Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Quản trị doanh nghiệp: Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.7 KB, 14 trang )

Môn: Quản trị doanh nghiệp
ĐỀ BÀI: Xây dựng chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp kinh
doanh XBP
BÀI LÀM:
“Xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm của Công ty cổ phần Văn hóa và
truyền thông Nhã Nam”

Tháng 2 năm 2005, Công ty cổ phần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam
chính thức gia nhập thị trường, Trải qua mấy năm phát triển, Nhã Nam được xây
dựng dần lên trong một diện mạo một nhà xuất bản vững chãi và chuyên nghiệp.
Trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp luôn đề ra những mục tiêu chiến lược,
từ đó có căn cứ để hình thành các kế hoạch tác nghiệp, các phương hướng hoạt
động của Công ty trong thời gian tới.
Mục tiêu của Nhã Nam là “ Nâng cao vị thế trên thị trường, khẳng định uy
tín thương hiệu.”
 Sứ mệnh và mục tiêu của Công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam

“Thế giới là một cuốn sách mở”
Nội dung của sứ mệnh.
Khách hàng: các độc giả Việt Nam
Sản phẩm hay dịch vụ cốt lõi: sách văn học dịch
Thị trường: thị trường chính : Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
Công nghệ: Cập nhật khoa học công nghệ áp dụng vào quá trình xuất bản
và phát hành sách


Triết lý: BỞI VÌ SÁCH LÀ THẾ GIỚI, Nhã Nam mong muốn mang đến
cả thế giới tri thức cho độc giả thong qua những cuốn sách hay và có giá trị

Tự đánh giá về mình : Thế mạnh của công ty là có lượng độc giả lớn,
fanpage mạnh, đội ngũ truyền thong và phát hành chuyên nghiệp, sách xuất bản


ra đều là những cuốn sách hay và có giá trị được độc giả chào đón nồng nhiệt,
lượng độc giả trẻ chiếm số đông, số lượng đầu sách lớn (780 đầu sách), có
những cuốn sách đình đám như là: NK Đặng Thuỳ Trâm, bộ 3 Chúa tể chiếc
nhẫn, bộ 3 Đầu trường sinh tử… Quy mô tổ chức hội chợ lớn, khách mua hàng
và tham quan đông đảo, doanh thu luôn vượt chỉ tiêu, đạt mức cao, có lịch sử lâu
đời so với các công ty sách khác, thương hiệu sách được yêu thích, uy tín cao….
Mối quan tâm đối với hình ảnh cộng đồng: luôn luôn làm hài lòng và phục
vụ độc giả.
Mối quan tâm đối với nhân viên: chế độ lương thưởng và hậu đãi tốt,
phong cách làm việc thoải mái vui vẻ.
Chức năng nhiệm vụ :
- Liên kết xuất bản, in ấn Sách
- Đảm nhiệm việc phát hành sách cho hệ thống thư viện và trường học theo
chủ trương của đảng và nhà nước.
Trong lĩnh vực Văn học, các dòng sách của Nhã Nam được phát triển cả bề
rộng lẫn chiều sâu, cho đến hôm nay, những tác động trở lại thật đáng kinh ngạc.
Nhã Nam tự hào trở thành NXB Việt Nam của những cái tên lừng lẫy nhất thế
giới, đánh thức niềm say mê văn chương của độc giả. Trên thực tế, Nhã Nam đã


trở thành nhịp cầu nối giữa độc giả Việt Nam với nên văn hóa đọc mênh mông
của thế giới.

 Cơ hội và thách thức của công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã

Nam.
- Cơ hội:
Nhà nước đang có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động xuất bản. Xã
hội hóa hoạt động xuất bản là một lộ trình phù hợp với thị trường xuất bản hiện
nay ở Việt Nam và xu thế phát triển của ngành xuất bản của các nước trên thế

giới. Nhà nước đang khắc phục tình trạng độc quyền của nhà xuất bản để các
công ty tư nhân có cơ hội phát triển hơn nữa hoạt động của mình.
Bên cạnh đó, mảng sách văn học là một mảng sách lớn với đối tượng bạn
đọc đông đảo rộng rãi với số lượng lớn. Bản thân sách văn học đã có sức hấp
dẫn rất lớn. Bởi vậy, cùng với những chiến lược hỗ trợ xúc tiến hợp lý, Nhã
Nam có khả năng khẳng định được vị thế sản phẩm cũng như thương hiệu của
mình trên thị trường, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thị trường sách đang có những thay đổi đáng kể và ngày càng phát triển
đúng hướng hơn kể từ khi Việt Nam gia nhập Công ước Bern và kí hiệp định
Trips về bảo hộ quyền tác giả và sở hữu trí tuệ , đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia
nhập WTO đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp kinh doanh
thương mại và kinh doanh xuất bản phẩm nói riêng. Sự hợp tác, sự mở rộng
quan hệ giao lưu với các nước trên thế giới giúp doanh nghiệp kinh doanh sách
ở Việt Nam thiết lập, tạo dựng được nhiều mối quan hệ với nhà xuất bản, các
đợn vị kinh doanh nước ngoài trong việc mua bản quyền tiêu thụ sách, tạo cơ
hội để Nhã Nam mở rộng tầm nhìn ra thế giới, học hỏi các đợn vị kinh doanh
nước ngoài.


Hiện nay, Nhà nước cũng đã và đang có những quy định và đổi mới nhất
định về quy chế liên kết xuất bản và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp tư nhân tham gia nhiều hơn trong quy trình in, xuất bản, phát hành. Điều
đó là cơ hội để Nhã Nam có điều kiện trong việc đóng góp vào sự phát triển
chung của Xã hội.
-

Thách thức:
Do thị trường hiện tại chưa phát triển một cách chuyên nghiệp, còn bộc lộ
nhiều bất cập, điều này gây khó khăn cho chiến lược phát triển sản phẩm của
Nhã Nam nói riêng và các công ty khác cùng nghành nói chung.

Sự phát triển kinh tế cũng như sự phát triển của những thành tựu khoa học
công nghệ đem đến cho nhiều người phương tiện nghe nhìn hiện đại và nhiều
cách tiệp cận thông tin hơn. Nhu cầu về Sách chư thực sự thiết yếu đối với
người dân, vì vậy các đầu sách hiện nay lượng tiêu thụ không lớn, ảnh hưởng tới
doanh số và lợi nhuận của công ty. Đặc biệt là sự phát triển của các phương tiện
thông tin dại chúng như báo, đài truyền hình, internet… làm cho văn hóa đọc bị
lấn át. Ngày nay, để tìm kiếm thông tin thì mạng internet là công cụ đắc lực và
là sự lực chọn thường xuyên của đông đảo người dân dạc biệt là giwois trẻ. Đây
là yếu tố tác động trực tiếp và hạn chế một phần nhu cầu mua và sử dụng sách.
Cạnh tranh không lành mạnh cũng là một trở ngại, khó khăn lớn đối với các
doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Đặc biệt trên thị trường hiện nay, tình
trạng sách lậu, vi phạm bản quyền diễn ra khóa phổ biến làm ảnh hưởng tới uy
tín và thương hiệu của công ty cũng như giảm đi hiệu quả kinh doanh.
Thị trường vè nguyên liệu, vật tư làm sách cũng biến dộng liên tục. Giá
giấy tăng, giá mực in tăng làm tăng chi phí xuất bản dẫn tới gia sách bị đẩy lên
cao. Đây là nguyên nhân làm ảnh hưởng tới nhu cầu và sức mua của khách
hàng. Chưa kể tới sách lậu bán với giá rất thấp ngoài thị trường cũng ảnh hưởng
nghiêm trọng tới doanh thu và uy tín của donah nghiệp.


Về phía bản thân công ty, thách thức lớn nhất đó là vốn. đối với bất kì một
doanh nghiệp kinh doanh nào, vốn là yếu tố quan trọng quyết định quy mô và
hiệu quả của các hoạt động kinh doanh đầu tư vốn.
Chiến lược phát triển sản phẩm như hiện nay dù đạt được kết quả tốt những
cũng không thể tránh khỏi những rủi ro vì những dòng sản phẩm mới chưa đi
sâu vào tâm lí khách hàng, hàng hóa tiêu thụ chậm dẫn đến có nhiều hàng tồn
kho hơn trước, mà hiện nay vốn của công ty cũng còn hạn chế dẫn tới quá trình
tái đầu tư sản xuất diễn ra chậm. Hơn nữa, đội ngũ nhân sự của công ty còn càn
phải phát triển hơn nữa về trình độ chuyên môn để đáp ứng kịp với tình hình
phát triển mới của thị trường sách Việt Nam.

Sự quản lí của Nhà nước trong lĩnh vực xuất bản và phát hành có nhiều bất
cập hạn chế,chưa có sự điều chỉnh hợp lí để phù hợp với những phát triển chung
của thị trường. Việc xử lí chưa nghiêm minh tình trạng in lậu, in nối bản, vi
phạm bản quyền. Hoạt động thanh tra trên thị trường chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó là những rào cản trong việc liên kết xuất bản và phát hành
sách của tư nhân nói chung. Đó là một thách thức của Nhã Nam và của nhiều
công ty khác khi tham gia vào hoạt động liên kết xuất bản.
Tất cả những điều nêu trên đều là thách thức đối với chiến lược phát triển
sản phẩm của Nhã nam trong thời gian tới, những thách thức có thể đén bởi tác
nhân bên ngoài hay đến từ bản thân công ty đều tạo ra những khó khăn nhất định
đối với hoạt động kinh doanh của donh nghiệp.
Cơ hội luôn di liền với thách thức, việc nắm bắt được những cơ hội đồng
thời tìm ra phương thức để giải quyết những khó khăn đòi hỏi sự nhạy bén. Có
như vậy, Nhã Nam mới phát triển nhanh , mạnh và bền vững.


Định hướng việc thực hiện chiến lược phát triển sản phẩm của công ty
cổ hần Văn hóa và truyền thông Nhã Nam.
Với chiến lược phát triển sản phẩm linh hoạt và một tầm nhìn mang tính
dài hạn của công ty, sau gần 10 năm hoạt động Nhã Nam đã xây dựng được uy
tín và thương hiệu vững mạnh trên thị trường Việt Nam.
Mặc dù hiện nay trên thị trường xuất hiện một số công ty cũng làm về sách
văn học dịch nhưng thương hiệu sách Nhã Nam là sự lựa chọn hàng đầu của bạn
đọc. Nhã Nam đặt ra mục tiêu là làm ra những cuốn sách ngày càng hay hơn,
thành công hơn và sống tốt hơn. Trong những năm tới, bằng khả năng của mình,
Nhã Nam mong muốn dẫn đầu thị trường trong dòng sách văn học với thị phần
công ty chiếm khoảng 80% trên thị trường với dòng sách này.
Chiến lược sản phẩm đa dạng hóa sản phẩm như hiện nay sẽ tiếp tục được
công ty thực hiện và phát triển trong thời gian tới nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu
cầu của độc giả trên thị trường, những người có thị hiếu ngày càng đa dạng và

phong phú. Bên cạnh việc phát triển và hoàn thành các sản phẩm, dòng sản
phẩm đã có, tìm kiếm thêm nguồn bản quyền phong phú từ các quốc gia, Nhã
Nam tiếp tục tìm ra và sản xuất ra những sản phẩm mới, có tính đột phá cao.
Công ty hiện nay có thị trường tiêu thụ rất ổn định, tập trung ở 2 thành phố
Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, đây là nơi có sức tiêu thụ sách lớn nhất cả nước. với
việc bổ sung thêm nhiều dòng sách khác, Nhã Nam đã mở rộng được thị trường
của mình. Với mỗi dòng sách khác nhau, Nhã Nam sẽ xây dựng cách thức tiếp
cận khách hàng khác nhau. Trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của công ty
vẫn là tập trung vào dòng sản phẩm chủ đạo là sách văn học lịch sử để đáp ứng
nhu cầu của những khách hàng trọng điểm, còn đối với những loại sách có sự
cạnh tranh gay gắt trên thị trường thì công ty tiếp tục sử dụng cách thức thâm
nhập từ từ để dần khẳng định thương hiệu của mình trong lòng bạn đọc.


Về hoạt động liên kết xuất bản, Nhã Nam chú trọng khai thác những bản
thảo về sách do tác giả Việt Nam viết về văn học lịch sử của người Việt Nam…
với mong muốn đem đến cho độc giả trong nước những cuốn sách dễ tiếp cận
hơn, phù hợp hơn với trình độ nhận thức cũng như môi trường văn hóa của Việt
Nam. Nhã Nam tiếp tục mở rộng mối quan hệ với các nhà xuất bản, các học giả,
tác giả nước ngoài để đẩy mạnh hoạt động giao dịch mua bản quyền. Trong thời
gian tới, công ty có kế hoạch tăng số lượng đầu sách, đặt mục tiêu xuất bản
khoảng 8-10 đầu sách/ tháng, trong đó 80% là sách dịch và 20% là sách trong
nước. Đặt chỉ tiêu công nghệ cao với việc sử dụng internet là xương sống, cũng
như các phần mềm và công cụ hỗ trợ mới nhất cho lĩnh vực dịch thuật, in ấn và
xuất bản để hoàn thiện quá trình in – xuất bản – phát hành nhằm giảm giá thành
sản phẩm và cải tiến năng suất lao động, đưa đến cho độc giả những sản phẩm
có ý nghĩa trong thời gian ngắn nhất.

Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chiến lược sản phẩm đối
với công ty cổ phần văn hóa và truyền thông Nhã Nam. (một số kế hoạch

phụ trợ)
 Về phía doanh nghiệp.
1 Quan tâm hơn nữa đến thiết kế mỹ thuật và in ấn

bên cạnh việc tìm ra bản thảo hay và có giá trị, để thu hút được khách hàng,
Nhã Nam cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng sách, từ chất lượng giấy in, mực
in, cách trình bày bìa, bố cục sách đến chất lượng nội dung, đem đến cho độc giả
những cuốn sách hay, hữu ích, đồng thời có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt
nhất, tạo cho họ sự hài lòng và tin cậy.
2 Tăng cường tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường

dù đã tồn tại gần 10 năm nhưng tính đến hiện tại, thị trường của Nhã Nam
chưa đủ lớn để công ty đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sách đạt hiệu quả. Cần tìm


cách mở rộng thị trường mới, tăng trưởng doanh thu là lợi nhuận một cách khả
quan nhất. Cần tìm ra biện pháp để có thể hợp tác với các nhà sách vừa và nhỏ
hoạt động trên khắp địa bàn thành phố. Đây là khách hàng tiềm năng của công
ty, có thể gặp gỡ trực tiếp,gửi mail, gửi thư giới thiệu hoặc giấy mời tham dự
các buổi hội thảo về sách của công ty, thực hiện các chương trình khuyến mãi,
bán sách với giá triết khấu cao, tặng sách…Nên đẩy mạnh hơn nữa các chương
trình marketing như giới thiệu các đầu sách sắp xuất bản, tổ chức nhiều buổi
giao lưu về sách đối với bạn đọc, nhất là trong những đợt hội trợ triển lãm sách
lớn, tổ chức tặng sách vào các dịp lễ lớn để thu hút độc giả.

3 Thực hiện chính sách giá hấp dẫn và áp dụng mức triết khấu linh hoạt nhằm kích

thích nhu cầu khách hàng
Giá sách của Nhã nam được đánh giá là tương đối cao so với thu nhập bình
quân của người Việt Nam và so với giá của các nhà xuất bản và các công ty sách

khác.Đó là sự khác biệt về sản phẩm và khẳng định thương hiệu sách Nhã Nam
so với sách của các công ty khác. Sách về mảng văn học thì nhiều công ty và các
nhà xuất bản khác cũng có như: Quảng Văn, Văn Việt… nhưng sách của họ lại
có giá bán thấp hơn do đó dẫn tới việc cạnh tranh về giá thành là không thể tránh
được. Để giải quyết vấn đề này, công ty cần tìm ra các biện pháp để hạ thấp giá
bán, nghĩa là phải hạ giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất nhưng không làm
ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị
trường. công ty nên đầu tư dây truyền công nghệ hiện đại và tăng số lượng bản
sách để giảm bớt chi phí. Đồng thời cần tăng cường quan hệ với các đối tác
nước ngoài để thuận lợi hơn trong giao dịch, có thể mua được bản quyền sách
nhanh nhất, sớm nhất và với giá cả hợp lí nhất.
Cùng với đó, công ty cần thực hiện chính sách giá với từng thời điểm và
từng nhóm khách hàng. Với khách hàng là các nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp,
nhân viên kinh doanh, giảng viên đại học…có mức thu nhập khá cao, nên ít có


sự nhạy cảm về giá, giá sách cao cũng không ảnh hưởng đến sức mua và khả
năng thanh toán của họ. Ngược lại, với sinh viên, học sinh, khả năng thanh toán
của họ còn hạn chế, công ty nên có những chương trình giảm giá đặc biệt đối
với đối tượng này. Thay vì giảm 25% như thường lệ, công ty nên có những
chương trình giảm giá đặc biệt, ví dụ: giảm 30-35% giá bìa cho sinh viên, học
sinh khi xuất trình thẻ học sinh sinh viên nhân dịp công ty hoặc ngày truyền
thống học sinh sinh viên Việt Nam (9/1)… Với các khách hàng mua buôn, Nhã
Nam nên thực hiện mức chiết khấu linh hoạt, hấp dẫn nhằm kích thích nhu cầu
khách hàng.
4 Nghiên cứu ra các sản phẩm mới

Bên cạnh các sản phẩm đã có mặt trên thị trường và nhận được sự yêu thích
của độc giả, công ty cần nghiên cứu và sáng tạo thêm nhiều sản phẩm mới hơn
nữa để cạnh tranh tốt hơn với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Ví dụ: sách của Nhã Nam đến 80% là sách văn học dịch, ban biên tập có
thể lựa chọn những bản thảo hay, dịch sang tiếng Việt nhưng khi làm thành sách
vẫn giữ lại bản gốc, làm thành sách song ngữ Anh- Việt, Trung- Việt… không
chỉ phục vụ những độc giả Việt Nam muốn hiểu thêm về ngôn ngữ, văn hóa
nước khác và cải thiện khả năng ngôn ngữ của chính mình, mà còn phục vụ cho
những người nước ngoài đang muốn tìm đọc sách của quốc gia họ.
5 Quản lý tốt hơn các nhãn hiệu

Việc tồn tại một lúc nhiều nhãn hiệu là một nét độc đáo của Nhã Nam. Tuy
nhiên, công ty cần có sự quản lí và theo dõi một cách nghiêm túc phản ứng từ
phía khách hàng xem khách hàng có hài lòng hay không, nếu như khách hàng
không hài lòng thì có thể công ty nên xem xét cắt bớt nhãn hiệu để giảm chi phí.
Chiến lược sản phầm đa dạng hóa mà công ty đã đề ra phải phù hợp với nguồn
lực của công ty, từ tài chính đến con người đều phải đáp ứng được chiến lược


đó, trong bối cảnh lãi suất cao như hiện nay, việc đầu tư mang tính dàn trải như
Nhã Nam thì rủi ro là khá lớn
6 Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Nguồn lực lao động là yếu tố quan trọng nhất tạo ra ưu thế cạnh tranh và là
yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng công việc. Một công ty được đánh
giá là mạnh ngoài vấn đề vốn thì việc nắm giữ một đội ngũ lao động trẻ, nhiệt
tình, chất lượng là nguồn lực to lớn. Hiện tại thì nguồn nhân lực của công ty
đánh giá là tốt song không vì thế mà chủ quan.
Nhã Nam chủ yếu là nhân viên trẻ, chưa có kinh nghiệm trong công việc, vì
vậy công ty cần tuyển thêm những lao động lớn tuổi, có kinh nghiệm trong
ngành đồng thời luôn nâng cao trình độ kĩ năng và nghiệp vụ của người lao
động. Cần có chính sách tuyển dụng rộng rãi nhằm thu hút được lao động giỏi
chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm về phía công ty. Thực hiện tốt các biện

pháp tạo động lực cho người lao động trên cơ sở tiền lương và tiền thưởng. Có
chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, thường xuyên phát động phong trào
thi đua giữa các cá nhân, các phòng ban.
Bên cạnh đó cần xây dựng kế hoạch cho bộ máy quản lý và người lao động
tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp
vụ. Đặc biệt, chú trọng đào tạo những lao động trẻ nhiệt tình, có năng lực có thể
thay thế cho những lao động đã sắp nghỉ chế độ, hoặc không còn làm ở công ty
nữa.
 Từ cơ qian quản lí nhà nước.

Ngành xuất bản hiện nay có nhiều vấn nạn như: tình trạng nhiều đầu sách
lậu có số lượng tiêu thụ rất lớn, nhà xuất bản cấp giấy phép mà không có sự
kiểm duyệt kĩ càng thậm chí có nhiều giấy phép khống, môi trường kinh doanh
thiếu lành mạnh, lợi nhuận thấp, vốn đọng ở khâu phát hành khiến cho người


làm sách không thể đầu tư nhiều đầu sách hơn, nhiều cuốn sách thời gian thu hồi
vốn phải tính bằng năm.
Từ thực trạng kể trên nhà nước cần phải có những ưu tiên hơn nữa đối với
ngành xuất bản như ưu đãi về thuế, ưu đãi về lãi suất ngân hàng để các công ty
có nguồn vốn đầu tư cho sản xuất để từ đó có thể khai thác được những bản thảo
hay, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, nhanh chóng đưa các xuất bản phẩm
tới tay người tiêu dùng.
Vấn đề sách lậu và nạn vi phạm bản quyền phải được giải quyết một cách
triệt để nhằm tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, lỗ hổng quá lớn từ nhà
xuất bản năm 2004 về việc buông lỏng các cơ sở in và cả nhà in hoạt động
không được bất kì sự kiểm soát nào, khiến cho thị trường xuất bản lại càng thêm
loạn. Đây chính là những nơi cho ra thị trường những cuốn sách lậu, cho sách
lậu có cơ hội hoành hành. Trên thị trường giá một cuốn sách lậu chiết khấu lên
tận 60%-70%, trong khi một đầu sách bình thường chỉ chiết khấu 305- 35%.

Điều này gây nên tình trạng cạnh tranh không bình đẳng.
Để có thể mang lại một môi trường kinh doanh lành mạnh giúp cho người
sản xuất và người tiêu dùng cảm thấy được an tâm khi tham gia vào thị trường
thì nhiệm vụ của các nhà quản lí là vô cùng quan trọng không thể thiếu. Cần tiến
hành các công tác thanh kiểm tra một cách thường xuyên thị trường xuất bản
phẩm, các tổ chức và cá nhân tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất bản phẩm.
Không thông báo trước khi tiến hành kiểm tra và tăng tầng suất kiểm tra ở các
cấp, các địa bàn khác nhau để kịp thời phát hiện những sai phạm và có biện pháp
xử lí thích đáng các sai phạm đó. Xử phạt nghiêm minh với tất cả các tổ chức, cá
nhân khi có vi phạm trong hoạt động sản xuất và kinh doanh xuất bản phẩm.
Nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/2006 của chính phủ về xử phạt hành chính
trong hoạt động văn hóa thông tin quy định mức xử phạt đối với các hành vi
gian lận trong sản xuất kinh doanh xuất bản phẩm từ 5 triệu đồng đến 30 triệu
đồng là chưa thực sự mang tính răn đe đối với các hành vi sai phạm. Do đó cần


phải tiến hành sửa đổi và bổ sung thêm các chế tài xử phạt, nâng cao mức xử
phạt mới có thể làm giảm các hành vi tiêu cực trong hoạt động kinh doanh xuất
bản phẩm hiện nay.
Bên cạnh đó, muốn công tác quản lí đạt hiệu quả cao hơn cần có sự kết hợp
chặt chẽ và đồng bộ giữa các cơ quan, ban ngành tham gia vào công tác quản lí
hoạt động xuất bản- in- phát hành sách, do hiện nay sự phối hợp đó không
thường xuyên và hiệu quả còn thấp. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra liên
ngành với sự tham gia của Cục xuất bản, cơ quan quản lí thị trường, Thanh tra
Sở thông tin và truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, PA25 ( An ninh
tư tưởng Văn Hóa)… Đây là những biện pháp nhằm bảo vệ quyền lợi các doanh
nghiệp phát hành xuất bản phẩm chính thống, người tiêu dùng, góp phần làm
lành mạnh hóa thị trường xuất bản phẩm.
Hiện nay, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện Luật Xuất bản, Luật
Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ và một số văn bản dưới luật cho hoạt động sản

xuất và đề ra cho hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm những nhiệm vụ quan
trọng trên mặt trận văn hóa tư tưởng, nhằm xây dựng nước ta phát triển một
cách toàn diện trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và giao lưu mang tính quốc
tế. Ngoài ra để phù hợp với tình hình hiện nay cần sửa đổi bổ sung một số điều
cho phù hợp với cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO), tạo điều kiện và hành lang pháp lí thông thoáng cho ngành xuất bản
Việt Nam hội nhập và tham gia thị trường xuất bản khu vực và thế giới.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, ngành phát hành xuất bản phẩm vừa
phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường vừa phải đảm bảo lợi
nhuận trong quá trình kinh doanh( mục tiêu kinh tế), vừa phải đảm bảo mục tiêu
xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những chính sách và chế độ ưu đãi đặc
biệt đối với ngành xuất bản- in- phát hành. Nhất là trong việc cấp vốn đầu tư cho
sản xuất để các công ty phát hành có thể khai thác được những bản thảo hay, đáp


ứng được nhu cầu của thị trường và cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác,
nhanh chóng đưa các xuất bản phẩm tới tay người tiêu dùng.

Lượng hóa các chiến lược kinh doanh bằng việc lập kế hoạch ngân quỹ
Sau khi xây dựng chiến lược kinh doanh, nhóm đề xuất kế hoạch ngân quỹ
để thực hiện chiến lược đó như sau:
-

Chi phí cho hoạt động tìm kiếm, mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm: 15
triệu
Trong đó: Hoạt động nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu,đánh giá nhu
cầu: 5 triệu
Họat động thâm nhập thực tế, bán sản phẩm thí điểm và các
chi phí liên quan: 7 triệu


-

Nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới: 25 triệu
Trong đó Khai thác,tìm kiếm,mua bản thảo: 15 triệu
Biên tập, làm bìa,công tác kiểm tra chuẩn bị xuất bản: 5
triệu
In ấn xuất bản phẩm: 10 triệu

-

Hoạt động cho quảng cáo,tuyên truyền giới thiệu sản phẩm mới: 10 triệu
Trong đó Chi phí làm pano,biển quảng cáo,tờ rơi...3 triệu
Khuyến mại,quà tặng,giới thiệu sản phẩm: 7 triệu

-

Chi phí cho công tác quản lý sản phẩm: 5 triệu

-

Chi phí vận chuyển và cơ sở vật chất phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm:7 triệu

-

Chi phí trả lương cho nhân viên: 7 triệu

-

Các chi phí phát sinh khác: 5 triệu



Tổng chi phí cho chiến lược kinh doanh:74 triệu.



×