Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CHO DÒNG sản PHẨM OTC tại THỊ TRƯỜNG MIỀN bắc của CÔNG TY dược PHẨM SHINPOONG DAEWOO bùi ĐÌNH CHIẾN 11130528

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (634.44 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MARKETING
--- o0o ---

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CHO DÒNG SẢN PHẨM OTC
TẠI THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC CỦA CÔNG TY DƯỢC PHẨM
SHINPOONG DAEWOO

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

:
:
:
:

TS. Phạm Văn Tuấn
Bùi Đình Chiến
11130528
Quản trị Marketing 55

HÀ NỘI - 2016


MỤC LỤC


HÀ NỘI - 2016..............................................................................................1
MỤC LỤC......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2
5. Cấu trúc của đề tài......................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP NGÀNH DƯỢC OTC
Ở VIỆT NAM.................................................................................................................3
1.Tổng quan về truyền thông tích hợp............................................................................3

1.1 Định nghĩa................................................................................................3
1.2 Vai trò của truyền thông tích hợp IMC....................................................3
1.3 Các công cụ trong IMC............................................................................4
1.4 Tiến trình quản trị truyền thông tích hợp IMC........................................4
1.4.1 Phân tích đánh giá thực trạng và cơ hội truyền thông..........................4
1.4.2 Xác định và hiểu biết đối tượng nhận tin mục tiêu...............................................5
1.4.3 Xây dựng chiến lược IMC.....................................................................................5

1.4.4 Lập kế hoạch IMC................................................................................5
1.4.5 Tổ chức thực hiện đánh giá điều chỉnh.................................................7
2. Tổng quan về ngành dược OTC Việt Nam.................................................................7

2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng.....................................................................7
3. Truyền thông tích hợp trong ngành dược OTC..........................................................9

3.1. Khái quát về thị trường dược OTC Việt Nam........................................9
3.2. Một số điều cần lưu ý trong quảng cáo ngành dược.............................10
3.3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành............................................................10

3.4. Khách hàng của Shinpoong miền Bắc..................................................11
3.4.1 Người tiêu dùng cuối cùng..................................................................................12
3.4.2 Các nhà phân phối dược......................................................................................13
CHƯƠNG 2..................................................................................................................14


THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA DÒNG SẢN PHẨM OTC........................14
CỦA SHINPOONG DAEWOO TẠI MIỀN BẮC.......................................................14

1. Tổng quan về công ty Shinpoong Daewoo..............................................14
1.1. Lịch sử hình thành công ty....................................................................14
1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................15
1.3. Năng lực sản xuất..................................................................................16
1.4. Kết quả kinh doanh từ năm 2014-2016.................................................17
1.5. Danh mục sản phẩm cho thị trường OTC.............................................18
2. Phân tích đánh giá thực trạng và cơ hội truyền thông cho các dòng sản
phẩm OTC của Shinpoong...........................................................................21
CHƯƠNG 3..................................................................................................................32
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CHO DÒNG SẢN PHẨM OTC TẠI
SHINPOONG...............................................................................................................32

1.Cơ sở hoạch định kế hoạch truyền thông..................................................32
1.1. Phân tích nội bộ.....................................................................................................32
1.2.Phân tích bên ngoài................................................................................................33
2. Hoạch định chiến lược truyền thông.........................................................................35
2.1. Công chúng mục tiêu.............................................................................................35
2.2. Mục tiêu truyền thông...........................................................................................36
2.3. Thiết kế thông điệp truyền tải................................................................................36
2.4. Lựa chọn tích hợp phương tiện truyền thông........................................................37
2.5. Lên lịch trình cho các phương tiện........................................................................38



DANH MỤC HÌNH
MỤC LỤC......................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..................................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................2
5. Cấu trúc của đề tài......................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP NGÀNH DƯỢC OTC
Ở VIỆT NAM.................................................................................................................3
1.Tổng quan về truyền thông tích hợp............................................................................3
2. Tổng quan về ngành dược OTC Việt Nam.................................................................7
3. Truyền thông tích hợp trong ngành dược OTC..........................................................9
CHƯƠNG 2..................................................................................................................14
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA DÒNG SẢN PHẨM OTC........................14
CỦA SHINPOONG DAEWOO TẠI MIỀN BẮC.......................................................14
CHƯƠNG 3..................................................................................................................32
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRUYỀN THÔNG CHO DÒNG SẢN PHẨM OTC TẠI
SHINPOONG...............................................................................................................32
2. Hoạch định chiến lược truyền thông.........................................................................35


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng
gấp đôi sau nửa thế kỷ . Năm 1945 tuổi thọ Việt Nam chỉ đạt 38 tuổi nhưng tính đến
năm 2015 tuổi thọ trung bình của nam giới Việt là 70,6, trong khi con số này ở nữ
giới là 76 đó thực sự là sự vượt bậc rất lớn. Tuy vậy còn số này còn khá khiêm tốn

so với Nhật Bản với nam là 80,79 tuổi, nữ là 87,05 tuổi (Theo số liệu công bố của
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản ngày 30/08/2015). Nhưng đó là minh
chứng rất lớn cho ngành y tế và dược phẩm của Việt Nam đang dần được cải thiện
và phát triển. Người dân được chữa trị với thiết bị y tế hiện đại, dịch vụ cao, sử
dụng những sản phẩm dược uy tín chất lượng nên từ khâu phòng tránh đến chữa
bệnh đều tốt lên trông thấy. Cùng với sự hội nhập và mở cửa, thị trường dược của
Việt Nam đang ngày càng sôi động với sự góp mặt của 518 công ty dưới các hình
thức công ty TNHH , công ty cổ phần, công ty liên doanh của nước ngoài như Hàn,
Mỹ, Đức...khiến hàng hóa trở nên đa dạng và phong phú hơn hơn bao giờ hết.
Chính vì vậy, người dân vốn đã ít am hiểu về thuốc lại bị thêm xáo trộn vì quá
nhiều mặt hàng, tràn ứ thông tin. Vì vậy, truyền thông marketing trong ngành dược
đang trở thành vũ khí quan trọng hơn bao giờ hết để doanh nghiệp có thể truyền tải
thông tin sản phẩm đến khách hàng mục tiêu giúp gia tăng nhận diện , giá trị thương
hiệu , tăng doanh số bán hàng. Đồng thời với sự kiểm định chặt chẽ của Bộ Y Tế
người tiêu dùng cuối cùng sẽ nhận biết được các thương hiệu dược phẩm tốt, giúp
cho việc mua và tiêu dùng được chính xác không quá phụ thuộc vào dược sỹ như
trước nữa. Xong thực trạng hiện nay rất nhiều thương hiệu mạnh đã có tên tuổi trên
nhiều nước lại chưa thể thực hiện tốt truyền thông marketing khiến nhãn hiệu bị lu
mờ trong tâm trí khách hàng, doanh số giảm sút, các nhãn hàng mới khó bán trên thị
trường mặc dù chất lượng rất tốt. Và đây cũng là tình trạng nhức nhối đang xảy ra
với công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo với 100% vốn đầu tư nước
ngoài. Chính vì tính cấp thiết vậy nên tôi lựa chọn đề tài : “Đề xuất giải pháp

1


truyền thông cho dòng sản phẩm OTC tại thị trường miền Bắc của công ty
dược phẩm Shinpoong Daewoo”
2. Mục đích nghiên cứu
Tổng quan về truyền thông ngành dược OTC

Phân tích đánh giá thực trạng truyền thông đối với dòng sản phẩm OTC của
Shinpoong tại miền Bắc
Đề xuất giải pháp truyền thông cho Shinpoong
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hoạt động truyền thông các dòng sản phẩm OTC của Shinpoong tới các công
ty dược, quầy thuốc , nhà thuốc và người tiêu dùng tại miền bắc
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp phân tích lý thuyết, phương pháp thống kê , phương
pháp mô tả điều tra, phỏng vấn .phương pháp quan sát thực nghiệm
5. Cấu trúc của đề tài
Luận văn chia làm 3 phần chính
Chương 1 : Tổng quan truyền thông tích hợp ngành dược OTC ở Việt Nam
Chương 2 : Thực trạng truyền thông của dòng sản phẩm OTC của Shinpoong
Daewoo tại miền Bắc
Chương 3 : Đề xuất giải pháp truyền thông cho dòng sản phẩm OTC tại
Shinpoong tại miền Bắc

2


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TRUYỀN THÔNG TÍCH HỢP NGÀNH
DƯỢC OTC Ở VIỆT NAM
1. Tổng quan về truyền thông tích hợp
1.1 Định nghĩa
Theo George Belch :Truyền thông Marketing tích hợp (IMC) là hoạch định
chiến lược truyền thông Marketing thông qua hình thức phối hợp các phương pháp
truyền thông như: quảng cáo, khuyến mại, PR, marketing trực tiếp, bán hàng cá
nhân. vv… nhằm truyền tải một cách nhất quán và rõ ràng thông điệp về thương
hiệu/sản phẩm đến khách hàng
Trên cơ sở mức độ đa dạng của các công cụ phù hợp với đặc điểm doanh

nghiệp. IMC sẽ phối thức chúng thống nhất, có định hướng để truyền tải thông điệp
hiệu quả nhất
Đối tượng : Truyền thông với người tiêu dùng, khách hàng, nhân viên và
những đối tượng nhận tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Mục tiêu : về mặt ngắn hạn để tạo ra doanh thu và về dài hạn là để xây dựng
giá trị thương hiệu
1.2 Vai trò của truyền thông tích hợp IMC
Vai trò chủ chốt : tạo, duy trì sự nhận diện và giá trị thương hiệu
+ Với khách hàng và công chúng : một thông điệp truyền thông rõ ràng phù hợp
là thông điệp phản ánh nhu cầu mong muốn của khách hàng và công chúng , truyền tải
một giá trị xác định có khả năng thu hút khách hàng và công chúng. Truyền thông tích
hợp giúp công chúng được nhìn, nghe, trải nghiệm với thương hiệu
+ Mối quan hệ với tài chính : đưa ra ngân sách truyền thông hợp lý với
doanh nghiệp , đạt hiệu quả với mong muốn của doanh nghiệp cũng như tỷ lệ ROI
mang lại sau hoạt động truyền thông
+ Thực hiện chức năng truyền thông phối hợp các công cụ trong marketing-mix
+ Giúp gia tăng cạnh tranh cho doanh nghiệp, gia tăng doanh số, giá trị sản
phẩm, nâng cao giá trị thương hiệu, phát triển tập khách hàng trung thành...

3


1.3 Các công cụ trong IMC
+ Phương tiện truyền hình phát thanh : tivi báo đài
+ Phương tiện in ấn
+ Quan hệ công chúng (PR)
+ Internet tương tác
+ Marketing trực tiếp
+ Khuyến mại
+ Bán hàng cá nhân

+ Truyền miệng
+ Trade marketing
+ Quảng cáo ngoài trời
1.4 Tiến trình quản trị truyền thông tích hợp IMC

1.4.1 Phân tích đánh giá thực trạng và cơ hội truyền
thông
a. Xem xét mục tiêu và kết quả marketing đã thực hiện trên cơ sở điều tra
thực tế
- Xây dựng phiếu điều tra phỏng vấn hành vi mua, mức độ nhận biết thương
hiệu của đối tượng mục tiêu của các chiến lược đã thực hiện
- Nhận xét đánh giá kết quả về các khía cạnh của truyền thông đã tác động
đến đối tượng
b. Phân tích nội bộ
- Nhân lực tổ chức bộ phận truyền thông
- Tài chính của công ty để thực hiện chương trình truyền thông
- Cơ sở vật chất
c. Phân tích bên ngoài
- Phân tích đối thủ cạnh tranh
- Phân tích khách hàng
- Phân khúc thị trường và thị trường mục tiêu
- Định vị thị trường
=> Đưa ra cơ hội truyền thông dựa vào các ưu thế cạnh tranh là cơ sở nền

4


tảng quan trọng nhất để xây dựng chiến lược truyền thông
1.4.2 Xác định và hiểu biết đối tượng nhận tin mục tiêu
- Xác định đặc điểm về nhân khẩu học, giới tính, hành vi mua của mục tiêu…

- Điều tra phỏng vấn sự nhận biết của đối tượng mục tiêu về sản phẩm
doanh nghiệp
- Tìm hiểu cách thức tiếp nhận và xử lý thông tin của mục tiêu
- Người truyền thông marketing cần phải hiểu người nghe mục tiêu đang ở
đâu và doanh nghiệp muốn đưa người nghe đến giai đoạn nào. Công chúng mục
tiêu có thể nằm ở trong 5 giai đoạn sẵn sàng của người mua, là những giai đoạn mà
người tiêu dùng thường trải qua khi họ ra quyết định mua hàng. Đó là các mô hình
đáp ứng của người tiêu dùng

Hình 1. Các mô hình mức độ đáp ứng của người tiêu dùng
1.4.3 Xây dựng chiến lược IMC
Xác định chiến lược IMC dựa trên lợi thế có khả năng giành ưu thế và tạo
sự khác biệt trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Khắc phục thực trạng còn yếu kém
tồn tại ở các thời kỳ trước dẫn dắt doanh nghiệp phát triển bền vững
1.4.4 Lập kế hoạch IMC
Bước 1 : Xác định công chúng nhận tin mục tiêu
Công chúng có thể là những người mua tiềm năng hoặc những người sử

5


dụng hiện tại, những người thực hiện quyết định mua hàng hoặc những người có tác
động lên nó. Công chúng có thể là cá nhân,nhóm, công chúng đặc biệt hoặc công
chúng nói chung. Công chúng mục tiêu sẽ tác động một cách mạnh mẽ lên các
quyết định của người truyền thông về: nói cái gì, nói như thế nào, nói khi nào, nói ở
đâu, nói với ai, và ai sẽ là người nói.
Bước 2 : Xác định mục tiêu truyền thông
Dựa vào chiến lược truyền thông , cơ hội thị trường cũng như mục tiêu của
doanh nghiệp để đưa ra mục tiêu truyền thông chính xác, đúng đắn theo chuẩn mô
hình SMART

S- Specific : cụ thể , rõ ràng
M- Measuarable : đo đếm được
A- Attainable : khả thi
R- Realistic : thực tế
T- Time Bound : thời gian mà kết quả hoàn thành
Bước 3 : Thiết kế thông điệp truyền thông
+ Sau khi đã xây dựng những đáp ứng mong muốn của công chúng, người
làm truyền thông marketing phải phát triển thông điệp hiệu quả. Việc tạo thành một
thông điệp sẽ đòi hỏi giải quyết bốn vấn đề : nói cái gì (nội dung thông điệp), nói
thế nào cho hợp lý (cấu trúc thông điệp), nói thế nào cho diễn cảm (hình thức thông
điệp) và
ai nói cho có tính thuyết phục (nguồn thông điệp).
+ Thông điệp cần đảm bảo yếu tố then chốt : đó là “Sáng tạo”
Bước 4 : Lựa chọn phương tiện truyền thông
Đánh giá và lựa chọn kênh truyền thông là công việc rất quan trọng. Dựa vào
ưu nhược điểm của các phương tiện truyền thông nêu trên về các phương diện
+ Phạm vi hoạt động
+ Đối tượng mục tiêu
+ Chi phí phương tiện
+ Tần số phát

6


+ Điểm đánh giá chung
Đánh giá và đưa ra quyết định phương tiện sao cho phù hợp với tình hình
doanh nghiệp, lên lịch trình, thời gian biểu cho từng phương tiện
Bước 5 : Xác định ngân sách truyền thông
Có bốn phương pháp phổ biến sau:
+ Phương pháp căn cứ vào khả năng ngân sách dành cho truyền thông

+ Phương pháp tính tỉ lệ phần trăm theo doanh thu
+ Phương pháp cân bằng cạnh tranh và
+ Phương pháp căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ.
Bước 6 : Đánh giá kết quả truyền thông
Dựa vào các chỉ số dựa trên các phương tiện truyền thông và mục tiêu của
công ty đề ra cần đánh giá được cả định lượng và định tính kết quả thực tế thu được
đã đạt yêu cầu hay chưa? Thiếu sót còn tồn tại nhằm hiệu chỉnh nâng cao kết quả
1.4.5 Tổ chức thực hiện đánh giá điều chỉnh
Kết quả của một chương trình truyền thông tạo ra là kết quả về hành vi
(khách hàng có mua sản phẩm của doanh nghiệp hay không) và kết quả về thái độ
của người tiêu dùng đối với sản phẩm và đối với doanh nghiệp. So sánh với mục
tiêu công ty đề ra trong chiến lược truyền thông với kết quả thực tế thu lại để đánh
giá đúng được những thành công và các vấn đề còn tồn tại
2. Tổng quan về ngành dược OTC Việt Nam
2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng
Việt Nam thuộc trong 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển
mạnh nhất , theo IMS Health đưa tin. Thị trường Việt Nam là thị trường có mức
tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% trên năm. Năm 2015 giá trị tiêu
thụ thuốc đạt 4,1 tỷ USD , dự báo năm 2020 sẽ tăng đến 10 tỷ USD. Thi trường
OTC Việt Nam chiếm 30% thị phần ngành dược còn lại là ETC. Thị trường miền
Bắc có mức tiêu thụ dược cao nhất cả nước chiến 42% .Theo số liệu từ Cục quản
lý dược Việt Nam cung cấp năm 2015, có hơn 25,000 nhà thuốc và hiệu thuốc ở
miền Bắc tham gia bán buôn, bán lẻ thuốc thị trường ngành dược đang diễn ra vô

7


cùng sôi động

Hình 2. Số lượng các đơn vị tham gia phân phối dược phẩm

Tên
Công ty phân phối dược
Nhà thuốc tư nhân
Nhà thuốc quốc doanh
Hiệu thuốc

Số lượng
518
3514
7204
14.760

Các nhà thuốc tư nhân, nhà thuốc quốc doanh, hiệu thuốc là những đơn vị
đóng vai trò cung cấp thuốc đến tận tay người tiêu dùng, tức là những người bán lẻ
trực tiếp tư vấn và bán hàng cho bệnh nhân. Đây cũng chính là nhóm đối tượng
khách hàng mục tiêu mà Shinpoong vẫn thực hiện tốt từ khi tham gia vào thị trường
Việt Nam với vai trò đẩy hàng. Theo phân tích số liệu trên thì ở Việt Nam vào
2015, bình quân cứ một nhà thuốc bán lẻ phục vụ cho 3120 người một năm con số
khá ấn tượng cho khả năng tiếp cận khách hàng và tiêu thụ hàng tốt. Chất lượng
cuộc sống người Việt Nam đang phát triển mạnh lên hàng năm, con người quan tâm
đến sức khỏe của mình nhiều hơn , nên mức chi trả cho ngành dược Việt Nam là
khá cao 60 USD/người/năm cao so với khu vực Đông Nam Á ( Lào 36 USD, Thái
Lan 64 USD…)
2.2 Triển vọng phát triển ngành
Với tình hình tiêu thụ dược phẩm cực tốt Việt Nam được coi là miền đất hứa
đầy triển vọng phát triển mạnh nhất Đông Nam Á. Chính vì vậy, đây là cơ hội tốt
cho nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài phát triển trong đó có
Shinpoong. Công nghiệp dược của Việt Nam chỉ đáp ứng được 50% thị trường do
còn yếu kém về công nghệ và nguồn cung ứng còn lại là nhập khẩu. Năm 2015 tổng
giá trị nhập khẩu thuốc đã lên đến 2,7 tỷ USD, trong khi 2008 mới chỉ có 864 triệu

USD. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Ấn độ, Hàn Quốc, Đức , Pháp, Mỹ … Những
tinh hoa công nghệ, những thành tựu nghiên cứu của dược học trên thế giới đã tiếp

8


cận tới con người Việt Nam. Đó cũng là tiền đề để nâng cao chất lượng cuộc sống
người Việt.
3. Truyền thông tích hợp trong ngành dược OTC
3.1. Khái quát về thị trường dược OTC Việt Nam
Ngành dược là một ngành đặc thù , giá có thể tăng nhưng cầu không bao giờ
thay đổi vì sự ảnh hưởng tới tính mạng con người nên được bộ y tế quản lý rất chặt
chẽ . Để thuốc được lưu hành trên thị trường , các cơ sở sản xuất thuốc cần phải
đăng ký thuốc với Bộ y tế , hồ sơ gồm có :
-

Giấy phép lưu hành thuốc ( do Bộ y tế cấp)
Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất thuốc tốt GMP
2 bộ nhãn thuốc kèm hồ sơ đăng ký
Hồ sơ nghiên cứu độ ổn định của thuốc
Hồ sơ đăng ký nguyên liệu làm thuốc
Hồ sơ bổ sung : tài liệu nghiên cứu độc tính, thực nghiệm ….

Chính những quy định chặt chẽ này giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài
với công nghệ sản xuất vốn có và nền tảng kỹ thuật hiện đại tham gia mạnh mẽ vào
thị trường Việt Nam vào những thời kỳ đầu, còn doanh nghiệp Việt Nam thì phải
chịu nép vế. Tuy vậy, hiện nay các doanh nghiệp trong nước đã dần lấy lại vị thế,
phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp nổi trội như Dược Hậu Giang,
Dược TW1,2,3 , Domesco Đồng Tháp đã làm lên tên tuổi định vị rất tốt trong lòng
khách hàng.

Việt Nam còn là nước đang phát triển nên các có xu hướng tiêu dùng đồ giá
rẻ - kèm theo chất lượng không tốt , chính vì thế mà việc các mặt hàng giá rẻ ồ ạt
tham dự vào thị trường khiến chính ngành thuốc trở thành một ngành cạnh tranh
ganh gắt chứ không còn vị thế độc quyền như xưa nữa. Thêm vào đó là lỗ hổng mà
khó tránh còn tồn tại đối với các dược sỹ, trình dược viên bán thuốc cũng vì lợi
nhuận mà bán những hàng kém chất lượng
Vì vậy chính lúc này marketing ngành dược nói chung mảng truyền thông
nói riêng cần phải phát huy đánh sâu vào nhận thức người tiêu dùng cuối cùng về
những sản phẩm có thương hiệu tốt cùng chất lượng cao lấy lại vị thế trong tâm trí

9


khách hàng. Giúp khách hàng lựa chọn được đúng thuốc đúng bệnh mà không quá
phụ thuộc vào trình dược viên nữa.
Shinpoong cũng không nằm ngoài sự cạnh tranh đó, các mặt hàng OTC của
Shinpoong đều có chất lượng rất tốt xong chỉ duy nhất 1 mặt hàng đến giờ người
tiêu dùng vẫn trung thành đó là nhãn hàng Gentrisone , cùng với sự yếu kém trong
việc truyền thông, thương hiệu sản phẩm Shinpoong đang dần bị lu mờ đi trong tâm
trí khách hàng
3.2. Một số điều cần lưu ý trong quảng cáo ngành dược
Vì dược phẩm là 1 ngành đặc thù, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức khỏe – tài
sản quý giá nhất của con người nên nhà nước ta quy phạm thành văn bản quy định
rõ ràng luật thi hành quảng cáo trong nghị định 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo ngành Dược. Các nhà
Marketing đặc biệt là truyền thông nên cần nắm rõ để tránh vi phạm gây lãng phí
thời gian và tiền bạc0 cũng như ảnh hưởng đến thương hiệu của công ty
+ Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc ( xem tại thông tư )

+ Hành vi cấm trong quảng cáo ngành dược OTC ( xem tại thông tư)

3.3. Đối thủ cạnh tranh trong ngành
Hiện nay thị trường ngành dược đang rất sôi động với hơn 518 công ty dưới
dạng công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh
nghiệp sản xuất cũng sinh ra nhiều hơn với 552 nhà máy và các xí nghiệp nhỏ lẻ .
Các dòng thuốc giá rẻ cũng từ nhiều nơi ào ạt vào thị trường Việt Nam khiến thị
trường dược cạnh tranh vô cũng gay gắt . Các đối thủ nổi bật có thể kể đến :
- Các công ty dược liệu: Hiện có hơn 355 cơ sở sản xuất đông dược và dược
liệu (bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân, các hợp tác xã
và các tổ chức có đăng ký kinh doanh). Một số cơ sở sản xuất dược liệu bước đầu
có sự chuyển biến về đầu tư cho nghiên cứu, trồng trọt và khai thác dược liệu theo
hướng sản xuất lớn và bền vững, việc sản xuất sản phẩm đông dược cũng được các
nhà sản xuất chú trọng về xây dựng, quảng bá và bảo vệ thương hiệu trên thị
trường, đã xuất hiện những mô hình kết hợp giữa các nhà khoa học với các cơ sở
đông nam dược, kết hợp giữa trồng cây thuốc với chế biến, sản xuất thuốc như
Công ty cổ phần Dược phẩm OPC, Công ty cổ phần dược phẩm Traphaco, Công ty

10


cổ phần Đông Nam Dược quận 5, Công ty cổ phần dược Nam Hà, CT TNHH Đông
Nam Dược Bảo Long,...
- Công ty dược phẩm Nhà nước (quốc doanh): có 83 doanh nghiệp Nhà
nước, trong đó 68 doanh nghiệp thuộc tỉnh, thành phố và 15 doanh nghiệp và chi
nhánh thuộc Công ty cổ phần dược (tất nhiên là các doanh nghiệp này đang tiến
hành cổ phần hoá). Sau cổ phần hoá các doanh nghiệp các doanh nghiệp này rất
năng động trong việc sản xuất kinh doanh dược, đây là các đối thủ tiềm tàng của
Công ty Dược Shinpoong, đặc biệt khi phân phối về địa bàn các tỉnh như DPTW1,
DPTW2, TW Huế...
- Công ty dược tư nhân, cổ phần hoá, TNHH: 190 doanh nghiệp, các doanh
nghiệp này chủ yếu là nhập khẩu sản phẩm từ nước ngoài về bán tại thị trường Việt

Nam. Đây là các công ty chỉ có chức năng phân phối, tuy nhiên sự năng động của
họ trong việc phân phối thuốc rất có hiệu quả và gây khó khăn không ít đối với
công ty dược phẩm Shinpoong như Quang Vinh, Đô Thành.
- Các công ty đầu tư nước ngoài: trong lĩnh vực dược phẩm hiện có 23 dự
án có vốn đầu tư nước ngoài được đăng ký. Trong đó có 01 dự án hợp đồng hợp tác
kinh doanh, 10 dự án liên doanh, 12 dự án 100% vốn nước ngoài. Có 12 dự án đã
được triển khai hoạt động ở các giai đoạn khác nhau và đã đi vào sản xuất ra thành
phẩm trên thị trường, cụ thể ở bảng sau:
3.4. Khách hàng của Shinpoong miền Bắc
Ngành dược nói chung hay Shinpoong nói riêng đối tượng khác hàng mục
tiêu đều mang tính đặc thù : đối với các hàng hóa thông thường người tiêu dùng
cuối cùng thường là người ra quyết định mua và các doanh nghiệp tác động vào các
hành vi mua cũng như phân tích các sự ảnh hưởng của họ
Nhưng đối với ngành dược người tiêu dùng lại ít có khả năng ra quyết định
mua vì không có kiến thức chuyên môn và dễ gây nguy hiểm đến tính mạng. Chủ
yếu hàng hóa được mua là do sự tư vấn của dược sỹ , bác sỹ rồi quyết định mua.
Tuy vậy, nhận thức người dân cũng đã đi dần lên do sự truyền thông , giới thiệu của

11


những người xung quanh tin tưởng họ đang ít dần phụ thuộc vào dược sỹ, trình
dược viên
Như vậy khách hàng mục tiêu có thể đưa ra chính xác là 2 đối tượng có thể
tác động đến là :
3.4.1 Người tiêu dùng cuối cùng
Là những người có bệnh cần chưa ,mong muốn chữa khỏi bệnh nhanh chóng
mà tiết kiệm chi phí. Muốn mình là người tiêu dùng đúng, đủ , hợp lý tức là đúng
bệnh, đủ liều, giá cả hợp lý. Họ không có kiến thức chuyên môn, hành vi mua bị tác
động chủ yếu bởi dược sỹ, bác sỹ, những người thân cùng bệnh, báo đài , tivi, các

phương tiện truyền thông…
+ Đặc điểm về nhân khẩu học, giới tính, thu nhập : các sản phẩm của
Shinpoong để đặc trị những bệnh rất thông thường phổ biến mà ai cũng có thể mắc
phải không kể tuổi tác , giới tính , giá trị sản phẩm không quá cao ví dụ gentrisone
có giá 15.000VNĐ , vì vậy cũng không ảnh hưởng về thu nhập của người tiêu dùng.
Khách hàng là toàn bộ người dân đang sinh sống tại Miền Bắc Việt Nam
+ Đặc điểm về tâm lý học : tập quán lòng tin vào lời khuyên của bác sỹ ,
dược sỹ chuyên khoa - những người có hiểu biết chuyên sâu, tin vào người thân bạn
bè đã từng sử dụng sản phẩm đánh gía thấy tốt , tin vào các phương tiện đại chúng
uy tín như truyền hình, báo đài của nhà nước đó là “góc độ tinh thần”. Còn góc độ
vật chất họ luôn muốn sự tiết kiệm ở đây có nghĩa là người bệnh muốn mua được
thuộc trị đúng bệnh , được cho đúng liều , giá cả hợp lý
+ Đặc điểm về hành vi :

Hình 3. Mô hình thông qua
Bệnh nhân nhận thức được bênh tật của mình , họ quan tâm và mong muốn
được điều trị bằng cách hỏi người thân , bạn bè ra đình, tìm kiếm thông tin trên

12


mạng hay đi kiểm tra hỏi các dược sỹ ở bênh viện nhà thuốc… đánh giá các loại
thuốc đưa ra để điều trị bệnh và quyết định thông qua mua sản phẩm. Vì thuốc của
Shinpoong là các loại bệnh đại trà như bệnh ngoài da, dạ dày, giun sán… nên ngay
từ bước nhận thức chúng ta nên đẩy mạnh thương hiệu tạo vị trí số 1 trong tâm trí
khách hàng về sản phẩm đặc trị bệnh nêu trên
3.4.2 Các nhà phân phối dược
Có khả năng tác động lớn tới khách hàng cuối cùng, mong muốn lợi nhuận
cao, uy tín , có thể tiếp cận đến người tiêu dùng nhanh nhất
+ Đặc điểm nhân khẩu học , giới tính , thu nhập : là những nhà phân phối

thuốc tại miền Bắc không phân biệt giới tính độ tuổi, có khả năng bán hàng 1 cách
hợp pháp. Mong muốn nhập được hàng hóa có thương hiệu được đánh giá tốt trên
thị trường có khả năng tiêu thụ tốt, giá thành các sản phẩm là yếu tố then chốt ảnh
hưởng đến quyết định mua của họ
+ Đặc điểm về tâm lý : Về khía cạnh vật chất họ mong muốn mua được sản
phẩm tốt với giá thấp mang lại lợi nhuận cao. Về khía cạnh tinh thần họ mong muốn
mang lại sự uy tín, sự mua lặp lại của khách hàng và sự tin tưởng về chất lượng
cũng như giá cả đối với cơ sở kinh doanh của mình
+ Hành vi mua :

Hình 4. Mô hình AIDA
Chú ý đến các nhãn hàng có thương hiệu trong giới Y Dược hay được truyền
thông mạnh mẽ qua các phương tiện truyền thông uy tín như tivi, báo đài, bộ y tế .
Quan tâm tìm hiểu về khả năng tiêu thụ của sản phẩm , lợi nhuận đem lại. Ham
muốn nếu mua được sản phẩm với giá rẻ lợi nhuận cao cuối cùng đến quyết định
mua phục vụ cho việc bán hàng
13


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CỦA DÒNG SẢN PHẨM OTC
CỦA SHINPOONG DAEWOO TẠI MIỀN BẮC
1. Tổng quan về công ty Shinpoong Daewoo
1.1. Lịch sử hình thành công ty
Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo là tập đoàn đa quốc gia có
thời gian hoạt động trên 50 năm với mạng lưới toàn cầu trên 6 quốc gia : Hàn
Quốc , Việt Nam, Sudan, Myanmar, Trung Quốc, Philipine . Shinpoong Daewoo có
tổng vốn đầu tư USD $ : 14,600,000 và tổng vốn điều lệ : USD $ : 9,500,000 cùng
với 262 nhân viên
Tháng 10/1996 : thành lập công ty theo giấy phép đầu tư số 1694/GP, ngày

cấp 04/10/1996. Shinpoong Daewoo tham gia vào thị trường Việt Nam với tên pháp
lý là : Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo
Tháng 7/1999 : Khởi công xây dựng nhà máy ở Đồng Nai Số 13, Đường 9A,
Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, Phường An Bình, Tp. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Tháng 9/2000 : Hoàn thành xây dựng
Tháng 3/2003 : Tiến hành sản xuất thử
Tháng 5/2003 : Nhận chứng chỉ GMP cho dây chuyền thuốc viên nén, viên
nang, thuốc mỡ
Tháng 10/2003 : Nhận chứng chỉ GMP cho dây chuyền thuốc tiêm bột và
chứng chỉ GLP
Tháng 12/2003 : Trở thành công ty 100% vốn nước ngoài
Tính đến nay 2016 Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo có 6 chi nhánh
Nhưng tiêu biểu nhất chi nhánh mang lại doanh số cũng như lợi nhuận dẫn đầu
thị trường Việt Nam phải kể đến chi nhánh miền Bắc Công ty TNHH dược phẩm
Shinpoong Daewoo mà tôi sẽ thực hiện nghiên cứu điều tra trong chuyên đề này
Các chứng chỉ công ty Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo nhận được :

14


CHỨNG CHỈ GMP – WHO : giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc
CHỨNG CHỈ ISO 9000 – 2001
CHỨNG CHỈ HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO : qua điều tra báo
Sài Gòn trao thưởng
NGÔI SAO THUỐC VIỆT : do bộ trưởng Bộ Y Tế trao tặng các sản phẩm
của Shinpoong
Cơ sở hạ tầng :
Tổng diện tích khuôn viên : 20,000 m2
Tổng diện tích nhà máy 7,940 m2
Đội ngũ nhân viên :

Có 255 nhân viên có kiến thức chuyên môn cao trong ngành dược
Định vị :
Với thông điệp “ Vì sức khỏe của mọi người “ Shinpoong muốn mang đến
thị trường Việt Nam những sản phẩm tốt nhất để bảo vệ sức khỏe mọi người vì đó
là tài sản quý giá nhất mà ai cũng phải trân trọng
LOGO CÔNG TY SHINPOONG
Hình quả địa cầu tượng trưng cho 5 Châu và 4 Biển. Chữ S lấy từ
chữ cái đầu tiên trong tên tiếng Anh của Công ty Dược phẩm SHINPOONG. Biểu
tượng này hàm chứa ý chí mạnh mẽ, biểu lộ tinh thần muốn vươn ra thế giới.
1.2. Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH dược phẩm Shinpoong Daewoo chi nhánh Miền Bắc
GIÁM ĐỐC
CHI NHÁNH
MIỀN BẮC

KHỐI KINH
DOANH

SALE OTC

SALE ETC

KHỐI VĂN
PHÒNG

KẾ TOÁN
KHO

15


KẾ TOÁN
CÔNG NỢ

KẾ TOÁN
BÁN HÀNG


Trên phạm vi chuyên đề là chi nhánh miền bắc của Shinpoong ta có thể
nhận thấy rất rõ trong cơ cấu tổ chức chưa có phòng Marketing riêng biệt mà
chương trình Marketing phụ thuộc hoàn toàn vào tổng công ty đề xuất hoặc dựa trên
đề xuất của giám đốc chi nhánh tổng hợp cùng ý kiện của đội sale
1.3. Năng lực sản xuất
Shinpoong là đơn vị sản xuất tiên phong hàng đầu với dây chuyền sản xuất
được chứng nhận GMP/GLP gồm có :
Dây chuyền GMP thuốc tiêm bột
Dây chuyền GMP viên nén viên nang
Dây chuyền GMP thuốc mỡ thuốc kem
Trang thiết bị hiện đại lên đến 9,600,000$ nhập khẩu từ nước ngoài cho khả
năng sản xuất với công suất lớn , nhà sản xuất trong Đồng Nai luôn đáp ứng tốt yêu
cầu tiêu thụ của cả thị trường Việt Nam
Thực trạng sản xuất trong 6 tháng trở lại đây từ tháng 3/2016 đến tháng
9/2016 vì nằm trong đại lễ Shinpoong 20 năm vào Việt Nam nên lượng sản xuất
hàng tăng lên đột biến. Vì dược OTC của Shinpoong chỉ gồm thuốc kem và các loại
thuốc viên nén nên tôi thống kê năng lực sản xuất qua 9 tháng năm 2016 như sau
Năng lực sản xuất viên nén, viên nang bao phim : cao nhất là 3triệu viên/ ngày
Hình 5. Kết quả sản xuất viên nén, viên nang bao phim

16



Hình 6. Kết quả sản xuất thuốc kem bôi : 48,000 tube/ ngày

Việc cung ứng cho đội ngũ bán hàng luôn đầy đủ tuy vậy trong chương trình
đại lễ kích cầu thị trường việc thiếu hàng xảy ra trầm trọng và còn phụ thuộc vào
nguồn nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài
1.4. Kết quả kinh doanh từ năm 2014-2016
Doanh thu Shinpoong tại miền Bắc luôn phát triển đều đặn liên tục trong 3
năm trở lại đây năm 2014 doanh thu 30,934,391VNĐ , năm 2015 là 33,224,995
VNĐ tăng 7,405% nhưng con số này đã tăng vọt lên rất lớn 47,474,761VNĐ gấp
53,46% so với năm 2014 nguyên nhân do chương trình kích cầu gói khuyến mãi
cho đại lễ 20 năm Shinpoong tham gia vào thị trường Việt Nam
Hình 7 : Kết quả kinh doanh năm 2014 – 2016
Đơn vị tính:ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng doanh thu
30,934,391
33,224,995
47,474,761
Chiết khấu
325,125
Doanh thu thuần
30,934,391
33,224,995
47,474,761
Giá vốn hàng bán
22,682,126
23,853,135

32,164,245
Lợi tức gộp
8,252,265
9,371,860
15,310,516
Chi phí bán hàng
355,943
373,124
413,144
Chi phí quản lý doanh nghiệp
275,356
296,664
332,246
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
7,620,966
8,702,072
14,565,126
doanh
Chi phí khác
97,355
103,665
632,532
Tổng lợi nhuận trước thuế
7,523,611
8,598,407
13,932,594
Thuế TNDN phải nộp
1,655,194
1,891,650
3,065,171

Lợi tức sau thuế
5,868,417
6,706,757
10,867,423

17


Đội ngũ sale thực hiện khá tốt công việc đẩy hàng tới các đại lý do công ty
có chương trình kích cầu song việc này cho thấy thực trạng vô cùng bất ổn xảy ra ở
đây là doanh thu chủ yếu phụ thuộc đến 90% là hàng gentrisone là nhãn hàng đã có
thương hiệu rất mạnh trên thị trường trong khi công ty có tới 17 dòng sản phẩm
dành riêng cho thị trường OTC
1.5. Danh mục sản phẩm cho thị trường OTC
STT

4
5
6

Tên sản
phẩm
Loxfen
Melotop
Shinpoong
Rosiden
Alertin
SP Ambroxol
Grangel


7

Varogel

8
9

11

Tiram
Gentrisone
10g
Gentrisone
20g
Anatazol

12

SP Cristan

13

Alzental

14

Alzental

15


Distocide

16

Tanox

1
2
3

10

Thành phần
chính
Loxoprofen
Meloxicam
Piorxicam
Loratadine
Ambroxol
Nhôm oxit
magie
hydroxit
Simethicone
Nhom oxit
magie
hydroxit
Simethicone
Tiropramine

Kentoconazol

e 100mg/g
Clotrimazole
10omg
Albendazole
400mg
Albendazole
400mg
Praziquantel
600mg
Niclosamine
500mg

Đóng gói

Tác dụng chữa trị

100 viên
100 viên
1 tube
20g
30 viên
100 viên
20 gói

Viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp
Giảm đau tại chỗ

20 gói


Loét dạ dày tá tràng

100 viên
1 tube

Giảm đau chông co thắt
Bệnh ngoài da

1 tube

Bệnh ngoài da

1 tube
10g
6 viên

Nấm

1 viên

Thuốc giun

2 viên

Thuốc giun

4 viên

Thuốc sán


4 viên

Thuốc sán

18

Dị ứng
Ho long đàm
Loét dạ dày tá tràng

Thuốc đặt âm đạo


Trong 16 danh mục sản phẩm trên thì duy nhất có một mặt hàng nổi trội là gentrisone
10g đã có thương hiệu rất mạnh và công ty chủ yếu phụ thuộc vào sản phẩm trên để duy trì
bán hàng chứ chưa có chính sách marketing giúp phát triển mọi sản phẩm đều có thương
hiệu mạnh nên tình trạng tiêu thụ với hàng gentrisone hay bị cháy hàng còn những mặt
hàng khác ít sản xuất và hay tồn kho nhiều. Khách hàng hầu như không nhận diện được
những sản phẩm còn lại của Shinpoong nữa do sự yếu kém trong hoạt động truyền thông
mặc dù những sản phẩm đó có chất lượng rất tốt và nhu cầu của thị trường cũng rất cao
1.6. Phân tích SWOT

SWOT

CƠ HỘI (O)

ĐE DỌA (T)

O1 : Thị trường dược Việt
Nam có quy mô lớn và

phát triển rất mạnh, mức
tiêu thụ cao
O2: Người dân chi nhiều
tiền hơn để có thể được sử
dụng những loại thuốc tốt
điều trị hiệu quả đúng
bệnh đúng liều
O3 : ít rào cản về mặt pháp
luật
O4 : người dân có xu thế
đám đông dễ bị ảnh hưởng
bởi báo đài, hay những
nguồn tin đáng tin cậy

T1 : Người dân còn nhận
thức hạn chế về các sản
phẩm tốt do không có kinh
nghiệm chuyên môn
T2 : Các đại lý phân phối
có xu hướng tham hàng rẻ
để kiếm nhiều lợi nhuận và
có sự ảnh hưởng lớn đến
quyết định người mua
T3 : Có nhiều quy định
khắt khe về luật quảng cáo
cản trở việc thiết kế truyền
tải thông điệp
T4 : Có rất nhiều đối thủ
cạnh tranh trên thị trường
giá rẻ, quảng cáo mạnh


ĐIỂM MẠNH ( S)

Chiến lược S-O
S1 : là tập đoàn lớn có Đẩy mạnh truyền thông
chiếm lĩnh thị phần, xây
tiềm lực tài chính
S2 : có nên tảng kinh dựng nhiều mặt hàng mũi
doanh lâu đời trong nhọn đi đầu như
genntrisone
ngành dược 56 năm

Chiến lược S-T

S3 : có năng lực sản xuất
rất tốt với dây chuyền
sản xuất hiện đại chuẩn
quốc tế chứng chỉ GMP

Tác động mạnh mẽ đến
nhận thức người tiêu dùng
cuối cùng để tạo sức kéo
thông qua cách hình thức
truyền thông
Đánh giá phân tích tổng
hợp ý kiến người sử dụng
sản phẩm nhằm mục đích
PR cho chất lượng bù đắp

19



GLP
S4 : Có nhãn hàng đi đầu
thị trường, chiếm lĩnh vị
thế lâu đời , khó có thể
lay chuyển
S5 : có thị phần lớn ở
hầu như tất cả nước
nhưng chủ yếu do mặt
hàng gentrisone giúp duy
trì thị phần này
S6: có đội ngũ bán hàng
xuất sắc ,nhân viên giàu
kinh nghiệm

đi giá cả
Xây dựng các chính sách
đại lý có chiết khấu tốt hơn
để họ trưng bày giới thiệu
sản phẩm

ĐIỂM YẾU (W)

Chiến lược W- O

Chiến lược W-T

W1 : Phòng marketing
hoạt động kém chủ yếu

làm tốt chiến lược đẩy
hàng chứ chưa xây dựng
được chiến lược thương
hiệu, ít hoặc hầu như
không quảng cáo truyền
thông giúp gia tăng nhận
biết thương hiệu
W2 : Do nguồn nguyên
liệu phải nhập khẩu
nhiều nên giá thành còn
khá cao và không chủ
động trong việc sản xuất
được
W3 : Chưa có chính sách
dành riêng cho đại lý
phát triển hàng ngoài mà
chủ yếu buộc họ phải lấy
kèm để có giá hàng
gentrisone – có thương
hiệu mạnh với giá thấp
W4 : chưa có thị phần
hàng ngoài tốt

Tuyển dụng , đào tạo
những nhân viên
Marketing chuyên sâu, có
xây dựng và thực hiện
chiến lược thương hiệu
mạnh
Xây dựng chính sách dành

riêng cho đại lý như có thể
mua hàng ngoài với giá
chiết khấu cao hơn mà
không bị phụ thuộc vào
hàng gentrisone. Có thể
cho đại lý mượn hàng
trưng bày để phát triển thị
trường

Thực hiện chiến lược
truyền thông dài hơi nhằm
tái định vị hình ảnh
Shinpoong trong lòng
khách hàng , cũng như nêu
bật được giá trị cốt lỗi của
các
sản
phẩm
của
Shinpoong đem lại

20


2. Phân tích đánh giá thực trạng và cơ hội truyền

thông cho các dòng sản phẩm OTC của Shinpoong
Để đánh giá thực tiễn chính xác thực trạng truyền thông của Shinpoong
tới khách hàng mục tiêu, tôi xin thực hiện cuộc nghiên cứu nhằm xác định mức
độ nhận biết sản phẩm của khách hàng mục tiêu tới các thương hiệu sản phẩm

của Shinpoong và những nhân tố trong hành vi mua của khách hàng khiến quyết
định lựa chọn sản phẩm dược . Cuộc nghiên cứu mang tên “Nghiên cứu hành vi
mua và mức độ nhận biết các sản phẩm của công ty TNHH dược phẩm
Shinpoong Daewoo”
2.1. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu
+ Tìm hiểu đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sản phẩm dược
của khách hang mục tiêu, mô tả hành vi mua
+ Xác định mức độ nhận biết của khách hàng tới các sản phẩm cùa công ty
Shinpoong , các yếu tố quyết định đến sự nhận biết thương hiệu sản phẩm, nguồn
tiếp nhận thông tin
2.2. Đối tượng mục tiêu
Là các nhà phân phối dược tại miền Bắc bởi đề tài đang thực hiện cho chi
nhánh ngoài Bắc. Và nhà phân phối quyết định chính tới doanh số và cả người tiêu
dunfg cuối cùng
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Các nhà phân phối ở Miền Bắc và các chợ thuốc lớn như Hapulico, chợ
Ngọc Khánh
2.4. Phương pháp
Sử dụng phần mềm SPSS , phương pháp phân tích thống kê mô tả , quan sát
thực nghiệm
2.5. Cơ sở lý thuyết
2.5.1. Hành vi mua của người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng
* Mô hình hành vi mua
Người tiêu dùng trải qua năm giai đoạn:

21


×