,rèn luyện kỹ năng cơ bản cho các
học phần khác như Sinh lý thực vật, Di truyền, Hóa sinh, Công nghệ sinh
học…đồng thời giúp sinh viên làm quen với học phần phương pháp luận nghiên
cứu khoa học chuyên ngành [3]. Đây là việc không phải giáo viên và sinh viên
nào cũng có thể làm tốt. Bởi vậy, cần sử dụng những ưu việt của internet cũng
như những phần mềm tin học để có thể tận dụng rèn luyện kỹ năng thực hành,

1


sưu tầm cũng như thiết kế ra công cụ hỗ trợ cho giáo viên và sinh viên trong
việc dạy và học. Dreamwaver là phần mềm xây dựng trang web chuyên nghiệp,
vì vậy việc “Sử dụng phần mềm Dreamweaver trong việc xây dựng cơ sở dữ
liệu thực hành Vi sinh vật học” sẽ cung cấp nguồn tư liệu cho GV, SV và HS
giúp nâng cao hiệu quả dạy và học sinh học nói chung, VSV học nói riêng, đặc

biệt có ý nghĩa trong dạy và học phần thực hành VSV.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng giáo trình điện tử thực hành Vi sinh vật
3. Nội dung
3.1. Nghiên cứu lí thuyết: chương trình môn VSV dùng cho hệ đào tạo hệ đào
tạo Sư phạm và cử nhân Sinh học theo hệ thống tín chỉ.
3.2. Sưu tầm tư liệu: Tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.
3.3. Chỉnh sửa, biên soạn tư liệu: bao gồm hình ảnh, video sưu tầm được.
3.4. Sử dụng phần mềm Dreamweaver: sắp xếp nội dung, hình ảnh và video
các bài thực hành.
4. Ý nghĩa
4.1. Ý nghĩa khoa học
Dựa trên phần mềm Macromedia Dreamweaver 8 xây dựng trang web
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tạo ra được thư viện bài giảng thực hành VSV một cách sinh động, dễ
dàng tra cứu giúp nâng cao hiệu quả dạy và học bộ môn VSV cũng như một số
bộ môn khác có liên quan.
4.3. Điểm mới
Nghiên cứu nội dung chương trình đào tạo bộ môn VSV theo hệ thống
tín chỉ gồm 3 tín chỉ, trong đó có 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành với 9 bài
thực hành thực hiện trong 10 buổi cụ thể.
Sưu tầm 531 hình ảnh, 9 đoạn video hướng dẫn thực hành VSV.

2


Chỉnh sửa tạo ra 84 hình ảnh, 2 video, 2 đoạn Flash phù hợp cho xây
dựng website.
Sử dụng phần mềm Dreamweaver xây dựng, thiết kế thành công thư viện
“hình ảnh thực hành Vi sinh vật” dưới dạng website.


3


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Lịch sử và sự phát triển của thiết kế website trên thế giới
Thiết kế website bao gồm rất nhiều các kỹ năng khác nhau từ quá trình

thiết kế cho đến vấn đề bảo trì website. Sự khác nhau trong thiết kế web gồm:
thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện, sáng chế bao gồm mã hóa các tiêu chuẩn,
phần mềm độc quyền, trải nghiệm người sử dụng và tối ưu hóa công cụ tìm
kiếm.
Thuật ngữ thiết kế website thường được sử dụng để mô tả các quá trình
thiết kế liên quan đến những thiết kế ban đầu của website gồm cả đánh dấu văn
bản [8].
Lịch sử (1988-2001)
Thiết kế web có liên quan mật thiết với thiết kế đồ họa. Mặc dù mới xuất
hiện gần đây nhưng internet đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc
sống của con người. Thật khó có thể tưởng tượng được rằng internet mà không
có thiết kế đồ họa, không có những hình thức khác nhau của nền, nhạc và kiểu
chữ [7].
Sự bắt đầu của web và thiết kế website
Năm 1989, trong khi làm việc tại CERN Tim Berners-Lee đã đề xuất để
tạo ra một dự án siêu văn bản toàn cầu, sau này được gọi là World Wide Web.
Trong suốt 1991 đến 1993, World Wide Web đã ra đời. Các trang văn bản chỉ
có thể được xem bằng cách sử dụng một trình duyệt dòng với chế độ đơn giản.

Năm 1993, Marc Andreessen và Eric Bina, tạo ra trình duyệt Mosaic. W3C đã
được tạo ra trong tháng 10 năm 1994, để "dẫn World Wide Web đến tiềm năng
của mình bằng cách phát triển các giao thức phổ biến nhằm thúc đẩy quá trình
tiến hóa của nó và đảm bảo khả năng tương tác của nó".

4


Trong những năm 1996 đến 1999, cuộc chiến trình duyệt giữa Microsoft
và Netscape đã dẫn đến những sáng tạo tích cực và giúp cho việc thiết kế
website phát triển với tốc độ nhanh chóng [7].
Sự phát triển của thiết kế website
Năm 1996, Microsoft phát hành trình duyệt đầu tiên của mình, đã được
hoàn tất với các tính năng và các thẻ riêng của nó. Nó cũng là trình duyệt đầu
tiên hỗ trợ các phong cách trang, đánh dấu HTML cho bảng, ban đầu được dành
để hiển thị dữ liệu dạng bảng. Tuy nhiên các nhà thiết kế web nhanh chóng
nhận ra tiềm năng của việc sử dụng bảng HTML để tạo, phức tạp, bố trí nhiều
cột không thể thực. Các trang web HTML được giới hạn trong các tùy chọn
thiết kế của họ, thậm chí nhiều hơn như vậy với các phiên bản trước của HTML.
Để tạo ra các thiết kế phức tạp, nhiều nhà thiết kế website có sử dụng cấu
trúc bảng phức tạp hoặc thậm chí sử dụng trống spacer GIF. CSS đã được giới
thiệu vào tháng 12 năm 1996 bởi W3C để hỗ trợ trình bày và bố trí. Năm 1996
Flash (ban đầu được gọi là FutureSplash) đã được phát triển. Vào thời điểm đó,
nó là một công cụ bố trí rất đơn giản, cơ bản với một dòng thời gian, nhưng nó
cho phép các nhà thiết kế website vượt qua điểm của HTML vào thời điểm đó.
Nó đã tiến triển thể rất mạnh mẽ, cho phép phát triển các trang web với tốc độ
nhanh chóng [7].
1.2.

Lịch sử phát triển website ở Việt Nam

Rob Hurle, giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia (ANU), được xem là

người đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển Internet tại Việt Nam với việc
trình bày ý tưởng của mình với các sinh viên Việt Nam đã từng du học tại Úc và
mang một chiếc modem sang Việt Nam năm 1991 để thử nghiệm. Ông cùng
với ông Trần Bá Thái, Viện Công nghệ thông tin tại Hà Nội (IOIT) tiến hành
thí nghiệm kết nối các máy tính ở Úc và Việt Nam thông qua đường dây điện
thoại, ông cũng viết một phần mềm mới cho hệ thống UNIX để có thể sử dụng
modem liên lạc sang Việt Nam. Thí nghiệm thành công vào năm 1992, IOIT

5


Hà Nội có hộp thư điện tử riêng với "đuôi" ở tận Úc (.au) để trao đổi e-mail với
ông Rob và có lẽ đó là lần đầu tiên người ở Việt Nam gửi e-mail ra nước ngoài.
Tháng 9 năm 1993, ông Rob và một đồng nghiệp Việt kiều ở Đại học Tasmania
tới Hà Nội dự hội thảo để bàn về kế hoạch phát triển internet tại Việt Nam. Năm
1994, với tiền tài trợ của chính phủ Úc, ông Rob và các đồng nghiệp tại ANU
mua tặng khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội 1 chiếc máy tính đầu
tiên tại Việt Nam cùng modem và thực hiện việc kết nối Internet qua cổng .au.
Ông Rob cũng là một trong những người đầu tiên nghĩ tới và được ủy quyền
việc đăng ký tên miền .vn cho Việt Nam thay cho tên miền .au (Australia). Đến
năm 1995, nhu cầu sử dụng Internet tại Việt Nam tăng quá lớn và tiền tài trợ từ
Chính phủ Úc không còn đủ chi dụng, nên bắt đầu thu tiền của người Việt Nam
sử dụng Internet và thương mại hóa Internet, ông Rob và các đồng nghiệp ở
IOIT bắt đầu hợp tác với tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT)
để phát triển dịch vụ.
Như vậy, sau 2 năm thử nghiệm cung cấp dịch vụ điện thư, vào năm
1994, Viện Công nghệ thông tin IOIT (qua công ty NetNam được họ thành lập)
trở thành nhà cung cấp dịch vụ internet đầu tiên tại Việt Nam, với dịch vụ thư

điện tử dưới tên miền quốc gia .vn. Các dịch vụ dựa trên thư điện tử như diễn
đàn, liên lạc nội bộ, thư viện điện tử...được cung cấp cho hàng ngàn khách hàng
chỉ sau 1 năm giới thiệu. Các dịch vụ khác như thiết kế Web, FTP, TelNet...
được NetNam cung cấp đầy đủ khi Internet được chính thức cho phép hoạt
động tại Việt Nam từ 1997.
Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam và 3 công ty khác trở thành
những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam tạo tiền đề
cho sự phát triển của lĩnh vực thiết kế web ở Việt Nam [21], [22], [23].
1.3.

Phầ n mề m Macromedia Dreamweaver 8
Macromedia Dreamweaver 8 là công cụ dẫn đầu trong các công cụ phát

triển web, hiện tại phiên bản này đã được adobe mua lại và nâng cấp lên bản

6


mới nhất là Adobe Dreamweaver CS6 với nhiều chức năng cao hơn. Tuy nhiên
nếu bạn sử dụng máy có cầu hình yếu thì Macromedia Dreamweaver 8 vẫn là
lựa chọn tốt nhất.
Dreamweaver 8 cho phép người dùng thiết kế hiệu quả, phát triển và bảo
trì các website dựa trên các chuẩn từ đầu đến cuối, việc tạo và bảo trì website
đến các ứng dụng cao cấp được hỗ trợ thực hành tối đa và các công nghệ mới
nhất. Dreamweaver hỗ trợ và chỉ dẫn người dùng phát triển kĩ năng của họ và
mở rộng công nghệ web, dễ dàng tiện lợi và nhanh chóng bắt kịp công nghệ và
phương pháp học mới.
Macromedia Dreamweaver 8 là trình biên soạn HTML chuyên nghiệp
dùng để thiết kế, viết mã và phát triển website cùng các trang web và các ứng
dụng web. Cho dù bạn có thích thú với công việc viết mã HTML thủ công hoặc

bạn thích làm việc trong môi trường biên soạn trực quan, Dreamweaver cung
cấp cho bạn những công cụ hữu ích để nâng cao kinh nghiệm thiết kế web của
bạn.
Các tính năng biên soạn trực quan trong Dreamweaver cho phép bạn tạo
nhanh các trang web mà không cần các dòng mã. Bạn có thể xem tất cả các
thành phần trong website của bạn và kéo chúng trực tiếp từ một panel dễ sử
dụng vào 1 văn bản. Bạn có thể nâng cao sản phẩm của bạn bằng cách tạo và
sửa các ảnh trong Macromedia Fireworks hoặc trong ứng dụng ảnh khác, rồi
sau đó chèn trực tiếp vào Dreamweaver. Dreamweaver cũng cung cấp những
công cụ giúp đơn giản hóa việc chèn Flash vào trang web.
Bên cạnh những tính năng kéo và thả giúp xây dựng trang web của bạn,
Dreamweaver 8 còn cung cấp một môi trường viết mã đầy đủ chức năng bao
gồm các công cụ viết mã (như tô màu mã, bổ sung thẻ tag, thanh công cụ mã
và thu bớt mã) và nguyên liệu tham chiếu ngôn ngữ trong Cascading Style
Sheets (CSS), JavaScript, ColdFusion Markup Language (CFML) và các ngôn
ngữ khác. Công nghệ Macromedia Roundtrip HTML nhập các văn bản HTML

7


viết mã thủ công mà không định dạng lại mã; khi đó bạn có thể định dạng lại
mã với phong cách định dạng của riêng bạn.
Dreamweaver cũng cho phép bạn xây dựng các ứng dụng web động dựa
theo dữ liệu sử dụng công nghệ máy chủ như CFML, ASP.NET, ASP, JSP, và
PHP. Nếu sở thích của bạn là làm việc với dữ liệu XML, Dreamweaver cung
cấp những công cụ cho phép bạn dễ dàng tạo các trang XSLT, chèn file XML
và hiển thị dữ liệu XML trên trang web của bạn.
Dreamweaver có thể tùy biến hoàn toàn. Bạn có thể tạo cho riêng mình
những đối tượng và yêu cầu, chỉnh sửa shortcut bàn phím và thậm chí viết mã
JavaScript để mở rộng những khả năng của Dreamweaver với những hành vi

mới, những chuyên gia giám định property mới và những báo cáo site mới.
Với Dreamweaver 8, Macromedia tiếp tục thâu tóm sự phát triển Web.
Hơn nữa đã chọn lọc sự tinh tế và cải thiện phương cách làm việc, dẫn đầu các
công cụ tạo lập trang web về việc thiết kế lại các công cụ CSS, nắm bắt tốt nền
FTP, và các công cụ để chuyển đổi file XML để thiết kế đẹp hơn, các tài liệu
trình duyệt sẽ thân thiện hơn.
Dreamweaver cho phép bạn chọn nhiều trình duyệt trên máy tính để xem
trước. Nó cũng có một bộ quản lý site rất tuyệt, như khả năng tìm kiếm và thay
thế văn bản hoặc mã với các tham số chỉ định, áp dụng cho toàn bộ site. Bảng
behaviours cũng cho phép tạo các đoạn mã JavaScript cơ bản mà không cần có
chút kiến thức về coding nào cả [1], [6], [8], [9].
1.4.

Giáo trình thực hành Vi sinh vật
Cuốn giáo trình Thực hành vi sinh do Mai Thị Hằng (cb), Đinh Thị Kim

Nhung, Vương Trọng Hào (2011) biên soạn, Nxb Đại học Sư Phạm Hà Nội, là
sách giáo trình dùng cho các trường Đại học Sư phạm, sách chuyên khảo cho
các trường Cao đẳng Sư phạm, các trường dạy nghề và các trường phổ thông.
Nội dung cuốn sách có liên quan nhiều đến các kiến thức về vi sinh vật đãc viết
ở các cuốn sách và giáo trình vi sinh vật khác, cho nên trong mỗi bài thực hành

8


nhóm tác giả chỉ viết ngắn gọn về các kiến thức cơ bản để phục vụ cho mục
đích của bài thực hành và bổ sung, củng cố các kiến thức liên quan đã đề cập
trong phần lý thuyết. Mỗi thí nghiệm được viết độc lập và ngắn gọn. Một số
các thí nghiệm có thể cần đến 1-2 tuần mới có kết quả, nên các kết quả được
phân tích ở bài sau đó. Các thí nghiệm được thiết kế đơn giản phù hợp với điều

kiện về các hóa chất vật liệu và thiết bị thông thường của các trường Đại học,
cao đẳng, dạy nghề và phổ thông ở Việt Nam [3].
Mục tiêu của giáo trình:
Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị nghiên cứu và tiến hành các thí
nghiệm vi sinh vật cơ bản.
Nâng cao tư duy khoa học về bộ môn Vi sinh học và Công nghệ Vi sinh
thông qua quá trình thực hiện các thí nghiệm, các câu hỏi suy luận, phân tích
và xử lý kết quả thí nghiệm. Thông qua các bài thực hành, sinh viên biết gắn
liền kết quả học tập với những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống để làm tốt
nhiệm vụ giáo dục của họ ở các trường phổ thông.
Phần lớn nội dung của cuốn thực hành được thiết kế tương thích với
từng phần trong giáo trình lý thuyết về sinh học vi sinh vật của Nguyễn Thành
Đạt 2005, nhằm minh họa, củng cố các kiến thức cơ bản của bộ môn này [3].
Trình tự các bài thí nghiệm được thiết kế như sau: Mục tiêu của bài
(hoặc của thí nghiệm), cơ sở khoa học của bài thực hành, các vật liệu hóa chất
cần cho từng nhóm thực hành, phương pháp tiến hành thí nghiệm, gợi ý và lưu
ý, hướng dẫn báo cáo thí nghiệm, câu hỏi ôn tập. Cuối bài là hướng dẫn cách
pha các hóa chất và các môi trường cho mỗi bài.
Chương trình thực hành vi sinh vật được chia làm 6 chương gồm 10 bài.
Chương 1, 2, 4 do TS. Mai Thị Hằng soạn thảo, chương 3 và chương 5 do PGSTS. Đinh Thị Kim Nhung soạn thảo và chương 6 do PGS-TS. Vương Trọng
Hào soạn thảo [3].

9


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nội dung thực hiện trong các buổi thực hành bao gồm: mục tiêu bài học,
yêu cầu đối với sinh viên khi thực hành, các thao tác thực hành, kết quả cần
đạt.

2.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung, hình ảnh thao tác thực hành, hình ảnh mẫu vật của các bài thực
hành bộ môn VSV học.
2.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: 1/7/2015 – 30/3/2016.
Địa điểm nghiên cứu: Phòng thí nghiệm vi sinh trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2.
2.4. Nội dung nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu lí thuyết
Chương trình môn VSV dùng cho hệ đào tạo hệ đào tạo Sư phạm và cử
nhân Sinh học theo hệ thống tín chỉ.
2.4.2. Sưu tầm tư liệu
Tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học.
2.4.3. Chỉnh sửa, biên soạn tư liệu
Bao gồm hình ảnh, video sưu tầm được.
2.4.4. Hoàn thiện trang web
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Chương trình môn VSV dùng cho hệ đào tạo hệ đào tạo Sư phạm và cử
nhân Sinh học theo hệ thống tín chỉ.
2.5.2. Phương pháp sưu tầm

10


Để thực hiện việc sưu tầm tư liệu phù hợp với nội dung Thực hành VSV,
tôi đã tiến hành nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT vào quá trình dạy ho ̣c
Thực hành VSV và nhận thấy hầu như chưa được thực hiện. Trên cơ sở các đề
tài nghiên cứu cơ bản, sâu về từng lĩnh vực VSV ứng dụng trong công nghệ
sinh học, lựa chọn những ảnh mẫu chất lượng đẹp, rõ ràng, chính xác phù hợp

với từng nội dung cụ thể của bài thực hành
2.5.3. Phương pháp thống kê
Thống kê số lượng hình ảnh, video sưu tầm, số lượng được sử dụng.
2.5.4. Sử dụng phần mềm Dreamweaver xây dựng trang web
Từ những tư liệu có được tôi sử dụng phần mềm Dreamweaver 8 sắp xếp
nội dung, hình ảnh và video các bài thực hành để xây dựng lên website thực
hành vi sinh vật.

11


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1.

Phân tích mục tiêu, nội dung chương trình Thực hành VSV
Học phần VSV học cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về

hình thái, cấu tạo tế bào và hoạt động sinh lý rất đa dạng của VSV cũng như
một số ứng dụng trong chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp thực phẩm, sản xuất
nguyên liệu, công nghiệp dược phẩm. Học phần này giúp sinh viên nắm được
các kiến thức vi sinh đại cương, dạy được các phần, các chương có liên quan
trong SGK Sinh học của THPT đồng thời có thể ứng dụng sản xuất một số sản
phẩm từ công nghệ lên men VSV, ứng dụng vào dạy phần bảo vệ môi trường
cho học sinh THPT và đại học [3].
Đây là giáo trình thực hành VSV dùng cho các trường Đại học Sư phạm,
sách chuyên khảo cho các trường Cao đẳng Sư phạm, các trường dạy nghề và
các trường phổ thông. Nội dung cuốn sách có liên quan nhiều đến các kiến thức
về VSV được viết ở các cuốn sách và giáo trình VSV khác, cho nên trong mỗi

bài thực hành tôi chỉ viết ngắn gọn về các kiến thức cơ bản để phục vụ cho mục
đích của bài thực hành và bổ sung, củng cố các kiến thức liên quan đã đề cập
trong phần lý thuyết. Mỗi thí nghiệm được viết độc lập và ngắn gọn. Một số
các thí nghiệm có thể cần đến 1-2 tuần mới có kết quả, nên các kết quả cần
được phân tích ở bài sau đó. Các thí nghiệm được thiết kế đơn giản phù hợp
với điều kiện về các hóa chất vật liệu và thiết bị thông thường của các trường
Đại học, cao đẳng, dạy nghề và phổ thông ở Việt Nam [3].
Mục tiêu của giáo trình nhằm: Rèn luyện kỹ năng sử dụng các thiết bị
nghiên cứu và tiến hành các thí nghiệm VSV cơ bản.
Nâng cao tư duy khoa học về bộ môn Vi sinh học và Công nghệ Vi sinh
thông qua quá trình thực hiện các thí nghiệm, các câu hỏi suy luận, phân tích
và xử lý kết quả thí nghiệm. Thông qua thực hành theo từng nhóm, rèn luyện

12


khả năng giao tiếp, trao đổi tư duy khoa học giữa các cá nhân với tập thể nghiên
cứu. Một điều quan trọng là thông qua các bài thực hành, sinh viên biết gắn liền
kết quả học tập với những vấn đề thực tiễn trong cuộc sống để làm tốt nhiệm
vụ giáo dục của họ ở các trường phổ thông. Phần lớn nội dung của cuốn thực
hành được thiết kế tương thích với từng phần trong giáo trình lý thuyết về sinh
học VSV của nhằm minh họa, củng cố các kiến thức cơ bản của bộ môn này.
Trình tự các bài thí nghiệm được thiết kế như sau: Mục tiêu của bài, cơ
sở khoa học, các vật liệu hóa chất cần, phương pháp tiến hành thí nghiệm, gợi
ý và lưu ý, hướng dẫn báo cáo thí nghiệm, câu hỏi ôn tập. Ở một số bài có thể
có các phần về các thí nghiệm tham khảo. Phần này là những nội dung không
bắt buộc thực hiện trong khuôn khổ chung của chương trình, mà là phần các
trường có thể lựa chọn áp dụng để nâng cao chất lượng giảng dạy, tùy thuộc
vào điều kiện cụ thể của từng trường hoặc để tham khảo cho nghiên cứu khoa
học. Cuối bài là hướng dẫn cách pha các hóa chất và các môi trường cho mỗi

bài [3].
Với đặc thù của Học phần VSV học được sử dụng thời lượng 3 tín chỉ
45 tiết gồm 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành và được dạy với thời lượng 30
tiết cho 10 buổi thực hành [3]. Với khối lượng công việc của 15 tiết trong đó
hầu hết các thí nghiệm đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo xử lý như cố định các mẫu,
nhuộm tiêu bản mẫu tới việc sử dụng các môi trường nuôi cấy để nuôi VSV.
Đây là việc không phải giáo viên và sinh viên nào cũng có thể làm tốt được.
Bởi vậy, cần sử dụng những ưu việt của internet cũng như những phần mềm tin
học Dreamweaver để có thể tận dụng rèn luyện kỹ năng thực hành, sưu tầm
cũng như thiết kế ra công cụ hỗ trợ cho giáo viên và sinh viên trong việc dạy
và học. Nội dung thực hành 15 tiết cụ thể:
Bài 1: Pha chế môi trường, phân lập và nuôi cấy VSV (2 buổi).
Bài 2: Hình dạng tế bào VSV - Nhuộm đơn.
Bài 3: Cấu tạo tế bào VSV - Nhuộm kép.
Bài 4: Lên men rượu, lên men lactic.

13


Bài 5: Lên men axetat, lên men giấm.
Bài 6: Enzyme.
Bài 7: Phân giải cellulose, pectin.
Bài 8: Sự chuyển hoá các hợp chất chứa nitơ.
Bài 9: Các chất có hoạt tính sinh học.

Trong mỗi bài tôi xác định rõ: mục tiêu, một số khái niệm cơ bản, hướng
dẫn thao tác kỹ thuật, nội dung thí nghiệm và cuối cùng là trả lời câu hỏi và
bài tập kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở xác định mục tiêu của bài thực hành, cần
có phần hướng dẫn chi tiết thao tác tiến hành cụ thể cho các thí nghiệm trong
từng bài thực hành, cách chuẩn bị pha hóa chất, mẫu vật, cách nhuộm, kỹ thuật

lên kính quan sát mẫu nhuộm, so sánh đối chiếu mẫu chuẩn từ đó xác định,
đánh giá mẫu thí nghiệm. Nhờ đó hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hiện
thí nghiệm [2].
Như vậy đã xác định chương trình đào tạo bộ môn VSV theo hệ thống tín
chỉ gồm 3 tín chỉ - 45 tiết, trong đó có 30 tiết lý thuyết, 15 tiết thực hành với 9
bài thực hành thực hiện trong 10 buổi.
3.2.

Sưu tầm tư liệu: tranh, ảnh, video liên quan đến nội dung bài học
Sau khi đã xác định chương trình thực hành VSV, việc cần tiếp theo là

sưu tầm tư liệu cho thực hành trên cơ sở các thí nghiệm xác định cho từng bài
cụ thể. Với các dụng cụ, hóa chất thí nghiệm cần thiết cho từng thí nghiệm của
từng bài cần chụp ảnh lưu lại, đồng thời tìm kiếm những hình ảnh đẹp, sắc nét
về dụng cụ đó trên mạng internet bổ sung vào cơ sở dữ liệu. Kết quả được dẫn
ra trên hình 3.1

Hình 3.1. Một số hình ảnh về thiết bị trong PTN

14


Với những hình ảnh về thí nghiệm trên đối tượng VSV tôi tiến hành chụp
lại các mẫu khuẩn lạc trên các môi trường thạch nghiêng, môi trường thạch đĩa,
các thí nghiệm lên kính quan sát hình thái VSV, nhuộm mẫu tế bào, hoạt tính
sinh lý, sinh hóa của VSV…các hình ảnh này được đưa vào cơ sở dữ liệu. Kết
quả được dẫn ra trên hình 3.2, hình 3.3, hình 3.4

Hình 3.2. Một số hình ảnh về khuẩn lạc VSV


Hình 3.3. Một số hình ảnh VSV quan sát dưới kính kiển vi

15


Hình 3.4. Một số thao tác thí nghiệm trong phân lập VSV
Đồng thời với việc xác định nội dung của mỗi bài thực hành, với những
bài nội dung quá dài, cần nhiều thao tác thực hành thì tôi sẽ tiến hành quay
video ghi lại các thao tác để giúp cho sinh viên hình dung được chính xác công
việc cần làm ở phòng thí nghiệm, qua đó hỗ trợ sinh viên rèn luyện được kĩ
năng trước khi lên lớp. Kết quả được dẫn ra trên hình 3.5

Hình 3.5. Một số hình ảnh trong video hướng dẫn thực hành
Một số lưu ý khi sưu tầm tư liệu:
Với tư liệu là hình ảnh dụng cụ, máy móc thì nên sử dụng máy ảnh có độ
phân giải cao, chụp nhiều ảnh, ở nhiều góc độ và chụp trong điều kiện ánh sáng

16


tốt để cho hình ảnh được đẹp, tạo nguồn tư liệu dồi dào, phong phú, có thể dễ
dàng chọn được bức ảnh đẹp mà không cần phải chụp lại nhiều lần.
Với tư liệu là hình ảnh mẫu vật, hình ảnh thực hiện thí nghiệm, do đặc
thù khi làm thí nghiệm mất nhiều thời gian, tốn kém hóa chất và không phải
khi nào thí nghiệm cũng thành công nên khi thực hiện thí nghiệm cần sử dụng
máy ảnh, điện thoại chụp ảnh tốt, chụp ở nhiều góc độ, nhiều thời điểm để tạo
ra nhiều bức ảnh đẹp, tạo nguồn tư liệu phong phú cho chọn lọc. Kết quả được
dẫn ra trên hình 3.6

Hình 3.6. Thư mục ảnh sưu tầm

Với tư liệu là video thực hành, khi tiến hành ghi video thì nên có 2 người
quay lại ở các góc độ khác nhau sao cho thấy hết được các bước thực hiện, các
chi tiết cần lưu ý khi làm thì nghiệm. Người quay video hạn chế di chuyển để
thu được hình ảnh đẹp nhất. Kết quả được dẫn ra trên hình 3.7

Hình 3.7. Thư mục chứa video sưu tầm
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của các bài thực hành tôi tiến hành sưu
tầm 531 hình ảnh, 9 đoạn video hướng dẫn thực hành VSV.

17


×