Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội Tiên Công ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 35 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................ 4
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT THỊ XÃ QUẢNG YÊN VÀ LỄ HỘI TIÊN CÔNG 5
1.1.Tổng quan về thị xã Quảng Yên ................................................................ 5
1.1.1.Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................ 5
1.1.2.Kinh tế ................................................................................................ 6
1.1.3.Văn hóa xã hội .................................................................................... 6
1.2.Đôi nét về lễ hội Tiên Công ....................................................................... 7
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI TIÊN CÔNG Ở THỊ XÃ QUẢNG YÊN,
TỈNH QUẢNG NINH HIỆN NAY .................................................................. 11
2.1. Diễn trình của lễ hội ............................................................................... 11
2.1.1. Phần lễ.............................................................................................. 11
2.1.2.Phần hội ............................................................................................ 16
2.2.Những giá trị của lễ hội Tiên Công.......................................................... 17
2.2.1. Lễ hội Tiên Công đề cao giá trị của con ngƣời ................................. 18
2.2. 2. Kho tàng tri thức dân gian ............................................................... 19
2.2.3. Giáo dục truyền thống và đạo đức .................................................... 20
2.2.4. Sự hòa trộn giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian.................. 21
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM BẢO TỒN, PHÁT
HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA LỄ HỘI TIÊN CÔNG ..................... 25
3.1.Trong công tác quản lý lễ hội .................................................................. 25

1


3.2.Đề ra mục tiêu xây dựng nếp sống văn hóa mới trong tổ chức lễ hội Tiên


Công ............................................................................................................. 27
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 30
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 31

2


Ở ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ hàng trăm năm nay, lễ hội Tiên Công vùng “Tứ xã” là lễ hội mùa xuân
lớn nhất ở khu vực thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Các lão nông khi đạt
tuổi thọ 80 sẽ đƣợc con cháu mừng thọ rƣớc lên Miếu Tiên Công ở xã Cẩm La
yết cáo và bái tạ tổ tiên.
Là một ngƣời con của mảnh đất Quảng Yên, từ nhỏ mỗi khi tết đến xuân
về, lũ trẻ chúng tôi luôn háo hức chờ đọi ngày hội Tiên Công, đó là ngày chúng
tôi đƣợc hòa mình vào không khí tƣng bừng của hội làng, đƣợc tham gia vào các
trò chơi dân gian nhƣ: đánh đu, chọi gà, đập niêu đất... từ ngày đó đến khi lớn
lên, tình yêu đối với lễ hội ấy, tình yêu với quê hƣơng luôn in sâu và thƣờng trực
trong tâm hồn tôi. Tôi luôn muốn làm một điều gì đó nhỏ bé cho quê hƣơng
mình, tôi muốn đƣa hình ảnh quê hƣơng của mình đến với những bạn bè của tôi,
hay xa hơn nữa là bạn bè trên khắp cả nƣớc và nƣớc ngoài. Là một sinh viên của
khoa Di sản văn hóa, tôi luôn yêu thích nghiên cứu khoa học, vì nghiên cứu
khoa học là cơ hội để chúng tôi thực hành, áp dụng các lý thuyết mình đã đƣợc
học trên ghế nhà trƣờng, đồng thời cũng giúp chúng tôi trau dồi kiến thức từng
bƣớc hoàn thiện bản thân, phục vụ tốt cho công tác chuyên môn. Chính vì thế,
tôi đã chọn đề tài: “Những giá trị văn hóa tiêu biểu của lễ hội Tiên Công ở thị
xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài tiểu luận của mình . Tôi hy vọng
những gì mình viết trong bài viết này sẽ góp phần bảo tồn và phát huy những
giá trị văn hóa vô cùng quý giá của lễ hội “có một không hai” trên cả nƣớc, phần

nào khắc phục những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý bảo tồn bảo, tàng lễ
hội này..
2. Mục đích nghiên cứu
-

Nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng lễ hội Tiên Công ở thị xã Quảng

Yên, tỉnh Quảng Ninh.

3


Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Tiên

-

Công trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tƣợng nghiên cứu: Lễ hội Tiên Công

-

Phạm vi nghiên cứu: Lễ hội tiên Công ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh

vào ngày 07/1 âm lịch của “ Tứ xã đảo”, Quảng Yên, Quảng Ninh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp chung: sử dụng phƣơng pháp điền dã; phƣơng pháp
nghiên cứu tƣ liệu, phƣơng pháp lịch sử…

5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, bài tiểu luận
đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Khái quát về thị xã Quảng Yên và lễ hội Tiên Công
Chƣơng 2: Thực trạng lễ hội Tiên Công ở thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh hiện nay.
Chƣơng 3: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm bảo tồn và phát huy những
giá trị tốt đẹp của lễ hội Tiên Công

4


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT THỊ XÃ QUẢNG YÊN VÀ LỄ HỘI TIÊN CÔNG

1.1.Tổng quan về thị xã Quảng Yên
1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.Vị trí địa lý
Quảng Yên là một thị xã ven biển nằm ở phía tây nam của tỉnh Quảng
Ninh, thuộc Vùng Đông Bắc Bộ, Việt Nam. Ngày 25 tháng 11 năm 2011, Chính
phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP, tái lập thị xã Quảng Yên
trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Yên Hƣng,
thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Thị xã Quảng Yên nằm ven biển nằm thuộc phía tây nam của tỉnh Quảng
Ninh, có tọa độ địa lý20o45'06 - 21o02'09 độ vĩ Bắc. và 106o45'30 - 106o0'59 độ
kinh Đông. Phía đông giáp với thành phố Hạ Long và Vịnh Hạ Long, phía tây
giáp huyện Thủy Nguyên, thuộc địa phận củathành phố Hải Phòng, phía nam
giáp với huyện Cát Hải, cũng của thành phố Hải Phòng, ở phía bắc giáp thành
phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ.
1.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Quảng Yên có đặc điểm địa hình và đất đai của một đồng bằng cửa
sông ven biển, có tiềm năng lớn về phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ
sản. Đất đại tại Quảng Yên nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm đất chính
là đồng bằng, đồi núi và đất bãi bồi cửa sông. Trong đó, Đất đồng bằng chiếm
44,% diện tích, gồm chủ yếu là đất phù sa cổ và đất phù sa cũ nằm trong đê.
Vùng Đồi núi chiếm 18,3% diện tích, phân bố ở khu vực phía Bắc, bao gồm chủ
yếu là các loại đất feralit vàng đỏ trên đá macma axit và đất feralit nâu vàng,
xám vàng trên các đá trầm tích phiến thạch, sa thạch, đá vôi. Đất bãi bồi cửa
sông, ven biển gồm các loại đất mặn và đất cát chiếm 37,1% diện tích, phân bố
ở các khu vực ven biển và cửa sông.
5


Quảng Yên có khí hậu đặc trƣng của vùng ven biển Miền Bắc Việt
Nam, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Thời tiết nơi đây phân hóa
thành 2 mùa gồm mùa hè nóng ẩm và mƣa nhiều, trái ngƣợc là mùa đông lạnh
và khô. Trong đó, Mùa hè thƣờng bắt đầu từ tháng 5 đếntháng 10, Mùa
đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ
23 đến 24oC, Số giờ nắng trung bình 1700 - 1800 h/năm. Lƣợng mƣa trung bình
hàng năm gần 2000 mm, cao nhất có thể lên đến 2600 mm. Mùa mƣa kéo dài
từ tháng 5 đến tháng 10 tập trung 88% tổng lƣợng mƣa cả năm, số ngày mƣa
trung bình hàng năm 160 - 170 ngày. Độ ẩm không khí hàng năm khá cao, trung
bình 81%, cao nhất vào tháng 3, 4 lên tới 86%, và thấp nhất 70% vào tháng
10, tháng 11. Với những lợi thế về thời tiết, Khí hậu Quảng Yên rất thuận lợi
cho sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp và phát triển du lịch.
1.1.2. Kinh tế
Năm 2012, Do thời tiết nắng nóng, mƣa lớn thất thƣờng nên tình hình nuôi
trồng thuỷ sản trên địa bàn thị xã Quảng Yên gặp nhiều khó khăn [7]. Tuy nhiên,
Sản lƣợng nuôi trồng thuỷ sản đạt hơn 5.680 tấn, trong đó sản lƣợng tôm nuôi
đạt hơn 2.300 tấn.

Tình hình kinh tế xã hội 8 tháng đầu năm 2012, tren địa bàn thị xã Quảng
Yên, gặp nhiều khó khăn, do ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nên số
thu thực hiện thấp. Do vậy, khả năng hụt thu ngân sách trong năm 2012, là 4,568
tỷ, tăng thu thuế vãng lai là 4 tỷ đồng, thu tiền thuê đất tăng 1 tỷ đồng và một số
chỉ tiêu thu khác đạt 1,56 tỷ đồng. Tính đến hết tháng 10, tổng thu ngân sách nhà
nƣớc trên địa bàn đạt trên 208 tỷ đồng. Tất cả các khoản thu đều vƣợt kế hoạch,
trong đó Thu ngân sách nhà nƣớc đạt trên 109 tỷ đồng, thu ngoài cân đối ngân
sách đạt trên 99 tỷ đồng.
1.1.3.

Văn hóa xã hội

Quảng Yên đƣợc đánh giá là một vùng đất có nhiều tiềm năng để phát
triển du lịch, bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp, Quảng Yên còn sở hữu
6


khá nhiều di tích, danh thắng và các lễ hội truyền thống đặc sắc. Hơn thế nữa,
nơi đây còn lƣu giữ đƣợc không gian yên tĩnh, thanh bình của một làng
quê nông nghiệp thuần khiết. Tuy nhiên, du lịch Quảng Yên vẫn ở dạng tiềm
năng, chƣa trở thành điểm dừng chân của khách du lịch trong và ngoài nƣớc...
Địa bàn Thị xã Quảng Yên có khoảng hơn 200 di tích lịch sử văn hoá, trong đó
có 1 di tích cấp quốc giađặc biệt, 38 di tích quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh.
Quảng Yên còn có khá nhiều các lễ hội, trong đó có 3 lễ hội lớn đƣợc tổ
chức hàng năm, như Lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội Xuống đồng.
Vào mùa xuân, ở Quảng Yên có khoảng 20 chùa làng mở hội, 30 từ đƣờng tổ
chức ngày ra cỗ họ với tính chất nhƣ một lễ hội của dòng họ... không chỉ là vùng
đất gắn với các di tích lịch sử văn hoá, Quảng Yên còn đƣợc biết đến với nghề
thủ công đan ngƣ cụ truyền thống, tập trung tại vùng quê Hƣơng Học, Nam Hoà
với nhiều nghệ nhân sống bằng nghề...Một số di tích quan trọng nhƣ đình Phong

Cốc, miếu Tiên Công, bãi cọc Bạch Đằng, Cây Lim Giếng Rừng, đình Trung
Bản...đã đƣợc xếp hạng quốc gia, đó là tiềm năng cho ngành du lịch của thị xã
phát triển.
1.2. Đôi nét về lễ hội Tiên Công
Theo truyền thuyết, bia ký và gia phả của các dòng họ, năm Thiệu Bình thứ
nhất (1434) có 17 vị Tiên Công là ngƣời cùng quê ở vùng Đầm Sét, Đồng Lầm,
phƣờng Kim Hoa, phủ Phụng Thiên, thành Thăng Long, (nay thuộc phƣờng Kim
Liên-Hà Nội) đã tới đây khai thác lập nên phƣờng Bồng Lƣu, sau thành xã Bồng
Lƣu. Từ quê cũ, các cụ vẫn sinh nhai bằng nghề cày cấy và đánh cá trên dòng
sông Cái (sông Hồng). Có nhiều ngƣời là quan lại, nho sĩ, thợ thủ công… Cùng
thời gian đó phía đông nam có hai ông Hoàng Nông và Hoàng Nênh lập nên xã
Trung Bản. Xã Trung Bản sau nhập vào xã Bồng Lƣu. Sau xã Bồng Lƣu đổi tên
thành xã Phong Lƣu và phát triển thành 4 thôn. Về sau 4 thôn lại phát triển
thành 4 xã, gọi là “Tứ xã” gồm: Yên Đông, Phong Cốc, Cẩm La và Trung
Bản… Phía nam xã Phong Lƣu, trƣớc đó có nhóm hai cụ Đỗ Độ và Đào Bá Lệ
7


cầm đầu một vạn chài đánh cá trên vịnh Hạ Long tụ lại chiêu tập ngƣời quai đê
lấn biển lập nên xã Lƣơng Qui, nay là xã Liên Hoà. Phía tây nam, hai cụ Hoàng
Kim Bảng và Đồng Đức Hấn lập nên xã Vị Dƣơng, nay là xã Liên Vị. Phía tây
bắc, tiếp sau có cụ Phạm Nhữ Lãm lập nên xã Hải Triều, nay là thôn Hải Yến xã
Yên Hải. Nhƣ vậy, có đƣợc vùng Hà Nam ngày nay, trƣớc hết là nhờ công lao
của 24 vị Tiên Công kế tiếp nhau khai sáng đồng điền để lại di sản đất đai cho
hậuthế.
Theo Gia phả họ Nguyễn Thực, Nguyễn Nghệ là Gia phả sớm nhất ở xã Yên
Hải viết lại vào thời Cảnh Hƣng (1740-1786) thì năm 1434, để xây dựng đất
nƣớc, vua Lê Thái Tông (1434-1442) tiếp tục mở rộng kinh thành Thăng Long,
đã hạ chiếu khuyến dân dời đi chỗ khác làm ăn sinh sống. Họ đi đến đâu đƣợc
phép thấy đất hoang thì khai khẩn, lập nên làng mạc đến đó. 17 cụ đã rủ nhau

cùng xuôi thuyền dọc sông Hồng, qua sông Bạch Đằng; đến cửa biển trấn An
Bang thì gặp bãi sú vẹt rừng ngập mặn. Nơi đây cửa sông Bạch Đằng lộng gió,
sóng vỗ trắng xoá lƣng trời mở rộng ra xa khơi. Nhìn lại đằng sau thấy cảnh
sông nƣớc mênh mang màu phù sa đỏ láng từ phía thƣợng nguồn đổ xuống cùng
với màu thuỷ triều xanh biếc của biển dâng lên giao nhau, từng đàn cá ăn nổi
nhƣ sao sa, họ đã dừng lại để quăng chài, tung lƣới. Cuộc sống neo trên ngọn
sóng. Thế rồi, trong một đêm mƣa, chợt nghe tiếng ếch kêu văng vẳng dƣới chân
mây. Đoán biết nơi này có thể có nƣớc ngọt, các cụ đã rẽ rừng sú tìm theo; thì
gặp ngay một gò bãi cao um tùm cỏ sậy, năn lác, giữa có một hố sâu đầy nƣớc.
Mọi ngƣời nếm thử thấy rõ ràng nƣớc ngọt và cùng nhau uống cho thoả cơn
khát. Họ reo vui và bàn tính chuyện cắm thuyền dừng lại. Sau đó đã đắp đê, khai
khẩn đất hoang lập nên hƣơng ấp đầu tiên. Bến thuyền đầu tiên đã đón những
cánh buồm từ kinh thành, từ những phƣơng trời xa xôi tới đậu.
Theo bằng sắc Khải Định thứ 9 (1925), các Tiên Công khi mới đặt chân
xuống đây đã có 5 ngƣời là Quốc Tử giám sinh và 3 ngƣời đỗ Hiệu sinh. Trong
đó có nhiều cụ là anh em ruột nhƣ các cụ họ Vũ, họ Nguyễn, họ Lê. Gia phả họ
8


Vũ để lại ghi rõ buổi đầu các cụ khai căn ở Yên Đông. Sau 3 năm khai phá đƣợc
một khoảnh đất ở Bồng Lƣu khoảng 100 mẫu xung quanh Hồ Mạch. Đến thời
Hồng Đức, ruộng bao trƣng thu thuế là 300 mẫu lập thành 1 xã 4 thôn. Đến năm
Hồng Đức thứ 2 (1472), sau 44 năm số ruộng đã lên tới hơn 1599 mẫu với số
nhân đinh gần 650 ngƣời. Qua 570 năm (1434 – 2004), vùng đất bãi triều hoang
vu thời Hậu Lê trong bàn tay và trí tuệ tạo dựng của những cƣ dân thành Thăng
Long và bao thế hệ con cháu của họ cùng với cộng đồng ngƣời Việt các nơi thấy
“đất thơm cò đậu” kéo về… Những mảnh ruộng đầu tiên đã trở thành vùng làng
đảo Hà Nam với 9 230 ha, có những cánh đồng thẳng cánh cò bay nằm trong
vòng 34 km đê biển kiên cố đƣợc lát mái kè đá, xây tƣờng chắn sóng bao quanh
vững chắc. Ngoài ra còn có hàng trăm ha sông ngòi, đầm nƣớc ngọt nuôi trồng

thuỷ sản. Từ những ngƣời đầu tiên quyết chí chinh phục thiên nhiên, đƣơng đầu
với sóng gió, nắng mƣa, bão dông, giặc giã… đến hiện tại, Hà Nam có 8 xã với
gần 6 vạn dân cùng hàng vạn ngƣời đã toả đi xây dựng các vùng kinh tế mới:
Phƣơng Nam (Uông Bí), Hà An, Sông Khoai (Yên Hƣng), Đại Yên, Hoành Bồ,
TP Hạ Long…
Vào năm 1470 khi vua Hồng Đức lên ngôi, nơi đây đƣợc ghi vào sơ đồ địa
chính của quốc gia với tên là xã Phong Lƣu (gồm cả 03 thôn Cẩm La, Yên Đông
và Phong Cốc). Năm 1804, để tƣởng nhớ công lao của 17 ngƣời dân đầu tiên
đến đây, nhân dân trong vùng đã lập miếu thờ gọi là Miếu Tiên Công. Miếu
đƣợc xây dựng trên một khu đất cao rộng ở thôn Cẩm La (nay là xã Cẩm La,
huyện Yên Hƣng, tỉnh Quảng Ninh). Cùng với thời gian, miếu đã trở thành nơi
sinh hoạt tín ngƣỡng của nhân dân trong vùng.
Lễ hội Tiên Công diễn ra vào ngày mùng 06 và mùng 07 tháng giêng âm
lịch hàng năm. Đây là thời gian cƣ dân đã cấy xong vụ lúa chiêm, bƣớc vào thời
kỳ trồng màu và cũng là khoảng thời gian ngƣời dân đảo Hà Nam chuẩn bị ra
quân làm thủy lợi, sửa sang mƣơng máng, bồi đắp đê điều. Theo gia phả của họ

9


Dƣơng và họ Bùi để lại thì ngày 07 tháng giêng chính là ngày các Tiên Công tìm
thấy mạch nƣớc ngọt trên đảo và quyết định quai đê lấn biển lập làng.
Lễ hội Tiên Công gắn liền với đời sống của nhân dân trong xã và đƣợc tổ
chức đều đặn hàng năm qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên do ảnh hƣởng của hoàn
cảnh lịch sử trong thời kỳ chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, lễ hội đã bị
giản lƣợc đi rất nhiều.
Năm 1962 huyện ủy xã Yên Hƣng phát động phong trào làm thủy lợi, khai
hoang lấn biển nên đã chủ trì tổ chức lễ hội vào ngày mùng 7 tháng giêng. Trong
lễ hội, có tổ chức triển lãm sản vật độc đáo của khu vực và rƣớc bằng kiệu, có
buổi sinh hoạt thơ ca ngợi thiên nhiên, con ngƣời vùng đảo Hà Nam, lễ hội còn

tô chức mít tinh biểu dƣơng lực lƣợng các ngành. Các trò chơi trong ngày hội
có: cắm trại, đánh đu, chọi gà…Việc tổ chức lúc này chỉ thiên về phần hội, ít
quan tâm đến phần lễ do phần lễ đƣợc cho là có các thủ tục rƣờm rà không quan
trọng.
Trong những năm tiếp theo từ 1962 đến năm 1964 lễ hội vẫn đƣợc tổ chức
thƣờng niên. Nhƣng đến năm 1965, do ảnh hƣởng cuộc chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ, để bảo đảm an toàn cho nhân dân tham gia lễ hội vì thế mà lễ hội
không đƣợc tổ chức trong một khoảng thời gian.
Vào năm 1980, lễ hội bắt đầu đƣợc khôi phục lại dần bằng việc các cụ ông
80 tuổi đƣợc lên miếu tế tổ, ý nghĩa là báo cho tổ tiên biết mình đã đạt tuổi ngọc.
Lúc này lễ vật rất đơn giản chỉ là một nhành cau, cơi trầu không có các hình
thức rƣớc đình đám. Về sau này, khi điều kiện kinh tế đã phát triển hơn thì các
gia đình tổ chức lễ thƣợng thọ cho những cụ cao tuổi với nhiều nghi thức và lễ
vật. Trƣớc đây thì tuổi qui định để các cụ ông đƣợc làm lễ thƣợng thọ là 60 tuổi
đƣợc coi tƣơng đƣơng với bậc tú tài, 70 tuổi gọi là cử nhân, 80 tuổi là tiến sĩ.
Riêng tiến sĩ đƣợc rƣớc rất long trọng có cả võng lọng. Ngày nay, các cụ đạt
thƣợng thọ 80, 90, 100 tuổi mới đƣợc làm lễ thƣợng thọ. Lễ hội đƣợc tổ chức
chung cho cả 04 xã gồm xã Phong Hải, xã Yên Hải, xã Phong Cốc và xã Cẩm
La.
10


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG LỄ HỘI TIÊN CÔNG Ở THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH
QUẢNG NINH HIỆN NAY

2.1. Diễn trình của lễ hội
Lễ hội Tiên Công bao gồm hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. phần
lễ đƣợc tiến hành trƣớc từ ngày mùng 6 âm lịch và kéo dài sang ngày mùng 7,
còn phàn hội bắt đầu vào ngày mùng 7 song song với các hoạt động lễ trong

ngày hôm đó.
2.1.1. Phần lễ
Phần lễ bao gồm hai phần : phần lễ tại miếu Tiên Công và phần lễ tại gia
đình.
 Tại miếu Tiên Công
Phần lễ tại miếu Tiên Công đƣợc diễn ra trong hai ngày mùng 06 và mùng
07 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Trƣớc đây, cƣ dân trên đảo Hà Nam nhất là bốn xã Cẩm La, Phong Cốc,
Yên Hải và Trung Bản( hiện nay xã Trung Bản đã tách ra chỉ còn 4 xã là Phong
Cốc, Phong Hải, Cẩm La, Yên Hải) khi chuẩn bị ăn tết Nguyên Đán cũng đồng
thời chuẩn bị cho ngày hội miếu Tiên Công. Từ 30 tết, miếu thờ Tiên Công đã
đƣợc sửa sang, mở cửa ngày đêm để con cháu Tiên Công xa gần về thắp hƣơng
cúng bái tƣởng niệm Tiên Công. Toàn bộ không gian trong miếu đƣợc trang trí
sửa sang cẩn thân, tƣờng đƣợc quét lại vôi màu, các khánh tiết đƣợc trang hoàng
và sơn sủa lại, sắp xếp cẩn thận. Các vị tiên thứ chỉ, chức sắc trong xã họp bàn
chuẩn bị cho lễ tế Tiên Công. Hiện nay, ban tổ chức lễ hội đƣợc thành lập, gồm
15 ngƣời với thành phần là chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, đại diện của ban mặt
trận, công an, ban văn hóa…Ban tổ chức chia các tiểu ban nhỏ nhƣ: ban tế lễ,
ban an ninh, ban hậu cần, ban khánh tiết…Mỗi tiểu ban đƣợc phân công từng
nhiệm vụ riêng. Còn các gia đình có cụ Thƣợng (tức là các cụ già đạt thọ 80, 90,
11


100 tuổi) họp bàn gia đình chuẩn bị lễ khao thƣợng thọ và rƣớc các cụ lên miếu
Tiên Công để lễ tổ tiên trong ngày hội.
Tối ngày mùng 06 tháng Giêng ban tổ chức thƣờng tập trung bên ban thờ
Thập cửu Tiên Công làm lễ cáo yết các vị tổ tiên, chủ tế đại diện cho ban tổ
chức trình báo với tổ tiên xin tổ chức Lễ Tiên Công, đồng thời làm lễ tắm tượng,
diễn các tục hèm ( diễn lại tích quai đê lấn biển của các vị Tiên Công trƣớc kia)
,chọn ban tế lễ làm lễ cáo yết cho các cụ thƣợng thọ vào ngày chính hội đồng

thời kiểm tra lại các khâu chuẩn bị lễ tế trong ngày hội hôm sau nhƣ: chủ tế, ban
nhạc lễ, ngƣời viết văn tế…Lại chọn bốn cụ Thƣợng 80 tuổi khỏe mạnh, gia
đình phƣơng trƣởng để thay mặt các cụ Thƣợng thực hiện nghi thức đắp đê
tƣợng trƣng làm lễ động thổ và đánh vật trong ngày hội.
Đồng thời dƣới Nghè ngay cạnh miếu Tiên Công( nghè thờ 1 ông nghè đỗ
đạt, mất vào giờ thiêng, tƣơng truyền nghè rất linh, nên ngƣời dân xung quanh
có con đi thi thƣờng đến đây cầu xin để mong đỗ đạt ), tại đây các hoạt động
cúng tế đƣợc diễn ra, ngoài ra còn có Hát chèo thuyền- hát mời linh hồn của tổ
tiên về chứng giám, thụ lễ của con cháu dâng tế.
Các nghi thức lễ ngày mùng bảy, chủ yếu là phần lễ cáo yết của gia đình có
cụ thƣợng đƣợc đƣa lên miếu. các gia đình có cụ thƣợng sẽ lần lƣợt đƣa cụ vào
trong làm lễ cáo yết với tổ tiên, cám ơn tổ tiên đã ban phƣớc thọ, đồng thời cầu
xin thêm thọ, an khang thịnh vƣợng cho con chàu trong gia đình dòng họ. sau
khi làm lễ xong, 4 cụ thƣợng khỏe mạnh đã đƣợc chọn từ tối hôm trƣớc, tiến ra
sân, vái trời đất và làm lễ động thổ, diễn tả lại hoạt động quai đê lấn biển của các
vị tiên công trƣớc kia. Sau lễ rƣớc, các cụ kế bƣớc vào Miếu đƣờng bái lạy Tiên
Công. Các ông văn trịnh trọng đọc bài văn tế tạ ơn công đức 17 vị Tiên Công,
cầu cho “nhân khang vật thịnh”, ruộng đồng “phong đăng hoả cốc”, “Quốc thái
dân an”. Phần lễ hết nửa buổi sáng. Phần hội tiếp theo. Lệ cổ có trò đánh vật mở
đầu: bầu hai Cụ Thƣợng còn khoẻ mạnh đánh vật tƣợng trƣng, rồi mỗi cụ vác
một hòn đất đã xẻ sẵn đắp vào nền Miếu (thể hiện truyền thống đắp đê lấn biển).
12


Từ ngày đó các làng xã mới đƣợc động thổ, đào móng làm nhà, ra quân làm thuỷ
lợi… Nay trò này đã đƣợc khôi phục trong Lễ hội. Những hoạt động này nhằm
cầu cho mùa màng tƣơi tốt, những chuyến đi biển nhiều tôm cá, biểu thị sức
mạnh và tinh thần thƣợng võ của cƣ dân vùng biển Hà Nam.
 Tại gia đình:
Tại gia đình các cụ Thƣợng, từ những ngày trƣớc tết con cháu đi làm ăn xa

hay ở gần đều về nhà đầy đủ, quây quần. Cả gia đình họp nhau từ những ngày
trƣớc tết để bàn tổ chức lễ cho bố mẹ lên thƣợng thọ, từ kinh phí, đặt các khánh
tiết, thuê đám rƣớc, làm cỗ. tùy vào điều kiện từng gia đình,mà tổ chức to hay
nhỏ. Các gia đình dựng rạp trƣớc đó hai ngày, trang trí bàn thờ, nhà cửa, thƣờng
treo đại tự, câu đối chúc thọ cụ Thƣợng và gia đình, bày án gian ngũ quả, đặt
con Long mã. “con Long mã (con vật giúp dân trị thủy) đƣợc kết bằng hoa quả
là điểm nhấn của ban thờ. Đầu long mã xếp bằng quả đu đủ, thân bằng quả
chuối, chân bằng hoa chuối, đuôi bằng hoa cây sập chim (loại cây dùng để bẫy
chim, có hoa mọc thành từng chuỗi dài giống hoa mây). Quả đu đủ không đƣợc
to quá cũng không đƣợc nhỏ quá, không quá xanh và cũng không quá chín, quả
đủ đủ đạt tiêu chuẩn là gọi là quả đu đủ “ràu ràu”. Còn những nải chuối để xếp
làm thân long mã là chuối lá, các nải chuối quả phải đều nhau, chuối già nhƣng
không chín. Một quả na làm mũi, hai quả cau làm mắt, quả hạt tiêu làm răng
nanh. Con long mã mang ý nghĩa nhắc nhở con cháu truyền thống trị thủy của
cƣ dân đảo Hà Nam.” Ngoài ra, các gia đình còn làm các loại bánh truyền thống
nhƣ: bánh trƣng, bánh gio, bánh ngọt,…, các món ăn ngon cúng gia tiên, các gia
đình khá giả còn mời họ hàng thân tộc, làng xóm ăn uống vui vẻ.
Các cụ Thƣợng mặc áo thọ bằng vải lụa ( do con cháu đặt may từ trƣớc tết),
sau lƣng thêu chữ thọ lớn, ngồi trên một ghế ngai bằng gỗ phủ vải hoa. Trong cả
ngày và tối mùng 06 tháng giêng, Con cháu, họ hàng, xóm láng, bằng hữu... đến
mừng, từng hàng đứng trƣớc Cụ Thƣợng. Ngƣời trịnh trọng dâng lễ, kẻ kính cẩn
tung hô, chắp tay quì lạy. Cho nên dân gian vùng này có câu “một lễ sống bằng
13


một đống lễ chết” là thế. Ai nấy tay bắt mặt mừng, thật là cảm động. Sau đó mọi
ngƣời cùng dự tiệc chia lộc Thọ với Cụ Thƣợng và gia đình. Chí ít cũng phải
nhận một chén rƣợu lấy lộc, lấy may đầu xuân! Sau đó cụ thƣởng phong bao đỏ
cho con cháu, chiếc phong bao mang ý nghĩa ban thọ cho con cháu. Con cái cụ
Thƣợng thƣờng đọc bài văn truy ơn cha mẹ, hứa với cha mẹ sẽ ăn ở hiếu thảo,

hòa thuận trong gia đình, làng xóm.
Lễ rước cụ thượng:
Sáng ngày mùng 07 tháng giêng các gia đình tổ chức lễ rƣớc cụ Thƣợng lên
miếu Tiên Công. Đám rƣớc các cụ Thƣợng lên miếu lễ tổ tiên đƣợc chuẩn bị từ
rất sớm và bắt đầu xuất phát từ gia đình. Hiện nay, một số dòng họ lớn trong
vùng đã tổ chức rƣớc chung, lúc này công việc tổ chức đƣợc toàn bộ chức sắc
trong họ đứng lên lãnh đạo tổ chức đoàn rƣớc, đoàn rƣớc sẽ bắt đầu rƣớc từ nhà
thờ tổ dòng họ đó.
Trƣớc đây, đi đầu đoàn rƣớc là hai hàng cờ ngũ sắc, nếu đoàn đi về hƣớng
Đông thì cờ xanh đi đầu, hƣớng Tây thì cờ trắng đi đầu, hƣớng Bắc thì cờ tím đi
đầu, hƣớng Nam thì cờ đỏ đi đầu. Nếu dừng lại thì cờ vàng chữ Thọ. Ngƣời đi
xem hội hay các đoàn rƣớc khác cứ nhìn vào cờ của đám rƣớc khác mà điều
khiển đám rƣớc của mình. Ngày nay, qui định về cờ đi đầu đám rƣớc không còn
theo qui chuẩn nhƣ xƣa nữa. Xen vào đó là đoàn trống hội, chiêng, cùng với đôi
lân sƣ, chú tễu, con đĩ đánh bồng….tạo ra sự nhộn nhịp, không khí tƣng bừng
cho ngày hội.
Sau hàng cờ là hàng bát bửu sơn son thiếp vàng do con cháu các cụ
Thƣợng mang vác; tấm bảng chữ Thọ đƣợc con cháu khiêng, tiếp đó là tấm bảng
ghi tên, quê quán, chứng nhận cụ thƣợng của cơ quan nhà nƣớc; Tiếp đến là đội
nhạc với trống lệnh và dàn nhạc bát âm. Đi sau là các mâm lễ vật có trầu cau,
rƣợu, xôi, gà hoặc thủ lợn, hƣơng án có kết hoa và kết hình long mã. Rồi đến
võng đào của các cụ Thƣợng, các cụ thƣợng thƣờng mặc áo the khăn xếp màu
vàng hoạch xanh da trời, bên cạnh là võng đào có lọng che, các cụ khỏe mạnh
14


sẽ đi bộ bên cạnh võng cùng đoàn rƣớc, các cụ già yếu ngồi trên võng đào để
con cháu khiêng. Đi cuối cùng là hàng dọc con cháu, họ hàng thân thích. Mỗi
gia đình dòng họ nhƣ vậy đã tạo thành một đám rƣớc, các đám rƣớc nhập lại khi
đến gần miếu Tiên Công tạo nên một không khí tƣng bừng, náo nhiệt. Ngày nay,

để phù hợp với thời đại mới, nhiều cụ đƣợc con cháu đƣa rƣớc bằng xe xích lô
hoặc xe máy.
Ngƣời dân đi tham gia hội cũng hòa mình vào đoàn rƣớc, tạo nên không
khí nhộn nhịp vui tƣơi và hoành tráng cho đoàn rƣớc, mỗi đoàn rƣớc thƣờng kéo
dài cả vài trăm mét.
Vào chính Ngọ các cụ thƣợng đã đến đủ trong nhà bái đƣờng bàn thờ các vị
Tiên Công. Đến đầu giờ chiều thì đội tế thực hiện các nghi thức tế lễ chính. Đội
tế chính này do ban tổ chức lập ra từ trƣớc với khoảng 20 ngƣời (đội tế trƣớc
đây thƣờng là nam, năm 2010 lần đầu tiên chọn đội tế là nữ) Chủ tế có 01
ngƣời, có 02 thông xƣớng,04 bồi tế, 02 phân hiến, 01 đọc văn còn lại là thành
viên đội tế. Đội tế là những ngƣời đƣợc tuyển chọn kĩ càng, nhất là chủ tế. Phải
là ngƣời vợ chồng song toàn, con cái phƣơng trƣởng, gia đình có truyền thống
gia giáo, hạnh phúc. Ngày nay, do số lƣợng cụ thƣợng ngày càng đông, số lƣợng
con cháu trong gia đình lớn nên việc tế cùng giờ sẽ gây ách tắc so với không
miếu, vì vậy, việc tế lễ diễn ra song hành với phần hội, gia đình nào đƣa cụ
thƣợng đến trƣớc sẽ tế trƣớc, sau đó sẽ đƣa rƣớc cụ thƣợng về gia đình, cứ lần
lƣợt nhƣ thế cho đến hết hội.
Sau khi đội tế thực hiện các nghi lễ tế xong, các cụ Thƣợng vào miếu dâng
lễ vật và tế Tiên Công trong không khí trang trọng và thành kính. Trƣớc đây, sau
phần tế lễ sẽ đến lễ động thổ, 04 cụ Thƣợng khỏe mạnh đƣợc tuyển chọn từ
trƣớc sẽ bê 04 hòn đất vuông (cũng đƣợc chuẩn bị từ trƣớc) đặt trƣớc bàn thờ
Tiên Công sau đó diễn trò đánh vật nhằm biểu thị tinh thần đấu tranh với thiên
nhiên, tiếp tục sự nghiệp quai đê lấn biển, bảo vệ xóm làng của các Tiên Công.
Nhƣng hiện nay nghi thức này không còn nữa.
15


2.1.2.

Phần hội


Phần hội cũng đƣợc diễn ra trong hai ngày mùng 6 và mùng 7 âm lịch. Tối
ngày mùng 6 ngƣời dân trong khu vực tập trung rất về miếu Tiên Công, xung
quanh sân khấu nhỏ bên đặt phải của sân miếu, tại đây diễn ra các hoạt động văn
nghệ chào mừng nhƣ: hát đối đáp, hò biển, hát quan họ, hát đúm..... hát đúm là
cách hát đối nhau giữa một tốp nam và một tốp nữ do những nghệ sĩ là con em
trong xã biểu diễn. Đây là một hình thức diễn xƣớng dân gian đặc sắc mang đậm
dấu ấn của đất và ngƣời đảo Hà Nam. Những làn điệu hát đúm đƣợc hát trong
dịp lễ hội phản ánh tâm tƣ, nguyện vọng và cũng chính là cuộc sống thực tế
trong lao động, sản xuất của nhân dân. Đây là dịp để lớp ngƣời cao tuổi nhớ lại
những kỉ niệm ngày xƣa, còn lớp thanh niên đƣợc nghe và hiểu biết về vốn văn
hóa dân gian của địa phƣơng… các diễn viên là quần chúng nhân dân trong các
thôn xã, hoặc chính là ngƣời dân đi tham gia lễ hội. đây là cơ hội để họ giao lƣu
làm quen, trao đổi tâm tƣ tình cảm.
Các hoạt động hội diễn ra vào ngày chính hội, phần hội đƣợc diễn ra
song song cung với phần lễ, phần hội trong ngày này gồm các trò chơi dân gian
nhƣ: đánh đu, chọi gà, đấu vật, tổ tôm điếm,kéo co…ngày nay có thêm một số
trò chơi nhƣ bong chuyền, đƣợc tổ chức tại sân UBND phƣờng Phong Cốc và
các tiết mục văn nghệ đặc sắc tại sân khấu. Các trò chơi thƣờng đƣợc diễn ra
trong không khí từng bừng của ngày hội ngƣời tham gia không quá đề cao thắng
thua mà chủ yếu là tìm niềm vui và cầu may mắn đầu năm.
Trò chơi đánh đu đƣợc ban tổ chức chuẩn bị rất kỹ lƣỡng, từ những ngày
trƣớc hội, ban tổ chức cử ngƣời đi tìm chọn những cây tre to đẹp nhất để dựng
cột đu. Cột đu đƣợc dựng giữa bãi đất trống, rộng, cạnh miếu. Cây đu đƣợc cấu
tạo gồm có trụ đu, thƣợng đu, tay đu và bàn đu. Trụ đu gồm 06 cây tre lớn tạo
thành 02 bên cột trụ. Thƣợng đu làm bằng thanh tre đặt ngang nối 02 phần trụ
đu với nhau. Tay đu làm bằng hai cây tre già nhỏ vừa với tay cầm. Và đƣợc
buộc chốt chắc chắn để ngƣời chơi nắm khi đu. Bàn đu đƣợc kết bằng tre, làm
16



chỗ ngƣời chơi đứng lên. Khi đu có hai loại là đu đơn và đu đôi. Đu đôi gồm có
đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Tuy nhiên đẹp nhất, hấp dẫn và thích thú nhất
vẫn là chơi đu đôi nam nữ. Hai ngƣời lên đu quay mặt vào nhau, dùng tay vịn
thân đu, dùng sức từ đôi chân đẩy cho đu bay cao. Ngƣời chơi càng nhún mạnh,
đu càng bay lên cao. Khi cần đu lên ngang tầm với ngọn đu là lúc đu hay nhất,
ngƣời đu kết hợp nhịp nhàng nhất, nếu ngƣời chơi đu khéo, đu giỏi có khi bàn
đu còn bay qua ngọn đu một vòng. Để chơi đu ngƣời chơi phải thật bình tĩnh và
có sức khỏe và lòng dũng cảm. Ngoài ra hai ngƣời chơi đu phải có sự khéo léo
và kết hợp nhịp nhàng. Chính vì tính chất của trò đánh đu nhƣ vậy nên thu hút
đƣợc rất nhiều ngƣời muốn tham gia chơi và xung quanh cây đu lúc nào cũng
tập trung rất đông khán giả đứng xem và cổ vũ.
Bóng chuyền không phải trò chơi dân gian nhƣng cũng thu hút đƣợc rất
nhiều sự quan tâm của nhân dân. Trƣớc lễ hội, mỗi thôn đã tự lập một đội bóng
riêng, hăng say tập luyện để thi đấu với nhau trong ngày hội. Các đội đấu với
nhau theo hình thức loại trực tiếp. Đội thắng sẽ đi tiếp vào vòng trong. Đội thua
sẽ bị loại khỏi cuộc thi. Trò chơi bóng chuyền đòi hỏi phải có tinh thần đồng
đội, sức khỏe dẻo dai và sự nhanh nhẹn. Các trò chơi dân gian, hoạt động thể
thao đƣợc tổ chức trong lễ hội vừa là phù hợp với cuộc sống đƣơng đại, vừa rèn
luyện sức khỏe, nêu cao tinh thần thể dục thể thao, vừa nhằm mục đích đoàn kết
nhân dân và góp phần thỏa mãn đời sống tinh thần của ngƣời dân.
Phần hội của lễ hội là nơi giao lƣu gặp gỡ của nhân dân trong vùng cũng
là dịp để mọi ngƣời tranh tài, giải trí, tạo cho lễ hội một không khí sôi nổi, vui
vẻ là cơ sở để giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của lễ hội truyền thống.
2.2. Những giá trị của lễ hội Tiên Công
Lễ hội Tiên Công mang trong mình những giá trị văn hóa đặc sắc, tiêu biểu
cho nền văn hóa nông thôn Bắc Bộ cổ truyền.

17



2.2.1. Lễ hội Tiên Công đề cao giá trị của con người
Lễ hội Tiên Công mang những giá trị nhân văn cao đẹp. Trƣớc hết, là một
lễ hội thể hiện tín ngƣỡng thờ thành hoàng làng đặc trƣng của ngƣời Việt, mang
nhiều yếu tố tâm linh, nhƣng cái đƣợc đề cao hơn cả chính là con ngƣời, là tuổi
Thọ của con ngƣời. Đó là những cụ ông cụ bà đạt thọ, đƣợc con cháu tổ chức
rƣớc lên miếu bái tổ, đƣợc tôn trọng nhƣ bậc vua chúa. Lễ "Thƣợng thọ" có thể
bắt đầu từ lúc 60 tuổi gọi là thƣợng thọ lục tuần, lúc 70 tuổi là thƣợng thọ thất
tuần, lúc 80 tuổi là thƣợng thọ bát tuần, 90 tuổi là thƣợng thọ cửu tuần và tròn
100 tuổi thì ăn mừng lớn - gọi là bách tuế hay bách niên chi lão.
Truy ơn công đức ngƣời xƣa khai cƣơng lập ấp, Lễ hội Tiên Công chính là
“Lễ hội Rƣớc Ngƣời” đề cao tinh thần kính trọng tuổi già, “kính lão đắc thọ”.
Rƣớc Ngƣời tuổi ngọc lên tạ ơn Trời Đất, Tổ tiên, nhƣng cũng chính là nhƣ nói
nhƣ hãnh diện trƣớc họ hàng, làng tổng rằng dòng họ tôi, gia đình tôi đã đƣợc
phúc ấm!… Tuổi vàng 80 thực sự là một “kỳ thi” khó vƣợt, một quả hạnh của
những gia đình nào có đƣợc “ngôi sao chiếu thọ”.
Tuổi 80 thực sự nhƣ một đích lớn ở cuộc đời mỗi con ngƣời vùng đất này
khát vọng vƣơn lên cùng cộng đồng phấn đấu bằng lao động, bằng trí tuệ, bằng
lòng ăn ở đạo đức nghĩa nhân.
Đấy chính là khát vọng của ngƣời dân quê em đƣợc thoả nguyện! Là dấu
ấn “Thiên tƣớc”, là tấm “Huân chƣơng của Trời” đã ban cho. Không phải nhà
nào cũng có đƣợc. Nó là kết quả một đời ngƣời và cũng là giá trị trƣờng tồn của
phong tục, của văn hoá vùng đất Hà Nam!
Nếu trời định ra một năm bốn mùa và mùa xuân làm mở đầu, thì ở cuộc đời
trong 5 điều Phúc, con ngƣời cầu tuổi thọ là trƣớc hết! Xƣa nay, tuổi thọ là một
khát vọng cháy bỏng, một thứ tài sản vô giá. Có tuổi thọ, nghĩa là có sức khoẻ,
con ngƣời sẽ có tất cả và làm nên tất cả. Con ngƣời đƣợc tuổi thọ, nhƣ một con
tàu chở đầy vàng lƣớt sóng giữa đại dƣơng. Nhƣng tuổi thọ cũng không thể ai tự
ý ban phát, không thể ai cũng tự do có đƣợc! Mà do chính Trời ban trên cơ sở tự
18



thân con ngƣời rèn luyện, tu dƣỡng bằng tinh thần lao động cần cù, trí tuệ minh
thông và lòng ăn ở nghĩa nhân. Đó là một “Thiên tƣớc” dành cho Con Ngƣời.
Và ngƣời dân ở vùng quê Hà Nam đã lấy nét đẹp Bái Thọ xuất xứ từ Lễ Hội
Tiên Công làm một niềm vinh hạnh vẻ vang của các bậc cao tuổi, trở thành một
phong tục mang đầy tính nhân văn sâu sắc, Nó là kết quả một đời ngƣời, một
đỉnh cao của lòng hiếu thảo và cũng là giá trị trƣờng tồn của phong tục, của văn
hoá, tâm hồn các cƣ dân vùng đất Hà Nam:
“Trời thêm ngày tháng người thêm thọ
Xuân rạng non sông, phúc rạng nhà.”
Lễ hội còn thể hiện tính nhân văn ở chỗ nó tự thân còn là một nhu cầu sáng
tạo và hƣởng thụ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp
nhân dân. Chẳng những thế mà các hội hát, các trò chơi đấu vật, đánh đu, tổ tôm
điếm, cờ ngƣời hay đua thuyền đầu xuân đều thu hút sự tham gia đông đảo của
nhân dân với sự háo hức, tinh thần sáng tạo hết mình. Những phần hội ấy còn là
nơi con ngƣời thể hiện niềm mơ ƣớc về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc…
Và nhân văn hơn nữa là những ngƣời tổ chức và tham gia lễ hội ấy còn có
những nghĩa cử để góp phần khôi phục và duy trì lễ hội, trùng tu, bảo quản di
tích nhƣ ghi tiền công đức, đóng ghóp tiền của cho xây dựng miếu.
2.2. 2. Kho tàng tri thức dân gian
Cũng giống nhƣ các lễ hội truyền thống khác, Lễ hội Tiên Công mang giá
trị nhận thức rất lớn. Ngƣời tham gia lễ hội phần nào hiểu đƣợc lịch sử, nguồn
gốc của lễ hội, đƣợc trực tiếp cảm nhận những nét đặc sắc của lễ hội, đƣợc hòa
mình vào không khí của lễ hội truyền thống có một không hai của Việt Nam.
Lễ hội miếu Tiên Công còn là sân chơi và cơ hội để những lớp ngƣời cao
tuổi truyền dạy lại cho thế hệ trẻ những kĩ thuật, kinh nghiệm trong lao động sản
xuất, trong ngành nghề truyền thống nhƣ: đan thuyền, đan lờ,…hay dạy các làn
điệu hát đúm. Đây là cơ sở quan trọng để bảo toàn và phát triển một sản phẩm
tinh thần có giá trị của vùng đảo Hà Nam là nghệ thuật hát đúm. Hiện nay trên

19


địa bàn xã Phong Cốc, Cẩm La đã thành lập một số câu lạc bộ hát Đúm, đây là
địa chỉ để những nghệ nhân truyền dạy, bảo tồn phát huy loại hình nghệ thuật
đặc sắc này.
Hát chèo đò – đây là một thể loại hát cúng rất đặc sắc ( không phải Thể
loại dân ca đƣợc hát trong khi chèo thuyền trên sông nƣớc hay mặt biển). Nội
các bài cúng là những lời cầu khấn kính cẩn, mời các vị tổ tiên về chứng kiến
lòng thành của con cháu. Sẽ có 1 chiếc thuyền nhỏ bằng gỗ- cầu nối giữa hai thế
giới, đƣợc đặt giữa sân Nghè ( phía sau Miếu), gồm 2 mái chèo gỗ, ngƣời hát là
những ( nữ) cao niên trong làng, cầm chèo tái hiện động tác chèo đò và hát.
Ngƣời đi tham gia lễ sẽ đặt tiền và khấn vái cầu mong phƣớc lành cho năm mới.
2.2.3. Giáo dục truyền thống và đạo đức
“ Uống nước nhớ nguồn/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là truyền thống văn
hóa tốt đẹp của dân tộc ta. “Uống nƣớc” là sự hƣởng thụ thành quả vật chất và
tinh thần. “Nguồn” chỉ nguồn gốc và tất cả những thành quả mà con ngƣời đã
làm. Từ đó, ta hiểu “uống nƣớc nhớ nguồn” là lời khuyên nhủ, nhắc nhở của cha
ngƣời xƣa đối với các lớp ngƣời đi sau đang và sẽ thừa hƣởng thành quả đƣợc
tạo nên từ thế hệ ngƣời đi trƣớc. Lễ hội Tiên Công là nơi để những ngƣời con
dân vùng đảo Hà Nam thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với những vị thủy tổ,
những ngƣời có công khai sinh lập ấp, lập làng, truyền nghề, giáo dục con cháu,
xây dựng cộng đồng làng xã. Đối với mỗi ngƣời dân Hà Nam, dù đang sinh sống
công tác xa quê hƣơng nhƣng trong tâm tƣởng luôn mang theo tình yêu đối với
quê hƣơng, với vùng đất giàu truyền thống mình đƣợc sinh ra. Lễ hội là nơi giáo
dục con cháu lòng thành kính, nhớ ơn tổ tiên, không quên đi gốc gác, công lao
của cha ông.
Lễ hội là dịp để con cháu trong gia đình đoàn tụ, các cụ cao tuổi có dịp
khuyên bảo, giáo dục con cháu về truyền thống gia đình, cách sống , cách làm
ngƣời; cũng là cách giáo dục, răn dạy con cháu bổn phận ăn ở có trƣớc có sau

với ngƣời đời, với xã hội. Qua lễ rƣớc cụ thƣợng thọ đã đề cập đến tƣ tƣởng đạo
20


đức đó là kính trọng ngƣời già, yêu thƣơng, quan tâm chăm sóc ngƣời già, ông
cha ta đã có câu: “Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho” . Bởi trong xã
hội hiện đại, nhiều ngƣời con bị cuốn vào vòng xoáy kiếm tiền, họ bỏ mặc cha
mẹ mình, một số gia đình còn coi ngƣời già chính là gánh nặng, họ sẵn sàng để
cha mẹ mình sống trong cơ cực, có những hành vi làm băng hoại chuẩn mực đạo
đức nhƣ: nhốt mẹ vào nhà, bỏ đói, đánh mẹ,…đây là những hành vi cần lên án.
Và thông qua lễ hội này, ngƣời ta đề cao giá trị, vị trí của ngƣời già trong gia
đình, giáo dục đức hiếu cho con cháu.
2.2.4. Sự hòa trộn giữa văn hóa cung đình và văn hóa dân gian
Trong mỗi đám rƣớc cụ thƣợng, không thể thiếu con Long Mã. Long mã là
con ngựa rồng. Đối với Đông phƣơng, rồng là một linh vật, cùng với lân, qui,
phụng hợp thành Tứ linh. Rồng thƣờng ở trên cao, khi ẩn khi hiện trong mây,
vùng vẫy khắp không gian, biểu trƣng cho những gì có tính chất cao thƣợng,
mạnh mẽ, linh hoạt, thuộc Dƣơng, và thuộc Tiên thiên. Về không gia là trục
tung. Mã là ngựa, tuy không thuộc linh vật, nhƣng là vật rất hữu dụng trong
nhân gian, di chuyển nhanh trên mặt đất theo đƣờng thẳng ngang, chở nặng, có
sức bền bỉ, có nghĩa khí., thuộc Hậu thiên.Về thời gian là trục hoành. Vậy Long
mã tiêu biểu đầy đủ các phạm trù Âm Dƣơng, Vũ trụ, sự kết hợp của Tiên thiênHậu thiên, và cuộc tiến hóa của vạn vật (ngựa hóa rồng). Hình tƣợng Long Mã
trong lễ hội Tiên Công còn mang biểu trƣng cho sức mạnh, ý chí quật cƣờng
khát vọng chế ngự thiên nhiên, vững vàng trong nắng mƣa, gió bão của thiên
nhiên của cƣ dân vùng đảo Hà Nam.
Không gian văn hóa của lễ hội mang màu sắc tổng hòa giữa dân gian và
cung đình. Dân gian quê tôi kể rằng: Ngày xƣa, mỗi độ tết đến xuân về, khôn
nguôi nhớ chốn kinh thành, nhớ những hội hè, đình đám... nên các cụ ta đã với
các bô lão tuổi tác cao nhất trong làng xã trộm đóng y phục giống nhƣ đức vua
ngồi lên võng đào, kiệu rồng để con cháu xúm lại nghinh rƣớc lên Miếu đƣờng

và bày soạn vật phẩm tế lễ. Không khí diễn ra nhƣ thể ở triều đình, cũng hai bên
21


“bát biểu”, lọng che, cũng phƣờng nhạc bát âm, trống khẩu cầm nhịp, cũng hát
xƣớng ca ngâm... Dần dà, đã hình thành một Lễ hội Rƣớc Ngƣời. Trang phục
cho các cụ thƣợng thƣờng sử dụng áo the màu vàng và màu xanh da trời, ngày
xƣa, màu vàng là màu chỉ dành riêng cho vua, màu xanh là màu của quan lại.
Cách bài trí không gian cũng mang đậm màu sắc cung đình. Một diều hiếm gặp
trong các lễ hội dân gian truyền thống. Màu sắc dân gian thể hiện trong các trò
chơi nhƣ: đánh đu, đấu vật, cờ ngƣời, đập niêu đất,…; trong những đoàn rƣớc ta
cũng dễ dàng bắt gặp những hình tƣợng đặc trƣng của văn hóa dân gian nhƣ:
chú tễu, con đĩ đánh bồng, lân sƣ,……tất cả tạo nên bức tranh đa sắc màu của
Lễ hội Tiên Công.
Trong lễ hội có rất nhiều loại hình nghệ thuật dân gian mang giá trị văn hóa
cao nhƣ: hát đúm, hát chéo đò, hát quan họ,…trong đó, Hát Đúm là đặc trƣng và
tiêu biểu hơn cả. Giống nhƣ Hát quan họ Bắc Ninh, hát Dặm ở Nghệ An, hát
Đúm ở lễ hội Tiên Công là thể loại hát đối đáp giữa một ngƣời nam và một
ngƣời nữ, còn mọi ngƣời ở hội đứng vây xem. Trong góc tiếp cận về phƣơng
diện âm nhạc học thuần túy, hát đúm không phức tạp và ở cấp độ cao nhƣ hát
quan họ Bắc Ninh. Thậm chí, các làn điệu âm nhạc mới chỉ ở cấp độ đầu trong
tƣơng quan của các hình thái sinh hoạt âm nhạc dân gian Việt Nam. Nhƣng nếu
nhìn nhận hát đúm trong cách tiếp cận tổng thể một hiện tƣợng văn hóa dân gian
lại là vấn đề không đơn giản, đòi hỏi nhiều trí tuệ của các nhà nghiên cứu văn
hóa dân gian. Bài bản của hát đúm rất phong phú. Đầu tiên, khi mới gặp nhau là
những câu hát chào, những câu hát mừng. Tiếp sau đó có thể là hát hỏi, hát đố,
hát họa, hát huê tình, hát cƣới... và cuối cùng là hát ra về. Hát đúm sinh ra từ
chính nhu cầu của ngƣời dân lao động, đƣợc bao thế hệ nghệ nhân sáng tạo
không ngừng qua năm tháng, và đến hôm nay vẫn là hình thức sinh hoạt văn hóa
dân gian đƣợc nhiều ngƣời yêu thích. Hát Đúm dần trở thành nét văn hóa đặc

trƣng của vùng đất Yên Hƣng, Quảng Ninh. Hiện nay Sở văn hóa thể thao và Du

22


lịch Quảng Ninh đã tiển hành kiểm kê, đƣa vào bảo tồn di sản này. Một số câu
hát đúm:
“Hội làng bên bến sông Rừng
Díu dan câu đúm lừng chừng bước chân
Đồng quê đang biếc lúa xuân
Cầm tay anh nắn... bâng khuâng bến chờ...
Hẹn hò dang dở câu thơ
Lời mềm mà buộc đến giờ. Lạ chưa?
Dùng dằng giã bạn... ngẩn ngơ
Để chiều ướt tím con đò sông quê
Nghiêng nghiêng vành nón trăng thề
Giếng làng em múc chiều về nắng buông
Vọng nghe giọng hát yêu thương
Nao nao sóng nước vương vương nỗi niềm
Theo câu hát đúm nên duyên
Mà tình neo mãi vào miền sông trăng...”
Hay những màn đối đáp:
Hãy nghe bên nữ hát đố:
Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền
Chàng mà giải được, em liền theo không?
Bên trai hát giải:
Tam sơn là núi, tứ hải là sông
Nhất phần điền là ruộng, theo không là nàng.
Và bên trái tách ra, một chàng cầm tay cô gái hát giao duyên:
Thấy em vừa đẹp, vừa xinh

Anh thuận nhân tình, anh nắm cổ tay
Nắm rồi, anh hỏi cổ tay
Ai nặn nên trắng, ai day nên tròn?
23


Rồi chàng kể nỗi gian truân:
Vì nàng anh phải đi đêm
Ngã năm ba cái, đất mềm không đau
Vì nàng anh phải đi thăm
Ngã sứt đầu gối, ngã thâm bánh chè!
Bên gái cũng bộc lộ tình cảm:
Yêu nhau quá đỗi quá chừng
Trèo non quên mệt, ngậm gừng quên cay.
Không ít các chàng trai, cô gái vì cảm mến nhau qua lời ca, điệu múa
mà rồi nên vợ nên chồng. Và vì thế, hát đúm luôn là lễ hội hấp dẫn, trẻ trung, trở
thành nét đặc trƣng trong kho tàng văn hoá truyền thống của vùng đất này.

24


CHƢƠNG 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM GIỮ GÌN, PHÁT HUY
NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA LỄ HỘI TIÊN CÔNG
Lễ hội Tiên Công có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của cƣ
dân vùng đảo Hà Nam, đó là một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng quý giá của
dân tộc Việt Nam. Lễ hội đƣợc bảo vệ rất tốt từ nhiều nguồn lực khác nhau, các
nguồn lực khác tham gia bảo vệ: ngoài sự tham gia của nhân dân trong xã Cẩm
La và các xã, vùng lân cận lễ hội còn nhận đƣợc sự quan tâm của các cấp chính
quyền từ cấp phƣờng, thành phố đến cấp tỉnh để bảo tồn, gìn giữ truyền thống

văn hoá của dân tộc. Vừa qua, lãnh đạo Sở văn hóa tỉnh Quảng Ninh đã tiến
hành kiểm kê và lập hồ sơ xếp hạng trình Bộ văn hóa xếp hạng di sản văn hóa
cấp quốc gia đối với lễ hội Tiên Công. Trƣớc đó quần thể khu di tích Miếu Tiên
Công đã đƣợc Bộ văn hóa xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia..
Lễ hội miếu Tiên Công hiện nay vẫn đƣợc duy trì đều đặn, về cơ bản vẫn
giữ đƣợc những giá trị văn hóa cổ truyền, thực sự trở thành ngày hội lớn và
đƣợc nhân dân trong vùng đón chờ hàng năm. Có thể nói, lễ hội miếu Tiên Công
đã đi vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân, là chất keo để gắn kết cộng đồng, làng
xã.
3.1.Trong công tác quản lý lễ hội
Trong những năm vừa qua ban quản lý lễ hội đã cơ bản đảm bảo đƣợc công
tác an ninh trong lễ hội, không để xảy ra các vụ ẩu đả, xô xát trong lễ hội, các tệ
nạn xã hội nhƣ trộm cắp móc túi cơ bản đƣợc đẩy lùi; ban tổ chức thành lập đội
cứu thƣơng sẵn sàng sơ cứu trong những trƣờng hợp khẩn cấp; thành lập ban
điều hành ra vào của các đám rƣớc cụ thƣợng, làm cho tình trạng chen lấn xô
đẩy không còn nữa. Tuy nhiên cũng cần tăng cƣờng hơn nữa công tác đảm bảo
an ninh trật tự lễ hội, bài trừ hết tệ nạn cờ bạc trong lễ hội, thành lập đội an ninh
thƣờng trực với số lƣợng đông đảo, mặc thƣờng phục khi đi thi hành nhiệm vụ.
25


×