Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giao an huong nghiep 11 tron bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.1 KB, 20 trang )

Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy
Ngày soạn: 25/08/2008 Lớp dạy: 11A
Ngày dạy: 06/09/2008
*Chủ đề hoạt động tháng 9:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC CÁC NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI & ĐỊA CHẤT
I. MỤC TIÊU:
- Biết được vị trí, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo nghề, triển vọng phát triển
và nhu cầu lao động của một số nghề thuộc ngành Giao thông vận tải và ngành Địa chất.
- Trình bày được cách tìm hiểu thông tin nghề.
- Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề hoặc chuyên môn thuộc 2 ngành
Giao thông vận tải và Địa chất trong giai đoạn hiện nay.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề và chủ động tìm hiểu thông tin nghề.
II. CHUẨN BỊ:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, SGV và các lĩnh vực có liên quan về Giao thông vận tải (GTVT) và Địa
chất.
- Chuẩn bị một số bài hát về GTVT và Địa chất (Bài ca xây dựng, Bài ca về người thanh niên
xứ mỏ).
- Dặn dò trước cho HS tìm hiểu về đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực GTVT & Địa
chất.
- Tìm hiểu về một số trường đào tạo (nếu có) trong phạm vi địa phương.
2. Về học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về bảng “Cấu trúc nghề” do GV đưa cho.
- Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan.
- Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo ở địa phương (nếu có) và có sự phân công của
GV.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Giới thiệu chủ đề 1: Tìm hiểu một số ngành về GTVT& Địa chất
3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm (4 nhóm)


Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Văn nghệ: hát bài “Bài ca xây dựng”.
Các tổ giới thiệu về thành phần của tổ.
Cho HS bắt thăm câu hỏi thảo luận
(Mỗi tổ 2 câu thuộc 2 lĩnh vực
- Mỗi tổ tự giới thiệu thành viên & tên tổ.
- Tổ trưởng bốc thăm câu hỏi.
Trang 1
Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy
GTVT& Địa chất).
1. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành
GTVT ?
2. Em có ý kiến gì về điều kiện tự
nhiên của nước ta ảnh hưởng đến
ngành GTVT ?
3. Em hãy cho biết vai trò, vị trí của
các nghề thuộc ngành GTVT trong
xã hội ?
4. Em hãy cho biết các nhóm nghề
cơ bản của ngành GTVT ?
5. Em hãy nêu tóm tắt lịch sử phát
triển của ngành Địa chất Việt Nam ?
*Câu 1: Từ lâu đường thuỷ phát triển. Ngày nay
đường thủy phát triển tuyệt đối, có các phương tiện
thiết bị hiện đại, phù hợp từng địa hình, có những con
tàu hàng chục tấn phục vụ cho xuất khẩu.
- Đường bộ phát triển nối liền các tỉnh, liền huyện,
xã, các con đường cũ đã được nâng cấp, phù hợp phát
triển kinh tế.
- Đường sắt: 1880 Pháp bắt đầu xây dựng tuyến

đường sắt đầu tiên từ Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngày nay
các tuyến đường sắt nối liền các vùng miền Tổ quốc,
thời gian chạy rút ngắn, nhà ga nâng cấp hiện đại.
-Hàng không: 1956 cục hàng không chính thức thành
lập, đổi mới phương tiện vận tải, nối liền vùng miền
trong nước và trên thế giới.
*Câu 2: Do vị trí địa lý nước ta có nhiều đồi núi và
tiếp giáp với biển, sông ngòi chằng chịt nên giao
thông đường thuỷ phát triển. Đường bộ, sắt, hàng
không cũng phát triển đáp ứng sự phát triển của đất
nước.
*Câu 3: Thực hiện việc đi lại, vận chuyển hàng hoá
phát triển kinh tế, giao lưu văn hoá giữa các vùng
miền,giữa các quốc gia. Vai trò đặc biệt quan trọng
trong phát triển kinh tế. Chính vì tầm quan trọng như
vậy mà Đảng và Chính phủ đã coi trọng và đầu tư rất
lớn vào lĩnh vực giao thông vận tải.
*Câu 4: Các ngành thuộc lĩnh vực giao thông vận tải
gồm: xây dựng cầu đường, xây dựng những công
trình cảng, xây dựng những công trình ngầm, cơ khí ô
tô, quản trị doanh nghiệp giao thông vận tải.
*Câu 5: Từ lâu ông cha ta đã biết khai thác sử dụng
các tài nguyên thiên nhiên mà chúng ta được biết qua
các di chỉ khảo cổ học như trống đồng, … Đến cuối
thế kỉ 19 Pháp thành lập cơ quan điều tra khoáng sản
và đến giữa những năm 50 của thế kỉ 20 ngành địa
Trang 2
Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy
6. Hãy nêu vai trò của ngành địa
chất trong xã hội ?

7. Em hãy cho biết các nhóm nghề
cơ bản của ngành địa chất ?
8. Em hãy nêu vấn đề tuyển sinh vào
các ngành địa chất ?
Văn nghệ kết thúc
chất VN mới bắt đầu phát triển. Đến nay đã hoạt
động trên khắp chiều dài đất nước và đã trở thành
thành viên của Hiệp hội địa chất Đông Nam Á.
*Câu 6: Thăm dò, bảo vệ, khai thác nguồn tài nguyên
của đất nước góp phần quan trọng vào việc xây dựng
và phát triển đất nước.
*Câu 7:
+ Dầu khí: khoan, khai thác dầu khí
+ Địa chất: công nghệ môi trường, địa chất thủy.
+ Trắc địa: bản đồ, địa chính, …
+ Mỏ: khai thác mỏ, …
+ Công nghệ thông tin: tin học địa chất, tin học mỏ
+ Cơ khí: điện khí hoá xí nghiệp, …
*Câu 8:
a. Các cơ sở đào tạo:
+ Hệ đại học: Trường đại học Mỏ Địa chất
+ Hệ cao đẳng: Cao đẳng kĩ thuật mỏ
+ Hệ trung cấp: Trung cấp đào tạo mỏ địa chất
b. Điều kiện tuyển sinh: tuỳ từng trường, từng ngành.
IV. Tổng kết, đánh giá:
Nhận xét,đánh giá thái độ học tập của HS. Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 01/10/2008 Lớp dạy: 11A
Trang 3
Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy

Ngày dạy: 11/10/2008
*Chủ đề hoạt động tháng 10:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC LĨNH VỰC
KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu được vị trí, vai trò và triển vọng phát triển của các nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch
vụ.
- Biết đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, nhu cầu lao động của các nghề thuộc lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.
II. CHUẨN BỊ:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, SGV về các lĩnh vực có liên quan về các nghề thuộc lĩnh vực kinh
doanh, dịch vụ.
- Tranh ảnh, tư liệu thông tin các doanh nhân thành đạt trong các nghề kinh doanh, dịch vụ.
- Câu hỏi, đáp án, trò chơi văn nghệ.
2. Về học sinh:
- Chuẩn bị một số thông tin về các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
- Tìm hiểu một số bài thơ, bài hát có liên quan.
- Chuẩn bị bài báo cáo về một số trường đào tạo các nghề kinh doanh, dịch vụ.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số:
2. Giới thiệu chủ đề 10: tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ
3. Hình thức hoạt động: thảo luận nhóm (4 nhóm)
4. Tiến trình lên lớp:
Trang 4
Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy
Trang 5
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cử MC: Giới thiệu mục tiêu, chủ đề, dẫn

chương trình.
- MC: khởi động: hát tập thể, mời các nhóm
giới thiệu thành phần nhóm, tên nhóm. Thành
phần ban giám khảo, đại biểu.
- MC: Giới thiệu hoạt động 1. Thảo luận 10
phút 2 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 20 điểm).
Câu hỏi thảo luận:
1. Bạn hiểu kinh doanh, dịch vụ là gì?
2. Bạn cho một số ví dụ về lọai hình kinh
doanh, dịch vụ ở địa phương?
- MC: mời đại diện các nhóm trình bày, ưu
tiên cho đội phát cờ dành quyền trả lời trước.
- Giám khảo cho nhận xét, điểm.
- MC: Giới thiệu hoạt động 2. Thảo luận 10
phút 2 câu hỏi (mỗi câu trả lời đúng 20 điểm).
Câu hỏi thảo luận:
1. Hãy cho biết vai trò vị trí các nghề thuộc
ngành kinh doanh,dịch vụ ?
2. Bạn hãy kể những doanh nhân thành đạt
ở VL nhờ loại hình kinh doanh này ?
Giám khảo nhận xét cho điểm hoạt động 2.
- MC: tổ chức chơi trò chơi.
- MC giới thiệu hoạt động 3. Thảo luận 10
phút.
*Câu hỏi: Những chống chỉ định của các
nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ mà
em biết ?
- Giám khảo nhận xét cho điểm hoạt động 3.
- MC: thể lệ cuộc chơi: có 6 ô hàng ngang,
mỗi ô hàng ngang 10 điểm, từ chìa khóa 40

điểm, mỗi đội chọn từ hàng ngang của mình
theo lượt, trả lời ít nhất một lượt mới được có
tín hiệu trả lời từ chìa khóa, đội nào trả lời từ
chìa khóa sai không được tiếp tục tham dự,
đội nào không trả lời được ít nhất một hàng
ngang thì không được có tín hiệu trả lời từ
chìa khóa.
- MC đọc câu hỏi:
* Câu hỏi gợi ý cho từ chìa khóa như sau:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về kinh
doanh, dịch vụ. (Thảo luận nhóm, các
nhóm trả lời).
- Là đầu tư nguồn lực cá nhân, tổ chức, tiền
vốn, tài sản, bí quyết, kinh nghiệm, nghề
nghiệp, phát minh, … nhằm trao đổi, gia công
sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường để
thu lợi nhuận.
- Nghề gốm, du lịch miệt vườn, …
*Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò các nghề
thuộc lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
- Do nhu cầu sống và phát triển của xã hội
cần tạo ra và trao đổi sản phẩm thông qua việc
mua bán tức là thông qua hoạt động kinh
doanh, dịch vụ. Kinh doanh dịch vụ mang lại
lợi nhuận, góp phần làm cho nền kinh tế phát
triển về mọi mặt xã hội.
- Mời đại diện các nhóm kể tên các doanh
nhân thành đạt.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu những đặc điểm
và những chống chỉ định y học của các

nghề trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.
- Du lịch: ngoại hình, trình độ ngoại ngữ,
giọng nói, …
* Hoạt động 4: Các cơ sở đào tạo.
Giải ô chữ: Miệt vườn.

Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy
IV.Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá thái độ học tập của HS.
- Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 01/11/2008 Lớp dạy: 11A
Ngày dạy: 08/11/2008
*Chủ đề hoạt động tháng 11:
TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH
NĂNG LƯỢNG, BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*****
I. Mục tiêu:
- Biết được vị trí xã hội, tầm quan trọng, đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo, triển vọng phát triển,
nhu câu lao động của một số nghề thuộc ngành năng lượng, bưu chính viễn thông, công nghệ
thông tin.
- Tìm hiểu được thông tin một số nhóm nghề hoặc chuyên môn thuộc các lĩnh vực này.
- Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề.
II. Chuẩn bị:
1. Về giáo viên:
- Nghiên cứu tài liệu, sách GV và các lĩnh vực liên quan các ngành.
- Chuẩn bị một số bài hát.
- Dặn dò trước cho HS tìm hiểu đặc điểm chung của các nghề thuộc lĩnh vực này.
2. Về học sinh:
Trang 6

Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy
- Tìm hiểu một số bài hát, bài thơ có liên quan.
- Chuẩn bị một số thông tin về nhóm nghề thuộc lĩnh vực này.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp
2. Giới thiệu chủ đề 3
3. Hình thức hoạt động: Thảo luận nhóm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Văn nghệ: “Bài ca người thợ lò''.
- Các tổ giới thiệu về thành phần của tổ.
- Cho HS bắt thăm câu hỏi thảo luận (mỗi tổ 2
câu).
1. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành năng lượng?
2. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành bưu chính
-viễn thông ?
3. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành công nghệ
thông tin ?
4. Em hãy kể tên những công cụ lao động của
các nhóm nghề thuộc ngành năng lượng, bưu
chính viễn thông, công nghệ thông tin ?
5. Hãy cho biêt vai trò, vị trí các nhóm nghề
thuộc lĩnh vực này ?

- Mỗi tổ tự giới thiệu thành viên và tên tổ.
- Tổ trưởng bốc thăm câu hỏi.
*Câu 1: Một số nghề của ngành năng
lượng: khai thác mỏ, vận hành máy ủi, hoá
dầu, hàn điện, thợ lặn, …
*Câu 2: Một số nghề của ngành bưu chính -
viễn thông: bưu tá, công nhân khai thác tem

bưu chính, sửa chữa tổng đài, bảo dưỡng
sửa chữa thuê bao, ...
*Câu 3: Một số nghề của ngành Công nghệ
thông tin: lắp ráp máy tính điện tử, thiết kế,
đánh giá chất lượng phần mềm, nối mạng
thông tin điện tử, …
*Câu 4: Ngành năng lượng: cuốc, xẻng,
búa, máy đào, máy ủi, tàu hoả chuyên dụng,
các phương tiện an toàn lao động, các
phương tiện phòng chống cháy nổ, …
- Ngành bưu chính viễn thông: máy phát
thanh, ti vi, thông tin vệ tinh, ...
- Ngành công nghệ thông tin: các thiết bị
phần cứng và phần mềm.
*Câu 5: Năng lượng phục vụ đắc lực cho
công cuộc xây dựng đất nước. Bưu chính
viễn thông đáp ứng được nhu cầu hiện đại
hoá nền kinh tế, đánh dấu bước chuyển từ
nền kinh tế công nghiệp lên nền kinh tế tri
thức. Mạng lưới công nghệ thông tin được
ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế
Trang 7
Giáo án Hướng nghiệp 11 GV: Bùi Quốc Huy

6. Hãy cho biêt yêu cầu của các nhóm nghề
thuộc các lĩnh vực này đối với người lao động?

7. Những chống chỉ định y học của các nhóm
nghề thuộc lĩnh vực này mà em biết ?


8. Em hãy nêu vấn đề tuyển sinh vào các ngành
kể trên ?
Văn nghệ kết thúc

quốc dân và toàn XH.
*Câu 6:
- Ngành năng lượng: có thể lực tốt, tác
phong nhanh nhẹn, ngăn nắp, phối hợp động
tác tay chân thuần thục, …
- Ngành bưu chính viễn thông: có năng lực
thuyết phục khách hàng, luôn niềm nở,lịch
sự ,…
- Ngành công nghệ thông tin: tư duy kĩ thuật
phát triển, có năng lực quan sát, có bàn tay
khéo léo, …
*Câu 7: Ngành năng lượng: người nhỏ bé,
sức yếu hay chóng mặt, dị ứng xăng dầu, bị
cận thị, viễn thị, …
- Ngành bưu chính viễn thông, Công nghệ
thông tin: trí nhớ tư duy kém, hành động suy
nghĩ chậm chạp, không tìm tòi sáng tạo, …
*Câu 8:
- Ngành năng lượng: Trường ĐH Mỏ - Địa
chất Hà Nội; Trường ĐH Bách Khoa
TPHCM, …
- Ngành bưu chính - viễn thông: Học Viện
Công Nghệ Bưu Chính - Viễn Thông
TPHCM, …
- Ngành công nghệ thông tin: Trường ĐH
Bách Khoa và ĐH Khoa Học Tự Nhiên

TPHCM, …
IV. Tổng kết tình hình:
- Nhận xét,đánh giá tình hình học tập của HS.
- Chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau.
V. Rút kinh nghiệm:
Trang 8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×