Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

KỸ THUẬT VÀ BÍ QUYẾT ĐÀN HÁT TRONG NGHỆ THUẬT CA TRÙ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.82 KB, 33 trang )

KỸ THUẬT VÀ BÍ QUYẾT ĐÀN HÁT TRONG NGHỆ
THUẬT CA TRÙ
Phần mở đầu
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.
VII.

Lý do chọn đề tài
Tình hình nghiên cứu của đề tài
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Cơ sở lí luận và phương pháp luận
Ý nghĩa đề tài
Kết cấu bố cục đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Có thể nói, nghệ thuật Ca Trù là một nét văn hoá riêng biệt độc đáo của
Việt Nam, nó là bộ môn nghệ thuật lâu đời, độc đáo và có vị trí đặc biệt trong
kho tàng âm nhạc của người Việt. Ca Trù gắn liền với Văn chương, Âm nhạc, Lễ
hội, Phong tục, Tín ngưỡng, Tư tưởng triết lý sống của người Việt. Vì vậy, nó là
môn nghệ thuật mang trong mình diện mạo bản sắc của Văn Hoá Việt Nam.
1



Về cơ bản, dân nhạc bác học Việt Nam cũng nằm trong mạch nguồn chung
của Văn Hoá dân gian. Ngay trong tên gọi, mã gốc của nó vẫn là âm nhạc của
quần chúng nhân dân lao động nhưng lại đậm đà màu sắc bác học. Điều này
tưởng như mâu thuẫn nhưng nếu phân tích hai yếu tố ấy trong những loại hình
nghệ thuật cụ thể thì chúng ta lại nhận thấy mottj sự hài hoà thống nhất mà Ca
Trù là một ví dụ tiêu biểu nhất. Dù đã trải qua bao thăng trầm của Lịch sử nhưng
sức sống bề bỉ của Ca Trù ít nhất là trong 500 năm qua vẫn chứng tỏ sự hấp dẫn
đặc biệt của bộ môn nghệ thuật độc đáo này.
Sau một thời gian được ít chú ý đến, trong những năm gần đây, Ca Trù
được quan tâm nhiều hơn: từ công tác học tập, biểu diễn, truyền nghề và đặc biệt
là nghiên cứu và giới thiệu Ca Trù như một nét văn hoá đặc sắc của Việt Nam tới
người yêu nghệ thuật trong và ngoài nước. Tuy nhiên, con đường đi tìm một môi
trường công chúng lí tưởng cho mình, tìm lại thời
Nghiên cứu Ca Trù cũng là góp phần vào việc tìm hiểu các giá trị nghệ
thuật truyền thống của Văn học Việt Nam. Trong nhiều thập kỉ qua đã từng có
nhiều công trình, bài báo tìm hiểu về các khía cạnh của Ca Trù. Có công trình
khảo về văn chương Ca Trù, về sinh hoạt Ca Trù, có những công trình khảo về
tiếng hát, tiếng phách của Đào nương. Có những công trình tuyển chọn những
bài thơ Ca Trù tiêu biểu nhất và cũng có nhiều các tổ chức Hội thảo Khoa học về
nghệ thuật Ca Trù. Với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu khoa học trong
nước và quốc tế, nhằm đánh giá một cách khoa học về nghệ thuật này.
Giáo phường ca Trù Thái Hà là gia đình có truyền thống 7 đời truyền nghề
và giữ gìn bộ môn nghệ thuật Ca Trù. Đời thứ nhất Cụ Nguyễn Đức Ý (1830)
đến năm 1852 ( Nhâm Tý) đỗ khoa Thủ khoa làm quan tại huyện Gia Lộc tỉnh
Hải Dương ( đời vua Tự Đức) tên tuổi của cụ được ghi trong sách ( Những triều
đại quan lại Việt Nam). Đời thứ hai Cụ Nguyễn Đức Bồi giữ chức Quản giáp là
người chuyên về đàn đáy và các làn điệu Ca Trù và Ca vũ trong Cung Đình. Đời
thứ ba Cụ bà Nguyễn Thị Tuyết và cụ ông Trưởng Bẩy là một trong những tay
đàn giọng hát hay nhất thời bấy giờ. Đời thứ tư Ông Nguyễn Văn Xuân – vô
2



địch Đàn Đáy Bắc Hà cùng bà Phán Huy (bà Phẩm) nổi danh bởi tiếng phách
khuôn mẫu mực. Đời thứ năm là Nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Mùi. Ông là
người thừa hưởng những bí quyết về Đàn Đáy, Trống Chầu, Phách trong nghệ
thuật Ca Trù dòng họ. Đời thứ sáu Nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Khuê,
Nguyễn Mạnh Tiến chơi đàn và Nghệ nhân dân gian Nguyễn Thuý Hoà. Đời thứ
bẩy hai Đào nương trẻ Nguyễn Thu Thảo và Nguyễn Kiều Anh.
Với một vốn kiến thức còn khiêm tốn, người viết chỉ xin hướng đề tài của
mình vào một phần nhỏ bé trong việc bảo tồn các kĩ thuật và bí quyết đàn hát
trong nghệ thuật Ca Trù . Để đóng góp vào những bí quyết và các kĩ thuật trong
nghệ thuật Ca Trù người viết đưa ra những quan điểm về các kĩ thuật và bí quyết
mà đã được học của các Nghệ nhân trong Dòng họ đã hướng dẫn và chỉ bảo cho
tôi trong những năm qua nhằm đóng góp một phần nhỏ bé của mình trong kho
tàng âm nhạc, thi ca trong nghệ thuật Ca Trù của Việt Nam mà đã được
UNESCO công nhận là Di sản Văn Hoá phi vật thể của nhân loại (2010). Bên
cạnh đó, những thống kê cụ thể về bí quyết và kĩ thuật của một Dòng họ đó là
đóng góp lớn nhất của khoá luận mà người viết muốn truyền tới.

II.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Trong tình hình hiện nay, nghệ thuật Ca Trù còn rất ít các nghệ nhân, Ca
Trù có nguy cơ bị mai một, cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời điểm hiện nay.
Hầu như các làn điệu Ca Trù bị thất truyền rất nhiều, hiện nay chỉ còn giữ được
20 lần điệu trong 70 làn điệu Ca Trù. Bản thân người nghiên cứu phải thu thập
và tìm kiếm nhiều tư liệu về Ca Trù và dựa vào 1 số làn điệu Ca Trù trong các
bằng đĩa của các nghệ nhân Quách Thị Hồ, Nguyễn Thị Phúc, những tiếng Đàn
của các nghệ nhân chu Văn Du, Nguyễn Đình Kì, Đinh Khắc Ban, trống chầu

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mùi. Tôi là người viết đề tài này cần phải thu lượm tất
cả các mảnh vỡ của nghệ thuật Ca Trù để ghép lại thành một hệ thống nhất là
các kĩ năng, kĩ thuật và những bí quyết truyền dạy của các cụ nghệ nhân đã để
3


lại qua nhiều thế hệ, nhất là giáo phường Ca Trù Thái Hà đã giữ nghề và truyền
nghề 7 đời trong một dòng tộc.
III.
IV.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật Ca Trù
Phạm vi nghiên cứu: Bảo tồn các kỹ thuật và bí quyết đàn hát
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục đích nhằm gìn giữ và bảo tồn nghệ thuật ca Trù một loại hình nghệ
thuật Phi vật thể của nhân loại. Nhằm giới thiệu về những bí quyết đàn hát trong
nghệ thuật Ca Trù.
Nhiệm vụ để học hỏi bí quyết của những nghệ nhân Ca Trù để truyền dạy

V.

cho thế hệ trẻ, giúp các bạn hiểu được những tinh hoa mà ông cha ta để lại.
Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Ca Trù đã từng hấp dẫn các tao nhân mặc khách , những trí thức cao cấp,
tự do phóng khoáng của nhiều thời đại. Ca Trù cũng hấp dẫn các nhà nghiên cứu
âm nhạc, nghiên cứu văn học, văn hoá. Ý nghĩa của người viết nhằm hướng đến
bảo tồn, gìn giữ những bí quyết đàn hát trong nghệ thuật Ca Trù với góc độ là
người làm trong nghề.


VI.

KẾT CẤU BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương I: Loại hình nghệ thuật Ca Trù trong đời sống văn hoá Việt Nam
Chương II: Bảo tồn các kỹ thuật và bí quyết đàn, hát trong nghệ thuật
Ca Trù
Phần kết luận

4


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CA TRÙ TRONG ĐỜI
SỐNG VĂN HOÁ VIỆT NAM
I.
1.
1.1.


Nguồn gốc của nghệ thuật Ca Trù
Cội nguồn và khởi điểm
Thư tịch và truyền thuyết về Tổ Ca Trù
Thần tích Tổ Ca Trù ở Lỗ Khê
Xưa, vào đời Lê Thái Tổ trong nước ta, có người họ Đinh tên Lễ ở động
Hoa Lư, huyện An Khang, Phủ Trường Yên, đạo Thanh Hoá, đời trước từng
được thụ phong, nối đời hưởng ấm, theo vua dấy nghĩa ở Lam Sơn sống lại
Vương Thông đã được 10 năm. Ông lấy người con gái họ Trần, tên hiệu là Minh
Châu, là nhà truyền gia thi lễ, kế thế tram anh, đúng thực cuộc hôn phối môn

đăng hộ đối. Một hôm Đinh công đi đến huyện Nga Sơn, Phủ Hà Trung, đạo
Thanh Hoá thấy có một động ở bên bờ biển gọi là động Bích Đào, người thời đó
gọi là động Thần Tiên. Ông bèn xem xét. Lúc ấy mặt trời chưa đứng bong, bèn
5


nằm nghỉ. Bỗng nhiên, ông mộng thấy có hai cụ già ngồi đánh cờ vui vẻ dưới
gốc đào. Có một cụ tự xưng: “ Ta vốn ở trên điễn Thừa Hoa, tên là Đông
Phương Sóc, ngày ngày thường giáng hạ đến các tiên cung trên biển”. Nhân đó,
ông nói: “Nhà ngươi đức dày, đắc địa sinh con ắt được quý tử. Trời đã định rồi
vậy! Sẽ gặp và lấy vợ Tiên đó”. Nói xong, theo đám mây bay lên không trung đi
mất.
Ngày hôm đó, ông cùng binh sĩ trở về đồn sở. Bấy giờ Thái Tổ sai ông
đem quân đi tuần phương Bắc để ứng phó với quân Minh. Ông tiến đến trang Lỗ
Khê, huyện Đông Ngàn, Phủ Từ Sơn, thấy có một cuộc đất sơn thuỷ hửu tình, có
thế núi hình con phượng, hình cái đàn, là một thắng cảnh.
Ngày hôm đó, ông truyền cho nhân dân, binh sĩ thiết lập đồn sở và trú lại
đó. Được vài tháng, bà Trần thị, vợ ông, một đêm nằm mọng thấy có một con
rắn xanh từ dưới đất vọt lên, trườn vào trong lòng bà. Bà hoảng sợ tỉnh dậy. Từ
đó bà Minh Châu có thai đến ngày mùng 6ến năm Quý Tỵ, tháng 4 sinh hạ một
bé trai. Đứa bé thiên tư cao lớn, dáng vẻ tuấn tú kì lạ. Ông biết là “ đắc địa sinh
nhân”, đặt tên là Dự và nuôi dưỡng đứa bé rất thành tâm.
Bấy giờ đang thượng tuần tháng Giêng, mùa xuân, Thái Tổ sai sứ giả đem
thư tới, lệnh cho ông đi đánh giặc Minh ở Lạng Sơn. Ông liền hội họp binh sĩ,
quyết đánh lớn một trận; nhưng đánh mãi mà chưa phân thắng bại. Ông đành trở
về trang Lỗ Khê, đạo Kinh Bắc. Tháng lại ngày qua, Dự đã 12 tuổi, thiên tư dĩnh
ngộ, học vấn tinh thông, cầm, kỳ, thi, hoạ, ca xướng thảy đều tinh luyện, chưa
có bậc anh tài nào vượt được. Dự ngày ngày tìm học học thể cách dạo đàn ở các
giáo phường, nghe nói ở huyện Gia Định, Thuận An, có trang Đông Cứu núi
dựng chất chồng, dưới có bến sông, trên có chùa Thiên Thai, chàng bè đến đó.

Tại đây, chàng gặp một người con gái có nhan sắc “chim sa cá lặn, nguyệt thẹn
hoa nhường”, thật là thanh sắc vẹn toàn. Đinh Dự bèn hỏi: “Nàng từ nơi nào lại,
mà hai ta gặp nhau ở đây vậy?” Người con gái ấy đáp: “ Thiếp là Đường Hoa
Hải Tiên người ở động Nga Sơn, Thanh Hoá. Nhân lúc nhàn rỗi ấy, lấy việc đọc
giáo phường, thể cách 9 lối ca làm nghề”. Đinh Dự nghe vậy, bè cười nói rằng:
“Đông thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Nay người lấy cái hoà đức ở trên
6


để dạy tôi hoà hợp ở dưới, cho nên lễ nghĩa của đạo với thể cách đàn của giáo
phường là đồng hành vậy”.
Thế rồi, chàng bèn cùng Đường Hoa kết duyên chồng vợ, trở về nơi đồn
trú là tra Lỗ Khê lập Giáo phường, Cha mẹ đều rất vừa ý. Khoảng một năm sau,
dạy xong nghề đàn, cũng lúc ấy, Thái Tổ sai sứ mang thư tới, nói rằng giặc Minh
rất đông chia làm các đạo tiến vào nước ta. Vua kế cùng lực kiệt đành thúc thủ.
Thái Tổ lo lắng lắm, sinh bệnh, bèn gọi sai Đinh Lễ trở về Thanh Hoá, bàn định
kế sách tiến quân. Ngày hôm đó, vợ chồng ông cùng con trai và nhân dân đem
binh sĩ trở về Thanh Hoá. Bất đồ Đinh Lễ và Minh Châu đi được nửa đường đều
mất cả. Đinh Dự và binh sĩ rước về quê cũ, chọn đất tốt để an tang. Sau đó vợ
chồng Đinh Dự mới tới nơi đồn sở của Thái Tổ tâu rằng: “ Việc cha mẹ tôi do số
trời, đều đã mất cả. Chúng tôi xin nguyện đàn hát để giải bệnh cho nhà vua”.
Thái Tổ liền quyết chiến một trận, giặc Minh bị đánh tan. Ngài lên ngôi Hoàng
đế. Nhà vua tưởng nhớ các công thần, nghĩa sĩ bèn gọi vợ chồng Đinh Dự về
kinh đo mở yến tiệc, thưởng công, ban tước. Bấy giờ, Đường Hoa phu nhân mới
tâu với vua rằng : “ Thiếp vốn do vượng khí của trời đất chung đúc mà sinh ra,
biến hoá vô thường, tinh linh sáng suốt, bầu bạn cùng tiên, cai quản tam giới,
biến hoá thiện duyên, chu du thiên hạ, dạy dỗ cho các phường để truyền lưu
thiên cổ tiếng thơm. Nay ngày tháng năm ở trần gian đã mãn, nguyện xin trở về
thượng giới”. Nói xong, khẩu chiếm một bài thơ rằng:
Gián phong triều tấu cửu trùng thiên

Tịch hệ thanh môn tuyệt khả lien
Nghĩa chủ báo sinh thần trượng tiết
Thời nhân hốt vị giáo phường hiền.
Nghĩa là:
Can ngăn dâng tấu chín tầng trời
Chiều níu cửa thành xót mấy mươi
Nghĩa chúa báo đề tròn khi tiết
Người đời kể mãi chuyện không thôi.

7


Ngâm xong, bay lên không trung đi mất, tức là hoá vậy. Bấy giờ Đinh
Dự tưởng nhớ đến tình chồng vợ bị ý trời đoạt đi, bèn bái tạ nhà vua và khẩu
chiến một bài thơ rằng:
Luỹ thế quân ân hốt khế nhiên
Hiếu trung nhất tiết lưỡng kiêm toàn
Hạc quy hoa biểu thiên niên tại
Vạn sự tri tâm thác lão thiên.
Nghĩa là:
Mấy kiếp ơn vua trọn tấm tình
Hiếu trung một tiết vẹn thanh danh
Hạc về, hoa biểu nghìn năm đó
Muôn việc yên lòng gửi cõi xanh.
Ngâm xong, bèn ngửa lên trời than rằng: “Không thể làm gì được nữa,
cũng cùng một lý ấy”, tức khắc biến thanh một con rắn xanh thật dài, trườn qua
trườn lại chỗ cột trụ rồi đi mất. Vua cho đôi vợ chòng này là bề tôi trung nghĩa.
Bấy giờ là tháng 11 ngày 13. Đinh Công và Hải Tiên cùng hoá vậy.
Ngày hôm đó, vua bèn truyền hịch cho thần tử các giáo phường trong
khắp nước Nam, đến Kinh đô rước mỹ tự về giáo phường của mình thiết lập từ

đường để thờ phụng. Vua chuẩn cho các cửa đình trong khắp nước Nam đều có
lệ: tiết Khai Hạ ngày xuân cầu phúc với số tiền là 3 mạch. Giáo phường dùng để
cung đón trong việc thờ cúng ở giáo đường. Lê Thánh Tông hoàng đế ghi nhớ
công tích của các bề tôi, có làm thơ, phổ vào lời ca để ghi lại điềm lành ấy, gồm
các bài Quân đạo, Thần tiết, Quân minh thần tiết, Dao tưởng anh hiền, Kỳ khí.
Lại gia phong cho Đinh Công là Thanh Xà Đại vương, gia phong Mãn Đường
Hoa làm Công Chúa.
Chuẩn cho Sinh từ giáo phường ở trang Lỗ Khê, đạo Kinh bắc thờ cúng,
ban sắc để thờ. Thật vẻ vang thay!
Phụng khai các các ngày sinh, hoá, các lệ và chữ huý cấm dùng như sau:


Thần sinh: ngày 6 tháng 4
8







Lễ dùng trên cỗ chay, dưới trâu, bò, xôi, rượu, xướng ca 10 ngày.
Thần hoá: 13 tháng 11
Lễ dùng trên cỗ chay, dưới đen, xôi, rượu.
Chữ huý: Các chữ Lễ, Châu, Dự, Hoa đều cấm.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Ca Trù có thể có từ thời Lý, Ở đây, người
viết đưa ra bài viết của Dương Đình Minh Sơn viết về “ Lý Thái Tổ ban thưởng
cho con hát Đào Thị”trong báo Người Hà Nội số 13 - ra ngày 1/4/2005.
Ở nước ta từ thời Nhà Đinh và Tiền Lê về trước, không có sử sách nào ghi
chép về âm nhạc cung đình, nhưng từ thời Nhà Lý trở xuống vấn đề đó được

sách chính sử và dã sử ghi chép khá đầy đủ: với những quy định trong việc
tuyển chọn, luyện tập và tổ chức biên chế rất nghiêm ngặt về ca công trong
Cung Đình nhất là thời Hậu Lê.
Thời Hồng Đức (1470 – 1497) Nhạc Cung Đình được lập thành hai bộ:
Đồng văn và Nhã nhạc. Bộ Đồng văn thì chuyên tập âm luật để hoà nhạc. Bộ
Nhã nhạc thì chuyên chuộng nhân thanh, trọng tiếng hát. Bộ Nhã nhạc còn gọi là
Nữ nhạc (Hát Ả Đào)
Dùng Đông văn vào việc tế tự Giao Miếu tỏ ra nghiêm trang, trọng đại.
Dùng Nhã nhạc vào việc khánh tiết, tiếp đã sứ thần ngoại quốc, hay yến tiệc tỏ
ra thiên hạ thái bình ấm no.
Đời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) sau khi xây xong kinh thành Thăng
Long, Vua cho lấy Lối Hát Thờ trong các đền, miếu ở những làng quê, đưa vào
làm Lối Hát Thờ ở Thái Miếu mà thành Lối hát của Nữ nhạc Cung đình.
Từ lối hát của ban Nữ nhạc Cung Đình, mà thành lối Hát Ả Đào Thính
phòng: Mượt mà, thanh cao,tao nhã hoà hợp theo tiếng “tom” “chát” của lối hát
thù tạc, thưởng ngoạn của các bậc Quan vương thong tuệ, những nhà khoa bảng
tài danh về âm luật, trong Cùng đình nhà Lý.
Sách Đại Việt Sử kí toàn thư cho biết: Khi đó trong ban Nữ nhạc Cung
đình có con hát Đào Thị, giỏi nghề cầm ca, được vua Lý Thái Tổ ban thưởng.
Người thời bấy giờ, hâm mộ danh tiếng của Đào Thị, phàm các con hát đề gọi là
Đào Nương,hoặc Ả Đào ( Ả là chị - tiếng cổ ). Đó là nguồn gốc ra đời của tên
gọi Ả đào của Thể loại âm nhạc cùng tên trong Cung đình nhà Lý. Ở đây, Lý
9


Thái Tổ là người định hình cho tên gọi biệt danh “Đào Thị” của con hát, chứ
không phải tên thật hoặc đặt tên mới cho nó. Bởi lẽ, ngay ở đó, trong Hát thờ ở
các Đền Miếu, ngoài vị nữ Hát thờ chính, còn có 4 đứa bé Hát hầu ngài tóc để
chỏm, là “Cam”, “Quýt”, “Mận”, “Đào” gọi tên theo tên 4 loại quả, trong đó có
hai đứa con trai là Cam, Quýt, hai đứa con gái là Mận, Đào.

Đền Miếu xuất hiện rất sớm,từ khi chỉ mới là một Mô đất cạnh Vực sâu –
nơi đặt cỗ cúng thần Hà Bá, hoặc Mô đất kề chân dãy núi, nơi đặt cỗ cúng thần
Núi…của vị tộc trưởng. Do đó chữ “Miếu” ở Mô đất này là cơ sở cho tên gọi
Thái Miếu trong Cung Đình nhà Lý và sau đó là Văn Miếu Quốc Tử Giám.
Đồng thời tâm linh từ ngôi Miếu của Mô đất này là điều kiện cho ngôi đình thờ
thần Hoàng Làng dựng lên ở thế kỉ XV, còn điệu Hát Thờ Cửa Đình ở đây bắt
nguồn từ điệu Hát Thờ ở ngôi Miếu – Mô đất kia.
Do sự mờ ảo, xã xôi, huyền diệu ấy, cho nên người ta đã nhầm lẫn, mà
cho rằng: Ca Trù mới có ở thế kỷ XV – tức là khi có ngôi đình làng mọc lên và
có tên gọi là Hát Cửa Đình được ghi trong các thư tịch. Khi nhà Lý đưa “thầy
trò” của một nhóm Hát Thờ ở Cửa Đền ấy vào làm lối Hát Thờ ở Thái Miếu, đến
khi cô “Đào’ này lớn lên, thì nghiễm nhiên gọi luôn là “Ả Đào” hay là “Đào
Thị”, người bề trên, gọi là “Con hát”. Đó là cái tên biệt danh dài dòng của Đào
Thị, tác giả phải lần tìm mãi ở các đền Miếu và các ban lễ tang. Trong ban nhạc
lễ tang cũng cố bốn đứa bé hát đưa đò, chở hồn người qua Sông Ngao, sau này
còn còn hai đứa. Tác giả đã thấy hai đứa bé này, hát đưa đò trong lễ tang của
một nhà giáo trường Đại Học Văn Hoá Hà Nội trên đường đi Sơn Tây ( cách
Cầu Diễn 7km) (1983).
Đồng thời xuất hiện tên gọi “ Quản giáp”. Quản Giáp là người đứng đầu,
quản lý một đơn vị ca công của Cung Đình và có chuyên môn cao hơn.
Sách Đại Việt Sử ký toàn thư ghi: Ất Sửu ( Thuận Thiên) năm thứ 16
(1025) đời vua Lý Thái Tổ. tháng 8 Mùa thu Định binh làm giáp, mỗi giáp 15
người, dùng một người Quản giáp. Con hát cũng gọi là Quản giáp.
Như vậy, tên gọi “ Ả đào” và “Quản giáp” đã được ra đời từ giai đoạn đầu
trong Cung đình nhà Lý. Ở đây “Ả đào” là lực lượng ca nhi, còn “Quản giáp” là
10


lực lượng phụ trách. Từ đây thuật ngữ “Ả đào” và “Quản giáp” luôn luôn song
song đi bên nhau, thúc đẩy cho sự hình thành và phát triển của dòng nhạc này.

Về sau, danh từ Ả đào, Quản giáp đã chuyển dịch ngữ nghĩa thành thuật
ngữ “Đào kép” để gọi chung cho giới nghệ sĩ sân khấu, kể cả : Đào kép” Điện
ảnh,…
Việc nhà Vua có lấy lối hát cửa đền vào làm nhạc Hát ở Thái Miếu và
tuyển chọn, dung nạp những cai công tài giỏi làm nghề hát cúng cửa đền khắp cả
nước vào Triều đình để lập ban Nữ nhạc và đặt chức Quản giáp để trong coi,
hoặc việc ban thưởng cho con hát Đào Thị.
Điều đó, nói lên Lý Thái Tổ là vị vua đầu tiên của nước ta, đã đặt nên
móng cho sự phát triển rực rỡ của dòng nhạc Hát Ả Đào. Nói cách khác dòng
nhạc Hát Cúng Cửa Đền của dân tộc, đến thời nhà Lý đã được khẳng định, đưa
vào danh mục trong sách sử của nước Đại Việt bằng thuật ngữ “Hát Ả Đào”.
Điều đó đã kích thích cho sự phát triển chiều sâu của dong nhạc này, không
những trong Cung Đình mà còn ngoài Giáo Phường của cả nước. Ở đây, sự nổi
tiếng của Ca nhi Đào Thị là đồng nghĩa với tính chất của dòng nhạc Hát Ả đào,
để giới Hát Cúng Cửa Đền của cả địa phương và giới Đào nương trong Giáo
Phường ở Kinh Kỳ làm tiêu chí mẫu mực mà noi theo.
Ngày nay dòng nhạc Hát Ả Đào của cả nước có được sự tương đồng về
các yếu tố như; Tên gọi, giọng điệu, tiết tấu của bộ gõ, nhạc cụ đệm, lời thơ (ca
từ) và phong cách diễn xướng… Thành quả đó là nhờ công lao thống nhất từ
thời nhà Lý và được diễn ra theo hai lẽ: Một là, Nhà nước tuyển chọn vào Cung
Đình những ca công giỏi trong giới Hát Cúng Cửa Đền ở địa phương, chỉ tính
riêng năm 1035 đời Vua Lý Thái Tông ( 1029 – 1054) đã dung nạp 100 ca nữ có nghĩa là họ đã mang theo tinh hoa, cốt cách và tâm hồn của các vùng trong cả
nước về tụ hội. Hai là ở Cung Đình có những bậc Quân vương thong tuệ, những
nhà Khoa bảng tài danh giỏi âm luật , họ là những người có công trong việc
thống nhất những dị biệt của các vùng lại, tức là: Tổng hoà hun đúc, nâng cao
thành giá trị tổng hợp mới, hàm chứa tâm hồn, bản sắc Đại Việt. Đó là dòng

11



nhạc Hát Ả Đào của ban Nữ nhạc trong Cung đình nhà Lý và các triều đại kế
sau: dùng khi tế tự Giao miếu và Khánh Tiết hay yến tiệc…
Kinh thi nói: “Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán, giận hờn”, cho nên
thời nào cũng vậy, các nhà trị quốc luôn quan tâm đến vấn đề âm nhạc. Khi ấy
dòng nhạc Hát Ả Đào trong Cung Đình Thăng Long có thể ví von như ngọn
đuốc chuyền tay trong cuộc chạy tiếp sức, mà người dẫn đầu cho mỗi chặng
đường ấy là từng bậc Quân Vương thông tuệ và những nhà Khoa bảng tài danh
về âm luật như: Vua Lý Thánh Tông ( 1054 – 1072) thông kinh truyện. Tinh âm
luật, phiên chế ra nhạc khúc, sai ca nhi hát, Vua còn làm ra cái Tiết cổ âm như
hình bàn cờ, ở giữa khoét một lỗ tròn, khi tấu nhạc thì đặt cái trống vào đó mà
đánh, nghe tiếng rất nhịp nhàng và ấm. Hoặc Vua Lý Nhân Tông (1073 – 1127)
trán rộng, mặt rồng, tay dài quá gối, sở trường về âm luật, những ca khúc do ca
nhi luyên tập đều do nhà Vua chế tác.
Chỉ cần dẫn ra vài điều đủ thấy, không những Vua Lý Thái Tổ, mà cả các
đời vua kế nghiệp của triều đại nhà Lý và những bậc Quân Vương, những nhà
Khoa bảng của những triều đại kế tiếp sau này, cũng hết sức quan tâm đến dòng
nhạc “Hát Ả Đào”. Đó là cơ duyên cho dòng nhạc này phát triển.
Sự phát triển của dòng nhạc Hát Ả Đào, còn là nhờ ở một lẽ khác. Đó là
việc các ca công đã hết hạn phục vụ trong Ban ca nhạc của triều đình về nghỉ
hưu, lập ra Giáo Phường ngoài các phố - tức là “Câu Lạc bộ” dành riêng cho các
quan chức về hưu. Họ gồm những nhà Nho lỗi lạc, tính tình tự do, phóng
khoáng, sau khi đã nỗ lực về “tu tề trị bình” mới thả hồn vào nghệ thuật thi ca,
cầu tìm lạc thú “ngoài vòng cương toả chân cao thấp” theo tinh thần “lạc thiên
tri mệnh”, trong lòng không còn đau đáu về sống chết, về phú quý công danh
( Nguyễn Đăng Thục). Đó là cơ hội cho dòng nhạc Hát Ả Đào phát triển thành
dòng nhạc Thính phòng, một thú thưởng thức cao sang, tao nhã dành riếng cho
những “Tao nhân mặc khách” ; là nhà Nho, cho nên họ có nhiều tên gọi cho
dòng nhạc này như: Hát Nhà Tơ, Hát Ca Trù,… chính ở Ca Trù, chúng ta không
thấy được cái chân tướng sống động của giới tri thức Nho nhã xưa, mà còn thấy
cái tài dung hợp – Việt hoá các thể loại: Đường Luật, Từ, Phú, Lực Bát, Song

12


thất và ngắn được, dài được, thoả mãn cho những cung bậc rung cảm tâm hồn
của những danh Nho thông tuệ, giỏi âm luật.
Người làm thơ cho hát, sẽ cầm chầu – tiếng trống chầu “tom chát” ở đây
là lời khen, chê tức thì, điều khiển Ả Đào khi hát. Sự kết hợp giữa tâm hồn của
những bậc Quân vương tài danh với những danh Nho thông tuệ với giọng hát
ngọt ngào của Ả Đào nòi, tạo cho dòng nhạc này đạt tính chất “bác học” uyên
thâm tinh tế, khúc chiết về âm nhạc, xúc tích trong lời thơ – Đạt tầm Triết học
của Nhã Nhạc Cung đình.
Qua những yếu tố cấu thành vừa nên cho thấy, dòng nhạc Hát Ả Đào là
một tài sản quý hiếm mang bản sắc tâm hồn dân tộc, một thành tố có giá trị của
nên Văn Hiến Thăng Long, mà người đặt nên móng là Lý Thái Tổ. Việc nhà vua
ban thưởng cho con hát Đào Thị, phải chăng đó là lời mong muốn và xa hơn là
lời “Di huấn” cho sự quan tâm dòng nhạc này mãi về sau của vị vua khai sang ra
kinh đô Rồng bay.
Các ý kiến của các nhà nghiên cứu về cội nguồn và khởi điểm Ca Trù.
Cội nguồn và khởi điểm của Ca Trù là vấn đề lý thú và phức tạp. Hiện

1.2.

chúng ta còn thiếu tư liệu, thiếu chứng cứ. Vì thế mà vấn đề này chưa từng được
đặt ra trong một chuyên khảo.
Tuy nhiên, đó đây, trong những công trình nghiên cứu, các nhf nghiên
cứu đã phát biểu về thời điểm ra đời của Ca Trù. Tựu trung, có ba nhóm ý kiến





sau:
Ca Trù có từ thời Lý
Ca Trù ra đời về sau này
Chưa khẳng định thời điểm xuất hiện vì cho rằng chưa tìm được chứng cứ xác
thực.

a.

Ca Trù có từ thời Lý
Trong bài viết Giới thiệu lối hát Ca Trù đăng trên tạp chí Văn hoá dân
gian số 4 – 1984, nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát cũng cho rằng: “Lối hát này đã có
từ thời Lý tức là khoảng cách đây hơn 800 năm – như trong cuốn Lịch sử Việt
Nam do Nhà xuất vản Khoa học xã hội xuất bản năm 1971 đã cho biết”. Thế là
đã rõ, nhạc sĩ chỉ trích lại ý kiến của sách Lịch Sử Việt Nam để viết về lịch sử
13


xuất hiện Ca Trù. Trong sách có đoạn viết “Hát Ả Đào đã xuất hiện. Những
nghệ sĩ ca hát lúc bấy giờ thường được gọi chung là Đào và Kép. Trên những
phù điêu thời Lý, còn thấy cảnh vũ nữ múa dâng hoa hay cảnh nhạc công vừa
múa vừa sử dụng các nhạc cụ như đánh trống, thổi sáo, gảy đàn…(bệ đá chùa
Phật Tích, Tiên Sơn, Hà Bắc)”.
Các tác giả Ngô Linh Ngọc và Ngô Văn Phú trong Lời giới thiệu sách
Tuyển tập thơ Ca Trù cũng cho biết Ca Trù ra đời và phổ biến rất sớm, từ thời
Lý. Cũng như soạn giả của sách Lịch sử Việt Nam, các ông đã căn cứ vào “các
bức cham thời Lý có các cảnh vũ nữ dâng hoa, nhạc công vừa múa vừa hát vừa
sử dụng các nhạc cụ như đàn, sáo, trống,... Riêng về hát múa Ca Trù, các bức
chạm ở các chùa Phật Tích (Hà Bắc), Thái Lạc (Hải Hưng), Hoàng Xá (Hà Nam
Ninh)… và ở nhiều nơi khác nữa đã nói lên tính phổ biến rất sớm của môn nghệ
thuật tổng hợp này”.

Mới đây, trong bài viết Cần khẳng định Ca Trù là nhạc dân gian của Hà
Nôi, Dương Đình Minh sơn cũng cho rằng Ca Trù có từ Thời Lý và khẳng đinh
“dòng nhạc ấy (chỉ dòng nhạc Cung đình Thăng Long), ngay từ thời đó đã phát
triển rực rỡ, từng có một ca sĩ tên là Đào thị: Hát hay, múa giỏi được Vua Lý
Thái Tổ (1010 – 1028) ban thưởng nên dòng nhạc ấy về sau còn có tên là hát Ả
Đào”.
b.

Ca Trù ra đời về sau này:
Đại diện cho loại ý kiến này là các tác giả phạm Duy và Nguyễn Thuỵ
Loan.
Ý kiến của nhạc sĩ Phạm Duy được trình bày trong Đặc khảo về dân nhạc
Việt Nam; “Hát Ả Đào là một loại hát đặc biệt của miền Bắc, ra đời cách nay ít
nhất là hơn 500 năm”
PGS. TS Nguyễn Thuỵ Loan, trong Thông báo Khảo cổ học năm 1997,
“Mỹ thuật cổ nói gì về thời điểm tồn tại sớm nhất của hát Ả Đào” đã rất thận
trọng khi sử dụng các tư liệu chứng cứ mỹ thuật để nghiên cứu về Ca Trù.
Tác giả bài viết nhận xét rằng “Từ trên ba mươi năm nay, nhiều tài liệu,
với tư cách cá nhân cũng như với tư cách cơ quan nghiên cứu cả Nhà nước, từng
14


đưa ra một ý kiến cho tới nay vẫn được phổ biến khá rộng rãi: Lối hát Ả Đào có
từ thời Lý”
PGS. TS Nguyễn Thuỵ Loan cho rằng Đàn Đáy là “một nhân tố đặc
trưng, khu biệt Hát Ả Đào với các thể loại ca nhạc khác”. Trên cơ sở đó, tác giả
đã bác bỏ ý kiến của các nhà nghiên cứu khác, cho rằng Ca Trù có từ thời Lý và
“Tuy nhiên, nếu tìm hiểu về sự hiện diện của cây đàn Đáy trong lịch sử thì với
những tư liệu đã được giới Mỹ thuật công bố, ở thời Lý, thậm chí ca thời Trần,
chưa thấy có đàn này.

Về thời điểm xuất hiện của đàn Đáy dựa trên các tư liệu Mỹ thuật, tác giả
viết “Số tư liệu ít ỏi chúng tôi có được nhờ Viện Mỹ thuật và PGS Nguyễn Du
chỉ cung cấp lại mách bảo rằng; phải tới thế kỉ XVI, XVII, XVIII, đàn Đáy mới
xuất hiện trong Mỹ thuật cổ. Và chúng chỉ xuất hiện ở Cửa đình chưa thấy ở
Chùa.
c.

Ngoài hai ý kiến đã trình bày ở trên, còn có một loại ý kiến nữa, chưa khẳng
định thời điểm xuất hiện vì cho rằng chưa tìm thấy chứng cứ xác thực.
Sớm nhất về loại ý kiến này là Nguyễn Đôn Phục. Trong bài Khảo luận
về cuộc hát Ả Đào đăng trên tờ Nam Phong, số 70 năm 1923, ông viết: “Cuộc
hát Ả Đào, thuỷ tự đời nào, khởi tự đất nào, nay thực chửa tìm được chứng gì
đích xác mà đã dám nói, chỉ tương truyền rằng khi xưa có bà Mãn Đào Hoa
Công chúa, là con ông Bạch Đinh Xà Đại Vương, chế ra âm luật và cách bộ Ả
Đào để dạy đời, mà cuộc hát Ả đào thì khởi tổ ra tự tỉnh Thanh Hoá”.

2.

Sự hình thành tên gọi và ý nghĩa
Trong nên âm nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam, không một thể loại âm
nhạc nào lại có tính đa diện như nghệ thuật Ca Trù. Trải theo dòng chảy của thời
gian, tuỳ theo từng không gian văn hoá hay chức năng xã hội phối thuộc mà loại



hình nghệ thuật này mang những tên gọi với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Hát Ả Đào
Theo Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên, đời vua Lý Thái Tổ (1010 –
1028) có người Ca Nương tên là Đào Thị giỏi nghề ca hát, thường được nhà vua


15


ban thưởng. Người thời bấy giờ ngưỡng mộ danh tiếng của Đào Thị nên phàm là
con hát đều gọi là Đào Nương.
Sách Công dư tiệp ký viết rằng đời cuối thời nhà Hồ (1400 – 1407) có
người ca nương họ Đào, quê ở làng Đào Đặng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
lập mưu giết được nhiều binh sĩ nhà Minh, cứu cho khắp vùng yên ổn. Khi nàng
chết dân làng nhớ thương lập đền thờ, gọi thôn nàng ở là thôn Ả Đào. Về sau
những người làm nghề ca hát như nàng gọi là Ả Đào.
Trên sử liệu, có sự kiện về một ca nương nổi tiếng chứng tỏ nghề nghiệp
của bà vào thời điểm lịch sử đó đã được phổ biến như thế nào trong xã hội. Theo


đó hát Ả Đào được gọi là tên gọi cổ xưa nhất của thể loại âm nhạc Ca Trù.
Hát Ca Trù
Theo sách Ca Trù biên khảo, ở cửa đền ngày xưa có lệ hát thẻ. Thẻ được
gọi là Trù, làm bằng mảnh tre ghi mức tiền ứng với giá trị mỗi thẻ, dùng để
thưởng Ả đào thay cho tiền mặt. Khi hát, quan viên và thị lễ chia ngồi hai bên,
một bên đánh chiêng và một bên đánh trống. Chỗ nào Ả đào hát hay, bên trông
thưởng một tiếng “Cắc”, bên chiêng đánh một tiếng chiêng rồi thưởng cho một
cái Trù. Đến sang đào kép cứ theo trù thưởng mà tính tiền. Vì thế hát Ả Đào còn
gọi là hát Ca Trù gọi là Hát Thẻ.
Có thể nói, tên gọi Ca Trù thể hiện rõ tính thương mại của một loại hình
nghệ thuật – tức loại hình này đã đạt đến tầm nghệ thuật cao để trởi thành một
giá trị hàng hoá trong đời sống xã hội. Theo các nghệ nhân cho biết, việc thưởng
thẻ không chỉ dành cho Đào Nương mà còn thưởng cả cho Kép đàn. Tuy nhiên,
thường thì người ta vẫn coi Đào Nương là nhân vật chính. Có lẽ đây là đặc điểm




xuất phát từ thói quen trọng nhạc hát hơn nhạc đàn của người Việt.
Hát Cửa quyền
Đây là hình thức sinh hoạt nghệ thuật Ca Trù trong các nghi thức của
Cung Đình trong thời phong kiến. Theo Phạm Đình Hổ: Hát Ca Trù đời nhà Lê
ở trong Cung gọi là Hát Cửa Quyền. Triều đình cắt cử hẳn một chức quan để
phụ trách phần Lễ nhạc trong Cung, gọi là quan Thái thường. Hát Cửa Quyền



được dùng vào các dịp Khánh tiết của Hoàng Cung.
Hát Cửa Đình
16


Đây là hình thức sinh hoạt Ca Trù phục vụ cho nghi tế lễ Thần Thánh ở
các đình hay đền làng. Trên thực tế, người ta còn mượn không gian đình đền để
tổ chức hát Ca Trù với mục đích giải trí đơn thuần. Song, hát tế lễ vẫn là hình
thức được coi trọng hơn với cả một trình thức diễn xướng tổng hợp kéo dài. Bởi
vậy, thuật ngữ Hát Cửa Đình vẫn được sử dụng với hàm ý chỉ loại âm nhạc Ca


Trù mang chức năng nghi lễ tín ngưỡng nơi đình (đền) làng.
Hát Cô Đầu
Theo Việt Nam Ca Trù biên khảo chữ Ả nghĩa nghĩa là cô, Ả Đào nghĩa
là cô đào. Theo Ca Trù biên khảo: “Những Ả Đào danh ca dạy con em thành
nghề, mỗi khi đi hát đình đám bọn con em phải trích ra một món tiền để cung
dương thầy gọi là tiền đầu. Sau người ta dùng tiếng cô thay tiếng Ả cho rõ ràng
và tiếng đầu thay cho tiếng Đào để tỏ ý tán tụng là bậc danh ca lão luyện đã dạy
nhiều con em thành tài và được tặng nhiều món tiền đầu nên gọi là Cô Đầu”.

Tên gọi này của nghệ thuật Ca Trù chính là sự phản ánh phần nào nhu cầu “Nôm
hoá” ngôn ngữ, đồng thời phản ánh một luật tục của giới nghề, đó là việc trọng
thầy và phụng dưỡng thầy. Trong lịch sử của nghệ thuật Ca Trù, có lẽ đây là tên
gọi xuất hiện muộn hơn cả và được giới thị thành biết đến nhiều hơn – trước khi



thể loại này biến mất khỏi đời sống xã hội vào cuối thập niên 50 của thế kỉ 20.
Giáo Phường là gì?
Ngày xưa Ả Đào và Kép ở chung phường chung xóm để luyện tập hát
múa cho tiện, chỗ Ả Đào ở gọi là Giáo Phường nghĩa là xóm dạy cho những



người hát. Giáo Phường là một tổ chức của hát Ca Trù gồm nhiều họ.
Vì sao người chơi đàn được gọi là Kép?
Sách Khâm định Việt Sử: Năm Thuận Thiên thứ 16 (1025) vua Lý Thái
Tổ đặt chức giáp cho ca nhi. Sau những người gẩy đàn giỏi và có tín nhiệm được
cử ra trông coi trật tự ở Giáo Phường, được gọi là Quản giáp: Quản giáp phiên
âm chệch ra thành tiếng Kép. Sách Vũ trung tuỳ bút, thiên Nhạc biện, gọi Quản
giáp là Kép, Đào Nương gọi là Cô Đầu. Sổ sách ở Giáo Phường ngày xưa cử



Đào Kép đi hát các đình đám đều viết Giáp là Kép, Đào là Cô Đầu.
Vì sao người đánh trống được gọi là Cầm chầu?

17



Sách Ca Trù bị khảo ghi lại khi triều đình đại lễ có đặt viên Tửu lệnh và có
một viên Cổ lệnh. Viên Tửu lênh phải am hiểu lễ nghi, tay cầm gươm để trông
coi nhân viên hành lễ. Viên Cổ lệnh phải tinh thông âm nhạc, tay cầm dùi trống
để điều khiển nhã nhạc.
Đến khi chúa Trịnh cầm quyền, trong thủ tục yến ấm có ban Nữ nhạc
giúp vui. Chúa cử một viên quan tinh thông âm nhạc làm chức Cổ lệnh. Viên Cổ
lệnh tay cầm dùi trống đứng ở sân chàu, đánh trống ra hiệu lệnh cho Nữ nhạc
múa hát, hát dở được quyền thưởng phạt. Vì Viên Cổ lệnh cầm dùi trống đứng ở
sân chầu đánh trống nên người ta gọi người đánh trống là Cầm chầu hay Đánh
chầu.
II.
1.

Nghệ thuật Ca Trù
Biên chế, cấu tạo các nhạc khí và khuôn khổ trong nghệ thuật Ca Trù
Hát Ả Đào có ba nhạc khí: Đàn Đáy, Phách, Trống chầu.

a.

Đàn Đáy
Đàn Đáy là một nhạc khí đặc biệt của nước Việt Nam mà chỉ có trên đất
nước Việt Nam. Thùng đàn hình chữ nhật có khi là hình thang, cần đàn rất dài,
đàn có 3 dây: dây tiếu, dây trung, dây hang. Tiếng đàn vô cùng độc đáo đó, hôm
nay đã được hồi sinh trở lại. Bàn tay phải của người nghệ sĩ cho nghe tiếng vê,
tiếng vẩy, bàn tay trái của người nghệ sĩ cho ra tiếng nhấn chùn, các âm không
theo hò, xự, sang, xê, cống… và còn giữ lại âm điệu cổ như ngày xưa: “Tùng
tung tếnh tùng, dênh dênh dênh…”.
Đàn được mang tên là Đàn Đáy nhưng thực ra không có đáy có người gọi
là “Vô đề cầm” tức cây đàn không có đáy. Nhà thơ Lê Hải Phương viết về cây
Đàn Đáy có mấy câu:

“Tên em như có mà không
Ba dây vẫn sống như sông về nguồn
Ca trù đổ hột phách dồn
Tuổi phai xanh chạm tiếng đàn lại xanh”
Trong Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) có thể xem là
ghi nhận sớm nhất về cây Đàn Đáy trong Thư tịch cổ. Phạm Đình Hổ cho biết
18


các nhạc khí chốn Giáo Phường dân gian gồm: trúc địch, yêu cổ, đới cầm (Đàn
đáy), sênh phách, xâu tiền, đơn điệu cổ. Ông viết: “Đới cầm tục gọi là Đàn Đáy
có lẽ thuộc dòng đàn 3 dây (Tam huyền cầm) của Tầu. Nhưng đáy vuông mà dọc
dài trên dọc có 16 phím nhìn hơi khác Tam huyền cầm”. Ông còn viết về cách
dùng Đàn Đáy như sau: “Kép đàn khi ra sân dùng khăn hồng treo ngang lưng để
gẩy cùng Đào Nương xướng hoạ lên bổng xuống trầm, giọng cứng, giọng mềm
tuỳ theo điệu mà hát, nhưng tiếng đàn hơi trầm không thể vượt qua tiếng hát
Đào Nương. Ông còn cho biết “Nhạc khí trong cung gồm: trúc xinh, đàn cửu
huyền, đàn thất huyền, đàn tranh, ...”. Nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng “Nhạc cụ
quan trọng của hát Ả đào là cây Đàn đáy”. Còn nhà nghiên cứu Nguyễn Thuỵ
Loan thì viết về cây Đàn Đáy như sau: “Cây Đàn Đáy gắn bó mật thiết với một
thể loại đó thôi. Thể loại được nói đến ở đây là Hát Ả Đào và Đàn Đáy. Bởi vậy
trở thành một nhân tố đặc trưng khu biệt hát Ả đào, với các thể loại ca nhạc
khác”.
Về thời điểm xuất hiện về cây Đàn Đáy, nhạc sĩ Phạm Duy cho rằng: “Có
mặt từ lúc hát Ả Đào mới hình thành, thế kỉ thứ XV”. Tiến sĩ Nguyễn Thuỵ
Loan thì căn cứ vào tư liệu Mỹ thuật, ở Viện Mỹ thuật cổ ( chỉ thấy ở trong các
đình đền mà thôi). Các bức trạm gỗ mà Nguyễn Thuỵ Loan giới thiệu là những
bức trạm ở đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hoà, Bắc Giang). Đình Hoàng Xã (Ứng Hoà,
Hà Tây), Đình Tam Lang (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Trên thế giới không có một cây đàn nào giống cây Đàn Đáy ở Việt Nam

về hình dáng, cách gắn phím, cách chơi đàn. Theo nhiều tác giả sách Nhạc khí
truyền thống Việt Nam nói rằng: “Đàn đáy xuất hiện từ thời nhà Lê (thế kỉ XV –
XVIII).
Đàn đáy là một loại đàn thuần Việt ở nước ta được dùng đặc trưng cho lối
hát Ca Trù (Hát Ả Đào). Thùng đàn hình thang cân, đáy lớn ở trên rộng khoảng
24 cm, đáy nhỏ 20 cm. Thùng đàn được làm bằng gỗ trắc, gỗ gụ hay tre già. Mặt
đàn được là bằng gỗ ngô đồng hoặc gỗ vàng tâm. Đáy được khoét rỗng một
khoảng hình chữ nhật sau lưng đàn vì vậy được gọi là Đàn Đáy (Vô đề cầm)
nghĩa là đàn không có đáy. Cũng có người giải thích là tiếng Đàn Đáy sâu thẳm
19


không có đáy và mỗi người nghệ nhân tạo cho một sự sâu thẳm riêng cho mình
nên gọi là Đàn Đáy. Đàn có 3 dây bằng sợi tơ se có thể thay thế dây cước có 11
đén 13 phím đàn. Phím đàn được làm bằng tre hoặc gỗ. Que gẩy được làm bằng
chất liệu giang, tre hoặc là bằng gỗ thông được vót gọt theo đúng quy chuẩn
móng gẩy của Đàn Đáy. Bộ phận Đàn Đáy gồm: Lá đề, Tay vặn, Cần đàn, Phím
đàn, Thùng đàn, Dây đàn, Ngựa đàn.
Đàn Đáy có 5 cung: Nam, Bắc, Huỳnh, Pha, Nao, để thực hiện những làn
điệu độc điệu như Tỳ bà hành, Thét nhạc,… đều phải sử dụng 5 cung này. Đặc
biệt, Đàn Đáy không có dây buông. Đàn Đáy có khả năng diễn tấu khoảng hơn 2
quãng tám. Đàn Đáy có thể gắn 11, 13 hoặc 15 phím đàn. Thời xưa, Đàn Đáy
được nghệ nhân chia làm 3 loại: Đàn Tiểu, Đàn Trung và Đàn Đại để phục vụ
cho giọng trầm hoặc bổng của Đào Nương. Đàn Đáy có âm sắc trầm, đục với
những tiếng nhấn độc đáo và tiếng vê, tiếng vẩy và đặc trưng chỉ có Đàn Đáy
mới có thể tạo ra được những âm thanh độc đáo này. Đặc biệt Đàn Đáy chỉ đệm
trong nghệ thuật Ca Trù. Đàn đáy phục vụ cho 4 không gian hát Ca Trù: Hát Cửa
Đình đeo dâu đứng để gẩy đàn những làn điệu Hát thờ Cửa Đình; ở không gian
Hát Cửa Quyền có thể ngồi trên sập gụ trong dinh thự để biểu diễn cho quan lại;
không gian hát múa Ca Trù như: Múa Bỏ bộ, Múa Bài bông, Đàn Đáy cũng có

thể đứng hoặc ngồi để thực hiện.
Đàn Đáy là một loại nhạc cụ “Độc nhất vô nhị” của Việt Nam và
trên Thế giới. Là một trong những cây đàn chính gốc Việt của Việt Nam cùng
với cây Đàn bầu, với chiếc cần dài và hệ thống gắn phím đặc biệt theo các hệ
thống thang âm của Việt Nam với cấu tạo khác biệt với cấc loại đàn khác là lỗ
thoát âm ở phía sau của đàn, bởi đàn không có đáy nên cũng có người giải thích
chính vì vậy gọi là Đàn Đáy. Hình dáng tạo được sự độc lập riêng biệt. Với
những tiếng nhấn chùn sâu thẳm không có đáy cũng được giải thích rằng: tiếng
đàn không có đáy. Đàn Đáy là một nhạc khí gắn liền với văn chương, tín
ngưỡng, Văn hoá dân tộc của người Việt. Hiện nay, chưa xác định rõ Đàn Đáy

20


có từ bao giờ, nhưng Đàn Đáy được xuát hiện trên các bức chạm khắc trong
đình, chùa,... vào thế khỉ XV thời Lê.
b.

Phách
Bộ phách dùng trong Ca Trù gồm một bàn phách được làm bằng tre hoặc
gỗ với ba chiều khoảng như sau: 3cm x 6cm x 22cm. Dùi phách có chiều dài
khoảng 28cm. Một trong hai chiếc dùi đó được xẻ dọc ra làm 2 mảnh gọi là
phách lá. Khi đánh vào bàn phách 2 chiếc phách lá sẽ được chập vào với nhau
tạo nên tiếc đục được gọi là âm, còn chiếc phách tròn, không xẻ dọc làm 2 mảnh
được gọi là phách cái và khi đánh trên bàn phách tạo nên tiếng trong được gọi là
dương. Hai phách lá người Đào Nương sẽ cầm tay bên phải, nhưng có thể là
thuận tay nào sẽ cầm phách lá tay đó.
Hai lá phách được đọc theo tiếng tượng thanh là dục phách phách, dục
phách phách. Tiếng “dục” tượng trung cho tiếng phách hơi mạnh đứng ở đầu lá
phách, được bổ sung thêm hai tiếng lấy đà đằng trước bằng chiếc dùi đơn dẫn

vào tiếng dùi kép đằng sau, còn hai tiếng phách yếu tiếp theo đều được bằng
chiếc dùi đơn.
Phách cái thường được đọc theo tiếng tượng thanh là phách phách chát.
Tiếng “Chát” tượng trưng cho phách mạnh, dùng vào chỗ chấm câu, dứt khổ.
Hoặc kết thúc bài nên Đào Nương thường nâng cao tay lên rồi gõ mạnh cả hai
chiếc dùi cùng một lúc xuống bàn phách nghe rất rõ.
Tuy nhiên ta khó có thể nghe rõ từng lá phách con vì đã là người trong
nghề thì chẳng có đào nương nào gõ phách một cách đơn giản cả. họ luôn gõ
một cách biến hoá, thêm hoa, thêm lá sao cho tiếng phách vang lên đều đặn,
giòn giã và duyên dáng.

c.

Trống chầu
Trống sử dụng trong Ca Trù được gọi là Trống chầu. Sử dụng Trống chầu
được gọi là các quan viên. Trong truyền thống quna viên không phải là một
thành viên trong ban nhạc Ca Trù. Họ là những người có địa vị trong xã hội hoặc
các danh sĩ đương thời hoặc có thể là những người bình thường nhưng am hiểu
về văn chương, am hiểu về Ca Trù, lại biết gõ trống chầu đúng phép và hay.
21


Trong Hát thờ người ta dùng trống lớn, đó là những chiếc trống thường được
treo ở đình làng hoặc được đặt cạnh hương án, đôi khi thêm ca chiêng. Trong hát
chơi chỉ dùng trống nhỏ chiều ca và đường kính bằng nhau, khoảng từ 16cm đến
18cm. Dùi trống chỉ có một chiếc được làm bằng gỗ dẻo hoặc bằng mây chiều
dài khoảng 30cm được gọi là roi chầu.
Đánh trống chầu được gọi là cầm chầu, ý muốn nói tới vai trò của các
quan viên, họ vừa là người điều khiển buổi lễ hoặc chầu hát, hơn nữa người
quan viên phải là người hiểu biế, có khả năng nhận xét nghệ thuật để còn khen

chê đào kép. Người đánh trống chầu cầm roi chầu đánh thẳng chính diện mặt
trống, tạo nên tiếng “tom” và đánh vào tang trống sẽ tạo nên tiếng “cắc”. tiếng
trống chầu được đánh lên thể hiện sự thưởng phạt của người quan viên với đào
kép. Không chỉ vậy, tiếng trống chầu được dùng để ra hiểu lệnh để báo cho đào
kép chuẩn bị vào chầu hát.
Người cầm chầu phải hiểu được quy luật của 5 khổ trống:
- Chính diện (giữa mặt) : “ + o +” Trống này được dùng trong những câu
bằng phẳng, đĩnh đạc.
- Xuyên tâm (Đi qua điểm giữa) :

“o + o” Khổ trống này thường được

dùng vào những chỗ nối hai câu hoặc lúc nào đào nương tạm ngừng hát để lấy
hơi giữa hai câu. Trong các bài hát nói nó được đánh vào khoảng giữa các câu
thứ tư, thứ tám và thứ mười.
- Thượng mã (Lên ngựa) hay là Phi nhạn (Chim nhạn đang bay) :

“+ o o”

khổ trống này được dùng vào những đoạn hát dồn nhanh.
- Hạ mã (Xuống ngựa) hay là Lạc nhạn (Chim nhạn đang rơi)

“o o +”

Khổ trống này được dùng trong những câu hát trầm ngâm.
- Quán châu (Xâu ngọc thành chuỗi): “+ + o” được dùng trong các khổ thơ
trong hát Ca Trù.
Tiếng trống chầu phát ra phải đều đặn và dứt khoát, không được thập
thõm , tiếng to, tiếng nhỏ hoặc gõ lập cập, do dự, ngập ngừng. Dù muốn hoa mỹ
đến đâu người quan viên không bao giờ được đánh thêm nhiều tiếng trống quá

vừa lấp tiếng hát mà vừa làm rối loạn bản tấu.
2.

Những làn điệu Ca Trù phổ biến:
22


Các thư tịch nói về Ca Trù chỉ còn ghi lại được khoảng 50 làn điệu hát. Các
nghệ nhân cao tuổi ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hoá, Ninh Bình còn nhớ được trên 80
làn điệu, nhưng đoạn nhớ đoạn quên và cũng chỉ “Tam sao thất bản” nhiều. Các
điệu cổ như Dóng chinh phu, Mạc thượng kiều, Trở tay ba, Xướng tầng, Nói
Huỳnh… không còn ai nhớ nữa.
Dưới đây là một số làn điệu Ca Trù phổ biến, qua đó giúp chúng ta hiểu
hơn về môn nghệ thuật hát Ca Trù cũng như thấy được tính nghệ thuật độc đáo
và chất thơ, chất nhạc của môn nghệ thuật truyền thống mang đậm đà bản sắc
dân tộc.
* Điệu Hát Mưỡu:
Mưỡu làm theo thể thơ lục bát và chia ra làm ba thể:
- Mưỡu đơn: Hai câu lục bát
- Mưỡu kép: Bốn câu lục bát
- Mưỡu dựng: Nhiều câu lục bát nối nhau như một bài thơ hoàn chính,
không để mở đầu cho hát nói, Lối này thường hát ở Cửa Đình và các Chầu thi,
Chầu cầm.
- Mưỡn hậu: Hai câu lục bát trước câu lục bát cuối cùng của bài hát nói.
* Điệu Hát Nói:
Hát Nói là một làn điệu phổ biến nhất của Ca Trù. Các bài hát nói chiến số
lượng nhiều nhất. Khi nói đến Ca Trù hay Ả Đào, nhiều khi đồng nghĩa đến hát
nói. Hát Nói bắt nguồn từ Hát Cửa Đình rồi chiếm lĩnh các ca quán.
Một bài hát nói thường có 11 câu chia làm ba khổ được gọi là khổ đầu,
khổ giữa, khổ xếp, mỗi khổ lại chia ra thành các phần nhỏ hơn. Khổ đầu thường

có 4 câu, lại chia ra lá đầu gồm câu 1, câu 2 xuyên thưa gồm câu 3 và câu 4.
Khổ giữa cũng có 4 câu gồm 2 câu thơ, thường là 2 câu chữ Hán Nôm tóm tắt
triết lý mà tác giả nêu sau đó đến hai câu xuyên mau là câu 7 và câu 8 với hai
câu 9, câu 10 tiếp theo của khổ xếp là câu kết còn gọi là câu keo.
* Điệu “Thét nhạc”:
Thét nhạc là khúc hát đầu tiên của lối hát Cửa Đình. Sau phần Giáo trống,
Giáo hương, cô đầu và kép chia nhau đứng hai bên hương án hát bài Thét nhạc.
* Điệu “Hát ru”

23


Hát ru là một điệu hát dân gian hết sức đa dạng ở nước ta, thường để ru
cho trẻ em ngủ. Nhưng trong Ca Trù, hát ru không nhằng ru ai ngủ cả, thực chất
là điệu hát huê tình nhằm làm vui thêm cho cuộc hát.
* Điệu “Bắc Phản”
Bắc phản cũng có tên là “Hát mở” vì khi bắt đầu vào chầu hát ở ca quán,
thính phòng, ả đào thường hát bài hát này. Đào kép ngồi vào chieeys xong, dạo
đàn phách hết khổ lá đầu rối hát Bắc phản để sang điệu hát nói.
* Điệu “Tỳ bà hành”
Cùng với hai bài Cung bắc, Thiên thai, bài Tỳ bà hành là một bài được
khách yêu Ca Trù hết ưa chuộng. So với các bài trên, bài Tỳ bà hành (Ca Trù) ra
đời muộn hơn nên lời văn chải chuốt, mạch lạc hơn nhiều.
* Điệu “Gửi Thư”
“Gửi thư” là một làn điệu trữ tình vào bậc nhất của nghệ thuật Ca Trù.
Hát ba bậc: Câu đầu chậm rãi, câu thứ hai nửa cao, gọi là hát ba bậc, rất khó.
Giọng hát, bong bẩy, mượt mà, làn điệu thiết tha, nồng ấm.
Ngoài những làn điệu Ca Trù phổ biến nói trên còn có rất nhiều làn điệu
3.
3.1.

4.
4.1.

khác như: Sẩm Huê Tình, Ba mươi sáu giọng, Thiên Thai…
Đặc điểm của Ca Trù
Lối hát thơ trong Ca Trù
Hình thức sinh hoạt Ca Trù
Không gian hát Cung Đình
Về dòng Ca Trù Cung Đình, chúng ta không có nhiều tư liệu. Những ghi
chép về tình hình âm nhạc trong các bộ sử thật mờ nhạt. Đại Việt sử kí toàn thư,
khi liệt kê 17 nhạc khí của thế kỉ XV thì không thấy ghi nhận sự có mặt của Đàn
Đáy hoặc cỗ Phách là loại nhạc cụ rất quan trọng trong lối hát Ca Trù.
Trong sách Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ trong mục Bàn về Âm
Nhạc có ghi lại : “ Thanh âm nước Nam ta khác với Trung Hoa. Đời Lý, Trần
tập tục hãy còn chất phác. Triều đình có tấu quốc nhạc cũng chỉ là truyền tập,
mỗi thứ tiếng đi mỗi đàng, chứ không theo nhịp với nhau. Khoảng năm Hồng
Đức (1470 – 1497) nhà Lê, trên có Vua Thánh Tông là bậc thông minh, lại có
các quan đại thần là các ông Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Lương Thế Vinh là
bậc học vấn uyên thâm, làm quan tại triều, mới kê cứu âm nhạc Trung Hoa hiệp
24


vào quốc âm ta, đặt ra hai bộ: Đồng Văn và Nhã Nhạc. Đồng Văn thì chuyên
chuộng nhân thanh, trọng về tiếng hát, đều thuộc về quan Thái thường coi cả.
Đến cả như âm nhạc chốn dân gian thì đặt Ty giáo phường coi giữ.
Quân nhạc thời Lê sơ có một bộ kèn trống lính kỵ, thuộc về các cơ vệ. Lại
có quan bả lịnh cầm trống ngũ quân. Đời trung hưng về sau, mới đặt riêng ra
một nhạc đội bả lịnh, riếng bọn lính trong phủ Trịnh giữ. Chốn quan phủ và
ngoài dân gian có việc tang tế đều ùng đội bả lịnh cả.
Những đồ nhạc khí chốn giáo phường có một cái nhịp bằng tre già, hình

dẹp dài độ ba bốn thước, khi các nhạc công đủ rồi, thì một mụ già gõ để làm
nhịp cho các tiếng âm nhạc. Còn như những cái trúc địch, yêu cổ, đới cầm, địch
cổ, thì mỗi người quản giáo (kép) cầm một cái. Khi kép ra hát thì lấy dây lưng
điều treo ngang lưng để gẩy, cùng với ả đào xướng hoạ. Tuỳ theo giọng hát lên
xuống, mau khoan ứng nhịp với nhau, nhưng tiếng đàn trầm không thể ca hơn
tiếng hát được, Ả đào thì cầm phách tục gọi là sinh; lại có cả phách quán tiền gọi
là sinh tiền, đều đánh để đỡ giọng hát. Lại có xái trống đan diện cổ là trống
mảnh một mặt, tang trống nhỏ và mỏng, sơn son thếp vàng, khi ả đào mới lên
chiếu hát hay lúc uốn éo múa may thì đánh trống ấy, tiếng kêu lung bung, bập
bùng rất hay.
Đại lượng các thứ âm nhạc không giống bên Trung Hoa. Nhưng cũng có
tiếng cao, tiếng trầm, tiếng trong, tiếng đục, đủ cả năm cung, bảy thanh. Xem đó
đủ biết thời xưa cũng đã nghiên cứu về đường nhạc lắm”.
4.2.
a.

Không gian hát Cửa quyền
Sinh hoạt ở Kinh và các đô thị:
Những ghi chéo của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác trong Thượng kinh
ký sự cho thấy phủ chúa cực kì tráng lệ. Phủ chúa không thiếu thứ gì, ngoài ra
còn rất nhiều ly cung bên ngoài.
Bộ máy quan lại ở phủ chúa kéo theo hang loạt đội quân phục vụ cho cuộc
sống của họ. Nhu cầu về thưởng thức văn hoá – nghệ thuật, vui chơi giải trí trở
thành thường trực và tất yếu.

25


×