Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.71 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Thị Phƣơng Thảo

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Trần Văn Tuấn

Hà Nội – 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

8

1.Tính cấp thiết của đề tài

8

2. Mục đích nghiên cứu 9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Phạm vi nghiên cứu


10

5. Phương pháp nghiên cứu

10

6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
7. Cấu trúc luận văn:

11

11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

12

1.1. Cơ sở l{ luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

12

1.1.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ...................................................12
1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất ..............................................................13
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất ...................................15
1.2 Cơ sở pháp l{ của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện

16

1.2.1. Theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản dưới luật ..........................................16
1.2.2 Theo Luật Đất đai 2013 và các văn bản dưới luậtError!


Bookmark

not

defined.
1.3 Kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất của một số nước trên thế giới

Error!

Bookmark not defined.
1.3.1 Quy hoạch sử dụng đất ở Nhật Bản ....................Error! Bookmark not defined.
1.3.2 Quy hoạch sử dụng đất ở Trung Quốc ................Error! Bookmark not defined.
1.3.3 Quy hoạch sử dụng đất ở Hàn Quốc ...................Error! Bookmark not defined.
1.3.4 Quy hoạch sử dụng đất ở Cộng hòa Liên bang ĐứcError!

Bookmark

not

defined.
1.4 Khái quát tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2003
đến nay

Error! Bookmark not defined.


1.4.1 Từ khi có Luật Ðất đai 2003 đến Luật Ðất đai 2013Error!

Bookmark


not

defined.
1.4.2 Từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay ..................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU

Error! Bookmark not

defined.
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
CỦA HUYỆN THANH OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Error! Bookmark not defined.
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thanh Oai.

Error! Bookmark not

defined.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên. ..............................................Error! Bookmark not defined.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. ....................................Error! Bookmark not defined.
2.2 Tình hình quản l{ và sử dụng đất đai của huyện Thanh Oai

Error!

Bookmark not defined.
2.2.1 Khái quát tình hình quản l{ nhà nước về đất đaiError! Bookmark not defined.
2.2.2 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Thanh Oai ....Error! Bookmark not defined.
TP Hà Nội năm 2015 Error! Bookmark not defined.
2.3. Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kz đầu
2011 - 2015


Error! Bookmark not defined.

2.3.1 Khái quát phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai ............... Error!
Bookmark not defined.
2.3.2 Các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất 5 năm kz đầu 2011 – 2015Error! Bookmark
not defined.
2.4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất 5 năm kz đầu 2011 –
2015 của huyện Thanh Oai

Error! Bookmark not defined.

2.4.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011 – 2014
......................................................................................Error! Bookmark not defined.


2.4.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất của huyện năm 2015 ............ Error!
Bookmark not defined.
2.4.3 Tổng hợp kết quả điều tra về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất . Error!
Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUÂT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH

Error! Bookmark not

defined.
KHẢ THI CỦA QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT Error! Bookmark not
defined.
HUYỆN THANH OAI ĐẾN 2020

Error! Bookmark not defined.


3.1 Đánh giá chung về những mặt được, tồn tại trong 5 năm thực hiện kế hoạch
sử dụng đất 2011 – 2015 Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Những mặt được .................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Những tồn tại ......................................................Error! Bookmark not defined.
3.2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất

Error! Bookmark not defined.

3.2.1 Giải pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch sử dụng đấtError! Bookmark not
defined.
3.2.2 Giải pháp về tổ chức thực hiện ...........................Error! Bookmark not defined.
3.2.3 Giải pháp về vốn đầu tư ......................................Error! Bookmark not defined.
3.2.4 Giải pháp về quản l{ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtError! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Error! Bookmark not defined.

1. Kết luận Error! Bookmark not defined.
2. Kiến nghị

Error! Bookmark not defined.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

19


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1: Đánh giá kết quả thực hiện các ngành kinh tế giai đoạn

30

2010 - 2014
2

Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2015

41

3

Bảng 2.3: Chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch huyện Thanh

44

Oai
4

Bảng 2.4: Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng 5 năm kỳ
đầu quy hoạch


50

5

Bảng 2.5: Tình hình thực hiện các công trình dự án theo kế hoạch
sử dụng đất năm 2011 - 2014

64

6

Bảng 2.6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015 đã
được phê duyệt

74

7

Bảng 2.7: Tình hình thực hiện các công trình, dự án theo theo kế
hoạch sử dụng đất năm 2015

76

8

Bảng 2.8: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự

79


án chưa được thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011
– 2014
9

Bảng 2.9: Tổng hợp các nguyên nhân dẫn đến các công trình, dự
án chưa được thực hiện theo kế hoạch sử dụng đất năm 2015

81


DANH MỤC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

1

Hình 2.1 Sơ đồ vị trí huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

23

2

Hình 2.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huỵện Thanh Oai giai đoạn

29

2010 - 2014

3

Hình 2.3: Biểu đồ cơ cấu diện tích các loại đất huyện Thanh Oai năm
2015

41


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ



Nghị định

TNMT

Tài nguyên Môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân



Quyết định

GPMB


Giải phóng mặt bằng

SDĐ

Sử dụng đất

CCN

Cụm công nghiệp

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư,
xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng,… là nguồn vốn,
nguồn nội lực trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nhưng
đất đai là nguồn tài nguyên có hạn, việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên này vào
việc phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và cả nước một cách khoa học và đạt
hiệu quả cao là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa to lớn.
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép về dân số,
nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngày càng tăng,
nhiều diện tích đất nông nghiệp đã phải chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Trước
tình hình đó, một vấn đề đặt ra là phải có biện pháp sử dụng tài nguyên đất một cách hợp
lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm hiệu quả và bền vững đáp ứng nhu cầu cho sự phát triển

trong tương lai. Biện pháp thích hợp nhất là quản lý và sử dụng đất một cách có quy
hoạch, kế hoạch. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có vai trò và chức năng rất quan
trọng, nó tạo ra những điều kiện lãnh thổ cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả
cao. Theo Điều 6 Luật Đất đai 2013 thì các nguyên tắc sử dụng đất là: “1. Đúng quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất; 2. Tiết kiệm, có hiệu quả,
bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất
xung quanh”.
Để có được phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với thực tế, đảm
bảo tính khả thi thì việc phân tích, đánh giá được đầy đủ kết quả thực hiện các chỉ tiêu
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn thời kỳ trước là một trong những nhiệm vụ
quan trọng không thể thiếu của các nhà quy hoạch, các nhà quản lý là phải tìm ra những
mặt được, những tồn tại và các nguyên nhân, làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao tính
khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.


Thanh Oai là một huyện ven đô của thành phố Hà Nội. Huyện Thanh Oai đã tiến
hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu
(2011 - 2015). Đến nay, phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai đã
thực hiện được 5 năm; do vậy, cần phải đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2011 - 2015 để tìm ra những mặt được,
những tồn tại bất cập và các nguyên nhân trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những nội dung sử dụng đất chưa phù
hợp, nâng cao tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của Huyện Thanh Oai. Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài “Đánh
giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố
Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 2015) huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội, làm rõ những mặt được và những tồn tại.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai đến năm 2020.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và pháp lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp
huyện.
- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020
- Đánh giá kết quả 5 năm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011 - 2015 huyện Thanh Oai.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.


4. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu đánh giá kết quả 5 năm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2011- 2015 trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính huyện Thanh Oai, thành
phố Hà Nội.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin tài liệu, số liệu
Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu: điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu có
liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện
kế hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá tình hình thực
hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.
Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra: tiến hành lấy 21 phiếu điều tra (mỗi xã,
thị trấn 1 phiếu) từ cán bộ phụ trách công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về tình
hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện trên địa bàn trong giai đoạn 2011 – 2014
và kế hoạch sử dụng đất năm 2015, điều tra làm rõ nguyên nhân các công trình, dự án
chưa được thực hiện.
5.2. Phương pháp thống kê.
Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm (các công quan

trọng cấp tỉnh xác định trên địa bàn huyện; các công trình huyện xác định), thống kê diện
tích, công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch;
tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng
đất.
5.3 Phương pháp so sánh: so sánh giữa kết quả đạt được (hiện trạng sử dụng đất)
với kế hoạch sử dụng đất làm rõ mức độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong giai
đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 2011 – 2015 trên địa bàn huyện Thanh Oai.


5.4. Phương pháp tổng hợp. phân tích
Tổng hợp các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được về tình hình thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai, tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến các
công trình,dự án chưa được thực hiện phục vụ cho việc phân tích và rút ra nhận xét, đánh
giá. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất huyện Thanh Oai.
6. Cơ sở tài liệu thực hiện luận văn
- Các văn bản pháp luật quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
(luật Đất đai 2003, luật Đất đai 2013 và một số văn bản dưới luật);
- Báo cáo thuyết minh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai,
thành phố Hà Nội đến 2020;
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai giai đoạn
2011 -2014;
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai năm 2015;
- Báo cáo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai huyện Thanh Oai năm 2014, 2015;
- Các giáo trình, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
7. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch
sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 của huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai đến 2020


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
1.1.1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo FAO (1993), quy hoạch sử dụng đất là hệ thống đánh giá tiềm năng đất và
nước, phương án sử dụng đất và các điều kiện kinh tế - xã hội để lựa chọn và áp dụng
phương án sử dụng đất tốt nhất [8].
Theo Luật Đất đai 2013, “Quy hoạch sử dụng đất: Là việc phân bổ và khoanh
vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất
đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và
đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định” (Khoản 2 Điều 3).
“Kế hoạch sử dụng đất: Là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để
thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất” (Khoản 3 Điều 3).
Về mặt thuật ngữ khoa học, theo Nguyễn Đình Bồng (2006) “Quy hoạch”là việc
xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động như: phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ
chức... “Đất đai” là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất, vạt đất, mảnh đất,
miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành
(đặc tính thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm
thực vật...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng theo các mục đích khác
nhau. Do vậy, để sử dụng đất hiệu quả cần phải lập quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu,
lao động sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng thành phần lãnh thổ và đề xuất
một trật tự sử dụng đất nhất định [3].
Về mặt bản chất, theo Võ Tử Can “Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng
kinh tế - xã hội thể hiện đồng thời 3 tính chất: kinh tế, kỹ thuật và pháp chế [5]. Trong đó:
- Tính kinh tế: Thể hiện bằng hiệu quả sử dụng đất đai.
- Tính kỹ thuật: Bao gồm các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo

sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu...
- Tính pháp chế: Xác lập tính pháp l{ về mục đích và quyền sử dụng đất theo quy


hoạch nhằm đảm bảo sử dụng và quản l{ đất đai đúng pháp luật.
Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm trên, về mặt quản lý nhà nước có thể đưa
ra khái niệm: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là việc nhà nước sử dụng hệ thống
các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế để phân bổ và khoanh vùng đất đai theo
không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh,
bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trong một khoảng thời gian xác định;
đồng thời phân kỳ thời gian phù hợp để thực hiện việc phân bổ và khoanh vùng đất
đai đó”.
Việc lập quy hoạch sử dụng đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho
trước mắt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi địa phương, quy hoạch sử dụng
đất được thực hiện nhằm bố trí sử dụng đất hiệu quả. Từ đó, xác lập sự ổn định về mặt
pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, làm cơ sở để giao đất và đầu tư để phát
triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ các nhu cầu dân sinh.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của Nhà nước nhằm tổ
chức lại việc sử dụng đất theo đúng mục đích, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất
đai, tránh trình trạng chuyển mục đích tùy tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông
lâm nghiệp. Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, hủy hoại đất đai,
phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm
sản xuất, phát triển kinh - tế xã hội và các hậu quả khó lường về chính trị, an ninh quốc
phòng ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dần sang nền kinh tế thị
trường.
1.1.2 Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất vừa có những thuộc tính riêng nhưng cũng lại chứa đựng
đầy đủ tính chất chung của các loại hình quy hoạch nói chung. Đặc điểm của Quy hoạch
sử dụng đất được thể hiện ở các mặt sau [11]:

- Tính lịch sử - xã hội: Lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của


quy hoạch sử dụng đất. Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất
của xã hội thể hiện theo 2 mặt: lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật
tự nhiên trong quá trình sản xuất) và quan hệ sản xuất (quan hệ giữa người với người
trong quá trình sản xuất). Trong quy hoạch sử dụng đất, luôn nảy sinh quan hệ giữa người
với đất đai - là sức tự nhiên (như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế…), cũng như
quan hệ giữa người với người (xác nhận bằng văn bản về sở hữu và quyền sử dụng đất
giữa những người chủ đất). Quy hoạch sử dụng đất đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển
lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là
một bộ phận của phương thức sản xuất của xã hội.
- Tính tổng hợp: Tính tổng hợp của quy hoạch sử dụng đất biểu hiện chủ yếu ở hai
mặt: đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ… toàn bộ tài nguyên
đất đai cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân (trong quy hoạch sử dụng đất
thường động chạm đến việc sử dụng đất của tất cả các loại đất); quy hoạch sử dụng đất đề
cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học
xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái…
- Tính dài hạn: Căn cứ vào các dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố
kinh tế xã hội quan trọng (như sự thay đổi nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hóa, công
nghiệp hóa…), từ đó xác định quy hoạch trung và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các
phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc
xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn.
- Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến trước được
các xu thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bố sử dụng đất (mang tính
đại thể, không dự kiến được chi tiết của sự thay đổi), vì vậy nó mang tính chiến lược, các
chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, phương hướng và khái lược về sử dụng
đất của các ngành. Do khoảng thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều
nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hóa quy
hoạch sẽ càng ổn định.

- Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và


chính sách xã hội. Khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có
liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất
đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế - xã
hội; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh
thái.
- Tính khả biến: Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán trước, theo nhiều
phương diện khác nhau, quy hoạch sử dụng đất chỉ là một trong những giải pháp biến đổi
hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp hơn cho việc phát triển kinh tế trong
một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính
sách và tình hình kinh tế thay đổi, các dự kiến của quy hoạch sử dụng đất không còn phù
hợp. Việc chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch và điều chỉnh biện pháp thực hiện là
cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch.
1.1.3 Những nguyên tắc cơ bản của quy hoạch sử dụng đất
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên tắc:
“1) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh.
2) Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù
hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch sử
dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội;
quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
3) Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
4) Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với
biến đổi khí hậu.
5) Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
6) Dân chủ và công khai.
7) Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích



quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ
môi trường.
8) Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo
đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, phê duyệt.[ 13]
1.2 Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.2.1. Theo Luật Đất đai 2003 và các văn bản dƣới luật
Luật Đất đai 2003, tại Điều 23 nêu rõ nội dung quy hoạch sử dụng đất:
+ Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng đất đai;
+ Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch;
sốquốc phòng an ninh;
+ Xác định diện tích đất phải thu hồi để thực hiện các công trình, dự án;
+ Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường;
+ Giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Trên cơ sở 6 nội dung về quy hoạch sử dụng đất đã được Luật Đất đai quy định, Nghị
định số 181/2004/NĐ – CP tại điều 12 cụ thể hóa thành 11 nội dung như sau:
1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội trên
địa bàn thực hiện quy hoạch.
2. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các
mục đích sử dụng gồm đất trồng lúa nước, đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu
năm; đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thuỷ sản;
đất làm muối; đất nông nghiệp khác; đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; đất xây dựng trụ
sở cơ quan và công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất
sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất sông,
ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa



trang, nghĩa địa; đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng
cây.
3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm
năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ theo quy
định sau:
a) Đối với đất đang sử dụng thì đánh giá sự phù hợp và không phù hợp của hiện
trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong sử
dụng đất;
b) Đối với đất chưa sử dụng thì đánh giá khả năng đưa vào sử dụng cho các mục
đích.
4. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết
định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.
5. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch và định hướng
cho kỳ tiếp theo phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước, của các ngành và các địa phương.
6. Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong kỳ quy hoạch được thực hiện như sau:
a) Khoanh định trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các khu vực sử dụng đất nông
nghiệp theo mục đích sử dụng đất, loại đất mà khi chuyển mục đích sử dụng phải được
phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các khu vực sử dụng đất phi nông nghiệp
theo chức năng làm khu dân cư đô thị, khu dân cư nông thôn, khu hành chính, khu công
nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu dịch vụ, khu di tích lịch sử, văn hoá, danh
lam, thắng cảnh, khu vực đất quốc phòng, an ninh và các công trình, dự án khác có quy
mô sử dụng đất lớn; các khu vực đất chưa sử dụng.
Việc khoanh định được thực hiện đối với khu vực đất có diện tích thể hiện được lên
bản đồ quy hoạch sử dụng đất;


b) Xác định diện tích đất không thay đổi mục đích sử dụng; diện tích đất phải

chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác, trong đó có diện tích đất dự kiến phải thu
hồi để thực hiện các công trình, dự án.
7. Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án phân bổ quỹ
đất theo nội dung sau:
a) Phân tích hiệu quả kinh tế bao gồm việc dự kiến các nguồn thu từ việc giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và chi
phí cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;
b) Phân tích ảnh hưởng xã hội bao gồm việc dự kiến số hộ dân phải di dời, số lao
động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất;
c) Đánh giá tác động môi trường của việc sử dụng đất theo mục đích sử dụng mới
của phương án phân bổ quỹ đất.
8. Lựa chọn phương án phân bổ quỹ đất hợp lý căn cứ vào kết quả phân tích hiệu
quả kinh tế, xã hội, môi trường thực hiện ở khoản 7 Điều này.
9. Thể hiện phương án quy hoạch sử dụng đất được lựa chọn trên bản đồ quy hoạch
sử dụng đất.
10. Xác định các biện pháp sử dụng, bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường cần
phải áp dụng đối với từng loại đất, phù hợp với địa bàn quy hoạch.
11. Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất phù hợp với đặc
điểm của địa bàn quy hoạch.
Ngày 13 tháng 8 năm 2009 Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ – CP
quy định cụ thể nội dung quy hoạch sử dụng đất cho từng cấp, trong đó quy định nội
dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện như sau:
- Xác định cụ thể diện tích các loại đất trên địa bàn huyện đã được phân bổ trong
quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên& Môi trường, Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT ngày 01 tháng 11

năm 2004 về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
2. Bộ Tài nguyên & Môi trường. Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm
2009 quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất.
3. Nguyễn Đình Bồng (2006), “Một số vấn đề về quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay”, Tài nguyên và Môi trường, số 9, tháng 9, Hà Nội.
4. Nguyễn Đình Bồng (2014). Mô hình quản lý đất đai hiện đại ở một số nước và kinh
nghiệm cho Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia.
5. Võ Tử Can, “Phương pháp luận cơ bản về quy hoạch sử dụng đất đai”. Báo cáo tổng
kết đề tài. Hà Nội, 2004.
6. Chính phủ (2014), Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy
định việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
7. Lương Văn Hinh (2003), “Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai”, Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
8. FAO (1993). Hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất. Roma
9. Nguyễn Quốc Ngữ (2006), "Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất", Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, số 7 (33), tháng 7 năm 2006.
10. Nguyễn Đắc Nhẫn, “Tổng quan và những điểm mới về Quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất trong Luật Đất đai năm 2013”, Báo cáo giới thiệu Luật Đất đai năm 2013, Tổng
cụcQuản lý đất đai, Hà Nội, 2014.
11. Nguyễn Đức Minh (1994), “Quy hoạch đất đai - Cơ sở khoa học để Nhà nước thồng
nhất quản lý đất đai”, Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học và công nghệ, Viện
Điều tra Quy hoạch đất đai, Hà Nội.


12. Quố c hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (2003), "Luật Đấ t đai năm 2003",NXB Chin
́ h tri ̣
Quố c gia, Hà Nội.
13. Quố c hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (2013), "Luật Đấ t đai năm 2013", NXB Bản đồ ,

Hà Nội.
14. Tổng cục Quản lý đất đai (2010). Báo cáo của các đoàn khảo sát kinh nghiệm quản
lý, sử dụng đất đai của Nhật Bản, Trung Quốc.
15. UBND huyện Thanh Oai, “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng
đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Thanh Oai – thành phố Hà Nội”.
16. UBND huyện Thanh Oai, Báo cáo thống kê đất đai năm 2014, 2015.
17. UBND huyện Thanh Oai, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2011- 2014.
18. UBND huyện Thanh Oai, Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2015
và lập kế hoạch sử dụng đất 2016.
19. UBND huyện Thanh Oai “Báo cáo hiện trạng môi trường không khí huyện Thanh
Oai năm 2015”.
20. UBND huyện Thanh Oai “Báo cáo hiện trạng môi trường nước huyện Thanh Oai
năm 2015”.
21. UBND thành phố Hà Nội (2012), “Quy hoạch sử dụng đất thành phố Hà Nội đến
năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu 2011 - 2015”.




×