Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Tiểu luận: Vai trò của Triết học với con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.12 KB, 10 trang )

Lời mở đầu
Vào khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên, triết học ra
đời ở cả phương Đông và phương Tây tại một số trung tâm văn hóa – văn
minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp. Người Trung Quốc coi triết
học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết
học là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người. Người Ấn Độ thì coi triết
học là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải, sự giải
thoát. Còn người phương Tây thì hiểu triết học với nghĩa là yêu mến sự thông
thái. Như vậy, triết học là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức,
đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức xã hội
và triết học được hiểu một cách khái quát là hệ thống lý luận chung nhất của
con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy.
Nhìn chung, triết học ra đời từ thực tiến, do nhu cầu của thực tiễn, có
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội. Trong lịch sử phát triển của triết
học đã có những hệ thống lý luận và tư tưởng khác nhau tạo nên những
trường phái triết học khác nhau song đều xuất phát từ thực tiễn xã hội và bối
cảnh xã hội cũng tạo ra những quan điểm triết học trong lịch sử nhân loại. Có
thể thấy, triết học là hệ thống lý luận và xuất phát từ thực tiễn và bởi vậy nó
có vai trò trong lý luận và cũng như trong cuộc sống của con người và xã hội,
trong lịch sử phát triển của nhân loại cũng như trong bối cảnh hiện nay khi mà
xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Trong tiểu luận này,
bằng sự hiểu biết của mình và từ những nguồn tư liệu đã công bố tôi cố gắng
phác họa về vai trò của triết học trong lịch sử nhân loại cũng như trong bối
cảnh hiện nay, đặc biệt là vai trò của triết học đối với Việt Nam hiện nay.
1. Vai trò của triết học trong lịch sử nhân loại:
1.1. Vai trò của triết học trong lịch sử phương Tây:
Từ khi mới ra đời, triết học được xem là hình thái cao nhất của tri thức
về tất cả các lĩnh vực và vì thế có quan niệm cho rằng “triết học là khoa học
1



của mọi khoa học” đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại, và cũng
vì thế mà triết học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và ảnh
hưởng của nó còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Tây Âu
đến tận sau này.
Thời kỳ trung cổ, ở Tây Âu thì quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học. Nền triết
học tự nhiên bị thay bằng nền triết học kinh viện. Triết học lúc này phát triển
một cách chậm chạp trong môi trường trật hẹp của đem trường trung cổ.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một tri
thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đặc
biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa học chuyên ngành
nhất là khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là khoa học độc lập. Sự
phát triển của xã hội thúc đẩy sự hình thành và củng cố quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa, bởi những phát hiện lớn về địa lý và thiên văn cùng với những
thành tựu của cả khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn đã mở ra thời kỳ
mới cho sự phát triển của triết học. Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở
của tri thức khoa học thực nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu
tranh với chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo đạt đến đỉnh cao mới trong chủ nghĩa
duy vật thê skỷ XVII-XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan. Lê Nin đã đánh giá cao
công lao của các nhà duy vật Pháp thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa
duy vật trong lịch sử triết học Mác. Thời kỳ này, tư duy triết học duy tâm mà
đỉnh cao là triết học Heghen, đại biểu xuất sắc của triết học cổ điển Đức.
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng từng
bước phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò “khoa học của các
khoa học”. Triết học Hêghen là học thuyết cuối cùng mang tham vọng đó.
Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức,
trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâ phụ thộc vào
triết học.

2



Hoàn cảnh kinh tế -xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào
đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt với quan
niệm “khoa học của các khoa học”, triết học Macxit xác định đối tượng
nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
trên lập trường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy.
Triết học nghiên cứu thế giới bằng phương pháp của riêng mình khác với
mọi khoa học cụ thể. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa
ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Điều đó chỉ có thể thực hiện
được bằng cách tổng kết lịch sử của toàn bộ khoa học và lịch sử của bản thân
triết học.
Như vậy, điểm lại quá trình hình thành và phát triển của triết học ở Tây
Âu có thể thấy triết học có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử và xã hội
phương Tây, mà cụ thể là triết học như hệ lý luận cho sự phát triển của hệ tư
tưởng và khoa học của phương Tây, và không chỉ là hệ thống lý luận mà
trong đời sống triết học cũng đóng vai trò hết sức quan trọng.
1.2. Vai trò của triết học trong lịch sử phương Đông:
Ở phương Đông, Triết học cũng hình thành trong khoảng thế kỷ VI trước
Công nguyên và gắn với sự phát triển của các nền văn hóa – văn minh cổ đại
như văn minh Trung Hoa và Ấn Độ.
Triết học Ấn Độ cổ đại ra đời dựa trên những điều kiện tự nhiên và kinh
tế xã hội của Ấn Độ cổ đại. Đặc điểm nổi bật của điề kiện kinh tế xã hội cổ
trung đại là sự cồn tại rất sớm và kéo dài của kết cấu kinh tế xã hội theo mô
hình “công xã nông thôn”, trong đó, theo Mác là chế độ tư hữu về ruộng đất.
Trên cơ sở đó đã phân hóa và tồn tại bốn đẳng cấp lớn là tăng lữ (Brahman),
quý tộc (Ksatriya), bình dân tự do (Vaisya) và tiện nô (Ksudra), ngoài ra còn
có sự phân biệt chủng tộc, dòng dõi, nghề nghiệp và tôn giáo. Văn hóa được
hình thành trên các điề kiện tự nhiên và hiện thực xã hội và nét nổi bật của

văn hóa Ấn Độ cổ trung đại là mang dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng, tôn giáo.
3


Từ những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và văn hóa như vậy mà triết học
Ấn Độ là một nền triết học chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng tôn giáo.
Giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học Ấn Độ ẩn giấu
các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Vêda, Upanisad. Tuy nhiên,
tôn giáo của Ấn Độ cổ đại có xu hướng “hướng nội” chứ không phải “hướng
ngoại” như tôn giáo phương Tây. Vì vậy, xu hướng trội của triết học – tôn
giáo Ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh qan
dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm tới sự giải thoát, tức là sự đồng nhất tinh
thần cá nhân với tinh thần vũ trụ (Atman và Brahman).
Một điểm khác cần nhấn mạnh trong sự hình thành và phát triển của triết
học Ấn Độ đó là tư tưởng triết học Phật giáo. Phât giáo ra đời vào thế kỷ VI
trước công nguyên và khác với các tôn giáo khác, Phật giáo cho bất kỳ chúng
sinh thuộc bất kỳ đẳng cấp nào. Phật giáo nhìn nhận thế giới tự nhiên bằng
nhân quả. Phật giáo nhìn nhận nhân sinh quan ở mục tiêu giải thoát khỏi vòng
luân hồi, nghiệp báo để đạt tới sự tồn tại cả con người. Nhìn chung, Phật giáo
và hệ thống triết hoc Phật giáo ra đời sớm và tồn tại kéo dài trong lịch sử và
đến khoảng thế kỷ IX hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công cả Hồi giáo vào thế
kỷ XII. Tuy vậy, Phât giáo và triết học Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống xã hội, văn hóa và lịch sử của Ấn Độ. Khi nghiên cứu về lịch sử, văn
hóa Ấn Độ có thể thấy hệ tư tưởng của Phật giáo cũng như tôn giáo luôn tác
động và tôn giáo đan xen với triết học luôn ảnh hưởng đến đời sống kinh tế,
văn hóa, xã hội Ấn Độ từ cổ đại đến cận hiện đại.
Trung Hoa cổ đại là một quốc gia rộng lớn có hai miền khác nhau và
được hình thành bên lưu vực các con sông lớn như Hoàng Hà ở phía Bắc và
Dương Tử ở phía Nam. Lịch sử hình thành của Trung Hoa cổ đại từ cuối thiên
niên kỷ thứ III trước công nguyên kéo dài đến cuối thế kỷ III trước Công

nguyên và trải qua các vương triề như triều đại nhà Hạ, Tây Chu, Đông Chu
(Xuân Thu – Chiến Quốc). Trong giai đoạn này có sự chuyển động mạnh mẽ
của xã hội, đặc biệt là giai đoạn Đông Chu là sự hình thành của chế độ phong
4


kiến và giải thể cả chế độ nô lệ. Sự biến chuyển sôi động đó cả thời đại đã đặt
ra và làm xuất hiện những tụ điểm, những trng tâm của các “kẻ sĩ” luôn tranh
luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những mâu thuẫn của xã hội trong tương lai.
Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “bách gia chư tử” (trăm nhà trăm thầy),
“bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Chính trong quá trình này đã nảy
sinh các tư tưởng lớn và hình thành nên các trường phái triết học khá hoàn
chỉnh. Đặc điểm của các trường phái ấy là luôn lấy con người làm trung tâm,
có xu hướng giải quyết các vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội.
Thời kỳ này có các trường phái triết học chính gọi là Cửu gia gồm: Nho gia,
Mặc gia, Đạo gia, Âm Dương gia, Danh gia, Pháp gia, Nông gia, Tung hoành
gia, Tạp gia và Phật giáo được du nhập từ Ấn Độ sớm hơn các trường phái
triết học này.
Như vậy, ra đời trên cơ sở kinh tế - xã hội Đông Chu, so sánh với triết
học Ấn Độ cổ đại và phương Tây cổ đại, triết học Trung Hoa cổ đại có những
đặc điểm nổi bật như: trong tư tưởng của triết học Trung Hoa cổ đại thì tinh
thần nhân văn có vị trí cao với các loại tư tưởng liên quan đến con người như
triết học nhân sinh, triết học đạo đức, triết học lịch sử phát triển và triết học tự
nhiên có phần mờ nhạt. Triết học Trung Hoa cổ đại luôn chú trọng đến chính
trị đạo đức, suốt mấy ngàn năm lịch sử các triết gia Trung Hoa đều theo đuổi
những luân lý đạo đức, họ xem việc thực hành đạo đức là bản căn bản nhất
của con người, đặt lên vị trí thứ nhất cảu sinh hoạt xã hội và có thể nói đây
chính là nguyên nhân dẫn triết học đến sự kém phát triển về nhận thức lận và
sự lạc hậu về khoa học thực chứng của Trung Hoa. Một đặc điểm nữa là triết
học nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa tự nhiên và xã hội, điều này có

phần khác với triết học phương Tây trong nhận thức về thế giới quan. Điểm
nổi bật cuối cùng của triết học Trung Hoa cổ đại là tư duy trực giác của triết
học, tức là có trong sự cảm nhận hay thể nghiệm. Phương thức tư duy trực
giác là coi trọng tác dụng của cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức “lấy
tâm để bao quát vật”. Vì vậy, các khái niệm và phạm trù chỉ là trực giác, thiếu
5


suy luận lôgic, làm cho triết học thiếu đi những phương pháp cần thiết để xây
dựng một hệ thống lý luận khoa học.
Nhìn chung, nền triết học Trung Hoa ra đời từ chế độ chiếm hữu nô lệ
lên xã hội phong kiến. Trong bối cảnh lịch sử ấy, mối quan tâm hàng đầu của
các nhà tư tưởng Trung Hoa là những vấn đề thuộc đời sống thực tiễn chính
trị - đạo đức của xã hội. Tuy họ vẫn đứng trên quan điểm duy tâm để giải
thích và đưa ra những biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội nhưng các tư
tưởng của họ có tác dụng rất lớn trong việc xác lập một trật tự xã hội theo mô
hình quân chủ phong kiến trung ương tập quyền theo những giá trị chuẩn mực
đạo đức phong kiến phương Đông.
Bên cạnh những tư duy sâu sắc về các vấn đề xã hội, nền triết học Trung
Hoa cổ đại còn cống hiến cho lịch sử triết học thế giới những tư tưởng sâu sắc
về sự biến đổi của vũ trụ. Những tư tưởng về Âm dương ngũ hành mặc dầu có
những hạn chế nhất định, nhưng đó là những triết lý đặc sắc mang tính chất
duy vật và biện chứng của người Trung Hoa thời cổ đã có ảnh hưởng to lớn
tới thế giới quan triết học sau này không những của người Trng Hoa mà chịu
những ảnh hưởng của nền triết học Trung Hoa.
Tóm lại, sự hình thành và phát triển của triết học ở phương Tây và
phương Đông đều gắn với các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. Giữa triết
học phương Đông và phương Tây có sự khác nhau rõ rệt trong quan niệm về
tự nhiên, xã hội và con người song có thể thấy triết học đóng vai trò vô cùng
quan trọng, triết học như là một hệ tư tưởng hay hệ thống các lý luận trong xã

hội. Triết học không chỉ đóng vai trò lý luận mà còn ăn sâu vào thực tiễn của
cuộc sống con người ở cả phương Tây và phương Đông. Chẳng hạn như Phật
giáo hình thành và phát triển ở Ấn Độ, sau đó là Trung Hoa và nhiều quốc gia
của phương Đông, những giáo lý của Phật giáo đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời
sống của con người ở mọi tầng lớp trong xã hội, Phật giáo được tiếp thu và
biến đổi nhiều khi không còn là những giáo lý mà đã hòa trộn và mang dáng
dấp của cuộc sống đời thường. Bên cạnh Phật giáo, thì nhiều hệ thống triết
6


học khác cũng đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống và vì vậy triết học
không chỉ có vai trò cho lý luận mà còn có vai trò quan trọng trong thực tiễn
trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại.
2. Vai trò của triết học trong bối cảnh ngày nay:
Ngày nay nhân loại đang chứng kiến nhữn biến động to lớn, phức tạp và
có tác động sâu sắc đến nhiều mặt không chỉ đến con người, xã hội mà còn cả
tự nhiên. Sự biến động xã hội vô cùng mạnh mẽ, xảy ra ở mọi nơi, mọi lúc và
dồn dập trên thế giới này, sự biến động trong xã hội ngày càng xảy ra dồn rập,
cái này chưa kết thúc hay chưa được giải quyết thì đã đến cái kia và ở mức độ
nào đó đã nảy sinh sự khủng hoảng trầm trọng.
Cùng với những biến động xã hội, sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ
của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu khoa học và công nghệ đang tạo nên
những bước tiến mới trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống đương đại, đang tác
động mạnh mẽ đến tất cả các nền văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại nói
chung. Công nghệ thông tin và các phương tiện liên lạc, giao thông hiện đại
làm thu nhỏ trái đất lại và biến nó thành “ngôi làng toàn cầu”. Trong bối cảnh
phát triển mạnh mẽ của nhân loại thì triết học đã trở nên mờ nhạt và có những
ý nghĩ cho rằng triết học đã hết thời.
Tuy nhiên, xét một cách cụ thể thì có thể thấy các thành tựu mà nhân loại
đạt được trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là trong khoa học và công nghệ,

trong kinh tế, một mặt là những động lực cơ bản và quan trọng thúc đẩy xã
hội phát triển nhanh hơn, thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau hơn, làm tăng
khả năng khám phá và khai thác giới tự nhiên của con người. Mặt khác, chính
con người và xã hội lại đứng trước những sự bất thường, mối đe dọa và những
rủi ro khó lường do hậu quả của việc chiếm dụng, sử dụng và lạm dụng những
thành tựu ấy của con người. Toàn cầu hóa, một mặt thúc đẩy sự phát triển của
kinh tế xã hội, song mặt khác là những tác động có hại đến tự nhiên và ẩn
chứa những nguy hại đối với con người.

7


Chính những thành tựu hay hậu quả của toàn cầu hóa đã đặt ra nhiều vấn
đề cho người nghiên cứu và cần có những giải pháp cụ thể. Những giải pháp
đó dựa trên những quan điểm và thực sự dựa vào hệ thống lý luận trước đó và
đặc biệt là triết học và những tư tưởng của triết học duy vật biện chứng. Như
chúng ta biết, trong lịch sử nhân loại hệ thống triết học duy vật biện chứng đã
phân tích sâu sắc đến các điều kiện tự nhiên, xã hội và con người và bởi vậy,
căn cứ vào bối cảnh tự nhiên, xã hội và con người hôm nay để từng bước xác
định thái độ, xác định cách nhìn về cuộc sống và về cách thức sinh sống của
mỗi con người trong những điều kiện và hoàn cảnh mới.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những biến động về kinh tế xã hội và tự
nhiên đã khiến con người quan tâm và giúp con người nhìn nhận những gì
đang diễn ra trong mọi lĩnh vực của thế giới đương đại, cả đời sống xã hội
một cách khách quan hơn, toàn diện và cụ thể hơn, tránh được sự chủ quan,
phiến diện, cứng nhắc, giáo điều và đồng thời cũng tránh được cả sự thiếu
nhất quán, theo xu hướng cực đoan một chiều. Lúc này, triết học giúp con
người có được cái nhìn tổng quát, có cách lý giải đúng đắn về chiều hướng và
về những biến động trên thế giới, về xã hội, về bản thân con người và như vậy
triết học đã giúp con người có sự định hướng đúng đắn trong hành động và

củng cố sự quyết tâm hành động để hoàn thành mục tiêu đã đề ra với kết quả
cao nhất.
Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi mà những biến động về kinh tế
- xã hội, biến động về tự nhiên và ngay cả con người đang diễn ra vô cùng
mạnh mẽ thì triết học như là hệ thống lý luận để định hướng cho sự phát triển
đúng hướng của nhân loại. Triết học không chỉ đóng vai trò quan trọng trong
lý luận mà nó ăn sâu vào thực tiễn, trong cách nhìn nhận của bản thân mỗi
con người về thế giới tự nhiên, về xã hội hiện nay.
Kết luận
Từ những phân tích trên đây, có thể thấy triết học đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong lý luận cũng như trong thực tiễn của nhân loại. Trong lịch sử
8


nhân loại, kể cả phương Đông và phương Tây thì triết học đều được đề cao
trong lý luận và hình thành những hệ thống tư tưởng về thế giới, về xã hội và
về con người. Mặc dù có sự khác nhau giữa thế giới phương Đông và phương
Tây trong nhận thức song nhìn chung thì đều thấy được triết học có vai trò to
lớn trong lý luận cũng như trong thực tiến.
Cũng như trên đã đề cập, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi mà
những biến động về kinh tế, xã hội và cả tự nhiên đang diễn ra mạnh mẽ thì
triết học đã giúp con người có được sự định hướng đúng đắn trong hành động
và củng cố sự quyết tâm hành động, giúp con người có cái nhìn tổng quát, có
cách lý giải đúng đắn về chiều hướng của những biến động trên thế giới, về
xã hội và cả bản thân con người. Triết học trong bối cảnh toàn cầu hóa như
vậy đã không mất đi mà nó còn tồn tại như là một lý luận căn bản cho sự phát
triển của nhân loại.
Đối với Việt Nam, triết học duy vật biện chứng đã và đang đóng vai trò
vô cùng quan trọng trong sự đổi mới đất nước. Triết học không chỉ có vai trò
trong lý luận nghiên cứu ở các nhà trường mà đã ăn sâu vào thực tiễn, trong

công cuộc đổi mới kinh tế xã hội và văn hóa của Việt Nam. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay, triết học cũng giúp con người định hướng, có cái nhìn
tổng quát và lý giải đúng đắn và từ đó xác định những bước đi và sự phát triển
của mình.

9


Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo 2006, Giáo trình triết học Mác – Lê Ninh
(dùng trong các trường đại học, cao đẳng) (Tái bản lần thữ hai có sửa
chữa, bổ sung). Nxb Chính trị Quốc gia.
2. Nguyễn Trọng Chuẩn 2013, Về vai trò của triết học trong giai đoạn
toàn cầu hóa hiện nay. Bài giảng chuyên đề cho học viên cao học.
3. Nguyễn Trọng Chuẩn 2013, Triết học không thể đứng ngoài công cuộc
hội nhập với thế giới trong bối cảnh toàn cầu hóa. Bài giảng chuyên đề
cho học viên cao học.
4. Ph.Ăng-Ghen 1972, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và cả
nhà nước. Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội.
5. N.KonRat 1996, Phương Đông và phương Tây. Nhà xuất bản giáo dục,
Hà Nội.
6. M.Rô-den-tan và P.iu din 1976, Từ điển Triết học. Nxb sự thật, Hà Nội.

10



×