Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

Tìm hiều di tích đình Triều Khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.31 KB, 77 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, ở bất kỳ nơi đâu
trên đất Việt, chúng ta đều bắt gặp những di tích lịch sử – văn hoá như đình,
chùa, đền, miếu, lăng tẩm. … Đây là những tài sản vô cùng quý giá của dân tộc
mà cha ông ta đã để lại cho hậu thế.
Di tích lịch sử - văn hoá là những trang sử. Có sức thuyết phục lớn đối với
mọi thế hệ vì ở đó mang dấu ấn của lịch sử, hơi thở của lịch sử truyền lại cho
muôn đời sau. Những di tích lịch sử ấy được coi như những bảo tàng về nghệ
thuật, kiến trúc, điêu khắc, trang trí, và những giá trị văn hoá phi vật thể. Gìn
giữ những di tích lịch sử - văn hoá không chỉ đơn thuần là giữ những thành quả
vật chất của ông cha để lại, mà hơn thế là biết tiếp tục kế thừa và phát huy sáng
tạo những giá trị văn hoá mới, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Tìm hiểu về di tích lịch sử – văn hoá là tìm về cội nguồn của dân tộc để
kế thừa và phát huy, góp phần làm đẹp thêm truyền thống văn hoá. Những di
tích ấy sẽ trở nên có ý nghĩa hơn nếu chúng ta đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu, phân
tích từng lớp văn hoá chứa đựng trong nó để góp phần hiểu sâu hơn về cội
nguồn dân tộc để giữ gìn, bảo tồn những tinh hoa văn hoá, truyền thống đạo đức,
góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Từ
đó kết hợp hài hoà giữa quá khứ, hiện tại và hướng tới tương lai.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, với những biến cố thăng trầm của lịch sử và xã
hội, đã khiến cho nhiều di tích lịch sử – văn hoá quý giá bị huỷ hoại dưới bàn
tay vô tình hay hữu ý của con người, thêm vào đó là sự khắc nghiệt của khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa và chiến tranh đã tàn phá nặng nề khiến cho nhiều di tích
lịch sử – văn hoá ở Hà Nội nói riêng, cũng như trong cả nước nói chung bị thu
hẹp, đổ nát và xuống cấp nghiêm trọng hoặc bị phủ một lớp rêu phong vì sự lãng
quên của con người.
Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế phát triển của đất nước,
các di tích lịch sử - văn hoá dần dần được phục hồi, tôn tạo và phát huy tác
dụng. Lễ hội được bảo lưu và ngày càng trở nên có ý nghĩa và thiết thực hơn.
Người ta thừa nhận rằng chính các di tích lịch sử - văn hoá đã và đang đóng góp


phần nhỏ bé vào sự hoàn thiện con người, đưa con người tới một cuộc sống tốt
đẹp hơn và hướng người ta trở về với cội nguồn, ngược dòng lịch sử, trở về quá
khứ, không lãng quên quá khứ mà trái lại biết trân trọng những thành quả vật
chất và tinh thần của quá khứ. Từ đó kế thừa, khai thác phục vụ những mục đích
hiện tại của con người.
Một trong những vấn đề cấp bách trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá
ở nước ta là công tác bảo tồn, trùng tu và khai thác những giá trị văn hoá còn ẩn
chứa bên trong các di tích lịch sử - văn hoá. Chúng ta luôn phải có ý thức bảo
vệ, nghiên cứu những viên ngọc quí giá của cha ông để lại. Gìn giữ cho hiện tại
và tương lai, kế thừa những tinh hoa, những truyền thống tốt đẹp của tổ tiên,
phù hợp với đường lối của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề này, là sinh viên
năm thứ tư chuyên ngành Bảo tồn - Bảo tàng với niềm say mê nghề nghiệp,
cùng kiến thức đã tập hợp được sau bốn năm học và quá trình thức tập thực tế tại
một số di tích và bảo tàng ở Hà Nội. Chúng tôi nhận thức được rằng Hà nội là
một địa chỉ văn hoá đặc biệt, có số lượng di tích đậm đặc mang những nét riêng
của văn hoá Hà Nội. Hiểu rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn các di tích lịch sử
- văn hoá trên đất Hà Nội, cùng với nguyện vọng của bản thân, tôi nghĩ rằng
mình cần phải đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ di sản văn hoá quý báu đó. Với sự
khuyến khích chỉ bảo của khoa Bảo Tàng và thày giáo Nguyễn Tiến, tôi mạnh
dạn chọn đề tài “Tìm hiều di tích đình Triều Khúc” làm khóa luận tốt nghiệp
ra trường.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm hiểu những giá trị về lịch sử, văn hoá, kiến trúc, nghệ thuật của di
tích đình Triều Khúc Trên cơ sở khảo sát thực tế, bước đầu đề xuất một số giải
pháp mong muốn góp phần bảo tồn phát huy tác dụng giá trị di tích trong quá
trình đô thị hoá, hiện đại hoá.
- Tập hợp những tư liệu nhằm cung cấp thêm thông tin cho việc nghiên
cứu về di tích lịch sử - văn hoá có giá trị trong hệ thống các di tích lịch sử - văn

hoá của Thủ Đô, góp phần vào việc tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nghìn năm
văn hiến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu là di tích và toàn bộ các di vật của đình Triều
Khúc - xã Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu đặt di tích đình Triều Khúc trong không gian lịch
sử văn hoá xã Tân Triều - huyện Thanh Trì - Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thức tế.
- Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh.
- Phương pháp liên nghành. Khảo cổ học, lịch sử văn hoá, bảo tàng học,
bảo tồn di tích .
5. Bố cục khoá luận ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục. Khoá luận
được kết cấu thành 3 chương:
- Chương 1 - Lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích.
- Chương 2 - Giá trị kiến trúc - nghệ thuật đình Triều Khúc.
- Chương 3 - Vấn đề bảo vệ, phát huy tác dụng của di tích .
Trong quá trình viết khoá luận này chúng tôi nhận thấy các tài liệu viết về
di tích còn quá ít, nhất là với một sinh viên làm khoá luận tốt nghiệp, kinh
nghiệm chưa nhiều nên gặp không ít khó khăn. Song với cố gắng nỗ lực của bản
thân, sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến. Cùng với sự dạy bảo của
các thày cô trong khoa Bảo tồn - Bảo tàng trường Đại học văn hoá Hà Nội, lại
được sự giúp đỡ tận tình của nhiều cán bộ ban quản lý di tích và danh thắng Hà
Nội, và nhiều cụ cao tuổi trong tiểu ban quản lý di tích đình Triều Khúc. Nhân
đây chúng tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới sự giúp đỡ quý
báu đó.
Ý nghĩa giá trị của di tích lịch sử văn hoá đình Triều Khúc rất lớn, không
chỉ về mặt kiến trúc và những di vật cổ còn lại trong di tích, mà còn mang những
giá trị về ý nghĩa tâm linh sâu sắc, song do trình độ còn hạn chế nên mọi sự nhìn
nhận đánh giá và những đề xuất nêu ra không tránh khỏi những thiếu sót. Kính

mong các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu và bạn bè đồng nghiệp lượng thứ và
tham gia đóng góp ý kiến để bài khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH TỒN TẠI CỦA DI TÍCH
1.1 - Vài nét về địa danh và cư dân nơi di tích tồn tại.
1.1.1 - Vị trí địa lý.
Làng cổ Triều Khúc nằm giữa hai triền sông Tô và sông Nhuệ, cho đến
nay vẫn mang những sắc thái đậm nét của một làng cổ ven đô với mái đình, mái
chùa, cây đa, giếng nước.
Đình Triều Khúc tên tự là Miếu Đường Lâm, toạ lạc trên mảnh đất Triều
Khúc xã Tân Triều. Triều Khúc là một trong 26 xã của huyện Thanh Trì. Xã
Triều Khúc gồm có 2 thôn Yên Xá và Triều Khúc, nguyên trước cách mạng
tháng 8 - 1945 là hai xã Tổng Phượng - Thanh Oai, Huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà
Đông sau này thuộc huyện Thanh Trì - Hà Đông.
1
Triều Khúc nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội
khoảng 10km. Phía Tây giáp với đường quốc lộ số 6 (bên kia là phường Nhân
Chính – quận Thanh Xuân và xã Trung Văn – huyện Từ Liêm - Hà Nội) Phía
Tây Nam giáp Văn Quán - Hạ Trì - thị xã Hà Đông. Phía Bắc giáp với phường
Thanh Xuân Nam và phường Hạ Đình – quận Thanh Xuân. Phía Đông giáp xã
Đại Kim – Thanh Liệt – Thanh Trì.
Triều Khúc xưa vốn có tên là Trang Khúc Giang. Tục truyền, trước đây
cư dân sinh sống thành từng cụm ở quanh khu vực giếng Liên (nay là trường Đại
học An ninh nhân dân Hà Nội). Giếng Liên là giếng nước ăn của dân Trang
Khúc Giang, chứng tích của một khu cư dân
2
. Trước đây khu vực này vốn là nơi
uốn khúc của dòng sông Nhuệ nên dân cư ở đây đặt tên là Trang Khúc Giang.
Về tên gọi “Triều Khúc” có nghĩa là: (do thủy triều lên xuống ở khúc sông này)

nên gọi là Triều Khúc. Theo cuốn sách “Thăng Long - Hà Nội 10 thế kỷ đô thị
hoá” thì vào khoảng 2.700 năm cách ngày nay, biển còn nằm sát khu vực
1
1+ 2
- Triều Khúc những chặng đường lịch sử Nxb H Nà ội - 2000
2
Thường Tín bây giờ. Qua những biến thiên của lịch sử Trang Khúc Giang từ
giếng Liên chuyển về vị trí làng Triều Khúc hiện nay có thể và hai lý do:
+ Trang Khúc Giang – Giếng Liên hẹp, ruộng ít lên phải chuyển vệ vùng
đất cao rộng hơn, sau này có tên là Gò Cây Táo. Đất ở đây cao ráo, đồng ruộng
dài tốt tươi, tiện cho việc khai hoang trồng trọt.
+ Ở giếng Liên gần đường cái quan giặc dã luôn quấy phá nên dân Trang
Khúc Giang – Giếng Liên di dời đến nơi ở hiện nay. Cách nhìn xa trông rộng ấy
của tổ tiên làng Triều Khúc về sau được thủ lĩnh nghĩa quân Phùng Hưng chọn
làm nơi đặt đại bản doanh chuẩn bị cho trận đánh giải phóng thành Tống Bình
khả ách đô hộ nhà Đường vào nửa sau thế kỷ VIII mà sử sách đã nhắc đến (766
– 791)
3
.
Làng Triều Khúc ngoài tên thuở xưa là Trang Khúc Giang còn có tên nôm
là Đơ Đồng vì lúc ấy dân làng sống chính bằng nghề nông nghiệp, sau khi có
nghề dệt qoai thao mới gọi là Đơ Thao, cạnh làng Triều Khúc có làng Yên Xá
tên nôm là Đơ Bùi (chưa cón tài liệu nào ghi chép về việc đặt tên này). Song
việc ghép tên Đơ trước tên của hai làng là do Hà Đông xưa có thời mang tên tỉnh
Đơ, hai làng này gần tỉnh lỵ Đơ nên gọi Đơ Thao, Đơ Bùi.
Toàn bộ đất đai của làng Triều Khúc và Yên Xã xưa kia cũng giống như
các làng xã châu thổ sông Hồng trước thế kỷ XII khi nhà Lý chưa đắp đê Cơ Xá
và có kế hoạch bồi trúc đê, chịu ảnh hưởng của lũ sông Hồng. Chính lũ sông
Hông đã đưa phù sa bồi đắp lên vườn ruộng tươi tốt của Triều Khúc và Yên Xã
dấu tích của phù sa và dòng chảy còn tạo nên đầm hồ, gò đống do đó tạo nên

cảnh quản thiên nhiên hữu tình sông Tô, sông Nhuệ, ao chùa Triều Khúc, Gò
Cây Táo, và mỗi Gò đều gắn với những sự tích lịch sử văn hoá ở địa phương
như : đống Ngũ Nhạc ,đống Nghiên, đống Bút, gò Quy (Triều Khúc); gò Mả
Yển, đống Vua Ngự, đống Tầm Cấp (Yên Xá)
4
.
3
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử NXB H Nà ội - 2000
4
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử NXB H Nà ội - 2000
Theo “Lịch triều hiến chương loại chí ” của Phan Huy Chú thì vào triều
Minh Mệnh 1820 – 1840) xã Triều Khúc thuộc tổng Thượng Thanh Oai, xã Yên
Xá thuộc tổng Trung Thanh Oai đều nằm trong huyện Thanh Oai, phủ Ứng Hoà
(trước đó gọi là phủ Ứng Thiên) Trấn Nam Sơn Thượng.
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, Triều Khúc là xã lớn, đông dân nên vẫn là
một xã, còn Yên Xá là làng nhỏ, nên đã nhập với làng Xa La, Phùng Khoang lập
thành xã mới, tên là xã Duy Tân (tên một vị Vua triều Nguyễn có tư tưởng bài
Pháp). Cả hai xã này đều thuộc huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Đông.
Từ tháng 5 – 1948, chính phủ cách mạng nhập Hà Nội và Hà Đông thành
tỉnh Lưỡng Hà, nhập 3 huyện Thanh Oai, Thường Tín, Thanh Trì thành huyện
Liên Nam và ba huyện Quảng Oai, Hoài Đức, Từ Liêm thành huyện Liên Bắc.
Tháng 5 – 1949, thị xã Hà Đông được tái lập gồm nội thị và 4 xã lớn. Xã
Tân Triều được thành lập trên cơ sở xác nhập hai xã cũ là Tân Triều và Duy
Tân.
Từ năm 1955 đến cải cách ruộng đất 1956, Tân Triều vẫn là một trong
bốn xã thuộc ngoại thị, thị xã Hà Đông. Sau cải cách ruộng đất, Tân Triều gồm
cả Yên Phúc, Xa La thuộc huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông.
Đến tháng 4 – 1961, huyện thanh Trì thuộc về Hà Nội, xã Tân Triều vấn
thuộc Thanh Trì nhưng cắt hai thôn Yên Phúc và Xa La về thị xã Hà Đông.
Làng Triều Khúc nằm ở trung tâm xã và được hội tụ bởi 5 xóm: xóm

Đình, xóm Cầu, xóm Án, xóm Chùa, xóm Lẻ. Bản thân địa danh Trang Khúc
Giang đã nói lên đây là vùng đất cổ có từ đời vua Hùng thứ VI. Để chứng minh
cho ngôi làng cổ này, ở làng Triều Khúc còn có di chỉ Gò Cây Táo và khu mộ cổ
Giếng Liên … Cả hai dấu tích “Gò cây táo” và “Giếng Liên” đều nằm ngoài khu
vực cư dân làng Triều Khúc hiện nay. Sở dĩ gọi là Gò Cây Táo vì đây là khu đất
cao, có lẽ người xưa đã từng trồng táo, nên từ lâu dân làng gọi khu đất này là Gò
Cây Táo. còn Giếng Liên tương truyền nơi đây xưa kia có nhiều ao hồ xen bên
cạnh giếng, vì thế gọi là Giếng Liên. “Liên” có nghĩa là Sen
5
.
5
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử. NXB H Nà ội - 2000
Theo sách Hà Nội nghìn xưa do Sở Văn Hoá- Thông Tin Hà Nội xuất bản
năm 1975, sau 18 năm khai quật kể từ sau năm 1954, các nhà Khảo cổ học đã
tìm được dấu tích cuộc sống xưa nhất của người Việt thời dựng nước trên đất Hà
Nội. Sách “Hà Nội nghìn xưa” viết : Nghiên cứu thời đại các vua Hùng dựng
nước trên lưu vực sông Hồng, giới khảo cổ học miền Bắc đã khắc hoạ được sự
diễn biến văn hoá và lịch sử liên tục từ khoảng cuối thời đại đồ đá mới, qua thời
đại đồng thau đến đầu thời đồ sắt. Hà Nội có đủ các di tích tiêu biểu cho dòng
diễn biến liên tục về văn hoá và lịch sử suốt 2000 năm trước công nguyên, đã
xây dựng được một phổ hệ các giai đoạn phát triển từ thấp đến cao:
Trước hết, giai đoạn Phùng Nguyên, hay đầu thời đại đồng thau từ khoảng
4000 năm đến 3500 cách ngày nay. Đại diện cho giai đoạn này ở Hà Nội là các
di chỉ Đồng Vông (Đông Anh), gò Cây Táo, Văn Điển (Thanh Trì).
Di chỉ Gò Cây Táo đã được biết đến như thế nào? sách “Những phát hiện
mới về khảo cổ học” của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Hà Hùng Tiến, do
Nhà xuất bản khoa học xã hội xuất bản năm 1973 cho biết: Tháng 8 – 1970 do
nhân dân đào mương ở cách Đồng Miễu và Đồng Đỗi phát hiện có những dấu
vết của những ngôi mộ cổ, sau đó các nhà khảo cổ học gặp gỡ một số cụ già
trong làng, thăm từ đường họ Giang Nguyên và biết được 4 hiện vật bằng đá là

những chiếc bôn, mảnh bôn bị gẫy được tìm thấy ở cánh đồng làng.
Dựa trên cơ sở ấy, các cán bộ khảo cổ học đã đi khảo sát điền dã ở một số
cánh đồng, khi tới cánh đồng Miễu, khu vực gò Cây Táo quả nhiên có dấu tích
khảo cổ học.
Ngày 12-1-1972, Bộ văn hoá - Thông tin ra quyết định số 10/VH - QĐ cho
phép khoa Sử trường Đại học tổng hợp Hà Nội được khai quật di chỉ gò Cây
Táo. Di chỉ gò Cây Táo nằm trên cánh đồng Miễu thôn Triều Khúc, xã Tân
Triều, Bắc giáp xóm Án, Nam giáp cánh đồng làng Kim Lũ xã Đại Kim, Tây
giáp khu đồng Dọc Kiều, Giò Gà của làng. Nhiều hiện vật thu được qua đợt khai
quật và bước đầu giám định niên đại, các nhà khảo cổ học đã xếp di chỉ gò Cây
Táo (Triều Khúc) cùng chung giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, tức thời đại các
Vua Hùng dựng nước, cách ngày nay từ 4200 - 3500 năm.
Nghiên cứu di chỉ gò Cây Táo và di chỉ Văn Điển cạnh đó, cho phép chúng
ta đoán định rằng từ thời các vua Hùng dựng nước trên mảnh đất Triều Khúc
hiện nay đã có người Việt cổ sinh sống
6
1.1.2. Lịch sử làng Triều Khúc
Qua các tài liệu khảo cổ học đã dẫn ở phần trên cho ta biết, từ trên 2000
năm về trước, mảnh đất Triều Khúc đã có cư dân người Việt cổ sinh sống, về cơ
bản lịch sử làng Triều Khúc đã trải quả các thời kỳ sau:
Vào giữa thế kỷ VIII. Khi nghĩa quân Phùng Hưng từ Đường Lâm về lập
quân doanh ở Triều Khúc, trong đó có vị gia tướng họ Giang của Phùng Hưng.
Người này trở thành ông tổ họ Giang ở làng Triều Khúc. Hiện nay ở cổng từ
đường họ Giang ở Triều Khúc vẫn còn 3 chữ “Dân sơ sinh” ý nói đây là những
người đầu tiên của họ Giang đến sinh sống cùng dân làng Triều Khúc.
Người họ Giang Văn, Đường Lâm ở lại sinh cơ lập nghiệp cùng nhân dân
làng Triều Khúc đã mang theo đặc trưng giọng nói vốn là thổ ngữ vùng Sơn Tây
mà các nhà ngôn ngữ học thường gọi là tiếng “Trại”. Họ Giang ở Triều Khúc
được đổi thành Giang Nguyên không rõ vì sao nhưng mãi tới năm Canh Tý
(1900) mới có cụ Giang Nguyên Phi, đỗ tú tài. Cụ có nhiều công lao trong việc

biên soạn hoành phi câu đối ở đình, chùa làng, sưu tập và chép ngọc phả, tộc
phả cho các dòng họ, viết gia phả cho một số gia đình trong làng. Năm 1926 cụ
được phong là (Hàn Lâm Viện Thị Hiếu).
Nhờ những ngọc phả, tộc phả, gia phả này mà ngày nay ta biết được các
dòng họ ở Triều Khúc đã phát triển và có các vị khoa cử, dưới triều Lê (1428–
1433) họ Nguyễn Huy có hai cụ đỗ Hiếu Lâm được bổ làm Tri Huyện.
Đời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497) họ Bùi có ba cụ đỗ cao được làm
đến Tri Phủ, phong tước là Thập Lý Hầu
7
.
6
Những phát hiện mới về Khảo cổ học 1972. Nxb Khxh – HN. 1973
7
-Theo t i lià ệu của cụ Giang Nguyên Đằng người l ng Trià ều khúc v tà ộc phả họ Bùi
Theo sách các nhà khoa bảng Việt Nam (1075 - 1919) niên hiệu Hồng
Đức thứ 24 đời vua Lê Thánh Tông, có cụ Nguyễn Nghiễm người Đông Ngạn
huyện, Bình Sơn xã
8
đỗ Đệ Tam giáp đồng tiến sĩ, khoa Quý Sửu (1493) làm
quan đến chức Thừa Chính Sứ, đến ở làng Triều Khúc. Tại đây cụ Nguyễn
Nghiễm sinh ra Nguyễn Gia Du là đời thứ 8, cụ Nguyễn Gia Du đỗ Đệ tam giáp
đồng tiên sĩ khoa Ất Sửu niên hiệu Đoan Khánh 1 (1505) đời vua Lê Uy Mục ở
Triều Khúc, khi cụ mất dân làng đã đặt bài vị thờ ở Đại Đình. Bài vị ghi là “Chủ
bộ văn ban Nguyễn Tiến Sĩ vị tiền” (gian bên tả). Còn gian bên hữu được phối
thờ cụ Mai Quận Công với bài vị: “Chư bộ Võ ban Mai Quận Công vị tiền”.
Theo tài liệu ghi chép của cụ Giang Nguyên Đăng để lại thì cụ Mai Quận
Công, người Thanh Hoá, làm quan trong triều, vì mến Cảnh nơi đây cụ xin cư
trú, dựng “tư dinh” trên đường nối giữa làng Triều Khúc và làng Phùng Khoang.
Về họ Cao Xuân, theo cụ Cao Xuân Cốt và tộc phả có ghi lại: có 1 người
của họ Cao Xuân tên Ấm vào định cư ở Hà Tĩnh, sau sinh hạ được 2 người con

là Cao Xuân Dục và Cao Xuân Tú. Cao Xuân Dục đỗ cử nhân làm Chi Phủ sau
thăng đến chức tổng đốc Sơn Tây
9
Đầu thế kỷ XX, Triều Khúc mới có 13 dòng họ được hội tụ trong các
xóm: Quy Sơn (nay là xóm Đình), xóm Xuân Đài (nay là xóm Chùa), xóm Long
Tân (nay là xóm Lẻ), xóm Thọ Vực (nay là xóm Án), xóm Hồ Khê (nay là xóm
Cầu)
10
Hiện nay Triều Khúc có tới 23 dòng họ, trong đó có những họ được chia
thành họ mới, chỉ khác tên đệm.
1.1.3. Các nghề thủ công truyền thống.
8
-Nay l l ng à à đồng Dưng xã Đông Mai, Huyện Thanh Oai ,Tỉnh H Tâyà
9
-Theo lời kể của cụ Cao Xuân Cốt (đã quá cố)
10
-5 họ Triệu: Triệu Khắc, Triệu Đình, Triệu Quang v 2 hà ọ Triệu Văn; 8 họ Nguyễn: Nguyễn Gia,
Nguyễn Duy, Nguyễn Huy, Nguyễn Quang , Nguyễn Đăng, Nguyễn Hữu v 2 hà ọ Nguyễn Văn
Do vị trí 2 làng gần trung tâm đô thị Hà Nội, Hà Đông và gần đường giao
thông, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các vùng nên đã giúp Triều Khúc
và Yên Xá sớm mở mang để phát triển ngành nghề thủ công và tiểu thương.
Vào thời Lê Cảnh Hưng (cuối thế kỷ XVIII), Triều Khúc đã có nghề thủ
công nổi tiếng Bắc Kỳ. Theo sách xưa chép về các làng nghề ở vùng Hà Đông
cũ, thì lúc đương thời, làng Triều Khúc ngoài nghề làm thao cho nón thúng, còn
may áo the, dệt nái, may váy yếm, bao thắt lưng, nghề nhuộm tơ, làm độn tóc
đuôi gà, Nhưng đặc biệt nổi tiếng và tồn tại lâu dài nhất là làm qoai thao.
Qoai thao do những bàn tay khéo léo của dân làng Triều Khúc tận dụng
mua từ các vùng canh cửi có tiếng ở Hà Đông và vùng Bưởi làm nên. Ngoài
qoai thao, Triều Khúc đã tận dụng các vật liệu khác như tóc rối, lông vịt …. làm
nên các sản phẩm không những phục vụ nhân dân Kinh Bắc mà còn xuất khẩu

ra nước ngoài, vì thế có câu :
“ Quai thao khéo tết vô ngần
Là nghề của Vũ sứ thần dạy cho
Tóc rối, vông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời”
Dân làng Triều Khúc vừa có bàn tay khéo léo lại giàu trí sáng tạo trong
việc tạo ra những sản phẩm mới, để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội. Về sau này
Triều Khúc đã phát triển thêm rất nhiều nghề mới như : Kim hoàn, dệt khăn mặt,
thêu ren, dệt thổ cẩm, diềm, chân chỉ y môn…..
Vào những năm 1930 cụ Nguyễn Hữu Dị mang hàng vào kinh đô Huế
được vua Bảo Đại phong “Hàn Lâm Công Nghệ”.
Hoà bình lập lại, nghề dệt băng, huân huy chương, quân hàm, xuất hiện
vào năm 1957. Cục quân nhu còn đặt dân Triều Khúc dệt dây đeo súng, vải màn,
khăn len. Có năm nghề dệt có tìm ra tới vài ba chục mặt hàng. Gần đây phát
hiện thêm nghề dệt tơ tằm có giá trị xuất khẩu cao.
Để ca ngợi về làng nghề truyền thống của quê hương mình cụ Dương
Xuân Lạc có viết một bài thơ : “ Làng nghề Triều Khúc”
“ Hà Đông công nghệ đâu bằng
Có làng Triều khúc ở gần Thanh Xuân
Quai thao khéo tết vô ngần
Là nghề của Vũ Sứ thần dạy cho
Tóc rối, lông vịt, mã cò
Bán cho ngoại quốc cũng to vốn lời
Khăn san kiểu mới tân thời
Cây tua chân chỉ đủ mùi văn minh
Tua cờ nhà đạo nhà binh
Bán ra Hà Nội, Huế, Vinh, Sài Gòn.
Hạt bột chân chỉ y môn
Chỉ tơ, chỉ gốc, lại còn chỉ thêu
Dây đàn dây rút thật nhiều

Chỉ qủa chữ thọ có điều tinh thông
Khéo tay những giải kim tông
Được băng thưởng nhất Hà Đông bảo tàng
Fula – Tơ lụa - Đăng ten
Tiêu thụ các xứ bán buôn được nhiều
Buồng chơi dùng thảm lông cừu
Hỏi thăm Triều Khúc, có người tài hoa
Thắng đai ngựa - chổi lông gà
Thắt lưng, khăn mặt của ta thường ngày
Len đan mũ trẻ ít công
Tích cô dệ máy, tiêu thông mùa hè
Hoa bằng lông vịt mới kỳ
Giỏ đựng tích nước bằng tre khéo làm
Nghề keo mạ thợ kim hoàn
Những điều tinh xảo khôn ngoan ai tày
Quai túi dết, sợi dây tây
Vẽ tranh sơn thuỷ trưng bày buồng chơi.
Hai mươi ba nghệ kim thời
Sĩ, nông công cổ mọi người đều hay
Nghề nào khôn khéo chân tay
Nhất thân vinh hiển buổi ngày cạnh tranh
Đơ Thao Triều Khúc rành rành
Tiếng khen công nghệ nổi danh Bắc kỳ”
Bài thơ là chứng tích ghi nhận sự vinh hiển “nhất nghệ tinh, nhất thân
vinh” của làng Đơ Thao - Triều Khúc lúc bấy giờ.
“Dầu nổi đến đâu bấc nổi đến đấy” câu cổ ngữ này được phản ánh hùng
hồn ở làng Triều Khúc - Đỏ Thao. Nghề tổ được giữ vững và phát triển đã thúc
đẩy đời sống văn hoá vật chất ngày càng tươi đẹp và phong phú.
1.1.4. Truyền thống văn hoá
Triều Khúc thờ thành hoàng làng là đức Phùng Hưng, thờ phật, thờ đức

Nghệ sư, tam thánh và một bộ phận nhỏ theo đạo thiên chúa. Về thờ đức Phùng
Hưng, dân làng tổ chức lễ vào các ngày 25\11, ngày khởi nghĩa 12\2, ngày lên
ngôi 10\1, ngày hoá 13\8 âm lịch.
+ Về tục thờ cúng tổ tiên được tổ chức theo các dòng họ kèm theo tục lệ
“Việc quan họ”. Ngày giỗ tổ cũng là dịp để các cụ khuyên răn con cháu làm việc
tốt, giữ gìn thanh danh cho dòng họ.
+ Kiến trúc nhà ở của làng Triều Khúc mang đậm nét kiến trúc Phương
Đông và đường nét kiến trúc đình làng. Hầu hết các gia đình ở Triều Khúc hiện
nay còn giữ được nếp nhà xưa, đó là các nhà gỗ, tường xây bao quanh, mái lợp
ngói ta. Chiều dài, rộng của ngôi nhà tuỳ thuộc vào đất ở rộng hẹp, nhưng phổ
biến là 3 gian, 5 gian nhà chính cộng thêm nhà “ngang” và công trình phụ. Sân
nhà cũng tuỳ thuộc vào đất, song nói chung cũng tương xứng và hài hoà với kiến
trúc nhà.
Ngôi nhà chính 5 gian hoặc 3 gian có phần kiến trúc rất đáng chú ý. Đặc
biệt gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên, có hai cột cái, hai cột con, qúa giang. Bộ kèo
nhà phổ biến nhất là kẻ chuyền hoặc chồng rường, cầu kỳ hơn thế rường cánh
trạm trổ hoa lá, chim muông, hiên nhà phần nhiều rộng rãi có cột chống, có mái
bẩy, cũng được trạm trổ hoa văn đẹp. Nhiều nhà có hoành phi, câu đối, cửa
võng, ngai thờ tổ tiên sơn son thiếp vàng.
1.1.5. Truyền thống cách mạng:
Nói tới làng Triều Khúc là nói tới vùng đất giàu truyền thống cách mạng,
truyền thống yêu nước. Truyền thống này được rèn đúc từ xa xưa và trở nên bền
vững qua nhiều cuộc triến tranh oanh liệt chống giặc ngoại xâm. Mỗi khi Tổ
Quốc lâm nguy truyền thống đó lại trỗi dậy, tạo nên sức mạnh quật cường góp
phần cùng toàn dân tộc chiến thắng ngoại xâm.
Sau khi được thành lập, Đảng cộng sản Việt Nam chủ chương xây dựng tổ
chức Ái hữu, công hội đỏ, nông hội để vận động tập hợp quần chúng. Phong trào
đó từ các xã lân cận ở Hà Nội , Hà Đông đều ảnh hưởng lan truyền đến Triều
Khúc.
Đến tháng 8-1945, tổ chức thanh niên cứu quốc xã Triều Khúc do đồng

chí Nguyễn Hữu Mai lãnh đạo đã tập hợp nhân dân với khí thế mạnh mẽ, được
sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang Thanh Oai gọi lý trưởng ra đình làng nộp bằng,
triện cho chính quyền cách mạng…..,
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc của Bác Hồ, chi bộ đảng xã Tân Triều
đã thực hiện vườn không nhà trống, nhân dân làng Triều Khúc đã gồng gánh tản
cư đến các vùng xa như Thạch Nham, Siêu Quần, Chuông Vác.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hầu hết các gia
đình trong làng Triều Khúc đều nuôi cán bộ du kích. Ai không nuôi trực tiếp thì
góp tiền gạo, trong hai cuộc kháng chiến này gần 1000 thành niên Triều Khúc đã
đi bộ đội và thanh niên xung phong, có 78 người đã hy sinh, 66 thương binh, 68
gia đình là cơ sở cách mạng và kháng chiến …,
Với truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống lao động, cần cù
sáng tạo và nhờ có đội ngũ cán bộ, đảng viên kiên cường gương mẫu, đã tạo nên
sức mạnh, để nhân dân xã Tân Triều vượt qua những chặng đường gian nan của
hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vượt qua khó khăn, chiến thắng
ngèo nàn lạc hậu, tạo dựng cơ sở ban đầu rất cơ bản để bước vào thời kỳ xây
dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước.
1.2 - Quá trình hình thành và tồn tại của di tích đình Triều Khúc
1.2.1. Vị thần được thờ:
Đình Triều Khúc thờ Phùng Hưng - Bố Cái Đại Vương làm thành Hoàng
làng. Phùng Hưng sinh ngày 25 tháng 11 năm Canh Tỵ (760) và mất vào tháng 6
năm (791), người có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, giành lại chủ
quyền và độc lập dân tộc. Nguồn tư liệu về Phùng Hưng bao gồm các truyền
thuyết, thần tích, văn bia như sau:
Thần tích Bố Cái Đại Vương, Phu Hựu, Chương Tín, Sùng Nghĩa,
Thượng Đẳng Thần được ghi trong cuốn thần tích Việt Nam của Lê Xuân
Quang Nxb VHTT – 2000:
“ Năm Nhâm Tuất (602) vua Tuỳ Văn đế phong Lưu Phương làm Hành
quân Đại tổng quản, thống xuất 27 doanh quân, sang xâm lược nước ta . Hậu Lý
Nam Đế là Lý Phật Tử dâng nước xin hàng, nhà Tuỳ đặt chức Giao Châu Đại

tổng quản cai trị nước ta.
Năm 168 nhà Tuỳ sụp đổ. Nhà đường đổi Giao Châu Đại Tổng Quản làm
An Nam Đô Hộ Phủ. Năm 722, ở huyện Thiên Lộc (Hà Tĩnh) có ông Mai Thúc
Loan nổi dậy chiếm đất Hoan, xây thành đắp luỹ tự xưng hoàng đế tục gọi là
Mai Hắc Đế được ít lâu thì mất. Đến đời Đường Đại Lịch (766- 799) Hào trưởng
Đường Lâm, xứ Đoài (Sơn Tây) là Phùng Hưng gia tư giàu có, sức khoẻ phi
thường, vật đổ trâu cày, đánh chết hổ dữ, vì căm giận đô hộ Cao Chính Bình thi
hành thuế mã nặng nề, hình phạt dã man, ông tự xưng Đô quan khơỉ nghĩa
chống lại chính quyền đô hộ. Nhân dân các cấp láng giềng theo về rất đông,
Phùng Hưng đem quân tiến về Tống Bình, suốt dọc đường hành quân dân chúng
nô nức kéo nhau đón mừng nghĩa quân như đi trảy hội. Nhiều người nhân đây ra
nhập đoàn quân, nên khi các đạo quân tiến sát chân thành Tống Bình, thì Phủ Đô
Hộ như một cù lao, giữa biển người mang binh khí trùng trùng điệp điệp. Cao
Chính Bình lo sợ phát bệnh mà chết. Đô quan Phùng Hưng kéo quân vào thành
Tống Bình dựng nên tự chủ, trị nước yên ổn được 7 năm Đô quan mất. Nhân
dân như mất cha, mất mẹ. Thời xưa tục gọi Cha là Bố, Mẹ là Cái nên tôn hiệu
Đô quan là: “ BỐ CÁI ĐẠI VƯƠNG ”
Lăng mộ Bố Cái Đại Vương ở phía tây, phủ thành Tống Bình
11
, lập đền
thờ ở phường Thịnh Quang, huyện Vĩnh Thuận xưa.
Quê hương Bố cái Đại Vương ở xã Cam lâm, huyện Phúc Thọ, tỉnh Sơn
Tây (nay là thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây) cũng lập
đền tôn thờ làm Phúc Thần. Duệ hiệu của thần là: Kế Thiên lập cực. Tế thế an
dân Bố Cái Đại vương.
Về Phùng Hưng trong cuốn Việt Điện U Linh của Lý Tế Xuyên có những
đoạn như sau:
Theo sách Giao Châu Ký của Triệu Vương, thì Vương họ Phùng tên là
Phùng Hưng. Đời đời cha truyền con nối làm tù trưởng biến khố ở Châu Đường
Lâm gọi là Quan Lang, gia tư giàu có, sức rất khoẻ mạnh, có thể bóp hổ giết

châu. em là Hải cũng có sức khoẻ có thể vác 1vạn cân đá hoặc chiếc thuyền nhỏ
1000 bộc đi hơn 10 dặm. Những dâm Di, Lạo đều sợ tiếng tăm.
Trong đời Đường Đại Lịch, nhân nước ta loạn, hai anh em bèn rủ nhau đi
khắp các ấp láng giềng, họ đều xin theo cả, đến đâu cũng không có điều gì là
11
- Lăng Bố Cái Đại Vương ở sát nh máy cà ơ khí Long Biên, đường Giảng Võ, gần bến xe Kim Mã (H à
Nội)
không trôi chảy Hưng đã thoả chí bèn đổi tên là Cự Lão, Hải đổi tên là Cự Lực.
Hưng xưng là Đô Quân, Hải xưng là Đô Bảo. Theo kế của Đỗ Anh Luân (còn
viết là Hân) người đất Đường Lâm họ Phùng đem quân đi tuần hành ở các châu
Đường Lâm, Trường Phong, các nơi ai nấy đều muốn theo. Uy danh đã vang
dậy, bèn khao tin muốn đánh phủ đô hộ. Khi đó quan đô hộ là Cao Chính Bình
đem quân dưới trướng đến đánh họ Phùng không nổi, tức giận thành bệnh mà
chết. Phùng Hưng vào phủ đô hộ coi việc được 7 năm thì mất. Mọi người muốn
lập Hải. Nhưng người đầu mục phụ tá là Bồ Phá Cần, sức khoẻ có thể xô núi,
xác đỉnh, dũng lực tuyệt vời nhất định không nghe, lập con Hưng là Phùng An
và đem quân chống lại Hải, Hải né tránh Bồ Phá Cần bỏ lên ở động Chu Nham
về sau không biết kết cục ra sao. An tôn Hưng làm Bố Cái Đại Vương vì nước ta
thường gọi cha là “Bố”, mẹ là “Cái”, cho nên mới đặt tên ấy. An nối nghiệp
được 2 năm thì vua Đường Dụ Tông phong Triệu Xương làm An Nam đô hộ.
Xương vào nước ta, sai xứ giả đem đồ lễ đến trước dụ dỗ An. An sắp xếp nghi
vệ đầy đủ, dẫn mọi người ra hàng. Người của họ Phùng tan tác đi hết.
Khi Hưng mới chết đã hiển linh, thường hiện hình trong đám dân quê.
Nghìn xa vạn ngựa bay trên khoảng ngọn cây nóc nhà. Mọi người ngẩng lên thì
thấy rực rỡ như mây kết 5 màu, văng vẳng tiếng đàn sáo ở trên trời, lại có tiếng
hò hét, kiệu cáng sáng rực, tất cả đều nhìn thấy rành rành. Phàm trong thôn ấp
có việc sợ hãi, việc vui mừng thì trước đã bậc dị nhân ban đêm đến bảo cho
người hào trưỏng biết. Mọi người cho là thần, lập miếu
12
ở phía Tây phủ Đô hộ

mà thờ cúng, cầu tạnh mưa, không có điều gì là không linh ứng. Phàm có sự
nghi về viếc trộm cướp, việc tranh chấp thì sắm lễ vật đến bày yết trước đền, rồi
làm lễ minh thệ lập tức thấy hoạ hoặc phá bày rõ ngay. Người đi buôn bán, sắm
lễ vật cầu được nhiều lãi đều có ứng nghiệm. Mỗi khi đến ngày tạ lễ, người
nhiều như núi như biển, bánh xe chặt đường. Miếu mạo nguy nga, hương hoả
bất tuyệt.
Khi Ngô Tiên Chúa lập quốc, quân phương Bắc vào ăn cướp. Tiên Chúa
lo lắng, đêm nằm mộng thấy một ông già đầu bạc áo mũ nghiêm trang đẹp đẽ,
12
- Đền thờ ở l ng Cam Lâm, huyà ện Phúc Thọ, Sơn Tây
quạt lông gậy trúc tự xưng họ tên và nói rằng: “Tôi đã đem vạn đội thần binh
mai phục trước ở chỗ hiểm yếu, Chúa không mau mau tiến quân chống giặc đi,
tức khắc có sức âm trợ, không nên lo ngại”. Đến trận đánh ở sông Bạch Đằng,
đúng là thấy trên không trung có tiếng ngựa xe. Trận ấy quả nhiên thắng lớn.
Tiên Chúa lấy làm lạ, xuống chiếu lập đền miếu to hơn quy mô cũ. Lại cho cờ
quạt chiêng trống, điệu múa vạn vũ, cổ cúng thái lao để cảm tạ.
Trải qua các triều đại thay đổi, đã trở thành cổ lễ. Năm Trung Hưng thứ
nhất Hoàng triều có sắc phong là “Phu hựu Đại Vương”, Năm Trung Hưng thứ
tư, ban thêm hai chữ “Sùng Nghĩa”. Cho đến nay linh uy thế càng tăng, hương
hoả bất tuyệt.
1.2.2. Đình Triều Khúc qua các thời kỳ lịch sử:
Di tích được hình thành là sản phẩm của con nguời với những tâm đức,
yếu tố tín ngướng tôn giáo… nói chung sự hình thành và tồn tại của di tích hầu
như song song với lịch sử của làng xã, chính bởi di tích là sản của văn hoá làng.
Trong mỗi làng quê của Việt Nam hầu như làng nào cũng có đình. Vậy đình có
từ bao giờ?.
Hiện nay về nguồn gốc đình làng vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau và
cũng chưa có lời giải đáp chắc chắn. Nguyễn Văn Huyên cho rằng đình là hành
cung của vua, được xây dựng dành cho vua khi đi tuần thú sau đó mới thành
đình làng. Hà Văn Tấn cho rằng đình có nguồn gốc từ ngôi nhà chung của làng

xã có thể từ thời tiền sử, hoặc sơ sử; ý kiến khác thì cho rằng vào thời Lý ở
Thăng Long có những phương đình để dán thông báo và là nơi tuyên cáo những
quyết định của chính quyền sau đó kiến trúc loại này toả về làng, theo thời gian
phát triển thành đình làng. Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng đình làng bắt
nguồn từ kiến trúc thờ thần đất và thần nước, căn cứ của giả thiết này là nhiều
đình thờ Thành Hoàng làng có nguồn gốc từ thần đất và thần nước. Trần Lâm
Biền đưa ra hai giả thiết: 1 là đình làng có thể xuất phát từ “điếm”, một loại kiến
trúc mà hiện nay vẫn còn ở Hoài Đức, Hà Tây. Vấn đề nguồn gốc đình làng vẫn
chờ câu trả lời. Nhưng có một điều có thể khẳng định: Đình làng là một thiết chế
văn hoá tín ngưỡng chỉ có ở Việt Nam, thiết chế tương tự như vậy ở Trung Quốc
không có. Người Việt chỉ dùng mượn từ “Đình” để đặt tên cho thiết chế của
mình.
Theo cuốn “Lịch sử chiều Mạc qua thư tịch và văn bia” của Đinh Khắc
Thuân cho rằng : Đình xuất hiện rộng rãi ở thế kỷ XVI với những ngôi đình như
Thụy Phiêu được “Tu lý’; vào năm 1531, một ngôi đình khác (Mão Điền) được
sửa lại vào năm 1587, còn một ngôi đình nữa (Đại Đoan) được dựng vào năm
1585, nhưng trên một nền đình cũ. Trong các ngôi đình làm mới có một đình
được làm vào năm 1531. Vì lẽ đó rất có thể ngôi đình xuất hiện từ thời Lê sơ
như đoạn ghi chép trong thông sử sau đây: “ Năm Nhâm Ngọ (1522)… Vua bèn
tránh ra phía tây Thăng Long đóng ở đình thôn Nhân Mục Cựu
13
Trong giai đoạn phát triển cao của đình làng nó mang nhiều tính chất áp
đặt của chế độ quân chủ mà có yếu tố chuyển hoá sang tư cách của vị thần mang
chức năng của đền. Như vậy sự dân dã hoá khá mạnh đồng nhất với việc thâm
nghiêm hoá để cho hiện tượng cúng bái của đình song hành với tính chất hương
đảng tiểu triều đình. Đó là một số điều kiện để cho ngôi đình vượt qua sự áp chế
mà hoà hợp với tâm hồn quần chúng. Đây cũng là một trong những điều kiện mà
đình Triều Khúc ra đời.
Sự xuất hiện của đình Triều Khúc được sách vở ghi lại hầu như không có,
chủ yếu là qua trí nhớ và những lời kể của các cụ cao tuổi trong làng mà thôi.

Về nguồn gốc của đình Triều Khúc theo cụ Giang Nguyên Ngọc - 78 tuổi
người làng Triều Khúc cho biết: Ngôi đình Triều Khúc được khảo sát cắm đất
làm vào năm “Đường Đại Lịch” Canh Ngọ 790.
Khi Đức Phùng mất đi con là Phùng An lên ngôi nhớ đến công ơn của phụ
vương phùng an đã cho các bậc hiền thần đi tìm các nơi có dấu tích của ngài để
lập đền thờ. Triều Khúc là một trong những nơi thờ ngài. Nhà vua cho 300 quan
tiền và cử người về Triều Khúc cắm đất năm Canh Ngọ (năm 790)
13
- Đại Việt thông sử .sđd, bản gốc, quyển 3 tờ 11a: bản dịch tr.131
Đến mùa xuân năm Tân Mùi (791) mới dựng miếu trên gò Linh Hán
14
đây
chính là nơi kia Ngài đặt “Đại Bản Doanh”. Miếu thờ lúc đầu nhỏ bé nhưng
được dân giữ gìn, thờ phụng lâu đời và gọi là “Đại Cổ Miếu” rất có thể ngôi “
Đại Cổ Miếu” này lúc đầu là một ngôi đền được dựng nên để thờ Phùng Hưng
người đã có công diệt giặc Đường. Về kiến trúc của Miếu cho tới nay không có
tài liệu nào miêu tả nó và như vậy chúng ta cũng không biết được kiến trúc của
nó ra sao. Trải qua năm tháng mãi tới thời Lê Trung Hưng (Thế kỷ XVII) Miếu
thờ Phùng Hưng mới được đổi thành Đình. Có thể kết luận rằng Đình Triều
Khúc có kiến trúc định hình vào thế kỷ XVII (hiện vẫn còn mảng chạm khắc
mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII) hiện nay tại nghi môn đình Triều
Khúc ván còn bút tích ca ngợi công đức của Đức Phùng Hưng với đôi câu đối :
“An Nam tráng khí sơn hà tại.
Bình bắc dư linh thảo mộc chi”
(Khí mạnh dựng trời Nam, núi sống còn mãi
Oai thiêng trừ giặc Bắc, cỏ cây còn ghi)
Cùng với những biến cố thăng trầm của lịch sử, Đình Triều Khúc đã bị
phá huỷ. Đến Thế kỷ XVIII đời vua Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng 1740 -
1786) đình mới được “phục dựng” trên nền cũ, và còn lưu giữ được một mảng
chạm khắc của thế kỷ XVII được dùng lại vào lần tu sửa này. Mảng chạm hiện

nay ở trong hậu cung đình Triều Khúc
Gần 100 năm sau, năm Kỷ Hợi (1839) đời vua Minh Mạng đình Triều
Khúc đã được tu sửa lại.
Vào năm Thành Thái thứ 13 (1901) đình Triều Khúc lại tiếp tục được
trùng tu và làm thêm nhiều câu đối, hoành phi. Đến năm Đinh Tỵ (1917) đời vua
Khải Định, có làm thêm tả hữu mạc và nghi môn.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, gió mùa, do vậy có ảnh hưởng khá
lớn đến các công trình kiến trúc cổ đặc biệt là kiến trúc gỗ. Trải qua thời gian,
các di tích khó có thể giữ được dáng vẻ nguyên sơ vốn có của nó. Qua nhiều
14
-Triều Khúc những chặng đường lịch sử NXB H Nà ội - 2000
năm vật đổi sao rời, đình Triều Khúc không tránh khỏi sự tàn phá hư hại, tuy
nhiên đình vẫn thường xuyên được nhân dân địa phương góp công góp của, theo
phương châm hỏng đâu sửa đấy, cùng với đợt trùng tu quy mô như năm ất Hợi
(1935, đời vua Bảo Đại để ngôi đình được khang trang, bề thế như ngày nay).
Từ sau đợt trùng tu lớn năm 1935 đến nay hầu như năm nào đình cũng
được tu sửa những phần bị hư hỏng với phương trâm “ hỏng đâu sửa đấy”. Sau
ngày Miền Bắc hoàn toàn giải phóng vào những năm : 1998, 2001,2003 đình
Triều Khúc đã được đầu tư kinh phí và trùng tu lớn theo đúng nguyên tắc của
nghành bảo tồn, cuối năm 2002 đình Triều Khúc có được sơn thếp tất cả các câu
đối, hoành phi, long ngai, quét vôi ve tường, cổng đình, sơn lại các cánh cửa
đình. Đến tháng 5 - 2003 thì đình có tu sửa lại hai bên tả hữu mạc nguyên nhân
là do lâu ngày tả hữu mạc bị xuống cấp nên các cụ trong làng (cụ Từ) cùng
chung sức chung lòng và thuê thêm thợ về sửa lại
Như vậy, xuất hiện lúc đầu là một ngôi đền thờ thần. đến thế kỷ XVII trở
thành Đình và trải qua các lần tu sửa vào các năm (1740 - 1786); 1839, 1901,
1935, 1998, 2001, 2002, 2003.
Đình Triều Khúc còn tồn tại đến ngày nay là nhờ công lao to lớn của biết
bao thế hệ cha ông đã gìn giữ cho chúng ta 1 di sản văn hoá quý báu. Cùng với
các ngôi đình cổ khác, đình Triều Khúc chắc chắn sẽ góp phần nhỏ bé vào việc

nghiên cứu lịch sử văn hoá của thủ đô Hà Nội đã ngót ngàn năm tuổi.
CHƯƠNG 2
GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC - NGHỆ THUẬT VÀ LỄ HỘI ĐÌNH TRIỀU
KHÚC
2.1. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC – NGHỆ THUẬT ĐÌNH TRIỀU KHÚC
2.1.1. Không gian cảnh quan và bố cục mặt bằng
2.1.1.1. Cảnh quan môi trường
Đình là một trong những công trình kiến trúc có quy mô to lớn và theo ý
nghĩa của người xưa nó có tầm quan trọng ảnh hưởng tới sự thịnh vượng và sự
kiện của dân làng. Bởi vậy, khi nghiên cứu về không gian cảnh quan của một
công trình kiến trúc hoặc một di tích thì điều đầu tiên người ta thường quan tâm
trước hết là hướng.
“Đau mắt là tại hướng đình
Cả làng đau mắt chứ mình em đâu”
Câu ca dao xưa đã nói lên ý nghĩa quyết định của việc chọn hướng đình.
Hướng của đình làng thậm chí đã trở thành quy hoạch cho các ngôi nhà trong
làng hoặc làm song song theo hướng đình hay làm vuông góc. Dân làng kị nhất
là làm hướng thẳng vào các góc đao của đình làng.
Đình Triều Khúc được xây dựng theo hướng Nam, đây là hướng lý tưởng
của xứ sở nhiệt đới gió mùa: tránh rét mùa đông, tránh nắng mùa hè. Mặt khác,
đây là hướng được coi là sự khởi nguyên trong sáng, hướng của trí tuệ, hướng
của sự sinh sôi phát triển, hướng của đế vương. Cổ nhân có câu: “Thánh nhân
nam diện trị ư thiện hạ” (Thánh nhân quay mặt hướng nam mà cai trị thiên hạ)
hay “ Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (nghĩa là bậc thánh nhân quay về
hướng nam mà nghe lời tâu bày của thiên hạ). Và sau đó là hướng của thần linh
khi các các ngài trở thành ông vua tinh thần của làng. Hướng nam còn mang
dương tính, cũng gắn với hạnh phúc, với điều thiện. Người Việt thường nói rằng
“ lấy vợ hiền hoà làm nhà hướng Nam” để thể hiện sự hài hoà, cấn đối mang
phong cách phương Đông.
Bên cạnh hướng là vị thế nơi đình được xây dựng. Khu đất dựng đình bao

giờ cũng là một yếu tố quan trọng được chọn theo thuyết “ phong thuỷ”. Trong
tín ngưỡng truyền thống, đình phải được xây trên lưng hay trên trán các con vật
thiêng tiềm ẩn trong đất: Long, Ly, Quy, Phượng…Đình không nhất thiết phải
xây trên gò, trên đồi nhưng phía sau hoặc hai bên thường cần có chỗ đất cao để
là “tay ngai” và mặt trước đình có nước. Đó là thế đất “tụ thuỷ” (nước tụ hội).
Mà đất tụ thuỷ nghĩa là “tụ linh tụ phúc”, tụ hội cả những gì may mắn. Những
câu tục ngữ về thế chọn đất làm đình như:
“ Thè lè lưỡi trai chẳng sai được nó
Khum khum gọng vó chẳng nó gì ai”.
Vị thế của đình Triều Khúc hoàn toàn phù hợp với những điều kiện trên.
Cụ thể, đình được xây trên một khu gò cao ráo, thoàng đãng, phía trước có hồ
nước là điểm “tụ thuỷ’, “tụ phúc” cho cả làng. Kiến trúc nằm trên đất cao mang
yếu tố dương hợp với hồ nước thấp mang yếu tố âm, tạo thành một thế âm
dương đối đãi mà cân bằng, điều hoà khí Trời - Đất cho muôn loài sinh sôi phát
triển.
Ngoài ra, xung quanh đình được trồng một số cây như : phượng, đa, đại…
vừa tạo cảm giác mát mẻ vừa tăng thêm vẻ đẹp cổ kính của không gian bên
ngoài. Khuôn viên bên trong đình còn có cây trúc, với cây trúc dù có bão tố đến
đâu nó cũng chỉ dạt chứ không chết. Cây trúc là biểu tượng của vũ trụ, là con
đường đi về của thần linh, bởi có những đốt như bậc thang, đồng thời trúc mang
dáng thẳng biểu thị tính ngay thẳng của con người quân tử. Trong đình còn có
cây đại hoa sứ là loại cây thiên mệnh, với những cành vào mùa lá nó vươn lên
tầm cao như hút sinh lực bầu trời để truyền xuống cho đất và nước làm cho cuộc
sống muôn loài ngày càng phát triển.
2.1.1.2. Bố cục mặt bằng
Trong hệ thống kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng cổ truyền của người Việt
nói chung hay kiến trúc ngôi đình Việt nói riêng thường thấy xuất hiện các kiểu
bố cục mặt bằng như: kiểu chữ Nhất ( ); chữ Nhị ( ); chữ tam ( ); chữ Công
( ), chữ Đinh ( ) hay kiểu nội công ngoại quốc ( ).
Đình Triều Khúc nằm trong cụm di tích lịch sử – văn hoá: Đình - Đền –

Chùa Triều Khúc, là nơi hội tụ của các tín ngưỡng, tôn giáo cổ tạo nên một
không gian văn hoá đặc sắc. trong đó đình Triều Khúc là hợp thể của các đơn
nguyên kiến trúc như: nghi môn, phương đình, hai dãy nhà giải vũ, đại đình và
hậu cung.
Nhìn một cách tổng thể từ ngoài vào, trước mặt đình là một cái hồ và một
cái sân rộng, tiếp đến là nghi môn là ngôi nhà bằng gạch 3 gian kiểu vì giá
chiêng.
Tiếp theo nghi môn là một khoảng sân rộng, tiếp đến là một toà phương
đình hai tầng 8 mái. đỡ các mái nhỏ bên trên là 4 kẻ chạy dài từ cột cái tới nóc
mái, 4 mái dưới được đỡ bằng những kẻ dài ăn mộng vào cột cái qua cột hiên,
trên kẻ dặt một ván gỗ dày để đỡ hoành.
Dọc hai bên của kiến trúc này có 2 sân gạch nhỏ, qua sân là 2 dãy giải vũ
3 gian nằm song song với phương đình. Nhà giải vũ được làm đơn giản kiểu kèo
quá giang.
Đại đình là kiến trúc lớn gồm 5 gian nhà lợp ngói ta theo kiểu tường hồi
bít đốc. Kiến trúc các bộ vì được làm theo lối chồng rường giá chiêng.
Hậu cung là một ngôi nhà 3 gian dọc, được nối với gian giữa Đại đình tạo
nên kiến trúc hình chữ “Đinh” ( ).
2.1.2. Các đơn nguyên kiến trúc.
2.1.2.1. Nghi môn
Cũng như đình ở các nơi khác, nghi môn là kiến trúc không thể thiếu
được của đình. Tuy nhiên, nghi môn của đình Triều Khúc hiện nay là kiến trúc
được xây dựng lại trong thời gian gần đây. Theo như lời các cụ cao niên của
làng và theo các tài liệu của địa phương thì nghi môn cũ bị bom Pháp bắn phá.
Còn nghi môn hiện nay là một nếp nhà ghạch 3 gian kiểu vì giá chiêng. Chính
giữa nhà được xây tường cao tới nóc mái và chạy suốt ba gian nhà. Trên tường
mở hai cửa nhỏ và một cửa lớn để làm lối ra vào trong di tích. Trên hai bức
tường hồi đắp nổi, con nghê, cột trụ xây gạch to cao, trên mái có hai con rồng
chầu mặt trời. Đôi rồng này mới được làm lại, với những nét tạo tác giống với
rồng ở nhiều di tích được xây dựng gần đây. Về nghệ thuật, đôi rồng này không

có gì tiêu biểu nhưng về ý nghĩa rồng là đại diện cho quyền lực, cho sức mạnh,
cho sự linh thiêng, vì vậy nó là đề tài xuất hiện nhiều nhất trong các di tích tôn
giáo, tín ngưỡng của người Việt, làm tăng vẻ linh thiêng cho di tích. Ngoài ra
hai bên nghi môn còn được trồng các loại cây thiêng. Tất cả đã góp phần làm
nên sự bề thế và cổ kính cho di tích.
Nghi môn ngoài giá trị về giới hạn không gian của kiến trúc nó còn mang
nội dung ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong những đơn nguyên cấu thành
nên di tích. Nghi môn được coi như dấu ấn báo hiệu và khẳng định về vị thế của
ngôi đình, nó trở thành một tụ điểm có thể quan sát và nhận thấy từ xa, nó báo

×