Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

tìm hiểu về con người và những giá trị văn hóa truyền thống của hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.86 KB, 44 trang )

GVHD: PGS-TS PHAN AN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Hàn Quốc là một dân tộc giàu truyền thống yêu nước và cũng là một trong
những dân tộc ở Châu Á. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống dân
tộc là niềm tự hào của dân tộc mình. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tuy chịu sự ảnh
hưởng mạnh mẽ từ văn hóa của hai nước láng giềng Trung Quốc và Nhật Bản.
Việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống Hàn Quốc được thể hiện
trong nhiều lĩnh vực như: âm nhạc, hội họa, kiến trúc, văn học nghệ thuật… Điều này
tạo nên nét độc đáo, đa dạng và phong phú của nền văn hóa bán đảo này.
Những ai quan tâm đến Hàn Quốc, khi nghe nói đến văn hóa bán đảo này, người
ta không chỉ nghĩ ngay đến những bộ trang phục hanbok truyền thống hay các món
kimchi đầy hương vị và nhân sâm có xuất xứ từ vùng đất có hơn 70% diện tích là đồi
núi. Qua bao nhiêu biến đổi trong lịch sử vẫn được giữ gìn và phát huy, cải cách cho
phù hợp với điều kiện xã hội trong từng khu vực.
Sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình tạo điều kiện cho lối sống cộng
đồng phát triển mạnh mẽ. Những giá trị thể hiện trong lối sống cũng như trong quan hệ
gia đình là động lực cho những giá trị tốt đẹp trong con người của Hàn Quốc.
Cấu trúc gia đình Hàn Quốc và Việt Nam có những nét tương đồng. Là một sinh
viên nghành Hàn Quốc học, em yêu quý con người của đất nước này. Tìm hiểu những
giá trị nhân văn trong hệ thống gia đình của nước bạn cũng là cơ hội để nhận biết sâu
sắc hơn những nền tảng giá trị văn hóa của nước mình. Chính những nét tương đồng
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 1
GVHD: PGS-TS PHAN AN
về văn hóa như vậy sẽ tạo điều kiện cho quan hệ hai nước ngày càng gần gũi hơn, tạo
điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác và giao lưu.
Khi thực hiện nghiên cứu này,em muốn tạo cơ hội cho chính mình có điều kiện
để tìm hiểu về con người và những giá trị văn hóa truyền thống của Hàn Quốc, đặc
biệt là về cấu trúc gia đình cũng như những vấn đề có liên quan đến đời sống con
người như :văn hóa, giáo dục, kinh tế và quan niệm về chữ “hiếu” của người Hàn


Quốc. Mong rằng nghiên cứu này sẽ giúp ích cho những sinh viên nghành Hàn Quốc
học nói riêng và những ai yêu thích đất nước của xứ sở kimchi nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong suốt thời gian thực hiện, em đã tiếp cận với các nguồn tài liệu khác nhau:
sách, báo, tạp chí, internet…
Các tài liệu nói chung đề cập rất ít, không cụ thể và chi tiết vế gia đình truyền
thống Hàn Quốc. Đây là trở ngại lớn nhất trong suốt quá trình em thực hiện nghiên
cứu này, không đầy thông tin để khái quát có thể khái quát thành một hệ thống bài viết
như mong muốn. Dù vậy, các tài liệu cũng cung cấp cho em những yếu tố căn bản để
thực hiện nghiên cứu này dễ dàng hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khi tìm hiểu về gia đình truyền thống của người Hàn Quốc em tiếp cận những
yếu tố liên quan đến gia đình: Quan hệ dòng họ, quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình, những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại của gia đình: nhà ở, vấn đề ăn, mặc…
4. Phương pháp nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp các nguồn
tài liệu thu nhập được. Bên cạnh đó, phương pháp so sánh liên hệ cũng được sử dụng
để làm sáng tỏ những đặc trưng mà nội dung nghiên cứu muốn hướng tới.
5. Những đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu đề tài này, em muốn nọi người hiểu thêm về những nét dộc
đáo của gia đình truyền thống cũng như phong tục sinh hoạt, đời sống của người Hàn
Quốc. Từ đó sẽ giúp ích cho sinh viên nghành Hàn Quốc Học trong việc học tập và
nghiên cứu về đất nước mang đậm bản sắc dân tộc này.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 2
GVHD: PGS-TS PHAN AN
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài ngoài phần dẫn luận và phần kết luận, gồm có ba chương và được bố cục
phù hợp với mục đích, phạm vi nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra:
Chương I: Chương này trình bày “ Khái quát về đất nước Hàn Quốc ” và tổng
quan về gia đình Hàn Quốc.

Chương II: Đi sâu vào tìm hiểu về “gia đình truyền thống Hàn Quốc ” ngoài ra
còn nêu rõ quan hệ xã hội bên trong và bên ngoài gia đình.
Chương III: Những thay đổi trong gia đình truyền thống Hàn Quốc đến thời đại
ngày nay.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC HÀN QUỐC VÀ TỔNG
QUAN VỀ GIA ĐÌNH
1.1. Khái quát về đất nước Hàn Quốc
1.1.1. Giới thiệu về Hàn Quốc
1.1.1.1. Vị trí
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 3
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Hình 1.1: Bản đồ bán đảo Hàn Quốc
Nguồn: />%91c#.C4.90.E1.BB.8Ba_l.C3.BD
Hàn Quốc, tên chính thức là Đại Hàn Dân Quốc và nằm ở phía Đông Bán Đảo
Triều Tiên thuộc khu vực Đông Bắc Á. Địa hình phân hóa thành hai vùng rõ rệt: 70%
của đất Hàn Quốc là rừng núi, đồng bằng là 20%. Phía Đông và phía Bắc của Hàn
Quốc có nhiều núi cao và gồ ghề. Núi ở phía Nam và phía Bắc thì thấp hơn. Hơn nữa,
nơi mà sản xuất gạo nổi tiếng nhất của Hàn Quốc thì có nhiều ở Tây bộ. Ngoài ra, Hàn
Quốc vào mùa hè mưa nhiều, nóng, ẩm, vì vậy nước sông nhiều, lũ lụt thường xuyên
xảy ra. Thế nên Hàn Quốc làm nhiều con đê ở sông để sản xuất điện và ngăn cản lũ
lụt.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 4
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Phía Đông, phía Tây, phía Nam của Hàn Quốc là biển. Vì vậy ở biển Hàn Quốc
có nhiều cá. Thêm vào đó, biển của Hàn Quốc rất đẹp và thơ mộng, ở biển Đông có
nhiều bãi tắm và ở biển Nam có nhiều đảo. Chính vì vậy vào mùa hè nhiều người Hàn
Quốc đi du lịch ở biển thì nhiều.
Thành phố lớn nhất Hàn Quốc là Seoul (Hán Thành). Dân số chính thức khoảng
trên 10 triệu người, nằm ở phía Tây Bắc. những thành phố lớn khác là Incheon (Nhân
Xuyên) nằm ở phía Tây Soeul, Daejeon (Đại Điền) nằm ở miền Trung, Kwangju

(Quang Châu) nằm ở phía Tây Nam Daegu (Đại Khâu) và Busan (Phủ San) nằm ở
phía Đông Nam
1.1.1.2. Lãnh thổ
Hàn Quốc nằm ở phía Đông của ASIA và là quốc gia bán đảo. Vì vậy người ta
thường gọi Hàn Quốc là bán đảo Triều Tiên. Chiều dài từ phía Bắc tới phía Nam
khoảng 1000km. Phía Bắc của Hàn Quốc có sông TuMan và sông Áp Lục. Và nếu đi
ngang qua sông Tu Man, sông Áp Lục thì đến Nga và Trung Quốc.
Ngoài ra sông Tu Man va sông Áp Lục là biên giới của Nga, Trung Quốc và Hàn
Quốc. Biển nằm ở phía Tây của Hàn Quốc là biển Tây. Nếu đi ngang qua biển Tây của
Hàn Quốc thì có thể đi đến Trung Quốc. Biển nằm ở phía Đông của Hàn Quốc là biển
Đông. Và biển nằm ở phía Nam là biển Nam. Nếu đi ngang qua biển Đông và biển
Nam của Hàn Quốc thì có thể đi đến Trung Quốc.
Phía Tây, phía Nam, phía Đông của Hàn Quốc là biển. Và biển Hàn Quốc có
khoảng 3000 cái đảo lớn và nhỏ. Chính vì vậy nhiều người Hàn Quốc nghĩ biển rất
quan trọng.
1.1.2. Đất đai và tài nguyên.
Hàn quốc có mật độ dân số đông và đia hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất
trồng trọt ít. Năm 1994, diện tích đất trồng trọt chiếm 20,4% tổng diện tích và diện tích
trồng trọt tính theo đàu người chỉ khoảng 0,048 ha.
Bảng 1.1: Sử dụng đất đai ở Hàn Quốc năm 1970 và năm 1994
1970 1994
km km
Tổng
diện tích
98.480 100,0 99.394 100,0
Đất 22.980 23,3 20.327 20,4
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 5
GVHD: PGS-TS PHAN AN
trồng trọt
Cánh

đồng lúa
12.73
0
12,9 12.671 12,7
Cánh
đồng khô
10.250 10,4 7.656 7,7
Rừng 66.11
4
67,1 66.665 67,1
Diện
tích khác
9.386 9,6 12.402 12,5
Nguồn: Byung – Nakdong: Kinh tế Hàn Quốc đang trỗi dậy, NXB thống kê,
Hà Nội 2002, trang 49.
1.1.2.1. Khí hậu
Hàn Quốc nằm trong vùng gió mùa nên thuộc khí hậu ôn đới. Thế nhưng, vì ở
giữa Thái Bình Dương và lục địa Châu Á to lớn nên khí hậu thể hiện rất riêng biệt.
Vào mùa hè thì nóng ẩm và mưa nhiều. Trái lại, mùa đông thì lạnh vàu mưa ít. Hàn
quốc là khí hậu mang tính lục địa lớn nên có sự khác biệt về nhiệt độ của mùa hè và
mùa đông. Lãnh thổ hàn quốc trải dài từ Bắc tới Nam nên sự khác biệt về nhiệt độ của
phía bắc và phía nam lớn. Hơn nữa, vì chịu ảnh hưởng của biển và địa hình nên nhiệt
độ của phía Bắc và phía Nam cũng khác nhau.
Lượng mưa 1 năm của Hàn Quốc là khoảng 1000mm. Hàn Quốc có bốn mùa rỏ
rệt và cuộc sống sinh hoạt theo mỗi mùa cũng khác biệt một chút .
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 6
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Hình 1.2: Mùa xuân trên Đảo Anmyeondo
Nguồn: />Mùa xuân thường được bắt đầu từ tháng 3, ban ngày trở nên dài hơn và thời tiết
thì ấm áp. Mùa xuân được bắt đầu từ phía Nam nên vào mùa xuân người ta bước vào

công việc làm ruộng. Mùa xuân gió thổi thường xuyên .
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 7
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Hình 1.3: Mùa hè trên đảo Baengnyeongdo
Nguồn: />Mùa hè thì được bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9. vào tháng 6 vì bắt đầu cơn mưa
vào hạ nên mưa nhiều. Nếu kết thúc cơn mưa vào hạ thì thời tiết trở nên nóng và ẩm
ướt rất là nhiều. Làm cho lượng mưa nhiều vào mùa hè và giảm lượng tuyết rơi vào
mùa đông. Đây là thời gian người nông dân chuẩn bị hạt giống cho vụ lúa hang năm
.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 8
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Hình 1.4: Mùa thu trên núi Juwangsan
Nguồn: />Mùa thu thời tiết trong lành và không ẩm ướt nên con người có thể sinh hoạt một
cách thoải mái. Núi của Hàn Quốc bi nhuốm đỏ và ở phong cảnh nông thôn thì đẹp
khác thường và đa dạng sắc màu. Mùa thu la mùa thu hoạch lúa, đồng thời là mùa của
những lễ hội dân gian bắt nguồn từ phong tục tập quán của nhà nông từ thời xa xưa.
Và thời tiết dần dần trở nên lạnh nên nhiều người Hàn Quốc đã chuẩn bị cho mùa đông
như: lò sưởi và kim chi
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 9
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Hình 1.5: Mùa đông trên núi Deokyusan

Nguồn: />Mùa đông được bắt đầu từ tháng 11 nên thời tiết trở nên lạnh và khô, tuyết rơi
nhiều. Hàn Quốc khi mà gió đông thổi từ hướng tây bắc thì rất là lạnh. Thế nhưng nếu
mà gió trở nên yếu đi thì thời tiết trở nên ấm áp một chút. Từ Bắc tới Nam độ dài của
bốn mùa thì khác nhau rất lớn. ở bắc bộ mùa đông thì dài hơn và những mùa khác thì
ngắn hơn.
1.1.2.2. Động thực vật
1.1.2.2.1, Động vật
Đầu thế kỉ 20, hàn quốc còn nhiều động vật hoang dã, gồm: chồn, cáo, hải ly, rái

cá, hươu, linh dương, dê, hổ, báo Ngày nay, phần lớn những động vật hoang dã hoặc
bị tiệt chủng hoặc còn một số ít trong vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh ở phía bắc.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 10
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Chúng bị tiêu diệt dể lấy bộ da hoặc môi trường sống của chúng bị phá hủy. Các động
vật hiện có là: gà lôi, thỏ, nhiều động vật có vú thuộc loại nhỏ và chim, cùng các loại
bò sát và cá .
1.1.2.2.2, Thực vật
Trong vùng núi phía Bắc có các loại cây như : linh sam, vân sam, thông rụng lá.
Miền Nam có rừng hỗn hợp với các loại cây như : sồi, thông, bạch dương. Thực vật tự
nhiên của vùng bờ biển phía Nam là rừng cây lá rậm và tre
1.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Khác với miền Bắc, Hàn Quốc tương đối nghèo về khoáng sản
Hàn Quốc có nhiều đá vôi, tài nguyên chính của Hàn Quốc là than,quặng sắt.
ngoài ra cón có bạc vàng, sắt, đồng, chì, kẽm…
Nguồn đá vôi vô tận dụng để chế biến xi măng của Hàn Quốc đã giúp quốc gia
này phát triển nghành xây dựng trong nước.
Hàn Quốc phải nhập 100% dầu lửa.
Tóm lại, hàn quốc là một trong những quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên,
nhất là dầu lửa.
1.1.2.4. Môi trường
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự gia tăng dân số đang đặt ra nhiều đe dọa
trước mắt cho Hàn Quốc. Là quốc gia công nghiệp hóa cao, HQ có lượng khí thải
cácbôníc rất cao: 9 tấn/đầu người mỗi năm.Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân thủ đô Seoul và những thành phố khác. Nạn phá rừng và phát triển đô
thị đã làm thu hẹp lại môi trường sống tự nhiên của các loài động vật,do đó sự tồn
vong của nhiều loài động vật có vú lớn trên bán đảo Triều Tiên đang bị đe dọa. Trong
số các loài động vật sống ở Hàn quốc, 26 loài đang đứng trên bờ tuyệt chủng . Các khu
bảo tồn chiến khoảng 7% diện tích Hàn quốc (năm 1997) với hơn một chục công viên
quốc gia.

Hàn Quốc đã phê chuẩn công ước quốc tế về bảo vệ sự đa dạng sinh học,các loài
động vật có nguy cơ tuyệt chủng,các khu rừng nhiệt đới,và tầng ôzôn. Hàn Quốc cũng
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 11
GVHD: PGS-TS PHAN AN
kí các hiệp ước hạn chế các chất thải độc hại, hạn chế ô nhiễm môi trường biển và sa
mạc hóa.
1.2. Tổng quan về gia đình
1.2.1, Định nghĩa về gia đình.
Theo hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam: Gia đình là một nhóm xã hội được gắn bó
với nhau bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống. Các thành viên trong gia đình có quan
hệ mật thiết với nhau bởi trách nhiệm và quyền lợi, được pháp luật thừa nhận và bảo
vệ.
Nguồn: />Catid=104&NewsId=4307&lang=VN
Ở Hàn Quốc gia đình có nghĩa là một tập thể huyết thống cùng sống, cùng ngủ
dưới một mái nhà và cùng ăn chung một nồi cơm.
Nguồn: />Tóm lại, gia đình là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà để tái sản xuất ra con cái
tạo nên một nền kinh tế vững chắc. Từ đó có thể ăn chung, ở chung, để giáo dục con
cái trưởng thành. Thế nên, gia đình là mái ấm hạnh phúc lớn nhất mà ta từng có, nơi
đó được bố mẹ yêu thương chăm sóc, quan tâm, lo lắng và gia đình cũng là nơi bảo vệ
và giúp ta trong lúc khó khăn và chia sẽ những niềm vui và nỗi buồn.
1.2.2. Chức năng của gia đình.
Gia đình có 5 chức năng cơ bản sau:
Chức năng sinh sản: Cung cấp cho xã hội các thế hệ con người để duy trì nòi
giống làm cho xã hội tồn tại và phát triển.
Chức năng kinh tế: Gia đình là đơn vị kinh tế tạo ra sản phẩm để đáp ứng nhu
cầu vật chất và tinh thần cho gia đình và cho xã hội. Kinh tế gia đình phát triển có tác
dụng thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 12
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Chức năng giáo dục của gia đình: Giáo dục gia đình có tác dụng sâu sắc dến

việc hình thành nhân cách con người. Giáo dục gia đình là cơ sỏ đầu tiên để con người
phát triển một cách toàn diện, trở thành người công dân tốt, có ích cho gia đình và xã
hội.
Chức năng tâm lý, tình cảm: Gia đình là tổ ấm của mọi người, là sợi dây tình
cảm gắn bó các thành viên trong gia đình thông qua các mối quan hệ: ông bà, cha mẹ,
vợ chồng, con cái. Gia đình là nơi an ủi, động viên tốt nhất về mặt tinh thần.
Chức năng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe: Gia đình là nơi chăm lo, bảo vệ sức
khỏe, đảm bảo nhu cầu ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày cho mọi thành viên. Gia đình
là nơi hướng dẫn mọi người biết cách tự chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, tạo cho con
người niềm vui, tinh thần thoải mái, tăng cường súc khỏe.
Ngoài 5 chức năng trên còn có các chức năng khác chi phối toàn bộ các chức
năng của gia đình như:
Chức năng giao tiếp tinh thần;
Chức năng tổ chức thời gian rỗi;
Chức năng thu nhận các phương tiện;
Chức năng giáo dục bổ trợ;
Chức năng đại diện;
Chức năng tình dục;
Chức năng nghỉ ngơi, giải trí;
Nguồn: />SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 13
GVHD: PGS-TS PHAN AN
CHƯƠNG II: GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG HÀN QUỐC.
2.1 Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình:
Đất nước đang trong quá trình đổi mới, nhiều lĩnh vực trong xã hội cũng đã phát
triển nhanh chóng và xa hơn trước. Diện mạo đời sống xã hội đã có nhiều sự đổi thay.
Và gia đình cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Giống như ở Việt Nam, thì ở Hàn Quốc ngày xưa, gia đình tiêu biểu là gia đình
nhiều người và có nhiều thế hệ sống chung với nhau. Một gia đình như vậy sẽ đủ sức
mạnh và an toàn, giúp đỡ lẫn nhau và đối phó với môi trường tự nhiên và xã hội. Với
nguyên tắc coi trọng trong gia đình, gia đình lớn là nơi đầu tiên mà người Hàn Quốc

quay về đầu tiên mỗi khi gặp khó khăn.
Người Hàn Quốc luôn giữ sự tôn kính với gia phả và lịch sử gia đình. Có nhiều
gia phả ghi chép tới hàng chục đời. Họ ghi chép rất cẩn thận những thông tin như:
chức tước, hành vi, thành tích của thân nhân khi còn sống và vị trí mồ mã sau khi
chết…
Đạo Hiếu theo Nho giáo được xem là nền tảng cơ bản trong quan hệ giữa con
ngưới với con người trong gia đình và xã hội truyền thống Hàn Quốc.
Người Hàn thường tự hào về truyền thống gia đình của mình, nhất là khi đó một
gia đình thịnh vượng. ở Hàn Quốc, một gia đình được xem là thịnh vượng khi có học
thức cao, tốt nghiệp những trường đại học danh tiếng, cha mẹ và anh em hòa thuận,
thương yêu nhau, nhà tốt và xe tốt, cuộc sống dư giả và có thể giúp đỡ người khác…
Trong quan hệ xã hội, khi nói đến một con người, người Hàn thường không xem xét
và đánh giá bản than người ấy một cách trực tiếp, mà thường đánh giá người ấy thông
qua gia đình của họ theo cách gọị: “con trai nhà họ Li”(Lee ssine jip adeul), “con gái
nhà họ Pak”(Pak ssine jip ttal), “con dâu nhà họ Kim”( Kim ssine jip myeo-neu-ri)…
Tầm quan trọng của gia đình đối với người Hàn còn thể hiên rõ ở sự gắn kết, bao
bọc và hy sinh cho nhau giữa các thành viên trong gia đình. . Các nhà khoa học căn cứ
vào quan hệ thân thuộc của các thành viên trong gia đình có thể chia ra làm hai loại gia
đình:
• Gia đình nhỏ ( hay còn gọi là gia đình hạt nhân và gia đình một thế hệ ) là gia
đình bao gồm cha mẹ và con cái.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 14
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Hình 2.1: Gia đình một thế hệ
Nguồn:
/>21471219.html
Gia đình lớn ( hay còn gọi là đại gia đình) là gia đình bao gồm ông bà, cha mẹ và
tất cả các con cùng sống chung một mái nhà.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 15
GVHD: PGS-TS PHAN AN


Hình 2.2: Gia đình lớn
Nguồn: ba132d6/
2.1.2: Quan hệ vợ chồng.
Quan hệ vợ chồng là cách ứng xử giữa người chồng với vợ hoặc người vợ với
chồng. Không những thế, đối với các nước Á Đông nói chung và Hàn Quốc nói riêng
hôn nhân trong gia đình truyến thống Hàn Quốc còn có vai trò quan trọng thờ cúng tổ
tiên, và sinh những người con trai để nối dõi, kế thừa gia sản, chăm sóc cha mẹ lúc già
yếu. Do đó, đã có nhiều phụ nữ phải chịu đau khổ vì không sinh được con trai cho nhà
chồng.
Do ảnh hưởng nặng nề của Nho giáo. Cho nên, gia đình truyền thống Hàn Quốc
theo chế độ gia trưởng. người con cả sẽ trở thành trụ cột của gia đình sau khi người
cha qua đời. tài sản mà người cha để lại có giá trị như: nhà cửa, đất đai… Tuy nhiên,
người Hàn Quốc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và tin vào cuộc sống thế giới bên kia.
Người ta sau khi chết sẽ dầu thai đế sống cùng con cháu. Do đó, con cháu phải làm
tròn bổn phận với người đã mất.
Trong xã hội Hàn Quốc truyền thống, một gia đình điển hình thường bao gồm các
thành viên thuộc ba, bốn thế hệ như: ông bà, cha me, anh em họ cùng sống chung
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 16
GVHD: PGS-TS PHAN AN
một mái nhà và xem là gia đình có nhiều thành viên thì có thể nhận được nhiều phúc
lộc.
Hơn nữa, trong gia đình người Hàn Quốc, người chủ gia đình thường là bố mẹ,
nói đúng hơn thường là người bố. Người chủ gia đình có quyền quyết định tất cả mọi
việc trong gia đình và cũng có vai trò là che chở cho cả gia đình
Người trong gia đình phải được bảo vệ và tôn trọng lẫn nhau. Coi trọng sự hòa
thuận của gia đình cũng như hạnh phúc của từng thành viên trong gia đình.
Coi trọng trật tự trên dưới trong gia đình. Trong gia đình phải dạy cung kính
người lớn như: ông bà, cha mẹ, họ hàng và con cái phải học cách diễn đạt ý kiến của
bản thân một cách lễ phép.

Quan hệ giữa bố mẹ và con cái rất đăc biệt. Vì thế, cha mẹ Hàn Quốc rất yêu quý
con cái. Đôi khi tình yêu quá nhiều này khiến họ dựa dẫm vào con cái.
Quan hệ gia đình phải tốt mới hạnh phúc, thì trong gia đình người phụ nữ cũng
được coi như là những bà “ nội tướng” tức là có nghĩa vụ phải quan tâm dến các vấn
đề gia đình.có trách nhiệm nuôi dạy con cái, giữ “tay hòm chìa khóa” trông coi mọi
việc trong nhà phải tốt. Tuy nhiên, muồn trở thành một “ nội tướng ” giỏi, người phụ
nữ phải có Tam tòng, Tứ đức.
Xã hội truyền thống của Hàn Quốc quy định người phụ nữ khi còn ở nhà bố mẹ
thì phải theo cha, lấy chồng rồi thì phải theo chồng, nếu người chồng qua đời thì phải
theo người con trai. Người ta gọi “Tam tòng” tức là ba điều mà suốt đời người phụ nữ
phải tuân theo.
Tứ đức có nghĩa là công, dung, ngôn, hạnh.
Ttrong quan niệm của người Hàn Quốc cũng giống như người Việt Nam:
• Công là sự khéo léo tay chân, khéo léo trong cong việc may vá thêu thùa,
khéo léo trong việc bếp núc, bánh trái. Nhiều khi còn phải khéo léo cả về việc buôn
bán, đàn nhạc, họa và thơ.
• Dung là dáng vóc đoan chính, hòa nhã , thân thiện, hiền hậu…người phụ nữ
phải dịu dàng, khoan dung, cuối cùng là bản than mình phải trau chuốt cho gan gang
và sach sẽ.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 17
GVHD: PGS-TS PHAN AN
• Ngôn là lời nói. Nói năng phải êm ái, khoan hòa, không nên quát tháo, phải
mềm mõng nhưng không nên lí nhí không ai nghe rõ, nghĩa là phải rành mạch, rõ ràng,
không cấm cản, cũng đừng lả lơi, đùa cợt.
• Hạnh là nết na, trên phải kính dưới phải nhường. ở trong nhà phải chiều
chồng thương con, lấy điều hiền hậu mà dối với anh em họ hang, ra ngoài phải nhu mì
chính chắn, không hợm hĩnh, xa hoa, đàng điếm.
Bên cạnh vai trò và nghĩa vụ của người vợ trong xã hội truyền thống Hàn Quốc
thì người chồng là chủ gia đình và che chở cho cả gia đình. Người chồng có nghĩa vụ
thương yêu vợ con. Chính vì vậy, đòi hỏi người chồng luôn luôn phải là người mẫu

mực trong gia đình. Hai vợ chồng phải luôn hòa thuận với nhau để xây dựng một cuộc
sống gia đình hạnh phúc.
2.1.2. Quan hệ con cái.
Quan hệ con cái hay còn gọi là quan hệ huyết thống. Cho nên có thể coi gia đình
là tế bào cơ bản của xã hội. Cha mẹ luôn là người yêu thương con cái nhất, dành cho
con những điều tốt đẹp nhất và dường như tình cảm đó không bao giờ thay đổi.
Phần lớn cha mẹ người Hàn Quốc sồng vì con cái, để có tiền cho con cái học
hành, họ sẵn sang chấp nhận một công việc vất vã như: bán nhà lớn và dọn đến nhà
nhỏ hơn. Vì việc học của con cái họ có thể di dân sang nước khác…
Người ta thường có câu : “Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, “cha mẹ vì con
không có ngày nào nhẹ lòng ”
Một con người ra đời hoàn toàn dựa vào người khác, không ngừng đòi hỏi người
khác cuộc sống mà còn được truyền đạt lại mọi kiến thức và kỹ năng. Cha mẹ chăm
sóc con cái là lẽ tự nhiên, con cái hiếu thuận với bố mẹ cũng là lẽ thường tình. Tình
nghĩa cha mẹ với con cái, một mặt cha mẹ xem thế hệ sau là sự kéo dài cuộc sống của
mình. Thêm vào đó, tính gia trưởng cho đến tận bây giờ dường như đã in sâu vào
trong tâm thức của người Hàn Quốc.Vì vậy người cha có quyền lực duy nhất, kiểm
soát, răn đe và dạy bảo con cái
Lý xuân Chung, Tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc tập hợp các bài giảng chuyên đề
Hàn Quốc học, Đại học khoa học xã hội nhận văn ( Đại học quốc gia Hà Nội),2006,
trang 159,160
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 18
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Mặt khác, con cái biết ơn cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng mình trưởng thành.
Quan hệ cha mẹ và con cái là quan hệ huyết thống nên không thể tách rời tình cảm
được. Thông thường người đàn ông luôn là trụ cột trong gia đình. Người mà cả gia
đình có thể tin cậy, người có uy quyền và là tấm gương cho sự hình thành và phát
triển nhân cách cho đứa trẻ. Người thường gần gũi, yêu thương các con tạo sự chia
sẽ và lắng nghe. Lòng hiếu thảo được coi là cơ bản và chủ đạo trong việc hình thành
và phát triển nhân cách của con người. Gia đình truyền thống được thể hiện một

cách có ý thức qua long hiếu thảo. Gắn với mối quan hệ rất quan trọng đó là quan
hệ cha con. Cha mẹ là người có quyền uy cao nhất được con cái tôn trọng và tôn
theo.
Ở Hàn Quốc lòng hiếu thảo không chỉ đề cập đến một khía cạnh là nghe lời cha
mẹ. Thêm vào đó nó còn đề cập đến hai vấn đề khác nữa đó là tuân thủ theo người
khác và tuân thủ trong xã hội. Giá trị một người đàn ông xuất phát từ long hiếu thảo.
Vì vậy nếu một người đàn ông mà phá bỏ chuẩn mực đó chắc chắn sẽ bị khiển trách
Quan hệ cha con là quan hệ đầu tiên và cơ bản của con người.Con người sinh ra
và trưởng thành thì cuộc sống đầu tiên là quan hệ cha con. Được nhận nhiều tình yêu
thương của bố mẹ. Từ đó, họ nuôi dưỡng tình yêu thương để trưởng thành. Ở trong
nhà cư xử hiếu lễ với cha mẹ, hình thành tâm tính yêu thương kính trọng ông bà, cha
mẹ thì khi ra ngoài xã hội sẽ lễ giáo, tôn trọng phá luật…Ta thấy người Hàn Quốc thể
hiện lòng tôn trọng không chỉ đối với cha mẹ mà còn với tất cả những người xung
quanh qua những cái cúi đầu chào rất kính cần.
2.1.3, Tên gọi của người Hàn Quốc
Tên của người Hàn Quốc thường gồm ba chữ cái Trung Quốc. Được phát âm
thành ba âm tiết tiếng Hàn. Chữ đầu tiên là họ, hai chữ còn lại là tên.
Tuy nhiên, truyền thống này không còn giữ nguyên. Tất nhiên, đa số người Hàn
vẫn tuân theo tập tục này, nhưng ngày càng có thể người đặt tên cho con cái của họ
bằng chữ Hàn, không thể viết sang tiếng Hán.
Riêng họ của mỗi người vẫn không thay đổi trong hầu hết các trường hợp. các
thay đổi chủ yếu là với tên gọi. Có khoảng 300 họ khác nhau ở Hàn Quốc, nhưng có
một số ít họ phổ biến chiếm đa số trong số dân Hàn Quốc.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 19
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Những họ phổ biến nhất phải kể đến họ Kim, Lee, Park hay Pak, An, Jang, Jo hay
Cho, Choe hay Choi, Jong hay Cheong, Han, Gang hay Kang, Yu hay Yoo và Yun hay
Yoon.
Hình 1.1: Gia đình Hàn Quốc
Nguồn: />quoc.html

Theo quan niệm truyền thống, khi đứa trẻ ra đời số phận của nó phải chịu ảnh
hưởng từ cái tên mà cha mẹ đặt cho. Tên họ đó phải đảm bảo sự thành đạt cho đứa bé
trong tương lai và danh giá cho cả gia đình.
Người phụ nữ Hàn Quốc sau khi lấy chồng vẫn dung tên họ của mình. Ngay cả
khi anh em ruột đối với nhau, người ít tuổi không nên gọi người nhiều tuổi bằng tên,
mà nên gọi là eonni có nghĩa là “chị ”, hoặc oppa có nghĩa là “anh”.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 20
GVHD: PGS-TS PHAN AN
2.1.4. Lễ nghi gia đình
Ở Hàn Quốc cũng có một số ngày lễ dành cho gia đình, mà họ quan niệm nó có ý
nghĩa quan trọng trong đời sống của họ . Và người Hàn Quốc thường cử hành bằng
cách tổ chức các bữa tiệc , mở các trò vui chơi để mọi người tới dự tiệc cùng tham
gia . Tiêu biểu trong những ngày lễ gia đình, đó là ngày lễ Baegil , ngày lễ kỉ niệm
tròn 100 ngày tính từ ngày em bé ra đời . Kế đến là lễ Dol , đó là lễ kỉ niệm sinh nhật
đầu tiên của em bé . Cuối cùng là lễ Hoegap ( hay còn gọi là Hwangap). Hoegap được
coi là lễ kỉ niệm tròn một vòng quay 60 năm trong cuộc đời một con người, theo quan
niệm Hoàng đạo của Phương Đông . Những ngày lễ đặc biệt này thường được người
Hàn Quốc tổ chức rất lớn , náo nhiệt và linh đình .Tiêu biểu có các ngày lễ như sau:
• “Baegil” là ngày thứ 100 của đứa bé được sinh ra, vào dịp này sẽ có một
bữa tiệc đơn giản được tổ chức. Baegil là ngày chúc mừng đứa bé vượt qua bước ngoặt
khó khăn và người mẹ của đứabé đã hồi phục sức khỏe. Người Hàn Quốc quan niệm
rằng trong ngày Baegil nấu làm cơm nắm cùng với bánh Ttok. Nguyên liệu là đậu đỏ
và hạt kê chia cho 100 người thì đứa bé sẽ hay ăn chóng lớn nên họ thường chia bánh
Ttok cho hàng xóm láng giềng. những gia đình nhận bánh Ttok sẽ đặt vào bát cuộn
chỉ, gạo hoặc tiền. cuộn chỉ có nghĩa chúc bé khỏe mạnh và sống lâu. Gạo và tiền có
nghĩa là sống lâu và giàu có.

Hình 2.2: Tiệc ngày thứ 100 của bé
Nguồn: />SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 21
GVHD: PGS-TS PHAN AN

• “Dol ” là ngày kỉ niệm sinh nhật đầu tiên kể từ ngày bé được sinh ra. Vào dịp
này sẽ tổ chức một bữa tiệc lớn hơn ngày kỉ niệm Baegil. Với mong muốn sức khỏe và
phúc lợi cho đứa bé. Người ta sẽ bày một bàn lễ mừng ngày thôi nôi. Cơm nắm, bánh
kê, cuộn chỉ, bát mì sợi, gạo, táo tầu, giấy và bút cọ… được đặt trên bàn lễ. đặc biệt
những vật dụng như sách, vở, giấy, bút chì, tiền, kim, chỉ… được đặt trên bàn cho bé
chọn. Khi đó những người trong gia đình nhìn đồ vật mà bé chọn nói chuyện vui vẻ
với nhau vế tương lai của bé. Những phong tục này vẫn được lưu truyền trong xã hội
hiện đại.


Hình 2.3: Sinh nhật đầu tiên của bé
Nguồn: />%2C_mot_phong_tuc_han_quoc_mai_mot-2-68245.html
• Kết hôn (hôn lễ)
Người Hàn Quốc nghĩ rằng việc nam nữ kết hôn trở thành vợ chồng là sự kết hợp
giữa âm và dương khác với nguyên tắc của tạo hóa thiên nhiên sáng tạo ra vạn vật vũ
trụ. Vào thời Joseon con trai đến tuổi 12, con gái đến tuổi 16 thì lập gia đình. Chính vì
thế có rất nhiều trường hợp cô dâu nhiều tuổi hơn chú rể.
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 22
GVHD: PGS-TS PHAN AN
Trong xã hội truyền thống thường cha mẹ quyết định việc hôn nhân cho con cái.
Nhà chú rể sẽ gửi thông tin về tứ trụ của nhà chú rể sang nhà cô dâu. “ tứ trụ” có nghĩa
là giờ, ngày, tháng, năm sinh của con người. gia đình cô dâu nhận tứ trụ, định ngày
cưới, xem cung mệnh và cuộc sống mai sau của cô dâu và chú rể. nếu tứ trụ tốt và
cùng mệnh hòa hợp, quyết định tiến đến hôn nhân và chọn ngày cưới. 2,3 ngày trước
lễ cưới nhà chú rể gửi lễ vật sang nhà cô dâu. Lễ vật được đặt trong mộ cái hộp (ham),
được gọi là “gửi lễ vật”. lễ vật thường bao gồm nhẫn vàng hoặc vải vóc may quần áo
cho cô dâu…chú rể đến nhà cô dâu làm lễ cưới và trải qua đêm tân hôn tại nhà cô dâu.
Sau 2,3 ngày ở nhà cô dâu, chú rể đón cô dâu về nhà mình. Cô dâu về nhà chồng chào
hỏi bố mẹ và các thành viên trong gia đình nhà chồng lần đầu tiên. Ngày nay, người
Hàn Quốc thường lập gia đình ở độ tuổi trên dưới 30 tuổi. đám cưới được tổ chức ở

nhà thờ hoặc phòng cưới. them vào đó các phong tục như “gửi lễ vật”, hoặc
“pyebaek” vẫn còn được lưu truyền không có gì thay đổi.
Hình 2.4: Đám cưới truyền thống của người Hàn Quốc
Nguồn: />nguoi-han-quoc.html
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 23
GVHD: PGS-TS PHAN AN
• Hoegap (hwangap)
Năm 60 tuổi đươc gọi là Hoegap hoặc Hwangap. Trong ngày Hoegap, bàn tiệc
lớn được chuẩn bị, chủ nhân bữa tiệc Hoegap cùng với người bạn đời ngồi ở bàn tiệc.
người Hàn Quốc nghĩ rằng bàn tiệc ( bàn tiệc thường có bánh Ttok, bánh trái…) được
chuẩn bị càng cao thì càng thể hiện long hiếu thảo của con cái. Sau khi chuẩn bị bàn
tiệc và vợ chồng chủ nhân bữa tiệc ngồi vào bàn thì con cái lần lượt sẽ lạy bố mẹ, rót
rượu và dâng lên. Và họ hàng ít tuổi hơn cũng lạy và dâng rượu. Họ hàng rót rượu cho
nhau uống và trò chuyện vui vẻ. hiện nay, tuổi thọ của con người ngày càng dài hơn
nên trường hợp tổ chức bữa tiệc mừng thọ 70 tuổi lớn hơn 60 tuổi ngày càng nhiều.
Hình 2.5: Lễ mừng thọ
/>• Giỗ (tế lễ)
Giỗ có rất nhiều loại như giỗ tổ, cúng giỗ… trong đó giỗ tổ diễn ra vào buổi sáng
vào dịp lễ tết, còn cúng giỗ diễn ra vào đêm ngày mất. Thông thường khi nòi đến giỗ
có nghĩa là cúng vào 12h đêm ngày mất, được tổ chức theo thủ tục của Nho giáo. Tuy
nhiên, có sự khác nhau về thủ tục và khâu chuẩn bị tùy theo mỗi gia đình hoặc đia
phương. Khi đến ngày giỗ, con cháu cùng tập hợp chia sẽ niềm tự hào với tư cách là
con cháu của tổ tiên và ca ngợi ân đức của tổ tiên. Việc giúp đỡ nhau khi khó khăn là
phương thức sinh hoạt đáng quý của chúng ta. Việc chuẩn bị bàn lễ trong ngày giỗ có
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 24
GVHD: PGS-TS PHAN AN
một chút khác nhau tùy theo gia đình. Nhưng người Hàn Quốc thường đặt các loại
hoa quả như hạt dẻ, quả hồng, lê, bánh ,rượu…Và ngoài ra còn có các món đa dạng
khác nhau như: canh, quần áo cũ cũng được bày lên
Hình 2.6 : Ngày giỗ

/>Hình 2.7: Lễ giỗ
/>
SVTH: NGUYỄN THỊ HÒA Trang 25

×