Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 116 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CAM KẾT
Em tên là: Trần Minh Thảo
Sinh viên lớp: Đ7-KT2 – Khoa Kế Toán – Trường Đại học Lao Động – xã
hội.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu,
kết quả nêu trong khóa luận tốt nghiệp là trung thực và xuất phát từ tình
hình thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2015
Người cam kết
Trần Minh Thảo

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo của Công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại
phòng Kế toán của công ty. Trong quá trình thực tập em đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình chỉ bảo của anh chị trong phòng kế toán, giúp em hiểu
rõ hơn về các phần hành kế toán thực tế và cung cấp những số liệu chứng
từ cần thiết giúp em hoàn thiện bài khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn saau sắc tới Ban giám hiệu nhà trường,
Ban chủ nhiệm khoa Kế toán và đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Văn
Thụ người đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn em hoàn thành bài khóa luận
này.
Do trình độ và thời gian có hạn nên bài làm của em còn những khiếm
khuyết, sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của quý


thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 6 năm 2015
Sinh viên
Trần Minh Thảo

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC VIẾT TẮT
Kí hiệu
UBND
HĐQT
CP
XNK
TSCĐ

BTC
NVL
CPSX
CCDC
BHXH
BHYT
KPCĐ
BHTN
TK
HĐGTGT
KHTSCĐ

CPNVLTT
SD
TK
CPNCTT
NKC
KCCP
KH

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

Tên
Ủy ban nhân dân
Hội đồng quản trị
Cổ phần
Xuất nhập khẩu
Tài sản cố định
Quyết định
Bộ tài chính
Nguyên vật liệu
Chi phí sản xuất
Công cụ dụng cụ
bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm thất nghiệp
Tài khoản
Hóa đơn giá trị gia tang
Khấu hao tài sản cố định
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Sợi dài

Tờ khai
Chi phí nhân công trực tiếp
Nhật kí chung
Kết chuyển chi phí
Khấu hao


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy của CTy CP XNK BG…7
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần XNK BG…………………..11
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty.....................................................14
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.....................18
Sơ đồ 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ của phiếu nhập kho NVL..............22
Sơ đồ 2.2: quy trình luân chuyển chứng từ xuất kho nguyên vật liệu …………23
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung........................24
Sơ đồ 2.4: Quy trình luân chuyển chứng từ thanh toán lương tại công ty……..42
Sơ đồ 2.5 : Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung....................................43
Sơ đồ 2.6 : Quy trình luân chuyển chứng từ chi tiền…………………………...62
Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật kí chung.....................................63
Sơ đồ 2.8: Quy trình hạch toán tập hợp chi phí...................................................81

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho………………………………………………... 26

Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho ………………………………………………....27
Biểu số 2.3:Trích sổ cái TK 621- Chi phí NVLTT …………………………31
Biểu số 2.4:Trích sổ cái TK 621- Chi phí NVL phụ ………………………..32
Biểu số 2.5:Bảng cân đối nhập xuất tồn NVL cho sản xuất trong kỳ……….35
Biểu số 2.6:Trích sổ nhật kí chung ………………………………………….37
Biểu số 2.7:Trích sổ cái TK 621-Chi phí NVLTT…………………………..38
Biểu số 2.8:Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2014………………..45
Biểu số 2.9:Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2014………………..46
Biểu số 2.10:Bảng thanh toán tiền lương tháng 12 năm 2014……………....47
Biểu số 2.11:Bảng chấm công ........................................................................48
Biểu số 2.12:Bình xét xếp loại........................................................................49
Biểu số 2.13:Bảng chấm công ........................................................................50
Biểu số 2.14:Bình xét xếp loại........................................................................51
Biểu số 2.15:Phiếu làm ngoài giờ...................................................................52
Biểu số 2.16:Bảng tổng hợp tiền lương tháng 12 của NVSX và NVQLPX...53
Biểu số 2.17:Bảng phân bổ tiền lương và BHXH,BHYT,KPCĐ...................55
Biểu số 2.18:Sổ chi tiết tài khoản CPNCTT-TK622......................................57
Biểu số 2.19:Trích sổ nhật ký chung..............................................................58
Biểu số 2.20:Trích sổ cái TK 622...................................................................59
Biểu số 2.21:Sổ chi tiết tài khoản 627-Chi phí quản lý phân xưởng..............65
Biểu số 2.22:Bảng phân bổ công cụ dụng cụ xuất dùng.................................67
Biểu số 2.23:Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí CCDC SX ..........................68
Biểu số 2.24:Bảng kê tiền điện sản xuất tháng 12 năm 2014..........................70
Biểu số 2.25:Bảng kê dịch vụ mua ngoài........................................................71
Biểu số 2.26:Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí dịch vụ mua ngoài..............72
Biểu số 2.27:Bảng tính khấu hao tài sản cố định tháng 12 năm 2014.............74
Biểu số 2.28:Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí khấu hao TSCĐ..................76
Biểu số 2.29:Sổ nhật ký chung........................................................................77
Biểu số 2.30:Sổ cái TK 627 – Chi phí SXC....................................................79
Biểu số 2.31:Sổ nhật ký chung các nghiệp vụ về kế toán kết chuyển CP

SXKDD.............................................................................................................82
Biểu số 2.32:Sổ cái TK 154 – Chi phí sản xuất và kinh doanh dở dang.........83
Biểu số 2.33:Thẻ tính giá thành sản phẩm......................................................85

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2


Khóa luận tốt nghiệp

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước, các doanh nghiệp có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi
nhưng cũng vấp phải rất nhiều khó khăn từ sự tác động của quy luật cạnh
tranh trong cơ chế thị trường. Để vượt qua sự chọn lọc, đào thải khắt khe của
thị trường, tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp phải giải quyết tốt
các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó,
việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu không thể
thiếu được đối với tất cả các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó giúp cho doanh nghiệp biết được các nguyên nhân, nhân tố
làm biến động đến chi tiêu, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Nói cách
khác, nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những biện pháp phấn đấu tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó giúp cho
nhà quản lý nắm được các thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định quản
lý tối ưu. Đây cũng chính là một trong những điều kiện để cho sản phẩm của
doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, cạnh tranh được với các sản phẩm
của các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước.
Như vậy, thực hiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, công
tác kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế ở các
doanh nghiệp. Trong công tác kế toán ở doanh nghiệp có nhiều khâu, nhiều

phần hành nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ gắn bó tạo thành một hệ
thống có hiệu quả cao. Trong đó việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm là vô cùng quan trọng, cần thiết trong mỗi doanh nghiệp sản
xuất nói chung và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang nói riêng. Nó
phản ánh tình hình thực hiện được các định mức chi phí, dự toán chi phí và
kế hoạch giá thành giúp cho các nhà quản lý phát hiện kịp thời những khả
năng tiềm tàng để đề xuất những biện pháp thích hợp cho doanh nghiệp mình.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang
với mong muốn được nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn về công tác kế
toán, góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty. Đồng thời
nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong Công ty, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang” khóa luận tốt nghiệp của mình.

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

6


Khóa luận tốt nghiệp

2. Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong doanh nghiệp.
- Mô tả và phân tích được thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán chi phí sản xuất
– giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
3. Lịch sử nghiên cứu.

Qua tham khảo những bài khóa luận của các khóa trên tại trường em
thấy có rất nhiều sinh viên tham gia nghiên cứu về đề tài này. Hầu hết các bài
khóa luận đều nêu lên được thực trạng kế toán chi phí và tính giá thành tại
đơn vị, đưa ra các giải pháp kiến nghị đề khắc phục những hạn chế còn tồn
tại.
Qua quá trình thực tập tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm nên em đã lựa chọn đề tài hoàn thiện kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm giấy cuộn Tissue tại công ty Xuất nhập khẩu Bắc
Giang để thực hiện bài khóa luận này.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn nên đề tài được thực hiện
trong phạm vi sau đây:
- Về không gian : đề tài được thực hiện tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu
Bắc Giang.
- Về thời gian : phạm vi nghiên cứu của khóa luận này sẽ đi sâu tìm hiểu
công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của sản phẩm giấy Tissue
trong tháng 12 năm 2014.
- Về nội dung : phạm vi nghiên cứu là kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
- Các phương pháp kế toán
- Phương pháp thống kê và so sánh
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu để kế thừa thành tựu

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

7



Khóa luận tốt nghiệp

6. Nguồn tài liệu nghiên cứu
Các tài liệu trong đề tài do phòng Tài chính – Kế Toán của công ty cổ
phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang cung cấp từ:
- Website:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp năm 2012, 2013, 2014
- Sổ chi tiết TK 621, TK 622, TK 627 của giấy cuộn Tissue
- Sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627
- Sổ nhật ký chung
- Các chứng từ liên quan khác.
7. Kết cấu của khóa luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lí sản xuất kinh
doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
CHƯƠNG 3: Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

8


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG 1:

ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH, TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU
BẮC GIANG.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ Phần Xuất nhập
khẩu Bắc Giang.
- Tên công ty: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Bắc Giang.
- Tên tiếng anh: BAC GIANG IMPORT – EXPORT JOINT STOCK
COMPANY
- Địa chỉ: Số 01 Nguyễn Văn Cừ- 02 Nguyễn Thị Lưu – Thành phố Bắc
Giang- Tỉnh Bắc Giang.
- Điện thoại: 02403.854.386 – 02403.853.483
- Fax: 02403.855.879
- Mã số thuế: 2400110949
- Website:
- Nhà máy giấy Xương Giang là đơn vị trực thuộc của công ty CP xuất nhập
khẩu Bắc Giang.
- Địa chỉ: Lô G- KCN Sông Khê – Nội Hoàng – Yên Dũng – Bắc Giang.
- Loại hình doanh nghiệp: cổ phần.
- Điện thoại: 02402.218242
- Tài khoản ngoại tệ: 43110370000962 – Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển
Bắc Giang.
- Tài khoản VNĐ: 43110000000302 – Tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc
Giang.
- Tổng giám đốc: Ngô Văn Khanh.
- Số lượng công nhân viên: 260 người.
- Vốn Điều lệ: 11.999.000.000 đồng Việt Nam.
Trong đó:
+ Vốn nhà nước: 4.902.000.000 đồng bằng 41% vốn Điều lệ.
+ Vốn của người lao động trong doanh nghiệp: 3.246.000.000 đồng bằng 27%
vốn Điều lệ.

+Vốn của tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp : 3.851.000.000 đồng bằng
32% vốn Điều lệ.
Tiền thân của Công ty là Phòng Công thương trực thuộc Ty thương
nghiệp Hà Bắc cũ (thành lập ngày 05/03/1964). Trải qua quá trình hoạt động
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

9


Khóa luận tốt nghiệp

trong thời kỳ chiến tranh, sau khi thống nhất đất nước, hoà nhập vào sự phát
triển kinh tế trong cả nước, ngày 01/4/1976 Ty thương nghiệp Hà Bắc đổi tên
thành Sở thương mại Hà Bắc và phòng Công thương được phát triển thành
Công ty Ngoại thương Hà Bắc. Đến ngày 14/05/1993 Công ty Ngoại thương
Hà Bắc đổi thành Công ty Xuất nhập khẩu Hà Bắc.
Cắt phân khổ đóng gói
Cuộn lại
Nhập kho thành phẩm
Nghiền tinh chỉnh
Hòm điều tiết
Lọc cát cấp 1
Lọc cát cấp 2
Lọc cát cấp 3
Sàng tinh
Hòm phun bột
Nước trắng
Lưới xeo
Hệ thống QCS
ép quang

ép quang
Sấy 2
Sấy 1
ép gia keo
Lò hơi
Bột tẩy trắng
Nghiền thủy lực
Bể chứa TG 1
Nghiền đĩa
Bể chứa TG 3
Nước nguồn
Nước đã xử lý
Phụ gia hóa chất
Bể phối trộn
Bột lể trắng
Nghiền thủy lực
Bể chứa TG 2
Nghiền đĩa
Bể bột xeo
Sàng thô bể TG 4
Nghiền thủy lực

Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ X Quốc hội khoá IX ngày
06/11/1996; Ngày 01/01/1997 tỉnh Hà Bắc được chia tách thành hai tỉnh Bắc
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

10


Khóa luận tốt nghiệp


Giang và Bắc Ninh; Đồng thời Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang được tái
thành lập và chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/1997.
Năm 2004, trước sự đổi mới và phát triển của thị trường, căn cứ vào
tình hình kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước, thực hiện chủ trương cổ
phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh, Công ty đã thực hiện cổ
phần hoá theo quyết định số 202/QĐ-CT ngày 22/02/2005 của Chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Giang. Và ngày 01/04/2005 Công ty Cổ phần Xuất nhập
khẩu Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động.
Trải qua nhiều lần tái thành lập, thực hiện cổ phần hoá Công ty gặp
không ít khó khăn như tổ chức bị xáo trộn, bạn hàng bị thu hẹp cùng với sự
bàn giao thị trường. Song, với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước để
hội nhập kinh tế của nước ta với khu vực và quốc tế. Đây vừa là thuận lợi
nhưng lại là một thử thách đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu nói chung và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang nói
riêng. Nhưng với sự năng động, sáng tạo nhanh nhạy của lãnh đạo Công ty và
toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty; Được sự quan tâm giúp đỡ của
Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang, cơ chế chính sách mở cửa của Nhà
nước. Đến nay Công ty đã tạo dựng được một mạng lưới thị trường và bạn
hàng nước ngoài hiện có khá rộng.
1.2. Lĩnh vực kinh doanh và quy trình công nghệ.
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty thực hiện sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu và kinh doanh
nội địa, dịch vụ trên cơ sở tuân thủ các chính sách. Pháp luật của Việt Nam.
Các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế.
Phạm vi kinh doanh của công ty là: Kinh doanh xuất nhập khẩu trực
tiếp, uỷ thác, đại lý và làm các dịch vụ xuất khẩu, đại lý hàng nội địa với các
thành phần kinh tế, phạm vi trong và ngoài nước, sản xuất giấy in giấy viết,
giấy tráng phấn, liên doanh sản xuất keo AKD, tấm lợp ...
Hiện nay thì mặt hàng sản xuất chính của Công ty là Giấy in, giấy viết,

giấy các loại. Với nhãn hiệu giấy in giấy viết Xương Giang đang được thị
trường dần biết đến. Mục tiêu trong thời gian tới của Công ty là nâng cao chất
lượng sản phẩm, phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường trong nước và
tiến đến xuất khẩu. Việc sản xuất giấy đang là mối quan tâm hàng đầu của
công ty. Ngoài ra Công ty còn Sản xuất và chế biến hàng hoá xuất khẩu và
tiêu dùng trong nước, Chất phụ gia cho sản xuất giấy. Các hàng hoá khác.

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

11


Khóa luận tốt nghiệp

Trực tiếp xuất khẩu mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng
thực phẩm, hàng công nghiệp. Trực tiếp nhập khẩu máy móc vật tư thiết bị,
hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải và các mặt hàng khác trong danh mục
Nhà nước cho phép. Tổ chức sản xuất, mua bán, trao đổi hàng hoá, chế biến,
gia công, liên doanh liên kết, đại lý, và hợp tác đầu tư sản xuất kinh doanh các
mặt hàng nhà nước cho phép.
1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Với dây truyền sản xuất đồng bộ, nhanh chóng có sản phẩm đầu ra nên
công ty có thể chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên thị
trường. Cụ thể quy trình công nghệ thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Cắt phân khổ đóng gói
Cuộn lại
Nhập kho thành phẩm
Nghiền tinh chỉnh
Hòm điều tiết

Lọc cát cấp 1
Lọc cát cấp 2
Lọc cát cấp 3
Sàng tinh
Hòm phun bột
Nước trắng
Lưới xeo
Hệ thống QCS
ép quang
ép quang
Sấy 2

Sấy 1
ép gia keo
Lò hơi
ép quang
Sấy 2

Bột tẩy trắng
Nghiền thủy lực
Bể chứa TG 1
Nghiền đĩa
Bể chứa TG 3
Nước nguồn
Nước đã xử lý
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

12



Khóa luận tốt nghiệp

Phụ gia hóa chất
Bể phối trộn
Bột lể trắng
Nghiền thủy lực
Bể chứa TG 2
Nghiền đĩa
Bể bột xeo
Sàng thô bể TG 4
Nghiền thủy lực

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

13


Khóa luận tốt nghiệp

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất giấy của Công ty CP
XNK Bắc Giang
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

14


Khóa luận tốt nghiệp

* Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất
a. Công đoạn chuẩn bị bột:

Bột giấy tẩy trắng được đưa vào thùng đánh tơi thuỷ lực theo hệ thống
sợi dài, sợi ngắn khác nhau và được rửa sạch bằng thiết bị làm sạch. Sau đó
qua bể chứa trung gian và được chuyển đến hệ thống nghiền đĩa hình côn, bột
được nghiền tơi theo nồng độ và độ dài tiêu chuẩn.
Bột được nghiền qua bể chứa trung gian và được bơm vào bể phối trộn
sợi ngắn với sợi dài và bột lề theo một tỷ lệ nhất định, tiếp đó trộn các phụ
gia, hoá chất, sau đó được chuyển qua nghiền tinh chỉnh và bơm vào bể chứa
bột trước xeo.
Từ bể chứa bột trước seo, bột giấy được bơm qua hòm điều tiết và hệ
thống lọc cát hình dùi 3 cấp để đảm bảo bột sạch tối đa không có sạn cát, tạp
chất và được đưa vào bể chứa bột trước xeo.
b. Công đoạn xeo:
Hòm phun bột tiếp nhận bột giấy đã nghiền, phun điều bột lên hệ thống
lưới xeo bằng nilông theo một nồng độ nhất định. Mặt dưới của lưới có nhiều
thanh gạt nước và hộp hút chân không để làm khô giấy đạt được từ 20%
-25%.
Từ bộ phận lưới giấy được chuyển sang bộ phận ép bằng phương pháp
hút dịch chân không.
Hệ thống ép liên hợp gồm có bốn cặp ép bằng cao su và lô đá: ép 1, ép
2, ép 3 và ép láng, ở giai đoạn này giấy đã khô được 40%-45%, sau đó được
chuyển sang hệ thống sấy.
Hệ thống sấy bao gồm 28 lô sấy bằng gang được chia làm hai nhóm.
Các lô sấy được làm nóng bằng hơi nước.
Nhóm sấy 1 gồm 18 lô được đặt trước hệ thống gia keo bề mặt, khi
giấy qua nhóm này được độ khô 90% và được chuyển sang hệ thống gia keo
bề mặt.
Hệ thống gia keo bề mặt bao gồm một lô cao su và một lô mạ Crom.
Gia keo bề mặt có tác dụng làm cho giấy nhẵn mịn và có độ bóng cao. Khi
qua hệ thống gia keo bề mặt giấy sẽ bị ướt trở lại, độ khô chỉ còn 40%-45%
và giấy lại được chuyển sang nhóm sấy 2.

Nhóm sấy 2 có 10 lô sấy trong đó có 2 lô được mạ bằng Crom, niken
để chống dính giấy và được đặt ngay sau hệ thống gia keo bề mặt. Riêng hai
lô cuối của nhóm này không gia nhiệt mà làm lạnh bằng nước để làm cho

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

15


Khóa luận tốt nghiệp

giấy nguội trở lại chỉ còn nhiệt độ từ 50-60độ C. Giấy từ lô lạnh được chuyển
sang hệ thống cán bóng.
Hệ thống cán bóng có 4 lô ép chồng lên nhau để tạo thành 3 khe ép.
Làm cho giấy nhẵn bóng và có độ nhẵn từ 20-40 độ nhẵn. Từ đây giấy chuyển
sang hệ thống QCS.
Hệ thống QCS là hệ thống đo đạc tự động và kiểm tra được các chỉ tiêu
sau: + Định lượng
+ Hàm lượng tro trong giấy
+ Độ ẩm
Qua hệ thống QCS giấy chuyển sang hệ thống cuộn lại.
Hệ thống cuộn lại có một lô lạnh vừa làm nhiệm vụ cuộn lại vừa hạ
nhiệt độ của giấy xuống nhiệt độ ngoài môi trường, mục đích làm cho giấy
không bị giòn và bục.
c.Công đoạn hoàn thành sản phẩm
Phân xưởng hoàn thành bao gồm: máy cắt phân khổ, máy cắt bao gói
Căn cứ vào chất lượng giấy sản xuất ra, giấy được phân chia thành giấy
loại 1, loại 2, loại 3, Còn giấy không đủ tiêu chuẩn lại được đưa trở lại bộ
phận nghiền và đánh tơi thuỷ lực.
Sản phẩm hoàn thành sẽ được bao gói, đánh số cuộn và được đưa vào

kho chờ bán.
* Đặc điểm công nghệ sản xuất giấy:
Sản xuất bằng công nghệ máy móc có hệ thống tự động hoá QCS và
DCS ở bộ phận chính.
+Bộ phận cung cập điện
+Bộ phận điều chỉnh định lượng
+Bộ phận lò hơi
Với trang thiết bị sản xuất
Tên thiết bị
Năm sản xuất
Xuất xứ
Dây chuyền sản xuất 2001
Trung Quốc
giấy in và giấy viết
Với diện tích đất xây dựng nhà máy khá rộng là: 45.700m2 Công ty
xây dựng hệ thống Nhà xưởng khá kiên cố, phần lớn được làm bằng bê tông
cốt thép, Phân xưởng sản xuất chính được xây dựng làm hai tầng. Tầng trên
đặt dây chuyền sản xuất chính, tầng dưới là các bể chứa và các máy móc phụ
trợ.
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

16


Khóa luận tốt nghiệp

Bộ phận lò hơi được đặt ở phía cuối phân xưởng thuận tiện cho việc
cung cấp hơi và tránh được bụi bẩn cho sản phẩm và người lao động.
Bộ phận kho thành phẩm được xây dựng gần phân xưởng sản xuất
chính phía cuối của dây chuyền sản xuất gần bộ phận hoàn thành nên thuận

tiện cho việc vận chuyển thành phẩm vào kho.
Bộ phận kho nguyên vật liệu được thiết kế xây dựng gần phân xưởng
phía trên của dây chuyền sản xuất gần bộ phận nghiền nhằm thuận tiện cho
việc vận chuyển bột giấy vào bể nghiền, tuy nhiên diện tích kho chứa nguyên
vật liệu hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu vì số lượng mỗi lần nhập tương
đối lớn nên nhiều khi nguyên vật liệu còn phải bảo quản ngoài sân bãi trong
khi diện tích đất nhà máy chưa tận dụng hết, vẫn còn diện tích bỏ trống.
Về tiêu chuẩn an toàn lao động: Dây chuyền sản xuất đảm bảo an toàn
lao động, đại đa số máy móc vận hành bằng điều khiển tự động và có hệ
thống báo điện tử, hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại, nhà xưởng có hệ
thống thông gió và ánh sáng tốt đảm bảo cho sức khoẻ người lao động.
1.3. Đặc điểm tổ chức quản lí và tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ
phần Xuất Nhập Khẩu Bắc Giang
Việc tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh. .Bộ máy quản lý và
mạng lưới kinh doanh của Công ty được tổ chức theo mô hình vừa tập trung
vừa phân tán nhưng vẫn theo mô hình tập trung là chính, quan hệ chỉ đạo từ
trên xuống dưới. Hội đồng quản trị, đứng đầu là Chủ tịch . HĐQT kiêm Giám
đốc chỉ đạo các phòng ban, Chi nhánh, Nhà máy, Xí nghiệp có quan hệ hợp
tác chặt chẽ với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Bộ máy quản lý và mạng lưới kinh doanh của Công ty được mô tả qua
sơ đồ dưới đây

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

17


Khóa luận tốt nghiệp


Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
P.Tổ chức hành chính
P.Kế toán tài vụ
P. Kinh doanh XNK
Chi nhánh TP.HCM
Nhà máy giấy Xương Giang
Chi nhánh Móng Cái
Chi nhánh Hà Nội
Cửa hàng số 1 Bắc Giang
Xí nghiệp tấm lợp thép hình

Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bắc
Giang
Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban:
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

18


Khóa luận tốt nghiệp

* Hội đồng Quản trị: Là ban quản lý Công ty, toàn quyền Công ty quyết định
mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty như chiến lược
kinh doanh, phương án đầu tư, bổ nhiệm, miễn nhiệm,….
* Tổng Giám đốc công ty: Do UBND tỉnh đề cử và Hội đồng quản trị bầu, có
nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty và tự chịu trách

nhiệm về các quyết định trước Nhà nước và pháp luật.
* Phó tổng Giám đốc Công ty: Là người giúp viêc cho Tổng giám đốc, được
giám đốc ủy quyền điều hành và quản lý Công ty khi Tổng giám đốc đi vắng
và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và công việc điều hành của mình.
* Phòng Tổ chức hành chính: Là phòng chức năng chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của lãnh đạo Công ty, thực hiện tham mưu giúp Tổng giám đốc về các lĩnh
vực:
+ Quản lý công tác tổ chức cán bộ và lao động của Công ty, giải quyết các chế
độ chính sách liên quan đến cán bộ công nhân viên Công ty.
+ Xây dựng và chỉ đạo thực hiên kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
+ Phục vụ sinh hoạt hành chính đối ngoại, dịch vụ nội bộ của Công ty.
* Phòng Kế toán tài vụ: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo của Công ty,
thực hiện tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty về lĩnh vực tài chinh, kế
toán:
+ Lập kế hoạch và chỉ đạo công tác hạch toán , tài vụ, thống kê cho toàn
Công ty
+ Tổng hợp phân tích các hoạt động kinh tế.
+ Xây dựng và thực hiện các nguyên tắc quản lý vốn, tài sản, vật tư, hàng
hóa, đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu
quả.
+ Thực hiện các chế độ báo cáo theo quy định hiện hành.
+ Lập kế hoạch phân bổ lao động và định mức giao vốn để các đơn vị
kinh doanh trực thuộc Công ty
* Ban kiểm soát: Kiểm soát chung toàn bộ hoạt động, kiểm soát tài chính
trong Công ty.
* Phòng Kinh doanh XNK : Thực hiện chức năng xuất nhập khẩu của Công
ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Công ty và có nhiệm vụ sau:
+ Được phép ký kết hợp đồng kinh tế dưới sự ủy quyền của Tổng giám đốc và
chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc ký kết hợp đồng trước pháp luật và Công

ty.
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

19


Khóa luận tốt nghiệp

+ Trực tiếp tổ chức kinh doanh theo các hợp đồng do mình ký hoặc các hợp
đồng do Công ty ký và giao dịch thực hiện.
Phòng kinh doanh thực hiện tất cả các bước của một thương vụ từ việc tìm
khách, chào hàng, ký hợp đồng và thanh toán.
* Các đơn vị trực thuộc Công ty:
Hiện nay hệ thống mạng lưới kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Bắc Giang bao gồm:
- Nhà máy giấy Xương Giang,
- Xí nghiệp tấm lợp thép hình Xương Giang
- Hợp doanh AKD.
- Chi nhánh Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang tại Thành phố Hồ
Chí Minh, Hà Nội, Lạng Sơn:
- Chi nhánh Xuất nhập khẩu tại Móng Cái- Quảng Ninh.
- Đại diện Công ty Xuất nhập khẩu Bắc Giang tại Thành phố
VLADIVOSTOK - Liên bang Nga:
- Đại diện Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang tại Thành phố Viêng
Chăn- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
- Ngoài ra Công ty còn có Cửa hàng XNK số 1 tại Bắc Giang để thuận tiện
cho việc giao dịch kinh doanh cũng như trưng bày sản phẩm hàng hoá cho
Công ty.
1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty một số năm gần
đây.

* Một số thành tựu đạt được trong những năm gần đây:
Trong những năm gần đây tuy trải qua nhiều khó khăn nhưng Hội đồng
quản trị công ty cùng toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty luôn phấn đấu
và đã đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cụ thể là
trong những năm gần đây lượng hàng hoá xản xuất ra và lượng hàng hoá chế
biến xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên do vậy công ty mở rộng được quy
mô sản xuất, mở rộng thị trường đời sống của cán bộ công nhân viên công ty
tương đối ổn định thể hiện cụ thể ở một số chỉ tiêu sau
Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
(Đvt: Đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Doanh thu

805. 078.892.632

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

683. 257.963.213

20

735. 632.507.456


Khóa luận tốt nghiệp

*


Lãi gộp

43. 284.260.320

46. 380.430.210

65. 534.333.495

Lãi ròng

5.868.692.310

5.175.879.563

11. 221.768.024

Nhận xét: Từ kết quả trên cho ta thấy, nhìn chung kế quả kinh doanh của
công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang từ năm 2012 đến năm 2014 đã có
nhiều biến động. Doanh thu năm 2012 so với năm 2013 giảm 1.218.209.294
đồng tương ứng với 15,13% nhưng lãi gộp tăng 3.096.169.890 đồng tương
ứng với 7,15%. Cho thấy chiến lược kinh doanh hay sự quản lý của Hội đồng
quản trị chưa được tốt. Nhưng đến năm 2014 đã có bước tiến triển rõ rệt.
Doanh thu năm 2014 tăng 5.237.454.424 đồng so với năm 2013 tương ứng
với 7,7%. Lãi gộp tăng 1.915.390.329 đồng tương ứng với 41.30%. Lãi ròng
tăng 6.045.888.461 đồng tương ứng vs 116,8 %.
1.5. Hình thức kế toán và tổ chức bộ máy kế toán trong công ty Cổ phần
Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty


Sơ đồ 1.3: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty. Kế toán
trưởng
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

21


Khóa luận tốt nghiệp

Phó phòng kế toán- Phòng tổng hợp
Kế toán thu chi tiền mặt, lao động tiền lương
Kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa
Kế toán ngân hàng, thanh toán quốc tế
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán TSCĐ, công cụ lao động
Kế toán theo dõi công nợ
Kế toán vật tư
Thủ quỹ
* Bộ máy kế toán của công ty:
Bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang nhìn chung
tương đối hợp lý đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán như: Đảm bảo công
tác chỉ đạo toàn diện thống nhất và tập chung về các nghiệp vụ có liên quan
đến chuyên môn kế toán, thông tin, giám đốc tài chính, bố trí số người đủ để
thực hiện hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ được giao phù hợp với tổ chức
sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của công ty.
* Nhiệm vụ bộ máy kế toán của công ty:
- Tiến hành hạch toán đúng chế độ, đúng phương pháp các phần hành, phần
việc kế toán.
- Lập báo cáo kế toán được phân công và kiểm tra các báo cáo do phòng ban
khác lập.

- Giúp HĐQT công ty hướng dẫn, chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực
thuộc, thực hiện ghi chép ban đầu, mở sổ sách, thực hiện hạch toán nghiệp vụ
kỹ thuật đúng phương pháp theo chế độ, chính sách qui định.
- Giúp HĐQT công ty tổ chức thông tin kinh tế, hạch toán kế toán và phân
tích hoạt động kinh doanh, quyết toán việc thực hiện kế hoạch.
- Lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu, quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán,
cung cấp số liệu cho các bộ phận có liên quan trong công ty và cho cơ quan
quản lý cấp trên theo qui định.
Để đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất, kế toán được phân công
cụ thể theo chức năng nhiệm vụ như sau:
- Kế toán trưởng:
Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo nghiệp vụ có liên quan đến công tác
quản lý tài vụ và hạch toán kế toán theo chế độ chính sách quy định
Phối hợp tham mưu cho giám đốc việc ký kết hợp đồng mua, bán hàng
nội địa và xuất nhập khẩu hàng hóa.
Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kế toán, thanh quyết
toán của các đơn vị trực thuộc công ty. Thường xuyên kiểm tra tình hình bán
SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

22


Khóa luận tốt nghiệp

hàng, thực hiện các hợp đồng mua bán hàng và đôn đốc thanh toán các khoản
nợ và hạch toán lỗ lãi của công ty.
Phó phòng kế toán – kế toán tổng hợp
Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Ghi chép sổ cái, lập bảng tổng kết tài sản và lập báo cáo các phần việc thuộc
mình phụ trách; Tổng hợp các báo cáo của các bộ phận khác có liên quan;

Kiểm tra tính chính xác, trung thực báo cáo kế toán của các bộ phận có liên
quan, các cửa hàng, đơn vị trực thuộc công ty trước khi giám đốc duyệt.
Giúp kế toán trưởng trong việc tổ chức công tác thông tin nội bộ công ty,
hạch toán, phân tích hoạt động kinh tế của các đơn vị trực thuộc, giúp kế toán
trưởng kiểm tra thường xuyên và có hệ thống việc chấp hành các chế độ hạch
toán kế toán, quản lý kinh tế tài chính trong quá trình kinh doanh của các đơn
vị thuộc công ty. Kiến nghị các biện pháp để tăng cường công tác quản lý, xử
lý các trường hợp vi phạm chế độ, chính sách liên quan đến tài chính, kế toán,
thống kê.
Kế toán thu- chi tiền mặt, lao động tiền lương:
Thực hiện cập nhật các nghiệp vụ thu chi tiền mặt, ghi chép phản ánh tổng
số liệu về các loại vốn và các quỹ trong công ty, cấc khoản cấp phát của Nhà
nước. Có nhiệm vụ ghi chép phẩn ánh tổng hợp số liệu về lao động, thời gian
và kết quả lao động, phân bổ tiền lương, tính lương, các khoản trợ cấp, phụ
cấp, BHXH cho cán bộ nhân viên công ty. Mở sổ sách và hạch toán các
nghiệp vụ liên quan, lập báo cáo về lao động tiền lương thuộc phần việc do
mình đảm nhận.
Kế toán tiêu thụ hàng hóa:
Theo dõi tình hình nhập – xuất hàng hóa, số lượng, chất lượng giá trị từng
mặt hàng hóa tồn kho, đề xuất hướng xử lý kịp thời những hàng hóa thừa,
thiếu, kém mất phẩm chất. Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết quả
lỗ lãi về bán hàng trong kỳ, thực hiện báo cáo theo quy định.
Kế toán ngân hàng, thanh toán quốc tế:
Theo dõi tiền gửi ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng với khách hàng
trong và ngoài nước về tình hình thu chi toàn bộ các loại vốn bằng tiền, mở sổ
theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ theo chế độ quy định hiện hành.
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành:
Căn cứ vào tình hình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu về số lượng và giá
trị, tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ sản xuất, phân bổ và tính giá thành
sản phẩm hoàn thành.

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

23


Khóa luận tốt nghiệp

-

Kế toán tài sản cố định, công cụ dụng cụ:
Phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình hiện có, biến động tăng
giảm tài sản cố định , công cụ dụng cụ lao động trong công ty tại các bộ phận,
đơn vị trực thuộc; Tình hình sử dụng TSCĐ, công cụ, dụng cụ; Đồng thời tính
chính xác giá và phân bổ khấu hao tài sản, công cụ theo quy định ;Lập báo
cáo kế toán về tình hình trang bị, đầu tư, sử dụng TSCĐ, công cụ của các đơn
vị trong công ty quy định.
Kế toán theo dõi công nợ:
Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa Công
ty với khách hàng. Phụ trách TK 131, 136, 138, 141, 331, 336, 338. Ghi sổ kế
toán chi tiết cho từng đối tượng. Thường xuyên báo cáo lãnh đạo về tình hình
công nợ để có kế hoạch thu hồi và đòi nợ kịp thời.
Kế toán vật tư:
Làm nhiệm vụ hạch toán chi tiết vật tư, nguyên vật liệu. Cuối tháng, tổng
hợp số liệu, lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo cho bộ phận kế
toán tính giá thành. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán NVL và các bộ phận chức
năng tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán.
Thủ quỹ:
Quản lý và theo dõi sự tăng giảm các loại quỹ tiền mặt tại Công ty, ghi
chép sổ quỹ, phản ánh tình hình luân chuyển tiền mặt qua quỹ, cấp phát thu
chi tiền mặt. Ngoài phòng kế toán còn trách nhiệm phối hợp với các phong

ban đơn vị trong công ty tổng hợp tình hình, tham mưu cho giám đốc về
thông tin kinh tế, thị trường, giá cả, cung cấp số liệu liên quan để phục vụ
công tác lập kế hoạch tổng hợp chung của công ty, giúp giám đốc chỉ đạo,
kiểm tra việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của đơn vị liên quan đến chế
độ quản lý kinh tế, kế toán trong Công ty.
1.5.2. Chế độ kế toán Công ty áp dụng .
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành tại Quyết định số
15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty áp dụng phương pháp kê khai
thường xuyên.
- Niên độ kế toán: Công ty áp dụng niên độ kế toán theo năm dương lịch
( Từ 01/01 đến 31/12).
Kỳ kế toán: Theo tháng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2

24


Khóa luận tốt nghiệp

+ Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác về đồng Việt Nam
theo tỷ giá thanh toán ngân hàng tại thời điểm phát sinh.
- Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo trị giá thực tế, phương pháp khấu hao
TSCĐ áp dụng theo thông tư 43/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 04 năm 2013.
- Công ty tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
1.5.3. Hình thức kế toán và phần mềm kế toán áp dụng tại công ty Cổ
phần Xuất nhập khẩu Bắc Giang.
Công ty Cổ phần XNK Bắc Giang hiện tại đang áp dụng sổ kế toán

theo hình thức Sổ Nhật ký chung.
* Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc vào sổ nhật ký chung, đồng thời
vào sổ chi tiết tài khoản, thẻ kho.
- Căn cứ số liệu ghi trên sổ nhật ký chung vào sổ cái.
- Cuối kỳ căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết.
- Căn cứ số liệu ghi trên sổ cái lên bảng cân đối số phát sinh.
- Cuối kỳ kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết.
- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ số liệu ở bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng
hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính.
Hình thức sổ Nhật ký chung đơn giản trong việc ghi chép, dễ kiểm tra
đối chiếu, thuận lợi cho việc phân công công tác và thực hiện kế toán bằng
máy, nên nó rất phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Trình tự ghi sổ được khái quát trên (sơ đồ 3 )
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
*Ghi chú:
Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu

SV: Trần Minh Thảo – Lớp Đ7-KT2


25


×