Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Khai thác các lễ hội Công Giáo tại nhà thờ Ninh Cường phục vụ phát triển du lịch Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 51 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 3
1.Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................................................ 5
3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................. 5
3.1 Mục đích nghiên cứu ......................................................................................................................... 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................................ 6
4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 6
6. Bố cục bài nghiên cứu khoa học ............................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO XỨ NINH CƢỜNG ............................................................. 8
1.1. Lịch sử và quy mô tổ chức của giáo xứ Ninh Cƣờng .................................................................... 8
1.1.1. Tên gọi và chức năng ........................................................................................................ 8
1.1.2. Lịch sử và quá trình phát triển của nhà thờ Ninh Cường ................................................... 8
1.1.3. Quy mô tổ chức của giáo xứ Ninh Cường ........................................................................ 10
2.1. Sự hòa trộn các giá trị nghệ thuật diễn xƣớng trong lễ hội Công giáo ...................................... 12
2.1.1 Giá trị nghệ thuật diễn xướng trong nghi lễ công giáo ...................................................... 12
2.1.2 Nghệ thuật diễn xướng trong âm nhạc công giáo.............................................................. 12
2.1.3 Nghệ thuật diễn xướng trong vũ đạo công giáo................................................................. 14
2.1.4 Nghệ thuật diễn xướng trong sân khấu ............................................................................ 15
2.2. Các lễ hội diễn ra tại giáo xứ Ninh Cƣờng ................................................................................... 16
2.2.1. Mùa Vọng – Giáng Sinh ................................................................................................. 17
2.2.2. Mùa Chay ....................................................................................................................... 18
2.2.3. Mùa phục sinh................................................................................................................ 21
2.2.4. Lễ kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi ngày 7/10 ................................................................. 22
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI CÔNG
GIÁO TẠI GIÁO XỨ NINH CƢỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NAM ĐỊNH ... 25
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại giáo xứ Ninh Cƣờng ............................................................... 25
3.1.1 Công tác quản lý .............................................................................................................. 25
3.1.2 Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch ........................................................... 25
3.1.3. Thực trạng khai thác du lịch ........................................................................................... 26
3.2. Một số giải pháp khai thác có hiệu quả các lễ hội Công giáo tại giáo xứ Ninh Cƣờng phục


vụ phát triển du lịch tỉnh Nam Định ................................................................................................... 27
3.2.1. Sự đồng thuận của các bên liên quan .............................................................................. 27

1


3.2.2. Nâng cao công tác tổ chức – quản lý và quảng bá hình ảnh ............................................. 28
3.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất- hạ tầng và các dịch vụ khác ........................................... 28
3.2.4. Xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn tại giáo xứ Ninh Cường ............................... 29
3.2.4.1. Tour nội tỉnh ........................................................................................................................... 29
3.2.4.2. Tour kết nối ngoại tỉnh .......................................................................................................... 30
3.2.4.3. Một số tour du lịch cụ thể đến với lễ hội công giáo tại nhà thờ Ninh Cường ........................ 31
-

Tour „‟ Amazing Christmas”(1 ngày đêm) .................................................................................. 31

-

Tour ‟‟Ngày hội sắc hoa” (2 ngày 1 đêm) .................................................................................. 32

-

Tour ‟‟Ấn tượng Thánh lễ Tiệc ly‟‟ ............................................................................................. 34

-

Tour ‟‟Linh thiêng Mùa Chay‟‟ ................................................................................................... 35

KẾT LUẬN .................................................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 39

PHỤ LỤC ....................................................................................................................................... 40

2


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự hội nhập và chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế, du
lịch đóng vai trò lớn trong thành phần kinh tế của mỗi quốc gia. Với xu hƣớng
chung của toàn cầu việc tìm ra giải pháp đẩy mạnh phát triển ngành du lịch nói
chung và ngành dịch vụ du lịch nói riêng đang là vấn đề cần đƣợc nghiên cứu.
Việt Nam là đất nƣớc có thiên nhiên tƣơi đẹp, nền văn hóa đậm đà bản sắc Á
Đông.
Tuy rằng du lịch nghỉ biển hiện nay vẫn chiếm ƣu thế nhƣng xu hƣớng
chung của du lịch thế giới trong những năm tới là sự phát triển của loại hình du
lịch văn hóa. Đây là một cơ hội cho phát triển du lịch Việt Nam với thế mạnh là
nền văn hóa giàu bản sắc Phƣơng Đông cùng sự giao lƣu tiếp biến có chọn lọc
để tạo nên nét bản sắc văn hóa phƣơng Tây mới lạ, đồng thời cũng đặt ra yêu
cầu cần phải phát hiện và có những biện pháp khai thác tối đa các giá trị văn hóa
tâm linh độc đáo để biến chúng thành sản phẩm hấp dẫn du khách.
Nếu nhƣ du lịch tâm linh ở các nƣớc trên thế giới gắn liền với du lịch tôn
giáo thì ở Việt Nam, du lịch tâm linh hƣớng về cội nguồn, về lịch sử thờ cúng tổ
tiên. Tục thờ cúng tổ tiên vốn có từ lâu đời, đặc biệt trong những năm gần đây,
chùa chiền, đền, miếu là tâm điểm thu hút khách hành hƣơng và du khách nƣớc
ngoài. Mặc dù chƣa có khái niệm du lịch tâm linh nhƣng đối với nhiều ngƣời
Việt Nam, việc đi lễ chùa nhƣ một thói quen để thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng,
với mong muốn những điều tốt đẹp cho gia đình. Nhu cầu của con ngƣời luôn
biến đổi cùng với thời gian đòi hỏi ta phải tìm ra một yếu tố mới, có thể thu hút
du khách. Trong việc hội nhập Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam, Công giáo
chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu nhƣ nền tảng của mình, nên Công giáo

phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc ta. Tiếp nhận văn hóa Công giáo,
văn hóa Việt Nam cũng đƣợc làm giàu thêm bởi những yếu tố văn hóa phƣơng
Tây, và đặc biệt thành công trong vấn đề chữ viết. Với truyền thống trọng nữ,
truyền thống thờ Mẫu của ngƣời dân Việt thì hình tƣợng đức Mẹ Maria trong
đạo công giáo thật gần gũi với ngƣời Việt Nam. Khi đạo Công giáo hiện diện ở

3


Việt Nam (chiếm 6,87% dân số) thì đã có một yếu tố mới làm giàu cho văn hoá
Việt Nam. Đó là những giá trị văn hóa đặc sắc ta có thể khai thác từ các lễ hội
Công Giáo để phục vụ du lịch nhƣ một yếu tố mới lạ trong loại hình du lịch tâm
linh.
Nam Định là nơi có nhiều nhà thờ nổi tiếng và lâu đời nhƣ Thánh đuờng
Phú Nhai, Đền thánh Kiên Lao, nhà thờ giáo Phận Bùi Chu, Nhà thờ Khoái
Đồng,... Công giáo đƣợc du nhập vào tỉnh Nam Định từ năm 1533, cho đến nay
tỉnh Nam Định là 1 tỉnh có đông đồng bào theo đạo Thiên Chúa với số tín đồ
chiếm 22,2% dân số toàn tỉnh; Toàn tỉnh có 590 nhà thờ ; 141 giáo xứ; 525
giáo họ; có 6 dòng tu, 39 dòng, có 1 Giám mục, 183 linh mục, 3.600 chức việc,
1.000 nữ tu và 473.000 giáo dân. Có 201/229 xã, phƣờng, thị trấn có tín đồ công
giáo trong đó có 11 xã tỷ lệ giáo dân chiếm 99% trở lên. Trong đó xã Nghĩa Lạc
huyện Nghĩa Hƣng là 99,8%, ở xã Trực Hùng huyện Trực Ninh là 99,6%.
Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cƣơng Mục, vào tháng 3 năm
Nguyên Hoà thứ I (1533), một ngƣời Âu Châu tên là Inêkhu đến truyền giáo ở
làng Ninh Cƣờng, huyện Nam Chân thuộc giáo phận Bùi Chu, tỉnh Nam Định
ngày nay. Nhà thờ Ninh Cƣờng là cái nôi phát tích trong việc truyền đạo nên sẽ
mang những dấu ấn đậm nét của đạo Công giáo, đặc biệt là các lễ hội Công
Giáo, việc đánh giá một cách khoa học các tiềm năng trong việc khai thác các
lễ hội Công giáo tại nhà thờ Ninh Cƣờng, qua đó đƣa ra các giải pháp phù hợp
nhằm tạo nên sản phẩm độc đáo phục vụ du lịch tỉnh Nam Định là điều cần đƣợc

đặt ra cấp thiết.
Là một sinh viên Công Giáo sinh ra lớn lên ở vùng Công Giáo Ninh Cuờng
–Bùi Chu, trực tiếp thẩm nhận những giá trị văn hóa đặc sắc của nó. Hơn nữa,
lại đƣợc đào tạo ở khoa Văn hóa du lịch, trƣờng Đại học Văn hóa Hà Nội, đã
giúp tôi thấy đƣợc tiềm năng to lớn trong việc nghiên cứu khai thác các lễ hội
Công Giáo tại đền thánh Ninh Cƣờng phục vụ phát tiển du lịch tại Nam Định.
Từ những lý do khách quan và chủ quan đó cộng với sự gợi ý của giảng viên
hƣớng dẫn khoa học, tôi đã chọn để tài „‟ Khai thác các lễ hội Công Giáo tại nhà
thờ Ninh Cƣờng phục vụ phát triển du lịch Nam Định „‟ làm đề tài cho bài
nghiên cứu khoa học chuyên ngành Văn hóa Du lịch của mình.

4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đề tài nghiên cứu khoa học này là 1 đề tài nghiên cứu đánh giá tiềm năng
khi khai thác các lễ hội Công giáo tại nhà thờ Ninh Cƣờng phục vụ phát triển du
lịch tại tỉnh Nam Định.
-Tác phẩm „‟ Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam‟‟ của
TS Nguyễn Hồng Dƣơng, NXB Khoa học xã hội , Hà Nội, 2001, 390 trang:
Cuốn sách đƣợc chia làm 2 phần chính „‟Nghi lễ Công giáo trong văn hóa Việt
Nam‟‟ và „‟ Lối sống Công giáo vào đời sống văn hóa Việt Nam, nêu lên các
đóng góp của Công giáo với nền văn hóa dân tộc trên các lĩnh vực : kiến trúc,
ngôn ngữ , âm nhạc, báo chí, lối sống….
-Cuốn sách „‟ Tìm nét đẹp văn hóa Thiên Chúa Giáo‟‟ của tác giả Hà Huy
Tú ( Viện Văn hóa), NXB Văn hóa- thông tin, Hà Nội , 2002, 369 trang : Cuốn
sách chia làm hai phần chính: nét đẹp văn hóa và nét đẹp nghệ thuật Thiên chúa
giáo. Trong nội dung đầu tác giả đi từ chuẩn mực đạo đức đến các nét mới của
văn hóa Thiên chúa giáo, lễ hội và lễ tết của giáo dân, bản sắc văn hóa Việt Nam
thể hiện trong đời sống Đức tin…Phần hai tập trung vào nét đẹp nghệ thuật

Thiên Chúa giáo, nêu lên sự hình thành của nghệ thuật mang tính Thiên Chúa
giáo.
-Các bài báo của tác giả nhƣ: Huy Thông, Lê Tuấn Đạt , Nguyễn Văn Kiệm
, Nguyễn Nghị, Nguyễn Hồng Dƣơng, Đỗ Quang Hƣng…khi đề cập đến vấn đề
hội nhập văn hóa của Công giáo vào nền văn hóa Việt Nam.
Tóm lại vấn đề nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học này, các lễ hội
Công giáo cùng các giá trị tâm linh hầu nhƣ chƣa đƣợc tác giả nào nghiên cứu
chuyên sâu.Vậy nên em xin mạnh dạn chọn đề tài này và đƣa ra đƣợc tính ứng
dụng trong việc khai thác các lễ hội Công giáo phục vụ du lịch tạo ra một hƣớng
mới cho du lịch tỉnh Nam Định.

3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu khoa học này trong điều kiện và trình độ có thể, nhằm vào
các mục đích cơ bản là: đánh giá tiềm năng khai thác các lễ hội Công giáo tại

5


nhà thờ Ninh Cƣờng, đề xuất giải pháp để khai thác một cách có hiệu quả phục
vụ phát triển du lịch tại Nam Định.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục đích nghiên cứu trên, bài nghiên cứu khoa học
phải giải quyết các nhiệm vụ sau:
-Khái quát về địa lý, quá trình hình thành và phát triển của giáo xứ Ninh
Cƣờng để từ đó nhận định tổng quan.
-Nội dung các lễ hội Công giáo tại nhà thờ Ninh Cƣờng, để từ đó thấy đƣợc
tiềm năng khi khai thác nó phục vụ du lịch.
-Đánh giá thực trạng khai thác và đề xuất các giải pháp khả thi để khai thác

có hiệu quả các lễ hội Công giáo phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Nam Định.
Đó là mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ mà bài nghiên cứu khoa học này đã
giải quyết để đi đến kết quả sau cùng là tìm ra một hƣớng đi mới, một sản phẩm
mới phát triển du lich cho tỉnh Nam Định.

4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài nghiên cứu khoa học
này là các lễ hội công giáo tại nhà thờ Ninh Cƣờng-thị trấn Ninh Cƣờng, huyện
Trực Ninh, tỉnh Nam Định.Để thấy đƣợc rõ hơn các giá trị của nó, bài nghiên
cứu khoa học đã mở rộng, kết hợp với một số nhà thờ Công giáo khác và các di
tích lịch sử văn hóa khác trong tỉnh Nam Định.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc các mục đích, nhiệm vụ của đề tài đặt ra, giải quyết các
luận điểm của mình bài nghiên cứu khoa học đã sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu cơ bản nhƣ sau:
-Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
-Phƣơng pháp khảo sát thực địa
-Phƣơng pháp hệ thống loại hình
-Phƣơng pháp so sánh đối chiếu
Trong khi nghiên cứu, bài nghiên cứu khoa học này cũng sử dụng nhiều tƣ
liệu để tham khảo các thông tin cần thiết: các văn bản pháp quy của Nhà nƣớc,
sách, báo, tạp chí, internet, các niên giám thống kê, các luận văn và đề tài nghiên
6


cứu khoa học…Các thông tin tham khảo chỉ đƣợc sử dụng làm minh chứng rõ
thêm cho luận điểm vừa trình bày, chứ không sử dụng làm luận điểm của mình.
Các nguồn tƣ liệu đều đƣợc lấy từ các văn hóa phẩm đƣợc phép lƣu hành, xuất
bản của cơ quan quản lý nhà nƣớc Việt Nam.


6. Bố cục bài nghiên cứu khoa học
Bài nghiên cứu khoa học này gồm phần nội dung chính đƣợc trình bày theo
ba chƣơng và các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lụ
CHƢƠNG 1: Khái quát về giáo xứ Ninh Cƣờng
CHƢƠNG 2: Nội dung các lễ hội Công giáo tại giáo xứ Ninh Cƣờng
CHƢƠNG 3: Thực trạng và giải pháp khai thác các lễ hội Công giáo tại giáo
xứ Ninh Cƣờng phục vụ phát triển du lịch tỉnh Nam Định

7


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ GIÁO XỨ NINH CƢỜNG
1.1. Lịch sử và quy mô tổ chức của giáo xứ Ninh Cƣờng
1.1.1. Tên gọi và chức năng
Địa điểm thờ phụng hay nơi thờ phụng là công trình, địa điểm hay không
gian, nơi một nhóm ngƣời (một giáo đoàn hoặc nhóm tín đồ, giáo dân) đến để
thực hiện các hoạt động, nghi thức tôn giáo (cầu nguyện, tôn kính, ca tụng...)
hoặc tín ngƣỡng (cúng tế, thờ phụng...). Các dạng và chức năng của các công
trình thờ phụng, cúng tế đã đƣợc phát triển và biến chuyển trong một thời gian
dài theo sự thay đổi trong tôn giáo và kiểu kiến trúc.
Nơi thờ phụng của những tôn giáo khác nhau thƣờng có những tên gọi riêng.
Ví dụ nhƣ chùa là tên dành cho nơi thờ của Phật giáo, đền thƣờng chỉ nơi thờ
thần hoặc danh nhân đã quá cố, phủ là nơi thờ các vị chúa trong Đạo Mẫu, thánh
đƣờng chỉ nơi thờ cúng của một số tôn giáo nhƣ Hồi giáo; thánh thất dùng cho
đạo Cao Đài; miếu, đình cho các tín ngƣỡng dân gian Việt Nam.Công giáo cũng
vậy. Lịch sử công giáo cho biết, ban đầu các cơ sở thờ tự của Công giáo ban
đầu chỉ là những hang đá toại đạo (nơi có các mộ thánh), hoặc nhờ vào cơ sở của
các tôn giáo khác. Mãi đễn thế kỷ IV mới xuất hiện các thánh đƣờng đầu
tiên.Tòa thánh Vatican định nghĩa: „‟ Nhà thờ đƣợc hiểu là nơi thánh dùng vào

việc phụng thờ Thiên Chúa mà các tín hữu có quyền lui tới để làm việc thờ
phụng, nhất là cách công cộng” (khoản 1214, giáo luật Công giáo, 1986). Ở Việt
Nam, nhà thờ Công giáo đƣợc chia làm ba loại: nhà thờ Chính tòa (nhà thờ
chính của 1 giáo phận lớn, có đặt ngai Đức giám mục), nhà thờ giáo xứ (nhà thờ
của một xứ đạo-đơn vị cấp cơ sở của các giáo phận) và nhà thờ họ đạo (nhà
nguyện ở các họ đạo-cấp cơ sở của giáo xứ).
Căn cứ vào đó thì nhà thờ Ninh Cƣờng ngày nay thuộc hạt Ninh Cƣờng,
Giáo phận Bùi Chu. (Nam Định)

1.1.2. Lịch sử và quá trình phát triển của nhà thờ Ninh Cường
Xứ Ninh Cƣờng xƣa thuộc tổng Quần Anh, huyện Nam Chân, phủ Thiên
Trƣờng (nay thuộc xã Trƣc Phú huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định). Đây đƣợc coi
là nơi đầu tiên đạo Công Giáo truyền vào Việt Nam. Khi giáo hội Việt Nam còn
sơ khai, Ninh Cƣờng đã đƣợc ánh sang Phúc âm chiếu rọi. Theo "Khâm định
8


Việt sử Thông giám Cƣơng mục" thì vào năm 1533 (đời vua Lê Trang Tông),
một giáo sĩ Phƣơng Tây tên là I-nê-khu theo đƣờng biển vào giảng đạo tại làng
Quần Anh – Ninh Cƣờng – Trà Lũ – Nam Định. Ban đầu các linh mục dòng Tên
đến truyền giáo tại Ninh Cƣờng và cho lệ thuộc vào giáo xứ Kiên Lao. Năm
1802, linh mục Orta thuộc dòng Tên qua đời, các cha dòng Đa-minh đến thay
thế. Đầu tiên cha thánh Phê-rô Nguyễn Bá Tuần coi xứ Lác Môn và kiêm xứ
Ninh Cƣờng. Năm 1838 Ninh Cƣờng sát nhập vào Lác Môn. Năm 1858, linh
mục Vinh Valentino – Berrio – Ochoa cử hành lễ thụ phong giám mục ban đêm
với gậy tre, mũ giấy tại nhà ông huyện Hinh.
Quan thầy: Đức Mẹ Mân Côi. Nhà thờ làm năm 1894, 10 gian rộng 4 hàng
cột gỗ lim, xà ngang và các đầu trụ đƣợc trạm trổ tinh vi theo các bƣớc hoạ cổ
trong Đạo. Bàn thờ là một toà sơn son thiếp vàng, hai nhà hội quán cạnh nhà
thờ. Nhà xứ xây năm 1950, gồm có nhà chính 2 tầng và 3 nhà phụ. Diện tích khu

vực nhà thờ, nhà xứ là: 21,600m2.
Ngày 24/2/1964 Linh mục Phao-lô Phạm Thanh Tòng tiếp quản nhà thờ
Ninh Cƣờng, vị linh mục này đã tiếp quản nhà thờ trong 42 năm, đã cho tu sửa
và tái tạo lại tháp chuông cũng nhƣ sửa chữa lại nhà thờ xứ, xây dựng đặt lòng
cốt nhà thờ thánh tử đạo Phê-rô
Các vị tử đạo: Thánh Phê-rô Nguyễn Văn Tự, thánh Giu – se Nguyễn Đình
Uyển.
Các linh mục coi xứ thời trƣớc là các giáo xứ Tây Ban Nha.

Ngày

24/2/1964 Linh mục Phao-lô Phạm Thanh Tòng tiếp quản nhà thờ Ninh Cƣờng,
vị linh mục này đã tiếp quản nhà thờ trong 42 năm, đã cho tu sửa và tái tạo lại
tháp chuông cũng nhƣ sửa chữa lại nhà thờ xứ, xây dựng đặt lòng cốt nhà thờ
thánh tử đạo Phê-rô Nguyễn Văn Tự và thánh Giu – se Nguyễn Đình Uyển tại
giâu Năm-Ninh Cƣờng.
Ngày 28/2/2006 Linh mục Phê –rô Nguyễn Đức Long tiếp quản nhà thờ
Ngày 24/7/2007 Linh mục Đa-minh Đinh Ngọc Hoàn tiếp quản nhà thờ cho
tới ngày nay, cha xứ đã cho xây dựng nhiều công trình lớn nhƣ:

9


+ Tháng 10/2007 cho tu sửa lại đất Thánh có tên là “Thánh địa Ninh
Cƣờng” với ý nghĩa uống nƣớc nhớ nguồn, tỏ lòng biết ơn với các bậc tiền bối
có công xây dựng nhà thờ.
+ Xây dựng lễ đài ở nghĩa trang nhân dân Trực Phú, khôi phục toà vàng
trong gian cung Thánh tại nhà thờ, tái tạo lại đền các thánh tử đạo.
+ Năm 2013khánh thành trung tâm phụng vụ với mục đích là nơi nghỉ ngơi
cho khách hành hƣơng.

+ Phục hồi “hội quán Ninh Cƣờng” chính là nhà lƣu niệm cổ để kỉ niệm
Đức cha Thánh Vinh thụ phong truyền chức linh mục(13/8/1858). Đây là nhà
lƣu niệm cổ có lƣu giữ đồ dùng của các Cha trong thời kì đầu đi giảng đạo.
Ngoài ra, còn có nhiều đồ cổ ở đây đƣợc giáo dân quyên góp nhƣ: cối xay cổ,
dần, sàng, mâm gỗ cổ, chén đĩa…

1.1.3. Quy mô tổ chức của giáo xứ Ninh Cường
Tổ chức giáo xứ đứng đầu gồm có: Cha xứ, Cha phó, các thầy giảng, các
thiếu niên chuẩn bị vào chủng viện và những ngƣời giúp việc. Ngày nay còn
thêm các “sơ” là phụ nữ để dạy hát cho các đoàn hội và hát lễ ở nhà thờ.
Ban hành giáo xứ gồm có các vị kì mục và các giáo dân có hạnh kiểm tốt.
- Một chánh trƣơng: đứng đầu ban chấp hành, thi hành những nhiệm vụ
thƣờng ngày trong xứ, chủ toạ các phiên họp hội đồng hàng phủ và thay mặt
hàng phủ để giao thiệp với các xứ khác.
-Một phó trƣơng: phụ giúp các chánh trƣơng trong công tác, khi chánh
trƣơng vắng mặt hoặc khuyết tịch thì phó trƣơng đảm nhiệm công việc của
chánh trƣơng để thi hành trong giáo xứ.
-Một tổng thƣ ký: lƣu giữ hồ sơ, sổ sách và biên bản của các phiên họp định
kì hay bất thƣờng của hội đồng ban hành giáo, trình bày các hoạt động của giáo
xứ trong các phiên họp về công tác văn hoá, giáo dục xã hội, ngoại giao.
-Một thủ quỹ (quản thủ tài chính): có nhiệm vụ ghi chép các khoản thu chi
trong giáo xứ.
Ninh Cƣờng là một xứ lớn có 9 họ và 8 họ lẻ khác nữa mà ngƣời dân địa
phƣơng gọi là “giâu‟‟. Tổng số giáo dân trên 15,000 ngƣời.
Chín họ trong giáo xứ gồm:

10


+ Họ Đông Đƣờng: quan thầy thánh Gio-an-Kim.

+ Họ Đông Lƣơng: quan thầy thánh Phê - rô Tông đồ.
+ Họ Đồng Lãng: quan thầy thánh Phao – lô.
+ Họ Tân Ninh: quan thầy là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
+ Họ Thanh Minh: quan thầy là thánh Vinh Sơn.
+ Họ Thánh Gia: quan thầy là Thánh Gia.
+ Họ Tích Thuận: quan thầy là Thánh Giu-se.
+ Họ Trái Tim: quan thầy là Trái Tim Chúa Gie-su.
+ Họ Vị Nghĩa: quan thầy là thánh Giu-se.
Tám Giâu trong giáo xứ:
+ Giâu một: quan thầy Thánh Nữ Tê – Rê – Sa.
+ Giâu hai: quan thầy Đức Mẹ Lệ Đức.
+ Giâu ba: quan thầy Đức Mẹ Vô Nhiễm.
+ Giâu tƣ: quan thầy Đức Mẹ Dâng Con.
+ Giâu năm: quan thầy Thánh Phê – rô Tự.
+ Giâu sáu: quan thầy chúa Hài đồng Giê-su.
+ Giâu bảy: quan thầy Đức Mẹ Bảy Sự.
+ Giâu tám: quan thầy Thánh Đa Minh.

11


CHƢƠNG 2: CÁC LỄ HỘI TẠI GIÁO XỨ NINH CƢỜNG
2.1. Sự hòa trộn các giá trị nghệ thuật diễn xƣớng trong lễ hội
Công giáo
Nghệ thuật diễn xƣớng là dạng văn hoá phi vật thể, không thể thiếu đƣợc
trong mỗi nền văn hoá. Khi xây dựng nhà thờ Ninh Cƣờng, những nghi thức tôn
giáo có sự kết hợp giữa dấu ấn truyền thống với những truyền thống riêng của
văn hoá địa phƣơng nơi Đền Thánh đƣợc xây dựng. Những nghi thức tôn giáo
đó chứa đựng giá trị nghệ thuật diễn xƣớng đặc sắc. Đã phản ánh rõ nét các nghi
thức phục vụ công giáo theo các của ngƣời Việt, và nó đã trở thành một phần

quan trọng trong đời sống sinh hoạt của giáo dân địa phƣơng.

2.1.1. Giá trị nghệ thuật diễn xướng trong nghi lễ công giáo
Mỗi tôn giáo đều có nghi lễ thờ phụng riêng. Nghi lễ đƣợc biểu đạt với các
hình thức khác nhau. Nếu trong đạo phật có các hình thức nhƣ: cúng, bái, dâng
hƣơng, tế, lễ… thì trong Công giáo có những nghi lễ thờ phụng nhƣ: hát kinh,
hát thánh ca, …
Trong việc thực hành các nghi lễ đó, để phù hợp với những điều kiện của
địa phƣơng thì nhà thờ Ninh Cƣờng đã có những thay đổi cho phù hợp nhƣng
vẫn giữ nguyên bản chất của nghi lễ Roma. Đó là những gì liên quan tới nghi
thức dâng bánh rƣợu, bẻ bánh và hiệp lễ. Trƣớc hết là các nghi thức bài đọc kinh
mang tính chất ngân vịnh, đọc theo các cung giọng khác nhau, theo mùa để giáo
dân dễ hiểu, dễ nhớ và thể hiện lòng thành kính với Thiên chúa. Nhƣ trong mùa
thƣơng khó giáo dân sẽ đọc sách ngắm theo cung giọng thƣơng sầu để tƣởng
niệm cuộc thƣơng khó của chúa Giê – su chịu nạn. Nghi lễ còn đƣợc Việt hoá ở
phần trang phục, nghi trƣợng cho đến cách thức tiến hành. Nghi thức này khác
với các nghi thức công giáo trên toàn cầu, thấm đấm ảnh hƣởng của truyền
thống của ngƣời Việt Nam từ bao đời.

2.1.2. Nghệ thuật diễn xướng trong âm nhạc công giáo
Trong các hình thức diễn xƣớng âm nhạc ở nhà thờ Ninh Cƣờng, trƣớc hết
phải kể đến những bài hát thánh ca. Lời thánh ca đƣợc rút ra từ các văn bản
phụng vụ, trong đó phần lớn trích từ Thánh Kinh. Nhạc thánh ca hoán cải từ chỗ

12


lai căng, mƣợn nhạc Rô ma đƣa lời Việt vào đến chỗ sáng tác bằng lời Việt dựa
trên những làn điều dân ca Việt Nam để giáo dân dễ thuộc và có thể cùng hát.
Các bài hát thánh ca phải hội tụ đủ yếu tố thánh thiện và hình thức hoàn mỹ cả

về lời lẫn nhạc, có nội dung ca ngợi thiên chúa, các thánh và kêu gọi cuộc sống
thánh thiện, đạo đức, ca ngợi đạo hiếu cha mẹ. Mỗi bài thánh ca sẽ đƣợc hát vào
những dịp khác nhau sao cho phù hợp. Ví dụ không thể chọn bài hát Kính Đức
Mẹ để hát lúc dâng lễ. Tại nhà thờ Ninh Cƣờng có hội ca đoàn của giáo xứ đƣợc
tuyển chọn, đó là những ngƣời trẻ gồm nam thanh, nữ tú có chất giọng, đƣợc
luyện tập thƣờng xuyên qua sự chỉ bảo của thầy âm nhạc và các sơ. Khi du
khách dự một thánh lễ ở Ninh Cƣờng, lắng nghe những giai điệu trầm bổng, du
dƣơng, da diết và thánh thiện quý khách sẽ cảm thấy tâm hồn mình đƣợc sàng
lọc, thanh thản, yêu thƣơng nhân loại, lòng hƣớng thiện tuyệt vời. Tại nhà thờ
Ninh Cƣờng còn có sự khác biệt ở đoàn hội kèn đồng (ban nhạc kèn Tây). Trong
bất kì một lễ rƣớc nào đều không thể thiếu hội kèn đồng, trƣớc đây thì chỉ có hội
kèn đồng nam gồm từ 18 đến 20 ngƣời, họ thổi những ca khúc đƣợc biên soạn
có nội dung gần giống nhƣ thánh ca. Tiếng kèn đồng nghe rộn rang kết hợp với
tiếng trống tiếng thanh la làm cho không khí buổi lễ rƣớc thêm phần long trọng,
hân hoan. Ngày nay với sự phát triển của xã hội, vai trò của ngƣời phụ nữ càng
đƣợc đề cao. Họ đƣợc thể hiện tài năng của mình không ngần ngại, họ cũng có
thể thổi kèn và thành lập hội kèn đồng nữ của giáo xứ Ninh Cƣờng tấu lên
những bài ca không kém gì nam giới. Họ cũng sử dụng đồng phục quần áo đóng
màu trắng sữa, mũ kepi trắng có gắn huy hiệu của giáo xứ.
Bên cạnh đó trong nghi thức dâng hoa sẽ đƣa du khách đến với cảm giác vui
tƣơi, thƣ thái nhƣ nghe những bản đồng giao của trẻ thơ hát. Âm nhạc ở đây
thực sự là sự hoà nhập mạnh mẽ và sâu sắc văn hoá dân tộc của Công giáo. Giai
điệu của các vãn dâng hoa đƣợc cải biên từ những làn điệu dân ca truyền thống,
đƣợc bổ sung qua các năm, hiện nay đã có rất nhiều bài trong đó là bài Dâng
Hoa Đồng Tiến vào tháng 5-2013.
Nhƣ vậy có thể nói âm nhạc trong các nghi lễ công giáo thực sự mang
những giá trị diễn xƣớng độc đáo và đặc sắc làm phong phú thêm cho những sắc
thái văn hoá của vùng đất Ninh Cƣờng.

13



2.1.3. Nghệ thuật diễn xướng trong vũ đạo công giáo
Khao khát dùng những giá trị văn hoá truyền thống của mình để biểu đạt
niềm tin tâm linh là nguồn gốc để giáo dân Ninh Cƣờng tạo dựng nên những giá
trị diễn xƣớng độc đáo, lƣu giữ những giá trị cổ truyền thể hiện đậm nét trong vũ
đạo công giáo.
Trƣớc hết phải kể đến hình thức múa hát dâng hoa, đây là một hình thức
công giáo Ro-ma trong tháng 5 nhằm tôn kính Đức Mẹ nhƣng cũng đƣợc Việt
hoá. Đây là những điệu múa đƣợc cải biên từ những điệu múa dân gian Việt
Nam, chủ yếu là các điệu múa dân gian Bắc Bộ có trong chèo, chầu văn.
Tại Đền thánh Ninh Cƣờng có rất nhiều đội hình múa hoa với trang phục áo
dài có màu sắc riêng nhƣ: hội “Con Đức Mẹ lên trời” là các bà, các mẹ trong độ
tuổi từ 40-55 tuổi với áo dài màu đỏ; hội “Con Đức Mẹ Fatima” áo hồng; hội
“Khấn” là các em thiếu nhi nhỏ tuổi từ lớp 1 đến lớp 4 sẽ mặc váy trắng nhƣ
thiên thần, cổ tay buộc dải lụa, đầu cài nơ hoa, chân đi hài. Và đặc biệt hơn nữa
tại đền thánh Ninh Cƣờng có hội “Huynh Đoàn Đa Minh” mà giáo dân quen gọi
là hội “Gia Trƣởng” là hội dâng hoa của nam giới, các ông các bác trong độ tuổi
35-55 sẽ thắt ca-vát, quần âu, áo sơ mi trắng, đi giầy tây và có bài hát dâng hoa
riêng. Mỗi đoàn hội đều có bài dâng hoa riêng, đạo cụ chính là những bông hoa
huệ tƣơi, nến, quạt…
Bên cạnh đó vũ đạo công giáo còn phong phú với hình thức múa trống, múa
trắc. Giáo xứ Ninh Cƣờng có khoảng 17 hội trống, mỗi hội gồm từ 15 đến 20
nam giới thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau, mỗi ngƣời điều khiển một chiếc trống
phù hợp với vóc dáng của mình. Ngƣời khoẻ, cao to thì đeo trống to trƣớc cổ,
trống tròn vừa cho các em học sinh lớp 8&9, trống gỗ hình cá chép cho các em
lớp 6&7, thanh niên thì chơi thanh la lão bạt bằng đồng. Đi đầu hội trống sẽ có 1
trống lớn nhất đặt trên xe kéo do một nam giới có sức khoẻ tốt điều khiển, ngƣời
ta gọi là trống cái. Ngƣời ta vừa đánh trống vừa có ngƣời nhảy múa xoay tròn
“ông Trƣơng là ngƣời đứng đầu hội trống sẽ thổi còi và bắt nhịp để hội đánh

trống nhảy múa theo nhịp một cách ăn ý”.
Trắc (phách) là một nhạc cụ truyền thống của ngƣời Việt đơn giản chỉ gồm
2 thanh tre hoặc gỗ gõ vào nhau. Giáo xứ Ninh Cƣờng có 17 hội trắc, mỗi hội từ

14


20 đến 25 em nam tuổi từ 5 đến 14 có đồng phục: đầu đội mũ kepi gắn huy hiệu
giáo xứ, quần vải đen, áo trắng đóng thùng đi giày hoặc dép quai hậu. Các em
nhỏ 5-7 tuổi sẽ cầm cờ phất và nhảy múa theo hội trống và trắc. Hội trắc diễn
tấu chia làm 2 hàng, các em sẽ sử dụng 2 thanh trắc gõ vào nhau, chốc chốc hai
hàng quay vào nhau, hai ngƣời của 2 hàng sẽ gõ trắc chéo nhau nhƣ hình thức
diễn tập của điệu võ cổ truyền xƣa. Đây là hình thức diễn xƣớng độc đáo mang
đậm tinh thần thƣợng võ xƣa.

2.1.4. Nghệ thuật diễn xướng trong sân khấu
Yếu tố này thể hiện đậm nét trong một thành lễ (là cử hành hy lễ tạ ơn, vị
linh mục chủ trì thành lễ đại diện cho ngôi vị chúa Ki-tô trƣớc cộng đồng giáo
dân để cùng nhau cử hành lễ tƣởng niệm). Thánh lễ đánh động tâm linh từng con
ngƣời, bản sắc văn hoá dân tộc vọng trong họ để họ cảm nhận mình là ngƣời
Việt sống đạo Chúa.
Sự tích chúa Giê-su lập Bí tích thánh thể, chúa Giê-su chịu nạn đƣợc táng
xác và sau đó sống lại (phục sinh) đã đƣợc phúc âm mô tả và đƣợc cha xứ truyền
đạt trong thánh lễ. Để một thánh lễ không mang tính thụ động giữa ngƣời truyền
giảng và ngƣời nghe cũng nhƣ làm cho giáo dân dễ hình dung, cha xứ Đinh
Ngọc Hoàn đã diễn tả Tuần Thánh theo hình thức sân khấu hoá sống động qua
những hình thức sống đạo, lối diễn tả bằng ca, vè, vãn, kịch, tuồng. Hình thức
sân khấu hoá (quân dữ đuổi bắt, chúa bị đống đinh, hành xác, chúa bị đƣa đi
táng xác, chúa phục sinh…), diễn xƣớng theo lối bình dân tả thực dễ hiểu, dễ
đánh động vào tâm thức con ngƣời.

Trong đêm Giáng sinh (24/12 dƣơng lịch) có những vở kịch diễn lại tích
Chúa Hài Đồng (lấy hình tƣợng từ một đứa trẻ Việt Nam) sinh ra trong máng cỏ
tại hang Bê-lem tuyết rơi lạnh giá khi cha mẹ Ngƣời đang trốn chạy khỏi sự truy
bắt của vua Herod. Vở kịch có sự tham gia của nhiều đối tƣợng giáo dân từ
ngƣời già, trẻ nhỏ, thanh niên, phụ nữ xen kẽ các bài thánh ca tuyệt vời làm cho
ngƣời xem cảm nhận đƣợc một cách trực quan niềm hân hoan khi chúa sinh ra
đời. Lối diễn tả qua hình thức sân khấu từ năm này qua năm khác. Năm nay
ngƣời này diễn ngƣời kia xem, sang năm sẽ có sự thay đổi nên ai cũng đƣợc thể
hiện tài năng của mình trƣớc cộng đồng giáo dân xứ Ninh Cƣờng. Du khách có

15


thể tham gia vào các cuộc rƣớc, diễn ca trực tiếp cảm nhận sức hút của loại hình
diễn xƣớng này.

2.2. Các lễ hội diễn ra tại giáo xứ Ninh Cƣờng
Lễ hội là dịp ngƣời dân quê từ già tới trẻ quanh năm suốt tháng bán mặt cho
đất, bán lƣng cho trời đƣợc thi thố tài năng, sum họp gia đình, thể hiện tài nghệ
của mình trƣớc cộng đồng. Với ý nghĩa nhƣ vậy lễ hội công giáo là dịp làng giáo
xứ đạo biểu dƣơng sức mạnh cộng đồng. Lễ hội công giáo mang hầu hết nội
dung của một lễ hội truyền thống: hát, hò, trò, tích. Ở đó có hát thánh ca, có múa
mõ, múa trắc, trống thuật lại các việc làm khi chúa Giê-su truyền giáo. Áo lễ là
áo giành riêng cho các linh mục mặc khi cử hành thánh lễ. Áo lễ có nhiều màu
khác nhau và đƣợc dùng cho từng mùa phụng vụ theo truyền thống công giáo
hội. Lễ hội công giáo góp phần hun đúc đức tin của ngƣời công giáo truyền tải
nội dung công giáo. Nó làm cho bộ phận cƣ dân Việt Nam – công giáo không
những đƣợc củng cố mà còn góp phần liên kết cộng đồng cƣ dân Việt Nam công
giáo với cộng đồng dân tộc.Vì vậy, ngƣời Việt Nam công giáo ở làng giáo xứ
đạo ai cũng háo hức đón chờ, tham dự lễ hội công giáo. Họ tự nguyện dọn dẹp

nhà thờ, bó cột cờ, trăng đèn, kết hoa, tập ca hát, múa,…Ngày hội đến không
gian làng giáo xứ đạo bừng lên không khí náo nhiệt, sống động, vui tƣơi. Lễ hội
công giáo thực sự đã trở thành một bộ phận của lễ hội truyền thống Việt Nam, ở
đó lƣu giữ một số nội dung của lễ hội truyền thống Việt Nam làm phong phú
thêm lễ hội truyền thống của Việt Nam, nơi mà nó bắt nguồn và đƣợc nuôi
dƣỡng.
Năm phụng vụ công giáo đƣợc tính theo Tây lịch. Theo quan niệm công
giáo trong chu kì một năm giáo hội diễn giải toàn bộ màu nhiệm chúa Ki-tô
(giáng trần, truyền đạo, lập giáo hội, chịu chết, phục sinh, trở về trời) và kính
nhớ ngày sinh trên trời của các Thánh. Trong chu kì một năm giáo hội chia ra
các mùa, mỗi mùa có những Chúa nhật và các lễ hội lớn riêng. Để cho dễ nhớ
ngƣời công giáo ở Nam Định và Ninh Bình đã ca vè hoá lịch lễ công giáo để
truyền khẩu cho dễ nhớ.

16


Tháng Giêng ăn tết ở nhà
Tháng Hai ngắm đứng, tháng Ba ra mùa
Tháng Tƣ tập trống rƣớc hoa
Kết đèn làm trạm chầu giờ tháng Năm.
Tháng Sáu kiệu ảnh Lái tim
Tháng Bảy chung tiền đi lễ Phú Nhai
Tháng Tám đọc ngắm Văn Côi,
Trở về tháng Chín xem nơi trồng mồ
Tháng Mƣời mua giấy sao tua
Trở về Một, Chạp sang mùa ăn chay.

2.2.1. Mùa Vọng – Giáng Sinh
Mùa Vọng là khoảng thời gian 4 tuần trƣớc lễ Giáng sinh, chủ đề chính của

mùa Vọng là chuẩn bị kỉ niệm sự giáng sinh của chúa Giê – su. Mùa Vọng theo
quan niệm công giáo là mùa chuẩn bị mừng lễ trọng Giáng sinh, và mùa các tín
hữu trông đợi chúa Ki – tô đến lần II trong ngày tận thế. Lễ Vọng cử hành vào
chiều ngày 24/12(trƣớc hoặc sau giờ kinh chiều), lễ Giáng sinh diễn vào đêm
ngày 24/12 nên giáo dân Ninh Cƣờng gọi chung mùa Vọng – Giáng sinh.Và bắt
đầu từ lễ Vọng (ngày 24/12) đến hết ngày lễ hiển linh vào ngày 6/1 năm sau.
Ngày 25/12 là ngày ngƣời châu Âu thờ thần Mặt trời, thiên chúa giáo chọn
ngày này là ngày sinh của Chúa Giê – su. Khi mọi ngƣời ăn mừng thần mặt trời
thì ngƣời Ki – tô hữu ăn mừng chúa ra đời. Tại giáo xứ Ninh Cƣờng để chuẩn bị
cho lễ giáng sinh chín họ trong giáo xứ sẽ làm hang đá tại nhà nguyện của giáo
họ, tám giâu sẽ đƣợc phân công làm hang đá ở nhà thờ Ninh Cƣờng.
Hang đá biểu tƣợng cho hàng Bê – lem nơi chú hài đồng sinh ra đời. Giáo
dân chẻ muồng tre dùng dây thép ghép các thanh tre lại làm thành bộ khung của
hang đá, vỏ bao xi măng đƣợc dùng để tạo hình đá giả và đƣợc phun sơn trắng
sau đó đƣợc ghép vào các khung tre. Có một vài họ lẻ, để tiết kiệm kinh phí thì
ngƣời ta dùng vỏ chấu hoặc rơm vào túi nilon màu đen và cũng ghép vào khung
tre để mô phỏng hình tảng đá. Sau đó là trang trí hang đá bằng đèn điện, đèn
nháy, cây cảnh…Trong hang đá bày các tƣợng ở hai bên gồm: Đức Mẹ Maria
(mẹ Đồng Trinh đƣợc thiên thần báo tin sẽ thụ thai, nhờ màu nhiệm và sinh ra

17


chúa Giê – su), ông thánh Giu – se (là một thợ mộc đƣợc thiên chúa chọn để làm
cha của chúa Giê – su để tránh quân của vua Herod nhận ra), ở giữa là tƣợng
chúa hài đồng đƣợc đặt nằm trong máng cỏ, tƣợng con bò, con cừu ngụ ý khi
chúa sinh ra đời giữa cái giá rét lạnh buốt vạn vật đều tề tựu hoan mừng, nghênh
đón Chúa giáng trần. Trên đầu mỗi hang đá ngƣời ta sẽ làm một ngôi sao năm
cánh nhƣ là một sự ứng nhiệm với lời tiên tri Ê - sai“Dân đi trong nơi tối tăm đã
thấy sự sáng lớn; và sự sáng đã chiếu trên những kẻ ở xứ thuộc về bóng của sự

chết”. Chúa Giáng sinh đƣa lại ánh sáng cứu cho muôn loài, ánh sáng mới linh
thiêng, soi sáng, dẫn đƣờng cho trần gian. Để thêm phần sinh động và thu hút
ngƣời xem thì giáo dân tại Ninh Cƣờng đã sử dụng quạt cây hoá trang thành ông
già Noel bật cho đầu quay đi, quay lại có phát ra nhạc giáng sinh đặt cạnh hang
đá. Trẻ con và ngƣời lớn đƣợc thu hút bởi sự mới lạ này.
Tối ngày 24/12 sẽ có chƣơng trình hoan ca và Vọng – Giáng sinh, các ca
đoàn của giáo xứ sẽ hát nên những bài hát thánh ca và diễn lại kịch chúa Giê –
su ra đời cùng một số tiết mục múa hát hiện đại đƣợc giới trẻ thể hiện. Chƣơng
trình hoan ca kết thúc, Cha xứ sẽ hoá trang thành ông già Noel đi trao quà cho
các em thiếu nhi và có những trò chơi đố vui trí tuệ và am hiểu Kinh Thánh nhận
phần thƣởng.
Đến 12h đêm Cha xứ sẽ mặc áo lễ trắng (chỉ sự tinh truyền, thanh khiết,
thánh thiện và chiến thắng) cử hành thành lễ mừng Chúa giáng thế. Chiều ngày
25/12 sẽ có đại lễ rƣớc Chúa hài đồng, các đoàn hội với trang phục của mình,
các cuộc rƣớc kiệu của các giâu và hội trống, hội trắc, hội kèn đƣợc sắp xếp theo
trình tự nhất định sau ngƣời cầm Nghi trƣợng sẽ rƣớc đi ngang qua 8 hang đá rồi
vào nhà thờ cử hành thành lễ. Cuối thánh lễ sẽ là cuộc bình chọn xem hang đá
của giâu nào đẹp nhất, thu hút nhất thì sẽ đƣợc nhà xứ trao giải thƣởng dựa vào
sự bình chọn của những giáo dân tham dự thánh lễ. Hang đá sẽ đƣợc giữ lại một
tuần, tối nào cũng thắp sáng để mọi ngƣời có dịp chiêm ngƣỡng. Sau 1 tuần thì
tháo dỡ hang đá.

2.2.2. Mùa Chay
Bắt đầu từ thứ 4 lễ Tro đến trƣớc thánh lễ Tiệc ly (theo lịch công giáo), bắt
đầu tuần thánh gọi là Chúa nhật lễ Lá tƣởng niệm cuộc thƣơng khó của Chúa

18


Giê – su. Mùa Chay chuẩn bị cử hành lễ “Vƣợt Qua”. Đây là mùa các dự tòng

gia nhập đạo, tín đồ thực hiện Bí tích thanh tẩy. Thời gian này các cuộc hành
hƣơng là dấu hiệu của sự ăn năn, tự nguyện ăn chay, làm phúc bố thí. Ngƣời
công giáo thực hiện phép chỉ ăn chay vào ngày thứ Tƣ lễ Tro và thứ Sáu tuần
Thánh, phải kiêng thịt, hình thức ăn chay là: ăn một bữa trong ngày với một chế
độ ăn uống thanh đạm vào buổi sáng và buổi tối, không đƣợc ăn no, không ăn
thịt động vật, không ăn ngoại bữa (ngoại trừ trƣờng hợp bệnh tật, trẻ em dƣới 9
tuổi).
- Lễ Lá: Tƣởng niệm việc chúa Giê – su đã cùng các môn đệ vào đền thờ
Jerusalem một cách trọng thể để làm ứng nhiệm lời tiên tri. Chủ Nhật lễ Lá còn
gọi là chủ Nhật Thƣơng khó vì trong lễ có bài đọc phúc âm tƣờng thuật về sự
thƣơng khó chúa Giê – su. Tám giâu sẽ cầm một cành lá dừa kết hình thánh giá
có trang trí hoa, lả, Cha xứ sẽ cầm một cành lá to nhất, đẹp nhất sau đó sẽ là
phép và chia cho ngƣời dân mang về đặt lên bàn thờ nhƣ sự hiện diện của Chúa
luôn có trong nhà mình. Sau đó diễn ra lễ nhƣ bình thƣờng.
- Lễ Tro: Ngày mở đầu của mùa Chay (thứ tƣ), gọi là lễ Tro vì giáo hội có
thói quen dùng Tro đã làm phép để ghi dấu lên trán tín hữu. Cử hành vào thứ tƣ
là là tuỳ vào lễ Phục sinh đƣợc mừng vào ngày nào.
- Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa nhật lễ Lá đến Chúa nhật Phục sinh, kỉ niệm
Chúa Giê – su vào thành Jerusalem rao giảng Tin Mừng, Chúa Giê – su chịu
nạn, chịu chết rồi sống lại. Trong tuần thánh có những ngày lễ riêng.
- Thánh lễ Tiệc Ly và nghi thức rửa chân cho 12 tông đồ diễn ra vào thứ 5
(theo lịch công giáo) sẽ có cuộc “Rƣớc Chiên”. Chiên ở đây là của ngƣời Do
Thái con Chiên bị sát tế để làm của lễ tạ ơn Chúa đã cứu họ khỏi ách nô lệ. Tại
giáo xứ Ninh Cƣờng thì mỗi đoàn hội sẽ chuẩn bị một con Chiên, đó là xôi đỗ
xanh đƣợc tạo hình có kích thƣớc to nhƣ con cừu và ngƣời ta dải bông trắng lên
trên để tƣợng chƣng cho lông của con Chiên. Con Chiên đặt lên bàn có phủ khăn
trắng và có thể trang trí thêm hoa quả, rƣợu vang nho, cắm cờ đạo nhỏ. Lễ rƣớc
Chiên có khoảng 4-5 hội, mỗi hội tuyển 4 cô gái khoẻ để khiêng 1 bàn Chiên,
sau cùng là 12 tông đồ và các cậu (là một số thanh thiếu niên đƣợc chọn giúp
việc cho Cha trong thánh lễ) và Cha xứ mặc áo lễ màu đỏ (để thể hiện lòng yêu


19


mến, sự hi sinh đến chết vì Chúa, hiến dâng cuộc sống cho Thiên Chúa). Chiên
sau cuộc lễ kết thúc sẽ đƣợc chia cho mọi ngƣời trong đoàn hội mang về nhà gọi
là “lộc Thánh”. Sau cuộc rƣớc Chiên sẽ là nghi lễ rửa chân cho 12 tông đồ, Cha
xứ chính là đại diện cho chúa Giê – su rửa chân cho 12 tông đồ tƣợng trƣng cho
12 môn đệ giúp chúa Giê – su đi giảng đạo. Những ngƣời tông đồ là 12 ngƣời
cao tuổi (nam giới) có đạo đức, sốt sáng việc đạo, giữ chức vụ trong ban hành
giáo giâu và họ. Trƣớc ngày lễ, 12 vị tông đồ đƣợc chọn phải tắm rửa sạch sẽ, kì
cọ chân tay bởi đây là vinh dự to lớn khi họ đƣợc mời ngồi trên cung Thánh.
Cha xứ rửa chân cho từng vị tông đồ bằng nƣớc rửa có lá thơm (ngũ vị), việc rửa
chân mang tính chất tƣợng trƣng với ý nghĩa Chúa dạy một bài học thƣơng yêu
nhau cũng là để họ lãnh nhận Bí tích tẩy rửa, dọn sạch tâm hồn để đón Chúa
vào, đƣa tình yêu nuôi dƣỡng con ngƣời ta. Sau đó Thánh lễ đƣợc diễn ra bình
thƣờng.
- Tam Nhật Vƣợt Qua là ngày thứ Sáu tuần Thánh Kỷ Niệm chúa Giê – su
chịu chết, có nhiều hình thức diễn xƣớng tại nhà thờ Ninh Cƣờng. Có giờ chầu
từ 15h phân công cho từng giâu ngƣời ta gọi là chầu Canh Thức với Chúa. Là
một hình thức cầu nguyện đƣợc chuyển thể thành lời hát ngân giọng có nhạc.
Tới khoảng 17h sẽ có đoàn kiệu rƣớc và các đoàn hội chia thành 2 hội. Một hội
gồm 1 số đoàn nhƣ: hội Con Đức Mẹ lên trời trong trang phục áo dài màu đỏ,
hội Ca Đoàn nhà Xứ trang phục áo dài trắng, hội kèn đồng nữ sẽ đi theo kiệu
của tƣợng Đức Mẹ (kích thƣớc bằng ngƣời thật) tay nâng dải khăn trắng. Rƣớc
tƣợng Đức Mẹ từ giáo họ Tân Ninh về nhà thờ Ninh Cƣờng. Một hội khác gồm
hội giáo xứ, hội kèn đồng nam, hội con Đức Mẹ Fantina trang phục áo dài hồng,
hội Huynh Đoàn Đa Minh, các Cậu giúp lễ và Cha xứ mặc áo lễ màu đỏ theo
kiệu rƣớc Chúa Giê-su vác cây thập giá quanh nhà thờ. Hai kiệu Đức Mẹ và
Chua Giê –Su sẽ gặp nhau tại cửa nhà thờ Ninh Cƣờng diễn tả lại cảnh 2 mẹ con

gặp nhau trƣớc khi Chúa Giê-su vác tiếp thập giá đi chịu đóng đinh (Chúa Giêsu bị Tòa công luận buộc tội phạm thƣợng vì họ cho rằng Giê – su tự nhận mình
là Vua dân Do Thái). Ca đoàn cử hai đại diện của 2 bên kiệu lên ca bài “than
mồ”. Sau đó kiệu tƣợng Chúa vái lạy kiệu tƣợng Đức Mẹ, rồi rƣớc tƣợng Chúa
vào nhà thờ, ngƣời ta đƣa tƣợng Chúa lên gian thánh, đóng đinh lên cây thập tự

20


giá. Và lúc này, tất cả mọi giáo dân đều đeo khăn tang trắng để tƣởng niệm cái
chết của chúa Giê – su. Sau đó sẽ là Ngắm. Ngắm là kể lại những đoạn thƣơng
khó của Chúa khi vác thánh giá qua 14 chặng đƣờng, Ngắm theo giọng thảm
thiết, sầu bi, ngân dài. Thƣờng sẽ là những ngƣời cao tuổi mới biết cách Ngắm
và điểm vào đó sẽ có tiếng trống để cắt lƣợt Ngắm.
Nghi thức dâng Hạt: mƣời em gái mặc áo dài trắng, đầu đội khăn tang, tay
cầm nến xếp thành 2 hàng trƣớc tƣợng Chúa bị đóng đinh sẽ quỳ lạy, cúi đầu
theo nhịp trống và bài dâng Hạt để tỏ lòng xót thƣơng trƣớc những thống khổ và
cái chết của Chúa cứu thế. Đến 12h đêm ngƣời ta sẽ tháo xác Chúa trên thập giá
xuống và đặt vào một quan tài bằng kính (kích thƣớc bằng ngƣời thật) có trang
trí đèn điện, điện nhiều màu sắc. Ngƣời ta sức nƣớc hoa vào tƣợng chúa và đổ
bỏng nhỏ lên trên mà ở Ninh Cƣờng quen gọi là “nả”. Cuộc rƣớc “táng xác
Chúa” đi vòng quanh nhà thờ, giáo dân đeo khăn tang trắng vừa đi vừa đọc
kinh, các đoàn hội cũng vậy.Quan tài Chúa đƣợc đƣa vào hang đá mọi ngƣời
xếp hàng, rất đông giáo dân kể cả trẻ em vẫn thức và mong đƣợc “hôn chân”
chúa đầu tiên, giáo dân quỳ trƣớc quan tài và thơm vào chân của tƣợng Chúa rồi
bốc 1 nắm bỏng trong quan tài mang về nhà ăn gọi là thụ lộc của Chúa, cứ nhƣ
vậy cuộc viếng xác Chúa diễn ra kéo dài tới tận chiều thứ Bảy, các ca đoàn hội
sẽ Ngắm, nguyện – đọc hát bài “nguyện trầu”. Khi giáo dân lên viếng xác Chúa
không khí lúc này rất tôn nghiêm, mọi giáo dân chỉ đọc kinh và đi đúng hàng
lối, ở nhà thờ Ninh Cƣờng các nhà thờ họ cũng tổ chức viếng xác Chúa vào thứ
Sáu. Giáo dân tin rằng khi viếng xác ở nhiều nhà thờ thì sẽ càng nhận đƣợc

nhiều ơn Chúa ban. Đến hết ngày thứ Bảy giáo dân không còn để tang Chúa
nữa.

2.2.3. Mùa phục sinh
Mùa Phục sinh là một giai đoạn trong năm phụng vụ của công giáo, kéo dài
50 ngày bứt đầu từ Chúa nhật phục sinh và đến lễ hiện xuống. Tiếp nối sau mùa
Chay, kỉ niệm sự kiện chúa sống lại. Tám ngày đầu mùa Phục sinh gọi là tuần
“bát nhật phục sinh”. Lễ Vọng – Phục sinh vào đêm thứ Bảy (kết thúc cuộc
viếng xác Chúa) Cha xứ làm phép lửa, nến.

21


Nghi thức phép nến: toàn giáo xứ sẽ tắt hết điện, giáo dân tập trung tại đền
thánh, tay cầm một cây nến nhỏ, Cha xứ mặc áo lễ màu trắng có ý mừng sự sống
lại của Chúa. Cha xứ tay cầm một tay nến lớn rộng 6cm, dài 60cm có đính niên
hiệu “Ω” và hình cây thập giá. Đây đƣợc gọi là cây nến phục sinh tƣợng chƣng
cho ánh sáng chúa soi rọi và Ngƣời đã sống lại sau khi chịu chết để cứu chuộc
loài ngƣời, niên hiệu “Ω” ngụ ý là nguyên thuỷ và cùng định nói Chúa là cội
nguồn mọi sự.
Nghi thức phép lửa: ngƣời ta sẽ chất một đống củi nhỏ ở sân nhà thờ và chờ
tới khi Cha rƣớc cây nến phục sinh, linh mục sẽ thắp sáng cây nến phục sinh từ
đống lửa ấy với ý nghĩa Chúa đã cứu dân khỏi sự chết mà thanh tẩy trong lửa, tái
sinh trong nƣớc. Sau đó nến phục sinh sẽ thắp sáng cho những ngọn nến trên tay
cầm của giáo dân, mọi ngƣời trong không khí trang nghiêm ngồi tĩnh tâm trong
30 phút để dọn dẹp tâm hồn, đón Chúa quay trở lại. Cha xông hƣơng vào cây
nến phục sinh nhƣ một lời truyền tải nguyện cầu của giáo dân đến với Chúa. Do
đó Cha rƣớc nến phục sinh từ cuối nhà thờ nên cung Thánh và Cha hô to 3 lần
với giọng hoan hỉ, mừng vui “Alleluiza” để thông báo với toàn giáo dân là Chúa
đã sống lại thật rồi, giáo dân cũng đáp lại 3 lần câu “Alleluiza” nhƣ vậy. Khi nhà

thờ thắp điện sáng lên, giáo dân sẽ thổi tắt nến còn cây nến phục sinh vẫn thắp
sáng cho hết mùa phục sinh. Thánh lễ Phục sinh mừng Chúa sống lại đƣợc tổ
chức nhƣ thánh lễ thƣờng ngày. Vào chiều chủ nhật có rƣớc tƣợng Chúa gặp lại
Đức Mẹ, ngụ ý cuộc hội ngộ của mẹ Maria và chúa Giê – su. Thánh lễ diễn ra
nhƣ chúa nhật thƣờng ngày.

2.2.4. Lễ kính trọng thể Đức Mẹ Mân Côi ngày 7/10
Giáo xứ Ninh Cƣờng tuy không phải là giáo xứ chính toà. Nhƣng do nhà thờ
Ninh Cƣờng có vị thánh quan thầy Đức Mẹ Mân Côi là thánh quan thầy địa
phận (tƣơng tự nhƣ vị thành hoàng làng bảo hộ cho ngƣời dân trong làng) nên lễ
kỉ niệm thánh quan thầy của xứ là lễ kỉ niệm của quan thầy Bùi Chu. Đây là lễ
hội mang yếu tố vùng, thu hút hàng vạn giáo dân thuộc địa phận Bùi Chu và cả
nƣớc tham dự.

22


Vì là lễ kỉ niệm thánh quan thầy địa phận nên quy mô và hình thức tổ chức
rất lớn vƣợt ra ngoài quy mô lễ hội xứ đạo thông thƣờng. Từ mấy ngày hôm
trƣớc, giáo dân của tám giâu đã bó cột bằng những cây muồng tạo nên cây cột
thánh giá cao, to, bọc vải, có trang trí đèn điện với nhiều màu sắc đặt quanh
khuôn viên nhà thờ. Đầu ngọn cột thánh giá có treo cờ đạo. Các đƣờng làng
cũng dựng những cột muồng nhỏ 2 bên trang trí dàn điện nhấp nháy, buổi tối
ngƣời ta thắp điện sáng cả một vùng lung linh huyền ảo. Đƣờng xá đƣợc dọn
dẹp để đón khách hành hƣơng đến dự lễ. Tất cả các giáo xứ trong địa phận đều
tề tựu, năm 2013 có 150 Cha tại các xứ đến tham dự, Cha chủ tế sẽ là đức Cha
đứng đầu giáo phận Bùi Chu là Đức cha cố Giu – se Hoàng Văn Tiệm. Cuộc
rƣớc diễn ra long trọng, đi đầu cuộc rƣớc là Nghi trƣợng do ông trùm của nhà
thờ cầm, rồi đến hội trắc, hội mõ vừa gõ vừa múa rồi đến đội trống, 2 hội kèn
đồng, kiệu Đức Mẹ Maria đƣợc trang hoàng lộng lẫy, tham gia đi kiệu này là

những nữ dòng tu Đa Minh, dòng Mến Thánh Giá (giáo xứ), các hội đoàn. Các
linh mục về tham dự mặc áo lễ màu vàng, đức cha cố Giu – se sẽ là ngƣời cung
nghênh Thánh thể, thánh lễ đƣợc cử hành ngoài trời tại lễ đài trƣớc cửa nhà thờ
để mọi giáo dân đều có thể tham dự. Sau cuộc rƣớc sẽ là nghi lễ múa hát dâng
hoa. Tại nhà thờ Ninh Cƣờng có múa hát dâng hoa Đồng Tiến gồm 500 ngƣời
thuộc các đoàn hội khác nhau trong toàn giáo xứ, đó là các bà, các mẹ mà ngƣời
ta gọi là “con hoa”. Một số hội đoàn nhƣ Bà thánh Tê – Rê – Sa, hội Con Đức
Mẹ lên trời, hội Ca Đoàn giáo xứ…Trong trang phục áo dài với màu sắc khác
nhau, tay cầm hoa tƣơi, dƣới tiếng đàn piano theo lời bài hát “Dâng hoa đồng
tiến Đức Mẹ Mân Côi”, các sơ, các ca viên hát theo lời hát dâng hoa, các động
tác thƣờng mô phỏng theo lời bài hát nhƣ “tỏ lòng cung kính thờ lạy thì cúi đầu;
tỏ lòng thành thì chắp tay trƣớc ngực;dâng hoa kính Đức Mẹ thì 2 tay đƣa lên
cao ngang đầu…”. Các động tác đƣợc làm thành thục, uyển chuyển, đội hình di
chuyển, sắp xếp theo biểu tƣợng thập giá, hình mặt trời, hình ngôi sao biển
(tƣợng trƣng cho Đức Mẹ là mặt trời, là ngôi sao biển), hình chiều thiên (Đức
Mẹ là niềm trông cậy), xếp hình theo chữ A và M (đó là chữ đầu của Ave Mariakính mừng mẹ Maria).

23


Múa hát dâng hoa là một trong những nghi lễ công giáo gắn quyện với văn
hoá truyền thống Việt Nam. Đó là sự cải biên các làn điệu dân ca, là mô phỏng
các điệu múa dân gian, múa chèo là xếp chữ hay xếp hình khi múa hát giống
nhƣ trò kéo chữ trong lễ hội truyền thống của ngƣời Việt.
Trên đây là những giá trị nghệ thuật diễn xƣớng đặc sắc trong các lễ hội
Công giáo tại nhà thờ Ninh Cƣờng ,nó vẫn mang đậm chất dân gian truyền
thống của Văn hóa Việt Nam .Đến với hoạt động diễn xƣớng tại giáo xứ Ninh
Cƣờng, du khách không chỉ khám phá một cách đầy đủ về Văn hóa dân gian
Việt Nam, mà còn có thể hòa nhập vào đó để thấy đƣợc tâm hồn, tâm thức của
ngƣời Việt đƣợc thể hiện một cách trọn vẹn và đặc sắc. Đồng thời ở đó niềm tin

tôn giáo của giáo dân vẫn đƣợc thể hiện một cách mạnh mẽ nhiệt thành thông
qua các hình thức diễn xƣớng này. Bên cạnh đó, các lễ hội này còn mang giá trị
tâm linh sâu sắc, Ninh Cƣờng là chốn linh thiêng với các tín đồ Công giáo, họ
vẫn hành hƣơng đến đây để xin đƣợc bình yên khi gặp những điều không may
mắn trong cuộc sống hay để tâm hồn trở lại trạng thái cân bằng, hƣớng thiện.

24


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
KHAI THÁC CÁC LỄ HỘI CÔNG GIÁO TẠI GIÁO XỨ NINH
CƢỜNG PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NAM ĐỊNH
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch tại giáo xứ Ninh Cƣờng
Với những điều kiện có tiềm năng du lịch văn hóa độc đáo , kết hợp với một
số điểm tham quan tại tỉnh Nam Định sẽ mở ra một hƣớng mới cho các nhà kinh
doanh du lịch lữ hành khi xây dựng các chƣơng trình du lịch đến Nam Định nói
riêng và vùng du lịch Bắc Bộ nói chung.

3.1.1 Công tác quản lý
Công tác tổ chức quản lý của mỗi điểm du lịch đóng vai trò quan trọng trong
việc phát triển hoạt động du lịch tại điểm du lịch đó.Bởi chỉ có sự quản lý tập
trung, nhất quán và chặt chẽ mới đẩm bảo điểm du lịch phát triển một cách ổn
định, hiệu quả. Tuy nhiên, công tác tổ chức, quản lý du lịch ở Đền thánh Ninh
cƣờng mới chỉ con mang tính chất nhỏ lẻ, là sự phục vụ cho các đoàn khách
hành hƣơng. Chỉ có cha xứ Đinh Ngọc Hoàn và các ông Quản làm việc trong
nhà thờ tiếp đón các đoàn khách hành hƣơng. Với cơ cấu nhỏ gọn, hoạt động
trên tinh thần tự nguyện (không thu bất cứ một khoản thù lao nào, kể cả vé tham
quan, vé gửi xe, …. ) nên du lịch ở đây hầu nhƣ chƣa phát triển. Nhƣ vậy thực
trạng công tác tổ chức quản lý tại đây vẫn còn ở hình thức sơ khai, đòi hỏi cần
có giải pháp mới, thích hợp cho điểm du lịch đặc thù này, có nhƣ vậy hoạt động

du lịch tại giáo xứ Ninh Cƣờng mới phát triển với đúng tiềm năng của nó.

3.1.2 Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở vật chất –kỹ thuật, dịch vụ du lịch là một điều kiện không thể thiếu để
phát triển du lịch. Cơ sở vật chất –kỹ thuật tốt, dịch vụ du lịch hoàn hảo là điều
kiện để thu hút du khách và kéo dài thời gian lƣu trú của khách ở mỗi điểm du
lịch. Ngƣợc lại, khi không quan tâm khai thác tôn tạo, đầu tƣ vào cơ sở vật chất
–kỹ thuật, dịch vụ du lịch thì sự phát triển của các hoạt động, kinh doanh du lịch
là điều không thể có. Tuy nhiên hiện trạng cơ sở này ở giáo xứ Ninh cƣờng còn

25


×