Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Nghiệp Vụ Điều Tra Hình Sự Của Lực Lượng Kiểm Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.59 KB, 48 trang )

Bài 3: NGHIỆP VỤ ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI PHẠM THUỘC THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA
CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM
1. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175 BLHS)
1.1. “Khai thác trái phép cây rừng” là một trong các hành vi sau đây: (a) Khai
thác cây rừng ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng mà không được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cho phép trong trường hợp pháp luật quy định việc khai thác đó
chỉ được thực hiện khi đã được cấp giấy phép và giấy phép còn trong thời hạn; (b) Khai
thác cây rừng ngoài khu vực cho phép; (c) Khai thác cây rừng không có dấu búa bài cây
trong các trường hợp theo quy định của pháp luật phải có dấu búa bài cây; (d) Khai thác
cây rừng vượt quá khối lượng cho phép.
1.2. “Hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ
rừng” là ngoài hành vi khai thác trái phép cây rừng còn có hành vi khác vi phạm các quy
định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.
1.3. Trường hợp khai thác trái phép rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh đã được
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân
sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư
trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... thì bị xử lý như sau:
a) Nếu chủ rừng khai thác cây rừng trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định tại Điều 175 BLHS;
b) Nếu người khai thác cây rừng trái phép mà không phải là chủ rừng thì bị truy
cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy định tại Chương XIV “Các tội
xâm phạm sở hữu” của BLHS.
1.4. “Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép” là hành vi vận chuyển, buôn bán gỗ
không đúng quy định của Nhà nước (như vận chuyển gỗ không có thủ tục, buôn bán gỗ
không có giấy phép kinh doanh hoặc có giấy phép nhưng đã hết hiệu lực...). Trường hợp
buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép qua biên giới thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người
phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 153 hoặc Điều 154 BLHS.
1.5. “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 175 BLHS khi thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên mức tối đa bị xử phạt vi


phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho

1


mỗi hành vi vi phạm;
b) Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gỗ thông thường
nhóm I - III với gỗ thông thường nhóm IV - VIII; gỗ thông thường với gỗ quý, hiếm nhóm
IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành
chính nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi
phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với
gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó;
c) Khai thác gỗ quý, hiếm nhóm IA ở rừng sản xuất đến 2m 3; ở rừng phòng hộ đến
1,5m3; ở rừng đặc dụng đến 1m3;
d) Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA ở rừng sản xuất có giá trị
đến ba triệu đồng; ở rừng phòng hộ đến hai triệu đồng; ở rừng đặc dụng đến một triệu
đồng;
đ) Vận chuyển, buôn bán gỗ quý, hiếm nhóm IA đến 2m3.
1.6. “Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 175
BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt
vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định cho
mỗi hành vi vi phạm.
b) Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gỗ thông
thường nhóm I - III với gỗ thông thường nhóm IV - VIII; gỗ thông thường với gỗ quý,
hiếm nhóm IIA) mà tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm từ trên hai lần đến bốn lần mức
tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm
VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.
c) Khai thác gỗ quý, hiếm nhóm IA, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA
trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng đến hai lần mức tối đa của hậu quả nghiêm

trọng tương ứng đó.
d) Vận chuyển, buôn bán gỗ quý, hiếm nhóm IA trên mức tối đa của hậu quả
nghiêm trọng đến hai lần mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng tương ứng đó.
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng và còn thực hiện một trong các hành vi: chống người
thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang
thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến
mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.
1.7. “Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 2

2


Điều 175 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt
vi phạm hành chính quy định cho mỗi hành vi vi phạm.
b) Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ hai loại gỗ trở lên (gỗ thông
thường nhóm I - III với gỗ thông thường nhóm IV - VIII; gỗ thông thường với gỗ quý,
hiếm nhóm IIA) mà tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm từ trên bốn lần mức tối đa bị
xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy
định cho hành vi tương ứng đó.
c) Khai thác gỗ quý, hiếm nhóm IA, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA
trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Vận chuyển, buôn bán gỗ quý, hiếm nhóm IA trên mức tối đa của hậu quả rất
nghiêm trọng;
đ) Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng trong các trường hợp ở trên và còn
thực hiện một trong các hành vi : chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người
thi hành công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách
nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội
độc lập.
2. Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176 BLHS)

2.1. “Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật” là hành vi giao rừng, thu hồi rừng,
không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với quy hoạch, không
đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2.2. “Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật” là hành vi cho phép
chuyển mục đích sử dụng rừng không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù
hợp với quy hoạch, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2.3. “Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật” là hành vi cho phép
khai thác, vận chuyển lâm sản không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không
đúng khối lượng, không đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2.4. “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 176 BLHS khi thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Giao rừng, thu hồi rừng trái pháp luật với diện tích:
• a.1) Rừng sản xuất từ trên 20.000m2 đến 25.000m2;

3


• a.2) Rừng phòng hộ từ trên 15.000m2 đến 20.000m2;
• a.3) Rừng đặc dụng từ trên 10.000m2 đến 15.000m2;
b) Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng trái pháp luật với diện tích:
• b.1) Rừng sản xuất từ trên 10.000m2 đến 12.500m2;
• b.2) Rừng phòng hộ từ trên 7.500m2 đến 10.000m2;
• b.3) Rừng đặc dụng từ trên 5.000m2 đến 7.500m2;
c) Cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật gây thiệt hại đối với rừng sản xuất:
• c.1) Gỗ tròn nhóm IA đến 2m3;
• c.2) Gỗ tròn nhóm IIA từ trên 10m3 đến 20m3;
• c.3) Gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 15m3 đến 30m3;
• c.4) Gỗ tròn loại thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ trên 20m 3 đến
40m3;
c.5) Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA có giá trị đến ba triệu đồng.

• d) Cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật gây thiệt hại đối với rừng
phòng hộ:
• d.1) Gỗ tròn nhóm IA đến 1,5m3;
• d.2) Gỗ tròn nhóm IIA từ trên 7,5m3 đến 15m3;
• d.3) Gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 10m3 đến 20m3;
• d.4) Gỗ tròn loại thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ trên 15m 3 đến
30m3;
• d.5) Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA có giá trị đến hai triệu
đồng.
đ) Cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật gây thiệt hại đối với rừng đặc dụng:
• đ.1) Gỗ tròn nhóm IA đến 1m3;
• đ.2) Gỗ tròn nhóm IIA từ trên 5m3 đến 10m3;
• đ.3) Gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 7,5 m3 đến 15m3;
• đ.4) Gỗ tròn loại thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ trên 10m 3 đến
20m3;
• đ.5) Thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA có giá trị đến một triệu
đồng.

4


e) Cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
nhóm IB với số lượng tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19.
• g) Cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là gỗ với khối lượng:
• g.1) Gỗ tròn nhóm IA đến 2m3;
• g.2) Gỗ tròn nhóm IIA từ trên 10m3 đến 20m3;
• g.3) Gỗ tròn loại thông thường nhóm I đến nhóm III từ trên 15m3 đến 30m3;
• g.4) Gỗ tròn loại thông thường nhóm IV đến nhóm VIII từ trên 20m 3 đến
40m3.
h) Cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cấp, quý,

hiếm nhóm IB với số lượng tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19
2.5. “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 176 BLHS là gây
thiệt hại từ trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng đến hai lần mức tối đa của hậu quả
nghiêm trọng tương ứng đó.
2.6. “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 176 BLHS là
gây thiệt hại trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng.
2.7. Trường hợp giao rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng gồm có
rừng sản xuất và rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng hoặc rừng sản xuất,
rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tổng diện tích các loại rừng được tính theo rừng sản
xuất; trường hợp gồm có rừng phòng hộ và rừng đặc dụng thì tổng diện tích các loại
rừng được tính theo rừng phòng hộ.
2.8. Trường hợp cho phép vận chuyển lâm sản trái pháp luật là gỗ từ hai loại trở
lên (gỗ thông thường nhóm I - III với gỗ thông thường nhóm IV - VIII; gỗ thông thường
với gỗ quý, hiếm nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự thì lấy tổng khối lượng của các loại gỗ so sánh với mức tối thiểu đối với
gỗ từ nhóm IV - VIII để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu là cho phép khai
thác thì so sánh với mức tối thiểu đối với gỗ từ nhóm IV - VIII được khai thác ở rừng
sản xuất.
2.9. Trường hợp cho phép khai thác lâm sản trái pháp luật hoặc cho phép vận
chuyển lâm sản trái pháp luật là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB từ hai loài
trở lên thì việc xác định “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”
hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19
như sau:
a) Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là

5


“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác định trường hợp đó là “gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng”. Số lượng cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình

phạt.
b) Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
chỉ là “gây hậu quả nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả rất nghiêm trọng” thì lấy tổng số
lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ lục kèm theo
Thông tư này để xác định trong trường hợp cụ thể đó là “gây hậu quả nghiêm trọng”,
“gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”.
3. Tội huỷ hoại rừng (Điều 189 BLHS)
3.1. “Đốt rừng trái phép” là hành vi cố ý làm cháy rừng với bất kỳ mục đích gì mà
không được người hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
3.2. “Phá rừng trái phép” là chặt phá rừng, ken cây và các hành vi khác trái pháp
luật làm cho cây rừng bị chết với bất kỳ mục đích gì.
3.3. “Hành vi khác huỷ hoại rừng” là đào bới, nổ mìn, san ủi, đào, đắp ngăn nước
thuỷ triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật... làm cho cây rừng bị
chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.
Trường hợp đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng trồng,
rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao cho tổ
chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp mà
người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... thì bị xử lý như sau:
a) Nếu chủ rừng đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thì bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 BLHS;
b) Nếu người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng mà
không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng quy
định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS.
3.4. “Gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 1 Điều 189 BLHS khi thuộc
một trong các trường hợp sau:
a) Đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích từ
trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm
hành chính.
b) Gây thiệt hại về lâm sản có giá trị từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi


6


triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên năm mươi triệu đồng đến một
trăm triệu đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường
hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích đốt rừng, phá rừng hoặc có hành vi
khác huỷ hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc
nhiều tiểu khu.
Trong trường hợp huỷ hoại rừng mà còn gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của
người khác, tài sản của Nhà nước, tập thể, của cá nhân đến mức phải truy cứu trách nhiệm
hình sự thì xử lý về tội huỷ hoại rừng và tội tương ứng quy định trong BLHS.
3.5. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 189
BLHS
a) “Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn” là trường hợp huỷ hoại rừng sản xuất với diện
tích từ trên hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị
xử phạt vi phạm hành chính.
b) “Chặt phá các loại thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ”
là chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IA, IIA.
Trường hợp chặt phá các loại thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IA,
IIA không xác định thiệt hại được bằng diện tích (do chặt phá từng cây ở nhiều vị trí khác
nhau trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu), nhưng giá trị thực vật rừng nguy cấp,
quý, hiếm bị chặt phá từ trên ba mươi triệu đồng đến sáu mươi triệu đồng đối với nhóm IA
hoặc từ trên năm mươi triệu đến một trăm triệu đồng đối với nhóm IIA thì cũng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo điểm d khoản 2 Điều 189 BLHS.
c) “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là gây hậu quả nghiêm trọng và còn thực hiện
một trong các hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành
công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý
và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.
3.6. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 189
BLHS

a) “Huỷ hoại diện tích rừng đặc biệt lớn” là huỷ hoại rừng sản xuất với diện tích
từ trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
b) “Huỷ hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng” là huỷ hoại các loại rừng này với diện
tích trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính.
c) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” khi thuộc một trong các trường hợp sau:
• c.1) Giá trị thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm bị chặt phá từ trên sáu mươi

7


triệu đồng đối với nhóm IA hoặc từ trên một trăm triệu đồng đối với nhóm
IIA, nếu không thuộc trường hợp hủy hoại diện tích rừng đặc biệt lớn và
hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
• c.2) Huỷ hoại diện tích rừng rất lớn hoặc chặt phá các loại thực vật quý hiếm
thuộc danh mục quy định của Chính phủ và còn thực hiện một trong các
hành vi: chống người thi hành công vụ; gây thương tích cho người thi hành
công vụ; đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có
trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội độc lập.

4. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190
BLHS)
4.1. “Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị
cấm theo quy định của Chính phủ” là việc săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán các loài
động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB không được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện
không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.
4.2. “Vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó” là vận
chuyển, buôn bán các loại sản phẩm như thịt, xương, sừng, da, lông, ngà, móng, vẩy,
răng và các bộ phận khác từ cơ thể các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB

mà không có giấy tờ hợp pháp. Trường hợp các loại sản phẩm này đã được chế biến, chế
tác thành hàng hoá hoặc nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất... thì xử lý theo quy định của
pháp luật đối với hàng cấm.
4.3. Hành vi săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý
hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1
Điều 190 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB
với số lượng cá thể dưới mức tối thiểu “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo
Thông tư liên tịch số 19;
b) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp,
quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm mươi triệu đồng.
4.4. Về một số tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 190

8


BLHS
a) “Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm” là sử dụng các loại vũ khí
quân dụng (kể cả đã được cải biến), các loại tên tẩm thuốc độc hoặc dùng chất độc, đào
hầm, hố, cắm chông, bẫy kiềng lớn, bẫy cắm chông, bẫy gài lao, bẫy sập, dùng khúc gỗ
lớn hoặc răng sắt lớn, dùng đèn soi, gài súng và các công cụ, phương tiện nguy hiểm khác
mà cơ quan có thẩm quyền quy định không được phép sử dụng để săn bắt ở địa bàn đó
hoặc đối với loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm đó.
b) Săn bắt trong khu vực bị cấm là săn bắt trong khu bảo tồn thiên nhiên, vườn
quốc gia hoặc săn bắt trong các khu vực rừng có quy định cấm khác theo quy định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Săn bắt vào thời gian bị cấm là săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm vào
mùa sinh sản hoặc vào mùa di cư đến của chúng.
d) “Gây hậu quả rất nghiêm trọng” là khi thuộc một trong các trường hợp sau:
• d.1) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
• d.2) Vận chuyển, buôn bán các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy
cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một
trăm triệu đồng;
• d.3) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
có số lượng cá thể dưới mức “gây hậu quả rất nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm
theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của
động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị đến năm
mươi triệu đồng.
đ) “Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” là khi thuộc một trong các trường hợp
sau:
• đ.1) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IB với số lượng cá thể tại Phụ lục kèm theo Thông tư này;
• đ.2) Vận chuyển, buôn bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc
loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có giá trị từ trên một trăm triệu đồng;
• đ.3) Săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng thuộc loài
nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB có số lượng cá thể ở mức “gây hậu quả rất
nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và còn vận chuyển, buôn

9


bán trái phép các sản phẩm của động vật rừng thuộc loài nguy cấp, quý,
hiếm nhóm IB có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến một trăm triệu
đồng.
4.5. Trường hợp săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật rừng nguy
cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB từ hai loài trở lên thì việc xác định “gây hậu quả rất
nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” tại Phụ lục kèm theo Thông tư liên
tịch số 19 như sau:
a) Nếu căn cứ vào số lượng cá thể một loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là

“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” thì xác định trường hợp đó là “gây hậu quả đặc
biệt nghiêm trọng”. Số lượng các cá thể các loài khác được xem xét khi quyết định hình
phạt.
b) Nếu căn cứ vào số lượng cá thể từng loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
chỉ là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “dưới mức gây hậu quả nghiêm trọng” thì
lấy tổng số lượng cá thể của các loài so sánh với loài có số lượng cá thể cao nhất tại Phụ
lục kèm theo Thông tư liên tịch số 19 để xác định trong trường hợp cụ thể đó thuộc khoản
1 Điều 190 BLHS hay là “gây hậu quả rất nghiêm trọng” hoặc “gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng”.
5. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 240 BLHS)
5.1. Các hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy gây cháy rừng
bao gồm:
a) Ở những khu rừng tập trung mà chủ rừng không có phương án phòng cháy,
chữa cháy và công trình phòng cháy, chữa cháy rừng;
b) Đốt lửa, sử dụng lửa trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt rừng đặc dụng, phân khu
phòng hộ rất xung yếu;
c) Đốt lửa, sử dụng lửa ở các khu rừng dễ cháy, thảm thực vật khô nỏ vào mùa
hanh khô;
d) Đốt lửa, sử dụng lửa gần kho, bãi gỗ khi có cấp dự báo cháy rừng từ cấp III đến
cấp V;
đ) Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, hạ cây rừng và đốt để lấy than ở
trong rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh;
e) Đốt nương, rẫy, đồng ruộng trái phép ở trong rừng, ven rừng;
g) Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi được phép sử

10


dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và bảo quản, sử
dụng chất cháy trong rừng và ven rừng;

h) Các hành vi khác trực tiếp gây ra nguy cơ cháy rừng.
5.2. Hành vi vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy gây cháy rừng bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 240 BLHS khi thuộc một trong các trường hợp
sau:
a) Gây thiệt hại một loại rừng mà diện tích thiệt hại từ trên mức tối đa bị xử phạt
vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính;
b) Gây thiệt hại từ hai loại rừng trở lên (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng) mà diện tích mỗi loại rừng bị thiệt hại chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi
phạm hành chính, nhưng tổng diện tích các loại rừng bị thiệt hại trên mức tối đa bị xử
phạt vi phạm hành chính đến hai lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với
rừng sản xuất;
c) Làm chết 1 người;
d) Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
đ) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người
dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30%
và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng;
g) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người
dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và
còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu
đồng;
h) Gây thiệt hại về tài sản khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm
trăm triệu đồng.
5.4. “Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng” quy định tại khoản 2 Điều 240
BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Gây thiệt hại một loại rừng mà diện tích thiệt hại từ trên hai lần mức tối đa bị
xử phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính;
b) Gây thiệt hại từ hai loại rừng trở lên (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc


11


dụng không phân biệt diện tích mỗi loại rừng đã đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hay chưa) mà tổng diện tích các loại rừng bị thiệt hại từ trên hai lần mức tối đa bị xử
phạt vi phạm hành chính đến bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với
rừng sản xuất;
c) Gây thiệt hại về rừng thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các
điểm a, b tiểu mục 5.3 mục 5 này và còn có một trong các tình tiết được hướng dẫn tại
các điểm c, d, đ, e, g và h tiểu mục 5.3 mục 5 này;
d) Làm chết hai người;
đ) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được
hướng dẫn tại các điểm d, đ, e, g và h tiểu mục 5.3 mục 5 này;
e) Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba đến bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
g) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả
những người này từ 101% đến 200%;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được hướng
dẫn tại các điểm đ, e, g và h tiểu mục 5.3 mục 5 này.
i) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới một tỷ năm
trăm triệu đồng.
5.5. “Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 Điều 240
BLHS khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây thiệt hại một loại rừng trên bốn lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính;
b) Gây thiệt hại từ hai loại rừng trở lên (rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng không phân biệt diện tích mỗi loại rừng đã đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình
sự hay chưa) mà tổng diện tích các loại rừng bị thiệt hại từ trên bốn lần mức tối đa bị xử
phạt vi phạm hành chính đối với rừng sản xuất;

c) Gây thiệt hại về rừng thuộc một trong các trường hợp được hướng dẫn tại các
điểm a, b tiểu mục 5.4 mục 5 này và còn có một trong các tình tiết được hướng dẫn tại
các điểm d, đ, e, g, h và i tiểu mục 5.4 mục 5 này;
d) Làm chết ba người trở lên;
đ) Làm chết hai người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được
hướng dẫn tại các điểm d, đ, e, g và h tiểu mục 5.3 mục 5 này;

12


e) Làm chết một người và còn gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp được
hướng dẫn tại các điểm e, g, h và i tiểu mục 5.4 mục 5 này;
g) Gây tổn hại cho sức khoẻ của năm người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên;
h) Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của những
người này trên 200%;
i) Gây tổn hại cho sức khoẻ của ba hoặc bốn người với tỷ lệ thương tật của mỗi
người từ 31% trở lên và còn gây thiệt hại về tài sản được hướng dẫn tại điểm i tiểu mục
5.4 mục 5 này;
k) Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên.
II. THẨM QUYỀN ĐIỀU TRA CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM
A. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát
hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình sự
thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền:


Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang,
chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì ra quyết định khởi tố vụ án,
khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản

vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần
thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát
có thẩm quyền trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố
vụ án;



Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì ra quyết định khởi tố vụ án,
khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản
vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ
quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án.

B. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm
lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều

13


tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm
tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn
cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự. Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm
thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm
trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
C. Trình tự điều tra các tội phạm ít nghiêm trọng, rõ ràng
1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự (theo mẫu số 01-ĐTHS-KL).

Trong thời hạn 24 giờ, người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự phải có văn bản
báo cáo, chuyển quyết định khởi tố vụ án vụ tài liệu có liên quan đến VKSND cùng cấp
để kiểm sát việc khởi tố.
2. Quyết định khởi tố bị can (theo mẫu số 02-ĐTHS-KL).
Người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời là người ra quyết định khởi
tố bị can, trong thời hạn 24 giờ phải có văn bản báo cáo, chuyển quyết định khởi tố bị
can và tài liệu có liên quan đến VKSND cùng cấp để phê chuẩn quyết định khëi tè bị can
theo quy định tại khoản 4 Điều 126 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
3. Quyết định phân công công chức kiểm lâm điều tra vụ án hình sự đã được
khởi tố (theo mẫu số 03-ĐTHS-KL).
Người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời ra quyết định phân công
công chức kiểm lâm thuộc quyền quản lý tiến hành các hoạt động điều tra vụ án hình sự.
4. Khám nghiệm hiện trường (biên bản khám nghiệm hiện trường theo mẫu
số 04-ĐTHS-KL).
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch người
phạm tội rõ ràng không nhất thiết phải khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên trong từng
vụ án cụ thể, xét thấy cần thiết để củng cố thêm chứng cứ, người được phân công tham
gia một số hoạt động điều tra có thể tổ chức tiến hành khám nghiệm hiện trường theo
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

14


b) Kết quả công tác khám nghiệm hiện trường phải được phản ánh trong hồ sơ
khám nghiệm hiện trường thể hiện trong các tài liệu: biên bản khám nghiệm hiện trường,
báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường.
5. Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ
án (biên bản tạm giữ vật chứng theo mẫu số 05-ĐTHS-KL)
Vật chứng tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án phải được cất giữ cẩn thận, bảo đảm
an toàn, nếu cần thì phải niêm phong theo quy định. Trường hợp, vật chứng là động vật

còn sống khoẻ mạnh phải có nơi nuôi, nhốt, chăm sóc bảo đảm an toàn; nếu ốm yếu, bị
thương phải tổ chức cứu hộ; nếu đã chết hoặc bộ phận của chúng phải nhanh chóng xử lý
theo quy định hiện hành.
6. Lấy lời khai bị can (biên bản ghi lời khai theo mẫu số 06-ĐTHS-KL)
Lấy lời khai bị can thực hiện theo quy định tại Điều 131, 132 Bộ luật tố tụng hình
sự năm 2003, trong đó cần lưu ý những điểm sau:
a) Đặc điểm nhân thân của bị can như: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, dân tộc,
quốc tịch, tôn giáo, trình độ văn hoá, hoàn cảnh gia đình, tiền án, tiền sự, đã bị xử phạt
về hành vi vi phạm quy định về bảo vệ rừng, quản lý lâm sản chưa;
b) Động cơ, mục đích phạm tội, vai trò của bị can trong vụ án phạm tội có tổ chức,
mức độ hành vi phạm tội của bị can;
c) Diễn biến của quá trình thực hiện hành vi phạm tội;
d) Loại công cụ, phương tiện mà bị can đã sử dụng, nơi cất giấu;
đ) Số lượng, đặc điểm những đồ vật, tài sản, tiền bạc mà đối tuợng có được do
thực hiện hành vi phạm tội mà có, nơi cất giữ chúng;
e) Mối quan hệ của từng đối tượng với các đối tượng khác ở địa bàn phạm tội, ổ
nhóm của chúng.
7. Lấy lời khai người làm chứng (biên bản ghi lời khai theo mẫu số 07-ĐTHSKL).
Lấy lời khai những người làm chứng trực tiếp có mặt tại nơi thực hiện hành vi
phạm tội, trong trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của những người làm chứng khác

15


mặc dù người đó không trực tiếp có mặt tại nơi thực hiện hành vi phạm tội nhưng họ biết
được những tình tiết có giá trị làm rõ sự thực khách quan của vụ án.
Việc lấy lời khai người làm chứng thực hiện theo quy định tại Điều 133, 134, 135,
136 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
8. Trưng cầu giám định (theo mẫu số 08-ĐTHS-KL).
Trong điều tra tội phạm vi phạm các quy định về quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản

lý lâm sản khi xét thấy cần thiết làm rõ những vấn đề có liên quan đến vụ án bằng việc
giám định, cơ quan kiểm lâm trực tiếp thụ lý điều tra vụ án ra quyết định trưng cầu giám
định.
9. Kết thúc điều tra
a) Khi kết thúc điều tra, công chức kiểm lâm được phân công điều tra vụ án tiến
hành viết kết luận điều tra vụ án, ghi rõ ngày, tháng, năm, họ tên, chức vụ và chữ ký của
người ra quyết định phân công công chức kiểm lâm điều tra vụ án (theo mẫu số 09ĐTHS-KL).
b) Cơ quan kiểm lâm thực hiện điều tra vụ án lập văn bản chuyển hồ sơ vụ ỏn
cùng kết luận điều tra đề nghị truy tố gửi Viện kiểm sát nhân dân cung cấp trong thời
hạn hai ngày kể từ ngày kết luận điều tra hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định
đình chỉ điều tra đồng thời gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình
chỉ điều tra cho bị can, người bào chữa.
c) Việc giao nhận hồ sơ trên đây giữa cơ quan kiểm lâm và Viện kiểm sát cùng
cấp phải lập thành biên bản giao nhận hồ sơ vụ án (theo mẫu số 09A-ĐTHS-KL) và biên
bản giao nhận tang vật vụ án (theo mẫu số 09B-ĐTHS-KL).
4. Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, ít nghiêm trọng nhưng phức
tạp
4.1. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, trình tự, thủ tục tiến hành
một số hoạt động điều tra hình sự của cơ quan kiểm lâm như sau:
a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự (theo mẫu số 01-ĐTHS-KL)

16


b) Quyết định phân công công chức kiểm lâm tiến hành một số hoạt động điều tra
vụ án hình sự đã được khởi tố (theo mẫu số 03-ĐTHS-KL)
c) Tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án:
- Khám nghiệm hiện trường (biên bản khám nghiệm hiện trường theo mẫu số 04ĐTHS-KL).
- Thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án
(biên bản tạm giữ vật chứng theo mẫu số 05-ĐTHS-KL).

- Lấy lời khai của những người có liên quan đến vụ án (biên bản ghi lời khai theo
mẫu số 06-ĐTHS-KL).
- Lấy lời khai người làm chứng (biên bản ghi lời khai theo mẫu số 07-ĐTHS-KL).
d) Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án cơ quan kiểm
lõm phải cú văn bản gửi Cơ quan điều tra cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án để tiếp tục điều
tra theo quy định của pháp luật.
Quá trình tiến hành một số hoạt động điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng
nhưng phức tạp, thực hiện như hướng dẫn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng ở
trên.
4.2. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
Trong quá trình thực thi pháp luật theo thẩm quyền, cơ quan kiểm lâm phát hiện
vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm với hành vi phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc
biệt nghiêm trọng, có thể:
a) Quyết định khởi vụ án hình sự (theo mẫu số 01-ĐTHS-KL).
Người quyết định khởi tố vụ án hình sự làm văn bản báo cáo chuyển hồ sơ vụ án
cho VKSND cùng cấp để kiểm sát việc khởi tố. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày ra
quyết định khởi tố, cơ quan kiểm lâm cú văn bản báo cáo, chuyển hồ sơ và vật chứng
cho Cơ quan điều tra cùng cấp để điều tra theo quy định, đồng thời cơ quan kiểm lâm
phải có văn bản báo cáo VKSND cùng cấp biết để kiểm sát việc điều tra của Cơ quan
điều tra (mẫu số 09A-ĐTHS-KL; 09B-ĐTHS-KL).
b) Đề nghị Cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

17


Trong trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tội phạm nguy hiểm, phức tạp,
trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày phát hiện hành vi phạm tội cơ quan kiểm lâm phải có
văn bản báo cáo, chuyển hồ sơ vụ việc và vật chứng cho Cơ quan điều tra cùng cấp để ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự và tổ chức các hoạt động điều tra theo quy định của
pháp luật (mẫu số 09A-ĐTHS-KL; 09B-ĐTHS-KL).

III. CHIẾN THUẬT ĐIỀU TRA HÌNH SỰ
1. Lấy lời khai người làm chứng
A. Khái quát chung về lấy lời khai người làm chứng
Người làm chứng là người trực tiếp tri giác những sự việc hiện tượng có liên
quan đến vụ án xảy ra hay biết những tình tiết của vụ án qua những người khác
hay qua những nguồn tài liệu khác;
- Lấy lời khai người làm chứng là một biện pháp điều tra được tiến hành nhằm thu
thập, mô tả và ghi chép theo trình tự tố tụng hình sự lời khai của người làm
chứng về những tình tiết của vụ án đang được điều tra và những tin tức tài liệu
khác mà người làm chứng biết có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra và phòng
ngừa tội phạm;
- Căn cứ vào đặc điểm của những tin tức tài liệu mà người làm chứng có thể cung
cấp cho công chức kiểm lâm được giao điều tra vụ án mà phân loại thành: (i)
nhóm những người làm chứng có thể cung cấp cho công chức kiểm lâm những
tin tức tài liệu về hành vi phạm tội của thủ phạm, thủ đoạn che giấu tội phạm và
những điều kiện hoàn cảnh cụ thể xảy ra những hành vi đó; (ii) nhóm người làm
chứng cung cấp những tin tức, tài liệu về đặc điểm, nguồn gốc của những vũ khí,
công cụ, phương tiện, đồ vật, tài sản có liên quan đến vụ án; (iii) nhóm người
làm chứng cung cấp những tài liệu về đặc điểm nhân thân của đương sự vi phạm
(hoặc bị can) và người bị hại;
- Nhiệm vụ chủ yếu của lấy lời khai người làm chứng là: (i) làm rõ đối tượng gây
án, hướng chạy trốn và nơi ẩn náu để có biện pháp truy bắt; làm rõ những vật
chứng còn lại của vụ án và nơi cất giấu để thu giữ; làm rõ những âm mưu và
hành động chuẩn bị gây án hay đang gây án để có biện pháp ngăn chặn; (ii) thu
thập, kiểm tra củng cố những chứng cứ của vụ án và thu thập những tin tức tài
liệu khác để xác định phương hướng của hoạt động điều tra;
- Cơ sở pháp luật của việc lấy lời khai người làm chứng: người làm chứng từ chối
hoặc trốn tránh việc khai báo mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách
nhiệm hình theo điều 308 của BLHS, khai báo gian dối thì phải chịu trách nhiệm


18


theo điều 307 của BLHS. Việc lấy lời khai người làm chứng được tiến hành tại
nơi tiến hành điều tra hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó. Nếu vụ án có
nhiều người làm chứng thì phải lấy lời khai riêng từng người và không để cho họ
tiếp xúc với nhau trong thời gian lấy lời khai. Trước khi lấy lời khai, công chức
kiểm lâm phải giải thích cho người làm chứng biết quyền và nghĩa vụ của họ.
Việc này phải được ghi vào biên bản. Trước khi hỏi về nội dung vụ án, công
chức kiểm lâm cần xác minh mối quan hệ giữa người làm chứng với bị can,
người bị hại và những tình tiết khác về nhân thân của người làm chứng. Công
chức kiểm lâm cần yêu cầu người làm chứng kể hoặc viết lại những gì mà họ
biết về vụ án, sau đó mới đặt câu hỏi. Không được đặt câu hỏi có tính chất gợi ý.
- Đặc điểm tâm lý khai báo của người làm chứng: (i) người làm chứng có mối
quan hệ với bị can thì thường có xu hướng khai báo giảm nhẹ, bớt xén những
tình tiết tăng nặng của bị can, thậm chí cố tình chứng minh cho sự ngoại phạm;
(ii) ngược lại người làm chứng có ác cảm với bị can hay có quan hệ với người bị
hại thì thường có xu hướng khai báo tăng nặng thêm, thổi phồng những hành vi
phạm tội của bị can để bị can này chịu mức phạt nặng hơn; (iii) ngoài ra thì mối
quan hệ giao tiếp của người làm chứng với người có lợi ích trong vụ án; trạng
thái tâm lý của người làm chứng trong quá trình khai báo và những quan điểm,
quan niệm sống của họ cũng tác động không nhỏ đến quá trình khai báo.
B. Chiến thuật lấy lời khai người làm chứng
• Bước 1: Chuẩn bị lấy lời khai người làm chứng
o Nghiên cứu hồ sơ vụ án, đặc điểm nhân thân của người làm chứng và
những tài liệu cần thiết khác cho việc lấy lời khai người làm chứng
o Lập kế hoạch lấy lời khai, gồm những nội dung cơ bản sau:
- Xác định những vấn đề cần phải làm rõ trong quá trình lấy lời khai: (i)
những tin tức, tài liệu phản ánh những tình tiết của vụ án mà người
làm chứng tri giác được, biết được, kể cả những nhận định đánh giá

của người làm chứng về những tình tiết đó; (ii) do đâu người làm
chứng biết được những tin tức tài liệu đó; (iii) những yếu tố khách
quan, chủ quan có liên quan đến quá trình tri giác của người làm
chứng đối với những tình tiết của vụ án; (iv) những tài liệu về đặc điểm
nhân thân của người làm chứng, mối quan hệ của người làm chứng đối
với bị can, đối tượng bị tình nghi, người bị hại;
- Những tài liệu chứng cứ cần thiết phải sử dụng trong quá trình lấy lời
khai: (i) những tài liệu chứng cứ để đối chiếu so sánh với lời khai của

19


người làm chứng; (ii) những tài liệu chứng cứ cần phải sử dụng để đấu
tranh với thái độ khai báo gian dối của người làm chứng; (iii) những
tài liệu dùng để gợi nhớ lại cho họ mối liên tưởng về những tình tiết
của vụ án trong trường hợp họ đã quên hoặc khai báo nhầm lẫn;
- Dự kiến những câu hỏi có thể và cần phải đưa ra trong quá trình lấy lời
khai;
- Chiến thuật hỏi để lấy lời khai: chiến thuật hỏi gợi nhớ; chiến thuật hỏi
thẳng, chiến thuật hỏi lòng vòng, chiến thuật hỏi đứt quãng, chiến
thuật hỏi bất ngờ vào điểm yếu;
- Dự kiến và cách xử lý những tình huống người làm chứng khai báo
nhầm lẫn, khai báo gian dối, từ chối khai báo;
- Lựa chọn thời gian, địa điểm lấy lời khai. Trong đó, thời gian tiến hành
lấy lời khai phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho người làm chứng
và tính toán đến trạng thái tâm lý của họ. Địa điểm tiến hành lấy lời
khai phải đảm bảo: (i) không để lộ bí mật nội dung lấy lời khai; (i) là
nơi yên tĩnh, trang nghiêm những người không có trách nhiệm không
được vào; (iii) địa điểm lấy lời khai không gây ra khó khăn, tốn kém
cho việc đi lại nghỉ ngơi của họ;

o Chuẩn bị những phương tiện kỹ thuật để lấy lời khai như: máy tính, máy
ghi âm, phương tiện giao thông, phòng lấy lời khai
o Triệu tập người làm chứng để lấy lời khai
• Bước 2: Tiến hành lấy lời khai
o Thiết lập sự tiết xúc tâm lý giữa công chức kiểm lâm và người làm chứng.
Để tạo tâm lý thuận lợi cho việc khai báo công chức kiểm lâm phải luôn
giữ được vai trò chủ đạo trong việc tiếp xúc tâm lý. Công chức kiểm lâm
phải có mặt đúng giờ tại địa điểm lấy lời khai. Khai gặp mặt phải có thái
đội lịch sự, cởi mở, nhã nhặn, tế nhị. Sau đó xem giấy tờ tùy thân để xác
định đúng người cần triệu tập. Gợi chuyện hỏi thăm về những vấn đề chưa
có liên quan đến vụ án. Giải thích vị trí tố tụng, quyền và nghĩa vụ của
người làm chứng. Đàm thoại nói chuyện với người làm chứng về mối quan
hệ của họ với bị can, đối tượng bị tình nghi và người bị hại. Lưu ý: trong
suốt quá trình tiếp xúc công chức kiểm lâm luôn cho thấy rằng lời khai
của họ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình điều tra và đang rất quan
tâm đến lời khai của họ.
o Đề nghị người làm chứng tự khai báo những gì mà họ đã biết về vụ án. Đây
là yêu cầu của pháp luật đồng thời là giai đoạn mà công chức kiểm lâm

20


không thể bỏ qua được. Để đảm bảo việc tự khai báo được thuận lợi và
đạt kết quả, công chức kiểm lâm cần lưu ý là (i) yêu cầu của mình đưa ra
phải dễ dàng, dễ hiểu; (ii) khi người làm chứng tự khai thì công chức kiểm
lâm cần chú ý lắng nghe không được tỏ thái độ thờ ơ hoặc nghi ngờ lời
khai của họ, không được ngắt lời hay thúc giục họ loại trừ trường hợp lời
khai của họ lang mang không có liên quan đến vụ án; (iii) trong trường
hợp người làm chứng viết bản tự khai thì công chức kiểm lâm cần chú ý
quan sát, theo dõi mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của người làm chứng;

o Công chức kiểm lâm đưa ra những câu hỏi để người làm chứng trả lời. Sau
khi người làm chứng kết thúc việc tự khai hay viết viết bản tự khai, công
chức kiểm lâm đưa ra những câu hỏi để kiểm tra lại và làm chính xác lời
khai của người làm chứng, làm rõ những tình tiết mới, thu thập những tài
liệu cụ thể để kiểm tra lời khai, giúp đỡ người làm chứng nhớ lại những
tình tiết mà họ quên. Những câu hỏi công chức kiểm lâm có thể đưa ra là
những câu hỏi gợi nhớ, những câu hỏi thu thập tin tức tài liệu mới, những
câu hỏi làm chính xác lời khai, những câu hỏi kiểm tra. Khi người làm
chứng trả lời những vấn đề có liên quan đến vụ án, cần ghi nhận thì công
chức kiểm lâm tiến hành lập biên bản để ghi lại lời khai đó;
o Thủ thuật lấy lời khai của người làm chứng trong tình huống khai báo sai sự
thật do nhầm lẫn hay quên.
(i) Đối với trường hợp người làm chứng nhầm lẫn thì công chức kiểm
lâm tìm hiểu nguyên nhân và lựa chọn một hoặc tổng hợp các cách
xử lý sau:
+ Đối chiếu so sánh lời khai người làm chứng với tài liệu
chứng cứ đã có hoặc tiến hành những biện pháp điều tra khác
để đối chiếu so sánh;
+ Sử dụng thủ thuật hỏi tuần tự bằng cách đưa ra những câu
hỏi nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa lời khai của người làm chứng;
+ Phân tích so sánh lời khai trước và lời khai sau của người
làm chứng về vấn đề đó;
(ii) Đối với trường hợp người làm chứng quên:
+ Sử dụng mối liên tưởng để lấy lời khai người làm chứng;
+ Sử dụng hệ thống tín hiệu ngôn ngữ bằng các câu hỏi trực
tiếp hoặc gián tiếp những vấn đề người làm chứng đã quên;
+ Cho người làm chứng quan sát những vật chứng, hình ảnh,
vật thể có liên quan hoặc không liên quan đến vụ án để gợi
nhớ;


21


+ Giữ môi trường yên lặng để hoạt động tư duy họ thực hiện
nhớ lại.
o Thủ thuật lấy lời khai người làm chứng khai báo gian dối. Công chức kiểm
lâm xử lý như sau:
(i) Giáo dục thuyết phục và tác động về xúc cảm. Đây là thủ thuật
được sử dụng có tính chất phổ biến thường được áp dụng đầu tiên
trong tình huống người làm chứng khai báo gian dối. Nội dung
giáo dục có thể là quyền và nghĩa vụ của công dân, hậu quả của
việc khai báo gian dối đối với chính mình cũng như đối với bị can,
đối với hoạt động điều tra và toàn xã hội. Công chức kiểm lâm có
thể thông qua người khác để thuyết phục người làm chứng trình
bày;
(ii) Nếu người làm chứng vẫn cố tình khai báo gian dối. Công chức sử
dụng các chiến thuật hỏi như: hỏi thẳng, hỏi vòng, hỏi bất ngờ vào
điểm yếu để làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai báo hoặc đưa
ra các chứng cứ chứng minh sự khai báo gian dối.
• Bước 3: Lập biên bản ghi lời khai.
Công chức kiểm lâm bắt buộc phải lập biên bản theo mẫu quy định tại
phụ lục quyết định số 227/KL-TTPC của Cục kiểm lâm. Trong biên bản ghi
rõ địa điểm, ngày, giờ, tháng, năm tiến hành tố tụng, thời gian bắt đầu và
thời gian kết thúc, nội dung của hoạt động tố tụng, những người tiến hành,
tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động tố tụng, những khiếu nại, yêu cầu
hoặc đề nghị của họ. Những điểm sửa chữa trong biên bản cũng phải được
xác nhận bằng chữ ký của họ. Công chức kiểm lâm lập biên bản phải đọc lại
biên bản cho người tham gia tố tụng nghe, giải thích cho họ biết quyền được
bổ sung và nhận xét về biên bản. Nhận xét đó được ghi vào biên bản. Người
tham gia tố tụng và công chức kiểm lâm cùng ký tên vào biên bản. Trong

trường hợp người tham gia tố tụng từ chối ký vào biên bản, thì việc đó phải
được ghi vào biên bản và nêu rõ lý do. Nếu người tham gia tố tụng vì nhược
điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc vì lý do khác mà không thể ký vào
biên bản thì phải ghi rõ lý do; công chức kiểm lâm và người chứng kiến
cùng xác nhận. Người không biết chữ thì điểm chỉ vào biên bản. Khi lấy lời
khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại
diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự.
• Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và sử dụng lời khai của người làm chứng

22


o Kiểm tra lời khai: (i) nghiên cứu nội dung lời khai phát hiện những mâu
thuẫn trong lời khai bằng cách đối chiếu với lời khai trước với lời khai sau
hoặc đối chiếu lời khai của người làm chứng này với người làm chứng khác;
(ii) nghiên cứu điều kiện hoàn cảnh khách quan và chủ quan có liên quan
đến quá trình tri giác của người làm chứng đối với tình tiết vụ án; (iii) Công
chức kiểm lâm đối chiếu lời khai với những tài liệu chứng cứ khác đã thu
thập được về vụ án;
o Đánh giá lời khai. Công chức kiểm lâm căn cứ vào: (i) hình thức biên bản
và thủ tục lấy lời khai có đúng pháp luật không; (ii) tính xác thực của lời
khai; (iii) Giá trị của lời khai đối với quá trình chứng minh vụ án;
o Sử dụng lời khai. Lời khai sau khi đã được kiểm tra xác minh thận trọng
được sử dụng để chứng minh sự thật vụ án và phòng ngừa, ngăn chặn tội
phạm.
2. Hỏi cung bị can
A. Khái quát chung về hỏi cung bị can:
• Hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra hình sự mà nội dung của nó là sự thu
thập mô tả theo trình tự tố tụng hình sự lời khai về nội dung vụ án, hành vi phạm
tội của bị can và đồng phạm

• Nhiệm vụ của hỏi cung bị can là: (i) phát hiện đồng bọn để kịp thời truy bắt, phát
hiện những vật chứng còn cất giấu để kịp thời thu giữ, phát hiện âm mưu và
hành động chuẩn bị gây án để kịp thời ngăn chặn; (ii) làm rõ nội dung vụ án, vai
trò, vị trí và mức độ phạm tội của từng bị can, thủ đoạn gây án và che giấu tội
phạm, động cơ và mục đích phạm tội để lập hồ sơ đề nghị truy tố; (iii) khai thác
mở rộng nhằm làm rõ quá trình hoạt động phạm tội của từng bị can, băng nhóm
và thu thập những tin tức, tài liệu về hoạt động của tội phạm khác mà bị can biết;
(iv) làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh phạm tội và những sơ hở
thiếu sót của ta trong công tác quản lý nhà nước, quản lý cán bộ; sơ hở trong
hoạt động điều tra để có biện pháp ngăn ngừa khắc phục;
• Đặc điểm tâm lý của bị can: (i) sợ bị hình phạt nặng; (ii) chán chường tự cho
rằng mình không còn tương lai nên thường có tâm lý thờ ơ không muốn khai
báo, không muốn tiếp xúc với cơ quan kiểm lâm; (iii) có nhu cầu tìm hiểu thông
tin về vụ án, tình hình khai báo của đồng bọn, phong cách làm việc và những
phẩm chất của công chức kiểm lâm; (iv) sợ mình là người khai báo đầu tiên
trong trường hợp đồng phạm ngược lại thích khai báo về đồng bọn hơn là tự khai

23


báo về mình; (v) ngoài ra, quan niệm sống, tình cảm về dòng họ, bộ tộc, bạn bè
cũng ảnh hưởng đến quá trình khai báo của bị can.
B. Chiến thuật hỏi cung bị can
• Bước 1: Chuẩn bị lấy lời khai người làm chứng
o Nghiên cứu hồ sơ vụ án, đặc điểm nhân thân của bị can và những tài liệu
cần thiết khác cho việc hỏi cung bị can;
o Lập kế hoạch hỏi cung bị can, gồm những nội dung cơ bản sau:
- Xác định những vấn đề một hoặc nhiều vấn đề sau cần phải làm rõ
trong quá trình hỏi cung bị can: (i) phát hiện đồng bọn để kịp thời truy
bắt, phát hiện những vật chứng còn cất giấu để kịp thời thu giữ, phát

hiện âm mưu và hành động chuẩn bị gây án để kịp thời ngăn chặn;
(ii) làm rõ nội dung vụ án, vai trò, vị trí và mức độ phạm tội của từng
bị can, thủ đoạn gây án và che giấu tội phạm, động cơ và mục đích
phạm tội để lập hồ sơ đề nghị truy tố; (iii) khai thác mở rộng nhằm
làm rõ quá trình hoạt động phạm tội của từng bị can, băng nhóm và
thu thập những tin tức, tài liệu về hoạt động của tội phạm khác mà bị
can biết; (iv) làm rõ nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh phạm tội
và những sơ hở thiếu sót của ta trong công tác quản lý nhà nước,
quản lý cán bộ; sơ hở trong hoạt động điều tra để có biện pháp ngăn
ngừa khắc phục;
- Những tài liệu chứng cứ cần thiết phải sử dụng trong quá trình hỏi
cung bị can: (i) những tài liệu chứng cứ để đối chiếu so sánh với lời
khai của bị can; (ii) những tài liệu chứng cứ cần phải sử dụng để đấu
tranh với thái độ khai báo gian dối của bị can; (iii) những tài liệu
dùng để gợi nhớ lại cho họ mối liên tưởng về những tình tiết của vụ
án trong trường hợp họ đã quên hoặc khai báo nhầm lẫn;
- Dự kiến những câu hỏi có thể và cần phải đưa ra trong quá trình hỏi
cung bị can;
- Chiến thuật hỏi cung bị can: chiến thuật hỏi gợi nhớ; chiến thuật hỏi
thẳng, chiến thuật hỏi lòng vòng, chiến thuật hỏi đứt quãng, chiến
thuật hỏi bất ngờ vào điểm yếu;
- Dự kiến và cách xử lý những tình huống bi can khai báo nhầm lẫn,
khai báo gian dối, từ chối khai báo;
- Lựa chọn thời gian, địa điểm lấy lời khai. Trong đó, thời gian tiến
hành hỏi cung bị can phải tính toán đến trạng thái tâm lý của họ. Địa

24


điểm tiến hành lấy lời khai phải đảm bảo: (i) không để lộ bí mật nội

dung hỏi cung;
o Chuẩn bị những phương tiện kỹ thuật để hỏi cung bị can: máy tính, máy
ghi âm, phương tiện giao thông, phòng hỏi cung;
o Triệu tập bị can để lấy lời khai;
• Bước 2: Tiến hành hỏi cung bị can
o Thiết lập sự tiết xúc tâm lý giữa công chức kiểm lâm và bị can. Để tạo tâm
lý thuận lợi cho việc khai báo công chức kiểm lâm phải luôn giữ được vai
trò chủ đạo trong việc tiếp xúc tâm lý. Khai gặp mặt phải có thái đội lịch
sự, cởi mở, nhã nhặn, tế nhị. Sau đó xem giấy tờ tùy thân để xác định đúng
người cần triệu tập. Gợi chuyện hỏi thăm về những vấn đề chưa có liên
quan đến vụ án. Giải thích vị trí tố tụng, quyền và nghĩa vụ của bị can.
Đàm thoại nói chuyện với bị can về mối quan hệ của họ với bị can khác,
đối tượng bị tình nghi và người bị hại. Lưu ý: trong suốt quá trình tiếp xúc
công chức kiểm lâm luôn cho thấy rằng lời việc khai báo thành khẩn sẽ là
cơ hội để nhận khoan hồng của pháp luật.
o Đề nghị bị can tự khai báo về hành vi phạm tội của mình và đồng bọn nếu
có. Đây là yêu cầu của pháp luật đồng thời là giai đoạn mà công chức
kiểm lâm không thể bỏ qua được. Để đảm bảo việc tự khai báo được thuận
lợi và đạt kết quả, công chức kiểm lâm cần lưu ý là (i) yêu cầu của mình
đưa ra phải dễ dàng, dễ hiểu; (ii) khi bị can tự khai thì công chức kiểm
lâm cần chú ý lắng nghe không được tỏ thái độ thờ ơ hoặc nghi ngờ lời
khai của họ, không được ngắt lời hay thúc giục họ loại trừ trường hợp lời
khai của họ lang mang không có liên quan đến vụ án; (iii) trong trường
hợp người làm chứng viết bản tự khai thì công chức kiểm lâm cần chú ý
quan sát, theo dõi mọi cử chỉ, hành vi, thái độ của người làm chứng;
o Công chức kiểm lâm đưa ra những câu hỏi để bị can trả lời. Sau khi người bị
can kết thúc việc tự khai hay viết bản tự khai, công chức kiểm lâm đưa ra
những câu hỏi để kiểm tra lại và làm chính xác lời khai, làm rõ những tình
tiết mới, thu thập những tài liệu cụ thể để kiểm tra lời khai. Những câu hỏi
công chức kiểm lâm có thể đưa ra là những câu hỏi gợi nhớ, những câu

hỏi thu thập tin tức tài liệu mới, những câu hỏi làm chính xác lời khai,
những câu hỏi kiểm tra;
o Thủ thuật lấy lời khai của người bị can trong tình huống khai báo sai sự thật
do nhầm lẫn hay quên.

25


×