Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Bảo tồn nghệ thuật hát Dô trong đời sống văn hóa cộng đồng tại xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (880.07 KB, 40 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Kết cấu của đề tài .......................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT HÁT DÔ VÀ.. 6
TỔNG QUAN VỀ XÃ LIỆP TUYẾT HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI .... 6
1.1. Tổng quan về xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội ............. 6
1.1.1. Vị trí địa lý .............................................................................................. 6
1.1.2. Dân cƣ ..................................................................................................... 7
1.1.3. Đời sống kinh tế ...................................................................................... 7
1.1.4. Truyền thống văn hóa – giáo dục ............................................................ 8
1.1.5. Đời sống tâm linh, tín ngƣỡng ................................................................ 8
1.2. Khái quát chung về nghệ thuật Hát Dô ...................................................... 9
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................ 9
1.2.2. Truyền thuyết ........................................................................................ 10
1.3. Hình thức và đặc điểm của hát hội Dô ..................................................... 11
1.3.1. Tổ chức hội Dô ...................................................................................... 11
1.3.2. Những hình thức của hát hội Dô ........................................................... 13
1.3.2.1. Lề lối .................................................................................................. 13
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT HÁT DÔ TRONG ĐỜI
SỐNG CỘNG ĐỒNG XÃ LIỆP TUYẾT HUYỆN QUỐC OAI –
HÀ NỘI .......................................................................................................... 16
2.1. Đặc trƣng của nghệ thuật hát Dô.............................................................. 16
2.1.1. Nội dung của hát ................................................................................... 16

1



2.1.2. Về ngƣời hát .......................................................................................... 18
2.1.3. Về trình tự cuộc hát Dô ......................................................................... 18
2.1.4. Hình thức của hát Dô ............................................................................ 20
2.1.5. Về trang phục, đạo cụ và nhạc cụ ......................................................... 22
2.2. Vai trò của nghệ thuật hát Dô trong đời sống cộng đồng xã Liệp Tuyết
huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội ................................................................. 24
2.2.1. Ca ngợi anh hùng, lịch sử dân tộc ......................................................... 24
2.2.2. Mô tả cuộc sống cƣ dân ........................................................................ 25
2.2.3. Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên, làng xóm ............................................... 26
2.3. Hiện trạng của hát Dô .............................................................................. 27
2.3.1. Tình hình phát triển và một số thành tựu của hát Dô............................ 27
2.3.2. Một số khó khăn trong việc phát triển hát Dô ...................................... 28
Chƣơng 3: XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP BẢO
TỒN, PHÁT HUY DIỄN XƢỚNG DÂN GIAN HÁT DÔ ........................ 30
3.1. Xu hƣớng biến đổi nghệ thuật hát Dô ...................................................... 30
3.1.1. Những nhân tố tác động đến sự biến đổi .............................................. 30
3.1.2. Sự biến đổi trong nghệ thuật hát Dô ..................................................... 31
3.2. Giải pháp bảo tồn và phát huy diễn xƣớng hát Dô trong thời gian tới .... 31
3.2.1. Phƣơng án bảo tồn................................................................................. 31
3.2.2. Bảo tồn hội Dô ...................................................................................... 32
3.2.3. Nâng cao, phát huy tác dụng của Câu lạc bộ Hát Dô ........................... 33
3.2.4. Bảo tồn, lƣu giữ các văn bản chép tay bằng chữ Nôm đƣợc coi là văn
bản hát hội Dô chính thức ............................................................................... 33
KẾT LUẬN .................................................................................................... 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 36
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 37

2



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi vùng quê sản sinh ra một loại hình dân ca khác nhau đều mang bản
sắc riêng của mảnh đất đó. Nếu nhƣ dân ca quan họ chỉ nảy sinh từ vùng đất
Kinh Bắc, hát Xoan sinh ra ở vùng đất Phú Thọ, hát Dậm chọn quê hƣơng Hà
Nam… thì hát Dô lại nảy sinh ở xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây
cũ (nay là Hà Nội).
Hát Dô là một loại dân ca nghi lễ đặc sắc, gắn với tín ngƣỡng thờ Tản
Viên sơn thánh. Lời ca của nó thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với vị
thần đứng đầu trong tứ bất tử Việt Nam, đồng thời phản ánh nhận thức của
ngƣời dân về thiên nhiên, và ƣớc mơ của ngƣời dân về một cuộc đời êm ấm,
thời tiết thuận hòa, mùa màng bội thu, con cháu đông đúc. Hát Dô còn là
tiếng ca trữ tình, nồng nàn về tình yêu nam nữ, về hạnh phúc lứa đôi của
ngƣời nông dân dƣới chế độ phong kiến. Nội dung này đã trở thành nội dung
chủ đạo trong phần hát Bỏ bộ, đƣợc tiến hành sau những diễn xƣớng có tính
chất nghi lễ của hát Hội Dô trong những ngày lễ hội… Tìm hiểu về hát Dô
cũng chính là một cách để chúng ta có thể thấy đƣợc thực trạng hiện tại của
dân ca này, cũng nhƣ cách thức bảo tồn và duy trì vốn văn hóa cổ không chỉ
có giá trị với riêng Liệp Tuyết mà còn đối với nền văn hóa dân tộc. Bƣớc vào
nền kinh tế thị trƣờng, sự giao thoa và ảnh hƣởng của các nền văn hóa đang
tác động mạnh mẽ đến đất nƣớc ta. Nhiều loại hình nghệ thuật du nhập và
phát triển rầm rộ đang làm cho một số môn nghệ thuật truyền thống đang
đứng trƣớc nguy cơ mai một trong đó hát Dô. Việc nghiên cứu về điệu hát cổ
này đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tìm hiểu về đề
tài “Bảo tồn nghệ thuật hát Dô trong đời sống văn hóa cộng đồng tại xã
Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai – Hà Nội ” cũng là một cách tác giả đóng góp
một phần của mình vào công tác bảo tồn và giữ gìn loại dân ca đặc sắc này.

3



Nghiên cứu hát Dô cũng là dịp ngƣời viết vận dụng các kiến thức về ngành
học của mình nhƣ: dân tộc học, lịch sử, địa lý… để hiểu một cách cặn kẽ và
toàn diện về loại dân ca “có một không hai” này. Hát Dô là một điệu hát cổ,
gắn với văn hóa và phong tục của mảnh đất Liệp Tuyết. Nghiên cứu điệu hát
này giúp ngƣời viết không chỉ hiểu biết hơn về hát Dô mà còn về chính những
con ngƣời nơi đây
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Tìm ra những cái hay, cái đẹp, đặc điểm văn hóa tín ngƣỡng, văn hóa
tâm linh trong nghệ thuật hát Dô xã Liệp Tuyết.
Đề ra phƣơng hƣớng, bảo tồn và phát huy nghệ thuật hát Dô trong đời
sống cộng đồng tại xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai, Hà Nội
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng diễn xƣớng dân gian phong phú, đa dạng. Đây là một loại
hình nghệ thuật đặc trƣng của dân ca nghi lễ vẫn động trong không gian và
thời gian.
Nghệ thuật diễn xƣớng dân gian Hội Dô trong môi trƣờng và xã hội xã
Liệp Tuyết.
Những hình thức và đặc điểm của Hát Dô
Vai trò của hát Dô trong đời sống văn hóa cộng đồng xã Liệp Tuyết
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Không gian : Chủ yếu là địa bàn xã Liệp Tuyết, mở rộng sang xã Tuyết
Nghĩa. Cụ thể là Đại Phu, Vĩnh Phúc…
Thời gian : trƣớc năm 1945 đến nay
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phƣơng pháp cơ bản trong
nghiên cứu nhƣ:

4



- Phƣơng pháp thực địa.
- Phƣơng pháp thu thập, xử lý, phân tích tài liệu.
- Phƣơng pháp điều tra.
- Phƣơng pháp hồi cố
- Phân tích thống kê, chứng minh, đối chiếu, so sánh.
- Kế thừa, tổng hợp các tài liệu, ấn phẩm đã công bố hoặc còn ở dạng
tƣ liệu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề
tài đƣợc kết cấu 3 chƣơng
Chƣơng 1: Khái quát chung về nghệ thuật Hát Dô và tổng quan về xã
Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội.
Chƣơng 2: Thực trạng nghệ thuật hát Dô trong đời sống cộng đồng xã
Liệp Tuyết Huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội
Chƣơng 3. Bảo tồn nghệ thuật hát Dô trong đời sống văn hóa cộng
đồng tại xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai – Hà Nội

5


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGHỆ THUẬT HÁT DÔ VÀ
TỔNG QUAN VỀ XÃ LIỆP TUYẾT HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI

1.1. Tổng quan về xã Liệp Tuyết huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội
1.1.1. Vị trí địa lý
Mảnh đất Liệp Tuyết nằm uốn khúc theo dòng Tích Giang thơ mộng, ,
ở phía Tây Nam của huyện Quốc Oai, là khu vực bán sơn địa.

Nằm kề bên dòng sông Tích, phía Bắc của Liệp Tuyết giáp với xã Ngọc
Liệp, phía Nam giáp với xã Cấn Hữu, phía Đông là xã Ngọc Mĩ, phía Tây
giáp xã Tuyết Nghĩa và phần Đông Nam của xã giáp với xã Nghĩa Hƣơng. Có
thể nói vùng này là nhịp cầu nối liền các xã trong huyện, và nối liền giữa
vùng rừng núi với vùng đồng bằng. Vì vậy, địa hình nơi đây cũng có nhiều
dạng khác nhau, vừa có đồng bằng, thung lũng lại có cả những khu vực núi.
Hiện nay, xã Liệp Tuyết gồm có 6 thôn gồm: Đại Phu, Vĩnh Phúc, Bái Nội,
Bái Ngoại, Thông Đạt và Đồng Sơn.
Trƣớc kia, từ Hà Nội muốn đến Liệp Tuyết thì phải đi khá xa và vất vả:
từ thị xã Hà Đông đi theo con đƣờng 430 qua địa phận xã Đại Mỗ đi về thị
trấn Quốc Oai, đến hiệu sách nhân dân rẽ phải đi theo đƣờng huyện lộ, đi
khoảng 10 km là tới địa phận xã Liệp Tuyết. Từ khi con đƣờng Láng – Hòa
Lạc hình thành thì việc “hành hƣơng” về Liệp Tuyết trở nên dễ dàng hơn
nhiều. Con đƣờng từ Hà Nội đến Liệp Tuyết khoảng 20 km, cứ theo đƣờng
Láng – Hòa Lạc đến cầu Liệp Mai, rẽ trái, đi qua địa phận xã Ngọc Liệp là
đến Liệp Tuyết. Vị trí địa lý thuận lợi hơn cũng là cơ sở để Liệp Tuyết phát
triển và mở rộng giao lƣu với các vùng khác trong tỉnh. Cảnh vật cùng với vị
trí nhƣ vậy đã tạo nên một đời sống và sinh hoạt văn hóa hết sức phong phú.

6


Đó cũng là môi trƣờng thuận lợi cho nhiều loại hình diễn xƣớng dân gian tồn
tại và phát triển.
1.1.2. Dân cư
Cƣ dân Liệp Tuyết phần lớn đều sinh sống khá lâu đời. Dân cƣ ở đây
khá thuần nhất bởi vì đời sống của họ dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp.
Hơn nữa, đây là vùng không có giao thông thuận lợi nên ít có sự trao đổi
buôn bán, cũng không phải là vùng quê trù phú, nên dân cƣ ở đây không có sự
biến đổi về cơ cấu dân số.

Trải qua các thời kỳ trong lịch sử cũng chƣa thấy có tài liệu nào ghi
chép về sự hình thành làng xóm ở đây, và nhân khẩu là bao nhiêu. Chỉ đến
giai đoạn sau này, mới có những thống kê cụ thể. Theo điều tra dân số của xã
năm 1957 xã Liệp Tuyết có tổng số 537 hộ với 2355 nhân khẩu. Cho đến năm
2005 theo nguồn niêm giám thì xã đã có số dân gấp đôi năm 1957, với tổng số
dân là 5002 ngƣời. Đến năm 2008, số liệu điều tra của Ủy ban nhân dân xã,
dân số ở Liệp Tuyết là khoảng 1.151 hộ với 5.170 nhân khẩu và có khoảng 20
dòng họ lớn nhỏ. Thành phần dân tộc chủ yếu ở đây là ngƣời Việt. Trong đó
có những dòng họ lớn: Kiều, Nguyễn, Phạm, Đỗ, Tạ, Đặng, Bùi… là những
cƣ dân bản địa. Vì thế tính cộng đồng rất cao, mối quan hệ làng xã gần gũi.
1.1.3. Đời sống kinh tế
Cũng nhƣ những làng quê khác trên đất nƣớc ta, nền kinh tế chủ yếu
của xã là sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích canh tác ở Liệp Tuyết có 1.736
mẫu (tƣơng đƣơng với 6249,6 km2) [3, 9]. Và, diện tích đất phù sa chủ yếu ở
vùng ven sông Tích, vùng này đƣợc chia thành hai:
Vùng ngoài đê sông Tích: Đây là vùng chiếm diện tích lớn, nằm liền kề
với miền bán sơn địa, hay nói cách khác ở đây có sự đan cài giữa những chân
ruộng cao, với một số ruộng trũng lầy lội. Vùng này thƣờng phải chịu úng lụt

7


ở những ruộng thấp, còn ruộng cao thì chớm nắng đã khô và thiếu nƣớc. Rất
khó để có thể sản xuất nông nghiệp một cách thuận lợi.
1.1.4. Truyền thống văn hóa – giáo dục
Xã Liệp Tuyết vốn là một vùng đất cổ, nằm ở phía tả ngạn sông Tích..
Nhân dân quanh đó thƣờng gọi Liệp Tuyết là “nhất xã, lục thôn, bảy trại”.
Cũng theo thần phả Quán Cả (tức thôn Đại Phu) và câu chuyện truyền thuyết
về vị quan lang tên là Chiêu Công đƣợc vua Hùng Vƣơng thứ 6 phong tƣớc
hầu, cho về cai quản vùng đất Lạp Hạ. Chiêu Công lấy vợ ngƣời làng Vĩnh

Phúc (bà có tên là Nguyễn Thị Kim Nƣơng) rồi xây dựng “Đại Phu cung tứ
đệ”, và sinh đƣợc ba ngƣời con trai (ngƣời con cả tên là Triều; con thứ hai tên
là Thần; con thứ ba tên là Gia). Về sau ba ngƣời theo Thánh Gióng đánh giặc
Ân đƣợc nhân dân tôn thờ làm thành hoàng làng, kéo theo truyền thống về
quan hệ ruột thịt giữa ba thôn: Đại Phu, Vĩnh Phúc, Bái Nội và Ngoại [3,4].
Truyền thuyết này đã khẳng định sự lâu đời của mảnh đất này.
1.1.5. Đời sống tâm linh, tín ngưỡng
Tín ngƣỡng bản địa của nhân dân nơi đây chính là tín ngƣỡng thờ thần,
tín ngƣỡng thờ thổ công. Không biết do sống cạnh một dòng sông đem lại
nhiều thuận lợi hay khó khăn mà cả “sáu thôn bảy trại” không một nơi nào
không có những ngôi đền thờ Hà Bá, là vị coi giữ gia cƣ, định đoạt phúc họa
cho một gia đình. Hơn thế, trong phạm vi làng xã thì đó là những ngôi miếu
thờ ở quanh làng. Đặc biệt, ở thôn Đại Phu còn có miếu thờ vị nữ thần đó là
bà Trịnh Thị Ngọc Ninh. Mọi việc lớn nhỏ, hoặc ngƣời dân có việc gì thì đều
cậy nhờ đến thổ thần, và vị thần này gắn bó rất chặt chẽ với đời sống nhân dân.
Tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên là một nét chung của dân tộc và ở đây
ngƣời dân cũng thể hiện rất rõ điều đó qua việc thờ cúng tổ tiên tại các gia
đình, tại nơi đình làng là sinh hoạt cộng đồng, vị thần của cả làng. Và ở mỗi
dòng họ điều này thể hiện ở những nhà thờ họ của các dòng họ lớn trong vùng

8


để vinh danh những ngƣời đỗ đạt. Nhà thờ của họ Kiều, Trần, Đỗ, Tạ… đều
rất trang nghiêm, cổ kính. Đặc biệt là nhà thờ Kiều Phú, nơi vinh danh trạng
nguyên Kiều Phú, đã đƣợc Sở văn hóa thông tin công nhận và xếp hạng di
tích lịch sử văn hóa năm 1994.
Nhƣ vậy, không gian tín ngƣỡng của vùng là khá phong phú. Các tôn
giáo, tín ngƣỡng đan cài và hòa quyện với nhau làm nên một vùng văn hóa
đặc trƣng, tạo nên những nét riêng biệt cho vùng quê này. Hơn nữa, nó cũng

nằm trong hệ thống chung của nền văn hóa dân tộc. Điều này, chính là môi
trƣờng là cơ sở đặc biêt để hát Dô hình thành.
1.2. Khái quát chung về nghệ thuật Hát Dô
1.2.1. Khái niệm
Hát Dô hay còn gọi Hát Hội Dô là thể loại dân ca nghi lễ, hình thành và
phát triển trên mảnh đất Lạp Hạ xƣa, nay là xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội. Loại dân ca này gắn liền với lễ hội tại đền Khánh Xuân
diễn ra từ ngày 10 đến 15, tháng Giêng, Âm lịch, phải 36 năm mới tổ chức
một lần. Đó là lời hát của những ngƣời thực hiện các hành vi nghi lễ trong các
hoạt động tâm linh. Tƣơng truyền lời ca đó là do Tản Viên sơn thánh, vị thần
đứng đầu trong tứ bất tử linh thiêng của dân tộc ta, truyền dạy cho ngƣời dân
nơi đây.
Có thể nói, trong kho tàng dân ca cổ truyền của dân tộc bao gồm rất
nhiều thể loại nhƣ hát Xoan, Ca trù, Quan họ… Mỗi một thể loại có khái niệm
rõ ràng. Chẳng hạn nhƣ hát Xoan là “một loại hình dân ca nghi lễ ở Phú Thọ,
hàng năm tổ chức đón xuân ở các cửa đình. Phƣờng Xoan có trùm kép và cái
đào hát với nội dung quy định: các bài hát chúc (Giáo trống, giáo pháo,, thơ
nhang..); các quả cách: 14 quả cách; các dạng vật và trò chơi. Xoan là tiếng
xuân đọc chệch để kiêng đi các vị thánh mẫu truyền thuyết nói hát Xoan có từ
lâu đời” [24,114], hay nhƣ quan họ có rất nhiều định nghĩa khác nhau nhìn từ

9


mọi góc cạnh. Tuy nhiên với hát Dô thì không có một khái niệm cụ thể đƣợc
đƣa ra. Những tác phẩm cũng nhƣ bài nghiên cứu chƣa nhiều, ngay cả trong
những tác phẩm đó cũng không thấy một khái niệm cụ thể. Vì vậy, những
điều nói ở trên cũng chỉ là hiểu biết của riêng cá nhân.
1.2.2. Truyền thuyết
Có hai truyền thuyết nói về nguồn gốc hát Dô:

Truyền thuyết thứ nhất: “Một hôm, Tản Viên đi chơi qua vùng ven
song Tích (vùng này nay là xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội) thấy ruộng đất phì nhiêu, mới gọi dân làng đến dạy cách đắp bờ giữ
nƣớc và bày cho cách chọn hạt lúa to làm giống đem gieo. Khi cây mạ lên
xanh thì bảo dân nhổ lên cấy vào các tràn ruộng có đất phù sa mới bồi đầy
nƣớc. Tản Viên xuống ruộng làm trƣớc, hẹn ngày lúa chín thì về. Đến mùa
lúa chín, dân làng đem liềm hái ra gặt về. Thóc gạo đầy nhà, mọi ngƣời phấn
khởi, chờ đón ân nhân của mình. Nhƣng chờ mỏi mắt không thấy đâu. Ba
mƣơi sáu năm sau, ông mới quay trở lại thì thấy dân làng đã giàu có, thóc lúa
đầy nhà. Ông liền cho gọi dân làng ra dạy hát, múa hội tƣng bừng, mừng dân
no ấm. Từ đó trở đi, dân làng cho xây đền thờ để nhớ công ơn ông và cứ ba
mƣơi sáu năm lại mở hội múa hát một lần, gọi là hội múa Rô”.[20,95].
Nhƣng một truyền thuyết khác lại nói rằng: Xƣa kia, thánh Tản Viên từ
núi Ba Vì chu du khắp thiên hạ, qua vùng Lạp Hạ (tức xã Liệp Tuyết), thấy
nơi đây đất đai tƣơi tốt, phong cảnh hữu tình, nhìn dòng dòng sông Tích uốn
khúc, cùng với cảnh đẹp xung quanh đã hấp dẫn Ngài, nam thanh nữ tú có
những giọng ca trong trẻo, nhƣ sự hồn nhiên vốn có của họ, thích thú ngƣời
bèn dừng lại và nhập cuộc nhƣng lại hóa thân thành một chàng trai ngôi ngô
tuấn tú. Nghe thấy họ hát hay múa giỏi, Ngài bèn xây dựng cho một ngôi đền
có tên là Xuân Ca Cung (đền Khánh Xuân) và gọi đám thanh niên lại dạy họ
múa, hát. Hơn thế, Ngài còn xin trầu của đám thợ cấy, nhƣng với tính cách

10


hài hƣớc, hay chọc ghẹo, họ đã đƣa cho ngài miếng cứt cò (màu giống màu
vôi), làm Ngài rất tức giận. Vì vậy, sau này, miếng trầu cúng Ngài không
đƣợc bôi vôi. Nguồn gốc hội Dô bắt đầu từ đó, lời ca điệu múa hát Dô có
đƣợc là do sự truyền dạy của thần Tản Viên và đƣợc ghi rất kỹ trong cuốn
“Quốc nhạc diễn ca”. Nhân dân kính trọng và cứ ba sáu năm mở hội để cảm

tạ công ơn của Ngài.
Hai truyền thuyết này đã khoác lên mình hát Dô một lớp vỏ thần thoại.
Song có một truyền thuyết khác về hát Dô bớt tính huyền thoại hơn, đó là:
Vào thời Lê (thế kỷ XV), có một ông Cống họ Đỗ, dạy học ở trƣờng Quốc Tử
Giám đã đặt ra loại dân ca này và chính ông đã trực tiếp dạy cho nhân dân
Liệp Hạ. Có thể coi thế kỷ XV là thời kỳ định hình của hát Dô và đến những
thế kỷ XVIII – XIX, lời ca hát Dô phát triển liên tục và hoàn thiện dần.
Nhƣ vậy, từ hình thức sinh hoạt dân dã xa xƣa, hát đơn giản nhƣ: hát
trong nhà vào những lúc gia đình hữu sự, hát trên đồi, trên sông khi trai gái
thổ lộ tâm tình. Hát Dô đã đƣợc đƣa vào hát thờ vị Thánh của làng và trở
thành một nghi thức thiêng liêng.
1.3. Hình thức và đặc điểm của hát hội Dô
1.3.1. Tổ chức hội Dô
1.3.1.1. Mục đích
Hát Dô bắt nguồn từ chính cuộc sống lao động, từ những lời ca tiếng
hát nảy sinh trong môi trƣờng sinh hoạt dân gian. Vì vậy, khi công xã nông
thôn đã thành lập, để phục vụ cho tín ngƣỡng, ngƣời ta thấy xuất hiện những
đề tài chúc tụng nhau. Ấy là lối hát múa gồm hai phần, phần đầu tiến hành
nghi lễ, phần sau là giao duyên. Ở phần đầu bao giờ lề lối hát và tổ chức cũng
hết sức chặt chẽ thể hiện niềm ngƣỡng vọng và tin tƣởng tuyệt đối. Lễ hội mở
ra nhằm mục đích hồi tƣởng lại công lao của các thần, bày tỏ ƣớc nguyện về
một cuộc sống ấm no, giàu đủ và bình yên. Cội rễ của lễ hội ấy là hội mùa, là

11


lễ hội nông nghiệp gắn với những tín ngƣỡng cổ nhƣ tín ngƣỡng phồn thực,
thờ thần lúa. Hơn nữa, trong truyền thuyết nhân dân cũng nói đến công lao
sáng tạo ra cây lúa của Tản Viên Sơn Thánh, điều này càng khẳng định rằng
lễ hội mà có hát Dô ấy là lễ hội cầu mùa. Hát Dô mang những đặc trƣng riêng

biệt, nhiều tầng văn hóa hòa quyện tạo nên nó. Nhƣng màu sắc chủ đạo trong
số đó là ƣớc mong lớn lao của nhân dân. Hát Dô còn có một không gian biểu
diễn duy nhất đó là đền Khánh Xuân.
1.3.1.2. Thời gian, không gian tổ chức hội Dô
Đúng 36 năm sau Ngài trở lại và tập hợp nam thanh nữ tú chƣa dựng
vợ gả chồng để dạy hát (gọi là hát Dô). Nhân dân vui mừng, mở hội tƣng
bừng đàn ca suốt 5 ngày. Khi những màn múa hát còn chƣa kết thúc, trai gái
trong làng vui đùa bỏ phân cò vào miếng trầu của Ngài giả làm vôi. Sau khi
biết ngài bèn nổi giận bỏ đi từ đó không bao giờ trở lại. Để tỏ lòng biết ơn, sự
thành kính nhân dân trong làng cứ 36 năm lại tổ chức lễ hội một lần. Điều đặc
biệt những lời hát Dô đƣợc cất giữ vô cùng cẩn thận. Toàn bộ đƣợc ghi chép
và khóa chặt trong một chiếc hòm tại đền thờ của làng. Và 36 năm sau đến
ngày lễ hội nhân dân mới làm lễ mang ra tập và hát.
Thanh nữ cũng mặc quần áo nhƣ những ngƣời khênh kiệu rƣớc cờ rƣớc
lọng, nhƣng chân không quấn xà cạp. Nội dung hát Dô phản ảnh nhận thức
của con ngƣời Lạc Việt về thiên nhiên và cả những mơ ƣớc về một cuộc sống
ấm no. Nó còn là những làn điệu trữ tình về tình yêu đôi lứa, về hạnh phúc gia
đình và cả lễ giao thời phong kiến.
Điều đặc biệt những ngày bình thƣờng không ai đƣợc mang lời hát Dô
ra tập, thậm chí ngƣời thuộc cũng không đƣợc hát. Ngƣời trong làng truyền
nhau rằng, nếu có ai đó chỉ nghêu ngao hát vài ba câu cũng là phạm phải lời
nguyền. Những ngƣời này sẽ mắc bệnh mà chết, không thì cũng bị câm, điếc
hay sống đời vô cảm. Chính vì vậy hát Dô đƣợc truyền tụng nhƣ "món quà

12


thánh", nhƣng gắn liền với làn điệu đẹp ấy lại là lời nguyền chỉ 36 năm mới
đƣợc hát một lần đã khiến đôi lúc tƣởng chừng nó đã bị thất truyền.
1.3.2. Những hình thức của hát hội Dô

1.3.2.1. Lề lối
Khảo sát nội dung hát Dô chúng tôi thấy phong phú và đa dạng. Cụ thể
nội dung hát Dô đƣợc chia làm hai phần:
Hát Chúc: là những lời hát thuộc phần nghi lễ của diễn xƣớng hát Dô.
Những lời ca này chỉ đƣợc thể hiện trong đền Khánh Xuân, nơi thờ Tản Viên
sơn thánh. Phần nội dung bắt buộc nghi lễ chỉ chiếm phần nhỏ, nội dung cơ
bản của lời ca là ƣớc muốn của mọi tầng lớp ngƣời trong xã hội, là thăng quan
tiến chức, làm nông thuận lợi, buôn bán thuận hoà, là mừng xuân, là vui chơi,
hội hè. “Trong rất nhiều bài hát, chỉ riêng Hát Chúc (bài hát chỉ dùng để hát
trong Cung Sơn Ca) đã mang trong nó đủ cả 36 làn điệu”, bà Lan nói. Đặc
biệt, em Nguyễn Thị Phƣợng, một thành viên trong Câu lạc bộ hát Dô đã phát
biểu rằng: “Em rất thích những bài Hát Chúc vì nó nói lên tinh thần yêu nƣớc
và tình cảm của quê hƣơng đất nƣớc… ”. Điều này, cho chúng ta thấy mặc dù
những lời ca xa xƣa rất khô cứng nhƣng các em vẫn luôn cố gắng để có thể
học tốt những làn điệu đó.
Hát Bỏ bộ: là phần lời ca mang đậm chất trữ tình hơn cả. Tình yêu nam
nữ đƣợc thể hiện tinh tế và rõ nét. Lời ca điêu luyện, thấm đƣợm chất trữ tình.
Sức sống lâu bền của diễn xƣớng hát Dô chính là giá trị hiện thực mang lại
cho con ngƣời. Nội dung lời ca Bỏ bộ rất phong phú, mỗi bài có một ý nghĩa
riêng cho nên việc đặt tên cũng dễ dàng hơn. Có những bài ca ngợi cảnh đẹp
của thiên nhiên, vẻ đẹp của bốn mùa, của cây cỏ hoa lá… Khi đƣợc hỏi, trong
tất cả các phần hát thì thích phần hát nào nhất, hầu hết các em tham gia hát
Dô đều thích những phần hát Bỏ bộ, bởi theo các em nó không bị khô cứng và
vẫn có nhịp điệu, lời ca lại gần gũi. “Em rất thích những lời ca trong hát Bỏ

13


bộ. Em thích nhất là bài “Muỗi đốt tứ (tí) tung”, vì nó rất hay và lời ca cũng
gần gũi”, em Kiều Thị Hoài, thành viên Câu lạc bộ hát Dô xã Liệp Tuyết, đã

nói nhƣ vậy khi hỏi về mức độ yêu thích hát Dô. Điều này, càng cho chúng ta
thấy rằng các em không quay lƣng lại với những làn điệu dân ca truyền thống
mà đang cùng với những ngƣời dân vùng này bảo tồn những giá trị văn hóa
độc đáo.
1.3.2.2. Âm nhạc và múa trong hát Dô
Lời thơ quy định các tên gọi của làn điệu trong diễn xƣớng hát Dô. Khi
phân định ranh giới các bài có những làn điệu khác nhau, ngƣời hát thƣờng
dựa vào lời thơ của đoạn hát ấy để đặt tên cho nội dung từng đoạn. Nội dung
hát Bỏ bộ thì khác, bởi mỗi bài có một ý nghĩa riêng cho nên việc đặt tên
cũng dễ dàng hơn.
Làn điệu chi phối lời thơ trong diễn xƣớng hát Dô bằng cách gia nhập
những tiếng phụ vào bài thơ nguyên thể. Đó là những tiếng đệm, tiếng lót,
tiếng láy cài vào đầu, giữa hay cuối những dòng thơ của các thể thơ khác
nhau. Việc gia nhập tiếng phụ ở mỗi loại hình dân ca là khác nhau. Đó cũng là
những nét khu biệt của diễn xƣớng hát Dô
1.3.2.3. Văn bản hát Dô
Văn bản hát Dô đƣợc hình thành từ thế kỷ XV, ban đầu là những bài
hát mang tính chất nghi lễ, phục vụ cho sự thỏa nguyện lòng mong mỏi của
nhân dân đến với thần linh. Nhƣng do yêu cầu đổi mới, do đòi hỏi của xã hội
dần dần những bài ca giao duyên ra đời. Chính vì thế, hát Dô đƣợc bổ sung
thêm nội dung của những bài ca Bỏ bộ rất phong phú.
Chúng ta có thể thấy tính chất tƣơi vui, sự lạc quan vào cuộc sống qua
những bài hát ca ngợi mùa xuân, kể chuyện cây cỏ chim muông, hát về bốn
mùa và ca ngợi các loài hoa:
Nông kia làm ruộng phải thì

14


Lúa mạ tƣơi tốt bốn bề vui xuân

Thánh vâng nhà chùa
Giúp lúa, hộ dân
……..
Một nhà trăm lứa
Những lứa tốt thay
Kén chắc lành quay
Là ƣơm đôi guồng
Và nếu văn bản hát Xoan ngày càng đƣợc bổ sung và chỉnh lý, trở nên
rƣờm rà, khó hiểu thì văn bản hát Dô vẫn giữ đƣợc những từ ngữ gốc của
Tiếng việt xƣa kia nhƣ từ “chạ”, là từ dùng để chỉ một đơn vị nhỏ tƣơng
đƣơng với làng. Mặc dù, trải qua thời gian rất lâu (36 năm) mới diễn ra Hội
Dô nhƣng mỗi lần có hát Dô thì nó vẫn chiếm trọn tình cảm của ngƣời dân,
phải chăng chính bởi những lời ca xuất phát từ cuộc sống. Nếu nói thời gian
36 năm làm cho hát Dô chậm phát triển và đổi mới, thì nói một cách khác đó
chính là một cách để bảo lƣu những vốn liếng xƣa kia của dân tộc ta.

15


Chƣơng 2
THỰC TRẠNG NGHỆ THUẬT HÁT DÔ TRONG ĐỜI SỐNG
CỘNG ĐỒNG XÃ LIỆP TUYẾT HUYỆN QUỐC OAI – HÀ NỘI

2.1. Đặc trƣng của nghệ thuật hát Dô
2.1.1. Nội dung của hát
Môi trƣờng kinh tế xã hội đã sản sinh và nuôi dƣỡng hát Dô chính là
nghề trồng lúa nƣớc, kết hợp với làm thủy lợi. Môi trƣờng sinh thái nhân văn
đã sản sinh và nuôi dƣỡng hát Dô là cộng đồng làng xã với những phong tục
tập quán, nghi lễ - tín ngƣỡng,… Các nhân tố này kết hợp với nhau tạo nên
một “hạt giống”, một điểm khởi phát sáng tạo ra hát Dô. Đó chính là lối hát

khẩn nguyện, những bài ca khẩn nguyện giống nhƣ mở đầu của cuộc hát Dô
là những lời hát chúc của ngƣời cái hát:
Bƣớc chân vào tôi lạy đức Thánh Cả,
Bƣớc chân ra tôi tạ Thiền quan.
Đức Thánh Cả vâng chạ cho an,
Tả hữu Thiền quan vâng lấy chúng tôi an lành.
Hoặc có những bài mang rõ dấu vết của những lời ca khẩn nguyện thời
xa xƣa. Biểu hiện trong đó là lòng biết ơn đối với vị thánh của làng, cầu mong
cho bản thân, gia đình, dòng họ, cộng đồng sự bình an, sinh sôi nảy nở của
con ngƣời lẫn tạo vật:
Thánh về ngự đám Tản Câu
Thánh vâng đồng chạ sống lâu sang giàu
Thánh về hiến tửu hiến giàu
Thánh vâng đồng chạ bạc đầu nhƣ tơ
Cũng có những bài mô tả những sinh hoạt lao động với giọng điệu xa xƣa.
Chèo chầu tôi xá chèo tầu

16


Chúc cho đồng chạ sống lâu an lành
Chèo quỳ tôi xá chèo quỳ
Chúc cho đồng chạ sớm đi tối về
Cũng nhƣ các loại hình dân ca khác, phần Bỏ bộ bao giờ cũng phong
phú và hấp dẫn. Bởi không chỉ có lời hát mà còn có cả những phần múa,
xƣớng họa, tạo nên không khí tƣơi vui. Chẳng hạn nhƣ: khi hát tới lời ca xe
chỉ thì các bạn nàng có hành động ngồi xuống làm nhƣ đang xe chỉ, luồn kim.
Hay trong hát Bỏ Bộ còn có những lời ca giao duyên hết sức mặn mà, tình tứ:
Cởi áo lại đây
Chàng về cơi áo lại đây

Áo thời thiếp đắp gối mât đợi chờ
….
Những bài ca thể hiện sự giao lƣu giữa hát Dô với các loại dân ca giao
duyên khác nhƣ: Quan họ…
Trúc trúc mai mai,
Dẫu dãi nắng mƣa
Còn duyên kẻ đón ngƣời đƣa
Hết duyên đi sớm về trƣa mặc lòng
Phạm vi miêu tả đã đƣợc mở rộng. Cảm hứng trữ tình trở nên bao trùm,
trở thành chủ đạo, mọi so sánh liên tƣởng đều đƣợc sử dựng, đƣợc huy động
để phản ánh tâm trạng. Nhìn một chiếc cầu tre ngƣời ta cũng liên tƣởng tới
ngƣời thƣơng:
Cầu tre ai khéo bắc dối
Nó lệch chênh chếch
Nó lệch chênh chênh
Chàng đi khéo ngã lấm mình chàng ơi.

17


Những lời ca trong hát Bỏ bộ hầu hết khá điêu luyện, trong sáng và
uyển chuyển. Rất nhiều câu đã trở thành tài sản chung của kho tàng dân ca trữ
tình, chứng tỏ sự giao lƣu và bổ sung giữa các loại dân ca.
2.1.2. Về người hát
Bất kỳ một loại hình văn hóa dân gian nào cũng có những quy định
riêng, phù hợp với những đối tƣợng mà nó phản ánh. Với hát Dô thì yêu cầu
về ngƣời hát cũng có nhiều điểm đặc biệt. Cách chọn ngƣời hát Dô trong lễ
hội Dô cũng có phần khác với hát Xoan trong hội Xoan, cũng là một loại dân
ca nghi lễ đƣợc biểu diễn trong lễ hội ở đầu xuân.
Việc chọn ngƣời hát trong hát Dô là một vấn đề hết sức quan trọng và

có nhiều điểm khác với Ca trù, hát Xoan, họ chính là đại diện cho bộ mặt cả
làng. Theo truyền thuyết những ngƣời tham gia hát Dô phải là những trai
thanh gái lịch; trai chƣa vợ, gái chƣa chồng; hát hay múa giỏi:
Con hát tuổi hạn hai mƣơi
Nếu qua độ ấy thì thôi hát hò
Bao giờ đến hội hát Dô
Thì còn phải kiếm gái tơ chƣa chồng…
2.1.3. Về trình tự cuộc hát Dô
Nếu trình tự một cuộc hát Xoan đầy đủ là các phƣờng Xoan phải trải
qua ba chặng: chặng nghi thức (chủ yếu là thỉnh mời, cầu xin các vị thần linh
về dự lễ tế, che chở cho dân làng đƣợc an khang thịnh vƣợng); chặng hát các
quả cách (lối hát bài bản nhằm miêu tả cảnh đẹp, kể chuyện xƣa, hay nói lên
những sinh hoạt đời thƣờng); chặng hát hội (là phần giao duyên), còn trình tự
cuộc hát Dô lại gồm các giai đoạn: Hát chúc, hát thờ, hát Bỏ bộ. Cuộc hát Dô
bắt đầu là khi:
Cái hát dẫn các bạn nàng vào đứng thành hình chữ V (chi) trƣớc đền.
Sau đó cái hát dùng tiếng sênh gõ nhịp làm hiệu dẫn các bạn nàng vào trƣớc

18


bàn thờ. Khi nghe tiếng sênh mở đầu làm hiệu các bạn nàng bỏ dép bƣớc vào
chiếu. Chiếu dƣới là dành cho các bạn nàng nhỏ còn chiếu trên dành cho các
bạn nàng lớn. Ngƣời cái hát thƣờng đứng trƣớc cửa đền, chắp tay kính cẩn
thần linh, rồi sau đó là nhữn lời xƣớng mở đầu cuộc hát. Cái hát đảm nhiệm
phần lĩnh xƣớng, chỉ huy và các bạn nàng đảm nhiệm phần hát xô đồng ca và
múa phụ họa. Mỗi chầu hát thƣờng dài không qua nửa giờ, câu mở đầu là
những lời hát chúc của cái hát. Anh Đàm Văn Thực (40 tuổi) làm cái hát nói:
“Ngƣời cầm cái là ngƣời phải điều chỉnh, hƣớng dẫn những bạn nàng, chỉ cần
mình sai một chút là kéo theo cả cuộc hát hỏng”.

Các thôn lần lƣợt vào hát, đầu tiên là thôn Đại Phu, tiếp đến là thôn
Vĩnh Phúc, sau đó đến Bái Nội, Bái Ngoại, Thông Đạt, Đông Sơn. Khi hát thì
tất cả phải tuân thủ theo trình tự đã ghi trong văn bản. Sau khi các thôn hát
xong thì tế lễ mới bắt đầu. Cuộc hát thƣờng bắt đầu từ sáng sớm cho đến trƣa
mới khắp lƣợt tất cả các thôn. Cũng có cụ nói rằng cứ hát nhƣ thế đến xế
chiều rồi mới xong.
Kết thúc phần hát chúc, hát thờ và tế lễ là chuyển sang phần hát Bỏ bộ,
nhƣ tên gọi, đây là phần hát kèm theo những điệu bộ, cử chỉ và có phần linh
hoạt hơn. Đặc biệt, có ngƣời nói rằng; phần hát này chỉ có thôn Bái Nội, Bái
Ngoại đƣợc hát, bởi các thôn kia đã hát phần hát Chúc, hát thờ. Trong phần
này, hầu nhƣ câu nào cũng có động tác mô phỏng nội dung câu hát.
Các bạn nàng phải mô tả niềm vui, sự háo hức khi đi bẻ cành hái hoa.
Đồng thời đôi tay cũng đƣa ra và diễn tả động tác hái nhƣ thật. Sau mỗi bài
hát thì các bạn nàng thƣờng tập trung lại thành hai hàng và có một nguyên tắc
trong các cuộc hát là không bao giờ đƣợc phép quay lƣng vào ban thờ Tản
Viên Sơn Thánh, sau hai nhịp sênh các bạn nàng cúi đầu cảm tạ Thánh Tản,
cứ làm nhƣ vậy ba lần mới đƣợc giải tán và kết thúc cũng bằng tiếng sênh.
Ngày hôm sau và những ngày tiếp theo cũng đều hát, tế lễ nhƣ ngày đầu tiên.

19


Đến chiều ngày 15 tháng giêng hội mới kết thúc và nhân dân địa phƣơng lại
rƣớc kiệu từ đền về miếu theo thứ tự (Đầu tiên là thôn Đại Phu, sau đó là thôn
Vĩnh Phúc, Bái Nội, Bái Ngoại, Thông Đại và cuối cùng là Đồng Sơn). Sau
hội tháng giêng, đến ngày mồng mƣời tháng sáu âm lịch năm đó nhân dân lại
tổ chức lễ tạ. Lần này vẫn có những cuộc hát nhƣng đơn giản và gọn nhẹ hơn
rất nhiều. Để rồi sau đó 36 năm sau cuộc hát Dô mới lại tƣng bừng.
2.1.4. Hình thức của hát Dô
Các hình thức hát trong hát Dô rất phong phú và đa dạng nhƣng chủ

đạo thì đƣợc chia thành bốn loại: Hát nói, hát ngâm, xô, ca khúc. Ở đây chúng
ta thấy sự gần gũi với hát Chèo Tàu, bởi hát Chèo Tàu cũng bắt gặp những
hình thức tƣơng tự: Hát khấn (nhƣ dâng rƣợi, dâng hƣơng) và sau đó thì đến
hình thức hát xô, hình thức ca khúc (nhƣ các bài hát Bỏ bộ). Tuy nhiên, hát
Dô vẫn có những đặc sắc riêng trong mỗi hình thức.
Hình thức hát nói: Thuộc nội dung hát Chúc, là hình thức khi bắt đầu
và kết thúc của diễn xƣớng hát nói, gần giống với một điệu trong hát Ca trù.
Ở phần này, lời hát là do cái hát. Vì vậy, ngƣời này phải tự điều chỉnh âm
thanh và ngữ điệu của mình. Đây chính là những bài hát cổ nhất, phần lớn dựa
vào văn bản nhƣng vẫn có sự cách tân cho hiện đại và đổi mới:
Thƣờng thƣờng với 5 nốt : mi, son, la, đô, rê hát ngâm tiến hành mỗi từ
trong thơ với một, hai nốt trong âm điệu. Mặc dù âm điệu không phong phú
nhƣng nó lại thể hiện rõ tính chất mộc mạc, nguyên sơ của hát Dô. Chẳng hạn
nhƣ bài: Chúc thơ, Hát chúc…
Hình thức xô: là hình thức xuyên suốt của diễn xƣớng hát Dô. Cái hát
lĩnh xƣớng và con hát (bạn nàng) xen lẫn bằng những câu hát đệm. Phần lời
của các bạn nàng thƣờng nhắc lại và tô đậm thêm ý chính, và phát triển thêm
một đôi ý nữa. Nhƣ vậy, các bạn nàng vừa có vai trò bổ trợ, lại vừa mở rộng
hơn hình thức xô. Do đó, hình thức xô (các bạn nàng xô) rất phong phú. Nếu

20


nhƣ phần hát của Cái có phần cứng nhắc và khuôn khổ thì phần hát xô của các
bạn nàng làm cho cuộc hát đỡ bằng lặng, âm thanh sôi động hơn, giai điệu và
tiết tấu cũng nhanh mạnh và có sức sống hơn:
Hè hỡi mùa hè là nghe
Tiếng ve ơ hơ kêu sầu.
Hay những đoạn chèo thuyền gay cấn:
Huầy dô, huầy dô,

Bái hồ là huậy
Là huậy dô huậy
Là hỡi i à lên dô
Bái hồ là huầy
Là huầy i i dô huầy
Khi đến những đoạn này, ngoài lời ca cất lên thì các bạn nàng phải mô
phỏng động tác chèo thuyền khá đặc biệt.
Hình thức ca khúc: những đoạn này trong diễn xƣớng hát Dô có thể
tách ra độc lập mang nội dung hoàn chỉnh. Hình thức này nghiêng về nội
dung hơn, bao gồm cả phần Cái hát và phần xô của các bạn nàng trong cả một
chuỗi dài diễn xƣớng. Nội dung lời ca đó thƣờng có một ý chính đủ rút ra một
nhận xét, một suy nghĩ hay một cảm xúc nào đó. Tuy vậy, ở một số bài nhất
định thì cảm giác đầy đủ khi kết cũng đã rõ và hình thức ca khúc do vậy đƣợc
khẳng định. Ví nhƣ một số bài: Hái hoa, Thẳng cánh cung ra, Chèo thuyền,
Xe chỉ, Lên chùa… Bốn hình thức trên diễn xƣớng liên tục nhƣ một bản
trƣờng ca. Vì thế, mỗi bài hát trong hát Dô không mang tính chất dứt khoát
hẳn về mặt khúc thức. Do chỗ kết cấu đƣợc tự do bài ca của hát Dô có thể
đƣợc gói trọn trong nội dung một lời ca có câu mở đầu và kết thúc. Đó là hình
thức thƣờng thấy trong mỗi bài hát Dô, ở đó thƣờng gồm hai hoặc bốn câu lục

21


bát chính và lời ca của câu ca dao đó trở thành chỗ phân định ranh giới của
các bài hát.
2.1.5. Về trang phục, đạo cụ và nhạc cụ
Có thể nói, yêu cầu luật tục của hát Dô rất khắt khe, nên trong tất cả các
khâu ngƣời dân đều chuẩn bị một cách kỹ lƣỡng và điều này đƣợc quan tâm
cả với trang phục, đạo cụ và nhạc cụ:
Về trang phục: Trong cuộc hát luôn gồm cả cái hát và bạn nàng mà cái

hát là nam, còn bạn nàng là nữ. Vì vậy quy định trang phục giữa cả hai đối
tƣợng là không giống nhau:
Cái hát ăn mặc theo lễ phục thƣờng thấy của nam giới trong các ngày
hội hè, tế lễ: đầu đội khăn xếp đen, hoặc chít khăn điều hình trụ. Thời trƣớc,
đàn ông còn nhiều ngƣời búi tó nên phải vấn tóc bằng khăn nhiễu. Sau này họ
cắt tóc, rẽ đƣờng ngôi nên chuyển sang dùng loại khăn xếp hoặc chít khăn.
Mình mặc áo the thâm hoặc lụa thanh thiên, thƣờng bên trong mặc một hoặc
hai áo cánh, sau đó mới đến hai áo dài. Quần của cái hát là quần dài trắng,
ống rộng, may kiểu có chân què dài tới mắt cá chân, chất liệu may quần cũng
bằng diềm bâu, phin, trúc bâu, hoặc lụa truội màu mỡ gà. Chân đi giầy hạ
hoặc guốc mây…
Các bạn nàng mặc áo năm thân hay áo mớ ba mớ bảy. Cổ áo cao
khoảng 2cm, tay may bó khít cổ tay, chiều rộng ngực eo bằng nhau, điểm đặc
biệt là ngoài hai vạt chính còn có vạt phụ (vạt con) dài sát gấu áo. Khuy áo
đƣợc tết bằng vải, cài cúc cạnh sƣờn. Cổ áo lật chéo để lộ ba màu áo (hoặc
bảy màu áo). Lớp ngoài cùng thƣờng là lụa màu nâu hoặc the màu thâm, kế
tiếp là màu mỡ gà, cánh sen, vàng chanh, hồ thủy... nhiều màu, hấp dẫn mà
vẫn nền nã, kín đáo, hài hòa. Và có 5 màu tƣơng ứng với năm hành: kim,
mộc, thủy, hỏa, thổ. Chiếc áo ấy ở bên ngoài là màu ngụ, tƣợng trƣng cho đất,
cho sự gần gũi với đất trời, còn ở trong là chiếc áo màu vàng, là màu biểu

22


trƣng cho sự trung tâm cho uy thế của Tản Viên Sơn Thánh. Váy của các bạn
nàng màu sẫm đƣợc may bằng sồi, lụa… đôi khi còn đƣợc may thành váy kép
với một lớp lƣơng, the, đoạn bên ngoài nhƣ lớp áo ngoài nói trên. Điều này
cho thấy sự thuận tiện và linh hoạt trong bộ trang phục. Chân đi dép cong, cổ
đeo hạt vàng, tay đeo nhẫn, cầm khăn đỏ, túi múi cam nhiều màu sặc sỡ. Có
rất nhiều điểm đặc sắc trong những phụ kiện của bộ trang phục này. Chiếc

khăn màu đỏ chính là biểu tƣợng lộc của thánh. Màu đỏ là màu sáng, màu
tƣơi biểu thị cho sự cân bằng âm dƣơng ở đây, hơn nữa chiếc khăn cũng làm
cho những ngƣời bạn nàng khi thực hiện động tác trở nên khéo léo, điêu luyện
hơn. Ngoài ra, chiếc túi múi cam hay còn gọi là túi đào tiên dùng để đựng trầu
không, hay tƣợng trƣng cho quả đào tiên trong một bài hát của hát Dô. Tất cả
hợp thành một loại trang phục tƣơi tắn, quý phái mà vẫn giản dị, nền nã, vừa
cởi mở lại vừa đoan trang… Nó thể hiện một vẻ đẹp rất riêng nhƣng cũng vẫn
thuần khiết lao động của những ngƣời phụ nữ Việt Nam.
Trang phục của “nam thanh nữ tú” tham gia hát Dô mang những nét
đặc biệt. Tất cả đƣợc sáng tạo nên từ cuộc sống lao động của chính ngƣời dân.
Chất liệu vẫn là những vật liệu gần gũi với thiên nhiên, với đời sống hàng
ngày. Màu sắc cũng là những màu gắn bó với ruộng đồng, với sản xuất nông
nghiệp. Hay nói một cách khác là ngay trong bộ trang phục thì ƣớc mong về
một cuộc sống ấm no, thuận hòa cũng đƣợc thể hiện rất rõ.
Về nhạc cụ: Cùng với quần, áo, khăn xếp, dép,… cái hát còn có thêm
một nhạc cụ hết sức đơn giản đó là đôi sênh do cái hát cầm để giữ nhịp hát..
Điều này càng cho ta thấy sự khác biệt với Ca trù: Nếu Ca trù từng
bƣớc tiếp nhận sự đổi mới, và gia nhập vào dòng văn hóa chuyên nghiệp thì
hát Dô vẫn là một thể loại văn nghệ dân gian, gắn bó chặt chẽ với quê hƣơng,
với đời sống của ngƣời dân lao động, đó là nhạc cụ hát Dô bằng tre, có chất

23


liệu gắn bó với sản xuất nông nghiệp, lại đƣợc đẽo gọt đơn giản. Chính là một
biểu hiện của dòng âm nhạc dân gian.
Về đạo cụ: Quạt giấy là đạo cụ của các bạn nàng. Quạt giấy đƣợc làm
bằng chất liệu tre, đƣợc vót bẹt và mỏng, lại dẻo dai, phủ ở bên ngoài là một
lớp giấy, bao quanh những que tre ấy. Mỗi một chiếc quạt có 16 thanh tre.
Chiếc quạt là vật dụng không thể thiếu đƣợc trong đời sống ngƣời dân, nó vừa

dùng để che mƣa, che nắng lại là một vật giúp làm điệu cho ngƣời phụ nữ.
Trong lời ca hát Dô, quạt giấy giúp ngƣời phụ nữ che thẹn thùng, toát lên
đƣợc nét duyên e ấp. Nhƣng đó cũng là vật dụng để tùy vào nội dung bài hát
mà chiếc quạt có thể biến thành chiếc tay chèo, hoặc biến thành những cây mạ
non… Sự linh hoạt này càng thể hiện sự thích ứng cao của ngƣời dân Liệp
Tuyết trong mọi hoàn cảnh.
2.2. Vai trò của nghệ thuật hát Dô trong đời sống cộng đồng xã Liệp
Tuyết huyện Quốc Oai thành phố Hà Nội
2.2.1. Ca ngợi anh hùng, lịch sử dân tộc
Trƣớc hết về đời sống tâm linh, theo thống kê thì có 12 bài trên tổng số
22 bài bao gồm: Hát Chúc (3 bài), Giáo hƣơng, Hái hoa (2 bài), Chơi qua bãi
cát, Thẳng cánh cung ra, Chèo thuyền, Xuân sang hè, Sang thu, Chúc thơ. Nội
dung chủ yếu của các bài hát này là cầu mong sự bình yên che chở của vị
Thánh mà họ ngƣỡng mộ, mong muốn một năm làm ăn phát đạt, gặp nhiều
may mắn.
Tiếp đó là những câu hát về bốn mùa, về các loài hoa, nói lên khát
vọng của con ngƣời trong việc nhận thức về thế giới tự nhiên. Nhƣ vậy, hát
Dô vẫn là một loại hình dân ca nghi lễ đậm đặc, đối tƣợng hƣớng đến chủ yếu
trong các bài là Thánh Tản Viên sơn.
Sau những bài ca phản ánh đời sống tâm linh là loạt bài thể hiện rất rõ
đời sống vật chất và tinh thần. Trong đó, những bài nhƣ “Chèo thuyền”,

24


“Trồng chuối”, “Hát chúc” chúng ta thấy nền kinh tế chủ yếu của họ là sản
xuất nông nghiệp. Điều này thể hiện những khó khăn trong cuộc sống lao
động. Nhƣng ở lĩnh vực tinh thần thì hoàn toàn khác, những bài hát nhƣ
“Xuân sang hè”, “Tập trận”, “Hái hoa”… ta cảm nhận đƣợc sự lạc quan, niềm
tin vững chắc vào cuộc sống. Đó không chỉ là những sinh hoạt dân gian, cảnh

sắc thiên nhiên thơ mộng, mà còn là những bài giao duyên trữ tình, đằm thắm.
Nhƣ vậy, chúng ta thấy sự hoàn thiện dần của nội dung hát Dô.
Mặc dù mang những nét đặc sắc riêng nhƣng hát Dô vẫn có những
điểm tƣơng đồng với các loại dân ca nghi lễ khác nhƣ: Hát Xoan…
2.2.2. Mô tả cuộc sống cư dân
Với nền nông nghiệp thô sơ, cha ông ta đã sống dựa vào thiên nhiên và
nghiệm ra rằng, mùa xuân hoa lá tƣơi màu, cây cối đâm trồi nảy lộc, cầm thú
nhảy nhót tƣơi vui, vạn vật đua nở. Mùa xuân ấm áp thiên nhiên nhƣ đang
thai nghén, chuyển động, mọi ngƣời đều đang chờ đón lấy điềm lành, góp sức
mình cùng thiên nhiên xây dựng một năm mới, hoặc tạo cho mình một niềm
tin: năm mới sẽ làm ăn phát đạt hơn.
Đặc biệt, cảnh sắc bốn mùa đƣợc thể hiện rất tinh tế và sâu sắc:
Tháng tƣ nghe một tiếng ve
Trăm cây nghìn mãn đi về phô trƣơng
Hoặc:
Tháng tám nƣớc chảy hây hây
Chàm xanh nƣớc biếc da trời giống nhau
Cứ nhƣ vậy, quy luật cũng nhƣ những đặc trƣng của bốn mùa đƣợc thể
hiện rất rõ qua các lời ca. Tháng giêng thời tiết đẹp, đón những sự tƣơi trẻ của
mùa xuân; tháng tƣ trời bắt đầu nóng bức chuyển sang hè; tháng tám trời lại
dịu nhẹ, những cơn gió thoảng qua nhƣ làm say lòng ngƣời; đến tháng mƣời

25


×