Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển, du lịch tại khu du lịch hồ núi cốc tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (351.6 KB, 5 trang )

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ
-
Sè 1
(
45
) Tập 1
/
N¨m 2008


130

KHAI THÁC CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN
DU LNCH TẠI KHU DU LNCH HỒ NÚI CỐC TỈNH THÁI NGUYÊN
Phạm Thu Thuỷ (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên)
1. Vị trí của khu du lịch Hồ Núi Cốc trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Thái Nguyên
Hồ Núi Cốc nằm ở vị trí thượng nguồn sông Công, dưới chân núi Tam Đảo, cách thành
phố Thái Nguyên - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thái
Nguyên nói riêng và vùng Việt Bắc nói chung 20 km về phía Tây Bắc.
Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh Thái Nguyên có nhiều chuyển biến, song tốc
độ tăng trưởng chưa cao. Vì vậy, một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh là phải khai thác sử dụng hợp lý và có hiệu quả mọi nguồn lực. Việc khai
thác các điều kiện sẵn có để phát triển du lịch là biện pháp thiết thực mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Thái Nguyên, Hồ Núi Cốc đóng vai trò quan
trọng hang đầu như một hạt nhân, một thế mạnh lớn nhất của ngành du lịch của tỉnh .
Khu du lịch Hồ Núi Cốc có cảnh quan đẹp, hệ sinh thái đa dạng. Du khách đến với Hồ
Núi Cốc là đến với "hồ trên núi", hồ của câu chuyện tình huyền thoại về chàng Cốc - nàng
Công, được say mê du thuyền để đến với những hòn đảo bồng bềnh trên sóng, đến với những
khu trưng bày sản phNm của các làng nghề truyền thống Việt Nam …Ngày nay, khi du lịch cuối
tuần đang dần trở thành nếp sinh hoạt phổ biến của xã hội đô thị, Hồ Núi Cốc như một điểm


dừng chân lý tưởng cho du khách gần xa sau những ngày làm việc vất vả.
Hồ Núi Cốc - vịnh Hạ Long giữa rừng Việt Bắc có thể coi là một tài nguyên vô cùng giá
trị đối với việc phát triển du lịch cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc khai thác
tổng hợp các điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch ở đây sẽ đem lại những hiệu quả rõ
rệt về kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.









Hồ Núi Cốc
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ
-
Sè 1
(
45
) Tập 1
/
N¨m 2008


131
2. Tiềm năng du lịch Hồ Núi Cốc
2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình khu vực Hồ Núi Cốc bị chia cắt tạo thành nhiều khe suối. Vùng lòng Hồ Núi
Cốc nằm giữa hai dãy núi chạy theo hướng Bắc - Nam là dãy núi Pháo ở phía Đông của hồ có

đỉnh cao 425m và dãy núi Thằn Lằn ở phía Tây của hồ có đỉnh cao 449m. Độ dốc bình quân từ
26
0
- 35
0
. Với địa hình như vậy thuận lợi cho việc tổ chức du lịch với nhiều loại hình hoạt động:
nghỉ ngơi, an dưỡng, tham quan, cắm trại, leo núi… Ngoài ra, vùng Hồ Núi Cốc còn có nhiều
khu vực địa hình ven hồ có thể cải tạo trở thành những bãi tắm thu hút được khách du lịch.
Nằm trong đới khí hậu gió mùa chí tuyến, á đới có mùa đông lạnh khô, hàng năm, lãnh
thổ Thái Nguyên nói chung và khu vực Hồ Núi Cốc nói riêng nhận được lượng bức xạ mặt trời
phong phú với tổng bức xạ đạt từ 95 đến 100 kcal/cm
2
/năm, đảm bảo một nền nhiệt cao, nhiệt
độ trung bình năm từ 21
0
c đến 23
0
c, tuy nhiên có sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng nóng,
lạnh trong năm lớn. Chế độ Nm liên quan đến hoạt động gió mùa. Vùng hồ Núi Cốc có 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9. Nói chung khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới
gió mùa nhưng ôn hoà, ấm Nm, mát nhiều hơn khô nóng và giá rét, mùa khô kéo dài hơn thuận
lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt vùng Hồ Núi Cốc có khí hậu trong lành, mát mẻ với những
rừng cây xanh tốt là điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch đến tham quan, cắm trại.
Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành mạng lưới khe suối dày đặc đổ xuống lòng hồ tạo
nên mặt nước có diện tích trên 2000 ha. Lượng nước dồi dào kết hợp với điều kiện khí hậu thuận
lợi cho xây dựng khu du lịch sinh thái hồ.
Hệ thống động thực vật khu vực Hồ Núi Cốc có chung nguồn gốc với động thực vật rừng
Tam Đảo, tiêu biểu cho hệ động thực vật vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam, rất phong phú và đa
dạng. Thực vật có 130 họ, 344 chi với 490 loài tiêu biểu như: Sếu, Táu, Lim… Động vật có chim,
thú (thuộc 7 bộ, 21 họ với 58 loài như: Hươu, Nai, Gấu…), bò sát (2 bộ, 13 họ với 36 loài như: Trăn,

Rắn…vừa là đối tượng để tham quan, du lịch ngắm cảnh, vừa có giá trị nghiên cứu khoa học.
2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
2.2.1. Di tích lịch sử văn hoá
Đến với khu du lịch Hồ Núi Cốc, du khách có thể tham quan khu di tích lịch sử núi Văn
núi Võ, nơi gắn liền với tên tuổi danh tướng Lưu Nhân Chú với những đóng góp kiệt xuất cho
cuộc kháng chiến chống giặc Minh thế kỷ XV và triều đại nhà Lê. Tham quan nơi ra đời ngày
thương binh liệt sĩ (27/7/1947) tại xóm Bàn Cờ xã Hùng Sơn huyện Đại Từ.
Ngoài ra đến Hồ Núi Cốc du khách có thể kết hợp tham quan các di tích lịch sử - văn
hoá đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: ATK (An toàn khu - Định Hoá), đền
Đuổm (Phú Lương), Bảo tàng văn hoá các dân tộc Việt Nam…
2.2.2. Các tài nguyên nhân văn khác
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ
-
Sè 1
(
45
) Tập 1
/
N¨m 2008


132

Khu vực Hồ Núi Cốc là nơi cư trú của một số dân tộc ít người. Các phong tục tập quán
riêng của mỗi dân tộc được coi là tài nguyên thu hút khách du lịch. Hồ Núi Cốc là nơi có những
làn điệu hát Then, hát Lượn với tiếng đàn Tính gọi mời du khách.
3. Định hướng khai thác và phát triển du lịch Hồ Núi Cốc
Khu du lịch Hồ Núi Cốc (thuộc tiểu vùng miền núi đông bắc) được đánh giá là điểm du
lịch tầm cỡ quốc gia. Tiềm năng du lịch phong phú đã cho phép ở đây phát triển đầy đủ các loại
hình du lịch với các sản phNm du lịch đặc trưng: du lịch nghỉ dưỡng giải trí, du lịch nghiên cứu

sinh thái rừng - hồ, du lịch thể thao leo núi, thể thao mặt nước, du lịch văn hoá - lịch sử… tạo ra
sức hấp dẫn lớn. Việc định hướng khai thác để phát triển du lịch tại đây là việc làm hết sức cần
thiết và cũng được Uỷ ban nhân dân Tỉnh và Sở thương mại du lịch Thái Nguyên rất quan tâm.
3.1. Định hướng khai thác các loại hình du lịch
3.1.1. Phát triển du lịch sinh thái
Dựa vào thế mạnh tự nhiên: núi, rừng, đảo, hồ, động thực vật định hướng xây dựng ở
đây khu bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên với mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn
gen thực vật rừng nhiệt đới tạo thành nơi tham quan học tập cho học sinh, sinh viên, cán bộ
nghiên cứu và du khách nghiên cứu lâm sinh, phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời
kết hợp với các loại hình du lịch khác nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phNm
du lịch.
3.1.2. Phát triển du lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan
Điều kiện khí hậu tại khu du lịch Hồ Núi Cốc được đánh giá là rất thích hợp với sức khoẻ
con người, thêm vào đó là không gian yên tĩnh với những vòm cây xanh mát, không khí trong lành.
Các khách sạn, nhà nghỉ xây dựng tại đây và các dịch vụ khác như: cửa hàng bán đồ lưu
niệm, nhà hàng ăn uống, khu vui chơi giải trí… đều đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách.
Hệ thống đường nội bộ nối các điểm tham quan trong khu du lịch Hồ Núi Cốc đều đã
được nâng cấp. Du khách có thể đi ra đảo bằng thuyền hay ca nô. Trong tương lai việc đi lại sẽ
thuận lợi hơn khi dự án xây dựng cáp treo từ khu trung tâm ra đảo và lên Tam Đảo được triển
khai xây dựng.
Khu du lịch Hồ Núi Cốc là nơi hội tụ khá đầy đủ vẻ đẹp thơ mộng, hùng vĩ của thiên
nhiên tạo nên bức tranh kỳ thú với đảo - trời - mây - nước hoà quyện tạo sức thu hút lớn.
Tóm lại, khu du lịch Hồ Núi Cốc hoàn toàn thích hợp cho việc phát triển loại hình du
lịch nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan.
3.1.3. Phát triển du lịch kết hợp thể thao
Khu du lịch Hồ Núi Cốc có các dãy núi cao, hoang dã thích hợp cho việc xây dựng các
tuyến du lịch leo núi dành cho những người ưa mạo hiểm và thích khám phá.
Ngoài ra tại khu vực ở phía Đông Nam của Hồ cách đập chính 1,5 km thuộc địa bàn xã
Phúc Trìu sắp tới sẽ xây dựng khu bồi dưỡng huấn, luyện ngựa và trường đua ngựa nên có thể
kết hợp đua ngựa phục vụ du lịch.

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ
-
Sè 1
(
45
) Tập 1
/
N¨m 2008


133
3.2. Định hướng khai thác các tuyến du lịch Hồ Núi Cốc
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá tiềm năng du lịch của khu vực Hồ Núi Cốc và dựa
vào mối liên hệ với các tài nguyên du lịch của thành phố Thái Nguyên và các vùng phụ cận,
nhận thấy có thể thiết lập một số tuyến du lịch chính nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
mát và nghiên cứu của du khách.
3.2.1. Tuyến du lịch nội bộ trong khu vực Hồ Núi Cốc
Trong khu vực Hồ Núi Cốc có thể hình thành các tua, tuyến du lịch:
- Từ các khách sạn đi đến các đảo vùng hồ, đến rừng vải Hom Giỏ.
- Từ Núi Cốc đi vào vùng chè Tân Cương.
- Giao lưu giữa các điểm du lịch: khách sạn, khu vui chơi giải trí.
3.2.2. Tuyến du lịch liên vùng
Khu du lịch Hồ Núi Cốc không phát triển cô lập mà là một bộ phận của thành phố Thái
Nguyên - trung tâm du lịch hạt nhân của tỉnh. Sự phát triển của khu du lịch Hồ Núi Cốc nằm trong
mối quan hệ mật thiết với du lịch Thái Nguyên. Do đó việc xây dựng các tuyến du lịch liên vùng
tại Hồ Núi Cốc sẽ dựa trên tâm điểm là trung tâm thành phố Thái Nguyên. Từ đây sẽ tạo lập các
tuyến du lịch có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến những tuyến du lịch của Hồ Núi Cốc.
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đến điểm du lịch Hồ Núi Cốc.
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi ATK (Định Hoá) - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
- Tân Trào (Tuyên Quang) - Hồ Núi Cốc.

- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi Đuổm (Phú Lương) - Hồ Núi Cốc.
- Tuyến từ trung tâm thành phố Thái Nguyên đi nhà tưởng niệm 27/7 (xã Hùng Sơn, Đại
Từ) - Hồ Núi Cốc.
4. Kết luận
Dựa trên những nghiên cứu thực tế và kết quả đánh giá bước đầu về tiềm năng, hiện
trạng phát triển du lịch Hồ Núi Cốc có thể rút ra một số kết luận:
- Hồ Núi Cốc là khu vực giàu tiềm năng du lịch có thể phát triển nhiều loại hình du lịch:
nghỉ mát, nghỉ dưỡng, tham quan, leo núi…
- Tuy du lịch Thái Nguyên mới phát triển nhưng Hồ Núi Cốc đã tỏ rõ ưu thế đầy tiềm
năng, là điểm du lịch hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút được đông đảo du khách đến tham quan, nghỉ mát.
- Hồ Núi Cốc không chỉ là khu du lịch trọng điểm của thành phố mà còn là nơi bảo tồn
đa dạng sinh học, điều hoà chế độ nước, ngăn lũ. Có ý nghĩa chiến lược về môi trường.
- Tuy nhiên do việc khai thác sử dụng tài nguyên chưa đồng bộ nên sản phNm du lịch còn
nghèo nàn, mới chỉ tập trung chủ yếu vào những thế mạnh tự nhiên như ngắm cảnh, dã ngoại.
Tài nguyên du lịch chưa được quản lý chặt chẽ nên đang bị xuống cấp.Việc bảo vệ, tôn tạo tài
nguyên du lịch tuy đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế về mặt chính sách đầu tư nên chưa
thật sự đạt hiệu quả 
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ
-
Sè 1
(
45
) Tập 1
/
N¨m 2008


134

Tóm tắt

Bài báo phân tích tiềm năng du lịch của Hồ Núi Cốc. Những tiềm năng này là những
nguồn lực quan trọng cho sự phát triển du lịch. Trên cơ sở đó, định hướng khai thác những điều
kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại Hồ Núi Cốc, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao
cho khu du lịch Hồ Núi Cốc nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
Summary
EXPLOIT NATURAL CONDITIONS FOR THE DEVELOPMENT OF TOURISM
AT HO NUI COC TOURISM ZONE IN THAI NGUYEN PROVINCE
The report analyzes touristy potentials of HNC. These potentials are important resources
for the development of tourism. Therefore, orient the exploitation of natural conditions for the
development of tourism at HNC, contributing to the high economic effect for the HNC tourism
zone in private and Thai Nguyen province in general.
Tài liệu tham khảo
[1]. Trần Thị Hoa (2002). Khai thác các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch tại khu du lịch Bà
Nà - Suối Mơ thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ Địa Lý - Hà Nội.
[2]. Khách sạn du lịch Công đoàn Hồ Núi Cốc, Du lịch Hồ Núi Cốc. Nxb Lao động Hà Nội - 2001.
[3]. Đồng Khắc Thọ (chủ biên). Thái Nguyên - di tích, danh thắng và triển vọng tương lai, Nxb Văn hoá
thông tin - Công ty Văn hoá trí tuệ Việt.
[4]. Dương Vương Thử (chủ biên)( 2007) Năm du lịch Thái Nguyên, Nxb Thông tin.
[5]. UBND tỉnh Thái Nguyên. Quy hoạch phát triển tổng thể du lịch Thái Nguyên đến năm 2010.





×