Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường xe máy của công ty TNHH T&T

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.36 KB, 58 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
PHẦN MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong
năm 2006 rất có thể chúng ta sẽ ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Vì
vậy, đứng trước nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt. Đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh tốt . Nếu không doanh
nghiệp khó có thể tồn tại, có thể nói ngày nay năng lực cạnh tranh là nhân tố
quan trọng quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp .Trong thời gian
qua, các doanh nghiệp trong nước đã được sự bảo hộ rất lớn từ Nhà nước như
ưu đãi về thuế quan, hàng hoá nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam bị đánh
thuế rất cao và bị giới hạn bởi hạn ngạch…Nhưng trong năm tới và những
năm tiếp theo, những ưu đãi đó dần dần sẽ không còn nữa, các doanh nghiệp
trong nước cần phải có đủ sức để trụ vững bằng đôi chân của mình.
Với công ty TNHH T&T một tập đoàn kinh tế lớn mạnh của Việt Nam
chuyên sản xuất và mua bán đồ điện tử - điện lạnh gia dụng, hàng tiêu dùng.
Sản xuất và kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ. Sản xuất, lắp ráp và kinh
doanh thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị viễn thông. Chế tạo, sản xuất động
cơ, phụ tùng linh kiện và lắp ráp xe gắn máy hai bánh... Các mặt hàng đó luôn
trong tình trạng cạnh tranh gắt gao với các mặt hàng trong nước và nước
ngoài. Nhất là đối với sản phẩm xe máy của công ty, mặt hàng chủ yếu luôn
chiếm tỉ lệ rất cao trong doanh thu hàng năm. Nếu không thể cạnh tranh được
với các doanh nghiệp khác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của doanh
nghiệp vì vậy qua quá trình tiếp xúc và tìm hiểu thực tiễn hoạt động sản xuất
và kinh doanh của T&T em chọn đề tài của mình là:
“ Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị
trường xe máy của công ty TNHH T&T”.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Bài viết của em được trình bày như sau:
Lời nói đầu


Chương I: Một số lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm xe máy của công
ty TNHH T&T trên thị trường trong các năm qua
Chương III: Những kiến nghị và giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực
cạnh tranh của công ty trên thị trường
Mục tài liệu tham khảo
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của thầy cô trong Khoa Khoa
Học Quản Lý, đặc biệt là cô PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đã hướng dẫn
em trong thời gian qua: Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh
chị trong công ty T&T đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
CHƯƠNG I
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG & NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
I. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1. Năng lực cạnh tranh
1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh. Cho đến nay
đã có nhiều tác giả đưa ra các cách hiểu khác nhau về năng lực cạnh tranh.
Fafchamps cho rằng " năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của doanh
nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đó có thể sản xuất sản phẩm với chi phí
biến đổi: Trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường ". Theo cách hiểu này
thì doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương
tự sản phẩm của doanh nghiệp khác nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi
là năng lực cạnh tranh cao hơn.
Randall lại cho rằng :" năng lực cạnh tranh là khả năng giành được và
duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định".
Dunning lập luận rằng :" năng lực cạnh tranh là khả năng cung sản

phẩm của chính doanh nghiệp trên các thị trường khác nhau mà không phân
biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp đó".
Theo Michael Porter- nhà kinh tế học người Mỹ (Giáo sư trường kinh doanh
Harvard):
Ông cho rằng, không có một định nghĩa nào về năng lực cạnh tranh
cạnh tranh được coi là phổ biến cả. Năng lực cạnh tranh xét trên tầm được
hình thành do nhiều yếu tố và có thể được diễn đạt thông qua cái gọi là “lợi
thế cạnh tranh”.
Theo Michael, năng lực cạnh tranh của một quốc gia, một ngày hay
một công ty phụ thuộc vào năng lực sáng tạo và năng động của chính bản thân
quốc gia, ngành hay doanh nghiệp đó. Trong thời kỳ hiện nay, khi mà xu
hướng toàn cầu hoá diễn ra ngày càng mạnh mẽ thì nền tảng cạnh tranh sẽ
chuyển từ các lợi thế tuyệt đối hay lợi thế so sánh sẵn có sang những lợi thế
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
có được từ sự sáng tạo và áp dụng tri thức mới. Lợi thế cạnh tranh là nguồn
lực mà nhờ chúng, các doanh nghiệp có thể tạo ra một số ưu thế vợt trội hơn,
ưu việt hơn so với đối thủ cạnh tranh, cũng có thể coi lợi thế cạnh tranh là “
quyền lực thị trường” để thành công trong kinh doanh và trong cạnh tranh
Một quan niệm khác cho rằng năng lực cạnh tranh là trình độ để có thể
sản xuất sản phẩm theo đúng yêu cầu của thị trường đồng thời duy trì được
mức thu nhập thực tế của mình.
Có thể thấy rằng, các quan niệm trên xuất phát từ các góc độ khác nhau
nhưng đều có liên quan đến hai khía cạnh, chiếm lĩnh thị trường và có lợi
nhuận. Do đó, năng lực cạnh tranh có thể hiểu là năng lực nắm vững thị phần
nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được. Vì vậy khi thị phần tăng lên
cho thấy năng lực cạnh tranh được nâng cao. Hay có thể hiểu năng lực cạnh
tranh là khả năng tồn tại và vươn lên trê thị trường cạnh tranh duy trì lợi
nhuận và thị phần trên thị trường của sản phẩm của doanh nghiệp.

Để đánh giá được một sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh hay yếu thì
cần phải dựa vào các nhân tố sau:
+ Giá thành sản phẩm và lợi thế về chi phí (khả năng giảm chi phí
xuống tới mức tối đa).
+ Chất lượng sản phẩm và khả năng đảm bảo nâng cao chất lượng sản
phẩm của doanh nghiệp.
+ Các dịch vụ đi kèm sản phẩm.
1.2. Vai trò của cạnh tranh trên thị trường
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là một quy luật tất yếu mà bất cứ
một chủ thể tham gia nào cũng phải đối mặt. Và hơn nữa, cạnh tranh là một
động lực quan trọng kích thích kinh doanh, thúc đẩy sản xuất phát triển. Thực
tế đã cho thấy, trong những năm trước nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ
chế kế hoạch hoá tập trung, ở đó không có cạnh tranh nên nền kinh tế đã
không phát triển được. Từ đất nước ta bước vào thời kì đổi mới nền kinh tế
bắt đầu chuyển đổi sang cơ chế thị trường, lúc này cạnh tranh đã bắt đầu xuất
hiện và tạo ra một động lực lớn làm phát triển nền kinh tế. Vì vậy tạo nên một
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao là một điều kiện quan trọng đối với bất
kì doanh nghiệp nào có ước muốn tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ kinh doanh thì cạnh tranh là sự giành giật những điều
kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt được lợi nhuận
cao nhất. Cạnh tranh có trong tất cả các hoạt động kinh doanh và tồn tại dưới
nhiều hình thức như: Mua các yếu tố đầu vào có chất lượng, giá rẻ…, bán sản
phẩm, cạnh tranh trong cùng một ngành, giữa các ngành, cạnh tranh trong
ngắn hạn, cạnh tranh trong dài hạn....
Việt Nam đang từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thế giới và cạnh
tranh cũng trở nên khốc liệt hơn và mang tính toàn cầu hơn. Nếu doanh
nghiệp nào không có năng lực cạnh tranh sẽ không thể tồn tại, có thể nói năng

lực cạnh tranh là “nhân tố sống còn” của các doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay.
2. Những công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp
2.1. Cạnh tranh bằng sản phẩm và cơ cấu sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp việc xác định rõ sản phẩm sẽ sản xuất mới có
thể thành công trong kinh doanh và có thể chiến thắng trong cạnh tranh và từ
đó xây dựng cho mình một chính sách sản phẩm hợp lý nhất phù hợp khách
hàng mục tiêu trong tương lai. Biện pháp dưới đây nhằm tạo ra lợi thế trong
cạnh tranh về sản phẩm:
Cạnh tranh về trình độ sản phẩm: Các sản phẩm khác nhau có những
chỉ tiêu riêng để xác định trình độ của sản phẩm qua các thời kỳ phù hợp với
từng thị trường khác nhau. Doanh nghiệp chỉ dành được lợi thế trong cạnh
tranh nếu lựa chọn được trình độ sản phẩm phù hợp với những yêu cầu thị
trường mà doanh nghiệp đó đang theo đuổi.
Cạnh tranh nhờ bao gói và nhãn mác: Bao gói, nhãn mác đó là hình ảnh
của sản phẩm nó góp phần rất quan trọng cho sự thành công của doanh
nghiệp. Trước đây, yếu tố này thường bị coi nhẹ, nhưng trong thời kỳ hiện
nay, đó thực sự là một yếu tố rất quan trọng. Bao gói có bền, đẹp mới tạo
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
được niềm tin ở khách hàng hơn nữa nó còn góp phần chống lại hàng giả
hàng nhái làm mất uy tín trên thị trường.
Doanh nghiệp phải không ngừng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm
mới khác biệt với đối thủ cạnht tranh để thắng thế và mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm. Đồng thời, doanh nghiệp cần phải dự đoán và nghiên cứu chu
kỳ sống của sản phẩm để có những quyết định sáng suốt, đưa ra những sản
phẩm mới hoặc ngừng cung cấp những sản phẩm sắp không còn phù hợp với
thị trường nữa.
Doanh nghiệp có thể thực hiện đa dạng hoá sản một cách hợp lý trên cơ

sở một số sản phẩm truyền thống, tạo nên một cơ cấu sản phẩm đa dạng nhằm
thu hút được nhiều hơn các loại khách hàng, từ đó đem lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
2.2. Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm
Đối với sản phẩm giá cả là yếu tố khá quan trọng đối với khách hàng
khách hàng. Trong giai đoạn đầu thành lập doanh nghiệp thường áp dụng
phương pháp này để thu hút khách hàng. Nó tác động trực tiếp đến khách
hàng trong việc ra quyết định mua sản phẩm này hay sản phẩm khác.
Giá cả được hình thành thông qua hệ thống cung cầu trên thị trường,
trong đó, người mua và người bán cùng điều chỉnh với nhau để đi đến quyết
định về giá một cách hợp lý nhất.
Hơn nữa để xác định được lợi nhuận thì cũng cần phải có một mức giá
hợp lý, đó thực sự là một công cụ tác động trực tiếp đến doanh thu và lợi
nhuận theo như mong muốn. Đây cũng là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực
cạnh tranh của một doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao được năng lực cạnh
tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải đưa ra được mức giá hợp lý nhất
trong từng thời kỳ nhất định ở mỗi loại thị trương khác nhau.
+ Giá khuyến mãi của sản phẩm
Ở thị trường Việt Nam cũng như thị trường thế giới chính sách định giá
khuyến mãi đang được áp dụng nhiều nhất, mức giá được đưa ra thấp hơn giá
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
6
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
quy định và thậm chí còn thấp hơn cả chi phí để lôi kéo khách hàng. Có một
số hình thức khuyến mại như:
- Định giá lỗ để lôi kéo khách hàng: Theo chính sách này, doanh nghiệp
đưa ra mức giá thấp hơn thị trường. Mặt trái của phương pháp này đó là làm
hại đến uy tín hình ảnh của sản phẩm, nên cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi
đưa ra quyết định.
- Định giá cho những đợt đặc biệt: Đưa ra các đợt giảm giá vào các dịp

như lễ tết, ngày khai trương… nhằm thu hút khách hàng.
- Bảo hành và hợp đồng dịch vụ: Doanh nghiệp có thể kích thích tiêu
thụ bằng cách kèm theo bảo hành hay hợp đồng dịch vụ miễn phí, xét cho
cùng đây cũng là một hình thức giảm giá sản phẩm nhưng làm tăng thêm uy
tín của sản phẩm.
- Chiết giá về mặt tâm lý: Lúc đầu, đưa ra mức giá cao giả tạo, sau đó hạ
dần mức giá. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này cần lưu ý về mặt luật
pháp.
+ Chính sách định giá phân biệt:
Doanh nghiệp sẽ áp dụng một mức giá khác nhau trong một giai đoạn
khác nhau, hoặc mỗi một thị trường khác nhau cũng có thể áp dụng mức giá
khác nhau cho phù hợp. Có một số hình thức định giá phân biệt sau đó là:
- Định giá theo nhóm khách hàng
- Định giá theo dạng sản phẩm
- Định giá theo hình ảnh
- Định giá theo địa điểm
- Định giá theo thời gian
+ chính sách ổn định giá bán:
Doanh nghiệp có thể bỏ qua quan hệ cung cầu và tạo ra nét khác biệt
với đối thủ cạnh tranh, và giữ vũng được thị trường. Tuy nhiên nếu áp dụng
chính sách này đối với thị trường có nhiều biến động thì sẽ không hợp lý và
để áp dụng thành công được chính sách này doanh nghiệp cần phải có tiềm
lực mạnh và uy tín lâu dài.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
2.3. Cạnh tranh bằng phân phối
Một phương pháp phân phối tốt sẽ giúp cho sản phẩm được tiêu thụ
nhiều hơn, thị trường sẽ được mở rộng hơn. Trong giai đoạn hiện nay, các
doanh nghiệp thường có cơ cấu sản phẩm rất đa dạng và mỗi loại sản phẩm lại

tương thích với một loại kênh phân phối nhất định. Do đó nhà sản xuất phải
chú trọng trọng trong việc lựa chọn hình thức phân phối cho sản phẩm của
mình sao cho phù hợp nhất.
Hình 1: Các hình thức kênh phân phối
A1 A2 A3 A4
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Đầu Tư công ty T&T)
- Kênh A1: Kênh trực tiếp, người sản xuất bán hàng trực tiếp cho khách
hàng tiêu thụ cuối cùng. Hình thức này có ưu điểm là làm tăng năng lực tiếp
xúc với khách hàng, dễ dàng tạo tin tưởng cho khách hàng về chất lượng sản
phẩm.
- Kênh A2: Kênh một cấp, có thêm người bán lẻ, thường được sử dụng khi
người bán lẻ có quy mô lớn, có thể mua khối lượng lớn từ nhà sản xuất.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
8
Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất Người sản xuất
Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng Người tiêu dùng
Người bán lẻ Người bán lẻ Người bán lẻ
Người bán buôn Người bán buôn
Đại lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
- Kênh A3: Kênh hai cấp, trong kênh có thêm người bán buôn, thường
được sử dụng phổ biến cho các loại hàng hoá có giá trị đơn vị thấp và được
tiêu dùng thường xuyên.
- Kênh A4: Kênh ba cấp, được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và
nhiều nhà bán lẻ nhỏ, một đại lý được sử dụng để cung cấp sản phẩm với khối
lượng lớn.
Kênh càng nhiều cấp thì nhà sản xuất càng khó có thể kiểm soát được, tuy
nhiên đối với các hang hoá thông thường, phục vụ cho những nhu cầu thiết
yếu hàng ngày như: quần áo, giầy dép, xà phòng… thì cần phải có một hệ
thống bán hàng rộng khắp để đáp ứng một cách thuận tiện cho khách hàng.

Nói chung, để tăng năng lực tiêu thụ, doanh nghiệp phải có hệ thống bán
hàng phong phú, đặc biệt là hệ thống kho tàng, các trung tâm bán hàng có cơ
sở vật chất hiện đại, thuận tiện cho tiêu thụ sản phẩm.
2.4. Cạnh tranh bằng xúc tiến hỗn hợp
Xúc tiến hỗn hợp còn được gọi là hệ thống truyền thông marketing gồm
năm công cụ chủ yếu đó là: quảng cáo, marketing trực tiếp, kích thích tiêu
thụ, quan hệ công chúng và bán hàng trực tiếp. Mỗi công cụ đều có khả năng
tác động và tạo sức hút với khách hàng tiềm năng theo những hình thức riêng
biệt.
- Quảng cáo: hình thức sử dụng các phương tiện truyền thông đại
chúng để tuyên truyền sâu rộng thông tin về sản phẩm mới và củng cố niềm
tin cho những sản phẩm cũ. Nếu làm tốt quảng cáo sẽ kích thích được sự tò
mò của khách hàng và dẫn đến hàng vi tiêu dùng thử của họ từ đó hình thành
nên thói quen tiêu dùng sản phầm đã gây được ấn tượng tốt cho họ.
- Kích thích tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động đa dạng nhằm tăng
doanh số bán như: thưởng và tặng quà, mẫu chào hàng, hội trợ và triển lãm
thương mại… có tác dụng khuyến khích việc tiêu dùng. Chúng tạo ra được
sức hấp dẫn khi mà phần giá trị hỗ trợ thêm được khách hàng công nhận và ưa
thích.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
- Marketing trực tiếp: Đây là phương pháp sử dụng công nghệ thông
tin trong việc bán hàng. Từ hình thức truyền thống là gửi thư trực tiếp,
catalog, nay chuyển sang các hình thức như marketing qua điện thoại,
marketing đáp ứng trên truyền hình, internet…Hình thức này đã đem lại lợi
ích cho khách hàng, đặc biệt là những khách hàng bận rộn.
- Quan hệ công chúng: là các chương trình được thiết kế nhằm đề cao,
bảo vệ hình ảnh và sản phẩm của doanh. Các công cụ của quan hệ công chúng
điển hình đó là: tổ chức các sự kiện, đăng tin, bài chuyên về doanh nghiệp hay

về sản phẩm hoặc các hoạt động mang tính xã hội cao như tài trợ trương trình
văn hoá thể thao, các hoạt động từ thiện, công ích… đều có tác dụng nâng cao
uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp, giúp khách hàng hiểu biết thêm và quan
tâm hơn đến sản phẩm của doanh nghiệp.
- Bán hàng trực tiếp: là hình thức dùng để tuyên truyền hình ảnh của
sản phẩm, của doanh nghiệp thông qua hệ thống bán hàng trực tiếp. Công ty
có một đội ngũ nhân viên làm nhiệm vụ bán hàng trực tiếp cho khách hàng,
đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thu hút khách hàng, tạo ra
một tác động mang tính dây truyền làm ảnh hưởng lan toả đến toàn bộ thị
trường.
II. NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP TRÊN THỊ TRƯỜNG
1. Các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài
1.1. Nền kinh tế trong nước
Nền kinh tế ta đang có mức tăng trưởng khá tốt,tốc độ bình quân qua các
năm luôn duy trì ở mức cao từ 7-8 %/năm. Sự tăng trưởng ổn định của nền
kinh tế kéo theo mức sống của người dân ngày một nâng cao làm cho nhu cầu
tiêu dùng ngày một tăng nhanh. Đây là một thuận lợi lớn cho các doanh
nghiệp nói chung và doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Tuy nhiên, khi mức
sống người dân ngày một nâng cao thì nhu cầu của họ lại càng đòi hỏi cao
hơn. Khách hàng sẽ quan tâm về chất lượng sản phẩm, yếu tố giá rẻ không
còn hấp dẫn được nhiều khách hàng như trước đây. Trong khi các doanh
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
nghiệp xe máy của Việt Nam có trình độ còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa
cao sẽ rất khó cạnh tranh với các hãng danh tiếng của nước ngoài như: Honda,
yamaha, Suzuki, Sym….
1.2. Môi trường chính trị
Trong giai đoạn vừa qua chính trị thế giới có nhiều biến động xấu. Cuộc

chiến tranh của Mỹ vào Irắc đã làm cho giá dầu thế giới liên tục tăng làm ảnh
hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất xe
máy, giá xăng dầu tăng có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng cầu về xe máy. Tâm
lý sợ tốn tiền xăng đã làm cho người tiêu dùng không muốn mua xe mặc dù
họ có đủ khả năng để mua và có nhu cầu đi lại.
Bên cạnh đó, nạn khủng bố liên tục diễn ra ở rất nhiều nước trên thế
giới nhưng ở Việt nam tình hình chính trị vẫn rất ổn định. Đây là điều kiện rất
thuận lợi để phát triển kinh tế cả nước nói chung, doanh nghiệp sản xuất xe
mày nói riêng.
Về luật pháp, cho đến thời điểm này, doanh nghiệp sản xuất xe máy
trong nước vẫn được ưu đãi hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài về thuế
do đó doanh nghiệp trong nước sẽ có lợi thế hơn trong cạnh tranh. Hơn nữa,
gần đây đã bãi bỏ luật giới hạn đăng ký xe máy làm cho nhu cầu mua xe máy
tăng trong khu vực nội thị.
1.3. Khách hàng
Khách hàng - với vai trò là người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng có ý
nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi doanh
nghiệp đánh mất khách hàng hoặc không thu hút được khách hàng thì đó là
lúc báo hiệu sự phá sản, diệt vong của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khách hàng không chỉ là những người tiêu thụ sản phẩm cuối
cùng. Khách hàng còn là một khái niệm rộng hơn thế, nó bao gồm: Các nhà
công nghiệp, nhà cung ứng nguyên vật liệu, nhà phân phối, các đại lý bán
buôn, bán lẻ…
Để hoạt động kinh doanh có thể tiến hành một cách suôn sẻ, doanh
nghiệp cần phải có những mối quan hệ tốt với khách hàng, cần phải giữ được
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
uy tín lâu dài, tránh tâm lý làm ăn chộp giật sẽ làm mất hết lòng tin ở khách
hàng.

1.4. Đối thủ cạnh tranh
Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều hãng sản xuất xe máy nổi
tiếng như Honda, Yamaha, Sym, Suzuki…Các đối thủ cạnh tranh này có tiềm
lực kinh tế thực sự mạnh và có một bề dày lịch sử hàng trăm năm. Thật khó
có thể giành được lợi thế trong cạnh tranh với các hãng này. Tuy nhiên, nếu
các doanh nghiệp xe máy Việt Nam có một chiến lượng cạnh tranh thích hợp,
tạo ra sự khác biệt thì sẽ chiếm lĩnh được một số đoạn thị trường mà đối thủ
cạnh tranh tuy có tiềm lực mạnh về kinh tế nhưng lại không phù hợp.
1.5. Các đại lý, cửa hàng phân phối
Để sản phẩm tới tay người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng các doanh
nghiệp cần có các nhà phân phối, các đại lý giúp cho công ty làm tốt khâu tiêu
thụ . Với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào các nhà phân phối là người trực
tiếp đưa sản phẩm của họ tới tay người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng, là
người quảng bá sản phẩm ra thị trường để người tiêu dùng biết đến sản phẩm,
tiêu dùng sản phẩm và tạo ra thói quen tiêu dùng…
Bên cạnh đó còn có các dịch vụ marketing khác như: các công ty tư
vấn, báo, tạp chí, các công ty quảng cáo, công ty nghiên cứu thị trường…, các
tổ chức tài chính tín dụng trung gian như: kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm…
sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp các dịch vụ không thể thiếu trong hoạt
động của mình, bất kỳ sự thay đổi nào của họ đều có tác động tích cực hay
tiêu cực tới doanh nghiệp.
2. Các yếu tốt quyết định từ môi trường bên trong
2.1. Năng lực Marketing
Để sản phẩm được biết tới và đi vào cuộc sống của nguời tiêu dùng
không thể không nhắc tới yếu tố marketing. Nói như vậy chúng ta đã phần
nào hiểu được tâm quan trọng của công việc này. Một công ty có năng lực
marketing tốt là một công ty có khả năng nắm bắt và phân tích được những
biến động của thị trường một cách chính xác và nhanh nhất và có thể đáp ứng
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
12

Chuyờn thc tp tt nghip Khoa Khoa Hc Qun Lý
iu chnh v iu chnh theo nhng thay i ú mt cỏch kp thi nht.
Mun t c iu ú cụng ty phi cú mt i ng lao ng trong lnh vc
ny cú tay ngh cao, ng thi phi xõy dng c mt chin lc phỏt trin
phự hp, vỡ nú tỏc ng trc tip n nng lc cnh tranh ca cụng ty, v th
phn ca cụng ty trờn th trng.
2.2. Nng lc ti chớnh
Nng lc ti chớnh ca mt doanh nghip c th hin thụng qua
ngun lc ti chớnh ca doanh nghip ú. Mt doanh nghip cú ngun lc ti
chớnh vng, l doanh nghip cú ngun lc ti chớnh cung cp cho cỏc
chi phớ phỏt trin ca mỡnh m khụng quỏ da vo cỏc ngun i vay bờn
ngoi. Khi ú doanh nghip khụng b chi phi bi cỏc nh cho vay, v iu
quan trng l cú tin lc u t cụng ngh, o to ngh, thu hỳt lao
ng, nõng cao cht lng sn phm... v m rng cỏc d ỏn u t cng nh
u t vo cỏc lnh vc mi cú li hn.
2.3. Nng lc ca ngun nhõn lc
* Cụng nhõn viờn sn xut l mt yu t nh hng trc tip n cht
lng sn phm ca doanh nghip. õy l mt vn khụng th bn cói
nhng ngun cỏn b qun lý cng tỏc ng khụng nh n kh nng phỏt
trin ca cụng ty. Nh vy, nng lc ca mi b phn trong cụng ty l rt
quan trong. Nhng Vit Nam hin nay ngun lao ng ca chỳng ta cú trỡnh
tay ngh cũn yu cht lng ngun nhõn lc cũn cha cao, ch yu do
cha c o to bi bn, trỡnh nhn thc cũn kộm, thiu yu t thc tin,
thiu sc kho... Cũn những ngời quản lý trong các Công ty nói chung và
trong các Doanh nghiệp nói riêng phải có nghiệp vụ giỏi, giàu tâm huyết,
yêu nghề, có ý thức tổ chức, kỷ luật và trách nhiệm cao. Đó là những yếu tố
quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Công ty
và của chính đơn vị mình. Nhng i vi cỏc cụng ty ca chỳng ta nhng
iu ú cũn c th hin rt kộm.
2.4. Cụng ngh sn xut

Nguyn Vit Thy Lp QLKT 44B
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Nền công nghệ của Việt Nam nói chung trong những năm gần đây đã được
cải thiện một cách đáng kể nhưng nhìn chung vẫn còn rất lạc hậu so với mức
trung bình của thế giới. Theo các nghiên cứu cho thấy, năng lực cạnh tranh
của Việt Nam trong tình trạng rất kém so với thế giới. Xét cho cùng, khả năng
cạnh tranh của ta còn thấp là do trình độ công nghệ còn rất lạc hậu không đáp
ứng được những nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Đối với T&T cũng vậy, một số chi tiết máy phức tạp vẫn còn phải nhập
khẩu từ nước ngoài, doanh nghiệp chưa thể sản xuất được. Do còn nhiều lệ
thuộc vào nước ngoài nên chưa thể chủ động hoàn toàn được và giá thành sản
xuất ra còn cao làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó
với những thiết bị chúng ta đã sản xuất được, thì chất lượng vẫn còn chưa cao
nên chưa thoả mãn được người tiêu dùng.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XE MÁY
CỦA CÔNG TY TNHH T&T TRÊN THỊ TRƯỜNG TRONG NHỮNG
NĂM QUA
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
T&T
1. Quá trình hình thành và phát triển.
1.1. Quá trình hình thành.
* Công ty TNHH T&T thành lập năm 1993 với số vốn đầu tư ban đầu
là 50 tỉ đồng đến nay số vốn của công ty đã đạt hơn 400 tỉ đồng.
* Sau hơn 10 năm phát triển giờ đây công ty đã trở thành một tập đoàn
kinh tế lớn mạnh và đã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường

trong nước và quốc tế.
Tên gội chính thức của công ty: Công ty công nghệ và thương mại
T&T.
Tên giao dịch tiếng anh: T&T GROUP
TECHNOLOGY AND TRADE CO..LTD
Được UBND Thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập số 00044/GP-
UB ngày 11/12/1993. Và trọng tài kinh tế cấp giấy phép kinh doanh số
040904 ngày 14/04/1993.
* Lược sử hình thành các đơn vị thành viên:
Năm 1993, Tập đoàn có:
- Công ty T&T Hà Nội.
- Xí nghiệp lắp ráp xe máy Vĩnh Tuy.
- Trung tâm sủa chữa và boả hành Nationnal/Panasonic và Toshiba.
Năm 1995, Tập đoàn có thêm:
- Công ty T&T Đà Nẵng
- Công ty T&T Thành phố Hồ Chí Minh
Đến năm 1999, Tập đoàn xxây dựng Công ty T&T Hưng Yên.
Đến tháng 1/2004, Tập đoàn có thêm:
- Công ty điện tử viễn thông T&T
- Công ty đầu tư phát triển công nghệ T&T
- Công ty CK&T
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
* Chức năng:
- Sản xuất kinh doanh hàng điện tử.
- Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh sản phẩm điện tử, điện máy, sản xuất
phụ tùng, lắp ráp, sửa chữa xe 2 bánh gắn máy.
- Sản xuất, lắp ráp, mua bán thiết bị máy văn phòng, máy điện thoại,

máy móc thiết bị viễn thông.
- Kinh doanh, lắp ráp các sản phẩm đồ gia dụng, dân dụng, hàng tiêu
dùng.
- Tư vấn, lắp đặt, bảo hành, sửa chữa các sản phẩm hàng điện tử, điện
lạnh, điện gia dụng.
* Nhiệm vụ
- Đăng ký kinh doanh và hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, chịu
trách nhiệm trước nhà nước về các nghĩa vụ phải thực hiện.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ do Tập
đoàn cung cấp.
- Xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với chức năng hoạt động và
thị trường.
- Chăm lo, bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên toàn công ty
2. Các đặc điểm chính của công ty.
2.1.Cơ cầu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Hình 2: Sơ đồ tổ chức công ty.
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Đầu Tư công ty T&T)
*Hội đồng thành viên. Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Hội
đồng thành viên bao gốm tất cả các thành viên của công ty, hội đồng quyết
định phương hướng phát triển của công ty, quyết định tăng giảm vốn điều lệ,
quyết định thời điểm, phương thức huy động vốn và quyết định những dự án
lớn...Hội đồng thành viên của công ty họp mỗi quý một lần để quyết định
những vấn đề lớn.
* Tổng giám đốc. Là người điều hành hoạt động các hoạt động hằng
ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về quyền,
nghĩa vụ của mình.Tổng giám đốc tổ chức thực thi các quyết định của hội
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B

17
Hội đồng thành viên
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
nhân sự
Phó tổng giám đốc kỹ
thuật
P
.

n
h
â
n

s

P
.

v

t

t
ư
P
.

k

i
n
h

d
o
a
n
h

x
m
P
.

h
à
n
h

c
h
í
n
h
P
.

t
à

i

c
h
í
n
h

k
ế

t
o
á
n
P
.

x
u

t

n
h

p

k
h


u
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
đồng thành viên, quyết định tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hằng
ngày của công ty.
* Phó tổng giám đốc.
- Phó tổng giám đốc nhân sự. Đây là người lập kế hoạch, điều hành các
hoạt động có liên quan đến nhân sự, kỷ luật, tiền lương hay đào tạo lao
động.
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật. Là người giúp việc trực tiếp cho tổng giám
đốc, là người chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật trong sản xuất. Đồng
thời là người điều hành và theo dõi các hoạt động sản xuất của các phân
xưởng, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các hoạt động có liên
quan đến quản lý chất lượng,chế tạo sản phẩm mới; nghiên cứu về tình
hình thực tế, đưa ra những quyết định có liên quan đến công nghệ trình lên
cho tổng giám đốc cùng hội đồng thành viên quyết định.
* Phòng kinh doanh xe máy và phụ tùng.
Có nhiệm vụ lập và điều hành, kiểm soát thực hiện kế hoạch kinh
doanh và triển khai sản xuất ở các phân xưởng, điều hành triển khai hoạt động
tiêu thụ sản phẩm cùa công ty.
* Phòng tài chính kế toán.
Có nhiệm vụ thực hiện công tác tài chính, kế toán, liên quan tới mọi hoạt
động của công ty, tổ chức và tiến hành việc kiêmt toán nội bộ, phối hợp với
các bộ phận liên quan tính toán chi phí và giải quyết kinh phí cho công tác
hoạt động của công ty.
* Phòng tổ chức và nhân lực
Đây là phòng ra quyết định có được tuyển người cho các phong ban khác
không. Thực hiện các nhiệm vụ lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt
động có liên quan đến hoạt động nhân sự, kỷ luật, đào tạo lao động của công
ty

* Phòng hành chính.
Đã soạn thảo, ban hành một số quy định: quản lý văn phòng phẩm,
trang thiết bị và công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Thực hiện chế độ đối với người lao động: BHXH, BHYT, bảo hộ lao động,
lương thưởng và các chế độ khác.
Giải quyết các thủ tục hành chính pháp lý khác...
* Phòng xuất nhập khẩu.
Có nhiệm vụ hoàn thành các công việc liên quan đến việc nhập khẩu
một số chi tiết kỹ thuật cao của xe máy, điện thoại di động và máy điều hoà
nhiệt độ. Đồng thời là phòng nghiên cứu thị trường ngoài nước và tìm ra thị
trường thích hợp cho công ty xuất hàng( Hiện nay công ty đã xuất hàng sang
một số nước như Cộng hoà Dominica và Cộng hoà Ăngôla).
* Phòng vật tư.
Có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện việc cung cấp đủ nguyên vật
liệu và vật tư cho sản xuất.
2.2 Đặc điểm lao động của công ty.
* Đội ngũ lao động của công ty gồm 2 khối chính:
Bộ phận quản lý chính.
Bộ phận nhân viên kỹ thuật và công nhân viên trực tiếp sản xuất.
- Bộ phận quản lý 100% cán bộ thuộc bộ phận quản lý chính đều có trình độ
đại học, trên đại học, có kinh nhiệm về chuyên môn cao, nhiệt tình trong công
việc.
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật và công nhân viên có tuổi đời trẻ, hăng hái sản
uất, được tuyển chọn khá kỹ.
40% có trình độ cao đẳng
30% có trình độ trung cấp và trung học chuyên nghiệp
10% kỹ thuật viên nước ngoài

20% số công nhân còn lại đều được tuyển chọn, và công ty tự đào tạo. Đó sẽ
có quyết định xem có được ký hợp đồng chính thực hay không.
Nhìn chung trình độ của toàn bộ nguồn nhân lực của công ty bảo đảm về chất
lượng trình độ chuyên môn tay nghề.
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng đội ngũ công nhân có biến động bởi vì vẫn
còn một tỉ lệ nhất định (10-12%) là công nhân hợp đồng thời vụ. Số lượng
công nhân này hầu hết là người dân quanh khu nhà máy
* Cùng với quá trình phát triển đi lên của công ty, số lượng lao động
cũng không ngừng tăng lên theo thời gian, điều đó được thể hiện qua số liệu
trong bảng sau.
Bảng 1: Số lượng và tốc độ tăng lao động qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005
Số lao động 1780 1850 1930 2021
Lượng tăng 70 80 91
Tốc độ tăng 4% 4.3% 4.7%
(Nguồn: Phòng nhân sự- Tập đoàn T&T)
Tốc độ tăng lao động khá ổn định theo các năm và còn tăng thêm nữa.
Tốc độ tăng này lần lượt qua các năm là 4% năm 2003, 4.3% năm 2004 và
4.7% vào năm 2005.Như vậy công ty đang giải quyết việc làm cho một số
lượng lao động khá lớn, hiện nay đã lên đến khoảng 2000 người.Nhưng trong
số những lao động này thì chủ yếu là nam giới. Điều này là do đặc thù yêu
cầu công việc quy định, được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 2 Kết cấu lao động theo giới
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
20

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Năm
Chỉ tiêu
2002 2003 2004 2005
Số lao động 1780 1850 1930 2021
Số lao động nam 1712 1774 1834 1914
Tỉ lệ lao động nam 96.2% 95.9% 95% 94.7%
Tỉ lệ lao động nữ 3.8% 4.1% 5% 5.3%
(Nguồn: Phòng nhân sự- Tập đoàn T&T)
2.3. Đặc điểm về sản phẩm xe máy của công ty
Công ty đã đầu tư 21,5 triệu đô la Mỹ vào các dây chuyền sản xuất, lắp
ráp xe hai bánh gắn máy, gồm:
+ Dây chuyền đúc áp lực tự động: sử dụng áp lực để đúc các sản phẩm
nhôm theo yêu cầu.
+ Dây chuyền gia công cơ khí: Bao gồm máy CNC tự động gia công các
loại linh kiện (khoan, phay, mài, tiện, nguội…) các sản phẩm xe máy 100cc,
110cc, 125cc,150cc.
- Dây chuyền sơn, sấy: sơn sấy hoàn chỉnh các sản phẩm kim loại và
nhựa .
- Dây chuyền sản xuất lắp ráp động cơ nguyên chiếc đạt năng suất 1200
động cơ/ngày
- Dây chuyền sản xuất nhựa: sản xuất bộ nhựa cho
Dây chuyền lắp ráp động cơ xe máy:
- Dây chuyền sản xuất và kiểm tra khung xe: sản xuất khung cho các sản
phẩm xe máy 100cc, 110cc, 125cc,150cc.
- Dây chuyền đúc rót: sử dụng công nghệ lõi khuôn cát rất tiên tiến,
chuyên đúc các chi tiết khó của động cơ.
II. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH T&T
TRONG NHỮNG NĂM QUA
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xe máy của công ty TNHH T&T

1.1. Thị trường xe máy Việt Nam trong thời gian qua
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Mức sống xã hội được nâng cao lên một bậc thì phương tiện đi lại cũng
phải được hiện đại hoá dần, nhanh hơn, bớt tiêu hao sức lực hơn. Nhu cầu giờ
là những chiếc xe máy có kiểu dáng đẹp, chất lượng, mẫu mã đa dạng, phong
phú, phù hợp với khả năng thanh toán của từng nhóm khách hàng.
* Từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế, thị trường xe máy Việt Nam bắt
đầu hoạt động và có tốc độ tăng chóng mặt. Cuộc cạnh tranh trên thị trường
này ngày càng gay gắy, quyết liệt, đồng thời là sự xuất hiện liên tục của
những phẩm mới ngày càng đa dạng, phong phú.
Nhu cầu về xe máy của dân cư liên tục tăng, theo thống kê của Bộ Công
nghiệp và Cục Cảnh sát giao thông hiện nay ở nước ta có khoảng 14 triệu xe
đang lưu hành, tức là trung bình khoảng 6 người có một xe máy. Trong những
năm qua, nhu cầu về xe máy là rất cao, trung bình khoảng 1,5 triệu xe/năm.
Tỷ lệ tiêu dùng xe máy tăng so với năm trước khoảng 20%. Người dân Việt
Nam đã chấp nhận rộng rãi và coi xe máy là phương tiện đi lại bình thường,
thiết thực.
Bảng 3: Lượng xe máy tiêu thụ qua các năm
Năm Lượng xe máy tiêu thụ qua các năm
(chiếc)
2003 830000
2004 1265693
2005 1400000
2006 (dự kiến) > 1500000
(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tập đoàn T&T)
* Xét về số lượng, thị trường xe máy Việt Nam đang chuyển dần về khu
vực nông thôn. Nếu như những năm trước đây, giá xe tương đối cao, ít người
nông dân có khả năng mua xe thì nay đã khác. Xe Super Dream giảm giá từ

2100 USD năm 1999 xuống còn 1000 USD năm 2004. Giá nhiều loại xe liên
doanh khác cũng giảm gần 50% trong cùng thời kỳ. Trong khi đó, thu nhập
người nông dân đã tăng lên, thị trường nông thôn đã có thể tiêu thụ xe máy ở
quy mô đại trà. Do đó, có cơ sở tin rằng, trong thời gian tới, sẽ diễn ra cuộc
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
cạnh tranh sôi động giữa các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trên thị trường
nông thôn.
* Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều các nhãn hiệu xe máy
khác nhau, khoảng 200 nhãn hiệu, thị trường đang rất sôi động với sự sản
xuất ồ ạt của các doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau; trong đó có khoảng 10
doanh nghiệp lớn trong nước và đặc biệt là 4 doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài, đó là Honda Việt Nam, Suzuki Việt Nam, Yamaha, SYM đang
chiếm phần lớn thị phần và hàng năm tiêu thụ được khoảng trên dưới 1 triệu
sản phẩm. Xe máy Trung Quốc đang mất dần vị thế của mình, có những năm
lượng bán được giảm đến 50%.
* Nhưng có một thực tế đó là hiện tượng xe máy được làm nhái theo
kiểu dáng nổi tiếng. Các doanh nghiệp có uy tín cho ra những sản phẩm mới,
ngay một thời gian sau, kiểu dáng đó đã bị bắt chước bởi các doanh nghiệp
khác. Những sản phẩm hao hao giống được đưa ra thị trường với mức giá rẻ
hơn rất nhiều, loại sản phẩm này cũng thu hút được sự quan tâm khá nhiều
của một nhóm khách hàng bởi giá của nó khá rẻ, phù hợp với thu nhập của đại
bộ phận dân cư Việt Nam.
* Xu hướng tiêu dùng xe cao cấp. Đây là xu hướng tiêu dùng chính ở
các thành phố lớn, tầng lớp có thu nhập cao. Đối với tầng lớp có thu nhập ở
tốp đầu của xã hội, sản phẩm họ dùng là những chiếc xe nhập ngoại, có kiểu
dáng đẹp, được sản xuất bởi các nhà sản xuất có uy tín, chất lượng cao, tính
năng vượt trội.
Theo số liệu thống kê cho thấy, lượng xe ngoại nhập về qua các năm liên

tục tăng, cụ thể:
Bảng 4: Lượng xe nhập ngoại qua các năm
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
Năm Số lượng xe nhập ngoại
(chiếc)
2003 12000
2004 17000
2005 30000
2006 (dự kiến) 49000
(Nguồn: Phòng kinh doanh-Tập đoàn T&T)
* Tầng lớp thu nhập thấp hơn một chút cũng đang có xu hướng sử dụng
xe cao cấp, thường là những loại xe tay ga. Những loại xe này trong nước đã
có thể sản xuất được, kiểu dáng khá đa dạng, phong phú nhưng giá rẻ hơn khá
nhiều so với các sản phẩm như @, Dyland, Piaggio, SH, X9…Nguyên nhân
của nó được thể hiện như sau:
*Nguyên nhân khách quan
Trong năm hai năm vừa qua, nền kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến
động bất lợi cho thị trường xe máy. Giá xăng thế giới trong thời gian qua liên
tục tăng làm cho nguyên liệu đầu vào để sản xuất cũng tăng làm chi phí sản
xuất tăng. Hơn nữa, khi giá xăng tăng làm cho cầu về xe máy giảm xuống làm
cho xe máy khó tiêu thụ hơn.
Hiện nay thị trường xe máy Việt Nam có quá nhiều đối thủ cạnh tranh
và đều là những đối thủ có tiềm lực kinh tế rất mạnh, hơn nữa, cung về xe
máy đang ở mức ngang bằng với cầu thậm chí còn cao hơn cầu làm cho việc
cạnh tranh càng trở nên gay gắt.
Do tâm lý của người tiêu dùng từ trước tới nay đã quen dùng những sản
phẩm của các hãng đã vào Việt Nam từ lâu đời, việc thay đổi thói quen tiêu
dùng của họ là hết sức khó khăn và cần phải có một thời gian lâu dài.

* Nguyên nhân chủ quan
- Sản phẩm xe máy của T&T chưa có nhiều sự cải tiến và nâng cấp, chất
lượng xe máy của T&T chưa thể nào sánh được với các hãng nổi tiếng như
Honda, Yamaha….
- Động cơ mang thương hiệu Majesty có độ bền chưa cao, sau một thời
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Khoa Khoa Học Quản Lý
gian sử dụng thường có dấu hiệu xuống cấp, hệ thống đánh lửa không còn
nhạy nữa gây ra hiện tượng chết máy khi ga không đều.
- Các biện pháp hỗ trợ đại lý phân phối cấp hai của T&T tuy có nhưng
còn rất rườm rà và tỏ ra không có nhiều tác dụng bởi tính phức tạp của nó.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xe máy của công ty TNHH T&T
1.2.1. Đầu vào
Trong thời gian qua, công ty T&T đã có rất nhiều đối tác cung cấp
nguyên vật liệu cho sản xuất như: Công ty Gang Thép Thái Nguyên (cung cấp
nguyên liệu thép), công ty Nakita Musi- Nhật bản ( cung cấp thép có chất
lượng cao dùng cho việc đúc động cơ), công ty Shing Zeng (cung cấp nhựa
polime dùng cho đúc yếm...), công ty Jun hyo cung cấp một số chi tiết máy
đòi hỏi công nghệ cao mà công ty T&T chưa có khả năng sản xuất như Trục,
Bi...
Tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu đều do phòng xuât nhập khẩu trực
tiếp liên hệ và điều hành đặt hàng theo nhu cầu về nguyên vật liệu qua các
giai đoạn của các xuởng sản xuất dưới sự giám sát của ban giám đốc.
1.2.2. Đầu ra
Đầu ra là một khâu cực kỳ quan trọng, nếu doanh nghiệp làm rất tốt
khâu sản xuất mà không làm tốt đầu ra của sản phẩm thì việc sản xuất đó
cũng không còn ý nghĩa nữa. Đây là hai vấn đề có mối quan hệ biện chứng
với nhau, nếu sản xuất không tốt thì không thể bán được hàng, nếu có khả
năng bán hàng mà không có hàng hoặc hàng không đáp ứng được nhu cầu thì

cũng chẳng có tác dụng gì cả. Dưới đây là một số bẳng thống kê về tình hình
tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty qua các năm.
BẢNG 5: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ XE MÁY CỦA T&T QUA CÁC NĂM
Đơn vị: Chiếc
Năm Kế hoạch Thực tế Tỷ lệ hoàn thành
kế hoạch
Nguyễn Viết Thụy Lớp QLKT 44B
25

×