Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Tìm hiểu di tích Đình Phượng Lịch ( xã Diễn Hoa, Huyện Diễn Châu, Nghệ An)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.18 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu. ......................................................................................... 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu. ................................................................................... 4
5. Bố cục. ............................................................................................................... 4
CHƢƠNG 1: ĐÌNH PHƢỢNG LỊCH TRONG LỊCH SỬ ..................................... 5
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại ...................................................... 5
1.1.1. Đôi nét về Diễn Châu............................................................................ 5
1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Diễn Hoa .................................... 8
1.2. Diễn trình lịch sử Đình Phƣợng Lịch. ........................................................ 15
1.2.1.Niên đại khởi dựng. ............................................................................. 15
1.2.2.Qúa trình tồn tại. ................................................................................. 15
1.3. Nhân vật đƣợc thờ- thành hoàng làng. ...................................................... 16
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT ĐÌNH PHƢỢNG LỊCH .. 17
2.1. Giá trị kiến trúc.......................................................................................... 17
2.1.1. Không gian cảnh quan. ....................................................................... 17
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể.................................................................... 18
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc ................................................................... 19
2.2. Giá trị nghệ thuật. ...................................................................................... 21
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc ....................................................................... 22
2.2.2. Di vật .................................................................................................. 24
2.3. Lễ hội ........................................................................................................ 25
2.3.1. Phần lễ ............................................................................................... 25
2.3.2. Phần hội. ............................................................................................ 25
2.4. Gía trị lịch sử. ............................................................................................ 26

1



CHƢƠNG 3:BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH PHƢỢNG
LỊCH .................................................................................................................... 27
3.1. Thực trạng di tích. ..................................................................................... 27
3.1.1. Thực trạng về lễ hội. ........................................................................... 27
3.1.2. Thực trạng về cảnh quan – kiến trúc. .................................................. 27
3.1.3. Thực trạng về di vật. ........................................................................... 28
3.2. Bảo vệ và tôn tạo di tích. ........................................................................... 28
3.2.1. Bảo vệ di tích ...................................................................................... 28
3.2.2. Tôn tạo di tích. .................................................................................... 31
3.3. Phát huy giá trị của di tích đình phƣợng lịch .............................................. 31
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 34
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 35

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đình Phƣợng Lịch là loại hình di tích thuộc công trình kiến trúc nghệ thuật
đƣợc khởi công xây dựng vào cuối thế kỷ 19. Trải qua các giai đoạn lịch sử
chống giặc ngoại xâm, xây dựng và phát triển đất nƣớc, tại đình Phƣợng Lịch đã
diễn ra nhiều sự kiện lịch sử nhƣ hội họp của các tổ chức cách mạng, nơi sinh
hoạt của nhân dân làng Phƣợng Lịch. Đình đóng vai trò là trung tâm hành chính,
tôn giáo-tín ngƣỡng, sinh hoạt văn hóa của cƣ dân ở đây. Vì thế nó hội tụ đƣợc
tất cả chức năng của một ngôi đình làng, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học
cao, gắn liền với cƣ dân bản địa, mang đặc trƣng cơ bản của kiến trúc nghệ thuật
miền trung.
Nằm ở trung tâm Làng Phƣợng Lịch, từng là trƣờng học vào những năm 90
của thế kỷ 20, giờ đây tại ngôi đình đã diễn ra một số hoạt động văn hóa tín

ngƣỡng nhƣ mừng thọ cho các cụ trong làng, tổ chức hoạt động văn nghệ. Tuy
nhiên trải qua thời gian, Đình Phƣợng Lịch phải chống chọi với thiên nhiên khắc
nhiệt, chiến tranh tàn phá, một phần cũng do ý thức cộng đồng nên một số công
trình của đình đã bị phá hủy, hiện nay chỉ còn lại tòa đại đình duy nhất.
Tuy Đình Phƣợng Lịch đã dƣợc ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An xếp hạng di
tích cấp Tỉnh nhƣng ngôi đình làng vẫn ít đƣợc biết đến. Mặt khác do sự phát
triển của kinh tế, xã hội, con ngƣời quan tâm tới đời sống vật chất mà phần nào
đã lãng quên những di tích chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học.
Là ngƣời con của Làng Phƣợng Lịch, đƣợc học về di tích. Vì thế tôi sẽ vận
dụng kiến thức đã học về loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật để viết về Đình
Phƣợng Lịch. Một mặt để ôn lại kiến thức, một mặt muốn giới thiệu Đình
Phƣợng Lịch tới tất cả mọi ngƣời.
Vì những lý do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Tìm hiểu di tích Đình
Phượng Lịch ( xã Diễn Hoa, Huyện Diễn Châu, Nghệ An)”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là di tích Đình Làng Phƣợng Lịch

3


2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Nghiên cứu Đình Phƣợng Lịch gắn liền với quá trình hình
thành, tồn tại, phát triển của làng từ khi khởi dựng tới nay.
- Về không gian: Nghiên cứu Đình Phƣợng Lịch trong không gian lịch sử văn hóa của làng nói riêng và của huyện Diễn Châu nói chung.
3. Mục đích nghiên cứu.
 Tìm hiểu vùng đất, con ngƣời làng Phƣợng Lịch, và huyện Diễn Châu.
 Tìm hiểu quá trình hình thành, tồn tại của di tích đình phƣợng lịch từ khi
khởi dựng cho tới nay.
 Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của di tích Đình

Phƣợng Lịch( lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, lễ hội ).
 Nghiên cứu thực trạng tồn tại của di tích Đình Phƣợng Lịch.
 Trên cơ sở thực trạng Đình Phƣợng Lịch, vận dụng hệ thống lý thuyết đã
học để đề xuất các phƣơng án khả thi để bảo tồn, phát huy giá trị vốn có của di
tích Đình Phƣợng Lịch trong giai đoạn hiện nay.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
 Phƣơng pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mac-Lênin: duy vật lịch sử,
duy vật biện chứng.
 Phƣơng pháp dân tộc học điền dã, khảo sát thực địa, tiếp cận trực tiếp
di tích.
 Phƣơng pháp thống kê, so sánh, phân tích, nghiên cứu tài liệu.
5. Bố cục.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục bài
tiểu luận đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chương 1: Đình Phượng Lịch trong lịch sử
Chương 2: Giá trị kiến trúc – nghệ thuật của đình Phượng Lịch
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di tích
đình Phượng Lịch

4


CHƢƠNG 1
ĐÌNH PHƢỢNG LỊCH TRONG LỊCH SỬ
1.1. Khái quát về vùng đất nơi di tích tồn tại
1.1.1. Đôi nét về Diễn Châu
Huyện Diễn Châu là một huyện ven biển, nằm phía bắc Nghệ An, bắc giáp
Quỳnh Lƣu, nam giáp với Nghi Lộc, tây và tây bắc giáp với huyện Yên Thành,
phía đông giáp với biển, ở vào vĩ độ 18.20- 19.50 vĩ độ bắc và kinh độ 105.30105.45.
Huyện Diễn Châu có diện tích đất tự nhiên là 330.49 km2 trong đó diện

tích đất canh tác là 13200 ha. Dân số tính theo số liệu điều tra năm 1999 là
277939 ngƣời.
Địa hình Diễn Châu chủ yếu là đồng bằng hẹp, có núi thấp nằm ở phía tây,
biển nằm ở khu vực phía đông. Cƣ dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề thâm canh
lúa nƣớc, chăn nuôi gia súc và làm thêm một số ngành nghề thủ công và thƣơng
nghiệp. Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện.
Ngƣời dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết, yêu nƣớc, tự lực, tự
cƣờng, chịu đựng gian khó, cần cù trong lao động, giản dị trong cuộc sống, kiên
cƣờng chinh phục tự nhiên, đó là tinh thần đoàn kết dân tộc, chuộng nhân nghĩa
trọng đạo lý… Là ngƣời Việt Nam dù sinh sống bất cứ địa bàn nào cũng mang
trong mình đặc điểm chung của dân tộc, bởi lẽ họ cùng một cội nguồn, một cộng
đồng dân tộc vốn sớm ổn định về ngôn ngữ, sinh hoạt, kinh tế và tâm lý… Tuy
nhiên, trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống với những đặc điểm riêng biệt về
điều kiện tự nhiên cũng nhƣ xã hội, ngƣời dân Diễn Châu qua thời gian và
không gian xê dịch đã có một sự chuyển đổi về tính cách, nếp nghĩ, tình cảm và
phong tục tập quán.
Truyền thống của nhân dân Diễn Châu về bản chất truyền thống của ngƣời
Việt biểu hiện trong hoàn cảnh cụ thể. Các truyền thống đƣợc truyền lại cho các

5


thế hệ tiếp nối, góp phần cùng cả nƣớc làm nên những bản anh hùng ca hàng
nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc.
Không chỉ có cảnh đẹp của núi sông, biển cả, giàu của cải thiên nhiên mà
Diễn Châu còn đƣợc biết đến là một trong những vùng đất có bề dày truyền
thống lịch sử - văn hoá. Nơi đây là nơi hội tụ, giao lƣu của hai nền văn hoá Bắc Nam. Nhiều di tích thời tiền sử đã đƣợc phát hiện, chứng tỏ đây là vùng đất cổ
có ngƣời cƣ trú từ lâu đời nhƣ di chỉ Rú Ta ( Diễn Thọ ) thuộc nền văn hóa Bầu
Tró, lèn Hai Vai ( Diễn Minh ), di tích Đồng Mổm ( Diễn Thọ )..v.v..
Huyện Diễn Châu nổi tiếng là vùng đất có truyền thống hiếu học, chuộng

văn chƣơng. Truyền thống hiếu học, trọng đạo lý làm ngƣời không chỉ thể hiện
trong ý thức tƣ tƣởng mà còn biểu lộ trong hành động thực tế. Hầu hết các thôn
xã đều có ruộng học điền, có văn miếu, hội tƣ văn, tƣ võ, hội đồng môn. Nhiều
tên làng, tên xã đã nói lên truyền thống đó của quê hƣơng nhƣ Văn Hiến, Văn
Vật, Văn Tập, Bút Điền, Bút Trận, Tạm Khôi, Thƣ Phủ, Nho Lâm,…
Trong hoàn cảnh khó khăn về mọi mặt, tinh thần khổ học, cần cù, hiếu học sớm
đƣợc định hình, trở thành một trong những truyền thống tốt đẹp của quê hƣơng.
Dƣơng Văn An trong "Ô Châu cận lục", Phan Huy Chú trong "Lục triều hiến
chƣơng loại chí" đều nhận xét "Ngƣời Hoan, Diễn thuần mà chăm học"
Tại Diễn Châu có một số danh nhân nổi tiếng nhƣ Ngô Trí Tri, Ngô Trí
Hòa, Bạch Liêu, Nguyễn Xuân Ôn, Cao Xuân Dục...
Về sinh hoạt tinh thần, nhân dân Diễn Châu cũng có những sắc thái riêng
biệt, độc đáo. Thờ phụng gia tiên và tinh thần tông tộc đƣợc coi là cái gốc của
đạo lý làm ngƣời. ở các làng xã trong huyện đều có đền thờ thần hoàng, có chùa
thờ Phật, có văn chỉ để lễ tiên thánh hậu hiền. Thần hoàng làng không những là
ngƣời đại diện mà còn là ngƣời bảo trợ cho cộng đồng làng xóm. Ngày lễ thần là
một trong những nghi lễ quan trọng nhất, lớn nhất cộng đồng của năm. Tất cả
dân làng đều quan tâm đến ngày hội, nhộn nhịp chuẩn bị với tất cả sự hứng thú
và lòng thành kính. Ngày hội ấy bao giờ cũng đƣợc tổ chức một cách thƣờng
xuyên và đều đặn. Những năm hoa cỏ, mùa màng phong đăng tƣơi tốt thì ngày
6


hội càng lớn càng linh đình. Ngày lễ tế thần thể hiện một cách tập trung và toàn
diện nhất, mọi nề nếp sinh hoạt của cộng đồng có một ý nghĩa to lớn trong việc
giáo dục ý thức tâm lý cộng đồng cho các thế hệ trẻ về truyền thống của ông
cha.
Ngoài lễ tế thần, vào những năm nhất định, các làng xã đều tổ chức lễ
mừng thọ. Đại vị của các vị lão niên đƣợc mọi ngƣời kính nể. Quan điểm "Triều
đình trọng tƣớc, làng nƣớc trọng xí" thể hiện sự khác biệt giữa phép nƣớc và lệ

làng, một khong cách giữa quan điểm tổ chức và thống trị của giai cấp địa chủ
phong kiến bề trên và ý thức dân chủ của làn xã ở cơ sở. Tập tục này còn đƣợc
duy trì đến ngày nay nhƣng hình thức có phần đã khác xƣa.
Hát dặm không thịnh thành ở Diễn Châu nhƣng kể chuyện thì hầu nhƣ nơi
nào cũng có. Vè không những đƣợc quần chúng sử dụng nhƣ một vũ khí sắc bén
để tố cáo, phản kháng đối với giai cấp thống trị mà còn mang tính chất thời sự
phản ánh và bình luận kịp thời với tinh thần phê phán những sự việc xy ra ở địa
phƣơng. Không có một quyền lực nào có thể cản trở đƣợc quần chúng nhân dân
sáng tác vè. Tác giả của các bài vè có thể là cá nhân hay một tập thể, một nhóm
ngƣời, sáng tác xong thì lập tức nhanh chóng đƣợc phổ biến rộng rãi trong thôn
xóm. Có nhiều bài vè đề cập đến những vấn đề rộng lớn, đã vƣợt thời gian và
không gian tồn tại nhƣ một cứ liệu lịch sử của thời đại nhƣ vè Tú Tấn, Tú Mai,
vè Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã, vè đi phu ở Cửa Rào
Con ngƣời Diễn Châu rất yêu thích ca hát. Nhiều thôn xã trƣớc đây đều có
phƣờng hát nhƣ hát hội ở làng Bùng (Diễn Ngọc), Thừa Sủng (Diễn Xuân), hát
chèo ở Lý Nhân (Diễn Ngọc), Thanh Bích (Diễn Bích), hát hò Đại Thánh ở
Đông Câu, Phúc Thịnh (Diễn Hải). Vào ngày hội mùa xuân, các nơi đều tổ chức
ca hát, lôi cuốn đƣợc hàng trăm ngƣời tham dự. Nhân dân Diễn Châu rất hâm
mộ những nhạc phẩm, kịch bản nói về anh hùng dân tộc, các gƣơng trọng đạo lý
và tình nghĩa thuỷ chung.
Nét đặc sắc trong sinh hoạt văn nghệ ở Diễn Châu là hát ví, hát dặm và kể
vè. Hát ví đậm đà chất trữ tình, gắn liền với lao động sản xuất, với các ngành
7


nghề làm ăn của địa phƣơng. ở Diễn Châu hầu nhƣ nghề gì cũng có hát ví:
Ngƣời quay tơ dệt vi ở Đông Phái, Phƣợng Lịch (Diễn Hoa) có ví phƣờng vi; ;
ngƣời chắp gai đan lƣới ở Hữu Bằng, Phú Lộc, Lý Nhân (Diễn Ngọc) có ví
phƣờng chắp gai; ngừi đan lát ở Hoàng La (Diễn Hoàng), Phú Hậu (Diễn Tân)
có ví phƣờng đan; ngƣời đi săn vùng Rấm To (Diễn Lâm) có ví phƣờng đan;

ngƣời hái củi Nho Lâm (Diễn Thọ) có ví phƣờng củi (còn gọi là hát reo), trẻ
mục đồng có ví chăn trâu; những ngày mùa màng có ví phƣờng cà, phƣờng cấy,
nhổ mạ, phƣờng gặt, đó là chƣa kể đến những đêm hát huê tình (hát ghẹo) của
nam thanh nữ tú vào tiết tháng 7, tháng 8, lúc mùa màng rộn rã.
Về mặt kinh tế
Trong lĩnh nông nghiệp ông cha ta từng bƣớc biết dùng trâu bò làm sức
khéo thay ngƣời, phòng đoán thời tiết, lập thời vụ, biết áp dụng các biện pháp
thâm canh tăng vụ và tích luỹ đƣợc nhiều kinh nghiệm sn xuất lƣu lại đời sau.
Các công trình thuỷ lợi gắn liền với nghề trồng lúa nƣớc đƣợc đặt lên hàng đầu
trong 4 biện pháp kỹ thuật nông nghiệp cổ truyền. Các thôn xã triệt để lợi dụng
địa hình đắp đê ngăn mặn. Nhiều ao hồ, đập nƣớc đƣợc xây dựng để tạo thêm
nguồn nƣớc tƣới.
Trong lĩnh vực thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ đáng kể. Các nghế thủ
công dƣới dạng nghề phụ của nông dân phát triển khắp ni vùng ven biển nhƣ
nghề sản xuất nƣớc mắm, đóng thuyền, đan gai chắp lƣới. Từ chỗ chƣng cất
nƣớc biến lấy muối tiến lên việc xây ô đổt nại. Miền đồng bằng trung du có nghề
trồng dâu nuôi tằm, dệt vải, luyện sắt, đúc đồng. Nhiều mặt hàng mang đi trao
đổi buôn bán, thu đƣợc nhiều lợi nhuận.
1.1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Diễn Hoa
1.1.2.1. Vị trí địa lý.
Diễn Hoa là một xã thuần nông nằm ở trung tâm huyện Diễn Châu. Đƣợc
bao bọc xung quanh bởi con sông bùng ( phía bắc, phía đông, phía nam ) cách
quốc lộ 1A 500m rất thuận tiện cho việc đi lại. Diễn Hoa có chùa Thiên Sơn,
Đình Phƣợng Lịch đƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
8


Về vị trí tiếp giáp:
Bắc giáp với Diễn Xuân, Diễn Kỷ
Đông bắc giáp với Diễn Ngọc.

Tây giáp với Diễn Hạnh và Diễn Quảng
Nam giáp với Diễn Phúc và Diễn Thành.
Đông giáp với Diễn Bích.
Trƣớc đây, xã Diễn Hoa có 3 thôn là Phƣợng Lịch, Tràng Khê và Trung
Hậu. Còn hiện nay, cơ cấu hành chính của xã đƣợc chia thành 7 thôn, từ thôn 1
đến thôn 7.
1.1.2.2. Điều kiện tự nhiên.
Diễn Hoa nằm trong vành đai nhiệt đới ẩm gió mùa. Khí hậu thay đổi theo
mùa, chịu sự chi phối sâu sắc của khí hậu, mùa đông lạnh buốt gió mùa đông
bắc thổi mạnh, mùa hè nhiệt độ cao, hứng chịu thƣờng xuyên gió mùa tây nam
nên thời tiết vô cùng nống bức, nhiệt độ có lúc lên tới 42 0C. Nơi đây thƣờng
xuyên xảy ra nắng nóng cục bộ.
Đồng bằng Diễn Hoa đƣợc bồi đắp bởi sông bùng ( con sông này đã đi vào
thơ của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo ). Chất lƣợng đất ở đây không màu mỡ nhƣ
đồng bằng bắc bộ nên phần nào đã ảnh hƣởng tới sự sinh trƣởng của cây lúa và
chât lƣợng gạo.
Do đồng bằng nắm ven các con sông nên việc tƣới tiêu rất thuận lợi. lƣợng
nƣớc ở các con sông dôi dào lên xuống theo ngày và theo mùa.Nét đặc biệt của
xã Diễn Hoa là không có núi, ngoài đất cang tác lúa nƣớc, Diễn Hoa còn có số
lƣợng đất hoa màu tƣơng đối rộng, vì thế các sản phẩm chủ yếu ở đây là ngô,
lạc, vừng, thuốc lào...
1.1.2.3. Đời sống kinh tế.
Diễn Hoa là một xã tiềm năng, có đủ điều kiện để phát triển các thành phần
kinh tế. Do đó đời sống của cƣ dân ngày càng đƣợc nâng cao.Cũng giống nhƣ xu
thế của đất nƣớc, kinh tế Diễn Hoa đang chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang nền
kinh tế công nghiệp theo hƣớng hiện đại, ngày càng xuất hiện nhiều thƣơng
9


nhân thành đạt hơn. Tuy nhiên kinh tế nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo,

diện tích đất canh tác tƣơng đối rộng, lƣợng gạo sản xuất ra không chỉ đủ ăn mà
còn có thể làm hàng hóa, cung cấp tới nhà tiêu dùng lƣơng thực. Hoa màu cũng
là sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở đây, với nhiều loại cây trồng nhƣ lạc, ngô,
vừng, đậu... Chăn nuôi trâu bò, lợn gà cũng rất thuật lợi, đem lại một phần thu
nhập đáng kể cho ngƣời dân. Ngành nuôi trồng thủy sản chiếm một phần nhỏ
trong thành phần kinh tế nông nghiệp, sản lƣợng tôm, cá đã đáp ứng đƣợc nhu
cầu của tất cả mọi ngƣời. Về thủ công nghiệp thì làng tập trung vào đan lát, thêu
may, sản xuất nƣớc mắm... Với thƣơng nghiệp thì có phần sôi động hơn, do sản
phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp dồi dào. Hệ thống cửa hàng ngày càng
nhiều, nhu cầu mua sắm của ngƣời dân đang tăng cao. Vì thế mà ngành thƣơng
nghiệp đang rất phát triển.
Kinh tế xã Diễn Hoa ngày càng khởi sắc, đây là tín hiệu vui cho nền kinh tế
địa phƣơng và đất nƣớc.
1.1.2.4. Đời sống văn hóa – xã hội.
Cùng với sự phát triển kinh tế là nhu cầu văn hóa của ngƣời dân ngày càng
cao. Chính quyền địa phƣơng cho phép tổ chức nhiều hoạt đông văn hóa sôi nổi,
bổ ích nhƣ văn nghệ, thể thao ( bóng đá, bóng chuyền ), thu hút đông đảo ngƣời
dân tham gia, nâng cao đời sống tinh thần cho mọi ngƣời. Vào các dịp lễ quan
trọng, dân làng thƣờng tổ chức hoạt động văn nghệ sôi nổi, bổ ích.
Trật tự xã hội ngày càng ổn định, an ninh trật tự ngày càng đƣợc giữ vững.
Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao rõ rệt, những gia đình có hoàn
cảnh khó khăn đƣợc các cấp chính quyền quan tâm hơn, ngày tết đƣợc cấp gạo,
có nhiều hộ gia đình đƣợc hỗ trợ xây nhà tình nghĩa, lãnh đạo địa phƣơng cũng
quan tâm đến ngƣời có công với cách mạng, vào dịp lễ, chính quyền tổ chức lễ
thăm hỏi, cảm ơn và động viên họ, giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Tình làng
nghĩa xóm vẫn tốt đẹp, mọi ngƣời giúp đỡ nhau trong cuộc sống đã là nét đẹp
nơi đây.

10



Nhìn chung đời sống kinh tế, văn hóa- xã hội ngày càng đổi sắc, phát triển
theo hƣớng tích cực, ổn định và bền vững.
1.1.2.5.Truyền thống lịch sử.
Truyền thống yêu nƣớc.
Ngƣời dân Việt Nam nói chung và ngƣời dân xã Diễn Hoa nói riêng đều có
lòng yêu nƣớc, điều này thể hiện ở hành động của họ với cách mạng với đất
nƣớc. Trong thời chiến thì họ tích cực tham gia chiến đấu, thực hiện đầy đủ
nghĩa vụ quân sự, mỗi khi có giặc ngoại xâm thì họ đoàn kết lại thành khối sức
mạnh, đẩy lùi, quét sách chúng ra khỏi bờ cõi nƣớc ta, đem lại cuộc sống hòa
bình, yên ấm cho nhân dân. Thời bình ngƣời dân tích cực tham gia sản xuất, xây
dựng đất nƣớc bằng việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Tryền thống yêu nƣớc và chống giặc ngoại xâm.
Ngoài việc là nơi sinh hoạt văn hóa- tín ngƣỡng, Đình làng còn là nơi hội
họp của các phẩm hàm chức sắc để bàn việc làng nhƣ: đắp đê chống lũ, cầu đảo,
chống hạn đôn đốc thuế má, phu phen tạp dịch, xử phạt các vi phạm an ninh
làng xã. Đình còn là nơi tiếp đón các quan trên về thị sát việc dân sự theo định
kỳ. Nơi dân làng tổ chức đám rƣớc thí sinh đỗ đạt các khoa trƣờng về làm lễ
vinh quy bái tổ.
Trong phong trào yêu nƣớc những năm đầu thế kỉ XX theo tiếng gọi của cụ
Phan Bội Châu, nhiều con em trong Tổng đã hăng hái tham gia tìm đƣờng cứu
nƣớc.Ngày 3 tháng 2 năm 1930, Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời, tháng 7 năm
1930 phủ ủy lâm thời Diễn Châu đƣợc thành lập. Sau khi đƣợc thành lập, ban
chấp hành lâm thời đã phân công trọng trách cho từng đồng chí trong phủ ủy.
mở rộng phát triển Đảng trong huyện. Đầu tháng 11 năm 1930 chi bộ Đảng
Cộng Sản đầu tiên ở Diễn Hoa, Diễn Viên, Diễn Hạnh đƣợc thành lập. Chi bộ
Nam Khoán gồm bốn đồng chí: Trần Hộ, Nguyễn Truân, Lê Hùng, Ngô Sĩ
Quyền do ông Trần Hộ làm bí thƣ. Dƣới sự lãnh đạo của chi bộ, các tổ chức
nông hội đỏ, tự vệ đỏ, phụ nữ giải phóng đƣợc thành lập và phát động sôi nổi.
Đình Phƣợng Lịch đã trở thành địa điểm hội họp, in ấn tài liệu truyền đơn báo

11


chí của Đảng và là nơi diễn ra cuộc biểu tình vào ngày 7 tháng 11 năm 1930 của
hàng trăm nhân dân làng Phƣợng Lịch, Trung Hậu, Đông Phái, Tràng Khuê và
các làng xung quanh, tập trung về làng Phƣợng Lịch rồi kéo về tổng Lý Trai ở
Ga Sy, nhân dân các làng đƣợc tập trung theo xã mang theo cờ và khẩu hiệu.
Sau khi các địa điểm làm lễ xong, nhân dân kéo về phủ ủy Diễn Châu đƣa ra yêu
sách. Đoàn biểu tình tổng Lý Trai đi dọc theo tỉnh lộ 38, trên đƣờng đi đã keeos
vào Ga Sy và Lính Đoan, một số vây bắt tên Quản Lan ở Thừa Sủng xã Diễn
Hạnh( nay là xã Diễn Xuân ). Bị bọn lính đồn ở Ga Sy băn chặn, đoàn biểu tình
không xuống kịp theo đúng thời gian quy định. Đoàn cụ tổng Hoàng Trƣờng và
tổng Vạn Phần tiến vào Phủ Diễn. Đoàn ngƣời cứ ùn ùn kéo đến làm cho tri phủ
Vũ Vọng lo sợ, cả phủ đƣờng rối loạn. Để đối phó, uy hiếp tinh thần đoàn biểu
tình, tên chỉ huy đồn phó Diễn Châu đã huy động lính khố xanh ,lính lê dƣơng
tập trung.Bọn chúng còn điệ cho chỉ huy ở các đồn Cầu Giát ,Yên Thành và
Vinh ra hỗ trợ đàn áp khốc liệt
Bất chấp súng đạn của quân thù đồng chí Lê Niêm ,toonge chỉ huy cuộc
biểu tình,dƣơng cao cờ đỏ búa liềm,hô vang khẩu hiệu thúc dục quần chúng tiến
lên,mặc cho đanh địch bắn ra nhƣ mƣa cờ đỏ búa liềm vẫn phất phới tung
bay,băng cờ khẩu hiệu vẫn đƣợc dƣơng cao,đoàn biểu tình tiến ngày một gần,chỉ
cách phủ lỵ 10m .Nhƣng kẻ thù đã đóng chặt cửa thành,cự ly lại quá gần đoàn
ngƣời biểu tình.Phía sau, bọn lính ở Cầu Giát đã cho xe đuổi theo,bắn loạn xạ
nhiều ngƣời đã ngã xuống,đoàn biểu tình buộc phải giải tán.Trong cuộc biểu
tình này có 30 ngƣời hy sinh,chiều hôm đó chúng lại đƣa 8 ngƣời bị thƣơng ra
xử bắn tại bến Tải của khúc sông Bùng,cạnh quốc lộ 1a ,địa điểm này đã dựng
đài liệt sĩ và đƣợc bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích lịch sử cạch mạng năm
1990 .
Sau cuộc biểu tình toàn huyện Diễn Châu ,ngày 7/11/1930 bộ máy của địch
ở các làng xã hết sức hoang mang,hoảng sợ ,sức mạnh của quần chúng nhân dân

đã áp đảo chính quyền phong kiến. Ở một số xã thuộc tổng Lý Chai ,tông Hoàng
Trƣờng ,Tổng Vạn Phần,bọn hào lý nông dân đã bỏ trốn,trong hoàn cảnh đó chi
12


bộ Đảng Nam Khoán đã nắm lấy thời cơ nhanh chóng xây dựng các tổ chức
quần chúng ,đặc biệt là tổ chức nông hội đỏ,các tổ chức thanh niên ,tự vệ ,phụ
nữ cũng sớm đƣợc xây dựng và củng cố làm áp lực với bộ máy của địch vốn đã
rệu rão. Do đó đình Phƣợng Lịch đã trở thành địa điểm sinh hoạt hội họp chi bộ
và nhân dân địa phƣơng.Không khí ở Phƣợng Lịch nói riêng và Diễn Hoa nói
chung ngày càng nhộ nhịp,ban ngày lo sản xuất đấu tranh,ban đêm lo học tập
chính trị văn hóa.Thông qua học chữ quốc ngữ, thơ ca yêu nƣớc đã đƣợc truyền
bá rộng rãi trong quần chúng.Giới phụ nữ cũng hăng hái tham gia,tích cực vào
công việc chung của lãng xã.Hoạt động sôi nổi của quần chúng thu hút một số
tầng lớp trên tham gia vào cuộc đấu tranh.
Những phong tục lạc hậu nhƣ ma chay, cƣới hỏi, rƣợu chè, cờ bạc... từng
bƣớc bị phá bỏ, lối sống mới bƣớc đầu đƣợc xây dựng.
Hốt hoảng trƣớc bão táp của cách mạng, thực dân Pháp dồn sức với việc
dồn sức đàn áp tinh thần: “ hữa Nghệ Tĩnh bất phú, vô Nghệ Tĩnh bất bần ”.
Chúng tìm mọi thủ đoạn nhằm dìm Nghệ Tĩnh đổ trong bể máu. Mở đầu là đàn
áp công nhân Vinh- Bến Thủy, sau chuyển xuống các phủ huyện, chúng đƣa
những tên hung ác tham lam ra làm tay sai, chúng cho bắt Đảng viên của ta. Tại
đình Phƣợng Lịch chúng bắt các đồng chí Phạm Căn, Vũ Phƣơng. Trần Cầu,
Cao Phúc đem tập trung ở Đình để tra khảo, sau đó giải đi giam ở huyện và tỉnh.
Năm 1936- 1939 Diễn Châu đã có một Đảng bộ với 15 chi bộ gồm 87
Đảng viên lấy danh nghĩa của các tổ chức phƣờng hội, để làm cơ sở che mắt
định, các tổ chức quần chúng cách mạng của Đảng cũng đã ra đời đƣợc khôi
phục và hoạt động. Đó là các phƣờng tƣơng tế ái hữu, ở Phƣợng Lịch có phƣờng
dệt vải và trồng dâu nuôi tằm ra đời và hoạt động tích cực. Đình Phƣợng Lịch là
trung tâm hoạt động của các phƣờng hội lúc bấy giờ.

Tháng 10 năm 1944 ông Bùi Tự Cƣờng thay mặt phủ ủy Diễn Châu về tổ
chức chi bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam đầu tiên ở Phƣợng Lịch gồm 4 đồng chí
đảng viên do ông Phạm Duân làm bí thƣ chi bộ . Dƣới sự chỉ đạo của chi bộ địa
Phƣợng Lịch phong trào hoạt động cách mạng phát triển mạnh mẽ trong tầng
13


lớp thanh niên, một số thanh niên phải bỏ dở học để tham gia tổ chức cách
mạng, chuẩn bị cơ sở cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945 Việt Minh Diễn Châu triệu tập hội nghị khẩn
cấp tại Đình Phƣợng Lịch, xã Diễn Hoa bàn kế dành chính quyền ở phủ lỵ, do
ông Phạm Duân phủ ủy viên trực tiếp chỉ đạo, các cán bộ Việt Minh trong huyện
khẩn trƣơng thực hiện mọi nhiệm vụ nhƣ in ấn tài liệu, truyền đơn, chuẩn bị cho
tổng khởi nghĩa.
Để đảm bảo cho tổ chức hoạt động bí mật, trụ sở đƣợc dời từ đình Phƣợng
Lịch về nhà ông Phạm Duân làm việc. Trụ sở đƣợc bố phòng chu đáo, ngày đêm
có có lực lƣợng tự vệ canh phòng cẩn mật.
Để cuộc đấu tranh tánh đổ máu cho quần chúng do chính quyền thực dân
gây ra khi giành chính quyền, ông Phạm Hoàn đƣợc phân công làm chỉ huy lực
lƣợng tự vệ khống chế quan phủ và tƣớc vũ khí đội lính khố xanh. Số vũ khí thu
đƣợc là 14 khẩu đem về cất dấu tại Đình Phƣợng Lịch chuẩn bị cho khởi nghĩa
giành chính quyền.
8 giờ sáng ngày 21 tháng 8 năm 1945 lá cờ đỏ sao vàng đƣợc cắm trên mái
Đình Phƣợng Lịch. Sau khi đã thu hồi dấu ấn của Lý Trƣởng, Đình Phƣợng Lịch
trở thành nơi làm việc của ủy ban khởi nghĩa và là trụ sở của ủy ban hành chính
kháng chiến lâm thời. Đình Phƣợng Lịch còn là địa điểm tổ chức cuộc bầu cử
đầu tiên , thực hiện quyền công dân đầu tiên của mình, trực tiếp bầu ra chính
phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí
Minh.
Từ năm 1946, Đình Phƣợng Lịch là nơi diễn ra nhiều hoạt động của phong

trào cách mạng. Hƣởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ
Chí Minh, Đình Phƣợng Lịch là nơi diễn ra lễ tiễn đƣa các lớp trai làng lên
đƣờng đánh giặc cứu nƣớc giành độc lập tự do cho tổ quốc.
Tháng 8 năm 1947, công đoàn liên khu IV tổ chức đại hội và triển lãm
thành tích kháng chiến tại Đình Phƣợng Lịch trong thời gian 7 ngày an toàn và
thắng lợi, có cụ Hồ Tùng Mậu làm ủy ban khang chiến liên khu về dụ.
14


Tháng 12 năm 1948, đại hội liên hoan thanh niên tỉnh Nghệ An đƣợc tổ
chức tại Đình Phƣợng Lịch có thiếu tƣớng Nguyễn Sơn về dụ và nói chuyện với
đạ hội. Năm 1951- 1952 Đình Phƣợng Lịch là địa điểm của xƣởng dệt vải Tam
Hợp- Diễn Châu do ông Nguyễn Hữu Đóa phụ trách để cung ứng vải may mặc
cho bộ đội vệ quốc đoàn theo yêu cầu của kháng chiến. Để bƣớc vào đông xuân
năm 1951- 1952, năm 1951 sƣ đoàn 304 đã tổ chức sinh hoạt “ rèn quán luyện
quân” tại Đình Phƣợng Lịch, đồng chí đại tƣớng Võ Nguyên Giáp về thăm và
nói chuyện với sƣ đoàn.
Nhƣ vậy Đình Phƣợng Lịch là nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng
của địa phƣơng và một số hoạt động của cơ quan. nhà nƣớc, gắn liền với 2 cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đến thắng lợi hoàn toàn. Hiện
nay Đình Phƣợng Lịch dùng làm nơi hội họp của thanh thiếu niên và tổ chức lễ
mừng thọ đầu xuân cho các vị cao niên trong làng.
1.2. Diễn trình lịch sử Đình Phƣợng Lịch.
1.2.1.Niên đại khởi dựng.
Là một ngôi đình ra đơi muộn, vào cuối thế kỷ XIX, mang kiến trúc nghệ
thuật thời Lý, đƣợc nhân dân đóng góp sức ngƣời, sức của xây dựng nên, vì thế
Đình Phƣơng Lịch mang nét riêng của kiến trúc của làng. Trải qua thời gian
tuong đối dài, hiên nay đình chỉ còn lại tòa đại đình duy nhất.Đình đƣợc xây
dựng vào năm 1866, đúng vào thời điểm kháng chiến chống thực dân Pháp diễn
ra ác liệt, vì thế nhân dân đã ý thức đƣợc việc bảo vệ ngôi đình cẩn thận, song

do một số nguyên nhân mà một phần ngôi đình đã bị phá hủy. Hiện nay địa
phƣơng đang có kế hoạch tu bổ, tôn tạo, cố gắng cho xây dựng lại những phần
đã bị phá hủy.
1.2.2.Qúa trình tồn tại.
Đình Phƣợng Lịch đƣợc xây dựng năm 1866 gồm một đình chính, đến năm
1875 và 1886, Đình đƣợc trùng tu, làm thêm tòa tả vu, hữu vu và nhà hậu cung.
Đến năm 1942, Đình đƣợc tu sửa, xây dựng lại vị trí cũ nhƣ hiện nay. Sự kiện tu
sửa, xây dựng lại Đình Phƣợng Lịch năm 1942, đƣợc các cụ trong làng kể lại
15


nhƣ sau: Vào năm 1941 nhân dân làng Phƣợng Lịch đã bắt tay vào việc chuẩn bị
gỗ, tiền bạc. Về gỗ làng đã cử ngƣời lên chợ Mõ- Yên Thành chọn gỗ ở làng
Qùy Lăng là nguồn lim lớn nhất của huyện Yên Thành. Về tiền, khoản tiền này
do nhân dân đóng góp là chủ yếu, thu theo đầu đinh, nhà khá giả đóng nhiều
hơn, dƣới sự chỉ đạo của lý trƣởng hƣơng hào trong làng. Sau một thời gian
chuẩn bị, đến năm 1942 việc tôn tạo xây dựng lại Đình Phƣợng Lịch đã đƣợc
khởi công, tham gia có hai tốp thợ, dƣới sự chỉ đạo của đốc công phó Hòe.Tốp
thợ ông Cao Thung chịu trách nhiệm làm các vì phía đông, tốp thợ ông Thắng
chịu trách nhiệm làm các vì phía tây. Sau sáu tháng thì công việc tôn tạo, xây
dựng Đình Phƣợng Lịch đã đƣợc hoàn thành. Hiện nay quang cảnh đình thoáng
đãng,mát mẻ, có bống cây xanh chê ánh nắng, Đình vẫn giữ đƣợc nét đơn sơ cổ
kính vốn cố của nó.
1.3. Nhân vật đƣợc thờ- thành hoàng làng.
Đình Phƣợng Lịch đƣợc dân làng xây dựng lên để thờ cúng, tƣởng nhớ
công lao của công chúa Hồng Thị Châu Nƣơng, là vợ 3 của thƣợng tƣớng Trần
Quang Khải.Bà là ngƣời có công với dân làng Phƣợng Lịch, bà đã chiêu dân lập
ấp, mở ra trang trại lớn gọi là Giang Lâm, gồm hai xã Hạnh Lâm và Đào Viên
cũng tức là xã Diễn Hạnh, Diễn Quảng, Diễn Hoa bây giờ.
Đây là nơi tích trữ lƣơng thực, đặt kho vũ khí, dựng trải tuyển quân và tập

quân để chuẩn bị cho kế hoạch lâu dài chống quân Nguyên Mông của nhà Trần.
Hiện nay, mỗi khi nhân dân làm thủy lợi hay đào giếng, còn bắt gặp những thứ
binh khí nhƣ gƣơm, giáo, tiền cũ...
Riêng bà Hồng Thị Châu Nƣơng tại Giang Lâm, sau khi bà lập ấp xong, lại
dạy cho dân cách trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, trồng bông, dệt vải. Sau cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên Mông, bà trở lại Thăng Long. Khi bà qua đời,
dân làng nhớ ơn lập đền thờ đẻ tỏ lòng biết ơn ngƣời có công khai khẩn mở
mang làng xã của mình, đúng với đạo lý “ uống nƣớc nhớ nguồn ” của dân tộc
ta.

16


CHƢƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC- NGHỆ THUẬT ĐÌNH PHƢỢNG LỊCH
2.1. Giá trị kiến trúc
2.1.1. Không gian cảnh quan.
Đình Phƣợng Lịch đƣợc xây dựng trên vùng đất bằng phẳng, cao ráo, đẹp,
thoáng mát ở trung tâm Làng Phƣợng Lịch thuộc xã Diễn Hoa, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
Dựa vào thuyết địa lý phong thủy mà cổ nhân đã chọn đƣợc vị trí xây dựng
đình ở giữa một quần cƣ rất trù mật, quanh đình có làng mạc, cây đa, chợ đình(
chợ hôm), giếng nƣớc. Cùng với nhiều kiến trúc cổ nhƣ là cổng làng, điếm canh,
nhà thánh, đền chùa. Nhƣng do tác động của thiên nhiên, chiến tranh, con ngƣời
các kiến trúc cổ quanh đình đã dần dần bị hƣ hỏng, chợ đình cũng phải di dời,
nay chỉ còn lại chùa thiên sơn cách đình 1000 m.
Hiện nay Đình Phƣợng Lịch nằm giữa một vùng đất rộng, bằng phẳng, bốn
bề tiếp giáp với dân cƣ và trung tâm văn hóa chính trị của xã.Quang cảnh nơi
đây thật thoáng đãng, mát mẻ. Nằm cách đình một trăm mét về phía tây nam là
trƣờng tiểu học, trƣờng trung học cơ sở và UBND xã diễn hoa.

Mặc dù đã trải qua nhiều biến cố lịch sử và tu sửa nhƣng Đình Phƣợng
Lịch vẫn giữ đƣợc dáng vẻ thiêng liêng, cổ kính, hòa quyện với phong cảnh ấm
cúng của làng quê.
Xung quanh đình không có cây cối, sông nƣớc nhƣ một số các di tích
khác.Song đây vẫn đƣợc xem là vùng đất đẹp, thuận lợi giao thông, tạo điều
kiện cho các hoạt động văn hóa diễn ra bình thƣờng, ổn định.
Ngôi đình đƣơc xây dựng quay về hƣớng nam, tránh gió mùa đông bắc vào
mùa đông, mùa hè mát mẻ, hợp với thuyết phong thủy, tín ngƣỡng của ông cha
ta. Trong ngôi đình trƣớc kia, ngƣời ta sử dụng sân đình để trồng rau, và một số
loại cây cối khác. Dần dần do giáo dục, ý thức của ngƣời dân đƣợc nâng cao,
cùng với sự quan tam hơn của các cấp chính quyền, những hành động không đẹp
17


ảnh hƣởng tới không khí thiêng liêng của ngôi đình đã đƣợc đẩy lùi trả lại cảnh
quan đẹp cho di tích.
Trƣớc sân đình là khoảng đất trống, có một cây cổ thủ lâu năm. Nơi đây
thƣờng tổ chức các hoạt động thể thao lành mạnh, thu hút đƣợc đông đảo quần
chúng nhân dân yêu thể thao tham gia nhƣ đấu bóng chuyền.
Không có nhiều cây cối, chỉ có một cây lớn trƣớc sân đình nên trông đình
trở nên thoáng đãng hơn, quan sát di tích rõ hơn.Di tích đình làng đƣợc bảo vệ
bằng một lớp tƣơng bao mới đƣợc xây bằng gạch, cao tầm 1.5 m.
2.1.2. Bố cục mặt bằng tổng thể
Đình Phƣợng Lịch mang kiến trúc nghệ thuật triều Nguyễn, đã đƣợc xây
dựng theo kiểu chữ nhị nhƣng do trải qua chiến tranh và bị chiến tranh tàn phá
nên hiện nay ngôi đình chỉ còn lại một tòa đình, nằm ở khu vực cuối của khu đất
xây dựng đình, vì thế mà hiện nay ngôi đình có kiểu chữ nhất.Hai bên là hành
lang, Đình Làng Phƣợng Lịch có hai lớp cổng, đi qua cổng chính ta vào đƣợc
khoảng sân rộng nơi diễn ra cac hoạt động vui chơi giải trí mùa lễ hội.Qua
khoảng sân rộng này ta đi tơi lớp cổng thứ 2, trƣớc cổng có một cây to, chiều dài

của cổng nhỏ hơn cổng chính, ta sẽ bƣớc vào sân đình, đây là một khoảng đất
tƣơng đối chật. Tiếp đến là tòa đình nằm trên móng đình cách mặt sân đình
khoảng 0.3m, tƣơng đối vững chắc.
Bên trong ngôi đình đƣợc chia làm năm gian hai chái.Hiện nay trong đình
không có bất kỳ một hiện vật hay đồ thờ nào.Chỉ còn là khoảng không trống
vắng, đơn điệu.Thần thành hoàng đƣợc thờ ở đền nên hoạt động lễ hội hiện nay
hầu nhƣ không thấy diễn ra ở đình làng.Mặt bằng kiến trúc đơn giản nhƣng song
so với khung cảnh vẫn hài hòa. Tạo nên nét độc đáo của đình làng Phƣợng Lịch
nói riêng và những ngôi đình miền trung nói chung so với mặt bằng kiến trúc cả
nƣớc.
Về sân đình:
Sân đình dài 20m
Rộng 8m
18


Xung quanh xây tƣờng bao( tƣờng hoa) cao 0.8m, mặt sân lát gạch cẩm
trang. Hai góc ngoài của sân xây 2 cột trụ hình vuông cao 1.2m.
Nối đƣờng với sân là hai cột nanh hình vuông cao 3.7m phân thành 3
phần rõ rệt: thân cột, chân cột và đỉnh cột. Trên đình cột có đắp hai con ghê chầu
vào nhau. Chân cột xây dật cấp, thân cột tạo gờ, viết hai câu đối bằng chữ hán
mực đen có nội dung:
Câu 1: Mộc xuất thiên chi do hữu bản
Thủy lƣu vạn phái tố tùng nguyên
Tạm dịch:
Cây ra nghìn cành do từ nguồn gốc
Nƣớc chảy muôn nơi đều từ một nguồn
Câu 2: Lễ nhạc uy nghi kính nhƣ thần tại
Âu ca cổ vũ lạc tại nhân hòa
Tạm dịch:

Lễ nhạc nghiêm trang tế lễ thần linh
Hát ca cổ vũ vui mừng từ lòng ngƣời
Trên đỉnh cột có có đắp hai con ghê chầu đầu vào nhau, bốn góc phía trên
cột nanh đắp bốn đầu vuột.
2.1.3. Các đơn nguyên kiến trúc
Trƣớc đây đình Phƣợng Lịch có bốn công trình kiến trúc là: tòa đình, nhà
hậu cung, nhà tả vu và nhà hữu vu. Về sau nhà tả vu , hữu vu và hậu cung bị phá
dỡ để làm trƣờng dạy học. Hiện nay đình Phƣợng Lịch chỉ còn lại tòa đình tọa
lạc trên khuôn viên rộng 1020m2 nên đình làng có dạng hình chữ nhất, xung
quanh đƣợc xây tƣờng bao, ở trong là một khu đất đƣợc trồng cây xanh nhằm
tạo bóng mát và tôn thêm vẻ đẹp cảnh quan và môi trƣờng của di tích.
Từ ngoài vào di tích có các hàng mục:

19


2.1.3.1. Nghi Môn:
Nghi Môn rộng 3,2m gồm có 2 cột trụ vuông cao 2m, rộng 0,32m, trên
đỉnh có hình cầu. Mặt ngoài có viết câu đối chữ hán
Diên niên thu hậu phúc
Lũy thế thƣởng trƣờng an
Tạm dịch:
Ngày ngày lo giữ phúc
Hậu thế hƣởng bình an
Một đoạn tƣờng uốn cong nối cột trụ với cột quyết, hai cốt quyết cao 3,5m,
rộng 0,40m, trên có đấu hình vuông. Qua cổng là đến đoạn đƣờng dài 24m, rộng
3,2m, hai bên xây bó vỉa bằng gạch cao 0.3m để phân giải đƣờng đi với vƣờn.
Mặt đƣờng đƣợc lát gạch cẩm trang.
2.1.3.2. Đại Đình.
Tòa đình có kiến trúc thời nguyễn, quy mô lớn, diện tích xây dựng 150m2(

dài 20m, rộng 7.3m) nhà quay về hƣớng nam, khung sƣờn đƣợc làm bằng gỗ
lim, kích thƣớc lớn, không xây tƣờng, móng nhà cao 0.3m đƣợc bó vỉa bằng đá
ong, một loại vật liệu xây dựng truyền thống của diễn châu. Nền nhà lát gạch
cẩm trang.
Tòa đại đình là loại kiến trúc duy nhất đƣợc giữ lại cho tới ngày nay. Bên
trong có các hàng cột đƣợc dựng rất kiên cố bẵng gỗ lim, trải qua các giai đoạn
lịch sử, chịu ảnh hƣởng của thiên nhiên nhƣng các chất liệu gỗ ở đây vẫn bền
chắc,tuy màu gỗ có sự thay đổi. Hai tòa tiền tế và hậu cung đã bị phá dỡ
2.1.3.3. Kết cấu kiến trúc
Tòa đình gồm 5 gian 6 vì, mỗi vì có 4 cột ( 2 cột cái, 2 cột quân ) đƣợc kê
trên tảng đá xanh hình vuông rộng 0,44m dày 0.18m, cột cái cao 4.4m, cột quân
cao 3.2m. Các cột liên kết ngang với nhau bằng hệ thống kèo, kẻ chuyền có
chạm trổ văng ( hạ ) và khấu đầu, tất cả đƣợc bào trơn, đóng khít, xàm thắt
mộng đuôi én tạo nên sự vững chắc.
20


Riêng hai vì ở giữa ( vì 3 và vì 4 ) trốn hai cột cái thay bằng hai trụ tròn kê
trên đấu hình vuông làm cho các gian 2,3,4 rộng rãi. Thuận tiện sử dụng nhất là
những khi tế lễ. Đồng thời xà dọc của các vì này có đầu dƣ chạm hình rồng chầu
vào nhau. Các vì đƣợc liên kết dọc với nhau bằng các đƣờng xà thƣợng, xà hạ
thƣợng lƣơng, hoành, khấu đầu, lá mái tạo thành bộ khung nhà 5 gian rộng rãi,
vững chắc. Nhà đƣợc rải rui bản bằng gỗ lim dày 0.02m, rộng 0,12m mái lợp
ngói dƣơng. Bốn góc nhà có xây cột trụ hình vuông rộng 0.33m, cao 1.8m để đỡ
bốn góc mái.trên bờ nóc có đắp hình lƣỡng long triều nguyệt, trên bốn đầu đao
của mái có đắp vuốt.
2.2. Giá trị nghệ thuật.
Đình Phƣợng Lịch là công trình văn hóa có quy mô lớn, kết cấu vững chắc,
kiểu dáng thấp đậm nhƣng vẫn thoáng đẹp, phù hợp với điều kiện khí hậu khắc
nhiệt của miền trung ( lắm mƣa nhiều nắng ) độ ẩm cao, gió bão lớn. Vì vậy trải

qua nhiều thử thách của thiên tai, chiến tranh nhƣng đến hôm nay, kiến trúc của
ngôi đình còn đƣợc giữ gần nhƣ nguyên vẹn, vẻ đẹp của một công trình kiến trúc
cổ. Điều đó đã phần nào khẳng định tính khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật của di
tích.
Đình có cột to, phong cách kiến trúc triều Nguyễn, trang trí hài hòa, thể
hiện độ thẩm mĩ cao, trên bờ nóc đƣợc thể hiện hình tƣợng liễu long triều nguyệt
sống động, bốn đầu đao, bờ chảy, có đắp co guột ( vuốt ) uốn cong làm cho mái
đình mềm mại, duyên dáng, đẹp, cổ kính.
Trên các kẻ đƣợc chạm khắc các đề tài tứ linh tứ quý với nhiều mảng sinh
động đem lại vẻ đẹp trang trọng cổ kính cho di tích.
Các hoạt động tƣởng niệm ngƣời có công với dân, với nƣớc tại đình nhƣ tế
lễ, rƣớc, lễ hội trƣớc đây diễn ra tại đình không những thể hiện đạo lý “ Uống
nƣớc nhớ nguồn ” tốt đẹp, mà đó còn là những hình thức bảo lƣu những giá trị
văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc của địa phƣơng.
Đình nằm ở địa thế rộng, thoáng mát rất tiện lợi cho việc tổ chức, giới thiệu
hƣớng dẫn phục vụ khách tham quan, cũng nhƣ các hoạt động lễ hội của các tổ
21


chức đoàn thể ở địa phƣơng. Thông qua việc giới thiệu về giá trị lịch sử của di
tích, nhân dân địa phƣơng, du khách nhất là thế hệ trẻ, hiểu biết về giá trị của di
tích.Từ đó góp phần nâng cao niềm tự hào, lòng yêu quê hƣơng, ý thức bảo vệ di
sản văn hóa của quê hƣơng cho nhiều thế hệ.
2.2.1. Trang trí trên kiến trúc
Trang trí nội thất, trên các bộ phận kiến trúc của đình nhƣ bờ nóc, con xô,
kẻ đều đƣợc các nghệ nhân trang trí các họa tiết một cách hài hòa gồm các đề tài
dân gian quen thuộc trong kiến trúc cổ với trình độ kĩ thuật tay nghề đạt tới kỹ
sảo cụ thể là:
2.2.1.1. Bài trí nội thất
Trƣớc đây đình phƣợng lịch có bài trí đồ tế khí để thờ thành hoàng làng

nhƣng đã hƣ hỏng mất mát hết. Hiện nay bài trí ở tòa đình rất đơn giản, chỉ có
một bức đại tự gắn trên xà bằng gỗ, hình cuốn nhƣ đƣợc sơn son thiếp vàng,
xung quanh có các họa tiết trang trí hình lƣỡng long triều nguyệt, tứ linh tứ quý
cham trổ công phu,ở giữa có khắc bốn chữ hán: “ phƣợng kỷ vạn niên ” nghĩa là
“chúc làng phƣợng kỷ sống vạn niên ”. Ở phía trên có ghi “ bảo đại nhâm ngọ
xuân ” nghĩa là mùa xuân năm nhâm ngọ thời bảo đại. Ở bên phải có ghi(
nguyên tổng Quang lộc hƣu khánh Phạm Hải nhi đại nghi). Nghĩa là ông Phạm
Hải quan về hƣu tƣớc tổng quang lộc cùng bản xã cung tiến. Ở bên trái có ghi: (
bản xã quần anh thổ đồng bái khánh) nghĩa là hội quần anh của xã này cúng bức
đại tự cho làng.
Bức hoành phi có khắc bốn chữ “ Phƣợng kỷ vạn niên ” đƣợc đặt ngay
chính giữa gian của tòa đại đình, ở độ cao tƣơng đối nhƣng cũng rất dễ quan sát,
nó giữ vai trò làm trung tâm cho gian đình
Các hiện vật khác nhƣ bát bửu, hƣơng án hiện nay không còn nữa, tòa hậu
cung đã bị phá dỡ nên việc thờ cúng đƣợc chuyển về đền. Hiện nay khi nhìn vào
ngôi đình ta cảm thấy không gian trống vắng, yên tĩnh đến lạ lùng. Chỉ khi tổ
chức các hoạt động lễ hội thì không khí trong ngôi đình mới nhộn nhịp, còn
ngay sau đó nó lại trở với cảnh tĩnh lặng vốn có, hằng ngày cũng không thấy
22


mấy ai ra vào. Chính vì các hiện vật trong đình không còn, các hoạt động thờ
cúng không diễn ra tại đây nên việc hiểu biết về gía trị văn hóa đình làng còn
hạn chế. Để khắc phục tình hình này thì chính quyền địa phƣơng và nhân dân
nên khôi phục lại những gì vốn có cho ngôi đình., trả lại kiến trúc xƣa cho nó.
2.2.1.2. Trang trí trên bờ nóc và bờ hồi của mái đình
Trên bờ nóc các nghệ nhân đã thể hiện hình tƣợng rồng chầu mặt trăng,
gồm những mảng phù điêu sinh động bằng chất liệu tổng hợp từ vôi vữa rồi
ghép mảnh sành sứ đập vỡ, các nghệ nhân đã tạo thành những con rồng có màu
sắc, thân hình to, khỏe với đầy đủ các bộ phận tạo thành những đƣờng cong

mềm mại. Hai đầu kìm hai bên bờ nóc đắp hình hai con sấu chầu vào nhau. Trên
bờ dải đắp hình hai con ghê quay đầu vào nhau trông rất sinh động, bốn đầu đao
cong vút đắp hình cá hóa rồng cách điệu dáng vẻ uốn cong tạo nên cảm giác nhẹ
nhàng thanh thoát và hình con phƣợng xòe cánh đƣợc làm bằng chất liệu tổng
hợp từ vôi vữa rồi ghép mảnh sành sứ đập vỡ.
Cách trang trí này đã tạo nên nét đặc trƣng cho mái đình miền trung nói
chung và đình Phƣợng Lịch nói riêng. Chủ đề tứ linh, tử quý đã đƣợc sử dụng
nhiều trong các di tích. Song để trang trí trên mái đình cũng không phải là nhiều.
Nhìn vào mái đình ngƣời ta sẽ cảm nhận đƣợc sự linh thiêng, cổ kính của ngôi
đình cùng nét đặc sắc về nghệ thuật trang trí độc đáo, mang đặc trƣng của mái
đình miền trung. Riêng mái đình và các bờ dải ta đã đếm đƣợc mƣời con rồng,
ngoài ra ở các đỉnh còn có hoa sen đƣợc bố trí cân xứng, hài hòa. Hai đầu hồi
cũng đƣợc chạm khắc rất công phu.
Hình ảnh rồng phƣợng với kích thƣớc lớn nhỏ khác nhau trải dài, bố trí
đều từ mái đình tới đầu nóc, đƣợc chạm khắc rất công phu, thể hiện đƣợc tài
năng nghệ thuật cham khắc của các nghệ nhân tài hoa. Mái đình so với mặt sân
không cao lắm, mặt khác không gian quanh đình thoáng đãng nên tầm quan sát
rất rõ. Đứng ở bốn hƣớng chúng ta đều nhìn thấy cách trang trí trên mái đình.
Chính những hình ảnh trừu tƣợng đƣợc trang trí trên đỉnh đã tạo nên vẻ đẹp
cho ngôi đình làng, đã tránh đƣợc cảnh đơn điệu trong trang trí kiến trúc.
23


Đình đƣợc lợp bằng ngói màu sẫm, trải qua từng giai đoạn lịch sử, cộng
thêm mƣa gió màu sắc của ngói nhạt dần. Ngói đƣợc chồng khít lên nhau khó có
thể nhìn thấy lỗ hổng, mục đích là nhằm bảo vệ cho các cấu kiện kiến trúc bên
trong ngôi đình
Nét đặc biệt ở ngôi đình Phƣợng Lịch ở đây là việc đắp hai con ghê trên hai
cột của cổng đình. trên hai cột có khắc nhiều cặp câu đối ở bốn mặt.
2.2.1.3. Trang trí trên kiến trúc gỗ.

Những đề tài trang trí ở đây chỉ xoay quanh những mô típ nhƣ:
Tứ linh tứ quý, đây là đề tài trang trí chủ yếu của ngôi đình.Đặc biệt trên tất
cả các kẻ của tòa đình đều đƣợc chạm hai mặt( phải trái) với các đề tài thể hiện
xên kẽ nhau, rồng phƣợng vờn nhau, tùng lộc, phƣợng ngậm thƣ.
Hình tƣợng đầu dƣ chạm hình rồng chầu vào nhau, rồng đƣợc thể hiện đầy
đủ các chi tiết đầu, râu, bờm... tạo cho ta cảm giác nhƣ thấy rồng ẩn hiện trong
mây.
Các tấm gỗ bên trong ngôi đình cũng đƣợc chạm khắc rất công phu nhƣng
cũng rất hài hòa so với tổng thể kiến trúc của ngôi đình.Ở trên xà và kèo ngoài
hình ảnh tứ linh tứ quý ta con thấy chúng đƣợc trang trí bằng đề tài hoa lá khác
nhau,cách chạm khắc độc đáo khiến cho ngƣời xem quan sát đƣợc rất rõ.
2.2.2. Di vật
Trƣớc đây tại tòa hậu cung, trong các ngày tế lễ có bài trí đồ tế khí nhƣ:
Kiệu
Long ngai
Bài vị
Hƣơng án.
Các di vật này chủ yếu đƣợc làm bằng gỗ. Hiện nay, tại đình phƣợng lịch
chỉ giữ lại bức đại tự( nội dung nhƣ dã trình bày ở phần trên đây). Chính vì các
hoạt động thờ thành hoàng làng không còn diễn ra tại đình nên ngƣời ta cũng ít
để ý và quan tâm tới các di vật trong đó, thậm chí giờ đây khi hỏi về chúng thì

24


không mấy ai biết. Không biết vì lý do gì mà hiện này di vật và lễ hội thờ thành
hoàng làng bị lãng quên thay vào đó là các hoạt động văn hóa khác.
2.3. Lễ hội
Lễ hội diễn ra ở đình là hoạt động văn hóa nhằm tƣởng nhớ công lao của
thần Thành Hoàng Làng đối với dân địa phƣơng, bao gồm hai phần ( nghi lễ và

phần hội )
2.3.1. Phần lễ
Lễ là hoạt động cúng tế, đây là nghi thức mang tính chất văn hóa tâm linh
của dân làng, tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến vị thần có công với họ. Phần lễ mang
tính chất trang nghiêm, linh thiêng. Ngƣời đân vào hành lễ phải chấp hành yêu
cầu đã đƣợc đề ra.
Lễ đƣợc tổ chức vào dịp tết thƣợng nguyên, hằng năm cú vào thời gian
này, dân làng tổ chức rƣớc vị thần linh từ đền về đình có 8 kiệu song hành, 4
kiệu bát cống, tất cả dân làng tập trung tế lễ cầu phúc, cầu yên rất lớn thu hút
đông đảo du khách về dự. Nội dung chính là cầu phúc, cầu yên cho dân làng,
cầu mong các vị thần linh che chở cho dân làng làm ăn thịnh vƣợng. Trong
phần kỳ lễ này, có cả tổ chức yến lão cho các cụ cao tuổi. Việc tổ chức tế lễ do
các hƣơng hào chức sắc trong xã đứng ra lo liệu , dân làng làm cỗ theo đinh
thƣợng hạ tập trung về Đình Phƣợng Lịch dự tế lễ. Lễ hội kéo dài suốt 3 ngày
đêm theo nghi thức cổ truyền. Việc sắp sếp vị trí tôn ty trật tự theo lễ làng về
tuổi tác và chức sắc ( phẩm hàm ).
2.3.2. Phần hội.
Cùng với tế thần trong các kỳ lễ, tại Đình Phƣợng Lịch còn diễn ra nhiều
hoạt động văn hóa mang đậm bản sắc địa phƣơng nhƣ tế thần, rƣớc kiệu quanh
khu vực đình, cờ hội đèn sao thắp sáng trƣng, ban ngày tổ chức các trò chơi
truyền thống nhƣ: đánh đu, đấu vật, chọi gà, nấu cơm thi, đánh cờ ngƣời, bài
tôm điếu. Ban đêm tổ chức hát tuồng, hát bội, hát ca trù, trống chiêng rộn rã thâu
đêm, nhiều đôi trai gái nhờ lễ hội mà nên duyên vợ chồng.

25


×