Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TRONG QUẢN LÝ VẤN ĐỀ TIÊU CỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.63 KB, 26 trang )

Đề bài: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ CỦA
NGÀNH GIÁO DỤC TRONG QUẢN LÝ VẤN ĐỀ
TIÊU CỰC HỌC ĐƯỜNG
Ở TRƯỜNG PHỔ THƠNG TRUNG HỌC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Có một nền giáo dục vững mạnh là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền
vững của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, điều này là một sự thật không thể phủ
nhận. Vậy nên chính phủ cầm quyền từ đất nước phát triên tới đang phát triển đều
chú trọng tới nâng cao chất lượng dạy và học. Thế nhưng ở bất kỳ nền giáo dục nào
cũng đều tồn tại những điểm yếu, những mặt tiêu cực, những bất cập cần được giải
quyết triệt để. Giáo dục Việt Nam không phải một ngoại lệ, có rất nhiều điều ngành
giáo dục nói riêng và đất nước nói chung cịn phải xem xét xử lý, quản lý để cải thiện
chất lượng đào tạo học sinh. Trong phạm vi tìm hiểu của bài tập lớn này, nhóm chúng
em sẽ tập trung vào khối trung học phổ thông – một trong những khối học tồn tại
nhiều vấn đề tồn tại nhất, và đánh giá phân tích vai trò của ngành giáo dục trong
quản lý những vấn đề tiêu cực này.
Trước khi đi vào cụ thể phân tích, nhóm chúng em xác định 5 vấn đề tiêu cực
cơ bản tại các trường cấp 3 tại Việt Nam bao gồm: chạy trường, chạy điểm; bệnh
thành tích; bạo lực học đường; vấn nạn dạy thêm, học thêm và cuối cùng là tình trạng
phân biệt đối xử.
Để có 1 cái nhìn tổng quan về những gì ngành giáo dục đang làm, đã làm và
nên làm, nhóm chúng em sẽ đánh giá quản lý của ngành giáo dục theo chiều dọc của
bộ máy quản lý: Đi từ chính sách của Bộ ban hành -> tới các Sở giáo dục địa phương
thực thi và triển khai chính sách -> thực tế các trường cấp 3 tiến hành chính sách như
thế nào. Và cuối cùng, nhóm sinh viên sẽ đưa ra những nhận xét về q trình thực thi
những chính sách này, liệu rằng chính sách được ban hành ra có thực sự giải quyết
được vấn đề?

1



PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRỊ CỦA NGÀNH GIÁO DỤC TRONG
QUẢN LÝ VẤN ĐỀ TIÊU CỰC HỌC ĐƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG
PHỔ THÔNG TRUNG HỌC
1. Vấn đề thứ nhất: Chạy trường chạy điểm
Chạy trường chạy điểm từ lâu đã trở thành một trong những vấn đề nhức nhối của
toàn ngành giáo dục, trở thành nỗi lo của các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi
chuyển cấp, khơng chỉ ở những thành phố lớn mà dần lan ra các vùng lân cận. Bộ giáo
dục và đào tạo đã ban hành rất nhiều quy chế để hạn chế việc chạy trường chạy lớp
tuy nhiên những chính sách này vẫn chưa thực sự phát huy hiệu quả. Đối với bậc
THPT, Bộ yêu cầu các trường phải tổ chức thi tuyển, song tình trạng chạy trường chạy
điểm vẫn diễn ra một cách rầm rộ và ngày càng trở nên phổ biến hơn.
1.1 Thực trạng vấn đề
a) Nguyên nhân:
Trước khi đề cập đến thực trạng của hiện tượng chạy trường chạy điểm, chúng
ta phải tìm hiểu xem nguyên nhân tại sao các phụ huynh phải nhất quyết cho con em
theo học các trường công lập, trường chun, lớp chọn mặc dù khơng có một tiêu
chuẩn rõ ràng về việc như thế nào thì được gọi là ”trường điểm”.
Thứ nhất, việc này xuất phát từ tâm lý của các bậc phụ huynh, cha mẹ thì ln
muốn điều tốt nhất cho con em mình, trang bị cho con mình kiến thức tốt nhất, và
điều đó đồng nghĩa với việc phải cho con được học tập trong những môi trường giáo
dục tốt nhất. Đối với cấp 3 thì trường tốt là trường có tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các
trường đại học tốp đầu ở mức cao, nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh
giỏi quốc gia, thầy cơ có kinh nghiệm lâu năm trong việc ơn thi… Chính những suy
nghĩ này đã khiến cho nhiều bậc phụ huynh bằng mọi giá phải chạy cho con vào
trường mà họ muốn khi con họ không đủ tiêu chuẩn.
Thứ hai, cung không đủ cầu, dân số Việt Nam tăng ngày càng nhanh, tuy nhiên
chỉ tiêu của các trường công lập, trường chuyên ngày càng giảm chỉ đáp ứng được
khoảng 60% nhu cầu của phụ huynh và học sinh dẫn đến tỉ lệ chọi ngày càng cao,
điều đó đồng nghĩa với khả năng vào được các trường cấp 3 như mong muốn thấp
hơn. Do đó để con em mình có được một suất học tại các trường cấp 3 trọng điểm,

nhiều bậc phụ huynh phải nhờ đến các mối quan hệ và cả tiền để “chạy” cho con em
mình
2


Thứ ba, chất lượng giáo dục giữa các trường, hay giữa các lớp trong cùng một
trường là không đồng đều. Khơng phải ở đâu và khơng phải ai cũng có đủ điều kiện
để cho con em mình theo học các trường dân lập, trường quốc tế trong vòng 3 năm.
Chưa kể đến thành kiến bấy lâu về các trường dân lập, nơi quy tụ những học sinh
không đỗ công lập khiến phụ huynh cũng dè chừng hơn khi cho con em theo học
Ngồi ra cịn rất nhiều các lí do khác nữa dẫn đến tình trạng chạy trường chạy
điểm chưa bao giờ phổ biến đến thế, dẫn đến một thực trạng xấu và hậu quả khó
lường
b) Thực trạng chạy trường chạy điểm hiện nay
b.1) Phụ huynh sẵn sàng chi trả một khoản “phí” để con em mình được theo
học tại các trường PTTH mà họ mong muốn
Khác với lớp 1 và lớp 6 chủ yếu là tuyển sinh bằng hình thức xét tuyển, các
trường PTTH tuyển sinh học sinh vào lớp 10 bằng hình thức thi tuyển, tuy tình trạng
chạy trường chạy lớp không nhiều bằng các cấp dưới nhưng khơng phải là khơng có.
Nhiều người cịn đánh giá việc thi vào cấp 3, nhất là ở trường chuyên của thành phố,
gay gắt hơn rất nhiều so với kì thi tuyển sinh đại học vì tỉ lệ chọi cao.
Tỉ lệ chọi vào các trường chuyên, các trường cấp 3 hàng đầu thường rất cao vì
chỉ tiêu của các trường chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu, và không phải em nào cũng
đủ năng lực để thi vào các trường này, mà không phải phụ huynh nào cũng chấp nhận
việc cho con em theo học “trường làng”, trường dân lập, trung tâm dạy nghề nên tất
yếu họ sẽ làm mọi cách để “chạy” chon con em mình vào trường như mong muốn.
Trong một cuộc khảo sát trực tuyến gần 20000 người do Báo điện tử Dân trí
thực hiện, 62% phụ huynh thừa nhận rằng họ đã sử dụng các mối quan hệ cá nhân
hoặc tiền để “chạy” trường chạy lớp cho con. Có nhiều phụ huynh cịn tìm cách “đi
đường vịng” cho con bằng cách cho con thi vào một trường PTTH có điểm đầu vào

thấp sau đó xin chuyển sang các trường PTTH mà mình mong muốn.
b.2) Quá tải tại các trường công lập; không tuyển đủ học sinh tại các trường
dân lập, trung tâm dạy nghề.
Nhu cầu thì quá lớn song cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế đã dẫn đến tình
trạng q tải tại các trường cơng lập. Tình trạng lớp học cho 40 em nhưng phải chứa
đến gần 60 em không phải là hiếm. Các quy định về cơ sở vật chất đôi khi bị phớt lờ;
3


3,4 em phải chen chúc trên 1 chiếc bàn, không đủ để sách vở; lớp học thì ngột ngạt
với vài ba cái quạt trần, trang thiết bị nghèo nàn… là tình trạng hết sức phổ biến ở
nhiều trường trung học phổ thơng.
Các trường cơng lập thì q tải, các trường dân lập và dạy nghề thì tuy đã hạ
điểm chuẩn hết mức có thể, vẫn khơng tuyển đủ số lượng học sinh. Một phần vì học
phí tại các trường dân lập thường cao hơn các trường công lập rất nhiều, phần khác vì
quan niệm của các bậc phụ huynh về các trường dân lập, trường dạy nghề không tốt,
họ sợ con mình nếu học ở đây sẽ tiếp xúc với bạn xấu, khơng thi đỗ đại học và khơng
có tương lai
1.2 Vai trò của ngành giáo dục trong quản lý vấn đề tiêu cực
a) Bộ ban hành chính sách
Nhận thấy hậu quả nghiêm trọng và sự nhức nhối vủa vấn đề này, Bộ giáo dục
đào tạo đã ra quyết định số 2449/BGDĐT-GDTH V/v khắc phục tình trạng chạy
trường chạy lớp, trong đó:
- Chỉ đạo các phịng giáo dục đào tạo và các trường:


Tổ chức tuyển sinh đảm bảo quyền được học tập của học sinh, công khai, minh bạch
và thuận lợi cho học sinh và cha mẹ học sinh, bảo đảm mục tiêu phổ cập giáo dục của

địa phương.

• Tuyên truyền, giải thích cho đội ngũ cán bộ quản lý các trường, cha mẹ học sinh để
hạn chế chạy trường, chạy lớp
• Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất


để đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục giữa các trường, các lớp.
Nghiêm cấm việc tổ chức các trường chuyên, lớp chọn ở các cấp mầm non, tiểu học

và trung học cơ sở dưới bất kì hình thức nào.
• Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm khắc các hiện tượng tiêu cực
nhằm chạy trường chạy lớp.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố:


Chỉ đạo việc phân tuyến, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp với chỉ tiêu trường

lớp, cơ sở vật chất và mật độ dân cư của địa phương mình quản lý.
• Đảm bảo các điều kiện nâng cao chất lượng các trường; mở thêm trường; thêm lớp
để giảm áp lực tuyển sinh ở những địa bàn đông dân cư
• Đề nghị các sở giáo dục và đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc các giải pháp trên
để khắc phục tình trạng chạy trường, chạy lớp năm học 2016 – 2017
4


b) Thực thi của Sở giáo dục và đào tạo các tỉnh thành
Tùy thuộc vào tình hình cùa địa phương mà Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh
thành căn cứ chỉ đạo của Bộ để đề ra những biện pháp cụ thể cho mình. Như Sở giáo
dục và đào tạo Hà Nội, để ngăn chặn tình trạng “đi đường vòng” để vào được các
trường cấp 3 “điểm” bằng cách thi vào các trường điểm thấp sau đó chuyển sang các
trường cao hơn; Sở đã “siết chặt quy định chuyển trường sau khi đỗ đầu cấp THPT.

Cụ thể, học sinh trúng tuyển ở trường THPT công lập nào phải học ổn định hết cấp
học tại trường THPT đó. Trường hợp trong quá trình học cần phải chuyển trường,
phải được giám đốc Sở cho phép mới được chuyển. Tuy nhiên, quy định này cũng
vấp phải sự phản đối của rất nhiều phụ huynh vì cho rằng thủ tục rườm rà và khơng
phải trường hợp nào cũng chứng minh được lí do chuyển trường, chẳng hạn như học
sinh cảm thấy không phù hợp với môi trường đang theo học hoặc bị bắt nạt.
Ngoài ra, các tỉnh thành cũng đang rất chú ý đến việc đầu tư vào giáo dục,
nâng cao cơ sở vật chất của các trường, bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ giáo
viên để từng bước đồng đều hóa chất lượng giáo dục giữa các trường.
c) Tổ chức thực thi của các trường
Trong nội bộ trường, phải có sự đồng đều giữa các lớp, tránh tình trạng lớp
chọn thì được giáo viên dạy tốt cịn lớp thường thì không. Hạn chế việc phân chia
thành lớp chọn, lớp chất lượng cao với lớp thường để tránh tình trạng “so bì” giữa các
lớp với nhau
Phân bổ đồng đều học sinh có năng lực từ giỏi đến khá vào đều các lớp để
tránh tình trạng lớp thì quá nhiều học sinh giỏi, lớp thì tồn học sinh học lực yếu để
thúc đẩy các em học tập, khơng nản trí
Nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường dân lập, trung tâm dạy nghề
Tun truyền tích cực để phụ huynh có thể chọn trường cho phù hợp với con
em mình, tránh tình trạng ngồi nhầm trường, nhầm lớp, các em không thể theo kịp các
bạn dễ dẫn đến tình trạng chán nản
1.3 Đánh giá sự thực thi các chính sách
Các trường cũng như sở giáo dục, phòng giáo dục các tỉnh thành phố đã tiếp
nhận và có những biện pháp để thực thi chính sách, tuy nhiên chưa triệt để nên kết
quả thực hiện chưa cao. Hơn nữa đây lại là vấn đề tồn tại từ lâu, ăn sâu vào suy nghĩ
của nhiều người nên không thể chỉ trong một sớm một chiều mà hết được.
5


Giáo dục và đào tạo đang nhận được những sự đầu tư đúng đắn vào cơ sở vật

chất cũng như chất lượng giáo dục. Khuyến khích học sinh vào học các trường phù
hợp với năng lực của mình, mở rộng quy mô đào tạo của các trường công để đáp ứng
nhu cầu của phụ huynh và học sinh
Trong các trường, xóa bỏ các lớp chọn, phân bổ đồng đều học sinh có học lực
khác nhau vào các lớp. Như trường THPT Hòn Gai, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh kể từ năm 2016 đã đồng bộ trang thiết bị ở tất cả các lớp, khơng cịn tình trạng
một nửa khối là các lớp chất lượng cao, một nửa còn lại là lớp thường như những năm
trước.
Các trường công khác cũng đẩy mạnh quá trình tuyển sinh, nâng cao chất
lượng giáo dục và mơi trường để có thể thu hút học sinh
2. Vấn đề thứ hai: Bệnh thành tích

2.1 Thực trạng vấn đề
Bệnh thành tích đang tồn tại trong nhiều ngành, nhiều cấp ở nước ta hiện nay,
nhưng sự tồn tại của nó như một căn bệnh kinh niên trong ngành giáo dục là vấn đề
đã và đang gây nhiều bức xúc cho dư luận.
Đầu tiên, có lẽ bệnh thành tích xuất phát từ các vị phụ huynh. Trong những
thứ có thể mang ra khoe, thì khoe con học giỏi là sướng mồm nhất. Chúng ta thường
xuyên nghe các ông bố bà mẹ tự hào nói: “Con tơi học giỏi nhất lớp, nhất trường,
nhất huyện…”. Một số người cứ nói đại đi như vậy vì có ai đi điều tra đâu, nhưng
cũng có một số người đầu tư nghiêm chỉnh bằng cách cho con học thêm, quan hệ tốt
với thầy cô giáo, khuyến khích con học bằng tiền. Có chuyện vui: “Một bà mẹ chủ
trương con đạt 1 điểm 10 là thưởng 100.000 đồng. Nó đến trường thỏa thuận với giáo
viên cho nó điểm 10 và “cưa đơi” số tiền: thầy 50.000 đồng, trị 50.000 đồng”.
Tiếp theo là bệnh thành tích ở các lớp, các trường, các huyện, các tỉnh. Trên thực tế ở
nhiều nơi, lớp có 40 học sinh thì có trên 30 em là học sinh giỏi, cịn lại là học sinh
tiên tiến. Cả tỉnh có hàng chục ngàn học sinh thi tốt nghiệp THPT, nhưng chỉ có vài
chục em trượt; cả nước có 63 tỉnh thành, trong đó có những khu vực được xem là
“vùng trũng” giáo dục, nhưng tỷ lệ tốt nghiệp vẫn cao ngất ngưởng. Năm 2014, tỷ lệ
đỗ tốt nghiệp THPT của cả nước là 99,02%.

6


Nếu chỉ nhìn vào con số thống kê thì chúng ta rất sướng, nhưng khổ nỗi có nhiều học
sinh tốt nghiệp THPT nhưng khơng giải nổi bài tốn đơn giản, không biết Nguyễn
Du là ai,cho rằng Nguyễn Huệ và Quang Trung là bạn cùng chiến hào, các tỉnh Tây
Nguyên giáp biển... Những điều ngô nghê như vậy khiến chúng ta dở khóc, dở cười.
Thực trạng bệnh thành tích trong ngành giáo dục nước ta quả là đáng báo
động. Nó đem lại cho chúng ta cảm giác ảo về chất lượng giáo dục được nâng lên
vượt bậc không ngừng. Điều này được khẳng định qua kết quả thi tốt nghiệp và tỉ lệ
lên lớp hàng năm của các bậc học phổ thơng..trong lúc tỉ lệ học sinh có học lực thực
sự yếu kém ở các nhà trường là không nhỏ?
Những trường điểm ở thành phố là trường có thương hiệu - lại là những
trường tiềm ẩn nhiều nhất bệnh thành tích. Bởi áp lực phải giữ uy tín, giữ danh hiệu
đã có, bằng cách này cách khác những người làm giáo dục vẫn phải chạy theo thành
tích. Năm trước trường đã là lỡ cờ đầu, năm nay khơng được thì rõ ràng không ổn.
Một số trường bị phanh phui tiêu cực đã xin thể tất chỉ vì sắp nhận huân
chương lao động, sắp trở thành trường anh hùng. . . Tiêu chí thi đua khơng đánh giá
thực chất, tâm lý phải tiến dần đều khiến nhiều hoạt động của các trường bị hình thức
hóa, khơng hiệu quả, tiêu cực bị bao che.
Có thể thầy cơ khơng lỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những
điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trị
học khơng giỏi một phần là do thầy cơ dạy khơng hay. Có trường hợp nhiều học sinh
đổ xơ đi học một giáo viên nào đó khơng chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi,
giảng hay mà cịn vì giáo viên đó thương học trị. Và biểu hiện ra đó là cho học sinh
biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trị tại
gia của mình. Chính vì thương kiểu đó mà đã có khơng ít những kết quả sai lệch, học
giả, điểm thật. Và những thầy cơ đó thật ra đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý
thức học tập của học sinh.
Còn trong các phong trào thao giảng, thi giáo viên giỏi cũng rất rầm rộ,

nhưng mang tính biểu diễn, nhằm phục vụ cho những toan tính cá nhân nhiều hơn là
thực sự nâng cao chất lượng giáo dục, và tiêu cực cũng không bng tha một hoạt
động đầy tính nghiêm túc và trí tuệ là thi giáo viên giỏi. Trước kì thi, có trường
7


THPT đã phát hẳn cho mỗi giáo viên 1 triệu đồng để quan hệ, mời giám khảo uống
nước. Có những giáo viên đạt giải cao trong kì thi giáo viên giỏi tỉnh .Việc anh ta đạt
giải là do thông minh đột xuất hay vì một lí do nào đó!
Tình trạng xin điểm của một số giáo viên cho các học sinh diễn ra ở nhiều
trường . Có học sinh thi khảo sát chỉ được 1 điểm nhưng giáo viên chủ nhiệm lại xin
nâng lên 5 điểm để đạt điểm giỏi tổng kết. Cuối học kì, giáo viên chủ nhiệm các lớp
chọn phô tô một danh sách HS gửi cho các giáo viên để nhờ giúp đỡ. Và có thể có cả
những HS cá biệt, học yếu, thường xuyên bỏ học nhưng vì có những lí do tế nhị nào
đó nên vẫn được đưa vào danh sách xin điểm giỏi.
Còn đối với học sinh, trong điều kiện chương trình quá tải và tình trạng học
lệch phổ biến như hiện nay, hầu hết số HS xếp loại học lực giỏi là do cơ cấu, nhiều
điểm chỉ là số ảo. Điều này thể hiện qua kì thi tốt nghiệp trước năm 2014 rấ rõ ràng
điểm thi đại học của các học sinh có thể rất cao 8,9 điểm trong khi điểm tốt nghiệp
những mơn ngồi ban thì chỉ 5,6 điểm. Thực ra những HS ấy chỉ giỏi một môn hay
một số môn theo ban, hoặc là con em giáo viên, lãnh đạo nên được cơ cấu giỏi.
2,2 Vai trò của ngành giáo dục trong quản lý vấn đề tiêu cự
a. Chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo để giải quyết
Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg, ngày 08/9/2006, về
“Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Bộ trưởng Bộ giáo
dục và Đào tạo ra quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT, ngày 28/7/2006, ban hành kế
hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong giáo dục”, gọi tắt là cuộc vận động “ Hai không”. Cụ thể, Bộ đề ra các giải
pháp:
+ Chỉ đạo các phòng đạo tạo và các trường trung học phổ thông

+ Làm tốt công tác tuyên truyền đến toàn thể giáo viên, học sinh, cha mẹ học
sinh và các tầng lớp xã hội hiểu mục dích, yêu cầu của cuộc vận động, nhằm nâng
cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, thống nhất ý chí, hành động và quyết tâm
thực hiện trong cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương, các nhà giáo và người học
trong các nhà trường và cơ sở giáo dục khác, đồng thời, tạo sự đồng thuận trong xã
hội (có chương trình đối thoại định kỳ về giáo dục – đào tạo hàng tháng ở VTV, các
báo trong nước và địa phương có chuyên đề, trang chuyên định kỳ về GD&ĐT).
8


+ Xây dựng mơ hình tổ chức thi, kiểm tra phù hợp với từng cơ sở giáo dục để
đảm bảo kết quả khách quan, chính xác. Đổi mới cơng tác thi, kiểm tra, đánh giá học
sinh và đánh giá kết quả giáo dục (áp dụng các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo
dục, tổ chức dự giờ đánh giá giữa các giáo viên với nhau trên cơ sở các tiêu chí đánh
giá khoa học). Ứng dụng các thành tựu cơng nghệ thông tin để tổ chức thực hiện,
quản lý họat động kiểm tra, đánh giá và thi cử chặt chẽ, khách quan, khoa học.
+ Xây dựng hệ thống tiêu chí thi đua và xác lập cách đánh giá kết quả thi đua
mang tính khoa học, khả thi (dễ làm, dễ kiểm tra), loại trừ bệnh thành tích, phù hợp
với từng cấp học và từng vùng miền.
+ Hoàn thiện cơ sở pháp lý của công tác thanh tra giáo dục và tăng cường
thanh tra, kiểm tra, đặc biệt đối với một số địa phương, các cơ sở giáo dục mà tình
trạng tiêu cực trong thi cử diễn ra liên tục nhiều năm. Xử lý nghiêm, kịp thời theo
quy chế đối với mọi hành vi và biểu hiện tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích
trong thi đua khen thưởng.
+ Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Lắng nghe ý kiến phản ánh từ địa
phương, giải quyết nhanh, dứt điểm, nghiêm túc các vụ việc tiêu cực đã được phát
hiện. Bảo vệ, biểu dương các thầy cô giáo có đóng góp tích cực vào việc chống tiêu
cực, bệnh thành tích.
+ Chủ động, tích cực phối hợp với các tổ chức đồn thể chính trị – xã hội
trong và ngồi nhà trường, các cơ quan báo chí nhằm triển khai có hiệu quả cuộc vận

động.
b. Thực thi của Sở giáo dục đào tạo và các tỉnh thành
+ Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai trong cơ quan Sở, các phòng Giáo dục,
các trường học và cơ sở giáo dục, chỉ đạo cuộc vận động “Nói khơng với tiêu cực
trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”.
+ Xây dựng Chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành
tích trong giáo dục với yêu cầu: Nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức,
lương tâm, trách nhiệm nghề nghiệp của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; giáo
dục tính trung thực cho học sinh trong học tập và thi cử; thực hiện tốt trách nhiệm
của cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường trong việc ngăn chặn các biểu hiện tiêu
cực trong lĩnh vực giáo dục. Xác định nhiệm vụ trọng tâm chống tiêu cực và bệnh
9


thành tích của từng năm học, tập trung chỉ đạo các cấp quản lý giáo dục, trường học
và các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện chương trình hành động nói trên.
+ Chương trình hành động chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong
giáo dục tiến hành đồng thời với việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục; đổi mới giáo dục phổ thông; đổi mới công tác thi, tuyển sinh và
xây dựng quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo
dục, bảo đảm dạy thực chất, học thực chất để thực sự nâng cao chất lượng và hiệu
quả giáo dục.
+ Phối hợp với Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ tỉnh, Cơng đồn ngành Giáo dục và các cơ quan thông tin đại chúng trên địa
bàn tỉnh xây dựng và thực hiện chương trình liên ngành để việc chống tiêu cực và
khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục trở thành hành động chung của toàn xã hội.
c. Triển khai tại các trường THPT
+ Hiện tại ở hầu hết các trường phổ thơng sử dụng hình thức tun truyền,
treo băng rơn khẩu hiệu chống bệnh thành tích là phổ biến.
Ngồi hình thức phát động phong trào chống thành tích ngay từ khi khai giảng

năm học mới. Các trường cũng có phổ biến và tuyên truyền tới hội phụ huynh học
sinh qua các cuộc họp phu huynh. Trước hết tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh có
con em đang theo học tại trường trong các cuộc họp, sử dụng hôi phụ huynh để tuyên
truyền đến các phụ huynh khác đem lại hiệu quả nhanh chóng .
+ Đại đa số phụ huynh hầu như chỉ nhìn nhận vào điểm số để đánh giá trình
độ vì vậy sẽ có những trường hợp gây áp lực điểm số đến con cái, thầy cô cũng dễ
cho xin điểm với học sinh. Việc tuyên truyền với phụ huynh để giảm được một phần
áp lực thành tích lên học sinh và nhà trường. Phụ huynh thường cho con theo học các
trường có thành tích cao, các trường có thành tích cao thường thừa chỉ tiêu trong khi
các trường top dưới thì hay thiếu chỉ tiêu gây mất cân bằng số lượng học sinh trong
một trường ,làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.
+ Đối với phía học sinh thì trường sẽ đưa ra các nội dung chơng tiêu cự qua
nhiều hình thức như tun truyền qua các buổi sinh hoạt trường, sinh hoạt lớp , các
hoạt động thi đua phong trào đoàn trường sẽ thể hiện nội dung chông tiêu cực như
làm báo tường , vẽ tranh, diễn kịch...Nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn của học
10


sinh trong việc ham muốn thành tích trong học tập và điểm số. Từ đó tránh được
những tiêu cực trong thi cử và xếp loại.
+ Đối với phía nhà trường : Các thầy cô sẽ được yêu cầu giảng dạy nội dung
tuyên truyền trong các tiết học trong các bài ví dụ của các mơn xã hội . Đưa ra
khuyến khích những các học tập và thi cử tốt chống gian lân và thành tích.
2.3 Đánh giá sự thực thi các chính sách
Nhìn chung thì các cơ quan đã có sự thực thi các chính sách của bộ trong việc
chống bệnh thành tích . Tuy nhiên các chính sách vẫn còn khá hạn chế và một phần
lớn trong xã hội chưa thể thay đổi tư tưởng về thành tích và bằng cấp. Vấn nạn hiện
nay nhà nhà người người đều cố gắng, cho con vào một trường phổ thơng có thành
tích cao mà khơng quan tâm là con có theo được hay khơng có đủ trình độ để vào
hay khơng . Họ sử dụng mọi biện pháp mọi quan hệ để cho con vịa trường mình

muốn. Rồi đến khi thi đại học luôn luôn là một trường đại học thay vì các trường
nghề phù hợp với năng lực của học sinh. Xã hội coi trọng bằng cấp bỏ quên nănng
lực chỉ chạy theo tấm bằng đại học mà không hề chú trọng đến chất lượng. Thực tế
số sinh viên cầm tấm bằng đại học thất nghiệp rất nhiều, tình trạng thừa thầy thiếu
thợ ngày càng tăng trong khi mọi người vẫn quan niệm bằng đại học mới là tốt nhất
không cần biết trường nào hay ngành gì. Để giải quyết bệnh thành tích trong giáo
dục đặc biệt từ cấp phổ thơng địi hỏi các cơ quan chhức năng phải có chính sách
chặt chẽ và thiết thực hơn nữa.
3. Vấn đề thứ ba: Bạo lực học đường
3.1 Thực trạng vấn đề

Bạo lực học đường hiện nay thực sự đang trở thành một mối lo lắng và quan
tâm lớn của toàn xã hội. Theo báo cáo của vụ học sinh sinh viên,viện khoa học giáo
dục Việt Nam thì đối tượng tham gia đánh nhau là phần lớn học sinh cuối cấp trung
học cơ sở và trung học phổ thông. Đây là lứa tưổi mà sinh lý các em có nhiều biến
đổi,suy nghĩ bồng bột, thích tự mình giải quyết các mâu thuẫn,dễ bị bạn bè rủ rê lôi
kéo.
Hiện tượng học sinh đánh nhau là một hiện tượng không mới, nhưng những
hiện tượng đánh nhau của học sinh ở một số địa phương trong thời gian gần đây đã
bộc lộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Điển hình là các vụ học sinh
11


dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh
nhau hội đồng, làm nhục bạn gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã
hội. Đặc biệt, cịn có các trường hợp giáo viên sử dụng các biện pháp giáo dục có
tính chất bạo lực gây hậu quả nghiêm trọng đối với học sinh, ngồi ra, cịn có hiện
tượng học sinh hành hung thầy giáo, cơ giáo. Và ngược lại cũng có các hiện tượng
thầy giáo, cơ giáo dùng lời nói xúc phạm học trò, dùng vũ lực để “giáo dục” học
sinh,...

Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra, trong một năm
học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường
học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cứ khoảng
trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em
bị buộc thơi học vì đánh nhau;... Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn
ra nóng bỏng trên khắp cả nước ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, mức độ
ngày càng gia tăng, hậu quả nghiêm trọng.
Hình thức thực hiện






Chửi thề, nói xấu, chia rẽ bè phái, miệt thị;
Nhắn tin hoặc gửi thư uy hiếp, bắt nạt, trấn lột đồ đạc hoặc tiền bạc;
Uy hiếp bằng hình ảnh, thơng tin mang tính chất bạo lực, đồi trụy trên mạng Internet;
Dùng vũ lực như tát, đá, đấm, đánh, giật tóc, lột quần áo;
Quay video clip các hành vi bạo lực và đưa lên mạng Internet;
Các phương tiện sử dụng: Dao, mã tấu, giày dép, sách vở, bút, kiếm, ống sắt,
dao lam, thư truyền tay, mạng internet, điện thoại di động.
3.2 Vai trò của ngành giáo dục trong quản lý vấn đề tiêu cực

a. Chính sách giải quyết của Bộ GD&ĐT và các Sở GD&ĐT

Mặc dù đây là một vấn đề khá nan giải của giáo dục Việt Nam, tuy nhiên Bộ
Giáo dục và Đào tạo chưa xây dựng một chính sách cụ thể để giải quyết triệt để vấn
nạn bạo lực học đường và các biện pháp ngăn chặn cũng như giáo dục từ phía Bộ.
Các hình thức xử lý những trường hợp vi phạm chủ yếu dựa vào nội quy của từng
trường cũng như mức độ nghiêm trọng của sự việc. Chỉ với một số sự việc đặc biệt

nghiêm trọng mới có sự can thiệp từ các cấp quản lý giáo dục cao hơn như Sở
GD&ĐT.
Việc xử lý các trường hợp tham gia bạo lực học đường hiện nay còn nhận
được khá nhiều ý kiến trái chiều. Rất nhiều bậc phụ huynh và các chuyên gia không
12


đồng ý với hình thức kỷ luật đuổi học, vì những học sinh tham gia vào hành vi bạo
lực chính là những người cần nhận được sự giáo dục, quan tâm lớn hơn từ phía nhà
trường.
Tóm lại, Bộ GD&ĐT cần nhanh chóng có những chính sách cụ thể để giải
quyết triệt để vấn nạn bạo lực trong Giáo dục. Những nhà quản lý giáo dục cần có cái
nhìn nhận sâu sắc hơn nhằm giải quyết triệt để vấn nạn này, vì nó khơng chỉ là vấn đề
của riêng Nhà trường hay phụ huynh. Đó là vấn đề lớn của cả nền giáo dục Việt
Nam.
b. Xử lý bạo lực học đường tại các Trường

Ví dụ cho các trường hiện nay: THPT Văn Quán – Vĩnh Phúc
Tính từ đầu năm học 2014-2015, tại trường THPT Văn Quán, tình trạng kéo
thành bè phái, tụ tập đánh nhau xảy ra chủ yếu ở khối 10, khối 11. Theo thống kê từ
Đoàn thanh niên, tháng 11/2014, xảy ra 7 vụ việc học sinh đánh nhau và tất cả các vụ
học sinh đánh nhau nêu trên đều xuất phát từ những mâu thuẫn rất nhỏ. Đơn cử như
việc ba học sinh của khối 11 đánh học sinh Trần Việt H (lớp 10) chỉ vì lý do “nhìn
vênh quá”, hay trường hợp một HS lớp 11A5 (ở xã Xuân Lôi) đánh HS lớp 11A3 (ở
xã Tiên Lữ) vì HS này tun bố “Tao đi qua Xn Lơi khơng đứa nào dám đánh”. Từ
lời khiêu khích đó, HS đã tụ tập thành nhóm, chia bè phái và hai nhóm HS Xn LơiHS Tiên Lữ đánh nhau...
Ban giám hiệu trường THPT Văn Quán kết hợp với Đoàn thanh niên và Giáo
viên chủ nhiệm đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm xử lý dứt điểm và triệt để như:
Yêu cầu các HS vi phạm viết kiểm điểm, tường trình. Kết hợp giáo dục, phân tích
cho các em hiểu và tự nhận thức được lỗi của bản thân. Yêu cầu Giáo viên chủ nhiệm

kỉ luật trước lớp và tiếp tục theo dõi, nếu thấy cần thiết sẽ mở hội đồng kỷ luật nhà
trường. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an xã Văn Quán, xã Xuân Lôi và các
xã lân cận, phối hợp với phụ huynh học sinh để cùng thực hiện tốt mục tiêu giáo
dục..v..v.. Bằng nhiều biện pháp, tình hình trật tự trong và ngồi nhà trường đã dần đi
vào ổn định.
Có thể thấy các Trường cũng đã có những biện pháp xử lý và giáo dục bước
đầu đối với tình hình bạo lực học đường hiện nay. Tuy nhiên, những biện pháp này
còn khá cứng nhắc, chưa phát huy được hiệu quả cao và đẩy lùi tỷ lệ bạo lực học
3.3.

đường.
Đánh giá thực thi
13


-

Từ phía Bộ GD&ĐT: chưa có chính sách cụ thể về vấn đề bạo lực học đường. Cần

-

xây dựng 1 chính sách nhằm giảm thiểu triệt để vấn nạn này
Từ phía các Sở GD&ĐT: chưa có sự theo dõi sát sao, chỉ khi có sự việc nghiêm trọng
xảy ra mới can thiệp và có các biện pháp xử lý. Như vậy là khơng đủ để có giải quyết

-

triệt để vấn đề bạo lực này.
Từ phía các trường: cần có biện pháp giáo dục tích cực hơn đối với các đối tượng
tham gia bạo lực học đường

+ Cần tăng cường tổ chức các buổi ngoại khóa tuyên truyền giáo dục pháp
luật cho học sinh. Trong các buổi tập trung toàn trường, ban giám hiệu cần khen, chê
kịp thời các chi đoàn, phê bình các em học sinh có hành vi gây gổ, đánh nhau. Đặc
biệt, phân tích nguyên nhân, lý do của các vụ việc đánh nhau cũng như hình thức xử
lý kỉ luật một cách cơng khai, đó cũng là cách để giáo dục tất cả các học sinh khác.
+ Đoàn thanh niên nên tổ chức đội thanh niên xung kích mà thành phần tham
gia được lấy từ chính các học sinh trong trường và dưới sự chỉ đạo của các thầy cơ
trong chi đồn giáo viên. Việc phát hiện sớm những nguy cơ có thể dẫn đến việc học
sinh đánh nhau sẽ tốt hơn rất nhiều việc chúng ta phải giải quyết hậu quả của những
hành vi đó. Vì thế, việc thành lập đội xung kích mà thành viên là chính các em học
sinh sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nắm bắt tình hình cũng như dễ dàng tìm hiểu
chính xác nguyên nhân của những mâu thuẫn nảy sinh từ phía học sinh. Từ đó việc
giải quyết tình trạng học sinh đánh nhau sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
+ Về phía giáo viên chủ nhiệm, đây là những người gần gũi, thân thiết và hiểu
HS của mình nhất - cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện để nắm bắt được những
tâm tư, nguyện vọng của học sinh. Giáo viên cần đặt mình vào vị thế của các em để
lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi
tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu. Nguyên tắc chủ yếu là
giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tơn trọng học sinh và dùng các
phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết mọi vấn đề.
Giáo viên cần kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước
mặt học sinh. Nếu giáo viên khơng kiểm sốt được cảm xúc thì có thể khiến học sinh
trở nên tức giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường.
Đồng thời, GVCN có thể dành thời gian từ các buổi ngoại khố, các cuộc trị chuyện,
tâm sự để dạy HS kỹ năng kìm chế cảm xúc vì thực tế cho thấy, chính việc HS khơng

14


biết cách kìm chế cảm xúc là nguyên nhân chủ yếu làm cho các mâu thuẫn nhỏ trở

thành những xô xát lớn.
4. Vấn đề thứ tư: Vấn nạn dạy thêm học thêm
4.1 Thực trạng
a. Khái niệm
Theo quy định của Thông tư 17 của Bộ giáo dục, “Dạy thêm, học thêm là hoạt
động dạy học phụ thêm có thu tiền của người học, có nội dung theo chương trình
giáo dục phổ thơng nhưng ngồi kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ
thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành” (khoản 1, điều 2).
Theo đó, dạy thêm, học thêm được thực hiện dưới hai hình thức là dạy thêm,
học thêm trong nhà trường do cơ sở giáo dục công lập (gồm: cơ sở giáo dục phổ
thông; trung tâm dạy nghề; trung tâm giáo dục thường xuyên; trung tâm học tập cộng
đồng; trung tâm ngoại ngữ, tin học, gọi chung là nhà trường) tổ chức; và dạy thêm,
học thêm ngồi nhà trường khơng do nhà trường tổ chức (khoản 2,3 điều 2).
b. Thực trạng
Hiện nay tình trạng dạy thêm, học thêm ở bậc phổ thông đang phát triển tràn
lan. Các em học sinh phải học nhồi nhét suốt cả tuần, học như cái máy, khơng có thời
gian nghỉ ngơi, giải trí để tái tạo chất xám, lấy lại cân bằng thể chất và tinh thần. Phụ
huynh đã trả học phí, lại cịn trả khoản học thêm nặng hơn học phí gấp nhiều lần.
Vấn nạn dạy thêm, học thêm ngày càng biến tướng. Giáo viên chia nhỏ các
nhóm học sinh thành năm, bảy em để dạy ở nhà, gọi là dạy kèm. Giáo viên khơng
dạy ở nhà thì đăng ký dạy ở trường, gọi là dạy thêm có tổ chức. Các sở giáo dục đưa
dạy thêm, học thêm vào quản lý bằng hình thức yêu cầu giáo viên dạy thêm phải
đăng ký, khai báo thời gian, địa điểm dạy thêm, số lượng học sinh, các tiêu chuẩn về
phòng ốc, bàn ghế, ánh sáng, học phí, cam kết khơng dạy học sinh lớp mình đang
dạy chính khóa. Thế nhưng trên thực tế, do quản lý còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra giám
sát nên không tránh khỏi những điều trái quy định như : số lượng học sinh học quá
đông, thu tiền học phí cao hơn quy định, dạy học sinh lớp mình dạy chính khóa, dạy
trước chương trình, khơng phân loại học sinh khi chia lớp dạy, dạy bài tập mẫu cho
bài kiểm tra ở lớp (một kiểu “bật mí” đề kiểm tra), thiên vị đối với học sinh học thêm
... Ngành giáo dục đã ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh dạy thêm, học thêm nhưng

15


hiệu quả còn rất hạn chế. Các cơ sở giáo dục hợp thức hóa các quy định về dạy thêm,
học thêm bằng văn bản, giấy tờ hơn là chấp hành đúng trong thực tế.
Năm 2004, Viện Nghiên cứu giáo dục đã có cơng trình “Nghiên cứu những
hiện tượng tiêu cực trong dạy thêm – học thêm và đánh giá hiệu quả các giải pháp
quản lý đối với các hiện tượng tiêu cực đó trong giáo dục phổ thơng”. Kết quả khảo
sát cho thấy, trước khi thực hiện Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, có 75%
phụ huynh trả lời có cho con đi học thêm. Đây là những con số biết nói tình trạng
dạy thêm học thêm khơng hề scó dấy hiệu suy giảm trong khối trung học phổ thơng,
mặc dù đã có lệnh cấm từ các cấp có thẩm quyền. Vậy đâu là nguyên nhân cho sự cố
chấp “biết bị cấm mà vẫn làm” của các thầy cô và các em học sinh?
c. Nguyên nhân
+ Khách quan:
- Nội dung sách giáo khoa chưa phù hợp về nhiều mặt.
- Khối lượng kiến thức quá nhiều trong một tiết học.
+ Chủ quan:
- Bản thân học sinh muốn nâng cao kiến thức.
- Nhằm củng cố kiến thức trên lớp và có nhiều cơ hội làm bài tập dưới sự
hướng dẫn của thầy cơ.
- Chạy đua điểm,chạy đua thành tích.
- Lương cơ bản không đảm bảo nhu cầu cuộc sống giáo viên.
- Điều kiện kinh tế khá giả nên nhiều phụ huynh muốn con mình học càng
nhiều càng tốt.
4.2 Vai trị của ngành giáo dục trong giải quyết vấn đề
a.Chính sách của Bộ giáo dục
Nhằm chấn chỉnh và quản lý tốt việc dạy thêm, học thêm Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã nhận định và chỉ đạo: “ Trong thời gian qua việc quản lý dạy thêm, học thêm ở
một số địa phương đã đạt được kết quả bước đầu, song nhìn chung việc quán triệt và

thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng dạy
thêm, học thêm “tràn lan” và chưa được khắc phục triệt để, những biểu hiện lệch lạc,
tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm từ Tiểu học đến Trung học Phổ thông và
ôn luyện thi tuyển sinh tuy có giảm nhưng vẫn cịn, gây bất bình trong nhân
16


dân. Thực trạng đó có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do sự hạn chế trong
công tác quản lý của các cấp quản lý giáo dục, việc chỉ đạo, chấn chỉnh chưa kiên
quyết, đồng bộ, chưa kết hợp đổi mới nội dung, chương trình, cải tiến thi cử. Tình
hình đó địi hỏi phải có các biện pháp tồn diện để chấn chỉnh, lập lại trật tự, kỷ
cương trên lãnh vực này.
Bộ GD - ĐT trong những năm gần đây cũng đã phải liên tục đưa ra các quy
định kiểm soát việc dạy thêm, học thêm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang tiến
hành các giải pháp sau đây:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong nhân dân và phụ
huynh học sinh về các chủ trương của ngành, của địa phương về quản lý dạy thêm,
học thêm.
- Chủ động bàn bạc, trao đổi, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố chỉ đạo các cấp quản lí, các ngành chức năng đề cao vai trò, trách nhiệm quản lý
của Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm; mở rộng công tác tham gia giám sát của các
đoàn thể ở địa phương và trong nhà trường, của Hội cha mẹ học sinh đối với việc dạy
thêm, học thêm, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm
khắc, kịp thời các sai phạm trong việc thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm.
- Tiếp tục chỉ đạo dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường phổ thông (theo
công văn số 7291/BGDĐT-GDTrH ngày 01/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
với mục đích thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục; đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc quản lý, giáo dục học
sinh.
- Chỉ đạo thực hiện hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ

thông theo hướng tinh giảm (theo công văn 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo), dành thời lượng để củng cố, hệ thống hóa kiến thức đã học
cho học sinh, phụ đạo tại lớp đối với học sinh có học lực yếu kém.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra,
đánh giá, cải tiến các công tác thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, giảm áp lực về
kiểm tra, thi cử cho học sinh.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chế độ chính sách cải thiện đời sống của giáo
viên.
17


- Về lâu dài, xây dựng lộ trình thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện nội dung,
chương trình, phương pháp dạy học.
b. Sở giáo dục các địa phương thực thi Chính sách do Bộ ban hành
Để thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong những năm qua,
kiểm tra việc dạy thêm, học thêm ở các trường Phổ thơng trong các tỉnh, nhìn chung
có các hình thức học thêm như sau :
-Hình thức thứ nhất: Học thêm trong trường do nhà trường tổ chức quản lý có
2 dạng: các lớp học thêm do học sinh đăng ký, nhà trường xếp thời khố biểu ngồi
giờ học chính khố và tổ chức học thêm đại trà cho lớp học chính khố do nhà
trường xếp thời khố biểu .
-Hình thức thứ hai: Dạy tăng tiết theo thời khố biểu .
-Hình thức thứ ba: Tổ chức dạy thêm học thêm, dạy trước chương trình trước
ngày khai giảng năm học mới .
-Hình thức thứ tư: Giáo viên tổ chức dạy thêm ngồi nhà trường.
-Hình thức thứ năm: Dạy kèm tại tư gia ( có thể khơng phải là giáo viên trong
ngành.. ).
Căn cứ Thông tư 17 của Bộ GD-ĐT, ngày 8-8-2013, UBND tỉnh Khánh Hịa
có Quyết định số 14 ban hành một số nội dung về dạy thêm, học thêm trên địa bàn
tỉnh. Theo đó, chỉ được tổ chức dạy thêm, học thêm đối với cấp THCS và THPT.

Việc tổ chức dạy thêm, học thêm được tổ chức trong và ngoài nhà trường. Các
trường hợp dạy thêm phải được ngành GD-ĐT cấp phép theo quy định. Để tiếp tục
chấn chỉnh công tác quản lý dạy thêm, học thêm, ngày 4-11-2015, Chủ tịch UBND
tỉnh có Chỉ thị số 16 về việc tăng cường quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên
địa bàn tỉnh, trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của Sở GD-ĐT, đồng thời
nhấn mạnh trách nhiệm của UBND cấp huyện, cấp xã trong việc kiểm tra trên địa
bàn quản lý và phối hợp với ngành GD-ĐT xử lý các cá nhân vi phạm. Hiện nay, đối
với khối THPT, Sở GD-ĐT đã quản lý tương đối chặt chẽ. Các trường tổ chức dạy
thêm theo nhu cầu và sự tự nguyện của HS, không cho phép GV tự tổ chức lớp dạy
thêm ngồi nhà trường. Nhìn chung, việc dạy thêm, học thêm trái quy định ở THPT
thời gian gần đây đã giảm so với trước. Chính quyền địa phương các cấp, nhất là cấp

18


xã, phường cũng chưa thực sự quan tâm kiểm tra, chấn chỉnh việc dạy thêm, học
thêm trên địa bàn…
c. Các Trường THPT thực hiện triển khai
Đối với dạy thêm, học thêm trong trường, nhà trường có trách nhiệm tổ chức
và quản lý ôn tập thi tốt nghiệp. Thời gian tổ chức ôn tập không quá 2 tháng trước kỳ
thi. Học sinh có nguyện vọng học thêm, phải viết đơn đề nghị. Hiệu trưởng lập kế
hoạch dạy thêm gồm: duyệt chương trình, nội dung, duyệt danh sách học sinh, phân
cơng giáo viên, và báo cáo với cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền. Mỗi lớp học
thêm khơng q 30 học sinh. Thời gian học thêm tối đa trong 1 tuần. Đối với học
sinh Trung học phổ thông, học thêm không quá 3 buổi/tuần, mỗi buổi học không quá
4 tiết. Quy định nghiêm cấm không tổ chức dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu
học, kể cả trong kỳ nghỉ hè; khơng dạy trước chương trình quy định hoặc cắt xén
chương trình chính khóa để chuyển sang dạy thêm, học thêm; Đại diện tổ chức, cá
nhân xin mở lớp dạy thêm phải đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn của giáo viên ở
các cấp học. Mỗi lớp học thêm khơng q 30 học sinh. Lớp học thêm phải thống

mát, đủ ánh sáng, bàn ghế cho học sinh. Đảm bảo diện tích tối thiểu 1m2 cho mỗi
học sinh. Đảm bảo vệ sinh, mơi trường sư phạm, an tồn tính mạng và tài sản của
học sinh. Hồ sơ đăng ký mở lớp dạy thêm gồm đơn đăng ký mở lớp, trong đơn ghi rõ
mơn dạy, chương trình, nội dung, kế hoạch, số lớp, số học sinh, số buổi dạy trong
tuần; thời gian, địa điểm... Mức thu và sử dụng tiền học thêm đối
với dạy thêm, học thêm trong trường và ngoài nhà trường do UBND tỉnh, thành phố
quy định.
Các trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã thống nhất tổ chức thí điểm
dạy 2 buổi/ngày từ năm học 2016 - 2017 đối với khối 12. Các trường nếu có điều
kiện thì tổ chức dạy 2 buổi/ngày cho HS khối 10, 11. Trường nào đã tổ chức dạy học
2 buổi/ngày thì tuyệt đối không được tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Việc cho học sinh tham gia học buổi thứ 2 phải trên tinh thần tự nguyện, có sự đồng
ý của phụ huynh. Nhà trường cũng quy định số tiết dạy buổi 2 đối với lớp 12 là 11
tiết/tuần. Tùy theo tình hình của địa phương, lãnh đạo các trường trao đổi, thống nhất
với cha mẹ học sinh để quy định mức thu hợp lý nhưng không vượt quá 7.000

19


đồng/tiết/HS. Như vậy, học sinh học buổi 2 sẽ phải đóng khoảng 300.000 - 310.000
đồng/tháng.
4.3 Đánh giá thực thi chính sách
Việc dạy thêm học thêm tràn lan trong một thời gian dài đã được nhiều người
coi là tệ nạn, đã làm nảy sinh các tiêu cực trong ngành giáo dục, như: việc ép buộc
học sinh học thêm để thu tiền làm giàu bất chính; cắt xén chương trình trong giờ
chính khoá đưa vào nội dung dạy thêm nhằm thu hút học sinh học thêm; cho điểm
không công bằng, thường dễ dãi với những học sinh học thêm, trù dập những học
sinh khơng học thêm với mình v.v. Dẫn đến các tác hại là làm giảm chất lượng các
giờ dạy trên lớp, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học nói chung. Học sinh có động cơ
thái độ học tập khơng đúng đắn, học đối phó, tham gia học thêm chủ yếu vì điểm chứ

khơng vì kiến thức. Nhiều học sinh học lệch hoặc tham gia học thêm liên tục, nhiều
môn, gây tình trạng quá tải, căng thẳng về tâm lý, trái với chủ trương giáo dục toàn
diện của ngành giáo dục. Nghiêm trọng nhất của tệ nạn dạy thêm học thêm tràn lan là
làm giảm uy tín của người giáo viên trong mắt học sinh và phụ huynh, làm mất lòng
tin của nhân dân với nhà trường, góp phần làm nảy nở tiêu cực trong giáo dục, ảnh
hưởng xấu đến chất lượng giáo dục nói chung. Quan điểm của Nhà nước ta là chống
tiêu cực trong dạy thêm học thêm, chứ không phải là chống dạy thêm học thêm. Việc
dạy thêm học thêm phải được tổ chức có sự quản lí, trên cơ sở tự nguyện không ép
buộc, đảm bảo điều kiện về người dạy, người học, cơ sở vật chất phục vụ dạy học,
lượng kiến thức phù hợp, lệ phí thu trong phạm vi cho phép. thì dạy thêm học thêm
đem lại kết quả thực sự, đóng vai trị tích cực trong việc nâng cao chất lượng học tập
của học sinh. Như vậy, việc dạy thêm học thêm Nhà nước ta không cấm, nhưng phải
thực hiện theo đúng quy định. Nhờ các văn bản hướng dẫn của trung ương và địa
phương, thời gian qua, việc quản lí dạy thêm, học thêm trên đã có chuyển biến tích
cực và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, các văn bản ra đời với nhiều
thời điểm khác nhau, có những điều chỉnh khác nhau, việc hiểu hết các nội dung theo
quy định và thực hiện đúng theo quy định không phải là dễ nên tình trạng dạy thêm,
học thêm khơng đúng quy định vẫn còn xẩy ra. Trong việc tổ chức và quản lí dạy
thêm, học thêm cũng có nhiều vướng mắc.
5. Vấn đề thứ năm: Phân biệt đối xử
20


5.1 Thực trạng vấn đề phân biệt đối xử đối với các em học sinh
a. Thực trạngvà nguyên nhân
-

Phân biệt giữa học sinh giỏi, học sinh kém: Học sinh có thái độ tốt trong học tập, kết

-


quả học tập khá hơn sẽ được ưu ái và đối xử khác hơn các bạn học kém.
Phân biệt học sinh đi học thêm và không đi học thêm: Trong một số trường hợp, học
sinh đi học thêm cô, lên lớp sẽ được nhiều lợi thế hơn.cả về kết quả, thành tích lẫn
thái độ và cách đối xử của thầy cơ; có sự thiên vị giữa học sinh đi học thêm mình và

-

khơng đi học.
Phân biệt học sinh gia đình có điều kiện và gia đình khơng có điều kiện: Vẫn cịn tồn
tại trường hợp các em gia đình có điều kiện được các thầy cơ ưu ái trong q trình
học tập vì bố mẹ thường xuyên ủng hộ cho nhà trường và “quan tâm” các thầy cơ.
5.2 Vai trị của Ngành giáo dục trong giải quyết vấn đề
a. Chính sách của Bộ để giải quyết
Ngành giáo dục cố gắng từng bước hạn chế phân biệt đối xử trong giáo dục
phổ thông thông qua các giải pháp như:
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp
Thay đổi nhận thức của một bộ phận cán bộ, giáo viên trong q trình cơng
tác ở các trường học. Người quản lí cần phối hợp tổ chức thực hiện cuộc vận động
“hai không” của Bộ GD&ĐT, cuộc vận động “ Mỗi nhà giáo là một tấm gương về
đạo đức, tự học và sáng tạo” của Cơng đồn ngành với việc nghiêm túc thực hiện
cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh”
của Trung ương Đảng; từ đó thay đổi nhận thức từ cán bộ quản lí đến giáo viên về
việc nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong tình hình hiện nay đáp ứng sự kỳ
vọng của Đảng và nhân dân trong sự nghiệp “trồng người”.
b. Các sở địa phương thực thi chính sách do Bộ ban hành
- Rà sốt, hồn thiện để ban hành các chuẩn giáo viên, chuẩn/tiêu chuẩn cán
bộ quản lý giáo dục các cấp. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán
bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn/tiêu chuẩn ban hành, theo đó xây dựng
chương trình, kế hoạch và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo

dục đạt chuẩn; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý
giáo dục khơng có khả năng đạt chuẩn.
21


- Thường xuyên chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch,
lành mạnh cho học sinh
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục, rèn
luyện đạo đức, lối sống cho học sinh.
c. Các trường triển khai thực hiện chính sách
Ban giám hiệu chủ động trong việc phối kết hợp với các tổ chức đồn thể như:
BCH Đồn trường, BCH Cơng đoàn, Hội đại diện cha mẹ học sinh ở trong nhà
trường để không ngừng giáo dục, tổ chức triển khai thực hiện đến việc kiểm tra, giám
sát, tăng cường quy chế dân chủ ở trường học. Phát động các phong trào thi đua dạy
tốt, mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về tấm lòng nhân ái, về tinh thần tự
học, phấn đấu nâng cao phẩm chất, đạo đức, sống trung thực, lành mạnh, giản dị,
gương mẫu; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thường xuyên trau dồi để học tập để
nâng cao hiểu biết về kiến thức pháp luật. Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các lớp bồi
dưỡng, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ, tích cực đổi mới phương pháp dạy
học…
Cán bộ, giáo viên ở trường học không chỉ thực hiện “Hai không” với bốn nội
dung một cách chung chung mà phải phải biết thực hiện nhiều nội dung một cách cụ
thể và thường xuyên như: Không vi phạm nội quy, quy chế thi tham gia các lớp đào
tạo, bồi dưỡng. Không làm các việc vi phạm về phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà
giáo, tơn trọng đồng nghiệp, học sinh. Không xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm
phạm thân thể học sinh, đồng nghiệp và người khác. Không gian lận trong kiểm tra,
thi cử, tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Không được ép
học sinh học thêm để thu tiền. Không hút thuốc, uống rượu, bia, nghe, trả lời bằng
điện thoại di động khi đang dạy học và khi đang tham gia các hoạt động giáo dục ở
nhà trường. Khơng có biểu hiện tiêu cực trong cuộc sống, trong giảng dạy và trong

giáo dục…
Để các nội dung trên thấm nhuần vào nhận thức của cán bộ, giáo viên, bên
cạnh sự lãnh đạo của Hiệu trưởng nhà trường, cịn có sự tác động rất lớn của những
người quản lí của các tổ chức trong trường học như: Chủ tịch Công đồn, Bí thư
Đồn trường, và của Bí thư Chi đồn Giáo viên. Bởi những người này sẽ tham mưu
cho Ban Giám hiệu nhà trường tổ chức nhiều hình thức, hoạt động phù hợp, thiết
22


thực trong cán bộ, giáo viên và học sinh để tuyên truyền giáo dục, thường xuyên
nhắc nhở phê bình kịp thời đoàn viên, giáo viên khi vi phạm nhỏ để sửa chữa kịp thời
và điều chỉnh hành vi ứng xử, tác phong lối sống của mình đối với học sinh, đồng
nghiệp và nhân dân một cách trực tiếp hoặc trong các buổi sinh hoạt đoàn thể. Qua
bộ phận cán bộ cốt cán này, Hiệu trưởng sẽ có nhiều thơng tin, nắm bắt kịp thời
thơng tin và có hướng xử lí các hành vi vi phạm đạo đức một cách đúng đắn. Ban
chấp hành Hội phụ huynh học sinh qua quá trình nắm tình hình, nắm bắt thơng tin
của cán bộ, giáo viên khi dạy ở trường cũng như khi về nhà…và phản ánh lại với
BGH nhà trường; mặt khác có thể thăm dị lấy ý kiến ở chính quyền địa phương nơi
giáo viên cư trú để nắm bắt thông tin kịp thời và có các biện pháp giáo dục kịp thời
đối với những cán bộ giáo viên vi phạm đạo đức, quy chế dạy học. BCH Hội phụ
huynh, chính quyền cơ sở đóng vai trị phản biện xã hội giúp nhà trường quản lí tốt
hơn.
5.3 Đánh giá sự thực thi
Bên cạnh những cố gắng của các ban ngành, trường học nền giáo dục vẫn
đang ẩn chứa tồn tại phân biệt đối xử ở cấp phổ thông, do
– Chất lượng giáo dục có mặt bị bng lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo
đức, lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy
“nghề” vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư
duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống…
– Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và

năng lực của một bộ phận còn thấp.
– Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành
cơ chế, chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu
những quyết sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mơ (có khi chính sách được ban hành
rồi nhưng chỉ đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số
chính sách về giáo dục cịn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của
xã hội.
-

Thiếu sự lắng nghe hai chiều – từ phía giáo viên và từ phía học sinh. Tiếng nói của
các em học sinh chưa được coi trọng.

23


24


KẾT LUẬN
Những tiêu cực vẫn cịn tồn tại, nhưng có một dấu hiệu khả quan rằng những
vấn đề này đang thuyên giảm, chứng minh cho tính hiệu quả của những chính sách
được ngành giáo dục ban hành và thực thi, khẳng định vai trò quan trọng của ngành
giáo dục trong quản lý những vấn đề còn tồn tại trong khối các trường phổ thông
trung học. Tuy vậy, tiêu cực vẫn cịn, ngành giáo dục phải có thái độ kiên quyết để
triệt để loại trừ những vấn nạn trên.
Trong quá trình làm bài, nhóm chúng em tuy đã rất cố gắng nhưng vẫn bài
làm vẫn còn 1 số hạn chế về số liệu thực tế hay những đánh giá mà nhóm đưa ra,
mong thầy thông cảm và nhận xét để chúng em có thể hồn thiện bài làm của mình.
Chúng em cám ơn thầy!


25


×