Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Xuất khẩu xe đạp tre của ctcp ARTEX SAIGON sang thị trường hà lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.76 KB, 16 trang )

DANH SÁCH SINH VIÊN NHÓM
MÔN KỸ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

Đề tài:
XUẤT KHẨU XE ĐẠP TRE CỦA CTCP ARTEX SAIGON SANG
THỊ TRƯỜNG HÀ LAN

Giảng viên hướng dẫn: TS. HUỲNH THỊ THÚY GIANG


2

MỤC LỤC



3

MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu hàng tiểu thủ công nghiệp Sài Gòn, tên giao dịch
quốc tế là ARTEX SAIGON là công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên về các mặt hàng
thủ công mỹ nghệ làm bằng tay bao gồm các sản phẩm tre, lá buông, mây cùng với các
sản phẩm khác như gốm, sơn mài, hàng thêu… Công ty được thành lập năm 1976 – là
một công ty nhà nước và đã được cổ phần hóa vào năm 2002. Trong suốt 30 năm xuất
khẩu sang thị trường nước ngoài, công ty được bạn bè thế giới biết đến nhờ vào những
sản phẩm chât lượng cao, thiết kế đẹp mắt và giá cả phải chăng. Chính vì thế, sản phẩm
của ARTEX SAIGON đã được khách hàng từ các nước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật, Mỹ,
Úc…. đón nhận một cách nồng nhiệt trong nhiều thập kỷ qua. Lợi nhuận từ kinh doanh
XNK năm 2012 là 37.824,756986 triệu VND.
Sau khi nghiên cứu, tìm hiểu về năng lực sản xuất, tiềm lực tài chính và kinh
nghiệm quản trị của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng làm từ mây, tre, đan,


nhóm dự án đưa ra đề xuất bổ sung vào rổ hàng hóa của công ty sản phẩm: Xe đạp tre –
một mặt hàng nổi bật đang dần trở thành một trào lưu ở các quốc gia Châu Âu hiện nay
bởi khả năng ứng dụng cao trong thực tế với độ bền tuyệt đối và tính thân thiện rất cao
với môi trường. Thị trường xuất khẩu mà nhóm đề xuất ở đây là thị trường Hà Lan dựa
trên các cơ sở thông tin và chiến lược sẽ được trình bày chi tiết ở các phần tiếp theo.
Chương 1.
1.1

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG
Đặc điểm chung

Hà Lan thuộc khu vực Tây Bắc Âu có diện tích: 41.526 km 2, dân số: 16.730.632
(Số liệu tháng 07/2012), có khí hậu ôn đới và là một trong những địa điểm du lịch hấp
dẫn trên thế giới. Phần lớn dân số theo đạo Thiên chúa: 30%, thành phần dân số không
tôn giáo chiếm đến 42%, còn lại là các tôn giáo khác. Hà Lan theo chế độ quân chủ lập
hiến và Nghị viện. Theo thống kê, 90% dân số sử dụng tiếng Hà Lan, hơn 1,2% dân số sử
dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập. Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tuy nhiên không phải
tất cả người Hà Lan đều hiểu được tiếng Anh vì vậy nhãn mác và các hướng dẫn sử dụng
cần có chú thích bằng tiếng Hà Lan là điều cần thiết.
Đây là quốc gia có nền kinh tế ổn định và là một trong những nước có chính sách
đầu tư cởi mở nhất trên thế giới. Hà Lan là bạn hàng lớn thứ 4 của Việt Nam ở Tây Âu
(sau Đức, Anh, Pháp). Kim ngạch thương mại trong 2 năm gần đây đạt trên 2 tỷ USD.


4

1.2

Tương quan tiền tệ


Hà Lan thuộc khối EU và sử dụng đồng tiền Euro (€). Tỉ giá EUR/VND thời điểm
hiện tại khoảng 1EUR = 29.082,27VND (20/05/2014).
Năm 2013, sức mạnh của đồng euro đã tăng lại sau khi có những dấu hiệu cho thấy
cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu đã dần lắng dịu, khu vực đồng tiền chung châu Âu
đang dần thoát khỏi giai đoạn suy thoái. Năm 2013 euro đã tăng giá (6% so với USD và
9% so với JPY) và được dự đoán sẽ ổn định thời gian gian tới. Đây là một trong những
điều kiện thuận lợi lớn khi chọn Hà Lan là thị trường tiêu dùng cho sản phẩm của công ty.
1.3

Tiềm năng cho sản phẩm
1.3.1 Nhu cầu sử dụng xe đạp

Hà Lan là quốc gia có số người sử dụng xe đạp cao nhất thế giới với số lượng xe
đạp lên đến 18 triệu chiếc trên 17 triệu dân số. Xe đạp chiếm tỉ trọng 31,2% số phương
tiện lưu thông, chỉ xếp sau xe ô tô là 48,5%, còn lại là các phương tiện giao thông công
cộng khác. Họ sử dụng xe đạp mỗi ngày, trong hầu hết các hoạt động. 84% số học sinh
cấp 2 ở Hà Lan tới trường bằng xe đạp trong phạm vi dưới 5 km và tất cả đều phải được
cấp chứng chỉ giao thông Verkeersdiploma.
Hà Lan là nước sản xuất lớn thứ ba của xe đạp trong Châu Âu với những thương
hiệu xe xe đạp nổi tiếng nhất thế giới như GIANT, Royal Dutch Gazelle, Acell,.. Sản xuất
các bộ phận xe đạp kim loại trong nước tương đối nhỏ và chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu
cầu thị trường. Ở Hà Lan có nhiều cửa hàng cho người dân hoặc khách du lịch thuê xe
đạp. Ở những thành phố lớn có các cửa hàng bán thiết bị xe đạp và dịch vụ sửa chữa.
Theo Fietsersbond, mỗi năm người ta mua khoảng 1,3 triệu xe đạp được bán, với tổng trị
giá khoảng 1 tỷ EUR [3]
Một số quốc gia hiện nay đang rất ưa chuộng xe đạp tre là: Mỹ và các quốc gia
châu Âu như: Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ,… và chủ yếu là hàng xách tay, đặt gia công hay
thuê kỹ sư chế tạo bởi khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của các dự án, công ty về sản
phẩm này vẫn vẫn rất hạn chế.
Về sản phẩm xe đạp tre, năm 2011, hai chiếc xe đạp tre được sản xuất hoàn toàn

thủ công của Việt Nam lần đầu tiên được xuất khẩu sang thị trường Hà Lan. Từ đó, sản
phẩm này dần được các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ chú ý
và tìm hướng phát triển như Công ty cổ phần Xuân Lai,… nhưng với số lượng cực kỳ hạn
chế. Còn lại những chiếc xe đạp tre tại Việt Nam hiện nay đều được sản xuất tại gia,
100% thủ công với các thông số kỹ thuật được tính toán dựa trên kinh nghiệm, tự phát,


5

chưa trải qua bất cứ đợt kiểm định chất lượng nào nên rất khó đáp ứng được các tiêu
chuẩn gắt gao của EU dành cho mặt hàng này và mang tính nghệ thuật là chủ yếu. Số
lượng sản xuất ra hàng năm cũng chỉ khoảng vài chục chiếc và được đặt hàng trực tiếp từ
Hà Lan. Tuy nhiên, từ đó đã phần nào phản ánh được tiềm năng của sản phẩm đối với thị
trường quốc gia này.
1.3.2 Các chính sách liên quan
Hà Lan đã cho xây dựng một mạng lưới đường sá dành cho xe đạp, đường cao tốc
dành cho xe đạp. Họ còn có thể mang xe đạp lên xe lửa, máy bay, phà,… Với hơn
20.000km đường dành riêng cho xe đạp và 59% lưu lượng vận chuyển trong các thành
phố trên toàn quốc được thực hiện bằng xe đạp, Hà Lan được coi là một trong những
“thiên đường xe đạp” trên thế giới.
Một điểm thuận lợi đối với mặt hàng xe đạp tre của công ty khi xuất khẩu sang Hà
Lan là thuế chống bán phá mà EU áp cho mặt hàng xe đạp của Việt Nam (34,5%) đã được
chính thức gỡ bỏ vào ngày 15/07/2010. Tức chính sách thuế áp dụng cho nhập khẩu xe
đạp Việt Nam sẽ chỉ bao gồm: thuế nhập khẩu xe đạp vào Hà Lan là 15% và thuế VAT là
21%.
1.3.3 Thị hiếu chung
Ở Hà Lan, người tiêu dùng rất quan tâm đến việc giữ gìn sức khỏe, tiện dụng và dễ
bị thuyết phục bởi những sản phẩm hay dịch vụ có lợi cho họ, giúp cải thiện môi trường
hay đơn giản chỉ là giá rẻ. Họ cũng không quan tâm đến các loại xe đạp đời mới hay công
nghệ cao. Chính vì thế các công ty sản xuất xe đạp lớn tại đây đã có những nỗ lực rất lớn

trong việc tìm cách chế tạo những chiếc xe đạp thân thiện với môi trường. Vì thế, một
chiếc xe đạp bằng tre, mới lạ và gần gũi với môi trường là một sự lựa chọn đáng phải cân
nhắc. (Tre có thể hấp thụ như 1,2 tấn carbon dioxide mỗi 10 mét vuông mỗi năm, trong
khi đó sản xuất 1 tấn thép trên thế giới tạo ra một số lượng đáng kinh ngạc carbon dioxide
là 480 kg).
1.3.4 Đối thủ cạnh tranh
Riêng về mặt hàng xe đạp tre, trên thị trường đã tồn tại một số đối thủ sau:
Kawayantech (Philippines) có lợi thế về mặt giá cả và mỗi sản phẩm đều được thiết kế có
các đặc điểm khác nhau, tạo ra tính riêng biệt cho từng sản phẩm; Blackstarbikes (Hà
Lan), liên kết với Bamboobikes ở Ghana sản xuất xe đạp tre với giá khoảng 849 EUR một
chiếc; Organic motion, với thương hiệu Bamboolution (Hà Lan), giá khung sản xuất ra
khoảng 800 EUR, xe thành phẩm: 1,300 – 3,000 EUR; Bamboosero (Mỹ), một chi nhánh


6

của Calfee Design, có cơ sở sản xuất ở nhiều nước châu Phi và Philippines… cung cấp
khung tre cho E erlijke Kansen, công ty xe đạp ở Hà Lan, giá khung khoảng: 999 EUR,
giá mặt hàng city bike: 1700 – 1999 EUR, các loại xe đạp tre từ Trung Quốc, Hàn Quốc,
v.v…
Tuy nhiên, đây là mặt hàng mới, quy trình sản xuất phần lớn là thủ công, khó có
thể sản xuất dây chuyền, nguồn nguyên liệu lại chỉ phân bố ở một số nơi trên thế giới nên
số lượng sản xuất ra hàng năm tính đến nay chỉ khoảng trên dưới 1500 chiếc trên tổng
cung. Vì thế vẫn còn rất nhiều cơ hội cho các công ty, doanh nghiệp khác đầu tư và phát
triển.
Chương 2.
2.1

TIỀM LỰC CÔNG TY
Sản phẩm


2.1.1 Mô tả sản phẩm
2.1.1.1

Ưu điểm

Việt Nam được công nhận là nơi có thể sản sinh tự nhiên được một trong số ít
những giống tre bền bỉ và mạnh mẽ nhất nhất thế giới. Trong đó có Tre Gai, một loại tre
khá quý được các quốc gia trên thế giới đánh giá cao và đặt tên phân loại theo nguồn gốc
tiếng Việt – Gai Bamboo. Rất khó để có thể làm nứt, bẻ gãy hoặc tách rời thân của loại tre
này. Chúng được công nhận là loại tre bền nhất thế giới và được sử dụng như một vật liệu
tuyệt vời cho xây dựng, đã được kiểm định chất lượng bởi tổ chức SGS. [4]
Đặc tính ưu việt tự nhiên của tre:
-

-

-

Ít rung, xóc khi bị tác động bởi lực liên quan đến cấu tạo từ sợi cacbon của chúng. Phù
hợp cho mục đích sử dụng làm khung xe đạp và cả các thanh nối, truyền lực.
Khả năng giảm xóc tự nhiên và độc nhất tạo cảm giác chắc chắn, thoải mái và yên tâm
cho người lái sử dụng khung xe được chế tạo bằng chất liệu này. Với đặc tính trên, xe đạp
tre không chỉ phù hợp cho các mục đích di chuyển thường ngày mà cả cho các chuyến đi
đường trường.
Bắt nguồn hoàn toàn từ tự nhiên, tre có cấu trúc hữu cơ, bền bỉ, có khả năng tái chế và
không gây ô nhiễm. Trong khi để sản xuất ra các loại khung làm từ thép, nhôm và titan
đều phải tiêu tốn một lượng lớn nhiên liệu cho quá trình nung luyện trước khi trở thành
vật liệu thích hợp để sản xuất xe đạp.
Xét về khả năng chịu tải, một inch vuông của tre có thể chịu được 500kg trọng lượng. Độ

bền kéo của nó là 28.000 newton, cao hơn so với thép chỉ đạt 23.000 newton.


7
-

-

Mọi phần của thân tre đều có thể được sử dụng để chế tạo xe đạp theo sở thích và đặc
điểm cơ thể của người lái. Người lái có trọng lượng nặng sẽ sử dụng phần thân to hơn,
người lái có trọng lượng nhẹ sẽ sử dụng phần thân hẹp hơn cho việc chế tạo khung xe.
Khung tre lại nhẹ hơn khung thép. Bên cạnh đó lại còn rất độc đáo và khá bắt mắt. [5]
2.1.1.2

Nhược điểm

Vì là sản phẩm từ thực vật nên dễ bị tấn công bởi côn trùng do quá trình thủy phân
xenlulozơ.
Dù khả năng chịu ẩm và nước của tre là rất cao nhưng dưới các tác động trên và
yếu tố nhiệt độ vẫn có thể dẫn đến tình trạng nấm mốc, mối mọt và làm bay màu ở lớp vỏ
tre. Vì vậy cần có biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo chất lượng sẩn phẩm làm ra. Hạn
chế các ảnh hưởng tiêu cực có thể phát sinh từ tính chất tự nhiên của chúng.
2.1.1.3

Các tiêu chuẩn chất lượng

Tiêu chuẩn dành cho xe đạp (dòng city bike) của Ủy ban tiêu chuẩn hóa châu Âu:
CEN 6581 quy định các tiêu chuẩn an toàn và tính hiệu quả trong thiết kế, lắp ráp và thử
nghiệm sản phẩm, có giá trị như một tiêu chuẩn toàn cầu từ nhiều năm qua.
2.1.2 Quá trình sản xuất

2.1.2.1

Nguyên liệu đầu vào

Hội nghị bàn tròn quốc gia lần 5 về sản xuất và tiêu thụ bền vững diễn ra mới đây
tại Nha Trang, ông Lê Xuân Thịnh - Trung tâm Sản xuất sạch Việt Nam (VNCPC) cho
biết: Ngành mây, tre Việt Nam hiện khai thác theo kiểu tận diệt, không quy hoạch hoặc
trồng mới khiến nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt, khai thác không đúng tiêu chuẩn
nên tạo ra lượng chất thải nhiều. Đây là thách thức lớn với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực này tại Việt Nam. [6]
Thêm vào đó, tre gai lại là một loại tre quý, chỉ chiếm khoảng 30% tổng lượng tre
khai thác được và mọc khá rải rác đã tạo khó khăn cho việc thu gom nguyên liệu đầu vào.
Ở giai đoạn đầu khi lượng sản phẩm sản xuất ra tương đối ít, để giải quyết nhu cầu trong
ngắn hạn, công ty quyết định vẫn sẽ tiếp tục tiến hành thu gom tre gai từ các nhà cung cấp
sẵn có và mở rộng việc tìm kiếm, thu mua sang một số làng tre lân cận khác. [7]
Trong dài hạn: Khi dự án được khởi động và bước đầu thu về một số tín hiệu khả
quan, công ty sẽ ngay lập tức hợp tác nghiên cứu và đầu tư cho mục đích khai thác, trồng
mới giống tre này, cụ thể là phối hợp với Làng Tre Phú An, Bình Dương. Hiện tại, nơi
đây được xem là khu bảo tồn tre đầu tiên, lớn nhất của Việt Nam cũng như Đông Nam Á
với vốn đầu tư trực tiếp từ Pháp và nằm dưới sự quản lý của trường Đại học Khoa học tự


8

Nhiên TPHCM cũng như UBND tỉnh Bình Dương. Việc này sẽ giúp ổn định nguồn
nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí tìm kiếm, thu mua cho công ty. Đồng thời tạo đầu ra,
cũng như góp phần thúc đẩy khả năng phát triển của làng tre Phú An.
2.1.2.2

Quy trình sản xuất


Xe đạp tre là sản phẩm hoàn toàn mới trong rổ hàng hóa sản xuất ra của công ty.
Vì vậy, công ty đã thuê một nhóm kỹ sư chuyên về lĩnh vực này phục vụ mục đích nghiên
cứu và tư vấn phát triển sản phẩm.
Các bộ phận của xe đạp: Hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống
lái, hệ thống phanh, khung chịu lực, yên xe... Trong đó, các bộ phận sử dụng nguyên vật
liệu từ thân tre là: hệ thống lái và khung chịu lực. Với tư vấn của chuyên gia, công ty sẽ tự
sản xuất 2 bộ phận dựa trên cơ sở kinh nghiệm sẵn có về: lựa chọn nguyên liệu đầu vào
đáp ứng tiêu chuẩn được tư vấn, công đoạn sơ chế, gia cố thân tre bằng các biện pháp thủ
công và các công đoạn kĩ thuật riêng, nhằm tạo ra các đoạn tre phù hợp cho việc sản xuất
khung theo tiêu chuẩn CEN 6581, cuối cùng là đến công đoạn phủ sơn, lớp hóa chất bảo
vệ cho khung xe và các bộ phận làm từ tre khác.
Để chế tạo xe đạp từ khung tre và các bộ phận trên, công ty quyết định sẽ liên kết
với Công ty TNHH thời trang và xe đạp MARTIN 107 nhằm đáp ứng nguyên liệu đầu
vào đủ chuẩn chất lượng CEN 6581 và gia công lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh theo
mẫu thiết kế của công ty.
2.1.3 Tiềm lực tài chính: Phân tích báo cáo tài chính.
STT
Nhóm các tỷ
số thanh
toán

2013

2012

Tỷ số thanh toán hiện hành

9.57


4.52

TRUNG
BÌNH
NGÀNH
1.46

Tỷ số thanh toán nhanh

9.56

4.51

0.72

11.95
3815.6
6
7.19

8.54
4051.3
1
8.23

Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản

0.67

0.85


0.94

Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần

0.76

0.97

1.95

Tỷ số nợ/tổng tài sản

0.134

0.19

0.5

TÊN TỈ SỐ

Vòng quay khoản phải thu
Nhóm các tỷ
số hoạt động

Nhóm tỷ số

Vòng quay tồn kho
Hiệu suất sử dụng TSCĐ



9

STT
đòn bẩy tài
chính
Nhóm tỷ số
sinh lợi

TÊN TỈ SỐ

2013

2012

Tỷ số nợ/vốn cổ phần
Tỷ số nợ dài hạn/vốn cổ phần
Tỷ số Tổng tài sản/vốn cổ phần
Tỷ suất Lợi nhuận/Doanh thu
(ROS)
Tỷ suất Lợi nhuận/Tài sản (ROA)
Tỷ suất Lợi nhuận/VCP (ROE)

0.15
0.11
1.15

0.19
0.13
1.19


2.1.3.1

TRUNG
BÌNH
NGÀNH
1.04

23.66% 23.30%

5%

15.80%
18%

10%
18%

19%
23%

Nhóm các tỷ số thanh toán

Từ dữ liệu bảng so với trung bình ngành năm 2013, có thể thấy tỷ số thanh toán
của công ty là quá cao. Cho thấy công ty có quá nhiều tiền nhàn rỗi và các khoản phải thu,
phản ánh công ty quản trị tiền mặt không tốt, không cân bằng được tính sinh lợi và tính
thanh khoản. (Năm 2012: Rc=4.52 thấp hơn 2013 tuy nhiên vẫn còn cao).
2.1.3.2

Nhóm tỷ số hoạt động


Năm 2013 vòng quay khoản phải thu là 11.95 (tức bình quân 30 ngày công ty thu
được tiền) cao hơn năm 2012 là 8,54. Đây là tín hiệu tốt nhưng trên một khía cạnh khác
cũng có khả năng làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
Về hiệu suất sử dụng TSCD, kết quả cho thấy công ty hoạt động tương đối tốt, cứ
1 đồng TSCD làm ra 7.19 đồng doanh thu trong năm 2013. Tuy nhiên đã có sự giảm nhẹ
so với năm 2012 là 8.23. Đối với hiệu suất sử dụng vốn cổ phần, trong cả 2 năm, tỷ số
này đều thấp hơn trung bình ngành là 1.95. Các kết quả trên cho thấy hoạt động kinh
doanh của công ty đã bắt đầu có những tín hiệu đáng lo ngại.
2.1.3.3

Nhóm tỷ số Đòn bẩy tài chính

Có thể thấy tỷ số Tổng tài sản/vốn cổ phần gần như không thay đổi trong 2 năm.
Tỷ số nợ/tổng tài sản là 19% năm 2012 và 13.4% năm 2013, khá thấp so với trung bình
ngành. Đồng thời theo tỷ số nợ/vốn cổ phần, công ty chỉ sử dụng số nợ bằng 15% vốn cổ
phần ở năm 2013 và 19% năm 2012 trong khi trung bình ngành là 104%. Điều này cho
thấy công ty không sử dụng nhiều vốn vay (đặc biệt là tất cả các khoản vay này là tín
dụng thương mại phi lãi suất, chủ yếu do công ty chiếm dụng vốn của NCC, thuế, …).
Năm 2013, tỷ số nợ dài hạn/vốn cổ phần của công ty là 11%, nhỏ hơn tỷ số nợ/vốn
cổ phần. Từ đó cho thấy phần lớn nợ của công ty là nợ ngắn hạn, người cho vay dài hạn
chỉ cung cấp cho công ty 11% ngân quỹ so với cổ đông.


10

2.1.3.4

Nhóm tỷ số sinh lợi


Nhìn chung, các tỷ số quan trọng này đều giảm so với năm 2012. Tuy nhiên vẫn
nằm ở mức cao. Ở tỷ số thứ nhất, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 23.6 đồng lợi nhuận,
tương tự, 100 đồng tài sản tạo ra được 15.8 đồng lợi nhuận (cao hơn trung bình ngành), và
100 đồng vốn cổ phần tạo ra được 18 đồng lợi nhuận bẳng với trung bình ngành.
2.1.3.5

Nhận xét về doanh thu

Năm 2011
106,654.033.200

Năm 2012
88.603.320.003

Năm 2013
79.785.049.741

Doanh thu qua 3 năm liên tục giảm do ảnh hưởng của khó khăn của nền kinh tế, nợ
công châu Âu, khủng hoảng nhà đất,…cùng với việc thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ
chặt chẽ của chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng cao khó tiếp cận,... phần nào đã làm giảm
các đơn đặt hàng, tác động tiêu cực đến doanh thu công ty. Nhưng với doanh thu đạt được
trong thời kỳ khó khăn như vậy cũng đã thể hiện sự nỗ lực, cố gắng của Ban lãnh đạo và
toàn thể doanh nghiệp.
Qua phân tích BCTC, mặc dù còn có một số điểm yếu, nhưng nhìn chung, tình
hình tài chính công ty vẫn ổn định, các chỉ số ROS, ROA, ROE vẫn cao hơn so với trung
bình ngành.
2.1.3.6

Cơ cấu vốn cho dự án


Công ty đang dự trữ một lượng tiền mặt lớn (trên 20 tỷ đồng), đồng thời với việc
chưa sử dụng vốn vay, công ty hoàn toàn có khả năng sử dụng nguồn tài trợ này để thực
hiện chiến lược xuất khẩu xe đạp tre sang thị trưởng Hà Lan.
Chương 3.
3.1

CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX
Chiến lược sản phẩm

3.1.1 Kích thước tập hợp sản phẩm
Chiều rộng: Loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường: City bike,
loại xe đạp phổ thông dùng cho các mục đích đi lại, di chuyển trong phạm vi ngắn.
Chiều dài: trong dòng xe đạp này, công ty sẽ cung cấp các dòng: xe dành cho
người lớn, trẻ em từ 10 – 18 tuổi (học sinh trung học).
3.1.2 Mẫu mã, thiết kế
Thiết kế sản phẩm theo tiêu chuẩn CEN 6581 của châu Âu dành cho các dòng city
bike, phù hợp mục tiêu di chuyển cự li ngắn.


11

Người Hà Lan thích những chiếc xe đạp tiện dụng có giỏ to, mang theo được nhiều
vật dụng khi ra ngòai. Vì vậy, công ty sẽ thiết kế thêm giỏ xe bằng lục bình hoặc bằng tre
đan dựa trên lợi thế sẵn có để tạo điểm khác biệt và thu hút khách hàng. Vào giai đoạn
đầu, khách hàng sẽ được tặng giỏ miễn phí khi mua xe như một phần của chiến lược xúc
tiến.
3.1.3 Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm: Sản phẩm chúng tôi đưa ra thị trường Hà
Lan có những đặc điểm nổi bật như sau:
-


100% khung và hệ thống chịu lực được chế tạo bằng tre gai Việt Nam, bền, chắc chắn,
chịu được lực tác động mạnh.

-

Các bộ phận làm từ tre được gia cố và xử lý để có thể chịu đựng được thời tiết mưa nhiều,
độ ẩm cao ở Hà Lan.

-

Ưu điểm nổi bật về giá: Giá xe của chúng tôi rẻ hơn so với đa số các đối thủ cạnh tranh từ
các nước khác. Giá bán cho đơn vị nhập khẩu chỉ 12 triệu/chiếc theo điều kiện FOB,
Incoterm 2010.
3.1.4 Chất lượng sản phẩm: Đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật CEN 6581.
3.1.5 Về hậu mãi, sửa chữa cho khách hàng
Thương lượng với nhà phân phối về chiến lược hậu mãi dành cho khách hàng. Cụ thể:
công ty sẽ cung cấp các vật liệu, phụ tùng cần thiết để bào hảnh sản phẩm cho các trung
tâm sữa chữa của IBDs.
3.2

Chiến lược giá: Với chiến lược định giá thâm nhập thị trường, công ty dự
định bán sản phẩm với giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh đến từ Philipine.
Công ty sẽ bán với giá: 12.000.000VND/chiếc.
Bảng chi phí sản xuất

Chi phí ước tính cho việc sản xuất một chiếc xe đạp tre
Nguyên liệu tre
Chi phí xử lý kỹ thuật
Chi phí nhân công
Chi phí khấu hao TSCD năm đầu và chuyển giao công

nghệ
Chi phí thuê kỹ sư tư vấn, thiết kế, đào tạo nhân công
trong năm đầu
Chi phí giỏ xe
Chi phí phát sinh (10% tổng chi phí)
Tổng chi phí

Thành tiền
(ĐVT: VND)
65.400
500.000
600.000
270.000
500.000
30.000
446.540
4.911.940


12

Từ chi phí sản xuất một chiếc xe, công ty đưa ra bảng chi phí cho toàn bộ dự án và lợi
nhuận dự tính thu được như sau:
Chi phí ước tính cho dự án
Chi phí sản xuất 400 xe đạp tre và khấu
hao năm đầu tiên
Chi phí chiết khấu cho nhà nhập khẩu
IBD (20% giá bán)

Thành tiền (VND)

1.964.596.000
960.000.000

Từ đó ta ước tính được:
Doanh thu
Lợi nhuận
3.3

3.840.000.000
1.875.404.000

Chiến lược phân phối
Có 78% xe đạp được bán thông qua kênh IBDs, kênh phân phối duy nhất cho hầu

hết các thương hiệu xe đạp trong nhiều thập kỷ qua. Cho đến nay thì các kênh phân phối
của IBDs chiếm một thị phần khổng lồ và gần như không có đối thủ. Cụ thể, lượng xe đạp
bán ra tại các đại lý đặc hiệu chiếm đến 85% tổng doanh số bán tại Hà Lan.
Ngoài ra, tại Hà Lan còn rất nhiều kênh phân phối khác như E-Bikes, MTB, Dutch
City Bike,… hoặc các kênh bán hàng qua mạng. Tuy nhiên, các kênh phân phối này chỉ
chiếm một thị phần rất nhỏ so với IBDs. Đồng thời, kênh bán hàng qua Internet đã đạt
mức độ bão hòa và được sử dụng để định hướng sản phẩm, so sánh giá là chính.
Dựa vào những thông tin trên, chúng tôi muốn chọn IBDs là kênh phân phối chính
và trực tiếp cho dự án xuất khẩu xe đạp tre vào thị trường Hà Lan với mức chiết khấu tối
đa là 20% trên tổng lợi nhuận thu được. [8] [9]
3.4

Chiến lược xúc tiến
Trong 3 năm đầu tiên, công ty chấp nhận việc xuất khẩu sản phẩm mà không giữ

lại thương hiệu nhằm đảm bảo lợi nhuận thu về qua mức chiết khấu thấp (20% trên tổng

lợi nhuận) và sử dụng IBD làm kênh phân phối chính. Bên cạnh đó, với số vốn đầu tư ban
đầu tương đối thấp, công ty quyết định sẽ không sử dụng các kênh phân phối như:
Marketing trực tiếp, Internet, báo chí, quan hệ khách hàng,… Mà sẽ dựa vào khả năng
phân phối và bán hàng của IBD là chính kết hợp với một số hoạt động đánh vào tâm lý
thích sử dụng sản phẩm được tặng, thưởng của người Hà Lan như: Tài trợ sản phẩm cho
các cuộc thi đua xe cấp quốc gia; Tặng sản phẩm cho một số khu du lịch lớn với mục đích


13

trưng bày (có để xuất xứ và thông tin liên hệ của công ty cho những ai có nhu cầu với sản
phẩm),…
Dành riêng cho các khách hàng tiềm năng: Công ty sẽ liên hệ với IBD trong việc
nhận đơn đặt hàng với các thiết kế riêng theo yêu cầu, sở thích nếu khách hàng có nhu cầu
với giá thành ưu đãi. (Cao hơn so với sản phẩm thông thường từ 5 – 10% tùy vào mức độ
phức tạp và giá thành của các bộ phận, công đoạn bổ sung theo mẫu thiết kế khách hàng
đưa ra).
Chương 4.

KẾT LUẬN

Với các tính năng vượt trội, mức độ thân thiện với môi trường và tính độc đáo của
những sản phẩm làm ra, xe đạp tre đang dần trở thành một trào lưu đối với các quốc gia
phát triển tại EU, Mỹ và các châu lục khác. Dựa trên tiềm lực tài chính của công ty và
mức độ khả thi trong việc thu hồi vốn của dự án, công ty tin rằng việc đầu tư sản xuất mặt
hàng này xuất khẩu sang thị trường Hà Lan sẽ mang lại mức lợi nhuận cao và ổn định.
Việc đầu tư vào dự án trên cũng giúp tăng tính sinh lợi nguồn tiền mặt dữ trữ hiện nay,
đưa mức lợi nhuận của công ty trở lại đà tăng trưởng vào năm 2014.



14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng môn Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia – TS. Huỳnh Thị Thúy

Giang
2. Giáo trình: Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia – TS. Huỳnh Thị Thúy Giang
3. ( />4. ( />5. (Nguồn cả phần còn lại của mục: />
bikes-great-riding-charateristics-and-performance-advantage.html)
6. (Nguồn: />7. ( />8. />
2006b-IBDs-Retain-Market-Share-BIK002452W/
9. />
Place-in-Holland--BIK000695W/


15

PHỤ LỤC
ƯỚC TÍNH CHI PHÍ CHO DỰ ÁN
Chi phí để sản xuất một chiếc xe đạp tre
Giá tre nguyên liệu: 20.000 - 25.000VND/cây.
Theo thống kê, trên tổng lượng tre thu mua chỉ có khoảng 60 - 70% (Lấy trung
bình 65%) là sử dụng được được sản xuất xe đạp. Trong đó, để sản xuất 1 khung xe và hệ
thống chịu lực cho một chiếc xe thành phẩm cần trung bình 1,7 cây tre. Từ đó có thể ước
lượng chi phí cho nguyên liệu tre dao động khoảng: 1,7 x 100/70 x 25.000 =
65.400VND/Chiếc.
Chi phí xử lý kỹ thuật (cắt, sấy khô, chà nhám, gia cố, phun sơn bóng, hóa chất bảo
quản…): 500.000VND/chiếc.
Chi phí của các hệ thống còn lại và gia công lắp ráp xe với Công ty Martin (Hệ
thống truyền lực, hệ thống chuyển động, hệ thống lái, hệ thống phanh, khung chịu lực,

yên xe…theo tiêu chuẩn quốc tế): 2.500.000/chiếc.
Theo ước tính từ trang web bikebamboo.com, để tạo ra một chiếc xe đạp tre trung
bình mất khoảng 40 giờ. Với chi phí nhân công hiện tại ở Việt Nam khoảng 13.000 17.000VND (Trung bình là 15.000VND). Từ đó tính được chi phí nhân công để sản xuất
1 chiếc xe đạp là 40 x 15.000 = 600.000VND.
Bên cạnh sử dụng các tài sản cố định sẵn có, công ty sẽ đầu tư mua mới một số
máy móc cho việc chế tạo khung xe (bộ định vị khung xe,…) và chi phí chuyển giao công
nghệ dự dính là: 540.000.000VND. Toàn bộ chi phí trên sẽ được khấu hao trong 5 năm.
Năm đầu công ty dự định sản xuất khoảng 400 chiếc xe đạp tre. Từ đó tính được định phí
mỗi chiếc năm đầu tiên vào khoảng 270.000VND.
Chi phí thuê kỹ sư tư vấn, thiết kế, đào tạo nhân công trong năm đầu tiên: khoảng
200.000.000 tức 500.000VND/chiếc.
Chi phí giỏ xe: 30.000 VND/cái/chiếc.
Chi phí phát sinh 10% tổng chi phí = 446.540VND/chiếc.


16

Tổng chi phí: 4.911.940VND/chiếc.
Ước tính chi phí đầu tư cho dự án, doanh thu và lợi nhuận:
Chi phí đầu tư = Tổng chi phí sản xuất 400 xe đạp tre trong năm đầu + Chi phí
chiết khấu cho nhà nhập khẩu IBD
= 1.964.596.000 + u IBD: 2.400.000VND/chiếc (20% giá bán).
Doanh thu thuần của dự án: 3.840.000.000VND.
Lợi nhuận của dự án: 1.875.404.000VND.



×